Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ HÀ

NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY GIẤY TISSUE SÔNG ĐUỐNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN KIM HÀO

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

TS. TRẦN KIM HÀO

PGS.TS. TRẦN ANH TÀI

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi


dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Kim Hào. Các số liệu được sử dụng phân tích
trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất
kỳ nghiên cứu nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh với đề tài “Năng lực
cạnh tranh của Công ty Giấy Tissue Sông Đuống” trước hết, tôi xin chân thành
cảm ơn các thầy, cô giáo của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội đã dạy dỗ và
truyền đạt những kiến thức quý báu trong gần hai năm học tập tại trường.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy - TS. Trần Kim Hào đã tận tình hướng
dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình viết luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Công
ty Giấy Tissue Sông Đuống và gia đình đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình học tập, nghiên cứu cũng như trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ.
.


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa


1

AEC

Asean Economic Community - Cộng đồng kinh tế ASEAN

2

ASEAN

Association of Southeast Asia Nations - Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á

3

ATIGA

ASEAN Trade in Goods Agreement - Hiệp định thương mại
hàng hóa Asean

4

CPI

Consumer Price Index - Chỉ số giá tiêu dùng

5

GDP


Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

6

GSĐ

Công ty Giấy Tissue Sông Đuống

7

SWOT

Strengths Weaknesses Opportunities Threats - Ma trận SWOT

8

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

9

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - Hiệp
định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương

10

WTO


World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1 Bảng 3.1

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2010 - 2014

40

2 Bảng 3.2

Ưu - nhược điểm về sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh

48

3 Bảng 3.3

Ưu - nhược điểm về giá của các đối thủ cạnh tranh


49

4 Bảng 3.4

Ưu - nhược điểm về kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh

49

5 Bảng 3.5

Ưu - nhược điểm về hoạt động xúc tiến của đối thủ cạnh tranh

50

6 Bảng 3.6

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

53

7 Bảng 3.7

Thị phần giấy tissue của GSĐ từ năm 2010 - 2014

53

8 Bảng 3.8

Đánh giá, phân loại giấy tissue của khách hàng


57

9 Bảng 3.9

Đánh giá chất lượng của một số thương hiệu

58

10 Bảng 3.10 Bảng giá giấy tissue cuộn lớn

61

11 Bảng 3.11 Bảng mức chiết khấu giấy tissue cuộn lớn

61

12 Bảng 3.12 Bảng giá giấy tissue thành phẩm

62

13 Bảng 3.13 Bảng mức chiết khấu giấy tissue thành phẩm

62

14 Bảng 3.14 Các chỉ tiêu tài chính từ năm 2010 - 2014

66

15 Bảng 3.15 Dây chuyền sản xuất giấy tissue cuộn lớn


70

16 Bảng 3.16 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

72

17 Bảng 3.17 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

73

18 Bảng 3.18 Kế hoạch sản xuất, tiêu thụ đến năm 2020

78

19 Bảng 3.19 Ma trận SWOT

80

6


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

Trang


1

Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter

23

2

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của GSĐ

31

3

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức GSĐ

37

4

Hình 3.2 Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm năm 2014

40

5

Hình 3.3 Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận qua các năm 2010 - 2014

41


6

Hình 3.4 Cơ cấu trình độ lao động

43

7

Hình 3.5 Thị phần % sản lượng giữa các nhà sản xuất quý I/2015

54

8

Hình 3.6 Tốc độ tăng trưởng doanh thu giấy tissue từ 2010 - 2014

56

9

Hình 3.7 Sơ đồ kênh phân phối

63

10

Hình 3.8 Top 6 nhãn hiệu giấy được yêu thích tại Việt Nam

69


7


8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giấy sinh hoạt là một mặt hàng tiêu dùng quan trọng, mang tính xã hội cao, là
sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống hàng ngày của mỗi quốc gia. Hội nhập
quốc tế đã mang đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta trong những
năm qua đẩy nhu cầu về giấy sinh hoạt tăng đáng kể lên khoảng trên 1,2
kg/người/năm. Con số này tuy rất khiêm tốn nếu đem so sánh với mức tiêu thụ bình
quân thế giới là 4,2 kg/người/năm song nó cũng tạo nên cơ hội lớn cho các nhà
cung cấp giấy sinh hoạt trên thị trường. Bên cạnh những mặt tích cực đó, hội nhập
quốc tế cũng đặt ra cho các nhà sản xuất trong nước không ít thách thức trong sân
chơi toàn cầu.
Công ty Giấy Tissue Sông Đuống với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ công ty mẹ là
Tổng Công ty Giấy Việt Nam trước năm 2013 đã từng là một nhà cung cấp giấy
sinh hoạt lớn nhất miền bắc và đứng thứ ba trong cả nước đặc biệt thương hiệu giấy
vệ sinh Watersilk thống trị khu vực Hà Nội với hơn 20% thị phần. Thế nhưng trong
những năm gần đây, do tốc độ tăng trưởng và tiềm năng của ngành cao, các doanh
nghiệp lớn trong và ngoài nước kinh doanh trong lĩnh vực này không ngừng mở
rộng đầu tư, chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp gia công giấy tissue với quy
mô nhỏ mọc lên như nấm sau mưa. Áp lực cạnh tranh của thị trường giấy tissue
đang ngày càng trở lên gay gắt đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập AEC, Hiệp định
thương mại tự do giữa ASEAN và các nước Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
Quốc, Australia và New Zealand có hiệu lực đầy đủ cùng Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP) được ký kết mà Việt Nam là cũng một thành viên. Cũng

như nhiều doanh nghiệp khác, các sản phẩm của Công ty Giấy Tissue Sông Đuống
đã gặp phải sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt với các sản phẩm giấy nội địa cũng như
giấy nhập từ các nước trong khu vực có nền công nghiệp giấy phát triển hơn như
Thái Lan, Indonexia, Malaysia, Trung Quốc…dẫn đến thị phần ngày một giảm sút,
doanh thu không tăng, công tác tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, thu nhập có chiều

9


hướng giảm dẫn đến tình trạng lao động nhảy việc gây ảnh hướng không nhỏ đến
mục tiêu phát triển của Công ty. Trước những khó khăn đó, để tồn tại và phát triển
bền vững không còn con đường nào khác Công ty Giấy Tissue Sông Đuống buộc
phải tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình, nghiên cứu về nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành giấy tại Việt Nam nhưng chưa có công trình
nào nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Tissue Sông Đuống. Xuất
phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy
Tissue Sông Đuống” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
Đề tài này đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu là:
1. Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Tissue Sông Đuống hiện
nay ra sao?
3. Các giải pháp nào có thể thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Tissue Sông Đuống
hiện nay từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Hệ thống hóa các vấn đề chung về năng lực cạnh tranh.

 Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty Giấy Tissue
Sông Đuống.
 Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Giấy Tissue Sông Đuống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
10


- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Tissue Sông Đuống
- Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: Công ty Giấy Tissue Sông Đuống
 Về thời gian: Luận văn nghiên cứu, phân tích và đánh giá năng lực cạnh
tranh của Công ty Giấy Tissue Sông Đuống qua các số liệu từ năm 2010 - 2014 và
đề xuất giải pháp đến năm 2020.
 Về nội dung: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, hiện trạng và giải pháp.
4. Những đóng góp của luận văn
- Đưa ra các tiêu chí đánh giá và phân tích các yếu tố tác động đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy
Tissue Sông Đuống, những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp (về tổ chức, nhân sự, marketing, công nghệ…) và
kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục hình, bảng biểu, các từ viết tắt
luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiêp.
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Tissue Sông

Đuống.
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh tranh của
Công ty Giấy Tissue Sông Đuống.

11


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể nói năng lực cạnh tranh chính là sức mạnh của doanh nghiệp được thể
hiện trên thương trường. Doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển bền vững đặc
biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, doanh nghiệp đó buộc phải nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình. Đã có rất nhiều các công trình, sách, báo viết về
đề tài này, dưới đây là một số những nghiên cứu đã được thực hiện gần đây:
1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Luận văn thạc sỹ “Study of Competitiveness - A Case Study of DHL, Ji Liu &
Yuanyuan Wen, University of Gavle, Master’s Thesis in Business Administration,
2012” tập trung nghiên cứu Công ty DHL - một trong những công ty logistic thành
công nhất trên thế giới có mặt trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp toàn cầu
thông qua phân tích các yếu tố nội bộ (chất lượng, thương hiệu và marketing) và các
yếu tố bên ngoài (phân tích khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường). Cuối
cùng là phân tích SWOT để tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức làm căn cứ đưa ra một số các giải pháp về marketing, công nghệ, nhân sự để
tiếp tục phát triển và bảo vệ vị trí dẫn đầu của mình.
Bài viết “Five essential strategies to enhance competitiveness” của tác giả
John Manzella ngày 01/4/2014 đã chỉ ra năm chiến lược cần thiết để nâng cao năng
lực cạnh tranh trong nước và quốc tế của doanh nghiệp đó là: tập trung vào năng lực
cốt lõi (phát huy những gì đang làm tốt nhất); thu hút và giữ chân người tài (vì tập
trung vào năng lực cốt lõi để trở thành tốt nhất phải đòi hỏi nhân viên có tay nghề

cao nhất với khả năng giải quyết vấn đề phân tích phức tạp, và vận dụng các công
nghệ tinh vi); lấy khách hàng làm trung tâm (khách hàng ở mỗi quốc gia được tiếp
cận với những sản phẩm dịch vụ đa dạng với giá cả cạnh tranh, nhà sản xuất phải
lấy khách hàng làm trung tâm mới có thể nắm bắt những thay đổi trong nhu cầu và
mong muốn của họ); giảm chi phí và mở rộng hợp tác quốc tế.

12


Công trình nghiên cứu “Using information technologies to raise the
competitiveness of smes, Alexandru Nedelea, The USV Annals of Economics and
Public Administration, 2012” cho rằng cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng. Nó
quyết định, chỉ đạo và kiểm soát chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp phải có khả năng thích ứng với tình hình và liên tục cải tiến để giữ vững vị
trí của mình cũng như để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Để tăng
năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng nhiều phương pháp
khác nhau nổi bật là nâng cao năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp, trình độ
chuyên môn của nhân viên, ứng dụng công nghệ mới cho sản phẩm và dịch vụ của
mình. Công nghệ thông tin đem đến cơ hội cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin các doanh nghiệp có thể đạt
được hiệu quả cao hơn trong tổ chức quá trình kinh doanh, dòng chảy thông tin,
cũng như cung cấp cho họ các phương tiện kiểm soát nguồn lực và chi phí quản lý
tốt hơn. Nghiên cứu này xác định và đánh giá các khía cạnh quan trọng về năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải tiến, phân tích những lợi ích và hạn
chế của các giải pháp công nghệ thông tin ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và
phát triển của doanh nghiệp.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Bài báo “Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế”
của tác giả Phạm Tất Thắng, Tạp chí Cộng sản ngày 23/3/2012 đã nêu cụ thể các
yếu tố làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay như: thiếu

vốn, quy mô vốn còn nhỏ bé, công tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện
một cách bài bản, chuyên nghiệp, trình độ công nghệ lạc hậu, nhân lực chưa được
đào tạo bài bản… từ đó đưa ra những việc phải làm để nâng cao năng lực cạnh tranh
bao gồm: đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong các doanh nghiệp, tăng cường hoạt động marketing hỗn hợp, giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp,
hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều
hành kinh doanh.
13


Bài báo “Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam” của tác giả Lê Quốc Phương, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại ngày
13/6/2013 đã nêu các khái niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh, các yếu tố hình
thành năng lực cạnh tranh, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam từ 2002 - 2012 để rút ra những hạn chế và nguyên nhân.
Cuối cùng tác giả khuyến nghị những biện pháp đối với doanh nghiệp và nhà nước
để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ (2011) “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt
Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới” của tác giả Nguyễn
Thị Ánh Tuyết đã tìm hiểu, phân tích về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
tại Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, các yếu tố bên trong
và bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh và kinh nghiệm nâng cao năng lực
cạnh tranh của các tập đoàn sản xuất giấy tại Indonesia từ đó rút ra bài học cho
Tổng công ty giấy Việt Nam. Kết quả phân tích các chỉ tiêu, báo cáo từ năm 2007
đến 2011 chỉ ra thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam hậu
WTO, những hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc
tế một cách hiệu quả.
Luận án Tiến sĩ (2011) “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè

ở tính Thái Nguyên” của tác giả Đỗ Thị Thúy Phương đã đánh giá năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp chè theo hình thức sở hữu và quy mô vốn của doanh
nghiệp thông qua đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, thị phần của doanh
nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực thu hút nguồn lực tài chính và khả
năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp chè. Luận án tìm ra các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái Nguyên, từ đó
đưa ra hệ thống các giải pháp giúp các doanh nghiệp chè nâng cao năng lực cạnh
tranh trong thời kỳ hội nhập quốc tế, giai đoạn 2011 - 2020. Kết quả của nghiên cứu
có thể giúp các nhà lãnh đạo, ban, ngành tỉnh Thái Nguyên đưa ra các chính sách
quản lý phù hợp thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh
14


cho các doanh nghiệp chè của tỉnh. Luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo cho
các doanh nghiệp chè ở Việt Nam trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh
của mình.
Luận văn thạc sỹ (2012) “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần tập đoàn Tân Mai đến năm 2020” của tác giả Trần Quốc Hiếu cho
thấy tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập
hiện nay và nêu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, cũng như các tiêu
chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tác giả cũng trình bày một số
nét lớn về ngành giấy Việt Nam. Qua đó, ta cũng thấy được sự khó khăn lớn nhất
hiện nay không phải là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành mà sự
cạnh tranh này xuất phát từ giấy nhập khẩu của các nước lân cận. Nghiên cứu này
cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực
cạnh tranh của công ty với những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức dựa trên
những ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài làm cơ sở xây
dựng các giải pháp cụ thể trên từng lĩnh vực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Các giải pháp này đặt trên nền tảng phát huy nội lực là chính, bên cạnh đó, tận dụng
các cơ hội và hạn chế ảnh hưởng của các nguy cơ từ môi trường bên ngoài đồng

thời, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm giúp tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngành giấy
nói chung và Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai nói riêng.
Luận văn thạc sỹ (2014) “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm Nhà thông minh của Công ty TNHH Asel Việt Nam” của tác giả Lại Khắc
Mạnh nghiên cứu, làm rõ bản chất của cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế, của doanh nghiệp và của sản phẩm về cả mặt định tính và định lượng. Tác giả đã
phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm giải pháp nhà
thông minh của công ty, phân tích các đối thủ cạnh tranh qua đó chỉ ra những điểm
mạnh và điểm yếu trong năng lực cạnh tranh sản phẩm giải pháp nhà thông minh
của công ty Asel. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng
lực cạnh tranh sản phẩm giải pháp nhà thông minh cho Công ty TNHH Asel Việt
15


Nam đồng thời đề xuất một số kiến nghị với chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp
các giải pháp nhà thông minh trên thị trường để có thể tồn tại và phát triển bền
vững. Nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu cho các công ty kinh doanh
trong lĩnh vực nhà thông minh tham khảo.
Luận án Tiến sĩ (2014) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Trung Hiếu
hệ thống hoá những cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân
phối bán lẻ, đưa ra những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
phân phối bán lẻ, làm cơ sở để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh các doanh
nghiệp phân phối bán lẻ ở Hải Phòng. Tác giả đã khái quát tình hình phát triển và
phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên
địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn từ 2008 - 2012. Trên cơ sở đó đánh giá
những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ đó đề

xuất một số giải pháp và các kiến nghị đối với Chính phủ và Chính quyền thành phố
Hải Phòng để hoàn thiện các chính sách, góp phần nâng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng như trên
phạm vi cả nước. Luận án có thể xem là tài liệu tham khảo hữu ích cho nhà quản lý
trên địa bàn Hải Phòng nói riêng và các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên cả nước
nói chung.
Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu, các bài viết khác đăng tải
trên các tạp chí, sách, báo liên quan đến đề tài.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài và tầm quan trọng của nâng
cao năng lực cạnh tranh
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Cạnh tranh

16


Cạnh tranh là yếu tố gắn liền với nền kinh tế thị trường, tùy từng cách hiểu và
cách tiếp cận mà có những quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Luận án đưa ra một
số khái niệm về cạnh tranh như:
Theo K.Marx “Cạnh tranh là một sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ
hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. [15, tr.13]
Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh
tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình
mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi
nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả là giá cả có thể
giảm đi.
Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn Kinh tế
học (xuất bản lần thứ 12, trang 281) cho rằng “Cạnh tranh (Competition) là sự kình
địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị

trường”. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo
(Perfect Competition).
Tác giả Đặng Đức Thành trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp thời hội nhập cho rằng: “Cạnh tranh là một quan hệ kinh tế, tất yếu
phát sinh trong cơ chế thị trường với việc các chủ thể kinh tế ganh đua gay gắt để
giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm chiếm lĩnh
thị trường, giành lấy khách hàng để thu được lợi nhuận cao nhất. Mục đích cuối
cùng trong cuộc cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích đối với doanh nghiệp và đối với
người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”. [16, tr.74]
Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm trong tác phẩm “Thị trường, chiến lược,
cơ cấu’’ thì cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình
mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao và mới lạ hơn
để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh. [17, tr.118]

17


Như vậy, cạnh tranh có thể hiểu là sự ganh đua giữa các cá nhân, tổ chức có
chức năng như nhau trên thị trường nhằm thỏa mãn các mục tiêu như tăng thị phần,
tối đa hóa lợi nhuận, uy tín….
1.2.1.2. Lợi thế cạnh tranh
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về lợi thế cạnh tranh như:
Tác giả Michael Porter trong tác phẩm Competitive advantage cho rằng mỗi
doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh khác nhau, lợi thế cạnh tranh có thể được
biểu hiện ở ba góc độ: phí tổn thấp hơn tức là tạo ra các sản phẩm tương đương về
giá cả, mẫu mã so với đối thủ cạnh tranh nhưng với chi phí thấp hơn; khác biệt độc
đáo so với đối thủ tức là tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ
có sự khác biệt mà sản phẩm đổi thủ không có trong khi khách hàng coi trọng và
sẵn sàng trả tiền cao hơn để mua; hoặc tập trung hóa nghĩa là công ty chỉ tập trung
phục vụ cho một phân khúc thị trường nhỏ và tại phân khúc này công ty sẽ thực

hiện kết hợp với chi phí thấp hoặc khác biệt hóa.
Tác giả Wagner và Hollenbeck trong tác phẩm Organizational behavior Securing competitive advantage thì cho rằng lợi thế cạnh tranh là những điểm nổi
bật của doanh nghiệp mà đối thủ không thể sao chép được. Một trong những cách
hiệu quả nhất để đảm bảo cạnh tranh là sử dụng tốt kiến thức, kỹ năng và quản lý
nhân lực. Các doanh nghiệp có nguồn nhân lực khác nhau và các đối thủ không thể
sao chép sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra ra bởi nguồn nhân lực khác nhau này.
Từ các quan điểm trên có thể thấy rằng lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho
doanh nghiệp nổi bật, khác biệt so với các đối thủ khác, là nền tảng cho sự phát
triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.3. Năng lực cạnh tranh

18


Có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc
gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Luận án này chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Theo lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Hiệu quả
của các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên mức chi phí
thấp. Chi phí sản xuất thấp không chỉ là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh mà
còn đóng góp tích cực cho nền kinh tế.
Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh
nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không
chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, thương hiệu, tổ chức quản
trị doanh nghiệp,… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế
của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp gắn với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh…
Năng lực cạnh tranh còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh

và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc
chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị
trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới.
Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực
cạnh tranh là khả năng tạo ra, duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong
và ngoài nước. Các chỉ số đánh giá năng suất lao động, công nghệ, tổng năng suất
các yếu tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính khác
biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào…

19


Theo Michael Porter, năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản
phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu
cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận. [15, tr. 17]
Tác giả Lê Đăng Doanh trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp thời hội nhập cho rằng “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được
đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp
trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước”. [16, tr .28]
Như vậy, thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” tồn tại rất nhiều quan điểm khác
nhau, dẫn đến cách thức đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vẫn
chưa được xác định một cách thống nhất và phổ biến.
Từ các quan điểm trên, có thể đúc kết lại: Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng bằng việc khai thác, sử
dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ
hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao
và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
1.2.2. Tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, để tồn tại và đứng

vững trên thị trường các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với với
các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các công ty, tập đoàn
xuyên quốc gia. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi vì
quá trình này sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực. Mặt khác cạnh tranh
buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất
kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Xã hội càng phát triển, nhu cầu càng
nhiều mà nhu cầu của con người thì vô tận, luôn có những thị trường ngách đang
chờ các doanh nghiệp tìm ra và thoả mãn. Do vậy các doanh nghiệp phải nỗ lực

20


tăng cường năng lực cạnh tranh bằng việc thúc đẩy công tác nghiên cứu và triển
khai công nghệ, đi sâu tìm hiểu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu mới của
khách hàng nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tăng hiệu quả hoạt động tài chính, đa
dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm… để lựa chọn phương án phù hợp với
năng lực kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng .
Trong cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ
thành công. Tóm lại, các doanh nghiệp cần phải có các chiến lược và giải pháp để
nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vượt trội so với các đối thủ vì điều này sẽ giúp
doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và
quyết liệt.
1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực
của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp song không chỉ
xem xét, phân tích các yếu tố này một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với
các đối thủ cạnh tranh hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Để đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp có nhiều tiêu chí khác nhau và phải đánh giá cả
bằng định tính và định lượng. Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác
nhau có các tiêu chí đánh giá khác nhau nhưng có thể tổng hợp một số tiêu chí chủ

yếu như thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng, năng suất lao động,
thu nhập bình quân, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, trình độ quản lý, bảo
vệ môi trường, tài sản của doanh nghiệp, nghiên cứu và sáng tạo, chất lượng, giá cả
của sản phẩm... Những yếu tố này tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tức là
giúp doanh nghiệp có khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các
đối thủ cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giấy tissue với
những đặc thù riêng như đòi hỏi vốn lớn để đầu tư cho máy móc công nghệ, lợi thế
theo quy mô, các doanh nghiệp đều muốn chiếm lĩnh thị trường để thu về nhiều
doanh thu và lợi nhuận…tác giả tập trung nghiên cứu các tiêu chí đánh giá năng lực
cạnh tranh bao gồm

21


1.3.1. Thị phần
Thị phần của doanh nghiệp trong một thời kỳ là tỷ lệ phần trăm thị trường mà
doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được trong thời kỳ đó, cho thấy sức mạnh mà doanh
nghiệp có thể giành được trong cạnh tranh. Việc so sánh, phân tích, đánh giá thị
phần của doanh nghiệp là tiêu chí quan trọng để so sánh về mặt quy mô kinh doanh
và vị thế trên thị trường. Thị phần của doanh nghiệp thường được xác định về mặt
hiện vật (khối lượng sản phẩm) và về mặt giá trị (doanh thu). Trong cùng một môi
trường, doanh nghiệp có thị phần lớn là biểu hiện cụ thể về năng lực cạnh tranh
cũng như ưu thế vượt trội về khả năng giành thắng lợi trong cạnh tranh. Trong một
thị trường đang tăng trưởng, việc duy trì tăng thị phần sẽ làm tăng doanh thu cùng
nhịp với tốc độ tăng trưởng thị trường. Trong một thị trường trì trệ hoặc xuống dốc,
việc tăng doanh thu đòi hỏi phải tăng thị phần.
1.3.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
Là một trong những tiêu chí phản ảnh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng gia tăng chứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gia
tăng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị

phần của doanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giống
với tốc độ tăng trưởng tính theo doanh thu nhưng phản ánh thực chất và chính xác
hơn về một doanh nghiệp vì lợi nhuận mới thực sự phản ánh kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp, lợi nhuận càng cao hơn so với trung bình ngành hay các doanh
nghiệp khác trong cùng ngành chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả,
năng lực cạnh tranh càng cao. Thông qua các tiêu chí này có thể đánh giá mức độ
hoạt động có hiệu quả hay không của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến dịch
thị trường, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh và hỗ trợ cho việc đề ra các
mục tiêu của doanh nghiệp…
1.3.3. Sản phẩm

22


Sản phẩm là một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị
trường bởi vì khách hàng luôn có xu hướng so sánh sản phẩm của doanh nghiệp này
với sản phẩm của doanh nghiệp khác nhằm lựa chọn cho mình cái phù hợp nhất. Do
vậy, để thấy được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp
sản xuất không thể không xem xét đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh
nghiệp đó thông qua chất lượng, giá bán, kênh phân phối và xúc tiến.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu cấu thành năng lực cạnh
tranh của sản phẩm, mà năng lực cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố cấu thành năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với
doanh nghiệp, khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo, không thoả mãn nhu
cầu thì khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp. Do đó, để tồn tại và chiến thắng trong
cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Cùng với chất lượng sản phẩm thì giá bán cũng là công cụ cạnh tranh chủ yếu
của các doanh nghiệp. Giá cả tác động rất lớn đến cạnh tranh, cạnh tranh về giá sẽ
có ưu thế hơn đối với các doanh nghiệp có vốn và sản lượng lớn hơn nhiều so với

các đối thủ khác.
Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hoá dịch vụ được đưa như thế nào
đến người tiêu dùng. Vì vậy, doanh nghiệp nào có cách thức tổ chức hệ thống phân
phối sản phẩm, dịch vụ của mình tốt, tạo ra sự thuận tiện nhanh chóng cho người
tiêu dùng thì việc đó sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường. Các doanh nghiệp tổ chức và quản lý hoạt động phân phối thông
qua các hệ thống kênh phân phối.
Xúc tiến bán hàng là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng
tính cạnh tranh của hàng hoá của các doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua xúc
tiến, các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng của mình, cung cấp
cho khách hàng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi để kích thích người
tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, thu hút thêm khách hàng tiềm
năng từ đó làm tăng khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp.

23


1.3.4. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định khả
năng sản xuất cũng như là tiêu chí hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có năng lực về tài chính sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới,
đầu tư trang thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng
năng lực cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường.
Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu hay phân
phối, quảng cáo cho sản phẩm... đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài
chính của doanh nghiệp do đó một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có
khả năng trang bị máy móc dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến đảm
bảo chất lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá bán sản phẩm, tổ chức các hoạt động
quảng cáo khuyến mại mạnh mẽ nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra, với một khả
năng tài chính hùng mạnh, doanh nghiệp cũng có khả năng chấp nhận lỗ một thời

gian ngắn để hạ giá thành sản phẩm nhằm giữ vững và mở rộng thị phần cho doanh
nghiệp, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, hiện đại hóa hệ thống
tổ chức quản lý…
Vì vậy, vấn đề tài chính luôn luôn là vấn đề gây nhiều trăn trở cho nhà quản
lý. Không chỉ vậy trong nền kinh tế thị trường, nó trở thành biểu tượng cho sự giàu
có phát đạt, sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Nguồn tài chính vững chắc sẽ là
chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp dành được sự tin cậy, đầu tư từ phía khách
hàng lẫn nhà đầu tư nước ngoài. Thiếu nguồn tài chính cần thiết, doanh nghiệp có
thể bị phá sản, sụp đổ bất cứ lúc nào. Tài chính được coi là phương tiện chủ yếu, vũ
khí sắc bén để tấn công, đánh thắng các đối thủ cạnh tranh. Trong thực tế, không có
doanh nghiệp nào tự có đủ vốn trong mọi thời điểm để triển khai tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình nên điều quan trọng là doanh nghiệp phải có kế
hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn.
1.3.5. Thương hiệu và uy tín

24


Thương hiệu của một sản phẩm, một doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan
trọng cho sự thành công. Để có được một thương hiệu uy tín trên thị trường cần cả
một quá trình nỗ lực phấn đấu trên nhiều mặt. Uy tín thương hiệu được đo bằng
mức độ nhận biết cũng như độ trung thành đối với thương hiệu. Đây là một tiêu chí
khái quát bao gồm nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xuất sứ,
marketing,…là tài sản vô hình của doanh nghiệp và có ý nghĩa ngày càng quan
trọng trong nền kinh tế. Sản phẩm của doanh nghiệp nào có thương hiệu mạnh thì
lợi thế cạnh tranh sẽ hơn hẳn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Thương
hiệu đã trở thành yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong điều kiện kinh tế hiện đại và người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm hàng
hóa với số lượng cao hơn, thậm chí trả giá cao hơn, từ đó nâng cao được năng lực
cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

1.3.6. Trình độ công nghệ
Có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, là tiêu chí
quan trọng hàng đầu trong việc thể hiện năng lực sản xuất, chất lượng và giá thành
sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
hiện đại cùng công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp
chắc chắn sẽ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm kéo
theo sự giảm giá bán trên thị trường. Khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của
doanh nghiệp sẽ rất lớn, ngược lại không một doanh nghiệp nào lại có khả năng
cạnh tranh cao khi mà công nghề sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ vì nó
không chỉ làm giảm chất lượng sản phẩm mà còn làm tăng chi phí sản xuất.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Có nhiều nhân tố nội tại tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
sản xuất như trình độ, tay nghề của lao động, cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý, văn
hóa doanh nghiệp…trong lĩnh vực sản xuất giấy tiêu dùng có thể thấy các yếu tố có
ảnh hưởng nhất đến năng lực cạnh tranh bao gồm
25


×