Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Luận văn thạc sỹ - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***

BÙI THỊ NGỌC TÂN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI


HÀ NỘI, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***

BÙI THỊ NGỌC TÂN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO MINH PHÚC


HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
(i)
(ii)



Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai

(iii)

công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Bùi Thị Ngọc Tân


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
trong chương trình Cao học ngành Kinh tế Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Kinh
tế quốc dân, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở
để tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đào Minh Phúc đã tận tình hướng dẫn tôi trong
thời gian thực hiện luận văn. Những hướng dẫn và góp ý của thầy đã cho tôi rất
nhiều kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho
tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cũng như các
cán bộ nhân viên tại Hội sở Ngân hàng TMCP Quân đội đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin cho luận văn này.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý Thầy/Cô để luận văn được hoàn
thiện hơn.

Hà Nội, tháng 04 năm 2014.
Học viên

Bùi Thị Ngọc Tân


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...............................................................4
1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại......................4
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng............................................................................4
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng.............................................................................5
1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng..........................................................5
1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng.................................................................7
1.1.5. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng và nền
kinh tế................................................................................................................. 10
1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại..................................13
1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại...............13
1.2.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng...............................................................16
1.2.3. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng...................................................34
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại...........................................................................................................35

1.3.1. Nhân tố chủ quan......................................................................................35
1.3.2. Nhân tố khách quan..................................................................................36
1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở NHTM một số nước trên thế
giới và bài học kinh nghiệm................................................................................36
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở NHTM một số nước trên thế giới
............................................................................................................................ 36
1.4.2. Bài học kinh nghiệm.................................................................................39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG........................42
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội................................................42
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.............................................................42


2.1.2. Mô hình tổ chức........................................................................................44
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quân đội..........................45
2.2. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Quân đội............................................................................................................... 53
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội.......................53
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội
............................................................................................................................ 56
2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quân đội..................................................................................................71
2.3.1 Những kết quả đạt được.............................................................................71
2.3.2 Những hạn chế...........................................................................................74
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế.........................................................................77
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI...............................................................79
3.1. Định hướng của Ngân hàng quân đội về công tác quản trị rủi ro đến
năm 2020..............................................................................................................79
3.1.1. Định hướng chung về kinh doanh.............................................................79
3.1.2. Định hướng chung về quản trị rủi ro.........................................................79

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP
Quân đội............................................................................................................... 80
3.2.1. Xây dựng khung quản lý rủi ro và hoàn thiện chức năng của Phòng
quản trị rủi ro tín dụng........................................................................................80
3.2.2. Hoàn thiện việc xây dựng và áp dụng các mô hình đo lường rủi ro tín
dụng hiệu quả.....................................................................................................82
3.2.3. Xây dựng chính sách phát triển tín dụng theo ngành giúp quản lý rủi ro
hiệu quả..............................................................................................................84
3.2.5. Hoàn thiện quy trình tín dụng...................................................................84
3.3.6. Chuyên nghiệp hoá công tác cảnh báo rủi ro............................................89
3.2.7. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.....................................90
3.3. Kiến nghị.......................................................................................................91
3.3.1. Đối với chính phủ.....................................................................................91
3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước....................................................................92
KẾT LUẬN............................................................................................................96


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................98

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
MB

: Ngân hàng TMCP Quân đội

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM


: Ngân hàng thương mại

QTRR

: Quản trị rủi ro

RRTD

: Rủi ro tín dụng


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ nhận diện rủi ro tín dụng..............................................................19
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội.................................44
Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại MB....................................56
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính nổi bật của MB (2008 – 2013)........................45
Bảng 2.2: Nguồn vốn của MB (2008-2013)...........................................................48
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của MB (2008 -2013)..............................50
Bảng 2.4. Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại MB (2008-2013)................................53
Bảng 2.5: Mức độ trích lập dự phòng qua các năm từ 2008-2013..........................54
Bảng 2.6: Mức độ tổn thất tín dụng qua các năm...................................................55
Bảng 2.7: Thang xếp hạng tín dụng tại MB............................................................59
Bảng 2.8: Kết quả phân loại nợ dựa trên kết quả XHTD........................................62
Bảng 2.9: Kết quả trích lập và sử dụng dự phòng tại MB......................................71


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***

BÙI THỊ NGỌC TÂN


TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng

HÀ NỘI, 2014


i

LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động
tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các nhà băng. Đồng thời,
hoạt động này cũng luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền
kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và
không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp
của cán bộ ngân hàng chưa cao… Biểu hiện chủ yếu và dễ thấy nhất của tình
trạng này là nợ xấu. Để giải quyết vấn đề một cách triệt để, toàn diện cũng
như nhằm mạng lại hiệu quả lâu dài, tiến đến một môi trường tín dụng lành
mạnh, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, các NHTM cần phải chủ động kiểm
soát rủi ro tín dụng một cách toàn diện và có hệ thống.
Hiện tại, các NHTM đều đã và đang xây dựng một mô hình quản lý rủi ro
cho riêng mình, trong đó rủi ro tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu. Tuy
nhiên, các ngân hàng đều mới trong giai đoạn đầu xây dựng hệ thống quản lý
rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng, cùng với sự tư vấn của nhiều tổ
chức quốc tế giàu kinh nghiệm. Nằm trong số đó, Ngân hàng TMCP Quân đội
đang nỗ lực để tạo dựng cho mình một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, hướng
đến các chuẩn mực quốc tế của Basel II. Do vậy, để góp phần vào quá trình
xây dựng và phát triển mô hình quản trị rủi ro của ngân hàng, tôi chọn đề tài
“Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội” cho

luận văn thạc sỹ của mình.
Bài luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP
Quân đội
Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân
hàng TMCP Quân đội


ii

CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những biến cố gây ra tác động tiêu
cực đối với thu nhập hoặc vốn của tổ chức tín dụng do bên được cấp tín dụng
hoặc đối tác không thực hiện đúng điều khoản của hợp đồng hoặc không thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch: là rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi
ngân hàng ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng.
Rủi ro danh mục: là rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín dụng
trong danh mục tín dụng của ngân hàng, phát sinh do những hạn chế trong
quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng.
1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
Để đánh giá về rủi ro tín dụng, ta thường đi sâu xem xét và phân tích một
số chỉ tiêu chủ yếu sau:
* Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu:

* Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn:
* Các chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng:
+ Phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD:
+ Tỷ lệ xóa nợ:
* Chỉ tiêu dư nợ có tài sản bảo đảm
1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng : Việc các ngân hàng quá chú trọng
vào tăng trưởng tín dụng hay tập trung cho vay những ngành rủi ro cao, Quy
trình tín dụng thiếu chặt chẽ, Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của
cán bộ ngân hàng chưa cao chính là các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.


iii

b. Nguyên nhân từ phía khách hàng: Về phía khách hàng, việc gian lận,
sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ, Năng lực kinh doanh và
quản lý, tiềm lực tài chính yếu kém sẽ khiến họ giảm/mất khả năng trả nợ.
c. Nguyên nhân khách quan khác: Bên cạnh sự biến động liên tục và
khó dự đoán được của nền kinh tế thế giới, các nguyên nhân bất khả kháng
như thiên tai hoả hoạn cũng là các tác nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
1.1.5. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng và
nền kinh tế
Rủi ro tín dụng khiến Ngân hàng tốn thời gian, chi phí và nguồn lực khác
để quản lý các khoản nợ xấu; nếu xảy ra ngân hàng sẽ mất vốn, giảm tài sản
và có nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản.
Đối với khách hàng, rủi ro tín dụng cũng khiến họ tốn thêm chi phí để trả
các khoản lãi phạt do chậm trả gốc và nợ xấu làm giảm uy tín cũng như khả
năng huy động vốn trên thị trường.
1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại

Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình các ngân hàng áp dụng các nguyên
lý, phương pháp, các kinh nghiệm kinh doanh của mình để xác định rủi ro,
định lượng, sau đó lập kế hoạch và đề ra các biện pháp để quản lý rủi ro, thực
hiện các biện pháp đã đề ra và kiểm soát quá trình thực hiện đó.
2.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng là một quy trình gồm có : Nhận diện rủi ro tín
dụng, đo lường rủi ro tín dụng và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế, phòng
ngừa rủi ro tín dụng.
1.2.2.1.Nhận diện rủi ro tín dụng
Việc nhận diện rủi ro tín dụng được tiến hành theo một số phương pháp:
Phân tích báo cáo tài chính, phân tích lưu đồ, phân tích hợp dồng.


iv

1.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Về đo lường rủi ro tín dụng, có thể tiến hành theo phương pháp định tính
hoặc định lượng.
Phương pháp định tính : phân tích 6C
Phương pháp định lượng : Mô hình điểm số Z, mô hình xếp hạng tín
dụng nội bộ, các mô hình dựa trên khung VaR (CreditMetrics,
PortfolioManager)
1.2.2.3. Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và bù đắp tổn
thất
Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro :
-

Xác lập mục tiêu và xây dựng chính sách tín dụng giúp phòng ngừa

-


rủi ro
Quản lý các khoản vay có vấn đề
Trích lập và sử dụng dự phòng
Sử dụng các công cụ phái sinh

1.2.3. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng
Có 2 mô hình tổ chức công tác quản lý rủi ro tín dụng: mô hình tập trung
hoặc mô hình quản lý phân tán.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng của ngân
hàng thương mại
- Các nhân tố chủ quan : Chiến lược kinh doanh của ngân hàng ; Chất
lượng mô hình, công cụ quản lý rủi ro của ngân hàng ; Chất lượng nguồn
nhân lực
- Các nhân tố khách quan : Chính sách, chủ trương của chính phủ, ngân
hàng nhà nước; Sự ổn định của nền kinh tế, …
1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở NHTM một số nước trên
thế giới và bài học kinh nghiệm

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG


v

TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội
Ngân hàng TMCP Quân đội (gọi tắt là MB) được thành lập và khai
trương hoạt động từ ngày 04/11/1994. Số vốn điều lệ ban đầu của MB là 20 tỷ
đồng với định hướng hoạt động trong giai đoạn đầu là trung gian tài chính
phục vụ các doanh nghiệp quân đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiện

nhiệm vụ Quốc phòng.
Trải qua gần 20 năm hoạt động, MB đã mở rộng vốn điều lệ lên đến 11
nghìn tỷ đồng, tổng tài sản 230 nghìn tỷ đồng, mạng lưới có 182 chi nhánh và
điểm giao dịch, bên cạnh đó mở 2 chi nhánh ở Lào và Campuchia. Lợi nhuận
của MB; tốc độ tăng huy động vốn đạt khoảng 40% /năm, dư nợ tăng
17%/năm với đa dạng các loại hình cấp tín dụng.
2.2. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quân đội
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội
+ Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn : từ năm 2008 – 2013, nợ xấu và nợ quá hạn
đều có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của MB năm 2008 và
2013 ở mức cao nhất trong kỳ, khoảng 2%.
+ Về phân loại nợ và trích lập dự phòng
+ Về tổn thất tín dụng : Theo số liệu xử lý dự phòng và thu hồi nợ ngoại
bảng hàng năm, có thể thấy MB đã tăng cường sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
đồng thời tích cực thu hồi nợ nên tỷ lệ tổn thất tín dụng có chiều hướng giảm.
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quân đội
Mô hình tổ chức quản lý rủi ro : 3 cấp Hội đồng quản trị - Khối quản trị
rủi ro – các đơn vị kinh doanh. Trong đó khối Quản trị rủi ro là đơn vị tham
mưu cho Hội đồng quản trị về định hướng, tổ chức công tác quản trị rủi ro,
đồng thời là đầu mối triển khai các chính sách quản lý rủi ro do HĐQT tới các


vi

đơn vị có liên quan
a) Công tác đo lường và phân loại rủi ro
MB đang sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường và
phân loại rủi ro. Trong năm 2008 triển khai phần mềm XHTD, MB đã tiến

hành xếp hạng được khoảng 2.000 khách hàng. Luỹ kế đến cuối năm 2013, đã
có 25.000 khách hàng được XHTD.
b) Công tác kiểm soát và phòng ngừa rủi ro
*) Xây dựng chính sách tín dụng giúp ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro
Các chính sách tín dụng của MB được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt
động tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng, tình hình
kinh tế vĩ mô/ngành, đảm bảo được hiệu quả của hoạt động tín dụng đồng
thời kiểm soát được rủi ro tín dụng.
*) Tuân thủ quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng của MB hiện nay trải qua 6 bước cơ bản với sự tham gia
chủ yếu của 3 bộ phận: Bộ phận quan hệ khách hàng (BPQHKH), Bộ phận hỗ trợ
quan hệ khách hàng (BPHTQHKH) và Bộ phận thẩm định (BPTĐ).
*) Tuân thủ các giới hạn tín dụng
MB đã ban hành văn bản về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng
nhằm hướng dẫn thực hiện các quy định về giới hạn tín dụng của NHNN.
*) Xây dựng và vận hành hệ thống thẩm quyền phán quyết
MB đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện thẩm
quyền phán quyết, văn bản bản sau quy định rõ ràng và toàn diện, chặt chẽ
hơn văn bản ban hành trước.
*) Giám sát sau vay, quản lý nợ có vấn đề
Công tác giám sát sau khi cho vay được thực hiện trực tiếp bởi các cán
bộ tín dụng, sau đó thông tin được tổng hợp tới BP giám sát tín dụng tại Khối
QTRR để có sự rà soát đánh giá đối với toàn danh mục.
*) Thực hiện các cảnh báo rủi ro


vii

Là các cảnh báo từ các sự kiện rủi ro đã xảy ra trong thực tế với chính
MB hoặc các ngân hàng, tổ chức kinh tế khác.

c) Công tác tài trợ rủi ro
*) Thu hồi nợ xấu
Biện pháp được MB sử dụng trong công tác thu hồi nợ xấu:
- Quản lý chặt dòng tiền của khách hàng
- Xử lý TSĐB: MB thường thực hiện thông qua công ty quản lý nợ và
khai thác tài sản AMC – là công ty con của MB. Doanh số thu hồi nợ xấu của
MB tăng lên hàng năm, riêng năm 2012 đạt trên 1000 tỷ đồng.
*) Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
*) Mua bán nợ
Thực tế bắt đầu từ cuối năm 2013 MB mới thực hiện bán nợ cho DATC
và VAMC, nhưng số lượng chưa nhiều và quy mô còn khiêm tốn
2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Quân đội
2.3.1 Những kết quả đạt được
Công tác quản lý rủi ro bắt đầu được tổ chức bài bản
Thiết lập được chính sách tín dụng hiệu quả, linh hoạt, nhờ đó xây dựng
được cơ cấu tín dụng phù hợp và kiểm soát được rủi ro ở mức độ nhất định.
Xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hỗ trợ đắc lực cho
công tác quản lý rủi ro
Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn luôn ở mức kiểm soát được trong khi doanh
số cho vay và dư nợ cho vay có sự tăng trưởng khá cao
MB ngày càng tăng cường việc ban hành các văn bản và các hướng dẫn
chi tiết để chuẩn tắc hóa quá trình quản lý rủi ro tín dụng
2.3.2 Những hạn chế
+ Chưa thực hiện được một số nội dung trong quản lý tín dụng: nhận
diện rủi ro, cơ chế kiểm soát các giới hạn an toàn
+ Chính sách tín dụng còn chưa toàn diện


viii


+ Công tác kiểm soát và quản lý khoản vay còn thiếu chuyên nghiệp và
đồng bộ
+ Chưa triệt để quản lý rủi ro trong công tác thẩm định và phân tích tín
dụng
+ Công tác quản lý thu hồi nợ còn chưa được quy hoạch
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Chưa có khung quản lý rủi ro tín dụng. Các nội dung quản lý rủi ro tín
dụng còn được tiến hành rời rạc, nhiều nội dung quản lý còn bỏ ngỏ.
- Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng còn đơn giản và sơ khai.
- Chưa thực hiện công tác đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý
rủi ro để có kế hoạch cải tiến.
- Đội ngũ nhân sự còn ít và chưa thực sự chuyên nghiệp

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
3.1. Định hướng của Ngân hàng quân đội về công tác quản trị rủi ro
đến năm 2020
*) Mục tiêu chiến lược kinh doanh
- Đứng trong top 3 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
- Đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng
bình quân ngành ngân hàng là mục tiêu chiến lược thứ 2 của MB trong giai
đoạn 2015-2020.
*) Phương châm tăng trưởng của MB là: Nhanh – Khác biệt - Bền vững Hiệu quả
*) Về Quản trị rủi ro: MB định hướng phát triển công tác quản trị rủi
theo các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là hiệp ước Basel II.


ix


3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP Quân đội
- Xây dựng khung quản lý rủi ro và hoàn thiện chức năng của Phòng
quản trị rủi ro tín dụng
- Hoàn thiện việc xây dựng và áp dụng các mô hình đo lường rủi ro tín
dụng hiệu quả
- Xây dựng chính sách phát triển tín dụng theo ngành giúp quản lý rủi ro
hiệu quả
- Hoàn thiện quy trình tín dụng: Nâng cao chất lượng của công tác thẩm
định, kiểm soát và quản lý khoản vay, Xây dựng quy trình quản lý và thu hồi
nợ xấu
- Chuyên nghiệp hoá công tác cảnh báo rủi ro
- Nâng cao năng lực cán bộ quản lý rủi ro tín dụng
3.3. Kiến nghị
* Đối với chính phủ
- Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
- Hoàn thiện môi trường pháp lý
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng về hệ thống thông tin kinh tế
- Giảm bớt các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề khởi kiện
* Đối với Ngân hàng nhà nước
- Chính sách tiền tệ
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát
- Hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động mua bán nợ xấu của
VAMC và ngân hàng thương mại
- Hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ các ngân hàng trong việc thực hiện thông
tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng
- Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC):


x


KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, kiểm soát
được rủi ro tín dụng, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững đang trở
thành mục tiêu hàng đầu đối với Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng và
toàn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Để đạt được
mục tiêu đó, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro tín dụng, tập
trung triển khai tất cả các giải pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu
tối đa rủi ro tín dụng phát sinh.
Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro
tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó
phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội, chỉ rõ
một số mặt hạn chế cần khắc phục. Căn cứ vào đó, tác giả đưa ra ra một số
giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Quân đội.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***

BÙI THỊ NGỌC TÂN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO MINH PHÚC


ii


HÀ NỘI, 2014


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín
dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các nhà băng. Đồng thời, hoạt
động này cũng luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế
mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ,
trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân
hàng chưa cao… Biểu hiện chủ yếu và dễ thấy nhất của tình trạng này là nợ xấu.
Năm vừa qua, nợ xấu đã trở thành một điểm nóng trong nền kinh tế, kìm
hãm tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, theo đó không chỉ làm giảm lợi
nhuận của các nhà băng mà còn hạn chế vốn đối với các doanh nghiệp. Trước
tình hình này, các ngân hàng đều đã và đang nỗ lực thu hồi nợ xấu, VAMC cũng
vừa đi vào hoạt động và đang xúc tiến mua nợ xấu của các ngân hàng, tất cả
nhằm giúp các ngân hàng thương mại giảm gánh nặng nợ xấu, có điều kiện tập
trung hơn vào kinh doanh.Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tình thế, áp
dụng khi nợ xấu đã phát sinh. Để giải quyết vấn đề một cách triệt để, toàn diện
cũng như nhằm mạng lại hiệu quả lâu dài, tiến đến một môi trường tín dụng lành
mạnh, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, các NHTM cần phải chủ động kiểm
soát rủi ro tín dụng một cách toàn diện và có hệ thống.
Hiện tại, các NHTM đều đã và đang xây dựng một mô hình quản lý rủi ro
cho riêng mình, trong đó rủi ro tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên,
các ngân hàng đều mới trong giai đoạn đầu xây dựng hệ thống quản lý rủi ro nói
chung và rủi ro tín dụng nói riêng, cùng với sự tư vấn của nhiều tổ chức quốc tế
giàu kinh nghiệm. Nằm trong số đó, Ngân hàng TMCP Quân đội đang nỗ lực để

tạo dựng cho mình một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, hướng đến các chuẩn
mực quốc tế của Basel II. Do vậy, để góp phần vào quá trình xây dựng và phát
triển mô hình quản trị rủi ro của ngân hàng, tôi chọn đề tài “Tăng cường quản lý
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội” cho luận văn thạc sỹ của mình.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài luận văn nhằm tới 2 mục tiêu sau đây:
2.1. Hệ thống cơ sở lý thuyết về quản lý rủi ro tín dụng nhằm tạo tiền đề
cho việc đánh giá và đề xuất đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân
hàng quân đội: nội dung quản lý rủi ro tín dụng (trong đó tập trung vào tìm hiểu
các mô hình đo lường rủi ro tín dụng), các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý rủi
ro tín dụng
2.2. Trên cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng, phân tích đánh giá
thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, từ đó đề xuất các
biện pháp tăng cường công tác này nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của
ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại
3.2. Phạm vi nghiên cứu: công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Quân đội từ năm 2008-2013
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Cơ sở lý thuyết
Bài luận văn thực hiện phân tích và đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Quân đội dựa trên cơ sở:
- Lý thuyết chung về rủi ro tín dụng
- Các nội dung của công tác quản lý rủi ro tín dụng

b. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
Luận văn dự kiến sử dụng các dữ liệu sau
- Lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
- Thông tin về Ngân hàng Quân đội
- Số liệu về hoạt động cho vay của ngân hàng
Các thông tin dữ liệu trên được thu thập bằng phương pháp thu thập thứ cấp.


×