Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

128 hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường THCS ninh sở huyện thường tín – TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 126 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của trường THCS Ninh Sở - huyện Thường Tín – TP Hà Nội.
Sinh Viên

Đỗ Thị Lựu

SV: Đỗ Thị Lựu

1
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................7
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...............................................................................8
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP.......................................................14
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP........................14
1.1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập...................................14
1.1.2. Cơ chế quản lý tài chính và trong đơn vị sự nghiệp công lập.............18
1.2. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC CỦA TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP..........23


1.2.1

Khái niệm, vai trò của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp

công lập...........................................................................................................23
1.2.2 Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập 24
1.2.3

Nguyên tắc và của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp

công lập...........................................................................................................24
1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP.....................................................................................26
1.3.1. Tổ chức lựa chọn áp dụng chính sách kế toán và quy định chung.....26
1.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và công tác hạch toán
ban đầu............................................................................................................28
1.3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán....................................32
1.3.4. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán..............36
1.3.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán và phân tích thông tin trên
báo cáo kế toán................................................................................................46
SV: Đỗ Thị Lựu

2
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
1.3.6. Tổ chức lưu trữ và bảo quản tài liệu kế toán......................................53
1.3.7. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán......................................................54

1.3.8. Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán...................................56
1.3.9. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán..........62
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
TRƯỜNG THCS NINH SỞ - HUYỆN THƯỜNG TÍN – TP HÀ NỘI.........64
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG THCS NINH SỞ - HUYỆN THƯỜNG
TÍN – TP HÀ NỘI...........................................................................................64
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường THCS Ninh Sở - huyện
Thường Tín – TP Hà Nội.................................................................................64
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS Ninh Sở huyện Thường Tín – TP Hà Nội......................................................................65
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường THCS Ninh Sở - huyện Thường
Tín – TP Hà Nội..............................................................................................66
2.1.4. Tình hình tài chính của trường THCS Ninh Sở - huyện Thường Tín –
TP Hà Nội........................................................................................................71
2.1.5. Chính sách tài chính áp dụng tại trường THCS Ninh Sở - huyện
Thường Tín – TP Hà Nội.................................................................................72
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG
THCS NINH SỞ - HUYỆN THƯỜNG TÍN – TP HÀ NỘI...........................73
2.2.1. Thực trạng tổ chức lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán..............73
2.2.2. Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và công tác
hạch toán ban đầu............................................................................................74
2.2.3. Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán...................85
2.2.4.

Thực trạng tổ chức vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán....90

2.2.5. Thực trạng tổ chức lập hệ thống báo cáo kế toán.............................100
2.2.6. Thực trạng tổ chức lưu trữ và bảo quản tài liệu kế toán...................102
SV: Đỗ Thị Lựu

3

Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
2.2.7. Thực trạng tổ chức công tác kiểm tra kế toán...................................103
2.2.8. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán................104
2.2.9. Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế
toán

..........................................................................................................105

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
TRƯỜNG THCS NINH SỞ - HUYỆN THƯỜNG TÍN – TP HÀ NỘI........110
2.3.1. Những kết quả đạt được....................................................................110
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân........................................................112
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI TRƯỜNG THCS NINH SỞ - HUYỆN THƯỜNG TÍN – TP HÀ NỘI 114
3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU PHẢI HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG THCS NINH SỞ - HUYỆN
THƯỜNG TÍN – TP HÀ NỘI.......................................................................114
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường THCS
Ninh Sở - huyện Thường Tín – TP Hà Nội...................................................114
3.1.2. Yêu cầu phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường THCS
Ninh Sở - huyện Thường Tín – TP Hà Nội...................................................115
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI TRƯỜNG THCS NINH SỞ - HUYỆN THƯỜNG TÍN – TP HÀ
NỘI ..............................................................................................................116
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và công tác
hạch toán ban đầu..........................................................................................116

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán............................116
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán và phân tích
thông tin trên báo cáo kế toán........................................................................117
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức lưu trữ và bảo quản tài liệu kế toán...................118
3.2.5. Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra kế toán...................................118
SV: Đỗ Thị Lựu

4
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
3.2.6. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán................119
3.2.7. Tăng cường tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế
toán

..........................................................................................................119

3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.....................................120
3.3.1. Về phía Nhà nước.............................................................................120
3.3.2. Về phía đơn vị...................................................................................121
KẾT LUẬN...................................................................................................123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................124

SV: Đỗ Thị Lựu

5
Lớp: CQ52/23.02



Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

: Báo cáo tài chính

CCDC

: Công cụ dụng cụ

HCSN

:

Hành chính sự nghiệp

KBNN

:

Kho bạc Nhà nước

NSNN

:

Ngân sách Nhà nước


SNCL

:

Sự nghiệp công lập

TK

:

Tài khoản

TSCĐ

:

Tài sản cố định



:

Quyết định

CQNN :

Cơ quan Nhà nước

THCS


Trung học cơ sở

:

SV: Đỗ Thị Lựu

6
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Quyết định giao dự toán năm 2018.................................................79
Hình 2.2. Bảng cân đối tài khoản năm 2017...................................................97
Hình 2.3. Giao diện phần mềm Misa 2019...................................................107
Hình 2.4: Màn hình giao diện hạch toán QĐ giao dự toán trên phần mềm. .108
Hình 2.5: Màn hình giao diện hạch toán phiếu thu trên phần mềm..............109
Hình 2.6: Màn hình giao diện hạch toán phiếu chi trên phần mềm...............110

SV: Đỗ Thị Lựu

7
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán........................................30

Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức ghi sổ Nhật ký chung........37
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức ghi Nhật ký- Sổ cái...........38
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ - Ghi sổ 40
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy.......................41
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tập trung........................................57
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán phân tán.........................................58
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán nửa tập trung nửa phân tán............60
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy trường THCS Ninh Sở.............................68
Sơ đồ 2.2: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán..........................................78
Sơ đồ 2.3: Trình tự luân chuyển phiếu thu......................................................81
Sơ đồ 2.4: Trình tự luân chuyển phiếu chi......................................................84
Sơ đồ 2.5: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại trường THCS Ninh Sở.......104

SV: Đỗ Thị Lựu

8
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Chất lượng học sinh năm 2015-2017..............................................70
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp tình hình nguồn kinh phí của trường THCS Ninh Sở
năm học 2015-2018.........................................................................................71
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp tình hình sử dụng nguồn kinh phí của trường THCS
Ninh Sở năm học 2015-2018...........................................................................72
Bảng 2.4: Hệ thống tài khoản sử dụng tại trường THCS Ninh Sở..................85
Bảng 2.5: Sổ quỹ tiền mặt học phí năm 2018.................................................93
Bảng 2.6. Sổ Cái theo hình thức Chứng từ ghi sổ năm 2018..........................94

Bảng 2.7. Bảng các tài khoản năm 2018.........................................................98

SV: Đỗ Thị Lựu

9
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán HCSN với tư cách là một bộ phận cấu thành quan
trọng của hệ thống các công cụ quản lý, bộ phận cấu thành
của hệ thống kế toán Nhà Nước có chức năng tổ chức hệ
thống thông tin toàn diện, liên tục có hệ thống về tình Hình
tiếp nhận và sử dụng kinh phí, quỹ, tài sản công ở các đơn vị
có sử dụng NSNN. Kế toán HCSN không những có vai trò quan
trọng trong quản lý Ngân sách hoạt động của từng đơn vị mà
còn rất cần thiết và quan trọng trong quản lý Ngân sách Quốc
gia.
Chính vì vậy, công việc của kế toán trong các đơn vị HCSN là phải tổ chức
hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình
hình sử dụng quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư
tài sản công, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn
định mức của Nhà nước ở đơn vị. Đồng thời, kế toán HCSN với chức năng
thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành NSNN tại
đơn vị HCSN được Nhà nước sử dụng như là một công cụ sắc bén trong việc
quản lý NSNN, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và

hiệu quả cao.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán HCSN trong các đơn vị HCSN
hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước nên em quyết tâm học hỏi, nghiên
cứu để nâng cao hiểu biết về vị trí vai trò của công tác quản lý tài chính – kế
toán trong các đơn vị HCSN, với mong muốn được tiếp cận thực tế về tổ chức
công tác kế toán tại các đơn vị SNCL nói chung và tại trường THCS Ninh Sở
nói riêng, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường
THCS Ninh Sở - huyện Thường Tín – TP Hà Nội” với mong muốn tìm hiểu
SV: Đỗ Thị Lựu

10
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường THCS Ninh Sở, chỉ ra những
điều đã đạt được và hạn chế trong tổ chức công tác kế toán. Từ đó, đưa ra một
số đề xuất thiết thực nhằm hoàn thiện công tác kế toán, nâng cao chất lượng
và hiệu quả quản trị tại trường THCS Ninh Sở - huyện Thường Tín – TP Hà
Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc tổ chức công tác kế toán trong các đơn
vị SNCL ở Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán tại
trường THCS Ninh Sở - Huyện Thường Tín – TP Hà Nội.
- Trên cơ sở thực tế đánh giá tổ chức công tác kế toán tại trường THCS
Ninh Sở - Huyện Thường Tín – TP Hà Nội đề xuất phương hướng và đưa ra
một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị
SNCL.
- Nghiên cứu tổ chức công tác kế toán tại các trường THCS Ninh Sở.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu lý luận và thực tế tổ chức công tác kế toán tại
trường THCS Ninh Sở - Huyện Thường Tín – TP Hà Nội.
- Về không gian: Tổ chức công tác kế toán tại trường THCS Ninh Sở Huyện Thường Tín – TP Hà Nội.
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong thời gian từ năm
2015-2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các giáo trình, bài giảng về
tổ chức công tác kế toán công, tham khảo các chuẩn mực kế toán công, văn
bản pháp quy…để làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
SV: Đỗ Thị Lựu

11
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn bao
gồm: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp quan sát, phỏng vấn trực
tiếp; phương pháp thống kê; phương pháp đối chiếu - so sánh; phương pháp
phân tích, tổng hợp,….
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Số liệu sơ cấp là số liệu do chính người nghiên cứu thu thập.
+ Số liệu thứ cấp trong luận văn được thu thập thông qua phương pháp điều
tra bằng cách lập phiếu điều tra về trình độ, năng lực làm việc, khả năng hoàn

thành công việc của phòng văn thư kế toán; sai sót trong quá trình làm việc;
phiếu điều tra sẽ phát cho 3giáo viên trong trường và hiệu phó để thu thập ý
kiến của họ về phòng văn thư kế toán, từ đó rút ra kết luận.
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu trong luận văn được xử lý thông qua
thống kê mô tả bằng bảng, sơ đồ trên Microsoft Excel và Microsoft Word.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp thống kê mô tả: Thông qua các bảng mô tả chi tiết về những
chỉ tiêu được phân tích từ nguồn dữ liệu thu thập được.
+ Phương pháp thống kê so sánh: So sánh số liệu thu chi, tài sản và số học
sinh qua 3 năm liên tiếp của trường THCS Ninh Sở - Huyện Thường Tín – TP
Hà Nội.
+ Phương pháp chuyên gia: Hỏi trực tiếp các chuyên gia, người có kinh
nghiệm trong nghề kế toán tại trường.
 Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ những thông tin, số liệu thu thập
được em sẽ phân tích sự cần thiết và không cần thiết của những thông tin thu
được để tổng hợp lại đưa vào luận văn tốt nghiệp
5.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị SNCL
SV: Đỗ Thị Lựu

12
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường THCS Ninh Sở Huyện Thường Tín – TP Hà Nội
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường THCS
Ninh Sở - Huyện Thường Tín – TP Hà Nội.

SV: Đỗ Thị Lựu

13
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1.TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập
a) Khái niệm
Đơn vị SNCL những đơn vị do cơ quan Nhà nước thành lập hoạt động
công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ
nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân.
Các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong 8 lĩnh vực sau:
+ Giáo dục đào tạo;
+ Dạy nghề;
+ Y tế;
+ Văn hóa, thể thao và du lịch;
+ Thông tin truyền thông và báo chí;
+ Khoa học và công nghệ;
+ Sự nghiệp kinh tế;
+ Sự nghiệp khác.

Đơn vị SNCL được xác định dựa vào các tiêu chuẩn như sau:
- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị SNCL của cơ quan có thẩm quyển ở
TW hoặc địa phương.
- Được Nhà nước cung cấp kinh phí và tài sản để hoạt động thực hiện nhiệm
vụ chính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu theo chế
độ nhà nước quy định.
- Có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế độ
nhà nước quy định.
SV: Đỗ Thị Lựu

14
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
- Có mở tài khoản tại KBNN hoặc ngân hàng để ký gửi các khoản thu, chi tài
chính.
b) Đặc điểm
Những đặc điểm cơ bản của đơn vị SNCL:
- Đơn vị SNCL là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội,
không vì mục đích lợi nhuận.
- Sản phẩm của các đơn vị SNCL là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính
bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và có giá trị
tinh thần. Sản phẩm, dịch vụ hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá
trị về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, có giá trị về xã hội…có
thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vị rộng.
- Hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị SNCL luôn gắn liền và bị chi phối bởi
các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.
- Hoạt động bằng nguồn kinh phí:

+ NSNN (NSNN) hoặc cơ quan quản lý cấp trên cấp theo dự toán được duyệt
(gọi tắt là nguồn kinh phí nhà nước);
+ Các khoản đóng góp;
+ Các khoản thu sự nghiệp;
+ Các khoản tài trợ, viện trợ, biếu tặng của các tổ chức cá nhân trong và ngoài
nước;
+ Các khoản thu khác theo chế độ.
- Hàng năm, đơn vị HCSN phải lập dự toán, lấy dự toán làm cơ sở thực hiện.
- Các hoạt động của đơn vị chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.
c) Phân loại
 Căn cứ vào cấp dự toán, đơn vị SNCL được chia thành 4 cấp:
- Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách năm
do Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND giao. Đơn vị dự toán cấp I thực hiện
SV: Đỗ Thị Lựu

15
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc, chịu trách
nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết
toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán của các đơn
vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định;
- Đơn vị dự toán cấp II: là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được
dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán
cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I), chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình,
công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định;

- Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp II và
không có đơn vị trực thuộc.
- Đơn vị dự toán cấp IV: là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp III.
 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, đơn vị SNCL được chia thành:
- Đơn vị SNCL thuộc lĩnh vực văn hoá thông tin nghệ thuật: gồm các đoàn
nghệ thuật, trung tâm chiếu phim, nhà văn hoá thông tin, thư viện công cộng,
bảo tàng, trung tâm thông tin triển lãm, đài phát thanh, truyền hình.
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo bao gồm các cơ sở
giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân: Trường phổ thông (mầm
non, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học); Các học viện, trường,
trung tâm đào tạo;…
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề: trung tâm dạy nghề, ….
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao: Trung tâm huấn
luyện thể dục thể thao; Câu lạc bộ thể dục thể thao;…
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực y tế: Cơ sở khám chữa bệnh; Trung
tâm điều dưỡng;…
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học: Viện nghiên
cứu khoa học, trung tâm ứng dụng, chuyển giao công nghệ
SV: Đỗ Thị Lựu

16
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
- Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực kinh tế: Các viện thiết kế, quy hoạch
đô thị, nông thôn; Các đơn vị sự nghiệp giao thông đường bộ,…
- Đơn vị SNCL hoạt động trong các lĩnh vực khác
 Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị SNCL bao gồm:

Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ các đơn
vị sự nghiệp công lập được phân thành ba loại:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường
xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động).
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động
thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự
đảm bảo một phần chi phí hoạt động).
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu,
kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN đảm
bảo toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp đảm bảo toàn bộ
chi phí hoạt động).
Công thức xác định loại Hình đơn vị SNCL:
Mức tự bảo đảm chi phí
hoạt
=

động

xuyên

thường

Tổng số nguồn thu sự nghiệp
x100

Tổng số chi hoạt động
thường xuyên

của đơn vị (%)
Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự

nghiệp được phân loại như sau:
 Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác
định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.
+ Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp,
từ nguồn NSNN do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng.

SV: Đỗ Thị Lựu

17
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
 Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sự
nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo
công thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%.
 Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác
định theo công thức trên, từ 10% trở xuống.
+ Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu.
Ngày 14/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ –CP quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL thay Nghị đinh 43/2006/NĐ –CP. Theo
đó, đơn vị SNCL được phân loại như sau (Chính phủ,2015):
-

Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên.
Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.

Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
 Căn cứ vào cấp ngân sách,đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau:
- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc TW: do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan

thuộc Chính phủ chủ quản;
- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc địa phương: do Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW chủ quản.
1.1.2. Cơ chế quản lý tài chính và trong đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Nghị định 43/2006/NĐ –CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị SNCL nguồn tài chính và các khoản chi tại các đơn vị SNCL như sau:
Nguồn tài chính:
 Kinh phí do NSNN cấp, gồm:
- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ
được giao; được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự
toán được cấp có thẩm quyền giao;

SV: Đỗ Thị Lựu

18
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị
không phải là tổ chức khoa học và công nghệ);
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Cơ quan Nhà nước (CQNN) có thẩm

quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước
quy định (nếu có);
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn
tài sản cố định (TSCĐ) phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí khác (nếu có).
 Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:
- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp
luật;
- Thu từ hoạt động dịch vụ;
- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
 Nguồn khác, gồm:
- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên
chức trong đơn vị;
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
theo quy định của pháp luật;

SV: Đỗ Thị Lựu

19
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính

- Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng trong và ngoài nước theo quy định của
pháp luật.
Nội dung chi:
 Chi hoạt động thường xuyên:
- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm
quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản
trích nộp theo lương theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng
phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; …
- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ công tác thu phí và lệ phí, gồm: Tiền
lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp theo lương
theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí, lệ
phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; …
- Chi cho các hoạt động dịch vụ, gồm: : Tiền lương; tiền công; các khoản phụ
cấp lương; các khoản trích nộp theo lương theo quy định hiện hành; nguyên,
nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao TSCĐ; sửa chữa TSCĐ…
 Chi không thường xuyên gồm các khoản chi theo quy định của pháp luật
hiện hành.
- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
- Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo
sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định;
- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy
định;
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ
thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
SV: Đỗ Thị Lựu


20
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
- Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;
- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;
- Các khoản chi khác theo quy định.
Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính
đối với đơn vị SNCL , tùy từng loại hình đơn vị SNCL sẽ có nguồn tài chính
khác nhau:
 Đối với đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị
SNCL tự đảm bảo chi thường xuyên, nguồn tài chính của đơn vị gồm:
- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn
NSNN đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí;
- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy

định (phần được để lại chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang
thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí);
- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Nguồn NSNN cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có),

gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị
không phải là tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí các chương trình mục
tiêu quốc gia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các
dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền;; kinh phí thực hiện nhiệm vụ
đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;
-


Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

 Đối với đơn vị SNCL tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường
xuyên, nguồn tài chính của đơn vị gồm:
- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;

SV: Đỗ Thị Lựu

21
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy

định (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa
lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí);
- Nguồn NSNN hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ

sự nghiệp công;
- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
- NSNN cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên;
-

Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật
 Đối với đơn vị SNCL được NSNN đảm bảo toàn bộ nguồn kinh phí
hoạt động, nguồn tài chính của đơn vị gồm
- NSNN cấp chi thường xuyên trên cơ sở số lượng người làm việc và


định mức phân bổ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Nguồn thu khác (nếu có);
- NSNN cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu
có);
- Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

Các đơn vị SNCL sử dụng các nguồn tài chính trên cho các nội dung
chi như sau:
-

Chi thường xuyên:
+ Chi tiền lương;
+ Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý.

-

Chi nhiệm vụ không thường xuyên:
+ Chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị phục vụ công tác thu phí;
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
+ Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo

quy định;
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt
động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
SV: Đỗ Thị Lựu

22
Lớp: CQ52/23.02



Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
+ Chi vay vốn, viện trợ theo quy định của cấp trên có thẩm quyền…
- Đối với đơn vị SNCL tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư có

khoản chi đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các
nguồn tài chính hợp pháp khác.
1.2.KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC CỦA TỔ
CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP
1.2.1 Khái niệm, vai trò của tổ chức công tác kế toán trong đơn


vị sự nghiệp công lập
Khái niệm

Tổ chức công tác kế toán công là việc tổ chức và thực hiện các chuẩn mực
và chế độ kế toán công để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động
của đơn vị, tổ chức chức thực hiện chế độ ghi chép, phân loại, tổng hợp, bảo
quản lưu trữ tài liệu kế toán về các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh.
Nhằm cung cấp thông tin kế toán và phục vụ cho việc tổ chức kiểm tra kế
toán tại các đơn vị.

-

Vai trò
Tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý tại đơn vị kế toán giúp


cho việc tổ chức thu nhận, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình tài
sản, biến động tài sản, tình hình doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh
doanh, qua đó làm giảm bớt khối lượng công tác kế toán trùng lặp, tiết kiệm
chi phí, đồng thời giúp cho việc kiểm kê, kiểm soát tài sản, nguồn vốn, hoạt
động kinh tế, đo lường và đánh giá hiệu quả kinh tế, xác định lợi ích của các
chủ thể liên quan.
Tóm lại vai trò của tổ chức công tác kế toán công: là đảm bảo cho việc
thu nhận, hệ thống hóa thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy phục
vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính của đơn vị; giúp đơn vị quản lý chặt
SV: Đỗ Thị Lựu

23
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
chẽ tình hình tài sản, ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đén tài sản của
đơn vị.
1.2.2 Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự
nghiệp công lập
Trên cơ sở yêu cầu chung đặt ra cho kế toán và đặc điểm hoạt động của
các đơn vị SNCL. Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị SNCL cần đáp
ứng được những yêu cầu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo yêu cầu khoa học và
hợp lý, trên cơ sở chấp hành đúng các nguyên tắc tổ chức và phù hợp với các
chính sách, chế độ tài chính kế toán hiện hành.
Thứ hai, tổ chức công tác kế toán ở đơn vị phải đảm bảo phù hợp với
đặc điểm tổ chức quản lý, quy mô và hoạt động cụ thể của từng đơn vị để tổ

chức công tác kế toán dược hiệu quả nhất.
Thứ ba, tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với biên chế và khả
năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có tại đơn vị.
Thứ tư, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức
năng, nhiệm vụ kế toán tại đơn vị, thu nhận, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông
tin kế toán một cách nhanh chóng, kịp thời và đáng tin cậy, đáp ứng yêu cầu
quản lý, quản trị của đơn vị.
1.2.3 Nguyên tắc và của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị
sự nghiệp công lập
Xuất phát từ những yêu cầu trên, để tổ chức công tác kế toán được khoa
học và hợp lý thì việc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị SNCL phải thực
hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, tổ chức công tác kế toán trong đơn vị phải đảm bảo tuân thủ
các quy định của pháp luật về kế toán.

SV: Đỗ Thị Lựu

24
Lớp: CQ52/23.02


Luận văn tốt nghiệp
Học iện Tài chính
Nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động của kế toán, mỗi quốc
gia sẽ ban hành một hệ thống các quy định pháp luật về kế toán. Vì vậy để
đảm bảo tuân thủ pháp luật, tổ chức công tác kế toán phải tuân thủ pháp luật
kế toán của từng quốc gia đơn vị đang hoạt động.
Thứ hai, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất.
Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị SNCL phải đảm bảo sự thống
nhất giữa các bộ phận kế toán trong đơn vị, đảm bảo sự thống nhất giữa kế

toán và các bộ phận quản lý khác để phát huy được hết vai trò và nhiệm vụ
trong hệ thống quản lý chung của toàn đơn vị, đảm bảo tính thống nhất trong
xử lý, cung cấp thông tin và điều hành, kiểm soát các hoạt động của đơn vị.
Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị SNCL cũng phải đảm bảo tính
thống nhất giữa các nội dung của công tác kế toán, sự thống nhất giữa đối
tượng, phương pháp, hình thức tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị.
Thứ ba, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp: phù
hợp với đặc điểm hoạt động, đặc điểm quản lý của đơn vị; phù hợp với yêu
cầu, trình độ quản lý của cán bộ kế toán trong đơn vị; phù hợp với các trang
thiết bị phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý chung trong đơn vị.
Thứ tư, tổ chức công tác kế toán trong đơn vị SNCL phải đảm bảo
nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: tổ chức kế toán ở mỗi đơn vị kế toán phải
vừa gọn nhẹ cả về bộ máy, phương tiện, số lượng ghi chép... nhưng vẫn bảo
đảm thu thập, hệ thống và cung cáp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời.
1.3.NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.3.1. Tổ chức lựa chọn áp dụng chính sách kế toán và quy định
chung
1.3.1.1. Chế độ kế toán áp dụng
- Trước ngày 01/01/2018, đơn vị thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế
toán HCSN được quy định tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC, Thông tư
SV: Đỗ Thị Lựu

25
Lớp: CQ52/23.02


×