Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 2 - Địa 6 (tích hợp GD môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.59 KB, 4 trang )

Tuần 2 Ngày soạn:5.8.2010
Tiết 2 Người soạn: Phạm Thị Hồng Cúc
Bài 1:
VỊ TRÍ – HÌNH DẠNG- KÍCH THƯỚC TRÁI ĐẤT
A. Mục tiêu bài học:
 Kiến thức:
- Học sinh biết được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Học sinh trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ
tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc,
nửa cầu Nam.
 Kỹ năng:
- Xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời trên hình vẽ.
- Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc,vĩ tuyến
Bắc và vĩ tuyến Nam; nửa cầ Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bản đồ và quả địa
cầu.
B. Đồ dùng dạy học :
- Quả địa cầu
- Hình 1: các hành tinh trong hệ Mặt Trời ( phóng to)
- Hình: Kích thước Trái Đất ( phóng to )
- Bản đồ thế giới.
C. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định lớp
2. Bài mới:
Trong vũ trụ bao la, Trái Đất của chúng ta rất nhỏ. Nhưng nó là thiên thể duy nhất có sự sống
trong hệ Mặt Trời. Từ xưa đến nay, con người luôn tìm cách khám phá những bí ẩn của Trái Đất. Trước
hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về vị trí, hình dạng của Trái Đất.
Hoạt động 1: Tìm hiêu vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Mục tiêu: Học sinh biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời,kể tên 9 hành tinh.
Phân biệt hệ Mặt Trời và hệ ngân hà.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- Xem hình 1 SGK trang 6.Trong hệ Mặt Trời có


mấy hành tinh ? Kể tên ?
- Trái Đất ở vị trí thứ mấy trong số 9 hành tinh
theo thứ tự xa dần Mặt Trời ?
- Hệ Mặt Trời và hệ Ngân Hà khác nhau như thế
nào ?
I. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh
- Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong số 9 hành tinh theo
thứ tự xa dần Mặt Trời.
Hoạt động 2: Học sinh tìm hiểu về hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh – vĩ tuyến.
Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến, cực Bắc, cực Nam.
- Nắm được hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Xác định được kinh – vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc và Nam
- Trái Đất có dạng hình gì ?
- Xem quả địa cầu + hình 2 SGK trang 7
- Đường xích đạo là đường như thế nào ?
- Cho biết độ dài bán kính và đường xích đạo của
Trái Đất ?
- Xác định cực Bắc, cực Nam trên quả địa cầu ?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
II. Hình dạng. kích thước của Trái Đất và hệ
thống kinh vĩ tuyến:
- Trái Đất có dạng hình cầu
- Trên quả địa cầu có vẽ hệ thống kinh vĩ tuyến.
Nội dung
- Đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam gọi
là đường gì ?
- Những đường tròng song song với xích đạo gọi là
đường gì ?
- HS: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

- HS: Xác định trên Quả Địa Cầu và bản đồ.
- Người ta vẽ hệ thống kinh vĩ tuyến để làm gì ?
- HS: Vẽ hệ thống kinh vĩ tuyến để xác định mọi
điểm trên bề mặt Trái Đất.
- Khi vẽ đường kinh tuyến, vĩ tuyến, người ta phải
chọn 1 kinh tuyến và 1 vĩ tuyến gốc để căn cứ vào
đó có thể tính được số trị các kinh tuyến và vĩ
tuyến khác.
- Các kinh tuyến và vĩ tuyến gốc có số độ là bao
nhiêu ?
- Trên quả địa cầu, người ta có thể vẽ được bao
nhiêu kinh tuyến và vĩ tuyến ?
- HS: Vô số
- Mỗi kinh tuyến cách nhau 10
0
ta có thể vẽ được
bao nhiêu kinh tuyến ? (biết rằng cả vòng tròn là
360
0
)
- Kinh tuyến gốc được qui định như thế nào?
- HS: Xác định trên Quả Địa cầu và bản đồ
- Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là bao
nhiêu độ ?
- Kinh tuyến năm bên phải kinh tuyến gốc là kinh
tuyến gì ?
- Kinh tuyến năm bên trái kinh tuyến gốc là kinh
tuyến gì ?
- Vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc gọi là vĩ
tuyến gì ?

- Vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc gọi là vĩ
tuyến gì ?
- HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Xác định
trên Quả Địa Cầu và bản đồ.
- Vĩ tuyến lớn nhất là đường vĩ tuyến nào ?
- HS xác định trên bản đồ và quả địa cầu
- Đường kinh tuyến nào dài nhất ?
- Hãy xác định nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu
Đông, nửa cầu Tây ?
- HS: Thảo luận nhóm – trả lời.
- Nửa cầu Đông: nửa cầu nằm bên phải vòng kinh
tuyến 20
0
T và 160
0
Đ, trên đó có các châu: Âu, Á,
Phi và Đại Dương.
- Nửa cầu Tây: nửa cầu nằm bên trái vòng kinh
tuyến 20
0
T và 160
0
Đ, trên đó có tòan bộ châu Mỹ.
- Nửa cầu Bắc: Nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích
đạo đến cực Bắc.
- Nửa cầu Nam: Nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích
đạo đến cực Nam.
- HS xác định trên Quả Địa Cầu và bản đồ
- Kinh tuyến là đường nối dài từ cực Bắc đến cực
Nam.

- Vĩ tuyến là những đường tròn song song với xích
đạo và vuông góc với kinh tuyến.
- Các kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc đều được ghi số
0

- Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grinuýt ở
ngoại ô Luân Đôn.
- Kinh tuyến năm bên phải kinh tuyến gốc là kinh
tuyến Đông.
- Kinh tuyến năm bên trái kinh tuyến gốc là kinh
tuyến Tây.
- Vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc gọi là vĩ
tuyến Bắc
- Vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc gọi là vĩ
tuyến Nam
- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo và là vĩ tuyến dài
nhất.
- Tất cả các đường kinh tuyến bằng nhau.
4. Củng cố:
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ Mặt Trời ?
- Quả địa cầu là gì ?
- Khái niệm: Đường xích đạo, kinh tuyến, vĩ tuyên, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc , nửa cầu Bắc,
nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây? Xác định trên Quả Địa Cầu và bản đồ.
5. Dặn dò:
- Xem trước bài 2 “ Bản đồ - cách vẽ bản đồ ”
6. Nhận xét tiết học:
Câu 1: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời ?
A. Vị trí thứ 3 B. Vị trí thứ năm C. Vị trí thứ bảy D. Vị trí thứ chín.
Đáp án : Câu A
Câu 2: Thế nào là kinh tuyến Đông, Tây:

A. Kinh tuyến Đông ở bên phải kinh tuyến gốc, kinh tuyến Tây ở bên trái kinh tuyến gốc.
B. Kinh tuyến Đông ở bên trái kinh tuyến gốc, kinh tuyến phải ở bên trái kinh tuyến gốc.
C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Đáp án : Câu A
Câu 3: Vĩ tuyên Bắc là vĩ tuyến nằm phía dưới đường xích đạo, vĩ tuyến Nam nằm phía trên xích đạo.
A. Đúng B. Sai
Đáp án : B
Câu 4: Trên quả địa cầu, nước ta nằm ở:
A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây. B. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
C. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông
Đáp án : B
Câu 5: Trên quả địa cầu, vĩ tuyến dài nhất là:
A. Vĩ tuyến 90
0
B. Vĩ tuyến 60
0
C. Vĩ tuyến 30
0
D. Vĩ tuyến 0
0
Đáp án: D
Câu 6: Trên quả địa cầu, các kinh tuyến:
A. Lớn dần từ Đông sang Tây B. Nhỏ dần từ Đông sang Tây
C. Đều bằng nhau D. Tất cả đều sai
Đáp án: C
Câu 7: Kinh tuyến đối diên với kinh tuyến gốc là:
A. Kinh tuyến 60
0
B. Kinh tuyến 90
0

C. Kinh tuyến 180
0
D. Kinh tuyến 360
0
Đáp án: C
Câu 8: Ghép cột A với B sao cho phù hợp:
A B
1. xích đạo
2. Chí tuyến
A. Vĩ tuyến 90
0
B. Vĩ tuyến 23
0
27
/
C. Vĩ tuyến 0
0
Câu 9: Hệ Mặt Trời có :
A. 7 hành tinh B. 8 hành tinh C. 9 hành tinh D. 10 hành tinh
Đáp án: C
Câu 10: Trên Trái Đất có thể vẽ được:
A. 360 kinh tuyến – 180 vĩ tuyến B. 360 kinh tuyến – 360 vĩ tuyến
C. Vô số kinh tuyến, vĩ tuyến D. 180 kinh tuyến, 180 vĩ tuyến
Đáp án: A
Câu 11: Trên quả địa cầu, cứ cách 10
0
ta vẽ một kinh tuyến thì sẽ có:
A. 35 kinh tuyến B. 36 kinh tuyến C. 37 kinh tuyến D. 38 kinh tuyến
Đáp án: B
Câu 12: Trên quả địa cầu, cứ cách 10

0
ta vẽ một vĩ tuyến thì sẽ có:
A. 16 vĩ tuyến và 2 cực B. 17 vĩ tuyến và 2 điểm cực
C. 18 vĩ tuyến và 2 điểm cực D. 19 vĩ tuyến và 2 điểm cực
Đáp án B
 

×