Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bai thu hoach BDTX MN 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.62 KB, 12 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2018-2019
Họ và tên:
Chức danh: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị:
Điểm

Nhận xét

1. Tên chuyên đề: Module 6 “Chăm sóc trẻ mầm non”
2. Lý do chọn chuyên đề (modul)
Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng
mà toàn đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non
việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì
mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ
nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa.
Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ
suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo
dục dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết, chính
vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng
quan trọng.
Việc tổ chức cho trẻ ăn ở các lớp như thế nào để nâng cao được chất lượng
bữa ăn của trẻ là vấn đề mà ban giám hiệu nhà trường cần phải bàn. Thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2018-2019 của nhà trường là nâng cao chất
lượng nuôi dưỡng trẻ và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non.
Vậy tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường? Đó là vấn đề tôi luôn băn khoăn, trăn trở và
tôi đã tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp để làm sao nâng cao được chất lượng bữa
1



ăn cho trẻ và giảm được tỷ lệ suy dinh dưỡng. Vì vậy, tôi chọn Module MN6
Chăm sóc trẻ mầm non nhằm giúp thực hiện ngày càng tốt hơn trong công tác tổ
chức bán trú của nhà trường, giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện. Nhằm nâng
cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường ngày một đạt hệu quả hơn.
3. Nội dung chuyên đề
3.1. Một số khái niệm liên quan
Chăm sóc trẻ mầm non là một nội dung không thể thiếu trong chế độ sinh
hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non.
- Tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ là một nội dung quan trọng trong quá trình
chăm sóc và giáo dục trẻ. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của cơ
thể nói chung và sự phát triển thể chất của trẻ nói riêng. Do đó cần phải tổ chức
bữa ăn trưa cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
- Khẩu phần ăn là tiêu chuẩn ăn của 1 người trong 1 ngày để đảm bảo nhu
cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể. Để có thể khôi phục lại trạng thái bình
thường của các tế bào thần kinh, việc tổ chức giấc ngủ tốt cho trẻ là rất cần thiết
và có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe trẻ
- Công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non là một
việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là việc rèn luyện những thói quen
vệ sinh tốt cho trẻ mẫu giáo đó là nhiệm vụ rất cần thiết. Giúp cho cơ thể trẻ phát
triển toàn diện về thể chất, chống đỡ được các bệnh tật thích nghi được với điều
kiện sống, hình thành những thói quen cơ bản vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non để
giúp trẻ có nề nếp vệ sinh tốt.
3.2. Nội dung chuyên đề
* Tổ chức ăn cho trẻ mầm non
- Mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non
+ Trẻ được cung cấp cân đối các chất dinh dưỡng theo khẩu phần
+ Nâng cao tầm vóc, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ.
+ Đảm bảo công bằng, bình đẳng trong chăm sóc - giáo dục
+ Sự đa dạng của thức ăn, được học cách sử dụng các đồ dùng.

2


+ Trẻ khoẻ mạnh, có nền nếp, thói quen văn hoá trong ăn uống.
+ Biết làm một số công việc tự phục vụ bản thân
- Yêu cầu khi tổ chức cho trẻ ăn
+ Trẻ ngồi ăn phải có bàn sạch, ghế đúng quy định.
+ Tuyệt đối không để trẻ đứng, ngồi ăn ở dưới đất.
+ Cô phải đảm bảo vệ sinh cá nhân và cho trẻ: rửa tay, bịt khẩu trang...
+ Nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngồi vào bàn ăn.
+ Tạo ra bầu không khí thoải mái, dễ chịu khi tổ chức bữa ăn cho trẻ.
- Hình thức và thời gian tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường MN
+ Tổ chức ăn bán trú theo Chương trình Giáo dục mầm non.
+ Nhà trẻ: ăn hai bữa chính/ngày, thời gian ăn 60 phút/bữa; một bữa phụ,
thời gian 30 phút/bữa.
+ Mẫu giáo: ăn một bữa chính/ngày, thời gian ăn từ 60 – 70 phút/bữa; một
bữa phụ/ngày, thời gian 20 – 30 phút/bữa.
- Tiến hành tổ chức bữa ăn cho trẻ
+ Trước giờ ăn cô cho trẻ rửa mặt, tay sạch sẽ theo trình tự các bước. Tạo
hứng thú cho bữa ăn
+ Trong giờ trẻ ăn cô động viên trẻ ăn hết suất, ăn theo nhu cầu cơ thể.
Tuyệt đối không nên mắng, doạ, thậm chí đánh trẻ. Điều này sẽ làm cho trẻ sợ ăn,
ăn không ngon miệng.
* Tổ chức giấc ngủ cho trẻ mầm non
- Nhu cầu giấc ngủ của trẻ mầm non
Đối với trẻ nhà trẻ, cụ thể:
+ Đối với trẻ 3 – 6 tháng tuổi: ngủ 3 giấc (từ 90 đến 120 phút/giấc)
+ Đối với trẻ 6 – 12 tháng tuổi: ngủ 2 - 3 giấc (từ 90 đến 120 phút/giấc)
+ Đối với trẻ 12 – 24 tháng tuổi: ngủ 2 giấc (từ 90 đến 120 phút/giấc)
+ Đối với trẻ 18 – 24 tháng tuổi: ngủ 1 giấc trưa (khoảng 150 phút)

+ Đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi: ngủ 1 giấc trưa (khoảng 150 phút)
Đối với trẻ MG: Tổ chức cho trẻ ngủ một giấc buổi trưa (khoảng 150 phút)
- Cách tiến hành tổ chức giấc ngủ cho trẻ ở trường mầm non
3


Bước 1: Vệ sinh trước khi ngủ
+ Mục đích: Tạo điều kiện cho trẻ có giấc ngủ tốt.
+ Các bước tiến hành:
Vệ sinh phòng ngủ cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
Chế độ không khí, nhiệt độ, ánh sáng: ấm về mùa đông thoáng mát về mùa
hè (nếu lớp sử dụng điều hòa nhiệt độ giữ mức từ 25 độ C)
Các trang thiết bị trong phòng: Giường ngủ, chăn, gối của trẻ phải có kích
thước phù hợp
Vệ sinh cá nhân cho trẻ: tạo ra cảm giác thoải mái, dễ chịu cho trẻ khi ngủ,
hình thành phản xạ “chuẩn bị ngủ”. Làm cho giấc ngủ của trẻ diễn ra nhanh hơn,
trẻ ngủ sâu hơn.
Áo quần: Căn cứ vào thời tiết và khả năng chịu đựng của từng cơ thể trẻ
Lưu ý: Không vận động quá nhiều, nghe truyện có nội dung không thích
hợp, ăn uống quá nhiều, đặc biệt chất có kích thích.
Bước 2: Chăm sóc trẻ trong giấc ngủ
Mục đích: Để giấc ngủ của trẻ diễn ra nhanh hơn, sâu hơn và đủ thời gian.
Cách tiến hành:
+ Ngủ đúng thời gian nhất định để giúp trẻ ngủ nhanh và sâu.
+ Cô giáo phải có mặt trong phòng ngủ để theo dõi quá trình trẻ ngủ: tư thế,
nhiệt độ, độ ẩm, không khí, tiếng ồn và xử lý các trường hợp cần thiết.
+ Theo dõi không khí trong quá trình cho trẻ ngủ
Lưu ý: Cô giáo nên cho trẻ nghe hát ru hay nhạc nhẹ.
Bước 3: Chăm sóc trẻ sau khi thức giấc
- Không nên đánh thức trẻ dậy đồng loạt, trẻ nào thức giấc trước cô cho dậy

trước, tránh đánh thức cùng một lúc ảnh hưởng đến các trẻ khác và sinh hoạt của
lớp. Không nên đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ tự thức giấc vì dễ làm cho trẻ
cáu kỉnh, mệt mỏi.
- Sau khi trẻ dậy hết, cô hướng dẫn trẻ tự làm các công việc vừa sức với trẻ
như: cất gối, chiếu. Có thể chuyển dần từ trạng thái ngủ sang hoạt động khác bằng
4


cách cho trẻ hát một bài hát hoặc âu yếm nói chuyện với trẻ, hỏi chúng mơ thấy
gì. Cô bật đèn, mở cửa sổ từ từ. Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, sua khi trẻ tỉnh táo
cho trẻ ăn quà chiều
* Chăm sóc trẻ ốm
Trong quá trình chăm sóc trẻ nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu khác
thường về sức khỏe như mệt mỏi, chán ăn, sốt ... thì phải đưa trẻ đến phòng y tế
của nhà trường hoặc đưa trẻ sang trạm y tế khám đồng thời báo cho cha mẹ trẻ
được biết.
Khi trẻ sốt, kể cả khi trẻ có ho, hoặc tiêu chảy, sốt xuất huyết:
- Phải mặc đồ thoáng mát, cho uống nhiều nước hơn bình thường, có thể
dùng nước chín để nguội.
- Không nên lo lắng khi trẻ từ chối ăn hoặc ăn ít đi. Vì khi trẻ sốt, các cơ
quan trong cơ thể sẽ hoạt động kém đi, ăn nhiều hoặc ép trẻ ăn sẽ làm cho trẻ dễ
mệt hơn.
- Lập tức đưa trẻ vào bệnh viện ngay nếu trẻ có những dấu hiệu sau: sốt cao
liên tục 2, 3 ngày hoặc sốt tái đi tái lại kéo dài hơn 1 tuần; sốt cao dọa co giật; nôn
ói tất cả thức ăn, kể cả nước, hoặc kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác như
nôn ói nhiều, tiêu chảy không cầm, tiểu ít; khò khè, khó thở, tay chân lạnh hoặc
tím; trẻ quấy khóc liên tục, giựt mình hoảng hốt, khó ngủ hoặc ngủ li bì v.v… Trẻ
sốt xuất huyết mà da lạnh, vã mồ hôi, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi cầu
phân đen, ói ra máu… là phải nhập viện ngay.
Bé bị sốt cao, co giật: Bình tĩnh đặt bé nằm xuống giường hoặc xuống đất,

đưa đầu bé nghiêng về một bên để đờm dãi có thể chảy ra ngoài. Đưa vào miệng
bé một vật đệm như: cán muỗng hoặc vú cao su, nhằm mục đích tránh cho bé
không cắn vào lưỡi. Nếu bé co giật do sốt cao thì lập tức phải hạ nhiệt cho bé
bằng nhét thuốc hạ nhiệt qua đường hậu môn nếu có sẵn. Hoặc lau mát, hạ sốt cho
bé bằng nước ấm và đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Khi bé ho: Ho là một triệu chứng làm cho cha mẹ lo lắng , tuy nhiên đôi
lúc ho là phản xạ tốt, là cơ chế có thể giúp tống chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản,
giúp bảo vệ họng và phổi của bé.
5


4. Quá trình vận dụng
Qua việc học tập chuyên đề, bản thân tôi đã đưa ra những biện pháp sau:
4.1. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cấp dưỡng:
Nhà trường chú trọng trong công tác bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo
viên , nhân viên với các nội dung về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vệ
sinh phòng bệnh- phòng dịch, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
* Đối với cấp dưỡng:
- Bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 100% cô cấp dưỡng
qua các lớp tập huấn do Phòng Giáo Dục huyện tổ chức.
- Tổ chức bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng cho cô cấp dưỡng ngay từ đầu
năm học.
- Nhà trường tổ chức cho đội ngũ cấp dưỡng sưu tầm, đăng ký chế biến món
ăn mới qua hội thi cấp dưỡng giỏi kết hợp tổ chức chuyên đề dinh dưỡng, vệ sinh an
toàn thực phẩm, tổ chức thi đua chế biến về các món ăn, bữa phụ tại trường để chị em
học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ cùng nhau trao đổi, thảo luận về
cách chọn mua thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi chế biến thực
phẩm, rau củ, quả, kỹ thuật chế biến thực phẩm, cách bảo quản thực phẩm….
*Đối với cô:

Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc trẻ ăn các cô giáo
chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yều cầu sau:
- Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có
đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay.
Muỗng, tô phải đủ so với trẻ.
- Khi ăn các cô giáo phải đeo khẩu trang, trong khi cho trẻ ăn cô cần chú ý
đến những trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết suất.
- Thông qua giờ ăn các cô giáo dục cho trẻ phát triển về nhận thức, ngôn ngữ.
- Thông qua các môn học lồng ghép và giáo dục dinh dưỡng. Các cô giới
thiệu cho trẻ biết lợi ích của từng loại cây ăn quả.
6


- Thông qua giờ ăn, các cô giáo giới thiệu cho trẻ biết hôm nay có những
món gì? cung cấp cho cơ thế chất gì?
- Thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp, cô đặt ra các câu hỏi:
Ví dụ: Trước khi ăn chúng mình phải làm gì? Vì sao?
- Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô giáo cần phải giải thích cho trẻ
thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻ
hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy còm ốm yếu.
- Vệ sinh môi trường: Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ trẻ em, vì
vậy vệ sinh phòng lớp sạch sẽ, không có mùi hôi khai, sàn nhà khô ráo, hàng tuần
tổng vệ sinh các phòng, lau các cửa, khai thông cống rãnh, cũng góp phần giúp
cho trẻ khỏe mạnh.
4.2. Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần:
Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi phối hợp nhiều loại thực phẩm
với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm
đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật.
- Một khẩu phần cân đối và hợp lý cần:

+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu
cầu cơ thể.
+ Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp (Cân đối giữa
các chất dinh dưỡng: Protêin, lipit, gluxit, vitamin và khoáng chất, giữa thức ăn
nguồn gốc động vật và thực vật.
4.3. Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ:
- Chọn thực phẩm theo mùa, phối hợp nhiều loại thực phẩm, trung bình chọn
và sử dụng khoảng 5-6 loại thực phẩm/ ngày. Trong mỗi bữa ăn của trẻ phải có đủ 4
nhóm thực phẩm, các loại thức ăn trong mỗi nhóm cũng phải thay đổi từng bữa,
từng ngày, từng món ăn cũng cần hỗn hợp nhiều loại thực phẩm vì mỗi loại thực
phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại thức ăn, ta sẽ có
thêm nhiều chất dinh dưỡng và các chất bổ sung cho nhau ta sẽ có bữa ăn cân đối,
đủ chất, giá trị sử dụng sẽ tăng lên. Chú ý bổ sung dầu, đường, muối để đủ chất cân
7


đối và phù hợp với tiền ăn mà cha mẹ trẻ đóng góp. Mức thu tiền ăn được điều
chỉnh hàng năm phù hợp với giá cả thực phẩm, để đảm bảo chất lượng bữa ăn của
trẻ, mức thu hiện nay nhà trường thu là: 13.000đồng/ ngày/ cháu.
- Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất
dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí.
Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng gây ra hiện tượng béo
phì, nếu để trẻ đói ăn không đủ chất, đủ lượng trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và
dẫn đến hiện tượng trẻ bị suy dinh dưỡng.Vì vậy mà tôi yêu cầu nhân viên phải tính
khẩu phần ăn cho hợp lý đảm bảo cân đối giữa năng lương ăn vào và năng lượng
tiêu hao.
- Chỉ đạo giáo viên chăm sóc tốt giờ ăn của trẻ, Trong giờ ăn giáo viên
quan sát trẻ ăn và động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, kiên trì tập cho trẻ ăn
dần các loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái (đối với trẻ không quen ăn 1 số
loại rau, củ).

- Chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng phối kết hợp cùng giáo viên trên lớp tìm
hiểu tâm lý, sở thích của trẻ đề từ đó lựa các chọn thực phẩm theo thực đơn và áp
dụng một số cách chế biến thực phẩm nấu ăn cho trẻ được trẻ yêu thích, từ đó trẻ
ăn ngon miệng, ăn hết suất.
- Phối hợp cùng với công đoàn nhà trường phát động đến tổ công đoàn sưu
tầm món ăn và xây dựng thực đơn, cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ.
4.4. Tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ:
Nếu như vấn đề ăn uống đối với con người không thể thiếu được vì nó liên
quan đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, thì giấc ngủ cũng đóng vai trò không kém
phần quan trọng đối với trẻ. Tục ngữ xưa có câu: “ Ăn được ngủ được là tiên”. Vì
vậy, việc tổ chức ngủ trưa ở trường mầm non là có ý nghĩa thiết thực quan trọng cho
sức khỏe và hệ thần kinh của trẻ, cho nên chúng ta cần coi trọng việc tổ chức giấc
ngủ trưa cho trẻ không kém gì tổ chức ăn uống cho trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ
cảm thấy dễ chịu khi ngủ và tỉnh táo khi thức dậy.
4.5. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm:
8


Từ nhận thức công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng,
thậm chí quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn có tác động đến
sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tôi coi trọng việc vệ sinh an toàn thực phẩm là
hàng đầu, tôi đã thực hiện một số yêu cầu sau:
- Để làm tốt việc này tôi yêu cầu nhà bếp lên lịch vệ sinh hàng ngày, hàng
tuần, hàng tháng thực hiện đúng lịch.
- Nhà bếp hàng ngày phải vệ sinh dụng cụ nấu ăn, chia thức ăn, dụng cụ ăn
uống như: Tô, muỗng, nồi… hàng ngày phải được rửa sạch, phơi khô dưới ánh
nắng, trụn nước sôi dụng cụ dựng thức ăn cho trẻ. Hàng tuần tổng vệ sinh nhà
bếp, khơi thông cống rãnh.
- Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi còn coi trọng đến khâu
chế biến các món ăn cho trẻ, thực phẩm được chế biến theo một chiều, thức ăn

sống không để gần thức ăn chín, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Riêng thực
phẩm phải đảm bảo số lượng, chất lượng có giá cả hợp lý.
Ví dụ: Thịt: Phải rõ nguồn gốc, mùi vị bình thường, có màu hồng, thớ thịt
nhỏ phải có độ rắn.
4.6. Quản lý theo dõi sức khỏe của trẻ đúng qui định:
Nhà trường kết hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ cho các cháu
2 lần/ năm. Qua khám sức khỏe phát hiện cháu nào mắc bệnh, giáo viên
thông báo ngay với phụ huynh biết để điều trị kịp thời cho trẻ.
- Theo dõi sức khỏe trẻ theo đúng qui định: Các cháu đến trường được cân
– đo 3 tháng / lần, các cháu suy dinh dưỡng tổ chức theo dõi biểu đồ hàng tháng.
Sau mỗi lần cân- đo các lớp đều ghi danh sách và thông báo kết quả để phụ huynh
nắm được tình hình sức khỏe của con em mình. Đối với trẻ sụt cân, đứng cân,
chúng tôi yêu cầu giáo viên tìm hiểu nguyên nhân từ cha mẹ trẻ để có sự phối hợp
và có hướng khắc phục trong cách chăm sóc trẻ tốt hơn.
4.7. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền:
- Hàng năm nhân các buổi họp đầu năm nhà trường tổ chức tuyên truyền
cho các bậc phụ huynh về công tác phòng chống dịch bệnh
9


- Nhà trường cũng đã chủ động phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền đia
phương nhất là với trạm y tế xã để xây dụng nội dung và hình thức tuyên truyền
cho hiệu quả.
- Ban giám hiệu nhà trường cũng thường xuyên chỉ đạo các lớp trang trí
thực hiện bảng tin ở lớp học bằng các hình thức phù hợp, nội dung phong phú về
công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ
- Trao đổi trực tiếp với phụ huynh hàng ngày vào giờ đón và trả trẻ về tình
hình của bé. Mọi diễn biến, những khó khăn của trẻ thường được giáo viên trao
đổi ngay với phụ huynh để kịp thời phối hợp giúp bé phát triển tốt, an toàn nhất.
Từ đó phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi

dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, nhất là đối với công tác phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ.
- Với sổ bé ngoan: Hàng tuần và hàng tháng giáo viên thông báo đến bố mẹ
các tiến bộ hoặc các vấn đề mà cô giáo cần yêu cầu phụ huynh phối hợp để giáo
dục và nuôi dưỡng trẻ hoặc giúp trẻ hình thành các tính cách tốt.
4.8. Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát:
- Hàng năm nhà trường đều tổ chức kiểm tra tay nghề của cô cấp dưỡng,
kết hợp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Thường xuyên chú trọng việc hình
thành thói quen tốt ở trẻ về giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung trong sinh hoạt
hàng ngày.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe của trẻ qua biểu đồ,
đồng thời thực hiện tốt khậu vệ sinh răng miệng, chăm sóc sức khỏe của trẻ
5. Kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế
Với những biện pháp như đã nêu trên 100% cán bộ viên chức hiểu và nắm
được công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ăn tại trong trường.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có ý thức trách nhiệm cao trong
quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt đối không xảy ra ngộ độc.
Giáo viên thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
cho trẻ vào từng chủ đề trong tổ chức các hoạt động giáo dục hàng ngày thông
10


qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi…đạt hiệu quả cao, qua đó hầu hết trẻ đã
biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Ban giám hiệu nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo đổi mới
công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác nuôi dưỡng.
Nâng cao được chất lượng chăm sóc, giáo dục rõ rệt, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng 13,5% so với đầu năm
* Đối với trẻ

Trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học tích
hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao…
Biết được một số lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường
như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ
sinh lớp học hàng ngày… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với
sức khoẻ con người.
Trẻ nhận biết được 4 nhóm thực phẩm đạt: 90%
Trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống đạt: 95%
* Đối với các bậc cha mẹ học sinh
Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình về chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng - giáo dục của nhà trường.
- Với sự tâm huyết và yêu thích công việc của mình tôi luôn suy nghĩ, lắng
nghe ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp và tham khảo thực đơn các
trường bạn, sưu tầm những thông tin, món ăn trên mạng Internet để điều chỉnh
thực đơn cho hợp lý, cân đối, phù hợp với giá cả thị trường và trẻ được ăn ngon
miệng và ăn hết suất.
6. Kiến nghị, đề xuất
- Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thường xuyên mở lớp tập huấn
cho các cô nuôi cũng như giáo viên học hỏi thêm về công tác chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ.
- Cần cung cấp thêm cho các nhà trường và các cô nuôi các tài liệu về cách
chế biến các món ăn cho trẻ mầm non.
11


- Có kế hoạch tổ chức cho nhân viên nấu ăn được học tập chuyên ngành nấu
ăn. Tổ chức cho các cô nuôi đi thăm quan học tập các đơn vị đã làm tốt công tác
nuôi dưỡng trẻ.
Người viết thu hoạch


12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×