Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn giải quyết tại các tòa án trên địa bàn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI TỪ THỰC TIẾN GIẢI QUYẾT TẠI
CÁC TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
NGUYỄN NGỌC CHUNG
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 06.38.01.07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. NGUYỄN THÁI MAI
HÀ NỘI - 2017

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết luận nêu trong Luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Chung


ii


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Viện Đại học Mở Hà Nội và của Tiến sĩ Nguyễn Thái
Mai, tôi đã thực hiện đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai
từ thực tiễn giải quyết tại các Tòa án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”để nghiên cứu và
làm Luận văn Thạc sĩ luật học của mình.
Để hoàn thành công trình này, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên
hướng dẫn trực tiếp:Ts Nguyễn Thái Mai đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi, kể từ
khi hình thành ý tưởng đến khi hoàn thiện. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy cô
trong trường Viện Đại học Mở Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô Khoa Sau đại học đã
luôn có những nhắc nhở kịp thời để tôi có thể hoàn thiện luận văn đúng thời hạn,
cảm ơn Nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Tuy nhiên, lần đầu tiên tôi thực hiện nghiên cứu một đề tài có tính chuyên sâu, việc
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót mà
bản thân còn chưa nhận thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô và
các bạn để Luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Chung

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................. 2
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .......................................... 4
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 4
3.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 4
3.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
5. Kết quả nghiên cứu mới và giá trị ứng dụng của đề tài .................................... 5
Chương 1 ............................................................................................................ 7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI .................................................................... 7
1.1. Khái quát về tranh chấp đất đai .................................................................... 7
1.1.1.

Khái niệm tranh chấp đất đai ............................................................... 7

1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp đất đai............................................................... 9
1.1.3. Các dạng tranh chấp đất đai ................................................................... 11
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai ................................................ 14
1.2. Giải quyết tranh chấp đất đai ..................................................................... 16
1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai .................................................. 16
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai ............................ 17
1.2.3. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai ........................................ 18
1.2.4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai ................................................ 19
1.2.5. Các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai ............................................ 20
1.3. Khái lược về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về giải quyết
tranh chấp đất đai .............................................................................................. 23
1.3.1. Giai đoạn trước khi có Luật Đất Đai năm 1987...................................... 23
1.3.2. Giai đoạn từ 1987 đến trước khi có Luật Đất đai năm 1993 ra đời ......... 24
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1993 đến trước khi có luật đất đai 2003 ra đời ........... 25


iv


1.3.4. Giai đoạn từ năm 2003 đến trước khi có luật đất đai 2013 ra đời ........... 26
1.3.4. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay............................................................... 27
1.4. Giải quyết tranh chấp đất đai tại một số quốc gia trên thế giới .................... 28
1.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc .................................................................... 29
1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan ...................................................................... 30
1.4.3. Kinh nghiệm của Singapore .................................................................... 31
1.4.4. Kinh nghiệm của Malaysia ...................................................................... 32
1.5. Kết luận Chương 1 ................................................................................... 35
Chương 2 .......................................................................................................... 36
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ...................... 36
2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp đất đai ………...36
2.1.1. Pháp luật về nội dung quy định về giải quyết tranh chấp đất đai ........ 36
2.1.2. Pháp luật về thủ tục tố tụng quy định về giải quyết tranh chấp đất đai
bằng con đường Tòa án ..................................................................................... 41
2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang ......................................................................................................... 45
2.2.1. Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang (số liệu từ năm 2012 đến năm 2016 và 03 tháng đầu năm 2017)45
2.2.2. Đánh giá chung về thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án
nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .............................................................. 58
2.2.3. Nguyên nhân của các hạn chế về thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai
tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ............................................................. 64
2.3. Kết luận Chương 2 ..................................................................................... 67
Chương 3 .......................................................................................................... 69
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA
ÁN .................................................................................................................... 69
3.1. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc giải quyết tranh chấp đất đai tại

v


tỉnh Bắc Giang .................................................................................................. 69
3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại

Tòa

án ...................................................................................................................... 70
3.2.1. Đường lối chung của Đảng và Nhà nước ................................................ 70
3.2.2. Chủ trương của ngành Tòa án ................................................................. 72
3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Luật đất đai năm 2013 về giải quyết
tranh chấp đất đai .............................................................................................. 76
3.4. Kiến nghị hoàn thiện văn bản dưới luật quy định về giải quyết tranh chấp
đất đai ............................................................................................................... 80
3.5. Kiến nghị hoàn thiện một số quy định pháp luật liên quan khác ................. 81
3.5.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự trong việc giải quyết
các tranh chấp đất đai ...................................................................................... 81
3.5.2.

Hoàn

thiện

quy


định

của

pháp

luật

về

hướngdẫnthihànhphápluậttronggiảiquyếtcáctranhchấpđấtđai ............................. 82
3.6. Kết luận Chương 3 ..................................................................................... 88
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 89

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số vụ án liên quan đến tranh chấp về đất đai thụ lý và giải quyết trên
địa bàn TAND tỉnh Bắc Giang từ năm 2012 đến 03 tháng đầu năm 2017 ......... 45

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TCĐĐ

: Tranh chấp đất đai

GQTCĐĐ


: Giải quyết tranh chấp đất đai

TAND

: Tòa án nhân dân

UBND

: Ủy ban nhân dân

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

BLDS

: Bộ luật dân sự

BLTTDS

: Bộ luật tố tụng dân sự

viii



MỞ ĐẦU
1. Tínhcấpthiếtcủađềtài
Đất đai là một tư liệu sản xuất cực kì quan trọng đối với đời sống con người
và là nền tảng cho toàn bộ quá trình sản xuất vật chất. Từ khi con người xuất hiện
trên trái đất đến nay, dựa vào đất đai, con người có thể sinh hoạt, sản xuất ra của cải
vật chất để cải biến tự nhiên và xã hội và dần dần con người xem nó như một loại
hàng hóa đặc biệt để đem ra trao đổi mua bán trên thị trường. Khi lực lượng sản
xuất ngày càng phát triển, những nhu cầu về đất đai như: sinh hoạt, sản xuất ra của
cải vật chất cũng như trao đổi mua bán ngày càng tăng cao. Chính vì thế, trải qua
một thời gian rất dài, đất đai không những có giá trị sử dụng mà còn có giá trị
thương mại.
Đất đai là loại tài sản, hàng hóa đặc biệt lại có giá trị lớn đủ sức chi phối mọi
mặt của đời sống xã hội nên việc quy định các chế định về đất đai không thể tránh
khỏi sự chồng chéo giữa các luật nội dung ở nước ta. Vì đất đai được xem như một
tài sản (bất động sản) nên sẽ được quy định bởi Bộ luật Dân sự (BLDS). Bên cạnh
đó, đất đai có thể đem ra mua bán, kinh doanh, chuyển nhượng nên cũng được điều
chỉnh bởi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản,... Từ đó, khi xảy ra tranh
chấp về đất đai thì Tòa án lúng túng trong việc áp dụng pháp luật trong những tình
huống tranh chấp cụ thể.
Hiện nay, vấn đề tranh chấp đất đai (TCĐĐ) diễn ra rất phổ biến và phức tạp
kéo theo nhiều hậu quả như: sản xuất trì trệ, đình đốn, tốn chi phí, thời gian để theo
đuổi một vụ tranh chấp. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến mất ổn định trong địa
phương cũng như làm giảm lòng tin của người dân vào chính sách đất đai của Nhà
nước. Chính vì thế, vấn đề TCĐĐ đòi hỏi các cơ quan chức năng có thẩm quyền
giải quyết một cách nhanh chóng, triệt để và đúng pháp luật nhằm hạn chế đến mức
thấp nhất những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Do đó, việc nghiên cứu giải quyết tranh
chấp đất đai (GQTCĐĐ) là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Ở nước ta hiện nay đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Điều này đã được khẳng định rất rõ trong Hiến


1


pháp năm 2013. Thêm vào đó, những quy định chi tiết về đất đai cũng được thể hiện
trong BLDS năm 2015, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành
đã góp phần tích cực vào việc giải quyết những hạn chế trong việc bảo đảm thực
hiện quyền của người sử dụng đất, vấn đề quản lý đất đai từ phía cơ quan chức năng
cũng như những vấn đề pháp lý liên quan. Tuy nhiên, thời gian qua vẫn có nhiều
văn bản quy phạm pháp luật có sự mâu thuẫn, chồng chéo và rất khó áp dụng vào
thực tiễn lại chậm sửa đổi gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật để GQTCĐĐ
tại Tòa án.Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài:"Hoàn thiện pháp luật về
giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn giải quyết tại các Tòa án trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang" nhằm làm sáng tỏ hơn về quy trình GQTCĐĐ tại Tòa án, khảo sát
thực trạng áp dụng pháp luật để GQTCĐĐ ở một địa phương cụ thể là tỉnh Bắc
Giang và từ đó đề ra kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai.
2. Tìnhhìnhnghiêncứuđềtài
Trong bối cảnh TCĐĐ ngày càng phức tạp, khó xử lý, tồn đọng, kéo dài,
việc giải quyết tranh chấp còn nhiều bất cập, thiếu thống nhất thì TCĐĐ và giải
quyết TCĐĐ có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, phạm vi khác
nhau. Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết liên quan đến đề
tài này dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau và
dẫn đến quan điểm khác nhau, kết quả nghiên cứu khác nhau tùy thuộc vào mục
đích nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề. Liên quan đến đề tại luận văn, có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu khoa học khác như:
- “Tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết của Tòa án” Luận văn thạc sỹ
luật học của tác giả Châu Huế (2003), Khoa luật, đại học quốc gia Hà Nội;
- “Giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2003”, Luận văn thạc sỹ
luật học của Phạm Thị Hương Lan (2009), Viện Nhà nước và pháp luật;
- “Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án tại Việt Nam”, Luận
văn thạc sỹ luật học của Lý Thị Ngọc Hiệp (2006), Trường Đại học Luật thành phố

Hồ Chí Minh;

2


-

“Cơsởlýluậnvàthựctiễnnhằmnângcaohiệuquảgiảiquyếtcáctranhchấp

về

quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân”; Luận án tiến sỹ luật học của Mai Thị Tú
Oanh (năm 2013);
- Báo cáo tham luận “Tranh chấp đất đai và khiếu kiện kéo dài: Những nguyên
nhân



tính

lịch

sử”

của

TS.

Nguyễn


QuangTuyếntạihộithảo“Tìnhtrạngtranhchấpvàkhiếukiệnđấtđaikéodài:Thực trạng và
giải pháp” ngày 08 – 09 tháng 10 năm 2008 tại Buôn Mê Thuật – Đắc Lắc;
- Bàiviết“GiảiquyếttranhchấpđấtđaibằngTòa ánquathựctiễntạimộtđịaphương”
củaMaiThịTúOanhđăngtrêntạpchíNhànướcvàphápluậtsố08/2009;...
Các công trình này chủ yếu nghiên cứu các quy định của Luật đất đai 2003, Bộ
luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004, BLDSnăm 2005, các luật có liên quan
khác về giải quyết TCĐĐ nói chung và giải quyết bằng con đường Tòa án nói riêng
để thấy được những điểm phù hợp và những điểm chưa phù hợp để từ đó có những
đề xuất để hoàn thiện những quy định của pháp luật về giải quyết TCĐĐ. Đồng
thời, cũng đánh giá chất lượng và hiệu quả giải quyết TCĐĐ bằng Tòa án để từ đó
đề ra các biện pháp, cơ chế bảo đảm cho việc thực thi các quy định của pháp luật và
nâng cao hiệu quả giải quyết các TCĐĐ. Nhìn chung những công trình nghiên cứu
về TCĐĐ và giải quyết TCĐĐ đã làm giàu thêm kiến thức lý luận và thực tiễn về
vấn đề TCĐĐ và giải quyết TCĐĐ. Các công trình nghiên cứu, bài viết nêu trên
được tiếp cận, nghiên cứu, nhận định và đánh giá dưới nhiều khía cạnh và ở những
mức độ khác nhau về những nội dung có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến pháp
luật về TCĐĐ và GQTCĐĐ.
Tuy nhiên, vấn đề pháp luật về giải quyết TCĐĐ bằng Tòa án chưa được
nghiên cứu một cách tổng thể dưới góc độ nhìn từ thực tiễn qua công tác giải quyết
TCĐĐ của ngành Tòa án tỉnh Bắc Giang. Vì vậy đề tài: “Hoàn thiện pháp luật qiải
quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn giải quyết tại các Tòa ántrên địa bàn tỉnh Bắc
Giang” trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành công của các công trình nghiên
cứu trước đó để nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn các quy

3


định của pháp luật về TCĐĐ và giải quyết TCĐĐ nhằm đưa ra những giải pháp
hiệu quả về của công tác giải quyết tranh chấp bằng Tòa án nói chung và trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang nóiriêng.

3. Mụcđích, đốitượngvàphạmvinghiêncứuđềtài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về
TCĐĐvà thực tiễn của việc áp dụng pháp luậttrong việc GQTCĐĐtại Tòa án nhân
dân (TAND) tại địa bàn tỉnh Bắc Giang qua đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện
pháp luật GQTCĐĐtại TANDnói chung và TANDcác cấp tại tỉnhBắc Giang nói
riêng.
Từ những mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
+ Làm rõ những vấn đề về lý luận về TCĐĐ và GQTCĐĐtại TAND.
+ Thực trạng phápluật và thực tiễnáp dụng pháp luật trong GQTCĐĐ tại Tòa
án nhân dân (TAND) Bắc Gianghiệnnay.
+ Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về áp dụng
pháp luật trong GQTCĐĐtại TAND.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
+Các quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai năm 2013.
+ Các quy định của BLDS năm 2015, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và
các văn bản pháp luật khác có liên quan quy định về GQTCĐĐ.
+ Các quy định của BLTTDS năm 2015 về thẩm quyền của TAND trong
việc GQTCĐĐ.
+ Thực tiễn áp dụng pháp luật và kết quả GQTCĐĐ trong công tác xét xử
của TAND.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

4


Nghiên cứu các quy định của pháp luật trongGQTCĐĐtạiTANDlà một vấn đề
lớn, có nhiều nội dung khác nhau. Tuynhiên, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ

luật học việc nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc nghiên cứucác quy định pháp luật
hiện hànhtrong việc giải quyết các TCĐĐ theo quy định của Luật đất đai,
BLTTDS, BLDS và số văn bản pháp luật có liên quan như Luật Hôn nhân và gia
đình...Đối với thực tiễn áp dụng, luận văn tổng hợp và đánh giá số liệu xét xử
trong phạm viTAND tỉnh Bắc Giang từ năm 2011đến năm 2016.
4. Phươngphápnghiêncứu
Để đạt được những mục đích đã đặt ra trên cơ sở lý luận luận văn được triển
khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Quá trình nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
như: phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, phương pháp tổng hợp... Ngoài ra luận
văn còn sử dụng phương pháp thống kê thông qua việc sử dụng trung thực các số
liệu của các TAND tại tỉnh Bắc Giang.
5. Kếtquảnghiêncứumới vàgiátrịứngdụngcủađềtài
Luận văn phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nguyên tắc và các hình
thứcgiải quyết TCĐĐ của các TAND trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng tại
TAND nói chung.
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng GQTCĐĐ của các TAND trên địa bàn tỉnhBắc
Giang. Qua đó, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc
GQTCĐĐ tại tỉnh Bắc Giang và rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao
hiệu quả GQTCĐĐ tại Tòa án.
Bên canh đó, luận văn đã đề xuất giải pháp phù hợp thực tiễn hiện nay nhằm
hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng GQTCĐĐ của các TANDtrên địa bàn
tỉnh Bắc Giangnói riêng và TAND các cấp nói chung trong việc GQTCĐĐ.
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và phát triển lý luận phục vụ

5



yêu cầu thực tiễn của việc không ngừng nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong
hoạt động xét xử nói chung và trong việc giải quyết các TCĐĐ tại TANDnói riêng
trong công cuộc cải cách tưpháp hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm
tưliệu tham khảophục vụ cho công tác nghiên cứu giảng dạy khoa học pháp lý nói
chung và đào tạo chức danh tưpháp nói riêng. Nội dung của luận văn cũng có thể góp
phần xây dựng kỹ năng nghề nghiệp của người thẩm phán, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ,
đặc biệt là đối với các thẩm phán dân sự giải quyết các vụ án TCĐĐ.
6. Kếtcấucủaluậnvăn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
03 chương như sau:
Chương 1:Một số vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh
chấp đất đai.
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đaitại
các Tòa án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Chương 3. Bài học kinh nghiệm và giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao
hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đaitại Tòa án.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1.1. Khái quát vềtranhchấpđấtđai
1.1.1. Kháiniệmtranhchấpđấtđai
Muốn tiếp cận khái niệm “tranh chấp đất đai”, trước tiên chúng ta cần phải
làm rõ khái niệm “tranh chấp”, “đất đai” từ đó đi đến làm rõ khái niệm “tranh
chấp đất đai”. Đây là một khái niệm rất quan trọng cần phải làm rõ trong luận văn
trước khi tìm hiểu các khái niệm khác có liên quan.
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng thì tranh chấp có nghĩa là "tranh giành

nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào" [39, tr.989]. Cũng theo Từ
điển tiếng Việt thì khái niệm “đất đai” được hiểu khái quát là "đất để trồng trọt, sử
dụng" [39, tr.76]. Từ đó, khái niệm “tranh chấp đất đai” theo Từ điển tiếng Việt là
hành vi tranh giành nhau một cách giằng co đất để trồng trọt, sử dụng mà không rõ
thuộc về bên nào. Tuy nhiên, tác giả không đồng ý cách định nghĩa này bởi vì theo
ý kiến của tác giả, Từ điển tiếng Việt chỉ dừng lại ở việc định nghĩa “tranh chấp đất
đai” theo nghĩa rất hẹp. Cụ thể, Từ điển tiếng Việt chỉ nhắc đến TCĐĐ như một
hành vi tranh giành nhau một cách quyết liệt “đất để trồng trọt, sử dụng” mà không
rõ thuộc về bên nào mà không nhắc đến những tài sản khác gắn liền với đất như nhà
cửa, công trình, cây cối cũng như những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ những tài sản
gắn liền với đất. Điều này làm thu hẹp phạm vi TCĐĐ và chưa phản ánh đúng với
tinh thần của những quy định của pháp luật về đất đai hiện hành. Cụ thể, cách định
nghĩa của Từ điển tiếng Việt sẽ không còn hợp lý trong trường hợp các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai tranh chấp về nhà ở và những công trình
khác gắn liền với đất. Mặt khác, cách định nghĩa ấy rất chung chung khi không xác
định rõ vấn đề nào của đất đai cần tranh chấp (tranh chấp về quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng hay quyền định đoạt đối với đất đai). Trong khi đó, các quy định của
pháp luật về đất đai muốn áp dụng được trên thực tế thì phải quy định hết sức rõ
ràng và chi tiết. Đây là điểm hạn chế của Từ điển tiếng Việt khi định nghĩa về khái
niệm “tranh chấp đất đai”.

7


Cũng định nghĩa về khái niệm “tranh chấp đất đai", có ý kiến cho rằng
TCĐĐ ở nước ta theo quy định của pháp luật chỉ có thể hiểu là tranh chấp quyền sử
dụng đất. Ý kiến này làm sáng tỏ đối tượng của TCĐĐ chính là quyền sử dụng đất.
So với cách định nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì ý kiến này đã chỉ đích danh đối
tượng trong TCĐĐ chính là tranh chấp về quyền sử dụng đất. Cũng theo quan điểm
này thì quyền sử dụng đất là một khái niệm có nội hàm rất rộng, bao gồm tổng thể

không thể tách rời các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của
pháp luật đất đai. Quan điểm này khẳng định khái niệm “tranh chấp đất đai” là
tranh chấp về tổng thể không tách rời các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
theo quy định của pháp luật về đất đai. Cách định nghĩa bó hẹp đối tượng trong
TCĐĐ này không những làm rõ hơn đối tượng tranh chấp mà còn giúp cho việc áp
dụng pháp luật một cách chính xác và thống nhất hơn.
Cũng định nghĩa về khái niệm “tranh chấp đất đai”, tác giả đồng ý với cách
hiểu TCĐĐ là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa
vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Cách định nghĩa
khái niệm này càng được khẳng định rõ hơn khi pháp luật về đất đai cũng quy định
với ý nghĩa tương đương. Cụ thể:
Theo Từ điển Giải thích Thuật ngữ Luật học: “Tranh chấp đất đai: Tranh
chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và
nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai”[38, tr.764].
Theo Luật đất đai năm 2003: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”
(khoản 26 Điều 4).
Theo Sổ tay Thuật ngữ Pháp lý thông dụng: “Tranh chấp đất đai: Tranh
chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và
nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đấtđai”[24, tr.69].
Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì: “Tranh chấp
đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều
bên trong quan hệ đất đai”. Theo cách định nghĩa này thì khái niệm “tranh chấp đất
đai” không hiểu theo nghĩa là tranh giành nhau đất để trồng trọt, sử dụng khi không

8


rõ thuộc về bên nào mà là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ pháp luật đất đai.

Quan hệ pháp luật đất đai được hiểu là tổng thể các quan hệ xã hội được quy
phạm pháp luật đất đai điều chỉnh. Hay nói cách khác, luật đất đai điều chỉnh tất cả
các quan hệ xã hội thuộc đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nó. Điều 1 Luật Đất đai
năm 2013 quy định về phạm vi điều chỉnh như sau: “Luật này quy định về chế độ sở
hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân
về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai,
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Xuyên suốt Luật Đất đai năm 2013 cũng là
những quy định về đất đai và những tài sản gắn liền trên nó.
Như vậy, xét về mặt học thuật, các nhà nghiên cứu nước ta quan niệm TCĐĐ
là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất trong quá trình sử
dụng đất giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc giữa họ với tổ chức, cá nhân
khác. Ví dụ: TCĐĐ giữa ông A và năm anh chị em là ông B, bà C, ông D, ông E và
bà H về thừa kế 350 m2 đất thổ cư do cha mẹ chết để lại…Từ sự phân tích trên có
thể hiểu khái niệmTCĐĐ một cách chung nhất là những mâu thuẫn, những xung đột
về quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng là đất đai phát sinh giữa các chủ thể trong
quá trình quản lý, sử dụng đất đai.
1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp đất đai
Nếu xem đất đai là một tài sản đặc biệt thì TCĐĐ có bản chất như tranh chấp
một tài sản thông thường khác và có chế độ pháp lý được quy định bởi BLDS, Luật
Kinh doanh bất động sản… Tuy nhiên, TCĐĐ có những đặc điểm riêng để phân
biệt các loại tranh chấp khác.
- Thứ nhất, về chủ thể của TCĐĐ
Do tính đặc thù của chế độ sở hữu đất đai ở nước ta: Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất) sử dụng ổn định, lâu
dài hoặc công nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài của tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất. Vì vậy, người sử dụng đất chỉ có thể là chủ thể quản lý hoặc
sử dụng đất đai. Như vậy, chủ thể trong quan hệ TCĐĐ không phải là chủ sở hữu


9


đối với đất đai mà là chủ thể được quyền quản lý và sử dụng đất trong một số
trường hợp như: được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê
đất, nhận chuyển nhượng, cho thuê lại…. Khác với chủ thể trong tranh chấp một tài
sản thông thường, chủ thể trong quan hệ TCĐĐ không phải là chủ sở hữu đối với
đối tượng tranh chấp.Đây chính là điểm đặc thù của TCĐĐ so với các loại tranh
chấp khác.
- Thứ hai, về đối tượng tranh chấp
Đối tượng trong TCĐĐ theo quy định của pháp luật hiện hành không có đầy
đủ ba quyền theo quy định tại Điều 158 của BLDS năm 2015 “Quyền sở hữu bao
gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
theo quy định của luật". Do điểm đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
ở nước ta nên đối tượng của TCĐĐ chỉ giới hạn trong phạm vi tranh chấp về quyền
và nghĩa vụ trongquản lý, sử dụng đất đai. Nhưvậy,cóthểhiểuđốitượngcủaTCĐĐ là
quyền quản lý, quyền sử dụng và một số lợi ích vật chất khác phát sinh từ quyền
quản lý, sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các
bêntranhchấpmàthuộcsởhữutoàndânvànhànướclàđạidiệnchủsởhữu.
- Thứ ba, quan hệ đất đai liên quan đến lợi ích của nhiều đối tượng trong xã
hội: nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cơ sở tôn giáo, tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất tại
Việt Nam. Do đó, TCĐĐ phát sinh không chỉ liên quan đến lợi ích của một bên mà
còn liên quan đến lợi ích của nhiều bên liên đới. Chính vì vậy, TCĐĐ nếu không
được giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, kịp thời thì sẽ gây mất an toàn an ninh, trật
tự xãhội.
Ngoài ra, TCĐĐ còn phản ánh phong tục, tập quán, nếp suy nghĩ, hành vi ứng
xử của từng nhóm người, từng cộng đồng dân cư ở các vùng miền khác nhau. Do
đó, TCĐĐ thường có tính chất rất phức tạp và thường gay gắt, quyết liệt hơn các
loại tranh chấp khác, nó có tác động không nhỏ đến tâm lý, tinh thần của các bên,

gây nên sự căng thẳng, mất đoàn kết, mất ổn định trong nội bộ nhân dân, làm cho
những đường lối, chính sách, quy định của pháp luật nói chung và liên quan đến đất
đai nói riêng không được thực hiện một cách triệt để. Chính vì lẽ đó, việc giải quyết
TCĐĐ gặp rất nhiều khó, phức tạp, đặc biệt là các tranh chấp đất tôn giáo, tranh

10


chấp về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồiđất.
- Thứ tư, một điểm đặc thù chỉ có trong quan hệ đất đai là người có quyền sử
dụng đất hợp pháp dù không có quyền sở hữu chung vẫn có quyền định đoạt quyền
sử dụng trong phạm vi quy định của pháp luật. Có thể gọi đây là “quyền sở
hữuhạnchế” được người đại diện chủ sở hữu trao cho người sử dụng đất. Do đó, tùy
theo mối quan hệ giữa các bên trong quan hệ TCĐĐ mà việc áp dụng pháp luật,
thẩm quyền để giải quyết tranh chấp khác nhau.
- Thứ năm, bất kì một tranh chấp nào cũng để lại những hậu quả nhất định.
Tuy nhiên, với tính chất quan trọng của đất đai thì hậu quả của TCĐĐ thường rất
nặng nề và gây ảnh hưởng xấu về mọi mặt của đời sống xã hội cả về kinh tế lẫn
chính trị như: tốn chi phí cho một vụ tranh chấp, chi phí khắc phục hậu quả tranh
chấp và những chi phí khác. Hơn thế nữa, TCĐĐ còn gây ra mất đoàn kết trong
nhân dân, làm cho những quy định của pháp luật về đất đai không được thực thi một
cách triệt để, gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan GQTCĐĐTCĐĐ. Nếu tranh chấp
kéo dài và diễn ra gay gắt, thường xuyên thì lòng tin của người dân vào chính sách
đất đai của Nhà nước cũng sẽ bị giảm đi đáng kể.
- Thứ sáu, quan hệ đất đai có liên quan đến những quan hệ xã hội khác thuộc
phạm vi điều chỉnh của một số đạo luật như BLDS, Luật xây dựng, Luật nhà ở, Luật
bảo vệ môi trường, Luật kinh doanh bất động sản, Luật bảo vệ và phát triển rừng,
Trên thực tế, TCĐĐ xảy ra liên quan đến nhà ở, công trình xây dựng, cây cối và vật
kiến trúc khác, nên khi giải quyết TCĐĐ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không
chỉ áp dụng Luật đất đai mà còn áp dụng các đạo luật khác có liên quan để xem xét,

giảiquyết.
1.1.3. Cácdạngtranhchấpđấtđai
Dựa trên những tiêu chí khác nhau, TCĐĐ sẽ được nhận dạng và phân loại
thành các dạng khác nhau. Do đó, trong phạm vi luận văn TCĐĐ được phân loại
theo hai tiêu chí cơ bản là căn cứ vào chủ thể và căn cứ vào đối tượng tranh chấp.
Thứ nhất, căn cứ vào chủ thể, thì có thể khái quát TCĐĐ thành các dạng chủ
yếu sau: Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân; TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân với
tổ chức và TCĐĐ giữa tổ chức với tổ chức. Trong đó, mỗi dạng có các tranh chấp
chủ yếu như sau:

11


- TCĐĐ giữa cá nhân với cá nhân:
+ Tranh chấp về đòi lại đất của ông cha đã được Nhà nước chia cấp cho người
khác khi thực hiện chính sách đất đai qua các thờikỳ;
+ TCĐĐ giữa đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào ở các địa phương khác
đến khai hoang, xây dựng kinh tế mới. Dạng tranh chấp này phát sinh ở khu vực
miền núi phía Bắc và khu vực TâyNguyên;
+ TCĐĐ giữa cá nhân với cá nhân về chia tài sản chung là nhà, đất khi ly hôn;
về thừa kế nhà, đất do cha mẹ để lại, tranh chấp về ranh giới, mốc giới sử dụng đất,
tranh chấp về chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tranh chấp về thế chấp
bằng giá trị quyền sử dụngđất...
- TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân với tổ chức.
Loại tranh chấp này bao gồm các dạng tranh chấp cụ thể sau đây:
+ TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân với cơ quan, tổ chức của Nhà nước, các
nông, lâm trường; đơn vụ vũ trang nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức nước ngoài... trong quá
trình sử dụngđất;
+ TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân với các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất khi

các tổ chức này giảithể.
- TCĐĐ giữa tổ chức với tổ chức:
Dạng tranh chấp này bao gồm TCĐĐ giữa các tổ chức, cơ quan Nhà nước, tổ
chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế với nhau hoặc giữa các tổ
chức này với các tổ chức khác như tổ chức tôn giáo, tổ chức quần chúng nhân dân ở
địa phương, TCĐĐ liên quan đến địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính
tỉnh, huyện,xã...
Thứ hai, căn cứ vào đối tượng tranh chấp có thể nêu lên những dạng TCĐĐ
chủ yếu như sau:
-Tranhchấpvềchuyểnquyềnsửdụngđấtbaogồm:tranhchấpvề
chuyểnđổi,tặngcho,chuyểnnhượng,chothuê,chothuêlại,thừakế,thếchấp,bảo
lãnh,gópvốnbằngquyềnsửdụngđất.Tranhchấpvềchuyểnquyềnsửdụngđấtlà

12


dạngtranhchấpphổbiến,cósốlượngnhiềunhấtvàmứcđộphứctạpnhấttrong
thựctiễngiảiquyếtTCĐĐhiệnnay.Đâylànhữngtranhchấpphátsinhtrongviệc
cácbênthựchiệncácgiaodịchvềđấtđai.Theođó,nhữngdạngtranhchấpphát
sinhdocácbênthựchiệngiaodịchkhichưacóđầyđủđiềukiệnphápluậtcho
phép;thựchiệnkhôngđúnghoặckhôngthựchiệnđầyđủcácđiềukhoảnquyđịnh
tronghợpđồng,trongthoảthuậntặngcho;khôngtuânthủcácquyđịnhcủapháp
luậttrongkhigiaodịch;hiệulựcpháplýcủadichúc.
- Tranh chấp về đòi lại đất, bao gồm:
+ Tranh chấp về đòi lại đất bị tịch thu, trưng thu, trưng dụng, trưng mua khi
thực hiện cải cách ruộng đất ở miền bắc; chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm
hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miềnnam;
+ Tranh chấp về đòi lại đất đai đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và
các tổ chức khác, cho hộ gia đình, cánhân;
+ Tranh chấp về đòi lại đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định

của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậccao;
+ Tranh chấp về đòi lại đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để
làm đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị
thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh
chấp ruộngđất;
+ Tranh chấp về đòi lại đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận
động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người khác không có ruộng đất và
thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giảiphóng.
- Tranh chấp về đất cho người khác mượn để sử dụng, bao gồm:
+ Tranh chấp về đòi đất mà Nhà nước đã mượn của hộ gia đình, cánhân;
+ Tranh chấp về đất mà hộ gia đình, cá nhân cho nhaumượn;
+ Tranh chấp về đất mà tổ chức cho nhaumượn.
- Tranh chấp liên quan đến quyền quản lý và sử dụng đất, bao gồm:
+ Tranh chấp về ranh giới, mốc giới sử dụng đất giữa hai mảnh đất liềnkế;
+ Tranh chấp liên quan đến quyền địa dịch như tranh chấp về lối đi qua bất

13


động sản liền kề, tranh chấp về lắp đặt đường ống, về đường dẫn nước qua bất động
sản liềnkề...
+ Tranh chấp về quyền quản lý, sử dụng đất tôn giáo; đất sử dụng vào mục
đích quốc phòng – an ninh; tranh chấp đất của nông, lâmtrường...
+ Tranh chấp liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồiđất;
+ Tranh chấp về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về thực
hiện các nghĩa vụ tài chính về đấtđai...
1.1.4. Nguyênnhândẫnđếntranhchấpđấtđai
TCĐĐ xảy ra là hậu quả của những nguyên nhân nhất định.Nó là biểu hiện cụ
thể của những mâu thuẫn, bất đồng về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể sử dụng đất

với nhau.Trong những năm qua, TCĐĐ xảy ra ở hầu hết các địa phương trên cả
nước, mỗi tranh chấp có những đặc điểm, bản chất khác nhau. Tuy nhiên, phân tích
đánh giá các TCĐĐ xảy ra hiện nay có thể thấy nó phát sinh chủ yếu từ những
nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân kháchquan
Thứ nhất, do quan hệ đất đai ở nước ta có nhiều xáo trộn qua các thời kỳ. Việc
thay đổi chế độ sở hữu đất đai từ đất đai thuộc nhiều hình thức sở hữu, trong đó có
sở hữu tư nhân (trước Hiến pháp năm 1980) đến đất đai thuộc sở hữu toàn dân (sau
Hiến pháp năm 1980) đã khiến nhiều TCĐĐ xảy ra. Ngoài ra, các chính sách kinh
tế, các chủ trường hợp tác hóa trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các hợp tác xã
đã gây ra không ít tranh chấp về đất nông nghiệp ở khu vực nôngthôn.
Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai qua các thời kỳ lịch
sử do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác nhau ban hành không những nhiều
về số lượng mà còn có sự không thống nhất, thiếu đồng bộ về mặt nội dung. Chính
điều này đã làm cho thực tế các quan hệ đất đai nảy sinh qua các thời kỳ là rất phức
tạp, khi phát sinh tranh chấp thì không biết phải áp dụng văn bản quy phạm pháp
luật nào để giảiquyết.
Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng có giá trị. Trước đây,
trong nền kinh tế tập trung, bao cấp, đất đai không được thừa nhận có giá, nó được
Nhà nước thay mặt xã hội thực hiện việc phối cho các nhu cầu sử dụng; mọi hành vi

14


mua bán, chuyển nhượng đất đai, phát canh thu tô đều bị Nhà nước nghiêm cấm
dưới mọi hình thức. Khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, để giải phóng mọi năng lực sản xuất của con người, Nhà nước
chuyển sang thực hiện hình thức giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, cá nhân, hộ gia
sử


đình

dụng

ổn

định

lâu

dài

chunglàngườisửdụngđất).Ngườisửdụngđấtđượcchuyểnquyềnsửdụngđấttrong

(gọi
thời

hạn giao đất, cho thuê đất. Đất đai từ chỗ không có giá được Nhà nước định khung
giá đất và được đem thế chấp hoặc góp vốn trong sản xuất, kinh doanh... Người sử
dụng đất ngày càng nhận thức được giá trị của đất đai, điều này vô hình chung đã
làm này sinh TCĐĐ.
- Nguyên nhân chủquan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì TCĐĐ xảy ra còn xuất phát từ
những nguyên nhân chủ quan. Cụ thể:
Thứ nhất, việc buông lỏng công tác thống nhất quản lý đất đai của Nhà nước.
Trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, Nhà nước phân công, phân cấp cho quá
nhiều ngành dẫn đến việc quản lý đất đai thiết chặt chẽ và còn nhiều sơ hở. Có thời
kỳ, mỗi loại đất được giao cho một ngành để quản lý điều này đã dẫn đến việc tranh
chấp giữa đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp cũng như với đất chuyên dùng; có
loại đất nhiều cơ quan quản lý nhưng cũng có loại đất không có loại cơ quan nào

quảnlý.
Thứ hai, chính sách, pháp luật đất đai có một số nội dung chưa phù hợp với
thực tiễn; đặc biệt là các quy định về xác định giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất; quy định về thời hạn sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp...
Việc thực hiện chính sách bảo vệ đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa ổn định)
với chính sách phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu
đô thị mới... còn bộc lộ sự mâu thuẫn, không tương thích. Hơn nữa, chính sách pháp
luật đất đai thường xuyên sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp
phát triển đất nước. Tuy nhiên, việc làm này cũng gây ra sự mâu thuẫn về nội dung
trong một số quy định của pháp luật đấtđai.
Thứ ba, trong việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa đơn vị hành chính xã,
huyện ở một số địa phương được thực hiện song nội dung xác định địa giới hành

15


chính không thực hiện kịp thời hoặc không rõ ràng, cụ thể làm cho tình trạng TCĐĐ
trở nên phức tạp hơn.
Thứ tư,trong quản lý đất đai còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế về mặt chủ
quan như cán bộ thiếu gương mẫu, lạm dụng chức quyền dẫn đến tham nhũng,
tiêucực về đất đai. Công tác giải quyết TCĐĐ có trường hợp chưa đúng pháp luật
mà chủ yếu dựa vào cảm tính chủ quan của người có thẩm quyền hoặc mất cảnh
giác để kẻ xấu lợi dụng kích động, xúi giục quần chúng nhân dân gây mất ổn định
chính trị - xã hội.
Thứ năm, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai đạt hiệu quả thấp.
Mặt khác, một bộ phận quần chúng nhân dân ý thức chấp hành pháp luật chưa cao,
chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật hoặc vi phạm các quy định về thủ tục
chuyển quyền sử dụng đất... làm phát sinh các TCĐĐ.
1.2. Giảiquyếttranhchấpđấtđai
1.2.1. Kháiniệmgiảiquyếttranhchấpđấtđai

Lợi ích của tất cả các tầng lớp trong xã hội đều gắn liền với đất đai một cách
trực tiếp hay gián tiếp. Chính vì vai trò cực kì quan trọng của đất đai nên khi có
TCĐĐ xảy ra thì tùy theo mức độ, lợi ích của từng người, từng nhóm người khác
nhau trong xã hội sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng nên tính chất và mức độ của TCĐĐ rất
quyết liệt, gay gắt hơn nhiều so với những tranh chấp thông thường khác. Do đó,
việc GQTCĐĐ phải được thực hiện dứt điểm, có tình, có đạo lý, có truyền
thống...đang là một thách thức được đặt ra hiện nay với các cơ quan có thẩm quyền
giúp duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và ở từng địa
phương.
Theo đó, thông qua việc GQTCĐĐ, pháp luật đất đai phát huy được vai trò
trong đời sống kinh tế, xã hội, Nhà nước điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù
hợp với lợi ích Nhà nước và của xã hội. Đồng thời qua đó giáo dục ý thức tôn trọng
pháp luật của công dân, không vi phạm pháp luật về đất đai. Vậy GQTCĐĐ là gì?
Trong thực tiễn GQTCĐĐ, có thể hiểu đây là việc dùng những cách thức phù
hợp trên cơ sở của pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội
bộ nhân dân, phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị xâm hại, đồng thời
buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do hành vi của

16


họ gây ra, góp phần tăng cường pháp chế trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.
Hay nói cách khác GQTCĐĐ là việc vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật
vào giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng của các chủ thể thamgia quan hệ pháp luật
đất đai nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Thuật ngữ “giải quyết tranh chấp đất đai” đã được đề cập trong nội dung của
Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003. Mặc dù
vậy, nội hàm của thuật ngữ “giải quyết tranh chấp đất đai” lại không được giải mã
rõràng. Và đến Luật Đất đai năm 2013, thuật ngữ “giải quyết tranh chấp đất đai”
cũng chưa được giải thích cụ thể. Dưới góc độ lí luận, thuật ngữ “giải quyết tranh

chấp đất đai” mới được giải thích cụ thể trong từ điển Giải thích Thuật ngữ Luật
học (Phần Luật Đất đai, Luật Lao động, Tư pháp quốc tế) của Trường Đại học Luật
Hà Nội xuất bản năm 1999, như sau: “Giải quyết tranh chấp đất đai: Giải quyết bất
đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó phục hồi các
quyền lợi hợp pháp bị xâm hại; đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với
hành vi vi phạm pháp luật về đất đai” [39,tr.35].
Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc xem xét GQTCĐĐ là một trong những
biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã
hội. Thông qua việc GQTCĐĐTCĐĐ, Nhà nước điều chỉnh các quan hệ đất đai cho
phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của xã hội. Đồng thời, giáo dục ý thức tuân thủ
và tôn trọng pháp luật cho mọi công dân, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật có thể
xảy ra.
GQTCĐĐ với ý nghĩa là một nội dung của chế độ quản lý nhà nước đối với
đất đai, được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm tìm
ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, nhằm giải quyết các bất đồng,mâu
thuẫn giữa các bên, khôi phục lại quyền lợi cho bên bị xâm hại. Đồng thời xử lý đối
với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Như vậy, GQTCĐĐ là việc các cơ quan có thẩm quyềnvận dụng đúng đắn các
quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của người
sử dụng đất.
1.2.2. Đặcđiểmcủahoạtđộnggiảiquyếttranhchấpđấtđai
Dựa vào những phân tích ở trên có thể thấy GQTCĐĐ có những đặc điểm cơ

17


×