Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Quản lý tài chính tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.75 KB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

VŨ THÁI HẰNG

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

VŨ THÁI HẰNG

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. LÊ KIM SA
XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

TS. LÊ KIM SA

GS.TS. PHAN HUY ĐƯỜNG

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ này là do tôi nghiên cứu và thực
hiện, chưa từng được công bố trên các công trình nghiên cứu nào khác. Bản
luận văn này được hoàn thành là cả quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tôi
cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS. Lê Kim Sa. Các số liệu được
sử dụng trong luận văn này có nguồn gốc đáng tin cậy. Luận văn được nghiên
cứu dựa trên nền tảng cơ sở lý luận khoa học và trên cơ sở tác nghiệp thực
tiễn tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của Quý thầy cô Trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học

nhà trường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Kim Sa đã dành rất nhiều thời
gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những đóng góp tận tình của Quý thầy cô và các bạn.

Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2015
Học viên

Vũ Thái Hằng


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ...............................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..........................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP
................................................................................................................................... 5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài.....................................................................5
1.1.2.

Các nghiên cứu trong nước...................................................................8


1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại doanh nghiệp

10

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản.......................................................................10
1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý tài chính tại doanh nghiệp.............................13
1.2.3 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp........................14
1.2.4 Vai trò của quản lý tài chính tại doanh nghiệp.......................................18
1.2.5 Nội dung của QLTC doanh nghiệp........................................................20
1.2.6

Những nhân tố ảnh hưởng đến QLTC..................................................41

1.3 Những kinh nghiệm và bài học rút ra từ việc hoàn thiện QLTC của một số
công ty
46
1.3.1

Công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần VICEM thương mại Xi

măng

............................................................................................................. 46

1.3.2

Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội..........................................47

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.............................49


2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính49


2.1.1

Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính..............................49

2.1.2

Thiết kế nghiên cứu định tính..............................................................50

2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

51

2.2.1. Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng..........................51
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng...........................................................52
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM...............................................................54

3.1 Khái quát về Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam

54

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của PVC.........................................54
3.1.2. Cơ cấu tổ chức:.......................................................................................57
3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của PVC...........................................60
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của PVC..............................................60

3.2. Thực trạng tình hình tài chính của PVC 62

3.2.1 Hệ số khả năng thanh toán....................................................................63
3.2.2. Phân tích khả năng cân đối vốn:..........................................................64

3.3. Công tác QLTC của PVC 66
3.3.1. Đối tượng QLTC của PVC..................................................................66
3.3.2. Thực trạng quy trình quản lý tài chính của PVC.................................83
3.3.3. Phương thức QLTC của PVC..............................................................85
3.3.4. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động QLTC của PVC..................86

3.4. Đánh giá chung về công tác QLTC của PVC

87

3.4.1. Những thành tựu đã đạt được..............................................................87
3.4.2. Những hạn chế.....................................................................................89

3.5. Nguyên nhân hạn chế

91

3.5.1 Nguyên nhân khách quan........................................................................91
3.5.2 Nguyên nhân chủ quan............................................................................92
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA PVC........................................................................95


4.1. Phương hướng phát triển của PVC

95


4.1.1

Bối cảnh kinh tế xã hội........................................................................95

4.1.2

Quan điểm – mục tiêu phát triển của PVC..........................................98

4.2. Phương hướng cơ bản về hoàn thiện QLTC của PVC 99
4.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, quy định quy chế nội bộ............99
4.2.2 Xác định đúng quy trình QLTC, phương thức QLTC phù hợp với PVC...99
4.2.3 Nâng cao năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ
quản lý vào QLTC của PVC...........................................................................105
4.2.4 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ QLTC của PVC..............................106
4.2.5 Tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ bộ máy QLTC của PVC. .107
4.2.6 Minh bạch hóa tài chính......................................................................109
4.2.7 Kiến nghị.............................................................................................110
KẾT LUẬN...........................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................114


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết

Nguyên nghĩa

tắt

1

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

2

BCKQKD

Báo cáo kết quả kinh doanh

3

BCLCTT

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

4

DN

Doanh nghiệp

5

KHĐT

Kế hoạch đầu tư


6

KTAT

Kỹ thuật an toàn

7

KTTM

Kinh tế thương mại

PVC

Công ty mẹ - Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu
khí Việt Nam

9

PVN

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

10

QLTC

Quản lý tài chính

11


SXKD

Sản xuất kinh doanh

12

TCC&XLN Tái cơ cấu và Xử lý nợ

13

TCKT

Tài chính - Kế toán

14

TCKT-KT

Tài chính kế toán kiểm toán

15

TCNS

Tổ chức nhân sự

8

1



DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

1.

Bảng 3.1

2.

Bảng 3.2

Nội dung
Trang
Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu từ 2010-2014 của
61
PVC
Hệ số thanh toán
63

3.

Bảng 3.3

Khả năng cân đối vốn


64

4.

Bảng 3.4

66

5.

Bảng 3.5

Tình hình biến động nguồn vốn 2010-2014
Tình hình biến động cơ cấu nguồn vốn 2010-2014

6.
7.
8.
9.
10.
11.

Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11

Tình hình sử dụng vốn 2010-2014

Tình hình biến động tài sản 2010-2014
Doanh thu của PVC 2010-2014
Chi phí giá vốn/doanh thu 2010-2014
Tiền lương bình quân qua các năm 2010-2014
Chi phí trích lập dự phòng qua các năm 2010-2014

69
71
76
78
79
80

2

67


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Sơ đồ

1

Sơ đồ 1.1

2


Sơ đồ 3.1

Nội dung
Sơ đồ mô tả việc sử dụng các báo cáo tài
chính phụ vụ cho việc ra quyết định tài chính
Bộ máy quản lý tài chính của PVC

3

Trang
35
57


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT
1

Biểu đồ
Biểu đồ 3.1

Nội dung
Tình hình biến động tài sản 2010-2014

4

Trang
75



LỜI MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các tổ chức cũng như

các doanh nghiệp phải đảm bảo sự tồn tại ổn định và phát triển tạo nên hiệu
quả kinh tế cao. Do vậy, mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa
hóa lợi nhuận và hơn nữa là gia tăng giá trị của công ty. Trong nền kinh tế thị
trường, các doanh nghiệp không hoạt động đơn lẻ một mình mà nó luôn có
mối quan hệ với các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà nước,
các khách hàng,… Trong khi các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vốn vào
doanh nghiệp họ sẽ quan tâm đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và
mức độ rủi ro khi đầu tư vốn thì các chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả gốc
và lãi của doanh nghiệp mà họ có quan hệ tín dụng, còn các cơ quan quản lý
nhà nước lại quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra
các chính sách kinh tế - tài chính phù hợp, sao cho các doanh nghiệp phát
triển đúng hướng và thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.
Cơ chế thị trường cùng với đường lối, các chính sách của Đảng và Nhà
nước đã tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới nhưng cũng không ít khó
khăn và thử thách phải vượt qua. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp, các thành phần kinh tế là một trong những thử thách to lớn mà các
doanh nghiệp phải đối mặt, do đó một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển được thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó cũng phải
mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội, điều đó có nghĩa là thu nhập phải bù đắp chi
phí và có lợi nhuận đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển cần phải nhanh chóng đổi mới, hoàn thiện các mặt hoạt động của

mình; trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được
1


quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều
doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, hoạt động tài chính của doanh nghiệp có quan
hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất
kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, và
ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu, mạnh hay yếu sẽ có tác động thúc
đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc thường
xuyên, kịp thời đánh giá và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cũng
như các tác động từ các yếu tố khác trong và ngoài doanh nghiệp lên tình hình
tài chính doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết; để làm được điều này doanh
nghiệp/nhà quản lý cần phải đánh giá được đầy đủ và chính xác tình hình
phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm
tàng về vốn của doanh nghiệp, phân tích tình hình thị trường, trên cơ sở đó
xác định chính xác nhu cầu vốn, lập kế hoạch tài chính nhằm đề ra biện pháp
trong công tác huy động vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng, đồng thời đảm bảo sự
hợp lý và hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng nguồn vốn, qua đó giúp ta chủ
động hơn trong việc huy động và sử dụng vốn, cung cấp những tiêu chuẩn
cho việc đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là đơn vị thành
viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xây
lắp chuyên ngành các công trình Dầu khí với quy mô hoạt động rộng khắp
trên địa bàn cả nước, nguồn vốn và nguồn nhân lực lớn. Công tác quản lý tài
chính được PVC thường xuyên quan tâm, chú trọng. Mặc dù vậy, hoạt động
quản lý tài chính tại đơn vị hiện vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập; công tác phân
tích tài chính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu: Phân tích tài chính chưa giúp
nhà quản lý đánh giá được toàn diện, sát thực tình hình tài chính Công ty,
chưa trợ giúp hữu hiệu cho việc ra quyết định tài chính; việc lập kế hoạch tài

chính chưa được quan tâm, chú trọng đúng với tầm quan trọng của nó. Tình
2


trạng này sẽ khó được khắc phục nếu công tác quản lý tài chính tại đơn vị
không được cải thiện theo hướng hoàn thiện hơn.
Qua quá trình nghiên cứu và được sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Lê
Kim Sa, tác giả quyết định chọn đề tài “Quản lý tài chính tại Tổng công ty
Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam” để nghiên cứu.
2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Phân tích thực trạng công tác QLTC của PVC, từ đó đưa ra

giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại PVC.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài có nhiệm
vụ giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp
- Nghiên cứu và khảo sát thực trạng công tác quản lý tài chính tại Tổng
công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam thông qua những số liệu của Tổng
công ty thu thập được trong 5 năm 2010 - 2014.
- Đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác QLTC tại PVC
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí
Việt Nam.
3.2. Phạm vi:

 Phạm vi không gian: Đơn vị nghiên cứu là một doanh nghiệp cụ thể
ở đây là Công ty Mẹ - Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt
Nam.
 Phạm vi thời gian: 5 năm gần đây (2010 - 2014) và định hướng cho
các năm tiếp theo.
 Nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ báo cáo kế hoạch, báo cáo tài
chính và các tài liệu liên quan khác qua các năm: 2010, 2011, 2012,
3


2013, 2014; kế hoạch 5 năm (2016-2020); chiến lược phát triển đến
2025 và định hướng đến 2035.
4.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội

dung chính của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm
thực tiễn về quản lý tài chính tại doanh nghiệp.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Tổng công ty cổ phần
Xây lắp Dầu khí Việt Nam
Chương 4: Phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý tài
chính của PVC.

4


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH
NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cho đến nay, đã có không ít các công trình nghiên cứu về lĩnh vực
QLTC trong các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp dưới góc độ lý
thuyết, đánh giá thực tiễn cũng như tổng kết kinh nghiệm trong và ngoài
nước, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và không
ngừng nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả công tác QLTC.
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Ở các nghiên cứu trước đó, hầu hết các tác giả và nhà nghiên cứu
tiếp cận các lĩnh vực cụ thể của QLTC theo các cách thức khác nhau.
Sudhindra Bhat (2008) xem xét các lĩnh vực cụ thể của QLTC bao
gồm tất cả các hoạt động có liên quan đến các mục trên bảng cân đối kế
toán của doanh nghiệp. Các lĩnh vực cụ thể QLTC bao gồm: quản lý vốn
lưu động, quản lý tài sản dài hạn, quản lý nguồn tài chính, lập kế hoạch
tài chính, lập kế hoạch và đánh giá khả năng sinh lời.
Sudhindra Bhat cho rằng nhìn vào bảng cân đối kế toán của một
doanh nghiệp ta có thể đưa ra các quyết định quan trọng của QLTC. Có
nhiều quyết định liên quan đến các mục trên bảng cân đối kế toán, chúng
được phân loại thành ba loại chính: các quyết định đầu tư, quyết định tài
chính và các quyết định phân phối lợi nhuận.
Quyết định đầu tư: (1) liên quan đến số lượng và thành phần đầu
tư của doanh nghiệp trong tài sản ngắn hạn (tiền mặt, cổ phiếu, nợ,...) và
tài sản cố định (thiết bị, nhà xưởng,...), và (2) liên quan đến việc cân bằng
giữa hai loại tài sản trên.

5



Quyết định tài chính : (1) liên quan đến các loại tài chính sử dụng
để mua tài sản, và (2) liên quan đến việc đạt được một sự cân bằng giữa
các nguồn ngắn hạn và dài hạn, và giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu.
Quyết định phân phối lợi nhuận: (1) liên quan đến tỷ lệ lợi nhuận
thu được nên được giữ lại trong một doanh nghiệp để tài trợ cho phát
triển và tăng trưởng, (2) và tỷ lệ có thể được phân phối cho các chủ sở
hữu.
Eugene F. Brigham, Michael C. Ehrhardt (2008) định nghĩa QLTC
dựa trên huy động và sử dụng nguồn vốn: QLTC là quan tâm đến việc
nâng cao các quỹ cần thiết để tài trợ cho tài sản và hoạt động của doanh
nghiệp, việc phân bổ để tài trợ tiền giữa các ứng dụng cạnh tranh, và với
việc đảm bảo rằng các khoản tiền được sử dụng hiệu quả và hiệu quả
trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
QLTC hiện đại liên quan đến việc lập kế hoạch, kiểm soát và trách
nhiệm ra quyết định gồm:
1. Các loại và các nguồn tài chính mà một doanh nghiệp có thể sử
dụng, làm thế nào có thể được tiếp cận nó, và làm thế nào để lựa
chọn các nguồn tài chính trong số đó.
2. Các nhu cầu tài chính có thể được sử dụng trong một doanh nghiệp
và làm thế nào để lựa chọn những người có khả năng QLTC sao
cho doanh nghiệp có lợi nhất.
3. Các phương tiện khác nhau để đảm bảo rằng tài chính được phân
bổ cho các hoạt động cụ thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp,
dự kiến phân bổ lợi nhuận doanh nghiệp ra sao.
Một số các tác giả khác lại có các cách tiếp cận khác, có tác giả cho
rằng lĩnh vực chính của quản lý tài sản là lập kế hoạch (lập kế hoạch và
quản lý tiền mặt, dự báo tài sản bắt buộc, lập kế hoạch lợi nhuận), đòn
6



bẩy tài chính, ra quyết định đầu tư, quản lý vốn hoạt động (quản lý tiền
mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho) và các nguồn tài chính (tài chính
ngắn hạn và dài hạn, tài chính trung gian) (tác giả Walker và Petty
(1978)); có tác giả đưa ra quan điểm coi trọng thực tế hơn lý thuyết,
thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích tài chính bao gồm các biện
pháp quản lý kinh doanh; xác định khả năng sinh lợi; kiểm soát vốn hoạt
động (hoặc khả năng thanh khoản); kiểm soát tài sản cố định, chi phí từ
đó đưa ra các quyết định giá và lợi nhuận, các kế hoạch kinh doanh và
ngân sách (tác giả Barrow (1988)).
Đối với Meredith (1986), tác giả lại nhấn mạnh vào các hệ thống
thông tin như là cơ sở cho việc QLTC bao gồm các hồ sơ và báo cáo
QLTC. Điều này được xem là rất quan trọng bởi vì chủ doanh nghiệp các nhà quản lý hoặc các nhà QLTC thấy khó quyết định nếu họ thiếu
thông tin tài chính.
Trong khi đó English.J.W (1990) nhấn mạnh các kết quả QLTC
bao gồm khả năng thanh khoản, khả năng sinh lợi và tăng trưởng. Do
vậy, các lĩnh vực cụ thể có liên quan đến QLTC là quản lý khả năng
thanh khoản (dự thảo luồng tiền mặt, quản lý vốn hoạt động), quản lý
khả năng sinh lợi (phân tích lợi nhuận, lập kế hoạch lợi nhuận) và quản
lý tăng trưởng (hoạch định nguồn vốn và các quyết định).
McMahon (1995) nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể của QLTC bao
gồm tất cả các lĩnh vực liên quan đến các hạng mục trên bảng cân đối kế
toán của doanh nghiệp. Các lĩnh vực cụ thể của QLTC bao gồm quản lý
vốn hoạt động, quản lý tài sản dài hạn, quản lý các nguồn tài chính, lập
kế hoạch cơ cấu tài chính, lập kế hoạch và đánh giá khả năng sinh lợi.
Có thể tổng kết các nội dung của QLTC được các nghiên cứu đề
cập đến như sau:
7



• Quản lý tài sản lưu động hoặc vốn hoạt động
• Quản lý tài sản cố định hoặc quản lý tài sản dài hạn
• Quản lý quỹ
• Ra quyết định đầu tư
• Lập kế hoạch và dự thảo ngân sách tài chính
• Đòn bẩy và cơ cấu vốn
• Hệ thống thông tin kế toán
• Phân tích tài chính và đánh giá kết quả kinh doanh
• Phân phối lợi nhuận (chính sách lợi tức và lợi nhuận giữ lại).
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Cho đến nay, tại Việt Nam đã có không ít các công trình nghiên
cứu về QLTC trong các doanh nghiệp, dưới các mô hình hoạt động khác
nhau, đã có một số công trình được xuất bản thành sách/giáo trình như:
“Tập đoàn kinh doanh và cơ chế QLTC trong Tập đoàn kinh
doanh” do Nhà xuất bản Tài chính ấn hành năm 2003 của TS. Phạm
Quang Trung (Đại học kinh tế Quốc dân). Công trình này đã đi sâu
nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế QLTC trong các Tập
đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước; đồng thời tác phẩm cũng mô tả,
tổng hợp, phân tích toàn cảnh bức tranh áp dụng cơ chế QLTC tại các
Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thời gian đầu đi vào hoạt động.
“Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại” do nhà xuất bản Thống
kê năm 2009 của tác giá Dương Hữu Hạnh. Tác phẩm đã đề cập đến vấn
đề QLTC trong các doanh nghiệp hiện đại dưới góc nhìn của nhà quản
trị tài chính doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, QLTC cũng là đề tài được được rất nhiều các nghiên
cứu sinh/học viên đã quan tâm và nghiên cứu trên nhiều góc độ khác
nhau:
8



Luận án tiến sỹ “QLTC góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam” – tác giả Vũ Anh Tuấn – năm 2012.
Tác giả đã nghiên cứu về tác động của các chủ trương, biện pháp của nhà
nước về quản lý các hoạt động tài chính trong các Tập đoàn kinh tế nhà
nước đối với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn kinh
tế từ góc độ lý thuyết cũng như thực tiễn; đồng thời đưa ra các giải pháp
hoàn thiện QLTC nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các
Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Luận án tiến sỹ “QLTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn Hà Nội”- tác giả Nguyễn Thị Minh - năm 2014. Luận án đã nghiên cứu
về công tác QLTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó năm yếu tố
chính đối với quá trình QLTC nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
được tập trung phân tích qua các số liệu thực tiễn: lựa chọn cơ hội đầu tư, tổ
chức huy động vốn, quản lý chi phí và hạch toán chi phí, phân tích tài chính
và hoạch định tài chính, phân phối lợi nhuận và tái đầu tư. Đối tượng nghiên
cứu của tác giả là các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn và các doanh nghiệp tư nhân có ít hơn 300 lao
động và tổng vốn dưới 100 tỷ đồng. Tác giả đã phân tích dữ liệu và mô tả
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố QLTC đến kết quả QLTC của doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung “Hoàn thiện
QLTC tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp” – năm 2012
đã tiếp cận vấn đề QLTC là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài
chính, tổ chức và thực hiện các quyết định đó đảm bảo sự cân đối, hài
hòa các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu
hoạt động tài chính của doanh nghiệp, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận,
phát triển ổn định, làm gia tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp, phù hợp
9



với lợi ích của chủ sở hữu và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường. Nội dung của QLTC bao gồm quản lý nguồn vốn, quản
lý tài sản và quản lý chi phí trong doanh nghiệp.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thanh Phương “Hoàn thiện
công tác QLTC tại công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội” – năm 2014
tiếp cận QLTC theo hướng: QLTC là việc sử dụng các thông tin phản
ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích
điểm mạnh, điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch
sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong
tương lai nhằm tăng lãi cổ tức của cổ đông. Tác giả đề cập sâu đến vấn đề
QLTC trong công ty cổ phần, do đó tác giả nhấn mạnh đến ba loại quyết
định chính của nhà QLTC đó là quyết định đầu tư, quyết định vốn và
quyết định phân phối lợi nhuận làm sao cho có lợi nhất cho cổ đông.
Dựa trên kết quả nghiên cứu đã đề cập ở trên, chúng ta nhận thấy
rằng đề tài “QLTC” đã được rất nhiều các tác giả nghiên cứu, phân trích
trên nhiều quan điểm, khía cạnh và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn
một số khoảng trống cần bổ sung nghiên cứu và chưa có nghiên cứu nào
nghiên cứu về thực tiễn hoạt động QLTC tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp
Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2010-2014.
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại doanh nghiệp
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,
cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh
lời. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết
hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra yếu tố đầu tư nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Tài chính là một bộ phận cấu thành trong các hoạt động kinh tế của
doanh nghiệp. Nó có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại với các hoạt động
10



kinh tế khác. Mối quan hệ tác động qua lại này phản ánh và thể hiện sự tác
động gắn bó thường xuyên giữa phân phối sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Tài chính doanh nghiệp là tổng thể các quan hệ kinh tế gắn liền với quá
trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn các
nhu cầu, mục tiêu của doanh nghiệp. Nó là một khâu của hệ thống tài chính,
nó phản ánh tổng hợp hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì
tại đây diễn ra quá trình tạo lập và chu chuyển vốn gắn liền với quá trình sản
xuất, đầu tư, tiêu thụ và phân phối.
Tài chính doanh nghiệp phản ánh quá trình hình thành và sử dụng các
của cải trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu. Mục
đích tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu là cơ sở quan trọng trong lý thuyết tài chính
doanh nghiệp hiện đại.
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động kinh
tế, các mối quan hệ kinh tế thông qua sự vận động của tiền tệ, nói cách khác
giá trị được biểu hiện dưới hình thức khác nhau của vốn và tài sản. Sự vận
động của vốn và tài sản nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng quy mô
kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, đặc biệt là tăng giá trị công ty.
Các quan hệ tài chính chủ yếu bao gồm: (1) quan hệ giữa doanh nghiệp và
nhà nước, (2) quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính, (3) quan hệ giữa
doanh nghiệp với các thị trường khác, (4) quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính doanh nghiệp luôn gắn liền và phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bị chi phối bởi tính chất sở hữu
vốn trong mỗi doanh nghiệp và bị chi phối bởi mục tiêu lợi nhuận.
Tài chính doanh nghiệp thực chất nghiên cứu ba quyết định chủ yếu đó là:
quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận.

11



Quản lý là quá trình điều khiển và hướng dẫn tất cả các bộ phận trong
một tổ chức, thường là một tổ chức kinh tế thông qua việc thành lập và thay
đổi các nguồn tài nguyên, lấy hiệu quả kinh tế là nguyên tắc hoạt động.
QLTC là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của
doanh nghiệp. Nó được thực hiện thông qua việc sử dụng các thông tin phản
ánh chính xác tình trạng tài chính của doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh,
điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài
chính, tài sản cố định và các nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lãi
cổ tức của cổ đông. QLTC cũng là việc sử dụng các phương thức, các công cụ
quản lý để kiểm soát sự vận động của các nguồn lực tài chính của doanh
nghiệp phục vụ cho mục tiêu hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Như vậy khái niệm về QLTC của doanh nghiệp được thể hiện trên
hai khía cạnh:
Thứ nhất, là quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp. Như đã trao
đổi, về bản chất tài chính doanh nghiệp là luồng chuyển dịch các giá trị, phản
ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính để tạo lập hoặc sử dụng
các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt
động tài chính của doanh nghiệp bao gồm huy động vốn, quản lý và sử dụng
nguồn vốn và tài sản; quản lý doanh thu, chi phí, tính toán, xác định giá thành
sản phẩm đúng và đủ các yếu tố; phân phối lợi nhuận sao cho đảm bảo lợi ích
giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Vì
vậy QLTC doanh nghiệp là quản lý sự vận động của nguồn vốn, quản lý sử
dụng tài sản và quản lý kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp như
doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các quỹ của doanh nghiệp.
Thứ hai, QLTC của doanh nghiệp là sự tác động của nhà quản lý tới các
hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ở đây các nhà quản lý doanh nghiệp sử
dụng các công cụ tài chính, các phương thức tổ chức quản lý để kiểm soát sự
12



vận động của các nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp. Việc kiểm soát tài
chính, công tác kế toán – kiểm toán là những nội dung quan trọng của QLTC
doanh nghiệp.
Từ đó, QLTC doanh nghiệp là tổng thể các hình thức, các phương pháp,
các nguyên tắc, các công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính
của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục
tiêu nhất định.
Về bản chất, QLTC là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm của sự vận
dụng ý thức của con người trong việc sử dụng các chức năng của tài chính, do vậy
QLTC không phải là đại lượng bất biến mà nó luôn luôn được hoàn thiện, bổ sung
cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn phát triển.
1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý tài chính tại doanh nghiệp

Vai trò của quản lý tài chính rất quan trọng, nó tồn tại và tuân theo quy
luật khách quan, và bị chi phối với các mục tiêu và phương hướng kinh doanh
của công ty. Khi bắt tay vào việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh,
một yếu tố vô cùng quan trọng mà không một doanh nghiệp nào có thể bỏ qua
đó là việc quản lý các yếu tố tài chính như thế nào? một đồng vốn kinh doanh
bỏ ra có hiệu quả ra sao? đồng vốn đó có mang lại lợi nhuận và hiệu quả kinh
doanh như mong muốn hay không?
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong
công tác quản lý doanh nghiệp, luôn giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động
quản lý. Nó quyết định khả năng cạnh tranh, sự thành bại của doanh nghiệp
trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tại một số các tập đoàn kinh tế lớn như Microsoft, Apple, Vodafone,…
công tác quản lý tài chính được tách rời đối với công tác kế toán thống kê.
Công tác quản lý tài chính tại các doanh nghiệp này là những hoạt động tổng

13



hợp, phân tích, đánh giá thực trạng tài chính và đưa ra những quyết định tài
chính ngắn hạn cũng như dài hạn.
Công tác quản lý tài chính giúp giám đốc điều hành hoạch định chiến
lược tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp dựa trên sự đánh giá
tổng quát, cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng
quan trọng tới sự tồn tại của doanh nghiệp.
Quản lý tài chính còn có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động khác
của doanh nghiệp. Quản lý tài chính tốt có thể khắc phục được những khiếm
khuyết trong các lĩnh vực khác. Một quyết định quản lý tài chính không được
cân nhắc, hoạch định kỹ lưỡng có thể gây nên những tổn thất khôn lường cho
công ty và cho nền kinh tế.
Để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển, việc hoạch định chiến lược
kinh doanh, xây dựng và lựa chọn các quyết định đầu tư, huy động, tạo lập,
quản lý và sử dụng vốn kinh doanh,… phải được thực hiện một cách khoa
học, chính xác và phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng của doanh
nghiệp trong từng điều kiện cụ thể. Công tác quản lý tài chính nếu được thực
hiện tốt sẽ đáp ứng được các yêu cầu nói trên. Do đó, công tác quản lý tài
chính là rất cần thiết không chỉ với các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay, khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng và
toàn diện, áp lực cạnh tranh ngày càng cao thì công tác quản lý tài chính càng
đỏi hỏi phải được quan tâm, chú trọng, đặc biệt là trong điều kiện, hoàn cảnh
khó khăn như Việt Nam hiện nay thì điều này càng quan trọng hơn bao giờ hết.
1.2.3 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp

*

Mục tiêu QLTC doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau

như: tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu trong ràng buộc tối đa hóa lợi
14


×