Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

GIÁO án TOÁN mầm non Đếm và nhận biết số lượng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.59 KB, 40 trang )

GIÁO ÁN TOÁN

1) Đếm và nhận biết số lượng 2.
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động làm quen với Toán
Chủ đề: Thực vật
Đề tài: Đếm và nhận biết số lượng 2
Độ tuổi: 3- 4 tuổi
Người soạn: Nhóm 1
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức.
- Đếm đến 2, nhận biết các nhóm có số lượng 2
2. Kỹ năng.
- Đếm và nhận biết số lượng 2
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ biểu đạt số lượng các nhóm “một” và “nhiều”
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Nhận thức được bài học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng của cô
- Nhạc bài: “Bông hoa mừng cô”
- Powerpoint vườn hoa
- Lọ hoa, hoa nhiều màu sắc khác nhau ( đỏ, vàng, xanh)
2. đồ dùng của trẻ
- Rổ, loto hoa
- Trang phục gọn gàng
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

ỔN ĐỊNH:
- Tập trung trẻ


- Cô cho trẻ hát bài “Bông hoa mừng cô” và trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát có nhắc tới ngày gì? ( ngày 8-3)
+ Ngày 8-3 là ngày gì? ( quốc tế phụ nữ )
+ Bạn nhỏ trong bài hát đã tặng cô món quà gì? ( bông hoa )
+ Bạn nhỏ đã hái những bông hoa đó ở đâu? ( trong vườn)
+ À! bạn nhỏ trong bài hát đã hái rất nhiều bông hoa đẹp trong vườn để tặng cho cô giáo của
mình nhân ngày 8-3. Vậy thì bây giờ cô và các con cùng đi tham quan vườn hoa của bạn ấy
nhé!
HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM

HOẠT
ĐỘNG
CỦA
TRẺ


* Hoạt động 1: Ôn số lượng 1.
- Cô cho trẻ xem power point vườn hoa của bé.
- Cô hỏi: Vườn hoa có đẹp không các con?
- À các con ơi, các con có muốn biết những bông hoa mà bạn nhỏ hái tặng cô nhân ngày 8-3
là những bông hoa gì không?
- Trời tối- trời sáng
+ Các con ơi, cô có những bông hoa màu gì nào? ( đỏ, vàng,xanh)
+ Các con cho cô biết hoa màu đỏ có bao nhiêu bông? (1 bông)
+ Có bao nhiêu bông hoa màu vàng? ( 1 bông)
+ Có bao nhiêu bông hoa màu xanh? ( nhiều bông)
+ Tại sao con biết ( vì 1 bông thêm 1 bông là nhiều bông)
+ Bây giờ cô muốn biết chính xác số lượng của nhóm bông hoa màu xanh, các con có giúp
cô được không?

* Hoạt động 2: Dạy trẻ kĩ năng đếm và nhận biết số lượng 2.
- Cô thấy các con có rất nhiều câu trả lời khác nhau, bây giờ chúng ta cùng kiểm tra nhé!
- Giáo viên đếm cho trẻ xem ( không giải thích)
- Giáo viên đếm thêm 1 lần nữa ( có giải thích: cô đã xếp những bông hoa màu xanh theo
hàng ngang từ trái sang phải, cô đếm “1,2 tất cả có 2 bông hoa” và cho trẻ đếm theo cô.
+ Các con có biết cô vừa làm gì không nào?
+ À, cô vừa đếm đấy các con ạ!
+ Vậy các con cùng nhắc lại với cô nào “đếm”(cho trẻ nhắc lại 2-3 lần)
+ Cô cho trẻ đếm lai:
Cô xếp các bông hoa theo hàng ngang từ trái sang phải, chỉ tay vào từng bông hoa theo
chiều từ trái sang phải và đếm “1, 2, tất cả có 2 bông hoa”
+ Cô mời cô mời:
+ Cô mời một bạn nào lên đếm lại cho cô và các bạn cùng xem nào?
+ Bạn A (B) đếm đúng chưa các con?
GV nhận xét, sửa sai.
*Trò chơi luyện tập
- Cho trẻ đi lấy rổ đồ dùng cô đã chuẩn bị sẵn.
- Trong rổ có gì? (Có 2 hoa màu đỏ, 2 hoa màu vàng, 2 màu xanh).
+Trò chơi 1: Ai nhanh hơn
- Nhiệm vụ nhận thức: Hình thành kĩ năng đếm và nhận biết số lượng 2. Luyện kĩ năng xếp
từ trái sang phải.
- Cách chơi: Trẻ chia làm 3 tổ và ngồi theo hình chữ U
Lần 1: Giáo viên yêu cầu các tổ chọn số lượng hoa và cùng đếm.
Lần 2: Cho trẻ chọn những nhóm hoa còn lại (có số lượng 2) đặt tương ứng 1:1 với nhóm
đã có và đếm, so sánh.
+ Cho trẻ đếm: 1,2 tất cả có 2 hoa màu....
+ 2 hoa màu... và 2 hoa màu.... như thế nào so với nhau? (nhiều bằng nhau). Vì sao con biết?


-Luật chơi: Đội nào lấy đúng theo yêu cầu của cô sẽ nhận được quà.

- Nhận xét và đánh giá.
- Tập trung trẻ lại để cùng nhau nhớ tên bài học
+ Bài học hôm nay có tên là: Đếm và nhận biết số lượng 2
+ Cho cả lớp nhắc lại.
* GV cho trẻ liên hệ thực tế:
- Bây giờ các con hãy quan sát xem xung quanh lớp mình có những vật nào có số lượng 2?
*Hoạt động 3: Luyện tập, cũng cố.
Chơi trò chơi vận động : Khéo tay- Nhanh mắt
- Nhiệm vụ nhận thức: Luyện tập kĩ năng đếm 2 và nhận biết số lượng 2 qua hoạt động chơi.
- Hoạt động chơi: Giáo viên chia trẻ thành 2 đội, xếp thành 2 hàng dọc. Khi nghe hiệu lệnh,
thành viên của mỗi đội sẽ lấy 1 bông hoa ( đội 1 lấy hoa màu đỏ, đội 2 lấy hoa màu vàng) ở
vạch xuất phát sau đó vượt qua chướng ngại vật rồi cắm hoa vào các bình hoa, sao cho mỗi
bình chỉ có 2 bông hoa. Sau khi cắm xong thì sẽ chạy về đứng cuối hàng, bạn tiếp theo chạy
lên cắm và cứ lần lượt như thế cho đến khi hết nhạc chơi thì dừng lại.
- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được lấy 1 bông hoa, đội nào hoàn thành đúng và nhanh nhất thì
đội đó dành chiến thắng
KẾT THÚC
- Tập trung trẻ, nhắc lại tên bài học, giao nhiệm vụ, nghỉ.
+ Ai có thể cho cô biết hôm nay chúng ta đã học bài học gì ?
+ Vậy hôm nay, sau khi các con về nhà hãy tìm và đếm xem thử ở nhà mình có những đồ vật
nào có số lượng 2 và ngày mai lên kể cho cô và các bạn cùng nghe nhé !

2) Khảo sát và phân biệt khối cầu, khối trụ
Hoạt động học
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động làm quen với toán
Chủ đề: Bé và các bạn
Đề tài: Khảo sát và phân biệt khối cầu, khối trụ
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30 - 35 phút

Người soạn: Nhóm 1
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Nhận biết được đặc điểm của khối cầu, khối trụ.
- Phân biệt đặc điểm giống và khác nhau giữa khối cầu và khối trụ.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng khảo sát, so sánh phân biệt khối cầu, khối trụ.
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển khả năng tư duy, nắm được ngôn ngữ toán học.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học, tham gia tích cực vào hoạt động.


- Nhận thức được bài học vào cuộc sống
- Trẻ chú ý lắng nghe, biết phối hợp với bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
II. Chuẩn bị
- Mô hình nhà bạn Búp bê.
- Rổ đủ cho số trẻ, 2 cái sọt.
- Các khối cầu, khối trụ đủ cho số trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi có dạng khối trụ, khối cầu.
- Các vật cản cho phần trò chơi củng cố.
- Nhạc bài hát: “Nhà của tôi”.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô

Ổn định
- Cô cùng trẻ hát bài: “Nhà của tôi” và trò chuyện:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát nói về cái gì?
Hôm nay, cô sẽ dẫn các con đi tham quan nhà của bạn búp bê xem nhà của bạn búp bê có gì

nhé!
Hoạt động trọng tâm
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết tên gọi khối cầu và khối trụ
- Cho trẻ đi tham quan nhà của bạn búp bê.
- Hướng dẫn trẻ tìm và gọi tên các khối cầu, khối trụ có xung quanh nhà bạn búp bê
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Nhà bạn búp bê có đẹp không các con?
+ Ai phát hiện được trong nhà bạn búp bê, những đồ vật gì có dạng khối cầu, khối trụ?
Cô cho cả lớp nhắc lại tên các khối.
- Các con có thấy điểm gì giống nhau và khác nhau giữa 2 khối này không?
Để biết các con trả lời đúng chưa thì bây giờ cô mời các con về chỗ ngồi để cùng cô tìm hiểu
nhé!
* Hoạt động 2: Dạy trẻ khảo sát và phân biệt khối cầu, khối trụ
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đựng khối cầu và khối trụ.
- Trong rổ có các khối gì các con?
- Cô và các con chơi xem ai nhanh, khi cô nói tên khối gì thì các con chọn đúng khối đó và giơ
lên nhé!
* Khảo sát các khối
+ Khối cầu
- Bây giờ các con cùng thử sờ và quan sát khối cầu xem có đặc điểm gì? (Các con dùng ngón
cái và ngón trỏ để giữ khối cầu, tay còn lai nhớ dùng cả bàn tay để sờ khối cầu nhé!)
- Chúng mình sờ mặt bao xung quanh khối cầu nào.
+ Khối này có dạng gì?

Hoạt
động
của
trẻ



+ Khối cầu lăn được không?
+ Để biết bạn trả lời đúng không, bây giờ chúng ta lăn thử xem nhé!
+ Khối cầu có lăn được không các con? Vì sao khối cầu lăn được?
- Chọn khối, chọn khối
- Chọn khối trụ
+ Các con đang giơ khối gì?
+ Các con cùng sờ và quan sát xem khối trụ có đặc điểm gì nào?
+ Các con thấy khối trụ như thế nào?
*Phân biệt sự khác nhau
+ Khối trụ lăn được không các con? Lăn được mấy phía? Chúng ta cùng thử lăn nào (Đặt nằm
lăn được và chỉ lăn được 2 phía vì mặt bao xung quanh cong còn đặt đứng không lăn được vì mặt
bao 2 đầu phẳng).
+ Ta quay lại với khối cầu: Vậy khối cầu lăn được bao nhiêu phía? Vì sao? (khối cầu lăn được về
nhiều phía vì khối cầu có bề mặt cong tròn)
- Cho trẻ đặt chồng 2 khối trụ với nhau.
+ Có đặt chồng lên nhau được không các con?
+ Vì sao? (Đặt nằm không chồng được vì mặt bao xung quanh cong, còn đặt đứng chồng được
vì mặt bao 2 đầu phẳng)
+ Còn khối cầu có chồng được lên nhau không ? Cô mời các con cùng thử chồng 2 khối cầu lên
nào.
+ Vì sao nào? (Vì khối cầu có bề mặt cong tròn nên không thể chồng lên nhau được).
* Phân biệt khối cầu, khối trụ.
- Cô cho trẻ tự nêu lên ý kiến
- Cô chính xác lại câu trả lời
- Giống nhau:
+ Đều là khối lăn được.
- Khác nhau:
+ Khối cầu lăn được nhiều phía, khối trụ lăn được 2 phía.
+ Khối cầu không đặt chồng lên nhau được còn khối trụ đặt chồng lên nhau được.
Trò chơi luyện tập

* Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh
- Nhiệm vụ nhận thức: Trẻ nhận biết đặc điểm và phân biệt được khối cầu, khối trụ
- Cách chơi:
+ Lần 1: Cô nói tên khối nào, trẻ giơ khối đó lên và nói tên khối.
+ Lần 2: Cô nói đặc điểm của khối, trẻ giơ lên và đọc to tên khối
+ Lần 3: Cô nói tên khối, trẻ nói đặc điểm
+ Lần 4: ( lần này cô sẽ ra luật chơi khó hơn, các con hãy chú ý lắng nghe, khi nào kết thúc câu
hỏi của cô thì phải dơ tay thật nhanh để giành quyền trả lời. Bạn nào trả lười đúng sẽ nhận được
quà!)
*Cô muốn biết khối cầu và khối trụ có đặc điểm gì giống nhau?
*Cô muốn biết khối cầu và khối trụ có đặc điểm gì khác nhau?
- Luật chơi: Bạn nào chọn sai bị phạt nhảy lò cò
- GV nhận xét, đánh giá
- Cho trẻ cất rổ


- Tập trung trẻ.
- Cho trẻ nhớ tên bài học: “Khảo sát và phân biệt khối cầu, khối trụ”.
* Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
- Trò chơi: Chiếc hộp kì diệu
- Nhiệm vụ nhận thức: Luyện tập phân biệt khối cầu, khối trụ qua hoạt động thường ngày
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội đứng theo hàng dọc. Đội 1 là khối cầu, đội 2 là khối trụ.
Mỗi lần 1 bạn đi qua các vật cản tiếp đến làlên thò 2 tay vào hộp (không được nhìn) và lấy khối
theo đúng tên của đội mình, rồi trưng bày lên bàn và chạy về vỗ nhẹ vào tay bạn tiếp theo và về
cuối hàng đứng, cứ như vậy cho đến khi kết thúc nhạc. Đội nào chọn đúng và nhiều khối thì đội
đó chiến thắng.
- Luật chơi:Mỗi lần chỉ được lấy 1 khối, đội nào lấy không đúng khối của đội mình thì sẽ không
được tính
+ Cô mở nhạc cho trẻ chơi.
- Kết thúc trò chơi cô kiểm tra kết quả và nhận xét, tuyên dương trẻ.

* Kết thúc
- Cho trẻ nhắc lại tên bài học: Khảo sát và phân biệt khối cầu, khối trụ.
- Dặn trẻ khi về nhà quan sát các đồ dùng trong gia đình xem có đồ vật nào có dạng khối cầu,
khối trụ.

3) Kĩ năng đo chiều dài một vật và so sánh chiều dài 2 vật bằng kết quả đo
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Làm quen với toán
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Đồ vật trong gia đình
Đề tài: Kĩ năng đo chiều dài một vật và so sánh chiều dài 2 vật bằng kết quả đo
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Thời gian: 30-35 phút
I. Mục đích
1. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng thước đo quy ước để đo chiều dài một vật, nói đúng kết quả đo
- Trẻ biết so sánh chiều dài 2 vật bằng kết quả đo
2. Kĩ năng
- Kĩ năng đo chiều dài một vật bằng thước đo quy ước
- Kĩ năng so sánh chiều dài 2 vật bằng kết quả đo
- Kĩ năng chú ý, lắng nghe, ghi nhớ
3. Thái độ
Nhận thức được bài học vào cuộc sống
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
-2 cái bàn, 1 cái ghế dài
-2 khúc gỗ, thước đo, thẻ số, bút.
-Ống hút, dây kim tuyến



2. Đồ dùng của trẻ
-1 khúc gỗ và 1 băng giấy, thẻ số, các ống hút màu xanh và vàng với kích thước khác nhau, thẻ số, bút.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô

- Ổn định.
+ Cho trẻ hát bài: “Đồ dùng bé yêu”.
+ Trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng trong gia đình và công dụng của chúng. Khám phá
“hộp quà bí mật”.
- Hoạt động 1: Ôn kĩ năng so sánh chiều dài của 2 đối tượng.
Lần 1: Cho trẻ quan sát 2 que tính khác biệt rõ nét về chiều dài.
Cô cho trẻ quan sát 2 cái bàn:
+ Que tính nào dài hơn?
+ Que tính nào ngắn hơn?
Lần 2: Cho trẻ quan sát 2 cây thước xấp xỉ bằng nhau.
+ Cho 1-2 trẻ lên cầm và đặt 2 cây thước cạnh nhau để so sánh.
+ Các con nhận xét gì về 2 cây thước?
+ Vì sao con biết?
Lần 3: Cho trẻ quan sát 2 thanh gỗ xấp xỉ bằng nhau.
Sau trận mưa to, gió lớn ngôi nhà của bạn gấu và bạn thỏ bị hỏng các bạn quyết định rủ nhau
dựng lại ngôi nhà. Các bạn đã tìm được rất nhiều gỗ nhưng chưa biết làm cách nào để chọn ra
những cây gỗ dài hơn để làm nhà cho bạn gấu và cây gỗ ngắn hơn làm nhà cho bạn thỏ. Nên
hôm nay các bạn ấy gửi những thanh gỗ cho cô nhờ lớp chúng ta giúp đấy! Các con có thể
giúp các bạn được không?
+ Cô đặt 2 thanh gỗ ở xa nhau. Hỏi trẻ thanh gỗ nào dài hơn thanh gỗ nào ngắn hơn?
+ Các con ơi! 2 thanh gỗ này cô không thể nâng lên nên không thể so sánh được. Vậy mình
phải làm cách nào bây giờ? (Cô gợi ý để trẻ nêu ý kiến: Đo các thanh gỗ).
- Hoạt động 2: Dạy trẻ kĩ năng đo và so sánh 2 vật bằng kết quả đo.
+ Cô giới thiệu thước đo và làm mẫu kĩ năng đo: Tay trái cầm thước đo, tay phải cầm bút.

Cô đặt đầu trái của thước đo trùng khít với đầu trái của thanh gỗ, dùng bút vạch một vạch sát
vào đầu phải của thước đo, tiếp tục nhấc thước đo lên đặt đầu trái của thước đo trùng khít với
vạch đã đánh dấu, vạch tiếp một vạch nữa vào đầu phải của thước đo, cứ tiếp tục như vậy cho
đến hết chiều dài của thanh gỗ.
+ Cô và trẻ cùng đếm kết quả số lần đo được và kết luận: chiều dài của thanh gỗ bằng..lần
thước đo.
+ Cô vừa đo chiều dài của thanh gỗ bằng thước đo.
+ Gọi 1-2 trẻ lên đo lại cho cô và cả lớp cùng xem.
+ Gọi tiếp 1 trẻ lên đo thanh gỗ còn lại.
+ Cho cả lớp cùng đếm kết quả số lần đo: chiều dài của thanh gỗ bằng..lần thước đo.
- Cho trẻ so sánh chiều dài của 2 thanh gỗ từ kết quả số lần đo bằng thước đo.
Luyện tập, hình thành kiến thức.
-Trò chơi: “ Thử tài của bé”.
+ Nhiệm vụ: hình thành cho trẻ kỹ năng đo chiều dài một vật và so sánh chiều dài 2 vật bằng

Hoạt
động của
trẻ


kết quả đo.
+ Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Bé đi siêu thị” đi lấy rổ và về chỗ ngồi.
+ Cách chơi: chia lớp thành 3 tổ và ngồi thành hình chữ U. Mỗi trẻ có một rổ đồ dùng gồm 1
thanh gỗ, một băng giấy, thẻ số, 2 ống hút xanh và vàng với kích thước khác nhau.
Lần 1: Cho trẻ đo băng giấy bằng ống hút màu xanh và nói kết quả đo.
+ Khi đo băng giấy bằng ống hút màu xanh thì băng giấy bằng mấy lần ống hút?
Lần 2: Cho trẻ đo băng giấy bằng ống hút màu vàng và nói kết quả đo .
Nhận xét:
+ Khi đo băng giấy bằng hai ống hút có chiều dài khác nhau kết quả như thế nào?
Cô kết luận: Khi đo băng giấy bằng 2 ống hút với chiều dài khác nhau thì sẽ được 2 kết quả

khác nhau.
Lần 3: Cho trẻ đo thanh gỗ và băng giấy bằng ống hút màu vàng và nói kết quả.
Hỏi trẻ:
+ Chiều dài thanh gỗ bằng mấy lần ống hút?
+ Chiều dài băng giấy bằng mấy lần ống hút?
Cô kết luận: Muốn so sánh 2 vật thì phải dùng cùng một thước đo.
- Cho trẻ cất rỗ
- Tập trung trẻ và cho trẻ nhớ tên bài học.
- Liên hệ thực tiễn.
- Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
Trò chơi: “Thi xem đội nào nhanh”.
+ Nhiệm vụ: Luyện tập cho trẻ kỹ năng đo chiều dài một vật và so sánh chiều dài của vật
bằng kết quả đo.
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội.: đội vàng, đội xanh và đội đỏ. Phát 3 đội mỗi đội một
tấm bảng gắn 1 thanh gỗ, 1 chiếc đũa, 1 sợi dây và một que tính có chiều dài khác nhau.
Nhiệm vụ của 3 đội là dùng thước và đo chiều dài của các đồ vật có trong tấm bảng, sau đó
dùng bút và ghi kết quả sau mỗi lần đo. Sau khi hoàn thành xong các đội phải nhanh chân
chạy lên nộp cho cô.
+ Luât chơi: Đội nào nhanh và có kết quả đúng thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
+ Kết thúc: Giáo viên nhận xét đánh giá cùng trẻ.
-Kết thúc
+Nhận xét, tuyên dương.
+Nhắc lại tên bài học.
+Giao nhiệm vụ, nghỉ.

4) Đếm, nhận biết số lượng và nhận biết số 6
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động làm quen với toán
Chủ đề: Thực vật
Đề tài: Đếm, nhận biết số lượng và nhận biết số 6

Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Người soạn: Nhóm 3
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức


- Trẻ biết đếm các đối tượng nhận biết số lượng 6 và nhận biết số 6
- Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 6.
- Nêu được kết quả và số lượng của nhóm đồ vật có số lượng 6.
2. Kĩ năng
- Đếm từ 1 đến 6 không bỏ sót, đếm không lặp lại các đối tượng.
- Thao tác nhanh với các đối tượng đếm
3. Thái độ
Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Slile vườn rau củ, các thẻ số 1,2,3,4,5,6
- Nhạc không lời, nhạc bài hát “ trời nắng trời mưa”
- lô tô củ cà rốt
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 6 chú thỏ, 6 củ cà rốt
- Mũ đội
III.Cách tiến hành
Ổn định:
Cô cùng trẻ hát bài “Trời nắng, trời mưa ”
+ Chúng ta vừa hát bài gì? Do ai sáng tác?
+ Bài hát nhắc đến con vật gì? Con thỏ thích ăn củ gì?
Hoạt động trong tâm
Hoạt động 1: Ôn đếm số lượng trong phạm vi 5
+ Cô cùng trẻ đến thăm khu vườn của bạn thỏ (slide khu vườn bạn thỏ).

+ Hỏi trẻ vườn bạn thỏ có những loại củ nào? (cà rốt, khoai tây, khoai lang, củ cải trắng,…)
+ Có bao nhiêu củ khoai lang?(2)
+ Có bao nhiêu củ cải trắng?(3)
+ Có bao nhiêu củ khoai tây? (4)
+ Có bao nhiêu củ cà rốt?(5)
- Cô cho trẻ ôn đếm các loại củ có trong vườn nhà bạn thỏ, cho trẻ lên kích chuột để chọn thẻ
số.
Hoạt động 2: Đếm, nhận biết số lượng 6, nhận biết số 6.
- Cô cho trẻ lấy rổ đồ dùng
- Cô hỏi trẻ trong rổ có gì.
- Trẻ xếp số củ cà rốt từ trái sang phải.Trẻ xếp tương ứng với mỗi củ cà rốt là một chú thỏ
Trẻ nhận xét về số củ cà rốt và thỏ.
- Số thỏ như thế nàoo so với số củ cà rốt? Vì sao con biết?
Cô cho trẻ nhắc lại “ số thỏ nhiều hơn số củ cà rốt”
- Vậy số cà rốt như thế nào so với số thỏ? Vì sao con biết?
- Cô cho trẻ đếm lại số cà rốt
- Vậy số cà rốt ít hơn số thỏ là mấy ?
- Để nhóm thỏ và nhóm cà rốt bằng nhau con sẽ làm thế nào?
- Bây giờ số thỏ và số cà rốt như thế nào với nhau?


- Cho trẻ nhắc lại “ số cà rốt và số thỏ nhiều bằng nhau”
Cô đố , cô đố lúc nãy có 5 củ cà rốt, thêm 1củ nữa thì được mấy củ cà rốt?
- Cho trẻ đếm số cà rốt?
- Vậy 5 củ cà rốt thêm 1 củ cà rốt thì được mấy củ cà rốt?
- Cho trẻ nhắc lại :” 5 thêm 1 được 6“
- Cho trẻ đếm số thỏ
- Số cà rốt như thế nào với số thỏ ( nhiều bằng nhau và bằng 6)
- Trẻ lấy bớt 1 chú thỏ, còn lại mấy chú thỏ?
- Trẻ bớt 2 chú thỏ nữa: còn mấy chú thỏ?

- Hái tất cả số chú thỏ còn lại? Còn mấy chú thỏ?
-Trẻ đếm và cất dần số củ cà rốt cho đến hết.
- Còn lại thẻ số mấy?
- Cô giới thiệu chữ số 6.
- Cô đọc mẫu số 6. Lớp, tổ, cá nhân đọc số
- Cho trẻ sờ chữ số 6.
- Hỏi trẻ có nhận xét gì về chữ số 6
- Cho trẻ xem chữ số 6 trên màn hình
* Luyện tập hình thành kiến thức
* Trò chơi: “ ai nhanh nhất’’
-Nhiệm vụ nhận thức: Trẻ biết đếm, nhận biết số lượng 6 và nhận biết số 6
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành hình chữ U và chia làm 3 tổ: Tổ 1, tổ 2 và tổ 3. Mỗi trẻ có 1 rổ
đồ dùng gồm 6 chú thỏ và 6 củ cà rốt và thẻ số 6, 5, 4, 3.
Lần 1: Cho trẻ lấy 5 củ cà rốt và xếp trước mặt.
Hỏi trẻ:
+ Nếu lấy thêm một củ cà rốt đặt vào thì sẽ có tất cả bao nhiêu củ cà rốt?
Lần 2: Cho trẻ lấy thêm một củ cà rốt và đặt vào.
Lần 3: Cho trẻ chọn đúng thẻ số và gắn vào nhóm các củ cà rốt.
- Luật chơi: Sau khi nghe hiệu lệnh của giáo viên trẻ nhanh tay xếp số củ cà rốt tương ứng với
số lượng của cô đưa ra, nếu tất cả đều trả lời đúng thì đội đó sẽ thắng, nếu có bạn trong đội trả
lời sai thì thua, bạn sai sẽ bị phạt.
Kết thúc: Giáo viên nhận xét đánh giá cùng trẻ.
Hoạt động 3: Luyện tập củng cố.
Trò chơi : Thử tài của bé
Nhiệm vụ: Luyện tập kỹ năng đếm và nhận biết chữ số 6 vào trong cuộc sống.
Cách chơi : cô chia cả lớp làm 2 đội, đội thỏ trắng và thỏ xám. Nhiệm vụ của hai đội là phải là
phải gắn thêm các củ cà rốt sao cho đủ 6 củ cà rốt và gắn thẻ số 6.
+ 4 củ cà rốt ( gắn thêm 2 củ cà rốt)
+ 5 củ cà rốt ( gắn thêm 1 của cà rốt)
+ 3 củ cà rốt ( gắn thêm 3 củ cà rốt)

+ 2 củ cà rốt (gắn thêm 4 củ cà rốt)
+ 6 củ cà rốt ( gắn thêm 0 củ cà rốt)
Luật chơi: Sau hiệu lệnh của giáo viên các thành viên trong đội phải vượt qua các chướng ngại
vật lên gắn các củ cà rốt và thẻ số. Mỗi bạn chỉ được chọn một đối tượng và gắn. Sau đó về
đứng cuối hàng cho bạn tiếp theo lên thực hiện. Kết thúc đội nào gắn đúng và nhanh hơn thì đội


đó sẽ giành chiến thắng.
Kết thúc: Giáo viên nhận xét, đánh giá cùng trẻ.
* Kết thúc
Nhắc lại tên bài học: đếm, nhận biết số lượng 6, nhận biết chữ số 6.
-Cô cho trẻ thu dọn đồ dung cùng cô và chuyển sang hoạt động khác.


5) NHẬN BIẾT, GỌI TÊN KHỐI CẦU VÀ KHỐI TRỤ
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT, GỌI TÊN KHỐI CẦU VÀ KHỐI TRỤ
ĐỘ TUỔI: 4-5 TUỔI
THỜI GIAN: 25- 30 PHÚT
Người soạn: nhóm 2
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Nhận biết, nhớ tên gọi của khối cầu, khối trụ.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng ghi nhớ tên gọi khối cầu, khối trụ
- Kỹ năng tìm khối cầu, khối trụ dựa vào tên gọi hoặc đặc điểm lăn nhiều phía hay chỉ hai phía.
3. Thái độ
- Trẻ yêu quý môn học, giữ gìn đồ dùng đồ chơi
- Nhận thức được bài học vào cuộc sống

II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của giáo viên:
+ 1 khối cầu lớn, 1 khối trụ
+ Băng nhạc
- Đồ dùng của trẻ:
+ Mỗi trẻ có 1 rổ đồ dùng gồm: 3 khối cầu, 3 khối trụ ( có màu sắc khác nhau)
III. Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên

1.Ổn định, trò chuyện
- Cho trẻ hát bài: ‘Nhà của tôi’
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói về cái gì?
- Để ngôi nhà luôn sạch sẽ thì chúng ta phải làm gì?
=>Giáo dục: Để ngôi nhà luôn sạch sẽ phải thường xuyên dọn dẹp, quét nhà và sắp xếp đồ đạc
gọn gàng.
2.Nội dung trọng tâm
Hoạt động 1: Ôn nhận biết một số đồ dùng quen thuộc có dạng khối cầu, khối trụ
Hôm nay nhà bạn Nhàn sẽ có một buổi tiệc rất đặc biệt đấy các con ạ! Và chuẩn bị cho buổi tiệc
thì sẽ cần rất nhiều đồ dùng. Vì thế mà mẹ bạn Nhàn nhờ chúng ta đi mua đồ giúp mẹ bạn ấy đấy!
Các con có muốn giúp mẹ bạn Nhàn không nào?
Cho trẻ tham gia trò chơi ‘Đi siêu thị’mua những đồ vật như: lon bia, lon coca, quả bóng, quả
quýt…
- Các con nhìn xem lon bia, lon coca có đặc điểm gì giống nhau?

Hoạ
t
động
của
trẻ



- Các con nhìn xem quả quýt và quả bóng có đặc điểm gì giống nhau?
Hoạt động 2: Nhận biết và gọi tên khối cầu, khối trụ
2.1 Dạy trẻ nhận biết, gọi tên khối cầu
Cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn một rổ đồ dùng, các con hãy đi lấy rổ của mình và làm theo hướng
dẫn của cô nhé!
- Cô đưa khối cầu lên và bảo trẻ :
Các con hãy chọn khối giống cô và để ra ngoài rỗ nào?.
Tiếp theo các con hãy chọn hình giống cô nhưng màu khác để ra ngoài nào?
Các con hãy nhìn kĩ các khối và cho cô biết tên của khối này không?
- Cô giới thiệu về khối cầu (lăn được nhiều phía).
- Cho trẻ nhắc lại cùng cô “khối cầu”( 2-3 lần)
2.2 Dạy trẻ nhận biết, gọi tên khối trụ
Trong rổ các con còn gì chưa dùng nào? Các con hãy để ra trước mặt của mình đi nào?
- Các con hãy nhìn kĩ các khối và có thể cho cô biết tên của các khối này không?
- Cô giới thiệu về khối trụ
- Cho trẻ nhắc lại”khối trụ” (2-3 lần)
Trò Chơi: Tôi nói bạn làm
- Nhiệm vụ nhân thức: Nhận biết hình dạng và tên gọi của khối cầu, khối trụ.
- Cách chơi:
Lần 1: Yêu cầu trẻ gọi đúng tên khối mà cô đưa lên.
- Nhận xét
Lần 2: Cô gọi tên khối trẻ chọn đúng hình.
- Nhận xét
Lần 3: Cô yêu cầu tay trái trẻ cầm khối cầu, tay phải cầm khối trụ.
- Luật chơi: Trẻ làm đúng yêu cầu của cô, ai làm sai sẽ bị phạt nhé!
- Kết thúc: Giáo viên nhận xét, đánh giá trẻ
Cô cho trẻ cất rổ, tập trung trẻ, và cho trẻ nhớ tên bài học
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố

Trò chơi: Về đúng nhà
- Nhiệm vụ nhận thức: Luyện tập kĩ năng tìm khối cầu, khối trụ .
- Cách chơi: Cô cho mỗi trẻ chọn 1 khối mà trẻ thích. Cô giới thiệu 2 nhà cho trẻ biết. Trẻ đi vòng
tròn và hát bài “cả nhà thương nhau” khi có hiệu lệnh của cô trẻ phải chạy về đúng nhà của mình.
Lần 1: cho ½ bạn cầm khối cầu, ½ bạn cầm khối trụ.
Lần 2: đổi lại
- Luật chơi: Bạn nào không về đúngnhà của mình thì sẽ bị phạt là nhảy lò cò nhé
Kết thúc: nhận xét đánh giá
3. Kết thúc
- Tập trung trẻ
- Cô cho trẻ nhắc lại tên gọi của khối cầu, khối trụ.
- Cô nhận xét và động viên tuyên dương trẻ
- Cô giao nhiệm vụ về nhà
- Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi và đi rửa tay, vệ sinh để chuyển sang hoạt động tiếp theo.


6) Ghép tương ứng 1:1 để so sánh số lượng 2 nhóm
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đề tài : Ghép tương ứng 1:1 để so sánh số lượng 2 nhóm
Độ tuổi: 3-4 tuổi
Thời gian: 15- 20 phút
Ngày soạn: 10/4/2019
Người soạn: Nhóm 2
I, Mục đích, yêu cầu.
1.Kiến thức:
- Biết nhóm tương ứng 1:1 hai nhóm đối tượng
- Biết so sánh số lượng 2 nhóm vật bằng cách ghép 1:1
- Hiểu và sử dụng được ngôn ngữ: Nhiều hơn – ít hơn, nhiều bằng nhau.
2. Kỹ năng:

- Kĩ năng ghép 1:1
- Kĩ năng so sánh số lượng giữa 2 nhóm.
- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.
3. Thái độ:
- Nhận thức được bài học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
• Đồ dùng của giáo viên:
- Băng nhạc
- 7 lọ, 7 bông hoa. Mô hình vườn hoa
• Đồ dùng trẻ
- Mỗi trẻ có rổ đồ dùng gồm 7 lọ hoa và 7 bông hoa, củ cà rốt, con thỏ
. III. Cách tiến hành:
HOạt động của cô

* Ổn định, trò chuyện
Cô cho trẻ hát bài “ Hoa lá mùa xuân” kết hợp hỏi trẻ:
+ Bài hát này có tên là gì?
+ Trong bài hát có nhắc đến điều gì?
Giáo dục trẻ phải bảo vệ chăm sóc hoa ở vườn trường.
* Nội dung
Hoạt động 1: Nhận biết nhiều hơn – ít hơn bằng cảm tính.
Hôm nay là ngày đầu tuần, như thường lệ thì bác gấu Misa có gửi đến cho chúng ta một món quà!
Các con có muốn khám phá không nào?
- Cho trẻ đoán.

Hoa
t
động
của
trẻ



- Gọi một trẻ đại diện lên mở
- Cô hỏi trẻ:
+ Trong đó có gì nào? ( có nhiều chậu và nhiều bông hoa)
- GV đưa ra 2 bông hoa và 6 chậu hoa, cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
+ Các con có nhận xét gì về số lượng của bông hoa và chậu hoa.
Cô kết luận: Chậu hoa nhiều hơn bông hoa ( cho trẻ nhắc lại) Bông hoa ít hơn chậu hoa ( cho trẻ
nhắc lại) Bác gấu Misa có nói rằng để món quà sau đặc biệt hơn thì các phải vượt qua thử thách
này:
- Cô đưa ra 4 bông hoa và 5 chậu hoa cho trẻ quan sát và hỏi trẻ bên nào nhiều hơn và bên nào ít
hơn? Vì sao?
- Cô cho trẻ trả lời. Vậy để biết được câu trả lời chính xác thì bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Hoạt động 2: Dạy trẻ kĩ năng ghép 1:1 và so sánh 2 đối tượng.
- Giáo viên làm mẫu cho trẻ xem và kết gợi ý hướng dẫn trẻ nhận biết:
+ Xếp những chậu hoa từ trái sang phải.
+ Đặt tương ứng trên mỗi chậu hoa là 1 bông hoa.
+ Cho trẻ quan sát và nói lên ý kiến
- GV nhận xét ý kiến của trẻ và kết luận là chậu hoa nhiều hơn bông hoa vì khi ta xếp chúng
tương ứng với nhau thì có 1 chậu hoa bị thừa ra. Bông hoa ít hơn chậu hoa
- GV giới thiệu: Để so sánh 2 nhóm đối tượng ta dùng kĩ năng ghép 1:1 đấy và để hiểu hơn thì
các con cùng xem cô hướng dẫn lại một lần nữa nhé.
- Gọi 1 – 2 trẻ lên làm thử.
- Cô cho trẻ về ngồi lại thành đội hình chữ U. mỗi trẻ sẽ lấy cho mình một rổ đồ dùng. Mỗi rổ sẽ
có 5 bông hoa, 4 chậu hoa, 5 con thỏ, 5 củ cà rốt.
+Tên trò chơi: “Ai nhanh tay”
+Nhiệm vụ nhận thức: Trẻ biết ghép 1:1 để so sánh số lượng giữa 2 nhóm đối tượng.
+Cách chơi:
Lần 1: Yêu cầu trẻ xếp tất cả chậu nhoa theo hàng ngang từ trái sang phải.
Lần 2: Yêu cầu trẻ đặt tương ứng mỗi bông hoa là 1 chậu hoa và nhận xét.

Cất bông hoa và chậu hoa vào rổ.
Lần 3: Yêu cầu trẻ so sánh số thỏ và cà rốt trong rổ (trẻ sẽ tự nhớ cách xếpvà so sánh).
+ Luật chơi: Trẻ làm đúng theo yêu cầu của cô, nếu bạn nào làm sai sẽ bị phạt nhé.
+ Kết thúc: giáo viên nhận xét đánh giá trẻ.
- Cô cho trẻ cất rổ và tập trung trẻ lại để cùng nhau nhớ tên bài học
Hoạt động 3: Luyện tập củng cố.
Trò chơi: Kết hoa và quả
+Nhiệm vụ nhận thức: luyện tập kĩ năng ghép 1:1 và so sánh số lượng hai nhóm bằng 1 tình
huống trong cuộc sống.
+Cách chơi: Ví dụ lớp có 32 cháu thì:
Lần 1: Cho 15 bạn cầm hoa, 17 bạn cầm quả vừa đi vừa hát bài “Hoa kết trái”. Khi nghe cô nói
“Kết hoa với quả” thì các con kết theo yêu cầu của cô đề ra.
Lần 2: Cho 16 bạn cầm hoa, 16 bạn cầm quả và thực hiện giống lần 1
+Luật chơi: bạn nào không tìm ra bạn để kết theo yêu cầu của cô thì sẽ bị phạt là nhảy lò cò nhé.
Nhận xét và đánh giá saiu mỗi lần chơi.


*Kết thúc
- Tập trung trẻ.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách ghép đôi tương ứng 1 – 1.
- Cô nhận xét và động viên, tuyên dương trẻ., giao nhiệm vụ về nhà.
- Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi và đi rửa tay vệ sinh cá nhân để chuyển sang hoạt động tiếp theo.

7) NHẬN BIẾT CAO HƠN- THẤP HƠN GIỮA 2 ĐỐI TƯỢNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT CAO HƠN- THẤP HƠN GIỮA 2 ĐỐI TƯỢNG
ĐỘ TUỔI: MẪU GIÁO 3-4 TUỔI
THỜI GIAN: 20 – 25 PHÚT

NGƯỜI SOẠN: NHÓM 6
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều cao giữa 2 đối tượng.
- Trẻ sử dụng đúng thuật ngữ toán học: cao hơn, thấp hơn.
2. Kỹ năng
- Quan sát, phát hiện dấu hiệu khác biệt về chiều cao giữa 2 đối tượng.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu đạt quan hệ cao– thấp hơn gữa 2 đối tượng.
- Hình thành kỹ năng so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
3. Thái độ
- Nhận thức được bài học vào cuộc sống.
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị cho cô
- Nhạc bài “Nhà mình rất vui” ( tác giả: Lê Đức Hùng)
- Đồ dùng: 2 cây nến (Đen, đỏ), 2 chai nước ( xanh, vàng), 2 cái ly ( đỏ, trắng) (khác biệt rõ nét về chiều
cao), 1 hộp vuông.
- 1 số vật có chiều dài: sợi dây, cây thước
- Loa nhạc
- Nhạc beat sôi động
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Rổ đồ dùng cho trẻ: mỗi rổ có 2 hộp sữa, 2 lon nước ( chiều cao khác biệt rõ nét và màu sắc khác nhau).
- Hai bức tranh A3 có các cặp đối tượng có chiều cao khác nhau.
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của giáo viên

Ho
ạt
độn
g



của
trẻ
* Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát và vận động theo bài hát: “ Nhà mình rất vui”
- Trò chuyện:
+ Hỏi trẻ tên bài hát? Tác giả?
+ Bài hát có nhắc đến những ai?
+ Có ba, mẹ và con thì được gọi là gì nhỉ? (1 gia đình)
+ vậy các con phải có thái độ như thế nào đối với mọi người trong gia đình?
Giáo dục: chúng ta ai cũng có một gia đình, các con phải biết yêu thương mọi người trong gia
đình, hiếu thảo với ông bà cha mẹ và luôn chăm ngoan để ba mẹ vui lòng.
-Hôm nay là sinh nhật của mẹ bạn thỏ, bạn ấy đang rất bận để trang trí nhà . Vậy các con có sẵn
sàng đi siêu thị để mua những vật dụng cần thiết để giúp bạn thỏ không?
* Nội dung trọng tâm
Hoạt động 1: Ôn nhận biết các đồ vật có chiều cao
- Cho trẻ đọc bài thơ “đi cầu đi quán” và lấy các đồ dùng được đặt xung quanh lớp học.
+ Gian hàng ngày hôm nay có gì?
+ Các con hãy tìm và chọn mua cho cô những đồ vật có chiều cao nào?
( Trẻ chọn cây nến, chai nước, ly)
+ Chúng ta mua xong chưa nào? Chúng ta cùng về lớp nào!
+ Các con đã mua được những gì vậy?( cây nến, chai nước, cái ly)
+ Các con đã mua được bao nhiêu cây nến nào? ( 2 cái)
+ Các con đã mua được bao nhiêu chai nước? ( 2 cái)
+ Các con đã mua được bao nhiêu cái ly? (2 cái)
+ Hỏi lại trẻ đây là những đồ vật có chiều gì? ( cho trẻ lên sờ và nói chiều cao của cây nến, cái
chai và cái ly)
+ Con thấy chiều cao của 2 cây nến này có giống nhau không?
+ Còn chiều cao 2 lon nước có giống nhau không?

+ Vậy chiều cao 2 cái ly có giống nhau không?
+ Cô thấy các con đều nhận ra được đây là những đồ vật có chiều cao không giống nhau. Hôm
nay chúng mình cùng tìm hiểu chúng nhé!
Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết cao hơn – thấp hơn
- Cô đặt 2 cây nến lên bàn, lần lượt bỏ cây nến đen vào hộp, sau đó bỏ cây nến đỏ vào, cho trẻ
quan sát.
+ Hỏi trẻ các con thấy cấy nến đỏ và nến trắng cây nào bỏ vào hộp được? ( cây nến đen bỏ vào
được, nến đỏ không bỏ vào được)
+ vì sao các con có biết không? ( vì cây nến màu đen thấp hơn cây nến màu đỏ)
+ Cho trẻ nhắc lại 3 lần “ cây nến màu đen thấp hơn cây nến màu đỏ”
+ Vậy cây nến màu đỏ có chiều cao như thế nào so với cây nến màu đen? ( cây nến đỏ cao hơn
cây nến đen).
+ Cho trẻ nhắc lại 3 lần “cây nến đỏ cao hơn cây nến đen”
- Cô đặt 2 chai nước lên bàn và cho trẻ quan sát chiều cao của 2 chai nước.
+ Các con thấy chiều cao chai nước màu xanh như thế nào so với chiều cao chai nước màu vàng?
(chai nước màu xanh cao hơn chai nước màu vàng)


+ Cho trẻ đọc lại 3 lần “chai nước màu xanh cao hơn chai nước màu vàng”
+ Vậy chai nước vàng có chiều cao như thế nào so với chai nước màu xanh? ( chai nước màu
vàng thấp hơn chai nước xanh)
+ Cho trẻ đọc lại 3 lần “chai nước màu vàng thấp hơn chai nước màu xanh”
- Tương tự với 2 cái ly đỏ và trắng
- Vì các con đã giúp bạn thỏ mua được rất nhiều đồ và các con học cũng rất ngoan cho nên bạn
thỏ đã gửi tặng cho các con rất nhiều quà đấy! Các con hãy đến nhận những món quà đi nào! ( trẻ
lấy rỗ đồ dùng)
+ Trong rổ có gì nào? ( 2 hộp sữa, 2 lon nước)
- Trò chơi 1: “Tôi nói bạn làm”
+ Tên trò chơi: Tôi nói bạn làm
+ Nhiệm vụ nhận thức: Trẻ nhận biết cao hơn- thấp hơn giữa 2 vật có chiều cao khác biệt rõ nét.

+ Cách chơi: cho trẻ ngồi theo hình chữ U. Mỗi trẻ có 1 rỗ đồ dùng gồm : 2 lon nước, 2 hộp sữa.
Lần 1: Cô yêu cầu trẻ đặt 2 lon nước trước mặt, lắng nghe yêu cầu của giáo viên, chỉ đúng lon
nước có chiều cao cao hơn hoặc thấp hơn và đồng thời dùng ngôn ngữ để diễn đạt
Lần 2: Cô yêu cầu trẻ xếp 2 hộp sữa trước mặt và làm tương tự.
- Luật chơi: sau mỗi lần chơi cô cho trẻ cùng nhìn và phát hiện xem bạn đã đúng chưa, nếu sai thì
cho trẻ tự sửa lại cho đúng.
+Cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
- Kết thúc trò chơi: cô nhận xét và khen thưởng
- Cho trẻ cất rổ.
- Cô tập trung trẻ lại và nhắc tênbài học.
Hoạt động 3: Luyện tập củng cố
- Trò chơi 2: “Nhanh tay lẹ mắt ”
- Cô nêu tên trò chơi.
- Nhiệm vụ nhận thức: Trẻ nhận biết một cách nhanh nhẹn vật nào cao hơn và vật nào thấp hơn.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 nhóm , đứng thành 2 hàng dọc, trước mỗi nhóm có 1 bức tranh
lớn, trên đó có nhiều cặp đối tượng cao thấp khác nhau. sau khi nghe hiệu lệnh của cô lần lượt từng
trẻ của mỗi đội dùng bút khoanh tròn 1 đối tượng ( cao hơn/ thấp hơn).
- Luật chơi: sau khi hết 1 bản nhạc thì dừng lại. Đội nào khoanh đúng nhiều hơn sẽ thắng, đội
thua sẽ nhảy lò cò.
- Kết thúc trò chơi: cô nhận xét và khen thưởng.
* Kết thúc
- Tập trung trẻ, nhắc lại tên bài học
- Giao nhiệm vụ, nghỉ.

8) THÊM BỚT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 6
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: THÊM BỚT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 6
ĐỘ TUỔI: MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

THỜI GIAN: 30 – 35 PHÚT
NGƯỜI SOẠN: NHÓM 6


I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Dạy trẻ đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng
- Luyện cho trẻ thêm bớt trong phạm vi 6
2. Kỹ năng
- Luyện kỹ năng thêm bớt nhóm có 2 đối tượng không bằng nhau
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ
- Nhận thức được bài học vào cuộc sống.
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị
Đồ dùng của cô

Đồ dùng của
trẻ

- Giáo án
- Nhạc bài hát “ Ngôi nhà của tôi”
- Nhạc chơi trò chơi.
Máy tính slide: 6 cái ghế, 5 chậu hoa, 4 cái giỏ.
- Đồ dùng, đồ chơi trong chủ điểm gia đình có số lượng là 6: dĩa, li nước, cái muỗng
- Các thẻ số.
- Rỗ đựng
- Ngôi sao, bông hoa, quả đủ số lượng.
- Các vòng để chơi trò chơi.


- Chỗ ngồi
- Một rổ đồ
chơi có lô tô
cái ghế, cái xô
và cái phích ,
lô tô thẻ số.
- Bảng.

III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô

1. Ổn định tổ chức
Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi” Sáng tác Thu Hiền.
Trò chuyện:
-Các con vừa hát xong bài hát gì?(Bài hát Nhà của tôi)
-Trong bài hát nói về cái gì? ( ngôi nhà)
-Vậy trong ngôi nhà có ai?
Giáo dục: Sống trong một gia đình phải thương yêu nhau.,kính trọng ông bà, bố mẹ, người lớn,
nhường nhịn em nhỏ.
- Cô biết nhà bạn Thỏ cũng rất là đẹp đấy. Vậy các con có muốn đi thăm nhà bạn thỏ cùng với cô
không nào

Hoạ
t
động
của
trẻ


2.Nội dung trọng tâm

* Hoạt động 1: Ôn luyện nhóm đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 6
- Cho trẻ đi thăm nhà của bạn Thỏ
- Nhà bạn thỏ có gì đây? (Cô chỉ vào cái giỏ)
+ Có mấy cái giỏ nhỉ? (Cô mời cả lớp và từng cá nhân đếm, có 4 cái giỏ)
+ Dùng thẻ số mấy để biểu thị nào? ( thẻ số 4)
+ Cô cho trẻ lên kích chuột chọn thẻ số phù hợp.
- Thế nhà bạn thỏ có mấy chậu hoa nào? Cô mời các con cùng đếm nào. ( có 5 chậu hoa)
-Cô cho trẻ lên kích chuột chọn thẻ số phù hợp.
+ Bạn tìm đúng chưa?
- Đây là gì các con? ( cái ghế)
+ Vậy có bao nhiêu cái ghế đây ( cô mời trẻ đếm, có 6 cái ghế ).
+ Vậy dùng thẻ số mấy để biểu thị? ( thể số 6)
+ Cô cho trẻ lên kích chuột chọn thẻ số phù hợp.
Hoạt động 2: Dạy trẻ thêm bớt số lượng trong phạm vi 6
- Hôm nay là sinh nhật bạn thỏ đấy. Bạn ấy cần chuẩn bị rất nhiều đồ cho bữa tiệc, các con có
muốn giúp bạn thỏ không nào?
- Bây giờ chúng ta hãy đến bàn tiệc để giúp bạn thỏ nhé.
- Cô nghe bạn thỏ nói, bạn ấy có mời 6 bạn cùng đến dự tiệc .
- Vậy chúng ta cần chuẩn bị bao nhiêu cái ly? ( 6 cái li)
- Vậy các con nhìn xem trên bàn tiệc đã có bao nhiêu cái li? ( trẻ đếm được 5 cái li).
- Chúng ta phải làm như thế nào để có 6 cái li? (thêm 1 cái li)
- Cô nói : 5 thêm 1 là 6 ( cho trẻ nhắc lại)
- Bây giờ chúng ta đếm xem đã đủ 6 cái li chưa nhé. ( cho trẻ đếm và biểu thị bằng thẻ số ).
- Bạn thỏ cũng có chuẩn bị thêm những cái dĩa đựng bánh đấy. Bây giờ các hãy giúp bạn thỏ đếm
xem trên bàn có bao nhiêu dĩa bánh rồi nhé .( trẻ đếm được 4 dĩa bánh)
- Vậy đã đủ cho 6 bạn chưa ? ( chưa)
- Chúng ta phải làm thế nào để có 6 dĩa bánh ( thêm 2 dĩa bánh)
- Cô nói: 4 thêm 2 là 6 ( cho trẻ nhắc lại)
- Cho trẻ đếm lại và biểu thị bằng thẻ số.
- Các con nhìm xem trên bàn tiệc còn có gì nữa nào? ( cái muỗng ) .

- Vậy đã có bao nhiêu cái muỗng trên bàn tiệc rồi nào? ( 3 cái)
- Bây giờ chúng ta phải làm thế nào để có đủ 6 cái muỗng cho 6 bạn nào? ( thêm 3 cái muỗng)
- Cô nói : 3 thêm 3 là 6 ( cho trẻ nhắc lại )
- Cho trẻ đếm lại và biểu thị bằng thẻ số.
- Các con ơi, có 1 bạn vừa gọi điện đến cho bản thỏ nói rằng bạn ấy bị ốm nên không đến dự tiệc
được.
- Vậy là chỉ còn 5 bạn đến dự sinh nhật bạn thỏ đấy, chúng ta cùng giúp bạn thỏ sắp xếp lại bàn
tiệc nào?
- Trên bàn tiệc có 6 cái li, 6 dĩa bánh, 6 cái muỗng, vậy chúng ta phải làm gì để chỉ còn 5 cái li, 5
dĩa bánh và 5 cái muỗng? ( bớt 1 cái li, 1 cái dĩa, bớt 1 cái muỗng).
- Các con ơi, bạn thỏ muốn cảm ơn chúng ta vì đã giúp bạn thỏ tổ chức bữa tiệc nên bạn ấy có tổ
chức 1 trò chơi nhỏ đấy, các con có muốn tham gia trò chơi không nào?
* Luyện tập:


- Tên trò chơi: “ Thi xem ai giỏi”
- Nhiệm vụ nhận thức: Giúp trẻ biết thêm, bớt số lượng trong phạm vi 6.
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi theo đội hình chữ U, mỗi trẻ gồm có 1 rỗ dồ dùng và 1 bảng gắn các lô
tô và thẻ số. Nhiệm vụ của trẻ là thêm bớt các lô tô để tương ứng với thẻ số đã cho sẵn.
- Luật chơi: Sau 1 bản nhạc, cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả. Nếu trẻ sai thì giúp trẻ tự sửa lại cho
đúng.
- Kết thúc: Cô nhận xét và khen thưởng
Hoạt động3 : Luyện tập củng cố
Vừa rồi cô thấy các con bạn nào cũng ngoan và học giỏi, giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò
chơi ,các con có thích không?
- Tên trò chơi : “ Hái quà ”
- Nhiệm vụ nhận thức: Trẻ biết thêm bớt số lượng các vật trong phạm vi 6 một cách nhanh nhẹn
và chính xác.
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội xếp thành 2 hàng dọc. Trước mỗi đội có 1 rỗ đựng các ngôi sao,
bông hoa, quả và 1 cây để gắn .

+ Lần 1: 2 đội sẽ lấy những thứ có trong rỗ, bật qua các vòng và đếm trên cây xem có bao nhiêu
ngôi sao, bông hoa ,quả , sau đó treo thêm các thứ đó lên cây sao cho trên cây có đủ 6 ngôi sao, 6
bông hoa và 6 quả.
+ Lần 2: 2 đội sẽ bật qua các vòng , đếm và lấy bớt ngôi sao, bông hoa, quà ở trên cây theo yêu
cầu của cô.
- Luật chơi: Lần lượt thành viên của mỗi đội sẽ thực hiện, bạn trước xuống thì bạn tiếp theo mới
lên chơi. Sau khi nghe hiệu lệnh hết giờ của cô, đội nào đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
- Kết thúc trò chơi: cô nhận xét và khen thưởng.. Kết thúc
- Tập trung trẻ, nhắc lại tên bài học
- Giao nhiệm vụ, nghỉ.

9) Nhận biết phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới của bản thân
Hoạt động học
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động làm quen với toán
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Nhận biết phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới của bản thân
Độ tuổi: 3 - 4 tuổi
Thời gian: 20 – 25 phút
Người soạn: Nhóm 08
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết được phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới của bản thân.
- Trẻ biết sử dụng đúng thuật ngữ: phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng xác định các phía trong không gian so với bản thân.
- Kĩ năng quan sát, vận động đúng hướng.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia học tập và chơi trò chơi.



- Nhận thức được bài học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát: “Tay thơm tay ngoan”
2. Đồ dùng của trẻ:
- Tua rua đủ cho số trẻ
III. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của giáo viên

1. Ổn định:
- Cô và trẻ cùng hát và vận động theo bài hát: “Tay thơm tay ngoan”.
+ Bài hát có tên là gì?
+ Trong bài hát nhắc đến bộ phận nào của cơ thể? (Tay)
+ Các con phải làm gì để cơ thể được khỏe mạnh?
- Giáo dục trẻ: Để cơ thể luôn được khỏe mạnh thì các con phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
và tập thể dục thường xuyên.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết một số bộ phận trên cơ thể trẻ
- Các con hãy chỉ xem đầu các con ở đâu nào?
- Đầu thì có gì các con? (Tóc)
- Còn có gì nữa nào? (Mắt, mũi, miệng, tai)
- Mắt để làm gì vậy các con? (Để nhìn thấy những vật ở xung quanh chúng ta)
- Vậy lưng các con chỗ nào chỉ cô xem?
- Chân các con đâu chỉ cô xem nào?
- Làm thế nào để nhìn thấy chân của chúng mình?
- Để xem các con trả lời đúng chưa thì bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
* Hoạt động 2: Nhận biết phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới của bản thân
- Cô cho trẻ đứng thành hàng ngang, mắt nhìn về phía cô.
* Phía trước:

- Mắt bé đâu là mắt bé đâu?
- Bé nhìn xem là bé nhìn xem.
- Bé đứng thẳng, nhìn xem thấy gì nào?
- Tại sao các con nhìn thấy cô? (Dùng mắt)
- Những gì nhìn được nằm ở phía nào của các con? (Phía trước)
- Cho trẻ nhắc lại: “Đứng thẳng, mắt nhìn thấy phía trước của mình”.
* Phía sau:
- Lưng đâu, lưng đâu?
- Cùng sờ tay vào lưng nào?
- Con có thể sờ được lưng của mình không?
- Các con có nhìn thấy lưng của mình không?
- Vì sao có thể sờ được lưng của mình mà lại không nhìn thấy lưng? (Vì lưng ở phía sau của con

Hoạ
t
động
của
trẻ
\-


nên con không thể nhìn thấy lưng)
- Ngoài lưng ra thì phía sau của con còn có nhiều đồ vật khác nữa nhưng các con cũng không
nhìn thấy được đấy!
- Những gì mà mình phải quay đầu ra sau mới nhìn thấy được thì gọi là phía sau.
- Cho trẻ nhắc lại: “Không nhìn thấy phía sau của mình”.
* Phía trên:
- Đầu đâu, đầu đâu?
- Các con hãy nhìn xem mình có thấy đầu không?
- Vậy các con thấy gì nào? (Trần nhà)

- Vì sao lúc nãy không thấy mà bây giờ lại thấy? (vì ngẩng đầu lên)
- Trần nhà ở phía nào của các con? Tại sao ngẩng đầu lên mới thấy được?
- Ngoài trần nhà thì khi ngẩng đầu lên các con còn thấy gì nữa? (đèn, quạt,…)
- Những gì mà ngẩng đầu lên mới nhìn thấy được thì gọi là phía trên.
- Cho trẻ nhắc lại: “Ngẩng đầu lên thấy phía trên của mình”.
* Phía dưới:
- Chân đâu chân đâu?
- Sao bây giờ mới thấy chân mà lúc nãy không thấy?
=> Các con đang cúi đầu xuống đấy.
- Khi cúi đầu xuống thì các con còn thấy gì nữa?
- Vậy chân ở phía nào của chúng mình? Tại sao cúi đầu xuống mình mới thấy?
- Những gì mà các con phải cúi xuống mới nhìn thấy được thì gọi là phía dưới.
- Cho trẻ nhắc lại: “Cúi đầu cuống thấy phía dưới của mình”.
* Trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”
- Nhiệm vụ nhận thức: Trẻ nhận biết phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới của bản thân.
- Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành 3 tổ, khi cô đưa ra yêu cầu thì trẻ phải thực hiện thật nhanh
và chính xác.
- Yêu cầu:
+ Đưa tay về phía trước
+ Đưa tay về phía sau
+ Đưa tay lên phía trên
+ Đưa tay về phía dưới
- Luật chơi: Nếu sai, cô sửa sai và trẻ tự mình điều chỉnh cho đúng.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Tập trung trẻ lại để cùng nhau nhớ tên bài học.
* Hoạt động 3: Luyện tập củng cố
- Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”
- Nhiệm vụ nhận thức: Rèn luyện cho trẻ nhận biết phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới
của bản thân.
- Cách chơi: Khi cô nói phía trước hoặc sau - trẻ bật theo hiệu lệnh. Phía trên - trẻ bật và giơ tay

lên cao, phía dưới - trẻ ngồi xuống.
- Cho trẻ chơi
Kết thúc trò chơi: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
3. Kết thúc


- Tập trung trẻ
- Cho trẻ nhắc lại tên bài học.
- Về nhà các con nhớ khoe với bố mẹ về bài học mà hôm nay chúng ta đã học nhé!.

10) So sánh và sắp xếp theo thứ tự chiều cao của 3 đối tượng
Hoạt động học
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động làm quen với toán
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: So sánh và sắp xếp theo thứ tự chiều cao của 3 đối tượng
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
Người soạn: Nhóm 08
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết so sánh, sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng theo chiều tăng giảm để nhận biết mối quan hệ cao
nhất, thấp hơn và thấp nhất.
- Trẻ biết sử dụng từ ngữ cao nhất – thấp hơn – thấp nhất để diễn tả sự khác nhau về chiều cao của 3 đối
tượng.
- Trẻ biết yêu quý kính trọng người lao động, biết thể hiện tình cảm đối với người lao động qua tác phẩm
âm nhạc.
2. Kỹ năng
- Trẻ so sánh và sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng đúng theo yêu cầu của cô.
- Trẻ diễn tả được sự khác nhau về chiều cao của 3 đối tượng.

- Trẻ chơi trò chơi đúng cách và đúng luật chơi.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ học.
- Trẻ tham gia chơi đoàn kết, chia sẻ với các bạn.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Nhạc bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Mô hình 3 tòa nhà cao tầng màu xanh, đỏ, vàng.
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 1 rổ có 3 lô tô tòa nhà có chiều cao và màu sắc khác nhau.
- Các khối hộp có các màu sắc (xanh, vàng, đỏ).
III. Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô

1. Ổn định
Cho cả lớp hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”
+ Các con vừa hát bài hát gì?

Hoạ
t
động
của
trẻ


+ Các cô chú công nhân trong bài hát đang làm gì? (xây rất nhiều tòa nhà cao tầng, may quần áo
mới)
- Giáo dục: Nhờ các cô chú công nhân mà các con có nhà để ở, áo quần để mặc. Vì vậy, các con
phải biết yêu quý các cô chú công nhân và kính trọng các sản phẩm mà cô chú ấy làm ra nhé!
2. Hoạt động trọng tâm

* Hoạt động 1: Ôn kĩ năng so sánh chiều cao của 2 đối tượng
- Các con ơi, bạn Gấu của chúng ta vừa chuyển tới một khu chung cư đấy, các con có muốn cùng
cô tới thăm khu chung cư của bạn gấu không nào?
- Cho trẻ đi theo cô. Chúng ta đã đến khu chung cư của bạn gấu rồi đấy!
+ Khu chung cư có những gì? (Nhiều tòa nhà)
- Cho trẻ nhận ra 3 ngôi nhà ở khu chung cư. (Vàng, xanh, đỏ)
(Cô che tòa nhà màu vàng)
+ Các con quan sát thật kĩ tòa nhà màu xanh và tòa nhà màu đỏ xem tòa nhà nào cao hơn, tòa
nhà nào thấp hơn?
(Cô che tòa nhà màu đỏ)
+ Bây giờ các con nhìn tòa nhà màu xanh và tòa nhà màu vàng xem tòa nhà nào cao hơn, tòa nhà
nào thấp hơn?
(Cô che tòa nhà màu xanh)
+ Các con cùng nhìn tòa nhà màu đỏ và tòa nhà màu vàng xem tòa nào nhà cao hơn, tòa nhà nào
thấp hơn?
- Cô cho trẻ quan sát 3 tòa nhà cùng 1 lúc và hỏi:
+ Các con thấy 3 tòa nhà này như thế nào với nhau?
+ Nếu chỉ so sánh 2 tòa nhà với nhau thì mình dễ so sánh tòa nhà nào cao hơn, tòa nhà nào thấp
hơn. Nhưng để so sánh và sắp xếp thứ tự về chiều cao của 3 tòa nhà thì bây giờ các con cùng cô
tìm hiểu nhé!
* Hoạt động 2: So sánh và sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng
+ Các con hãy cùng nhìn xem tòa nhà màu xanh và tòa nhà màu vàng tòa nào cao hơn? (Tòa nhà
màu vàng cao hơn)
+ Tòa nhà màu vàng và tòa nhà màu đỏ tòa nào cao hơn? (Tòa nhà màu vàng cao hơn)
+ Vậy trong 3 tòa nhà thì tòa nhà nào cao nhất? (Tòa màu vàng cao nhất).
* Cô kết luận: Vì tòa nhà màu vàng cao hơn tòa nhà màu xanh, tòa nhà màu vàng cao hơn tòa
nhà màu đỏ  Tòa nhà màu vàng là tòa nhà cao nhất.
- Cho 1- 2 trẻ nhắc lại.
+ Các con quan sát xem tòa nhà màu xanh và tòa nhà màu đỏ tòa nhà nào thấp hơn? (Tòa nhà
màu xanh thấp hơn).

+ Vậy tòa nhà màu vàng và tòa nhà màu xanh tòa nhà nào thấp hơn? (Tòa nhà màu xanh thấp
hơn).
+ Vậy trong 3 tòa nhà thì tòa nhà nào thấp nhất?
* Cô kết luận: Vì tòa nhà màu xanh thấp hơn tòa nhà màu vàng, tòa nhà màu xanh thấp hơn tòa
nhà màu đỏ  Tòa nhà màu xanh là tòa nhà thấp nhất.
- Cho cả lớp nhắc lại.
* Luyện tập hình thành kiến thức
+ Cho trẻ lấy rổ đồ dùng.
+ Trong rổ của mỗi trẻ có lô tô 3 tòa nhà (màu xanh, đỏ, vàng), cho trẻ ngồi tại chỗ so sánh và
sắp xếp.


×