Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

HOẠCH ĐỊNH và PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.16 KB, 19 trang )

HOẠCH ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH
CÔNG
TÔ THỊ KIM OANH
Câu 1: Đặc điểm và phân loại của chính sách công



Đặc điểm:
Chính sách công mang tính cộng đồng:
Chính sách công mang tính cộng đồng do Chính sách công bắt nguồn từ ý
chí chính trị của Nhà nước, mà ý chí chính trị của Nhà nước xác lập trên cơ sở
mục tiêu phát triển chung của toàn xã hội mà Nhà nước có trách nhiệm tổ chức
thực hiện.
Mục tiêu phát triển xã hội -> ý chí chính trị NN -> chính sách công.



Chính sách công mang tính hệ thống, đồng bộ:
Về hình thức:
Tính hệ thống của chính sách công thể hiện ở chỗ chính sách công là tập
hợp của các quyết định được hình thành trong những giai đoạn khác nhau. Mặt
khác, chính sách được phản ánh không chỉ trong một quyết định duy nhất mà có
thể thể hiện thông qua một chuỗi những quyết định có liên hệ với nhau.
Về nội dung:
Tính hệ thống thể hiện ở chỗ:
1. Mục tiêu và biện pháp thực hiện để đạt mục tiêu ấy thống nhất với
nhau.
2. Các chính sách với nhau, chính sách với các công cụ quản lý vĩ mô
khác hợp thành một hệ thống hướng đến mục tiêu phát triển chung của xã hội.




Chính sách công mang tính ổn định tương đối:
Tính ổn định: Do chính sách công là kết quả của ý chí chính trị của Nhà
nước nên không dễ thay đổi
Ổn định tương đối: Theo thời gian chính sách công vẫn có sự thay đổi
cho phù hợp với tình hình thực tế, về biện pháp và mục tiêu. Lý do là điều kiện
thực tế thay đổi, kinh nghiệm thực thi chính sách được tiếp thu và phản ánh vào
quá trình ra quyết định, hoặc do định hướng chính trị thay đổi. Cần lưu ý là chỉ


quá trình thực thi chính sách là năng động và thích ứng với môi trường chứ
chính sách không thay đổi.
Ghi thêm : chính sách công : + tính ổn định : ý chí nhà nước không dễ
thay đổi.
+ ổn định tương đối : có biến đổi môi trường, ngoại cảnh, năng lực thực
thi, nhận thức người dân…sau 1 thời gian dài.


Chính sách công vừa là sản phẩm của hoạt động QLNN, vừa là công cụ thực
hiện chức năng quản lý xã hội:
Sản phẩm của quá trình QLNN:
Việc xác định mục tiêu và các biện pháp để đạt được mục tiêu đó trong
một thời gian xác định cho ra đời chính sách.
Chính sách thể hiện quá trình và kết quả hoạt động của Nhả nước trong
việc quản lý, điều hành và phát triển xã hội với môi trường, các điều kiện cũng
như nguồn lực nhất định.
Có thể dựa vào hiệu quả của chính sách để đánh giá hoạt động của Nhà
nước.




Chính sách là công cụ thực hiện chức năng quản lý xã hội:
Vì Chính sách là công cụ thể hiện ý chí chính trị của Nhà nước nên chính
sách được dùng để định hướng cho hoạt động xây dựng pháp luật, quy hoạch,
kế hoạch trong một khoảng thời gian nhất định cũng như đường lối, phương
pháp, mục tiêu đối phó với các biến đổi của môi trường.
Chính sách còn dùng để phối hợp, điều chỉnh các đối tượng tham gia hoạt
động nhằm đạt mục tiêu chung.
VD: Chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là cơ sở cho ra
đời luật bảo vệ môi trường, các luật về thu phí bảo vệ môi trương, các đề án
nâng cao nhận thức người dân về môi trường…



Phân loại CSC:
Mục đích của việc phân loại chính sách:

-

Không bỏ sót các đối tượng cần điều chỉnh.


Phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các chính sách.

-

Tránh việc chồng chéo lên nhau trong việc thực hiện chính sách, giảm sự
đối nghịch trong mục tiêu của các chính sách khác nhau, hướng tới mục tiêu
phát triển xã hội.
Phân loại:

Theo lĩnh vực hoạt động của chính sách : ví dụ ; chính sách y tế, kinh
tế, giáo dục…
Theo thời gian tồn tại
Chính sách dài hạn,
Chính sách trung hạn,
Chính sách ngắn hạn.
Thời gian tồn tại của chính sách phải đủ để thực hiện mục tiêu định
hướng của chính sách và liên quan đến sự tồn tại của đối tượng mà chính sách
hướng đến.
Theo phạm vi tác động của chính sách
Chính sách đối nội: là chính sách để giải quyết các vấn đề trong nước
Chính sách đối ngoại: Là chính sách để giải quyết các vấn đề liên quan
đến yếu tố quốc tế
Hai chính sách này có liên hệ mật thiết với nhau vì mục tiêu chung của
các chính sách là đem lại sự ổn định và phát triển của đất nước, giải quyết các
mâu thuẫn. Muốn vậy phải đặt trong bối cảnh quốc tế cũng như các yếu tố trong
nước để tìm biện pháp hợp lý.
Theo tính chất ứng phó của chủ thể chính sách
Chính sách chủ động: đưa ra để đón đầu một nhu cầu chung của xã hội.

-

VD:
-

Chính sách về kinh tế trong giai đoạn từ năm nào đến năm nào,

-

Chính sách phát triển giáo dục để đón đầu giai đoạn dân số vàng...



-

Chính sách thụ động, đưa ra để giải quyết một vấn đề đã phát sinh có ảnh
hưởng đến đời sống cộng đồng: thường là chính sách để giải quyết các mâu
thuẫn phát sinh trong đời sống xã hội.

-

Ví dụ: chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách hỗ trợ đồng bào bị thiên
tai
Theo cấp độ ban hành chính sách công
- Do Trung ương ban hành, thường là bao quát chung cho cả nền kinh tế,
toàn ngành, lĩnh vực.
VD: Chính sách kinh tế, chính sách quân sự, chính sách ngoại giao, chính
sách bảo hiểm y tế…
- Do địa phương ban hành, theo định hướng từ Trung ương và để khuyến
khích các đối tượng hoạt động và phát triển phù hợp với các nguồn lực và thực
tế của địa phương.
VD: Chính sách chăn nuôi bò sữa của Tỉnh Sơn La, chính sách phát triển
du lịch của TP. Hải Phòng.
Câu 2: vai trò của chính sách công và phân loại
chính sách công



Vai trò của chính sách công( 7 vai trò )
1. Định hướng hoạt động kinh tế - xã hội:
- Mục tiêu của chính sách công định hướng cho các quá trình vận động

phù hợp với những giá trị tương lai mà nhà nước theo đuổi. Giá trị đó phản ánh
ý chí của Nhà nước trong mối quan hệ với những nhu cầu cơ bản của đời sống
xã hội. Cùng với mục tiêu, các biện pháp chính sách cũng có vai trò định hướng
cho các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội khác vì biện pháp chính sách mang
tính cơ chế cao, trực tiếp thúc đẩy, cân bằng hay kìm hãm đối với quá trình vận
hành của hệ thống quản lý.
2. Khuyến khích các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển:
- Thái độ ứng xử của Nhà nước biểu lộ những xu thế tác động đến các
hoạt động kinh tế - xã hội, từ đó có thể thúc đẩy hay kìm hãm các hoạt động của
các cá nhân, tổ chức trong xã hội để phù hợp với mục tiêu mà Nhà nước hướng
tới.


3. Phát huy những mặt tốt của thị trường, đồng thời khắc phục những
hạn chế do chính thị trường gây ra
- Chính sách công định hướng cho hệ thống pháp luật, khắc phục hoặc
hạn chế những khiếm khuyết của thị trường, đồng thời pháp huy những mặt tốt,
tính cạnh tranh trong thị trường để thị trường phát triển ổn định.
4. Tạo lập các cân đối trong phát triển
-

Cách thức tạo lập được thực hiện từ nhiều vai trò khác của chính sách
công như:

-

Khuyến khích các tiềm năng trong tương lai của những ngành, lĩnh vực
và vùng kém phát triển để nhanh chóng cân bằng với các ngành hay vùng khác

-


Điều chỉnh tăng dân số cho phù hợp với yêu cầu tăng trưởng kinh tế

-

Điều chỉnh các ngành sản xuất để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của dân

5. Kiểm soát và phân phối hợp lý các nguồn lực trong xã hội
- Chính sách công phân phối các nguồn lực một cách hợp lý tương đối,
bao gồm cả cho mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong tương lai, cho các
lĩnh vực hoạt động khác nhau trong xã hội để đảm bảo phát triển phù hợp với
mục tiêu mà chính sách hướng đến.
VD: kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát nguồn lao động
có tri thức
6. Vai trò tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội
- Chính sách công phải làm cho môi trường trở nên thuần khiết bằng sự
thống nhất giữa mục tiêu thực hiện và sự phong phú của các giải pháp thực hiện
Thống nhất thái độ ứng xử của chủ thể với các vấn đề kinh tế - xã hội là tạo ra
một môi trường tốt, giúp các tổ chức, cá nhân xác định được mục tiêu hoạt
động. Sự đa dạng các giải pháp thực hiện sẽ giúp các thực thể năng động, ứng
phó tốt nhất với các biến đổi của môi trường.
7. Vai trò tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các cấp chính quyền
vì mục tiêu phát triển


- Nhờ nắm được mục tiêu chung, các thực thể trong xã hội tự xác định
được vai trò, vị trí, thời gian và mức độ hoàn thành các mục tiêu để phối hợp
thực hiện. Từ đó, hoạt động của các thực thể được diễn ra có hệ thống, chặt chẽ,
đạt được hiệu quả cao.



Phân loại CSC:
Mục đích của việc phân loại chính sách:

-

Không bỏ sót các đối tượng cần điều chỉnh.

-

Phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các chính sách.

-

Tránh việc chồng chéo lên nhau trong việc thực hiện chính sách, giảm sự
đối nghịch trong mục tiêu của các chính sách khác nhau, hướng tới mục tiêu
phát triển xã hội.
Phân loại:
Theo lĩnh vực hoạt động của chính sách : ví dụ ; chính sách y tế, kinh
tế, giáo dục…
Theo thời gian tồn tại
Chính sách dài hạn,
Chính sách trung hạn,
Chính sách ngắn hạn.
Thời gian tồn tại của chính sách phải đủ để thực hiện mục tiêu định
hướng của chính sách và liên quan đến sự tồn tại của đối tượng mà chính sách
hướng đến.
Theo phạm vi tác động của chính sách
Chính sách đối nội: là chính sách để giải quyết các vấn đề trong nước
Chính sách đối ngoại: Là chính sách để giải quyết các vấn đề liên quan

đến yếu tố quốc tế
Hai chính sách này có liên hệ mật thiết với nhau vì mục tiêu chung của
các chính sách là đem lại sự ổn định và phát triển của đất nước, giải quyết các
mâu thuẫn. Muốn vậy phải đặt trong bối cảnh quốc tế cũng như các yếu tố trong
nước để tìm biện pháp hợp lý.


Theo tính chất ứng phó của chủ thể chính sách
Chính sách chủ động: đưa ra để đón đầu một nhu cầu chung của xã hội.

-

VD:
-

Chính sách về kinh tế trong giai đoạn từ năm nào đến năm nào,

-

Chính sách phát triển giáo dục để đón đầu giai đoạn dân số vàng...

-

Chính sách thụ động, đưa ra để giải quyết một vấn đề đã phát sinh có ảnh
hưởng đến đời sống cộng đồng: thường là chính sách để giải quyết các mâu
thuẫn phát sinh trong đời sống xã hội.

-

Ví dụ: chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách hỗ trợ đồng bào bị thiên

tai.
Theo cấp độ ban hành chính sách công
- Do Trung ương ban hành, thường là bao quát chung cho cả nền kinh tế,
toàn ngành, lĩnh vực.
VD: Chính sách kinh tế, chính sách quân sự, chính sách ngoại giao, chính
sách bảo hiểm y tế…
- Do địa phương ban hành, theo định hướng từ Trung ương và để khuyến
khích các đối tượng hoạt động và phát triển phù hợp với các nguồn lực và thực
tế của địa phương.
VD: Chính sách chăn nuôi bò sữa của Tỉnh Sơn La, chính sách phát triển
du lịch của TP. Hải Phòng
Câu 3: Nguyên tắc hoạch định chính sách công




Khái niệm: Hoạch định CSC là toàn bộ quá trình nghiên cứu,
xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách công.
Các nguyên tắc hoạch định CSC:
Nguyên tắc là những quy định bắt buộc mà nhà quản lý
phải tuân theo trong quá trình hoạch định chính sách.
Có 4 nguyên tắc hoạch định CSC:
1, Vì lợi ích công cộng
-

Là nguyên tắc hàng đầu


-


Xuất phát từ đặc trưng cơ bản của CSC

2, Nguyên tắc hệ thống
-

Tính hệ thống từ khái niệm đến hình thức, nội dung

-

Đảm bảo cho mục tiêu, biện pháp của CSC được phát

huy.
3, Nguyên tắc hiện thực
Đảm bảo CSC được ban hành phù hợp với những điều
kiện hiện có
-

Làm cho CSC có tính khả thi cao

-

Bảo đảm được tính kế thừa, liên tục trong hệ thống

4, Nguyên tắc quyết định theo đa số
-

CSC được làm cho mọi người

-


CSC được xây dựng bởi nhiều người:

+ Các tổ chức chính trị - xã hội
+ Các nhà khoa học
+ Chính quyền các cấp
+ Cơ quan truyền thông
+ Dân chúng
-

Quyết định theo đa số nhưng phải hợp lý và đảm bảo quyền lợi
công bằng.
Ý nghĩa:
Đảm bảo cho chính sách được xây dựng theo nguyện
vọng của người dân
Có tính khả thi, phát huy được hiệu quả của hệ thống
biện pháp, mục tiêu của chính sách cũng như các chính sách
khác.
Câu 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích chính
sách công và hoạch định chính sách công

1.


Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích chính sách công
Khái niệm


-





-

-

Phân tích là việc xem xét một sự vật, hiện tượng để hiểu và giải thích một cách
thấu đáo.
Phân tích CSC là : Quá trình xem xét toàn diện các yếu tố hợp thành chính sách
nhằm cung cấp cơ sở cho việc hoạch định, thực thi và đánh giá một chính sách
nhằm hoàn thiện các chính sách hiện hành.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích chính sách công ( có 4 yếu tố)
Yếu tố chính trị.
Nguyên nhân:
Bản chất của chính sách công là thể hiện ý chí chính trị của nhà nước thực hiện
chức năng quản lý nhà nước
Nội dung:
Kiểm tra định hướng chính chị của Đảng, nhà nước đề ra có đúng hay không?
Kiểm tra sự phù hợp giữa mục tiêu của nhà nước với nguyện vọng của nhân dân
(VD: chính sách phát triển đánh bắt thủy hải sản).
Lợi ích cho hoạt động của người dân ( chính sách xóa đói giảm nghèo)
Lòng tin của người dân với nhà nước và mức độ ảnh hưởng quyền lực nhà nước
đối với xã hội.



Yếu tố kinh tế - xã hội
Nguyên nhân:

-


Chính sách công bắt nguồn từ thực tế.
Mối quan hệ : cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
Nội dung:
Trình độ phát triển KT-XH làm trình độ dân trí cao => Nhân dân tham gia vào
quá trình phân tích CSC.
Điều kiện kinh tế được cải thiện sẽ thuận lợi cho việc cung cấp các yếu tố vật
chất, kĩ thuật và tài chính cho quá trình phân tích.
Đảm bảo hiệu quả của chính sách công tác động đến điều kiện phân tích chính
sách công.

-



Yếu tố năng lực, trình độ của chủ thể phân tích.

-

Tác động đến khả năng thực thi việc phân tích và hình thành công việc.
Tác động đến khả năng tiếp cận thực tế.
Tác động đến làm chủ công nghệ thông tin.
Tác động đến việc nhận thức chính trị của chủ thể phân tích.



Yếu tố quan hệ quốc tế.
Nguyên nhân:



-

-

2.




Môi trường thay đổi có sự tác động của bên ngoài cộng với xu thế toàn cầu hóa
=> buộc phải điều chỉnh chính sách công
Nội dung:
Theo dõi, đánh giá các chính sách hiện hành để phù hợp hơn với sự thay đổi của
quan hệ quốc tế.
Phân tích tính phù hợp giữa vấn đề chính sách với quá trình hội nhập quốc tế.
Việc mở rộng quan hệ quốc tế giúp ta tiếp thu những thành tựu của khoa học
công nghệ có thành tựu chính sách công.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách công
Khái niệm: Hoạch định chính sách công: là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây
dựng và ban hành đầy đủ một chính sách công.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách công ( có 4 yếu tố)
Yếu tố quyền lực của chủ thể hoạch định chính sách công:
Chủ thể hoạch định chính sách công là Quốc hội, Chính Phủ, HĐND,
UBND cấp tỉnh.
Chính Phủ, UBND các cấp là cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền
chung.
Các Bộ chuyên ngành, Sở chuyên ngành cơ quan quản lý nhà nước theo
thẩm quyền riêng.
Quyền lực của chủ thể hoạch định chính sách công là quyền lực của nhà
nước chi phối các đối tượng trong mối quan hệ .

Nhà nước sử dụng luật pháp để chi phối các hoạt động trong quá trình
quản lý xã hội , yêu cầu mọi tổ chức cá nhân thực hiện tốt những chính sách
pháp luật ,ngoài ra nhà nước có thể sử dụng các quyền kinh tế và pháp lý bắt
buộc các đối tượng thi hành chính sách .



Năng lực của chủ thể hoạch định chính sách công
Chủ thể gồm các cơ quan nhà nước những người đứng đầu kí ban hành
quyết định.
Năng lực hoạch định chính sách công thể hiện ở việc phân tích dự báo
phát triển kinh tế xã hội ,phát hiện các vấn đề chính sách ,năng lực lựa chọn vấn
đề cần giải quyết ,năng lực đề xuất các mục tiêu và biện pháp giải quyết ,năng
lực thiết kế một chính sách ,năng lực phân tích hoạch định một chính sách .


Những năng lực này bị ảnh hưởng bởi yếu tố năng lực của nhà hoạch
định ( khả năng ). Vậy nên năng lực của hệ thống các chuyên viên và những
người có trách nhiệm ký vào chính sách có tác động lớn đến chính sách .


Tiềm lực của đất nước
Xây dựng kế hoạch hành động phải xem xét các nguồn lực , yếu tố đầy đủ
mới quyết định được.
Ví dụ: chính sách xóa đói giảm nghèo phải có điều kiện kinh tế đủ mới
thực hiện được.
Tiềm lực là khả năng có thực và có khả năng tiềm tàng mà chủ thể có khả
năng sử dụng .Tiềm lực của nhà nước bao gồm sức mạnh về các mặt sau :
+Kinh tế :Tài sản ,các nguồn tài chính ,công sản thuộc sở hữu nhà nước ở
cả trong và ngoài biên giới .Yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách một

cách chủ động ,tác động đến nhiều yếu tố khác ,dẫn đến một kết quả theo mong
muốn của nhà nước .
+Chính trị
+Xã hội : Sự đồng tình của người dân đối với chính sách ,sự tham gia sự
ủng hộ chính sách .



Tiềm lực của đối tượng thực thi chính sách công
+Mức độ tham gia của các đối tượng thực thi chính sách tùy thuộc vào
tiềm lực của họ trong hiện tại và tương lai .Sức mạnh của các đối tượng thực thi
chính sách bao gồm : Tiềm lực về kinh tế, chính trị, văn hóa và ngoại giao.
+ Đặc biệt là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách
sẽ thu hút sẽ thu hút được sự tham gia cao vào các chính sách .
+Quyền lực chi phối các yếu tố khác
Các yếu tố này chia thành:

-

Chủ thể : Chủ thể chi phối chính sách là điều kiện tiên quyết đến hoạch định
chính sách .
Thực thi : Xem xét chính sách có thể thành công hay không
+Mối quan hệ này có sự chi phối qua lại tác động với nhau .
+Yếu tố quyền lực của chủ thể có tác động chi phối đến các yếu tố khác


Câu 5: Căn cứ hoạch định chính sách công
Khái niệm: Hoạch định chính sách công: là toàn bộ quá trình nghiên cứu,
xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách công.
Căn cứ hoạch định chính sách công gồm 6 căn cứ:



Căn cứ vào định hướng chính trị
Mục tiêu chính sách phải xuất phát từ đường lối phát triển của chế độ xã
hội do Đảng cầm quyền khởi xướng. Đường lối phát triển xã hội của đảng cầm
quyền là căn cứ để nhà nước đề ra các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội trong dài hạn và ngắn hạn.
Trong hàng loạt công cụ quản lý thường dùng thì chính sách công tỏ ra là
công cụ đắc lực nhất của các nhà nước, vì thế mục tiêu chính sách cũng là mục
tiêu quản lý 2 nhà nước trong từng thời kỳ.



Căn cứ vào cơ sở pháp lý
Chính sách là định hướng, quản lý bằng pháp luật.
Chính sách vừa là nguyên liệu đầu vào ( Vì dựa vào chính sách để xây
dựng luật, ban hành luật và quản lý xã hội bằng luật) vừa là sản phẩm đầu ra của
quá trình quản lý nhà nước



Chính sách và pháp luật đều là những công cụ quan trọng để nhà nước
quản lý xã hội.
Khi sử dụng lại phải phối hợp các công cụ để hỗ trợ cho nhau mới phát
huy tác dụng của mỗi loại nhằm đạt hiệu quả cao đối với quản lý phát triển kinh
tế - xã hội.
Chính sách và pháp luật có mối quan hệ đặc biệt, chúng vừa làm cơ sở
cho nhau, vừa thúc đẩy nhau phát triển.
Căn cứ vào quan điểm phát triển của chủ thể
Chủ thể là nhà nước, những quyết định mà nhà nước muốn xã hội vận

động và phát triển theo.
Ví dụ: chính sách thuế đối với ô tô, xe máy.. tang thuế đối với xe có dung
tích lớn, gỉam xe dung tích nhỏ và ưu tiên phát triển xe điện.
Quan điểm phát triển có thể thay đổi giữa các thời kỳ tuỳ theo nhận thức
của người lãnh đạo, trong khi đường lối phát triển thì ổn định, ít thay đổi.
Việc hoạch định chính sách phát triển của nhà nước trong từng thời kỳ
ngoài việc căn cứ vào đường lối chính trị còn phải dựa vào quan điểm phát triển
của đảng cầm quyền trong thời kỳ đó.




Căn cứ nguyên tắc hoạch định chính sách công
Nguyên tắc hoạch định chính sách là những quy định bắt buộc mà các
nhà hoạch định phải tuân theo trong quá trình làm chính sách.
Nguyên tắc vì lợi ích công cộng.
Nguyên tắc hệ thống.
Nguyên tắc hiện thực.
Nguyên tắc quyết định đa số.
Ví dụ: hoạch định chính sách về nông nghiệp, muốn đảm bảo được an
ninh quốc gia trước hết phải đảm bảo an ninh lương thực.





Căn cứ năng lực thực tế của đối tượng thực thi chính sách công
Tính khả thi của chính sách công tùy thuộc rất lớn vào ý thức chấp hành
nghiêm túc hay không của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách, thậm chí
đây còn là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến tính khả thi của một chính sách.

Kết quả thực hiện chính sách công của các chủ thể chịu ảnh hưởng từ
nhiều yếu tố, trong đó yếu tố trực tiếp, quan trọng nhất là trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của từng nhóm chủ thế.
Nếu chủ thể tham gia thực hiện 3 chính sách công có trình độ dân trí cao,
họ sẽ nhận thức một cách đầy đủ mục tiêu chính sách để chủ động, tự giác thực
hiện.
Khi hoạch định chính sách công, nhà lãnh đạo nhất thiết phải căn cứ vào
trình độ, nhận thức của các chủ thể tham gia thực hiện để xác định mục tiêu và
biện pháp chính sách cho thích hợp.
Căn cứ môi trường tồn tại của chính sách công
Trong một quốc gia, các chính sách công phải tồn tại với môi trường
phong phú, đa dạng, bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tự
nhiên, quốc tế...
Các môi trường này lại biến động không đều nhau trong từng thời kỳ phát
triển, chúng đan xen vào nhau tác động phức tạp đến sự tồn tại của chính sách.
Trong môi trường xã hội lành mạnh có trình độ dân trí cao, đời sống dân
cư tốt, tập quán sinh sống văn minh…thì các chính sách sẽ đi vào đời sống được
thuận lợi và nhanh chóng phát huy tác dụng.
Nếu xã hội đó lại đặt vào một môi trường quốc tế không thuận lợi như
chiến tranh hay diễn biến hoà bình phức tạp thì chính sách lại phải mang tính
khu vực và quốc tế mới có thể tồn tại trong đời sống xã hội.


Các nhà hoạch định chính sách công phải căn cứ vào môi trường tồn tại
trong thực tế và tương lai để xây dựng những chính sách phù hợp trong từng
giai đoạn phát triển.
Câu 6: Phân tích chính sách công hiện hành cần chú
ý những nội dung gì
(Có 6 nội dung)
Phân tích nguyên nhân, nguồn gốc chính sách

công
Phân tích nguồn gốc của vấn đề chính sách công
Vấn đề chính sách công sinh ra từ các hoạt động thực tế trong
xã hội.
Vấn đề chính sách công sinh ra từ những nguyện vọng của
người dân.
Vấn đề chính sách công sinh ra từ những tác động của các chủ
thể quản lý xã hội là nhà nước.
Vấn đề chính sách công sinh ra từ những tác động của môi
trường bên ngoài xã hội
Phân tích việc tìm kiếm vấn đề chính sách công
Những vấn đề đấy có mối quan hệ biện chứng với môi trường
tồn tại.
Vấn đề Chính sách công mang cả tính hiện hiện thực và tương
lai.
Vấn đề chính sách công kém linh động hơn các vấn đề chung.
Phân tích căn cứ lựa chọn vấn đề chính sách
Căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước đối với vấn đề chính sách
công
Căn cứ vào tính bức xúc của vấn đề chính sách công so với nhu
cầu xã hội.
Căn cứ vào khả năng tổ chức giải quyết vấn đề chính sách công
của nhà nước
Căn cứ vào khả năng tham gia giải quyết vấn đề của đối tượng
chính sách công.
2. Phân tích mục tiêu chính sách công
- Phân tích chính sách công có khả thi, hơp lý phù hợp với
các định hướng của chúng ta hay không?
- Phân tích mục tiêu đấy so với tiềm lực thực tế có cao quá
không hay thấp quá?

- Phân tích tính thời cơ của mục tiêu đặt trong bối cảnh xã
hội hiện hành
1.

-

-


Phân tích chủ thể, khách thể, đối tượng của chính
sách công
Chủ thể phân tích chính sách công là cơ quan nhà nước:
3.

-

Giúp nhà nước tìm kiếm lựa chọn phát hiện vấn đề chính
sách
Giúp nhà nước có cách ứng xử theo định hướng cho phù
hợp
Giúp cho nhà nước hoạch định được tính phù hợp giữa mực
tiêu và biện pháp.
Công việc gồm: chủ động xây dựng hệ thống phân tích,
giao nhiệm vụ cho các đối tượng phân tích, ban hành thể chế
và duy trì việc phân tích
-

Đối tượng là các cá nhân, các tổ chức chính trị trong xã
hội
Khách thể là các mối quan hệ mà chính sách tác động

đến.
4. Phân tích thiết chế chính sách công

Phân tích thiết chế chính sách công : Là những quy định
để chính sách có thể tồn tại và tác động lên các đối tượng khác
cũng có thể tác động lên đối tượng của mình
Khi phân tích phải xem xây dựng hệ thống thiết chế có
giúp chính sách theo định hướng không?
Hoạch định có tạo điều kiện cho việc phân tích diễn ra
thuận lơi không?
Thiết chế có đảm bảo dân chủ không?
Có đảm bảo được tiết kiệm hiệu quả trong việc phân tích
không?
5.

6.

Phân tích Nguồn lực thực hiện chính sách công
Phân tích các nguồn lực thừa thiếu như thế nào ? về kinh
tế, con người, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
Phân tích tác động và ảnh hưởng của chính sách
Diễn ra sau khi chính sách được thực hiện sau một thời
gian, có thể 1năm , 2 năm , 3 năm hoặc thường xuyên
Câu 7: Tham vấn chính sách và vận động chính sách




Khái niệm: Tham vấn chính sách và vận động chính sách là hoạt động hỏi ý
kiến người dân về chính sách sắp ban hành. Đồng thời tuyên truyền cho người

dân về ủng hộ chính sách.
Tham vấn chính sách
Khái
- là hành động có chủ
niệm
đích của chủ thể nhằm thông
báo, hỏi, lắng nghe, thảo luận
với những người liên quan hay
có ảnh hưởng để có cơ sở
quyết định chính sách trước
khi ban hành.
Bản
chất




-

-

Vận động chính sách
- là việc tuyên
truyền, giải thích , động
viên những người nghiên
cứu, soạn thảo và ban hành
những chính sách, xây
dựng những chính sách
theo nguyện vọng chính
đáng của người vận động.


- là hoạt động của trưng
-Là
việc
tuyên
cầu dân ý do sự hài lòng của truyền, giải thích, động
người dân trong tương lai khi viên những người nghiên
chính sách được ban hành.
cứu soạn thảo và ban hành
các chính sách. Tự nguyện
xây dựng các chính sách
theo nguyện vọng chính
đáng của người vận động.

Các Kĩ thuật
Tham vấn chính sách
Tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến.
Khảo sát thực địa, thi sát.
Sử dụng các hình thức trên phương tiện thông tin đại chúng.
Tiếp nhận đơn thư, dân nguyện, đơn khiếu nại và phản hồi.
Điều tra xã hội học, khảo sát, nghiên cứu độc lập.
Vận động chính sách
Bước 1: Xác định vấn đề và phân tích vấn đề cần vận động.
Thu qua thu thập thông tin từ tài liệu có sẵn.
Thông qua điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình kinh tế- xã hội của địa phương,
phân tích sâu các vấn đề cần vận động. Việc phân tích sâu giúp hiểu rõ hơn
nguyên nhân gốc rễ của vấn đề; xác định khó khăn, tiềm năng; tạo sự thống nhất
giữa các bên liên quan; lựa chọn ưu tiên vấn đề cần vận độg.
Bước 2: Phân tích các bên liên quan
Xác định các bên liên quan là những người, nhóm người hay tổ chức có mối

quan tâm đến vấn đề dự kiến thực hiện vận động sắp tới.
Nhóm người liên quan gồm có:


-



+ nhóm người hưởng lợi
+ nhóm người ra quyết định
+ nhóm người ủng hộ hoặc đối tác có cùng quan điểm.
+ nhóm bảo thủ hoặc đối lập
+ nhóm trung lập
Bước 3: Xây dựng mục tiêu vận động chính sách
Mục tiêu của vận động chính sách muốn đạt kết quả gì?
Mục tiêu của vận động chính sách cần phải cụ thể, đo lường được.
Có tính khả thi và thực tế không?
Trong khoảng thời gian cụ thể.
Câu 8: Các yêu cầu phân tích chính sách công ( có 5
yêu cầu)
Yêu cầu toàn diện:
+ CSC tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và có liên quan đến
nhiều đối tượng trong thời gian khá dài nên có ảnh hưởng không nhỏ.
+ Vì vậy, muốn có kết quả phân tích đúng đắn, khách quan, sử dụng hữu
hiệu thì phải tiến hành phân tích một cách khách quan, toàn diện để phát hiện ra
những mặt tích cực và hạn chế tiêu cực của chính sách để điều chỉnh cho phù
hợp




Yêu cầu thường xuyên:
+ Được hiểu là quá trình phân tích chính sách liên tục, thường xuyên
theo sát quá trình chính sách và phân tích cả chu kỳ vận động của các đối tượng.
+ Do hoạt động kinh tế, xã hội vận động liên tục nên các vấn đề cũng liên
tục nảy sinh và tác động đến các mặt, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Do đó, để kịp thời nắm bắt tình hình, họ phải thường xuyên phân tích chính
sách để phát hiện những biến động đột biến do tác động của môi trường.



Yêu cầu sát thực:
+ Mọi hoạt động vật chất đều phải diễn ra trong đời sống thược tế để duy
trì sự tồn tại và phát triển của các thực thể.
+ Để đạt được mục tiêu mong muốn, nhà quản lý phải quan sát thực thể
vận động phát triển trong thực tế dựa trên sơ sở CSC tác động làm chúng đi theo
định hướng.
+ Sự vận động của các yếu tố đó không những bị chi phối bở ý chí của
chủ thể quản lý mà còn chịu tác động của môi trường theo những quy luật nhất
định.



Yêu cầu đồng bộ:


+ Một thực thể tồn tại bao giờ cũng có những mục tiêu định hướng là
mục tiêu phát triển, ổn định, lâu dài.
+ Các mục tiêu đó bao gồm: mục tiêu bộ phận, mục tiêu cụ thể cả trong
ngắn hạn và trung hạn để kết nối, chuyển hóa cho nhau, thúc đẩy nhau từng
bước đến mục tiêu định hướng.

+ Khi phân tích CSC, cần hải xem xét đồng thời các kết quả phân tích
khác để đảm bảo tính khách quan và hệ thống.


Yêu cầu logic:
+ Được hiểu là quá trình được kết thành từ mỗi bước theo 1 hành trình
liên tục.
+ Kết quả phân tích ở những bước này vừa mở đường, vừa làm nền tảng
cho các bước sau. Nếu bước sau không dựa trên kết quả phân tích của bước
trước sẽ đưa ra những kết luận man tính chủ quan, không chân thực và dẫn đến
những quyết định thiếu tính khả thi, không hiệu quả.

Câu 9: Các phương pháp phân tích chính sách công
1.

-

2.


3.
4.


Phương pháp phân tích theo mô hình
Khái niệm: Là phương pháp phân tích theo nguyên tắc xây dựng mô hình CSC,
đưa ra các mô hình nhằm làm giảm đi tính phức tạp
Phương pháp biểu đồ, bảng biểu: Quy trình chuẩn bị các biểu đồ bao gồm 4
bước chính
+ Xây dựng giả thuyết

+ Lựa chọn hệ đo lường
+ Sắp xếp số liệu và vẽ biểu đồ
+ Hoàn thành biểu đồ
Tóm lại cả 2 mô hình đều thể hiện rõ ràng, làm giảm đi tính phức tạp của
vấn để nảy sinh nhằm giải quyết các vấn đề.
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích
Khái niệm: Là phương pháp quy đổi ra kinh tế, là phương pháp phân tích tính
hiệu quả chi phí đối với các chính sách để xem xét lợi ích thu được có lớn hơn
chi phí bỏ ra hay không.
Thu chi như thế nào , bao nhiêu
Cần phải chú ý: nguyên tắc chiết khấu, trượt giá trong tương lai, tỷ lệ lạm phát ..
Phương pháp phân tích quyết định
Phương pháp phân tích quyết định là một biến thể của chi phí lợi ích
Phương pháp phân tích hệ thống
Khái niệm: Là toàn bộ yếu tố đầu vào và đầu ra của một chính sách công như:
yếu tố tự nhiên , kinh tế , chính trị , xã hội.


-

Các yếu tố này cần phải sắp xếp có hệ thống để xử lý, tác động lên các đối
tượng chính sách , tiến hành nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển



×