Tải bản đầy đủ (.docx) (299 trang)

Bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 299 trang )

‘DDAI HOCJ QUOOCS GIA HAF NOOIJ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
n

VŨ THỊ PHƯỢNG

BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA TRẺ EM
BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, 2019


‘D AIHOCJQUO CSGIAHAFNO IJ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các
kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Nếu có bất kỳ sự sao chép bất hợp pháp nào từ các công trình nghiên
cứu nào khác, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

MỤC LỤC


Trang phụ bìa
Lời cam đoan


Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Trang
1
9
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng 9

MỞ ĐẦU

pháp

luật

hình

sự

..........................................................................................................................................................................

1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng 20
pháp

luật

hình

sự


..........................................................................................................................................................................

1.2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 27
............................................................

1.43.

Giả

thuyết

nghiên

cứu



câu

hỏi

nghiên

cứu 29

.............................................................................................

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................................................................... 30
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO 31
VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA TRẺ EM BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

2.1. Khái niệm quyền con người của trẻ em và bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng 31
pháp

luật

hình

........................................................................................................................................................................... bằng

sự
pháp luật

hình sự
2.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình sự
Đo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình sự .................................luật hình
sự...ệm trước pháp luật.ঽ ঽ ‫ڊ‬ঽ Е quyệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật
hình sự ...............iệm về quyền con người của trẻ em; thứ ba là phạm vi quyền con
người của trẻ em
2.2. Sự cần thiết và phương thức Bbảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình 43
sự ..
2.2.2. Các phương th. bền con người của tườg th. bền con ngườiáp luh. ình 2.3. Chính 48
sách pháp luật hình sự trong bảo vệ quyền con người của trẻ em .....................................
2.4. Các chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm lập pháp một số quốc gia trên thế giới trong 51
việc bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình sự ..................... ........................................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................................................................... 76
CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BẢO 78
VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA TRẺ EM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
3.1. Khái quát lịch sử lập phápquy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề 78



bảo

vệ

quyền

em................................................................................

con

người

của

...........................................................................................

trẻ
bằng pháp

luật hình sự
3.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền con người 94
của trẻ em .......................................................................................................................... .................................................................
3.3. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về bảo vệ quyền con người của 119
trẻ em ở Việt Nam ........................................................................................................................................................................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................................... 142
CHƯƠNG 4: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG

144

BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA TRẺ EM

BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM
4.1. Yêu cầu tăng cường bảo vệ quyền con người của trẻ em ở Việt Nam ..............................

144

4.2. Các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật 147
hình sự ở Việt Nam............................. .......................................................................................................................................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................................................................................

174

KẾT LUẬN ...................................................................................................................................................................................

176

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................

180

PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
CRC
NCTN
PLHS
TAND
TANDTC

TNHS

Bộ luật hình sự
Công ước quốc tế về quyền trẻ em
Người chưa thành niên
Pháp luật hình sự
Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân tối cao
Trách nhiệm hình sự


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số bảng, biểu
Tên bảng, biểu
Trang
Bảng 3.1:
Bảng 3.1: biểu BIỂU caoền trẻ em..BIỂUi xâm phh tình dh
84
phbiểu BIỂU caoền trẻ em..BIỂUi.....
Bảng 3.2:
Mức hình phạt cao nhất trẻ em phạm tội có thể bị áp dụng theo
93
BLHS 1985 và BLHS 1999
Bảng 3.3:
Tổng hợp phạm vi chịu TNHS và phạm vi miễn TNHS của trẻ em
111, 115
Bảng 3.4:
So sánh các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp miễn
115
TNHS đối với trẻ em phạm tội

Bảng 3.5:
So sánh mức hình phạt cao nhất mà trẻ em có thể bị áp dụng với
117
một tội phạm so với người phạm tội khác
Bảng 3.6:
So sánh quyết định hình phạt đối với trẻ em phạm tội và nhóm chủ thể khác
117
Bảng 3.7:
Diễn biến tình hình thụ lý và xét xử Tội giết con mới đẻ trong cả 120,122
Biểu đồ
nước từ năm 2009 đến năm 2018
3.1
Bảng 3.8:
Diễn biến tình hình thụ lý và xét xử Tội phá thai trái phép trong 120,122
Biểu đồ
cả nước từ năm 2009 đến năm 2018
3.2
Bảng 3.9:
Diễn biến tình hình thụ lý và xét xử Tội mua bán, đánh tráo hoặc 120,121
Biểu đồ
chiếm đoạt trẻ em trong cả nước từ năm 2009 đến năm 2018
,
3.3
122
Bảng 3.10: Diễn biến tình hình thụ lý và xét xử Tội mua dâm người chưa 120,122
Biểu đồ
thành niên trong cả nước từ năm 2009 đến năm 2018
3.4
Bảng 3.11: Diễn biến tình hình thụ lý và xét xử Tội hiếp dâm trẻ em trong 120,122
Biểu đồ

cả nước từ năm 2009 đến năm 2018
3.5
Bảng 3.12: Diễn biến tình hình thụ lý và xét xử Tội cưỡng dâm trẻ em trong 120,122
Biểu đồ
cả nước từ năm 2009 đến năm 2018
3.6
Bảng 3.13: Diễn biến tình hình thụ lý và xét xử Tội giao cấu với trẻ em 120,122
Biểu đồ
trong cả nước từ năm 2008 đến 2018
3.7
Bảng 3.14: Diễn biến tình hình thụ lý và xét xử Tội dâm ô với trẻ em trong
120,
Biểu đồ
cả nước từ năm 2009 đến năm 2018
122
3.8
Bảng 3.15: Bảng thống kê số vụ và số bị cáo phạm các tội xâm phạm quyền 120,121
Biểu đồ
con người của trẻ em trong cả nước từ năm 2009 đến năm 2018
,


3.9
Bảng 3.16:

Bảng tổng hợp TNHS áp dụng đối với các bị cáo phạm các tội xâm phạm
quyền con người của trẻ em trong cả nước từ năm 2009 đến năm 2018
Bảng 3.17: Thống kê số vụ, số bị cáo là người chưa thành niên
Biểu đồ 3.10 và bị cáo là trẻ em bị xét xử trong cả nước từ năm 2009 đến
năm 2018

Bảng 3.18: Thống kê số bị cáo và TNHS áp dụng đối với NCTN phạm tội
trong cả nước từ năm 2009 đến năm 2018
Biểu đồ 3.11 TNHS áp dụng với NCTN phạm tội trong đó có trẻ em phạm tội
trong cả nước từ năm 2009 đến năm 2018

122
120
2, 127

130
130


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Vấn đề bảo vệ quyền con người của trẻ em luôn luôn được coi là một trong những
chính sách hàng đầu của các quốc gia. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ hai
trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Mặc dù đã đạt
được một số thành tựu to lớn trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhưng
chúng ta vẫn còn những bất cập, hạn chế và thách thức nhất định liên quan đến việc hiện
thực hoá đầy đủ và nâng cao không ngừng khả năng được thụ hưởng quyền con người
của trẻ em.
Về pháp lý, Hiến pháp năm 2013 đã dành một chương riêng về quyền con người
đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các chính sách và các hoạt động bảo vệ các quyền
con người nói chung và quyền con người của trẻ em nói riêng ở nước ta. Từ đó, chúng ta
đã có những quy định mang tính cụ thể hóa vấn đề bảo vệ quyền con người của trẻ em
như Luật trẻ em 2016, Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015 và là một trong những khách thể quan trọng được bảo vệ bằng các
chế định về tội phạm và hình phạt trong BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (gọi
tắt là BLHS năm 2015).

Về thực tiễn thực thi pháp luật, ngày càng nhiều các tổ chức phi chính phủ, tổ
chức xã hội về bảo vệ quyền con người của trẻ em được thành lập và hoạt động hiệu quả,
nhiều mô hình “nhà an toàn”, “nhà tạm lánh”, làn sóng chống lại các hành vi bạo lực thể
chất, tinh thần trẻ em ngày càng được lan rộng và hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em
bị xâm phạm quyền con người và trẻ em phạm tội vẫn ngày càng gia tăng về số lượng và
tính chất nguy hiểm. Thông qua số liệu xét xử hàng năm của Tòa án các cấp về các tội
xâm phạm đến các quyền con người của trẻ em cho thấy tình trạng trẻ em Việt Nam bị
xâm hại, lạm dụng là rất cao: tính từ năm 2009 đến năm 2018 [80] mỗi năm trung bình có
khoảng hơn 1.200 trẻ em bị xâm hại tình dục với hơn 560 vụ hiếp dâm trẻ em, khoảng
664 vụ giao cấu với trẻ em, khoảng 200 vụ dâm ô trẻ em còn lại là các hành vi xâm phạm
tình dục khác như cưỡng dâm trẻ em, mua dâm người chưa thành niên (viết tắt NCTN)
(trong đó có tới 21,1% là nạn nhân dưới 10 tuổi), có khoảng 3 trẻ em bị chính mẹ đẻ của
mình giết hại khi mới sinh ra và khoảng 53 trẻ em bị mua bán, đánh tráo hoặc chiếm
đoạt, ngoài ra còn số lượng trẻ em bị giết hại, bị gây thương tích, bị hành hạ ngược đãi
bởi cha mẹ, cơ sở giáo dục. Theo thống kê, có 28 tỉnh, thành phố trong hai năm 2016
hoặc 2017 có từ 30 đến 110 trẻ em bị xâm hại trong các vụ việc xâm hại tình dục, bạo lực
trẻ em bị xử lý hình sự (Hà Nội, Tp HCM, Đăk Lăc, Đồng Nai, An Giang, Tây Ninh, Bà
Rịa- Vũng Tàu, Kiên Giang, Sơn La, Bình Dương, Hà Giang, Thanh Hóa, Gia Lai, Tiền
Giang, Cần Thơ, Quảng Ninh, Bình Phước, Sóc Trăng, Cà Mau, Phú Thọ, Hòa Bình, Yên
1


Bái, Lao Cai, Bạc Liêu, Lâm Đồng, Bình Thuận, Thái Nguyên, Khánh Hòa) [6, tr.7]. Trẻ
em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ...) là
21,3%; bởi giáo viên, nhân viên nhà trường là 6,2%, bởi người quen, hàng xóm là 59,9%;
bởi các đối tượng khác là 12,6% [6, tr.12]. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số thống kê
những vụ án đã được đưa ra xét xử hoặc đã được nạn nhân tìm đến sự trợ giúp, còn số
lượng tội phạm ẩn không được đưa ra xử lý do bị hại và gia đình không tố giác hoặc
không bị phát hiện mới hoặc đã bị đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án từ giai đoạn trước khi
xét xử là tảng băng chìm lớn của thực trạng trẻ em bị xâm hại. Trong một nghiên cứu đã

được công bố, đối với nạn nhân của các tội phạm tình dục là phụ nữ và trẻ em gái “100%
các nạn nhân rơi vào tình trạng xấu hổ, 96% rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng và hay
giật mình, 92% rơi vào trạng thái sợ hãi và rối loạn tâm lý, 80,9% thừa nhận mất một thời
gian mới trở lại cuộc sống bình thường, 52,3% rơi vào trạng thái mất ngủ, 49% có ý định
tự sát, 30,1% có cảm giác ghê sợ đàn ông” [61, tr.37] đã cho thấy ảnh hưởng tiêu cực và
mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này.
Bên cạnh đó, cũng theo thống kê của TANDTC, trung bình mỗi năm có khoảng
3941 NCTN bị đưa ra xét xử trong đó số trẻ em phạm tội bị đưa ra xét xử chiếm khoảng
5% [Phụ lục, Bảng 3.17]. Mặc dù chính sách hình sự cũng như sự cụ thể hóa trong pháp
luật hình sự (viết tắt là PLHS), pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình sự của
Việt Nam đã phần nào khẳng định mục tiêu bảo vệ các quyền con người của trẻ em phạm
tội khi các em phải tiếp xúc với hệ thống tư pháp hình sự như các chế định liên quan đến
người bào chữa, người đại diện, quyền được tiếp cận thông tin và bảo mật thông tin cá
nhân… đến các chế định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự (viết tắt là TNHS), nguyên
tắc, mục đích và các biện pháp xử lý hình sự…. Tuy nhiên, việc tiếp tục mở rộng phạm vi
bảo vệ cũng như các nội dung bảo vệ quyền con người của nhóm trẻ em này là thực sự cần
thiết nhằm hạn chế số lượng trẻ em phạm tội, trẻ em tái phạm, tái phạm nguy hiểm để các
em phát triển lành mạnh, tự tin trở thành công dân có ích cho xã hội.
Bất kỳ sự xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nào của trẻ em cũng
đều xâm phạm đến quyền con người mà các em được bảo vệ. Các quyền ưu tiên mà trẻ
em được hưởng hơn các chủ thể pháp luật khác thể hiện chính sách bảo hộ tối đa cho trẻ
em. Xuất phát từ yếu tố nội sinh của độ tuổi chưa trưởng thành của các em, cũng như bắt
nguồn từ chính sách chung của pháp luật quốc tế cùng với chức năng chính là bảo vệ,
PLHS đem đến cho trẻ em sự an toàn và công bằng cho dù các em là đối tượng tác động
của tội phạm hay là chủ thể của tội phạm. Trong Bình luận chung số 10 quyền trẻ em
trong tư pháp người chưa thành niên của Liên Hợp Quốc đã khuyến nghị rằng: “Trẻ em
khác biệt với người trưởng thành về sự phát triển thể chất và tâm lý, ở nhu cầu tình cảm
và nhu cầu được giáo dục. Những khác biệt đó là cơ sở để giảm nhẹ tội cho những trẻ em
2



có xung đột với pháp luật. Những khác biệt này và cả những khác biệt khác là lý do để
xây dựng một hệ thống tư pháp riêng cho NCTN và đòi hỏi sự đối xử riêng đối với trẻ
em” [43, tr.778]. Chính vì thế trẻ em phạm tội hay trẻ em là đối tượng tác động của tội
phạm cũng đều là chủ thể được bảo vệ bởi chính sách hình sự đặc thù, riêng biệt.
BLHS năm 1999 đã có những quy định thể hiện chính sách bảo vệ quyền con
người của trẻ em: trên phương diện bảo vệ trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm,
BLHS đã tội phạm hóa nhiều hành vi xâm phạm quyền con người của trẻ em như các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và sự phát triển lành mạnh của trẻ
em cũng như xác định phạm tội với trẻ em là tình tiết tăng nặng TNHS; trên phương diện
bảo vệ trẻ em phạm tội BLHS đã thể hiện chính sách hình sự mang tính ưu tiên đối với
trẻ em phạm tội như nguyên tắc xử lý trẻ em phạm tội, độ tuổi và phạm vi chịu TNHS,
hình phạt, quyết định hình phạt… đối với nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, các quy định
này vẫn còn bó hẹp và còn nhiều điểm chưa hợp lý như: còn bỏ lọt hành vi xâm phạm
quyền con người của trẻ em nghiêm trọng nhưng chưa được hình sự hóa, hình phạt còn
chưa thể hiện tính nghiêm khắc và tính phòng ngừa cao; đối với các quy định bảo vệ trẻ
em phạm tội còn chưa phù hợp, đặc biệt các chế tài còn nặng về giam giữ. Bên cạnh đó,
Unicef Việt Nam khi đánh giá khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử các vụ án bị
cáo là NCTN để đưa ra sự cần thiết phải thành lập Tòa án chuyên trách đối với NCTN ở
Việt Nam đã nhận định “Một trong những nguyên nhân làm người chưa thành niên phạm
tội tái phạm chính là vì luật còn thiếu cơ chế hỗ trợ giúp người chưa thành niên phạm tội
nhận thức được lỗi lầm của mình để khắc phục các nguyên nhân, điều kiện phạm tội của
mình…Các chế tài không tước tự do hạn chế về giáo dục và giá trị phục hồi thấp nên đã
khiến các Tòa án ngần ngại áp dụng trong thực tiễn” [94, tr.39]. Với việc khắc phục nhiều
hạn chế của BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 đã có nhiều điểm nổi bật về bảo vệ quyền
con người của trẻ em như: mở rộng hành vi xâm phạm quyền con người của trẻ em phải
chịu TNHS, thu hẹp phạm vi chịu TNHS của trẻ em và các biện pháp tư pháp phục hồi
được quy định cụ thể, đa dạng hơn... Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu một cách khoa
học, toàn diện, có hệ thống về lý luận và thực tiễn các quy định bảo vệ quyền con người
của trẻ em được thể hiện trong BLHS năm 2015, làm rõ những vướng mắc, bất cập trong

thực tiễn xét xử cũng như những nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc, bất cập đó để
đưa ra những biện pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật, bảo đảm áp
dụng PLHS hiệu quả trong bảo vệ quyền con người của trẻ em trên hai phương diện trẻ
em là đối tượng tác động của tội phạm và trẻ em là chủ thể của tội phạm trong đề tài
“Bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình sự Việt Nam” là rất cần thiết
và đảm bảo tính cấp bách của xã hội.

3


2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài hướng đến làm sáng tỏ các vấn đề lý
luận để xây dựng khung lý thuyết về bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng PLHS
trong đó trẻ em được bảo vệ bao gồm trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm và trẻ em
là chủ thể của tội phạm; đồng thời làm rõ thực trạng bảo vệ quyền con người của trẻ em
bằng PLHS Việt Nam trên cả phương diện lập pháp và áp dụng pháp luật nhằm kiến nghị
giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu qu0ả áp dụng của những quy định này, cũng như
đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa bảo vệ quyền con người của trẻ em và
phòng chống xâm hại quyền con người của trẻ em trong thực tế.
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ:
Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng
PLHS, trong đó làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản như: khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết,
các phương thức và chuẩn mực quốc tế đối với bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng
PLHS. Đồng thời trong phần cơ sở lý luận chỉ rõ phạm vi các quyền con người của trẻ
em được PLHS bảo vệ để làm cơ sở tiếp cận các chuẩn mực quốc tế và PLHS Việt Nam
một cách thống nhất trong luận án.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy
địnhpháp luật về bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng PLHS Việt Nam.
Thứ ba, nghiên cứu so sánh các quy định bảo vệ quyền con người của trẻ em trong
lịch sử PLHS Việt Nam để đánh giá lịch sử lập pháp PLHS nước ta và nghiên cứu so sánh

các quy định của PLHS một số quốc gia trên thế giới nhằm tham khảo, học tập các kinh
nghiệm và sự tiến bộ trong bảo vệ quyền con người của trẻ em của PLHS các quốc gia đó.
Thứ tư, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng của các
quy định bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng PLHS Việt Nam hiện nay cũng như
các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa bảo vệ và phòng chống xâm hại quyền con người
của trẻ em trong thực tế.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, lLuận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp
luật và thực tiễn về bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng PLHS bằng PLHSở Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền con người của trẻ
em bằng PLHS Việt Nam dưới góc độ khoa học luật hình sự trên cơ sở phương pháp tiếp
cận quyền con người với phạm vi những vấn đề nghiên cứu cụ thể sau:
4


- Các quan điểm khoa học của các học giả trong nước và một số nước trên thế giới
về bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng PLHS.
- Các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ các quyền con người của trẻ em bằng PLHS và
các quy định bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng PLHS ở một số nước trên thế giới
như Liên bang Nga, Cộng hòa liên bang Đức, Trung Quốc, Thụy Điển trên hai phương
diện trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm và trẻ em là chủ thể của tội phạm.
- Hệ thống các quy định bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng PLHS Việt Nam
từ năm 1945 đến nay. Trong đó đối với trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm, luận án
tập trung làm rõ PLHS bảo vệ các quyền con người dễ bị tổn thương nhất của trẻ em
thông qua nghiên cứu các quy định của PLHS về các tội phạm cụ thể mà dấu hiệu phạm
tội với trẻ em là dấu hiệu định tội, là dấu hiệu định khung tăng nặng và là dấu hiệu áp
dụng tình tiết tăng nặng TNHS. Đối với trẻ em là chủ thể của tội phạm, luận án hướng
đến nghiên cứu các chế định trong Phần chung của BLHS thể hiện trọng tâm chính sách

bảo vệ trẻ em phạm tội của nước ta.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật các tội xâm phạm quyền con người của trẻ em là đối
tượng tác động của tội phạm và các chế định áp dụng đối với trẻ em phạm tội trên địa bàn
cả nước trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2018 với minh chứng củavà khảo sát ngẫu
nhiên 435 bản án có trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm và trẻ em là chủ thể của
tội phạm.
4. Cơ sở phương pháp luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận và cách tiếp cận
Luận án sử dụng một số học thuyết, quan điểm làm quan điểm tiếp cận trong quá
trình nghiên cứu. Cụ thể:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mac – Lênin, phương pháp
luận này đáp ứng được yêu cầu xem xét đối tượng nghiên cứu trong môi trường vật chất
mà nó tồn tại, từ đó đánh giá vấn đề từ những yếu tố quyết định chúng;
- Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền
con người nói chung, quyền trẻ em nói riêng để làm rõ bản chất, các mối liên hệ và các
yêu cầu của việc bảo đảm và bảo vệ các quyền con người nói chung và quyền con người
của trẻ em nói riêng;
- Lý thuyết về phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người – “lấy quyền con
người làm trung tâm để xem xét và giải quyết vấn đề” [26, tr.18]. Với lý thuyết về cách
tiếp cận này, luận án lấy chuẩn mực là các quyền con người của trẻ em làm tiêu chí để
nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện pháp luật.
- Các lý thuyết về phát triển tâm sinh lý trẻ em:

5


Thuyết tâm lý – xã hội của Erick Erickson (nhà tâm lý học người Mỹ 1902- 1994):
tác giả phân chia cuộc đời của con người thành 8 giai đoạn và mỗi giai đoạn có sự khủng
hoảng xã hội, tâm lý khác nhau từ đó đưa đến sự chuyển hóa các mối liên hệ xã hội.
Trong đó, giai đoạn thứ 5 – giai đoạn vị thành niên là giai đoạn NCTN trải qua một “cuộc

cách mạng sinh lý” để hình thành bản sắc riêng.
Thuyết sự phát triển của trẻ em của tác giả Jean Piaget (nhà tâm lý học người
Thụy Sỹ 1896 – 1980): tác giả phân chia các giai đoạn phát triển của trẻ em thành 4 giai
đoạn từ đó căn cứ vào đặc điểm của mỗi giai đoạn phát triển để có sự hỗ trợ cần thiết cho
sự phát triển của trẻ.
Những thuyết này giúp cho tác giả luận án nắm bắt được rõ các giai đoạn phát
triển của trẻ em, những đặc điểm về tâm sinh lý, thể chất của các em trên cơ sở đó lý giải
được cơ sở của các chính sách pháp luật đối với các em và đưa ra các luận điểm mang
tính khoa học cho việc hoàn thiện PLHS cũng như các thiết chế khác nhằm bảo vệ tối đa
lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
4.2. Phương pháp nghiên c t
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh luật học nhằm phân tích, bình luận các quy định của
PLHS Việt Nam liên quan đến bảo vệ quyền con người của trẻ em trong lịch sử lập pháp
và pháp luật Việt Nam hiện hành đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của PLHS một số
quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền con người của trẻ em từ đó so sánh với pháp luật
trong nước và rút ra những kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả sử
dụng phương pháp thống kê để phân tích số liệu thực tiễn áp dụng trong hoạt động xét xử
các vụ án có trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm và trẻ em là chủ thể của tội phạm
ở Việt Nam trong thời gian qua từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế, bất cập. Với
phương pháp xã hội học pháp luật tác giả vận dụng để đưa ra các quan điểm, giải pháp về
hoàn thiện PLHS, các biện pháp xã hội, văn hóa, giáo dục nhằm bảo vệ tốt hơn nữa
quyền con người của trẻ em bằng PLHS Việt Nam.
Các phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng như sau:
Chương 2: Đề cập đến những vấn đề lý luận chung về quyền con người của trẻ
em, các phương thức bảo vệ quyền trẻ em bằng PLHS và kinh nghiệm một số nước trên
thế giới. Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu tổng hợp các công trình đã được công bố
liên quan đến đề tài, phân tích quy phạm pháp luật, đối chiếu văn bản, so sánh liên ngành
và nghiên cứu lịch sử.
Chương 3: Đánh giá thực trạng quy định của PLHS hiện hành và thực tiễn áp dụng

của tòa án trong quá trình xét xử các vụ án hình sự trẻ em phạm tội và trẻ em là đối tượng
tác động của tội phạm từ đó đánh giá những mặt tích cực cũng như hạn chế và nguyên
6


nhân của những hạn chế trong quá trình áp dụng PLHS để bảo vệ quyền con người của
trẻ em để làm tiền để cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ trẻ em trong
PLHS ở chương 4. Do đó, phương pháp nghiên cứu chính ở chương này là phương pháp
tổng hợp, phân tích văn bản, thống kê, khảo sát thực tiễn.
Chương 4: Trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích, diễn giải các kinh nghiệm
của một số nước trên thế giới cũng như từ thực trạng của Việt Nam đã được nêu ở
chương 3, tác giả tập trung đưa ra các giải pháp tăng cường bảo vệ trẻ em bằng PLHS
đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài ở Việt Nam.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án sau khi bảo vệ thành công sẽ là công trình khoa học pháp lý đầu tiên ở
cấp độ luận án tiến sĩ nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và chuyên sâu về bảo vệ
quyền con người của trẻ em bằng PLHS Việt Nam . Với hướng tiếp cận lấy quyền con
người của trẻ em làm trung tâm, luận án là công trình đầu tiên ở cấp độ nghiên cứu
chuyên sâutừ góc độ cả quyền con người của trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm
và quyền con người của trẻ em là chủ thể của tội phạm.
Luận án là công trình đầu tiên xây dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền con
người của trẻ em bằng PLHS, trong đó, lần đầu tiên các quyền con người cụ thể của trẻ
em được bảo vệ thông qua các quy định của BLHS được nghiên cứu một cách có hệ
thống từ chuẩn mực quốc tế đến sự tương thích của PLHS Việt Nam trong lịch sử lập
pháp, pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng pháp luật,
thực trạng áp dụng pháp luật trong thời gian 10 năm ở Việt Nam với sự khảo sát hơn 400
bản án thực tế xét xử đồng thời phân tích, chắt lọc các quy định của PLHS một số quốc
gia có tính phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam, tác giả đã đề
xuất định hướng hoàn thiện một số quy định cụ thể của pháp luật về bảo vệ quyền con

người của trẻ em và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này.
6. Ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận: Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học luật
hình sự cấp độ luận án của Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, chuyên
sâu và theo hướng tiếp cận mới, hiện đại về vấn đề bảo vệ quyền con người của trẻ em
bằng PLHS. Do đó, luận án là công trình có thể đóng góp những tri thức lý luận, pháp lý
và thực tiễn trong hệ thống tri thức khoa học luật hình sự và hệ thống tri thức về bảo vệ
quyền con người của trẻ em.
Về mặt thực tiễn: Những phân tích, so sánh, đánh giá, kiến giải lập pháp và các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng PLHS ở Việt

7


Nam có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác lập pháp, công tác bảo vệ trẻ em
hiện nay và trong thời gian tới.
Ngoài ra, với những tính mới và ý nghĩa lý luận, luận án còn có thể trở thành tài
liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào tạo
đại học, sau đại học chuyên ngành tư pháp hình sự, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan
bảo vệ pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật và là tài liệu mang tính tra cứu cho các
nhà hoạt động xã hội trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án có kết cấu gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp
luật hình sự
Chương 3: Thực trạng bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình sự
ở Việt Nam
Chương 4: Các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng
pháp luật hình sự ở Việt Nam


8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề bảo vệ quyền con người của trẻ em luôn luôn được coi là một trong những
chính sách hàng đầu của các quốc gia. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ hai
trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Mặc dù đã đạt
được một số thành tựu to lớn trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhưng
chúng ta vẫn còn những bất cập, hạn chế và thách thức nhất định liên quan đến việc hiện
thực hoá đầy đủ và nâng cao không ngừng khả năng được thụ hưởng quyền con người
của trẻ em.
9


Về pháp lý, Hiến pháp năm 2013 đã dành một chương riêng về quyền con người
đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các chính sách và các hoạt động bảo vệ các quyền
con người nói chung và quyền con người của trẻ em nói riêng ở nước ta. Từ đó, chúng ta
đã có những quy định mang tính cụ thể hóa vấn đề bảo vệ quyền con người của trẻ em
như Luật trẻ em 2016, Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015 và là một trong những khách thể được PLHS bảo vệ bằng các chế
định về tội phạm và hình phạt.
Về thực tiễn thực thi pháp luật, ngày càng nhiều các tổ chức phi chính phủ, tổ
chức xã hội về bảo vệ quyền con người của trẻ em được thành lập và hoạt động hiệu quả,
nhiều mô hình “nhà an toàn”, “nhà tạm lánh”, làn sóng chống lại các hành vi bạo lực thể
chất, tinh thần trẻ em ngày càng được lan rộng và hiệu quả.
Tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị xâm phạm quyền con người và trẻ em phạm tội vẫn
ngày càng gia tăng và tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn. Thông qua số liệu xét xử hàng

năm của tòa án các cấp về các tội xâm phạm đến các quyền con người của trẻ em cho
thấy tình trạng trẻ em Việt Nam bị xâm hại, lạm dụng là rất cao: tính từ năm 2008 đến
năm 20171mỗi năm trung bình có khoảng hơn 1.200 trẻ em bị xâm hại tình dục với hơn
500 vụ hiếp dâm trẻ em, khoảng 567 vụ giao cấu với trẻ em, khoảng 167 vụ dâm ô trẻ em
còn lại là các hành vi xâm phạm tình dục khác như cưỡng dâm trẻ em, mua dâm NCTN
(trong đó có tới 21,1% là nạn nhân dưới 10 tuổi) 2,có khoảng 3.6 trẻ em bị chính mẹ đẻ
của mình giết hại khi mới sinh ra và khoảng 49 trẻ em bị mua bán, đánh tráo hoặc chiếm
đoạt, ngoài ra còn số lượng trẻ em bị giết hại, bị gây thương tích, bị hành hạ ngược đãi
bởi cha mẹ, cơ sở giáo dục cũng như các tội phạm ẩn không được đưa ra xét xử do bị hại
và gia đình không tố giác hoặc không bị phát hiện mới là tảng băng chìm lớn của thực
trạng trẻ em bị xâm hại. Trong một nghiên cứu đã được công bố, đối với nạn nhân của
các tội phạm tình dục là phụ nữ và trẻ em gái “100% các nạn nhân rơi vào tình trạng xấu
hổ, 96% rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng và hay giật mình, 92% rơi vào trạng thái sợ
hãi và rối loạn tâm lý, 80,9% thừa nhận mất một thời gian mới trở lại cuộc sống bình
thường, 52,3% rơi vào trạng thái mất ngủ, 49% có ý định tự sát, 30,1% có cảm giác ghê
sợ đàn ông”3đã cho thấy ảnh hưởng tiêu cực và mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm
này.
Bất kỳ sự xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nào của trẻ em cũng
đều xâm phạm đến quyền con người mà các em được bảo vệ. Các quyền ưu tiên mà trẻ
em được hưởng hơn các chủ thể pháp luật khác thể hiện chính sách bảo hộ tối đa cho trẻ
em. Xuất phát từ yếu tố nội sinh của độ tuổi chưa trưởng thành của các em, cũng như bắt
1 Vụ tổng hợp – thống kê TANDTC
2 truy cập ngày 24/12/2016
3 Dương Tuyết Miên (2005), Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và giải pháp
khắc phục, Tạp chí Luật học, số Đặc san về bình đẳng giới, tr.35-40

10


nguồn từ chính sách chung của pháp luật quốc tế cùng với chức năng chính là bảo vệ,

PLHS đem đến cho trẻ em sự an toàn và công bằng cho dù các em là đối tượng tác động
của tội phạm hay là chủ thể của tội phạm. Trong Bình luận chung số 10 quyền trẻ em
trong tư pháp người chưa thành niên của Liên Hợp Quốc đã khuyến nghị rằng: “Trẻ em
khác biệt với người trưởng thành về sự phát triển thể chất và tâm lý, ở nhu cầu tình cảm
và nhu cầu được giáo dục. Những khác biệt đó là cơ sở để giảm nhẹ tội cho những trẻ em
có xung đột với pháp luật. Những khác biệt này và cả những khác biệt khác là lý do để
xây dựng một hệ thống tư pháp riêng cho người chưa thành niên và đòi hỏi sự đối xử
riêng đối với trẻ em”4. Chính vì thế trẻ em phạm tội hay trẻ em là đối tượng tác động của
tội phạm cũng đều là chủ thể được bảo vệ bởi chính sách hình sự đặc thù, riêng biệt.
Hàng năm, số lượng các vụ việc xâm hại trẻ em bị phát hiện, xử lý đã phần nào đem
lại công bằng, giảm bớt những tổn thương cho các em và ổn định cho xã hội. Tuy nhiên,
làm thế nào để những tổn thương đó không đến với các em mới thực sự là điều tốt nhất.
Do đó cần có những biện pháp, cơ chế ngăn chặn, phòng ngừa và trừng trị, răn đe tội
phạm đối với trẻ em là một nhu cầu cấp thiết, trong đó BLHS với các quy định về tội
phạm và hình phạt sẽ là công cụ hữu hiệu nhất trong bảo vệ quyền con người của trẻ em
và góp phần quan trong trong hoạt động xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em.
BLHS năm 1999 đã có những quy định thể hiện chính sách bảo vệ quyền con người
của trẻ em: trên phương diện bảo vệ trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm, BLHS đã
tội phạm hóa nhiều hành vi xâm phạm quyền con người của trẻ em như các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và sự phát triển lành mạnh của trẻ em cũng
như xác định phạm tội với trẻ em là tình tiết tăng nặng TNHS; trên phương diện bảo vệ
trẻ em phạm tội BLHS đã thể hiện chính sách hình sự mang tính ưu tiên đối với trẻ em
phạm tộinhư nguyên tắc xử lý trẻ em phạm tội, độ tuổi và phạm vi chịu TNHS, hình phạt,
quyết định hình phạt…đối với nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn
bó hẹp và còn nhiều điểm chưa hợp lý như: còn bỏ lọt hành vi xâm phạm quyền con
người của trẻ em nghiêm trọng nhưng chưa được hình sự hóa, hình phạt còn chưa thể
hiện tính nghiêm khắc và tính phòng ngừa cao; đối với các quy định bảo vệ trẻ em phạm
tội còn chưa phù hợp, đặc biệt các chế tài còn nặng về giam giữ. Bên cạnh đó, Unicef
Việt Nam khi đánh giá khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử các vụ án bị cáo là
NCTN để đưa ra sự cần thiết phải thành lập Tòa án chuyên trách đối với NCTN ở Việt

Nam đã nhận định “Một trong những nguyên nhân làm người chưa thành niên phạm tội
tái phạm chính là vì luật còn thiếu cơ chế hỗ trợ giúp người chưa thành niên phạm tội
nhận thức được lỗi lầm của mình để khắc phục các nguyên nhân, điều kiện phạm tội của
mình…Các chế tài không tước tự do hạn chế về giáo dục và giá trị phục hồi thấp nên đã
4 Khoa Luật – ĐHQGHN (2010), Quyền con người – Tập hợp những bình luận và khuyến nghị chung của Ủy ban công ước
Liên Hợp Quốc, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; tr.778

11


khiến các Tòa án ngần ngại áp dụng trong thực tiễn” [76, tr.39] 5. Khắc phục những hạn
chế nêu trên, BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có nhiều điểm nổi bật trong
đó có việc mở rộng hành vi xâm phạm quyền con người của trẻ em phải chịu TNHS, thu
hẹp phạm vi chịu TNHS của trẻ em và các biện pháp phục hồi được quy định cụ thể, đa
dạng hơn. Tuy nhiên, việc đánh giá tính hợp lý của các quy định này dưới góc độ bảo vệ
quyền con người của trẻ em chưa có đề tài nào nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện.
Từ nhu cầu lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu các quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với việc bảo vệ trẻ em là đối tượng tác động của
tội phạm và trẻ em là chủ thể tội phạm trong đề tài “Bảo vệ quyền con người của trẻ em
bằng pháp luật hình sự Việt Nam” đảm bảo tính cấp bách của xã hội.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng
pháp luật hình sự
Trẻ em luôn là đối tượng được đặc biệt quan tâm của xã hội, không chỉ củ a những
nhà làm luật mà cả những học giả chuyên ngành ngoài luật cũng lựa chọn làm đối
tượng nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ nghiên cứu tâm lý - xã
hội, trẻ em như một đối tượng để khám phá sự phát triển tâm sinh lý, các nghiên
cứu lý giải nguyên nhân của những hành vi lệch chuẩn, hành vi chống đối xã hội và
chỉ ra các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ để phòng chống trẻ em vi phạm pháp
luật... Dưới góc độ luật học, các học giả nghiên cứu các quy định của pháp luật nói

chung và luật chuyên ngành nói riêng về trẻ em, từ đó chỉ ra những quy định hợp lý
và bất hợp lý của pháp luật, đưa ra các kiến giải lập pháp và các kiến giải khác
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về bảo vệ trẻ em. Tuy tiếp cận ở những
góc độ khác nhau nhưng tất cả các tác giả đều đi đến một mục đích đưa đến cho trẻ
em một môi trường thực sự an toàn, phát triển trong đó chính bản thân các em và
xã hội là những nhân tố quan trọng tạo nên.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài của mình, tác giả chủ yếu tập trung đi sâu tình
hình trẻ em dưới góc độ PLHS và quyền con người với ba hướng tiếp cận: thứ nhất, các
công trình nghiên cứu đa ngành luật học về bảo vệ quyền con người của trẻ em; thứ
hai, các công trình nghiên cứu chuyên ngành luật hình sự bảo vệ quyền con người
của trẻ em trong trường hợp trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm; thứ ba, các
công trình nghiên cứu chuyên ngành luật hình sự bảo vệ quyền con người của trẻ
em trong trường hợp trẻ em là chủ thể của tội phạm. Ngoài ra, bên cạnh giá trị nghiên
5Unicef (2012), Báo cáo tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của sự cần thiết thành lập Tòa án chuyên trách đối với
người chưa thành niên ở Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội, tr.39

12


cứu vấn đề bảo vệ trẻ em thông qua các quy định của BLHS mà luận án còn đưa ra
các kiến giải khác để hạn chế trẻ em phạm tội cũng như trẻ em trở thành nạn nhân
của tội phạm vì vậy các công trình về tâm lý học, xã hội học, tội phạm học mà trẻ
em đã là đối tượng nghiên cứu cũng là những tài liệu mà chúng tôi đề cập đến và sử
dụng trong luận án.
1.2.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu đa ngành luật học về bảo vệ quyền con người
của trẻ em nói chung
* Vị trí quyền con người của trẻ em
Ở phương diện chung nhất, “Quyền con người là quyền bẩm sinh vốn có, bình đẳng
với tất cả mọi người. Nó không thể bị tước đoạt hay hạn chế tùy tiện bởi bất cứ ai, nhà
nước nào, nó không thể phân chia và hạn chế bất cứ một phần hay toàn bộ các quyền

con người nào” [49]. Trên cơ sở khái niệm cơ bản về nhân quyền đó, các nhà nghiên cứu
Việt Nam cũng đưa ra khái niệm quyền con người dưới lăng kính của pháp luật, gắn với
pháp luật và được đảm bảo bằng pháp luật [11, tr.224] [77, tr.14] . vàđồng thời khẳng
định việc bảo vệ các quyền con người “mang tính thời sự quốc tế, không những là mục
tiêu cơ bản trong cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, tự do, dân chủ và công lý,
mà còn là mối quan tâm thường xuyên của nhân loại tiến bộ trên toàn trái đất” [12, tr.15].
Trẻ em cũng là một thực thể trong xã hội nên quyền con người của trẻ em được hiểu là
một bộ phận không thể tách rời của quyền con người nói chung đó và việc bảo vệ quyền
con người của trẻ em cũng là vấn đề tất yếu. Bên cạnh đó, trẻ em cũng được xác định
là nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội và mặc dù vẫn còn những quan điểm
khác nhau về sự tồn tại của nhóm quyền nhưng xu thế chung của nhân loại vẫn xác
định tầm quan trọng của việc xác định sự tồn tại của nhóm quyền nhằm “phản ánh
nhu cầu và nhằm bảo đảm sự bình đẳng thực chất về cơ hội giữa các tầng lớp, qua
đó là giữa tất cả mọi thành viên trong xã hội nói chung” [44, tr.17] nên quyền con
người của trẻ em được xác định là một trong quyền của nhóm người dễ bị tổn
thương.
Trước khi có khái niệm về quyền trẻ em thì trẻ em bị xác định như những đối
tượng phụ thuộc thậm chí như một dạng “tài sản” của cha mẹ. Sự ra đời khái niệm quyền
trẻ em đã mở rộng các hoạt động bảo vệ trẻ em từ các khía cạnh đạo đức, xã hội sang
khía cạnh pháp lý. Trẻ em trở thành chủ thể hưởng quyền, “các hành động liên quan đến
trẻ em không còn chỉ đặt trên nền tảng của tình thương, lòng nhân đạo hay sự che chở
nữa mà còn là nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan…” [44, tr.54].
* Bảo vệ quyền con người bằng các chế định luật hình sự
13


Việc bảo vệ quyền con người nói chung trong đó được hiểu bao gồm cả quyền con
người của trẻ em nói riêng bằng các quy định của pháp luật hình sựPLHS, pháp luật tố
tụng hình sự đã có một quá trình lịch sử lâu đời ở Việt Nam từ thời kỳ phong kiến và kế
thừa, phát triển ở các giai đoạn tiếp theo cho đến hiện tại. Trong đó, các quy định của

PLHS “đều có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng là nhằm bảo vệ các quyền và tự do của
con người và của công dân với tư cách là những giá trị xã hội cao quý nhất được thừa
nhận chung của nền văn minh nhân loại…” [14, tr.15]. PLHS bảo vệ các quyền con
người thông qua việc ghi nhận về mặt pháp lý, trong hoạt động thi hành pháp luật, xử lý
vi phạm pháp luật của nhà nước [24, tr.97] hay sự bảo đảm tối đa về mặt tư pháp [14,
tr.15]. Như vậy, điểm cốt lõi của việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền con
người của trẻ em nói riêng bằng PLHS là ở chỗchính hệ thống quy định PLHS. Do đó,
việc nghiên cứu hoàn thiện các chế định liên quan “phải hướng tới bảo đảm quyền con
người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện” [82,
tr.274]. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể tách rời vấn đề bảo vệ
quyền con người ra khỏi các ngành khác nhau mà cần đặt trong cách tiếp cận đa ngành và
đa ngành luật học [104, tr.45] điều này cho phép hiểu rộng hơn rằng nghiên cứu vấn đề
bảo vệ quyền con người bằng PLHS không chỉ đơn thuần nghiên cứu các quy định của
PLHS mà cần có cái nhìn đa chiều cùng một vấn đề từ đó hướng đến đưa ra phương thức
bảo vệ đồng bộ tốt nhất.
* Trách nhiệm bảo vệ quyền con người của trẻ em
Trọng tâm của bảo vệ trẻ em thì “phòng ngừa là then chốt và quan trọng hàng đầu”
[7, tr.197]. Vấn đề nghĩa vụ quốc gia trong việc bảo đảm quyền con người của trẻ em đã
được đặt ra khi các quốc gia phê chuẩn, tham gia CRC và các văn bản quốc tế khác liên
quan “Các quốc gia thành viên phải thi hành tất cả các biện pháp thích hợp bảo vệ trẻ em
tránh khỏi các hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt” (Điều 2, CRC). Sách trắng về
thành tựu quyền con người của Việt Nam cũng khẳng định: “… việc bảo đảm và thúc đẩy
quyền con người trước hết là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia. Các quốc gia
có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật quốc tế đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc có tính đến hoàn cảnh
của mỗi nước để bảo đảm cho người dân được thụ hưởng quyền con người một cách tốt
nhất” [148, tr.5]. Việc “ghi nhận và bảo vệ quyền con người trên thực tế là thể hiện của
một nhà nước nhân bản, tiến bộ, dân chủ, văn minh” [24, tr.97]. Bên cạnh việc xây dựng
hệ thống pháp luật với đầy đủ chế định bảo vệ các quyền con người của trẻ em, trách
nhiệm của nhà nước cần phải có những biện pháp về cơ chế, chính sách bảo đảm cho việc

thực hiện các điều khoản đó. Đồng thời chính hệ thống cơ quan nhà nước và cán bộ công
chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước đặc biệt liên quan đến lĩnh vực hình
14


sự đó là các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự là “chủ thể cơ bản có trách nhiệm bảo vệ và
thúc đẩy các quyền con người” [43, tr.420].
Trước những nguy cơ quyền con người của trẻ em bị xâm hại ngày càng cao việc
bảo vệ các quyền con người của trẻ em cần có sự chung tay của nhiều chủ thể từ nhà
nước, gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, nhà nước và các tổ chức quốc tế xây
dựng các chương trình hành động về phòng chống buôn bán, mại dâm trẻ em và văn hóa
phẩm khiêu dâm trẻ em mang tầm quốc gia và quốc tế đồng thời đề ra các biện pháp
mang tính định hướng và cụ thể [7, tr.186-188]. Các thiết chế có trách nhiệm cao tham
gia vào công cuộc bảo vệ quyền con người của trẻ em ở Việt Nam bao gồm Bộ công an,
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ tư pháp, TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Bộ đội biên phòng, Bộ lao động thương binh và xã hội….
Đối với trường hợp trẻ em tham gia tố tụng hình sự, bên cạnh khả năng được bảo
vệ thì khả năng bị xâm hại các quyền con người cũng rất cao do đó trách nhiệm trước tiên
thuộc về các cơ quan tư pháp, các hành vi vi phạm quyền con người trong hoạt động tư
pháp cũng cần được nhận diện để có biện pháp phòng ngừa và biện pháp bảo đảm tôn
trọng quyền con người của trẻ em trong trường hợp đó [30, tr.85]. Ngoài ra, việc tăng
cường các thiết chế truyền thông trong bảo vệ quyền con người và quyền công dân cũng
góp phần thực thi và bảo vệ hiệu quả quyền con người nói chung và quyền con người của
trẻ em nói riêng [33, tr.79]. Tuy nhiên, gia đình là nơi trẻ em sinh sống, phát triển tính
cách cũng như mọi mặt đời sống khác nên “bảo vệ trẻ em trước tất cả những sự lạm
dụng, xâm hại và bóc lột là trách nhiệm hàng đầu và trước tiên thuộc về gia đình” [7,
tr.19] sau đó là nhà trường, cộng đồng, xã hội.
1.2.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu chuyên ngành luật hình sự về bảo vệ quyền con
người của trẻ em trong trường hợp trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm
* Các công trình nghiên cứu về các hình thức xâm phạm quyền con người của trẻ em

Sự tác động một cách trái pháp luật đến các quyền con người của trẻ em chính là
biểu hiện của sự xâm phạm quyền con người của các em, gây ra ảnh hưởng đến sự phát
triển lâu dài với trẻ em trên các mặt thể chất, tâm lý, tinh thần, xã hội. Các công trình
nghiên cứu đã chỉ ra các hình thức lạm dụng trẻ em, thường gồm các loại: “lạm dụng về
thể chất, lạm dụng tình dục, lạm dụng về tâm lý – tinh thần, lạm dụng qua bỏ mặc, sao
nhãng” [7, tr.19]. Trong đó được biểu hiện cụ thể thông qua các hành vi như xâm hại tình
dục trẻ em, lạm dụng sức lao động trẻ em, lạm dụng trẻ em bằng con đường ma túy, bóc
lột, lợi dụng trẻ em làm công cụ, phương tiện để kiếm tiền hoặc các hình thức đánh đập,
hành hạ, ngược đãi…. Trong số các hình thức lạm dụng nêu trên, “hình thức xâm hại tình
dục trẻ em chiếm 55% tổng số vụ xâm hại trẻ em” [28, tr.25]. Các hình thức lạm dụng trẻ
em có thể để tìm kiếm lợi nhuận (bóc lột trẻ em vì mục đích thương mại) hoặc chỉ để thỏa
15


mãn nhu cầu, sở thích cá nhân trong đó “bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại
không phải là điều mới lạ mà là một điều khá phổ biến ở nhiều xã hội qua suốt chiều dài
lịch sử. Tuy nhiên, trong các thập kỷ gần đây vấn đề này trở nên phức tạp hơn với tính
chất toàn cầu và xuyên quốc gia…” [7, tr.16]. Ngoài ra, tình trạng lợi dụng hình thức cho
người nước ngoài nhận con nuôi để buôn bán trẻ em diễn ra phổ biến ở Việt Nam, đối
tượng trẻ em bị lạm dụng trong hình thức này có thể là “em bé bị bỏ rơi, hoặc bị cha mẹ
quá nghèo không nuôi nổi, hoặc hoang thai được đem về nuôi dưỡng rồi móc nối làm thủ
tục hợp thức hóa cho các em đi làm con nuôi nước ngoài” [7, tr.132].
* Các công trình nghiên cứu nhóm quyền con người của trẻ em trong trường hợp
trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm
Với cách tiếp cận quyền con người của trẻ em là một bộ phận không thể tách rời
của quyền con người nói chung, do đó dưới góc độ PLHS quyền con người của trẻ em
được các tác giả nghiên cứu như những quyền phổ quát của con người thông qua nghiên
cứu các chế định chung của PLHS và các tội phạm cụ thể. Tuy nhiên,
Ccác quyền con người dễ bị tổn thương của trẻ em được các tác giả chủ yếu
nghiên cứu theo hướng tiếp cận dấu hiệu pháp lý của tội phạm hoặc các quy định của

PLHS mà không nghiên cứu ở khía cạnh tiếp cận quyền con người.
Về quyền sống của trẻ em
Quyền sống của trẻ em đã được Liên hợp quốc xác định “là một quyền tối thượng,
không được xâm phạm, thậm chí trong cả tình trạng khẩn cấp đe dọa đến vận mệnh quốc
gia” [42, tr.254]. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một cách khách quan các hành vi xâm phạm quyền
con người này của trẻ em và cũng có nhiều tác giả lựa chọn các tội xâm phạm đến tính
mạng của trẻ em làm đối tượng nghiên cứu. , Theo đó, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu dấu
hiệu pháp lý của các tội danh tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt tính mạng con người nói
chung trong đó có tội mà dấu hiệu giết trẻ em là dấu hiệu định tội (tội giết con mới đẻ) và
có tội mà dấu hiệu “phạm tội đối với trẻ em” là một tình tiết tăng nặng TNHS cho hành vi
xâm hại quyền sống của con người nói chung [45, tr.70-85] [88, tr.53-67] [67, tr.10-35].
Về quyền an toàn tình dục của trẻ em
Quyền an toàn tình dục của trẻ em là một quyền quan trọng được Liên hợp quốc
xác định trong rất nhiều văn bản pháp lý quốc tế được nhiều quốc gia tham gia (như
CRC, Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa
phẩm khiêu dâm trẻ em bổ sung cho CRC….). Tuy nhiên, đây lại là một quyền con người
của trẻ em bị xâm hại nhiều nhất trong thực tế. Một trong những yêu cầu của các quốc gia
thành viên khi tham gia các điều ước quốc tế đó là cần nội luật hóa các quy định trong
điều ước phù hợp với điều kiện quốc gia qua đó đánh giá được tính tương thích của pháp
luật quốc gia với pháp luật quốc tế. Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em,
16


mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em bổ sung cho CRC đã chỉ ra các khái
niệm cơ bản của những hành vi xâm hại trẻ em như buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em,
văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em đồng thời khẳng định rằng: các quốc gia thành viên phải
đảm bảo rằng tối thiểu những hành động và hoạt động đó phải được đề cập đầy đủ trong
PLHS…[57, Điều 2, Điều 3] quy tắc này như một mẫu số chung cho các quốc gia thành
viên trong đó có Việt Nam khi xây dựng pháp luật bảo vệ trẻ em trước các hành vi xâm
hại. Phù hợp với pháp luật quốc tế, quyền an toàn về tình dục của trẻ em là một khách thể

quan trọng được PLHS bảo vệ và được xác định là khách thể của tội phạm xâm phạm
danh dự, nhân phẩm của con người trong BLHS (Chương XIV, BLHS năm 2015), thậm
chí xác định hành vi xâm hại tình dục trẻ em cũng là tội phạm của nhóm tội phạm bạo lực
gia đình [76, tr.67-69], đồng thời được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc
độ khác nhau: dưới góc độ PLHS các tác giả chủ yếu làm rõ dấu hiệu pháp lý, TNHS của
các tội xâm hại tình dục trẻ em trong lịch sử PLHS Việt Nam và PLHS hiện hành [45,
tr.125-161] [88, tr.114-147] [1, tr.77-91]; dưới góc độ tội phạm học các tác giả nghiên
cứu sâu sắc tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, nguyên nhân, điều kiện
phạm tội và đưa ra các biện pháp phòng ngừa [37, tr.121-145] [21, tr.60-69].
Về quyền tự do và an ninh cá nhân của trẻ em
Tự do và an ninh cá nhân là quyền cơ bản, phổ quát của con người, “phản ánh sự
bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tự do thẩn thể của họ
từ phía nhà nước, cơ quan, tổ chức hay bất kỳ cá nhân nào khác trong xã hội…” [99,
tr.43]. Tuy nhiên, vấn đề an ninh cá nhân chỉ là một trong bảy yếu tố ảnh hưởng đến
an ninh con người theo quan điểm của UNDP đó là vấn đề an ninh kinh tế, an ninh
lương thực, an ninh sức khỏe, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh cộng
đồng và an ninh chính trị [34, tr.29]. Trong đó, ở tất cả các quốc gia, phạm vi an ninh cá
nhân được thể hiện ở khía cạnh quan trọng nhất đó là “không phải chịu hành vi bạo lực
với bản thân”, các nguy cơ bạo lực thân thể con người có thể đến từ nhiều hình thức đe
dọa khác nhau như đe dọa từ Nhà nước (tra tấn, lao động khổ sai), đe dọa từ các quốc gia
khác (chiến tranh, xung đột vũ trang), đe dọa từ các nhóm người (xung đột sắc tộc, tôn
giáo)…, riêng đối với trẻ em: các bạo lực có thể xảy ra từ bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ
em [34, tr.29-30].
PLHS với chức năng chính là bảo vệ đã bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân của
trẻ em bằng việc tội phạm hóa các hành vi bạo lực về thân thể của trẻ em như nhóm tội
phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người, hành vi mua bán trẻ em, hành vi đánh
tráo trẻ em dưới 01 tuổi, hành vi chiếm đoạt trẻ em, bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài
sản, hành vi bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật, hành vi truy cứu người trái pháp luật
17



×