Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

ĐỀ ÁNXÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI XÃ TAMXUÂN II-HUYỆN NÚI THÀNH- TỈNH QUẢNG NAM(GIAI ĐOẠN 2010 – 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.11 KB, 42 trang )

BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI XÃ TAM XUÂN II
HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

DỰ THẢO

ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI XÃ TAM
XUÂN II-HUYỆN NÚI THÀNH- TỈNH QUẢNG NAM
(GIAI ĐOẠN 2010 – 2015)

Tháng 4/2011


ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI
XÃ TAM XUÂN II-HUYỆN NÚI THÀNH- TỈNH QUẢNG NAM
(GIAI ĐOẠN 2010 – 2015)

MỞ ĐẦU
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về việc xây
dựng mô hình nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Ban quản lý xây dựng
nông thôn mới Xã Tam Xuân II, huyện Núi Thành lập Đề án xây dựng mô hình
nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.
I/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Xã Tam Xuân II là một xã đồng bằng, nhân dân sinh sống bằng nghề nông
nghiệp là chủ yếu, cơ cấu kinh tế Nông nghiệp cơ bản lớn, chiếm khoảng 60% giá
trị trong tổng giá trị GDP trên địa bàn. Quy mô dân số đông, địa bàn rộng lớn so
với mặt bằng chung của huyện Núi Thành, trãi dài từ Tây sang Đông.
Trải qua các thời kỳ nhân dân Xã Tam Xuân II vốn có truyền thống cách
mạng và lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường bất khuất, liên tiếp dấy lên các cuộc


đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng, chống lại cường quyền hà khắc áp bức. Cùng
với cả nước, nhân dân xã Tam Xuân II xã cống hiến rất nhiều sức người, sức của
trong các cuộc kháng chiến góp phần giải phóng quê hương đất nước. Ghi nhận
những đóng góp của nhân dân và LLVT của xã, năm 2005 Đảng và Nhà nước đã
phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT ND.
Bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, từ năm 1975 đến nay nhân dân xã
Tam Xuân II tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, với ý chí tự lực, tự cường,
cần cù trong lao động, không ngừng vươn lên, vừa ra sức hàn gắn hậu quả do
chiến tranh để lại, vừa khẩn trương xây dựng cuộc sống mới đạt được những thành
tựu nhất định trên các mặt KTXH-ANQP.
Trong những năm gần đây đã tập trung chuyển đổi mùa vụ giống cây trồng,
con vật nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: sản xuất lúa giống, cây Dưa hấu,
Heo hướng nạt, Gà công nghiệp… một số ngành TTCN-TMDV được phát triển,
cơ sở hạ tấng được đầu tư, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, bộ mặt
nông thôn mới có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên với yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn CNH-HĐH
nông nghiệp nông thôn thì vẫn chưa đáp ứng được.
Vì vậy để tiếp tục xây dựng xã Tam Xuân II phát triển toàn diện trong điều
kiện mới, việc xây dựng đề án xây dựng NTM xã Tam Xuân II theo tinh thần Nghị
quyết 26 của BCH TW Đảng khóa X là hết sức cần thiết, đồng thời là cơ sở để
lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển KT XH-ANQP của địa phương
trong giai đoạn hiện nay.
II/ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
Để có cơ sở triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã
Tam Xuân 2 căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên và chương trình hành
động của BCH Đảng bộ xã Tam Xuân II. Về xây dựng xã nông thôn mới như sau :
2


- Nghị quyết số 26/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ
ban hành Chương trình hành động của thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Thông báo số 238-TB/TƯ ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Ban Bí thư về
chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH-HĐH;
- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Các Thông tư và Hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành có liên quan;
- Căn cứ Nghị Quyết số 16-NQ/HU của huyện uỷ Núi Thành, về lập Đề án
xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010-2015.
- Căn cứ kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 08/12/2010 của UBND huyện
Núi Thành. Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện núi thành.
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Đặc điểm tình hình.
a. Vị trí địa lý: Xã Tam Xuân II có trục đường Quốc lộ1A và đường sắt
Bắc Nam đi ngang qua phân định ra 2 vùng Đông Tây rõ rệt, cách thành phố Tam
kỳ 06km, cách trung tâm Huyện 18km.
b. Đặc điểm địa hình và khí hậu:
- Địa hình: Địa hình tương đối bằng phẳng, có khoảng 25% diện tích đồi
núi thấp, còn lại là vùng đồng bằng. Địa hình thấp từ Tây sang Đông.
- Khí hậu: Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các chỉ
số khí hậu thời tiết rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng,
con vật nuôi; tuy nhiên lượng mưa, lượng nhiệt phân bố không đồng đều theo mùa
gây ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí mùa vụ và sinh hoạt đời sống nhân dân. Cụ
thể:

+ Nhiệt độ trung bình năm
:
25,50C
+ Lượng mưa trung bình hàng năm :
2.050 mm
+ Lượng bốc hơi trung bình
:
1.340 mm
+ Độ ẩm không khí trung bình
:
42 %
Các hướng gió chính là gió mùa đông bắc, gió mùa tây nam và gió đông.
2. Tài nguyên:
a. Đất đai:
*Diện tích đất tự nhiên: 2359,97ha; trong đó:
- Đất nông nghiệp: 1730,7 ha; bao gồm:
+ Đất cây hàng năm: 877,22ha (đất lúa: 726,45ha, đất màu: 150,74 ha);
3


+ Đất cây lâu năm 78,72 ha;
+ Đất lâm nghiệp 651,48 ha.
+ Còn lại các loại đất Nông nghiệp khác: 123,28 ha
- Đất Phi nông nghiệp: 501,99 ha, trong đó:
+ Đất ở: 226,32ha
+ Đất chuyên dùng: 143,17 ha.
+ Các loại đất phi nông nghiệp còn lại lại: 132,50 ha
- Các loại đất còn lại: 127,1ha
b. Rừng:
- Rừng tự nhiên còn khoảng 131 ha, giữ chức năng phòng hộ do Ban quản

lý rừng phòng hộ quản lý
- Rừng sản xuất: 520,48ha. Trong đó phần lớn do Công ty lâm đặc sản
Quảng Nam quản lý, phần diện tích địa phương quản lý là 100ha chủ yếu trồng
cây gỗ nguyên liệu, hiện tại rừng mới ở tuổi 2, 3 .
c. Tài nguyên nước:
* Nguồn nước mặt: Kênh chính Phú Ninh chủ yếu dùng cho sản xuất nông
nghiệp, diện tích đất mặt nước 150 ha (bao gồm ao, hồ, đập do xã quản lý).
Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt chủ yếu là nước ngầm lấy từ giếng khơi và
một hệ thống nước sạch sử dụng bằng bồn chứa, bể lọc có dung tích 500m3 lấy từ
mạch nước ngầm xã Tam Anh Bắc, phục vụ sinh hoạt cho 2 thôn phía đông của
xã.
* Nguồn nước ngầm: Thay đổi theo điều kiện địa hình, dao động bình quân
từ 4-10m. Chất lượng nguồn nước tương đối tốt đối với một số thôn phía tây của
xã còn lại một số thôn phía đông đa số nước có độ phèn cao.
d. Tài nguyên khoáng sản:
- Khoáng sản: Chủ yếu là đất đồi phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, trữ
lượng lên đến hàng triệu mét khối, đất sét để sản xuất gạch, ngói trữ lượng lên đến
hàng trăm nghìn mét khối. Ngoài ra còn có đất cao lanh ở một vài điểm lộ thiên.
Với tài nguyên thiên nhiên như trên, chỉ thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp và một phần cho sản xuất công nghiệp.
3. Nhân lực:
Tổng dân số toàn xã tính đến ngày 31/ 12 /2010 là 3.076 hộ; 11.393 khẩu,
mật độ dân số là 350 người/km2.
Về số hộ sản xuất nông nghiệp: 2.615 hộ, chiếm 85% tổng số hộ; đặc điểm:
các hộ này không còn sản xuất thuần nông mà kết hợp các ngành nghề khác như:
buôn bán nhỏ, làm công nhân; 15% số hộ còn lại tuy thời gian lao động NN không
phải là thời gian dài nhất trong năm nhưng các hộ đó đa số vẫn sản xuất NN. Tổng
số lao động 7.006 người, lao động trong độ tuổi 5.862 người; trong đó: nam 2.953,
nữ là 2.909.
Cơ cấu lao động: NN là 4.103 chiếm tỷ lệ 69,99%, CN (công nhân trong

các KCN) là 1.055 chiếm 17,91%, TMDV là 704 chiếm tỷ lệ 11,98%.
Đánh giá về lực lượng lao động: nguồn lao động dồi dào, thuận lợi cho
nhiệm vụ phát triển KTXH của địa phương trong thời gian đến. Tuy nhiên, số lao
động này chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo.
4


4. Đánh giá tiềm năng của xã:
Tam Xuân II là xã có điều kiên tự nhiên khá thuận lợi trong việc phát triển
kinh tế. Được phân định bởi 3 vùng kinh tế rõ rệt, nông, lâm và nuôi trồng thủy
sản. Bên cạch đó là xã nằm trên trục đường quốc lộ 1A nên rất thuận lợi cho việc
vận chuyển hàng hóa, giao lưu mua bán.
II. THỰC TRẠNG NÔNG THÔN
Trên cơ sở Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới và hướng dẫn của các Bộ,
Ngành Trung ương, UBND xã Tam Xuân 2 tiến hành rà soát, đánh giá mức độ đạt
nội dung của các tiêu chí trên địa bàn xã Tam Xuân 2 vào thời điểm 01/04/2011
như sau:
1. Tiêu chí: Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch
1.1. Những quy hoạch đã có, cần bổ sung, điều chỉnh:
- Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2015 và giai đoạn 2009-2020, đã
quy hoạch đất cho sản xuất nông nghiệp, các công trình như: giao thông, thủy lợi,
điện, y tế, giáo dục, VH&TT.
1.2. Những quy hoạch còn thiếu cần làm mới:
- Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội.
- Quy hoạch điểm dân cư nông thôn.
- Quy hoạch chi tiết cụm CN, khu chăn nuôi tập trung.
So với tiêu chí: Đạt 50 %
2. Tiêu chí: Giao thông
2.1. Hệ thống giao thông trên địa bàn xã có tổng chiều dài là 111km trong
đó được phân bố như sau:

- Đường trục chính quốc lộ 1A đi ngang qua trung tâm xã có tổng chiều dài
là 3,5km, mặt đường rộng trên 10m có 6 cống thoát lũ, dẫn dòng thuỷ lợi và 1 cầu
đã được nâng cấp và thảm nhựa.
- Đường xã có 9 tuyến chính được gắn liến với các thôn có tổng chiều dài
39,12km đã được bêtông hoá và thâm nhập nhựa 18,82km, còn lại chưa được
bêtông hoá, mặt đường rộng từ 3m trở lên.
- Đường thôn ngõ xóm chiều dài 68,38km mặt đường rộng từ 2m đến 3m đã
được bêtông hoá 14,2km còn lại 54,18 tỷ lệ 26%.
- Đường trục chính nội đồng và giao thông kết hợp thuỷ lợi theo mô hình
dồn điền đổi thửa là 72km chưa được cứng hoá.
2.2 Cầu cống giao thông:
- Hiện tại cầu cống giao thông trên 9 tuyến đường của xã có tổng số 95
cống và 6 cầu thô sơ. Đã được Nhà nước đầu tư theo dự án đường 104 đi Thạch
Kiều 18 cống còn lại 78 cống và 6 cầu là tạm bợ cần được đầu tư xây dựng theo
đề án Bêtông hoá giao thông.
- Toàn bộ hệ thống cống thoát nước và qua kênh trên trục đường thôn, xóm
chưa được đầu tư.
5


So với tiêu chí đạt : 55%
3. Tiêu chí: Thuỷ lợi
Nguồn nước tưới khá ổn định nhờ hệ thống thuỷ lợi kênh Phú Ninh cung
cấp nước tưới 95% diện tích đất sản xuất nông nghiệp
- Kênh loại 2: chiều dài 16km gồm 4 tuyến kênh chính được xí nghiệp khai
thác thuỷ lợi Tam Kỳ quản lý và khai thác trong đó đã kiên cố hoá bê tông 12,6km
còn lại 3,7km gồm các tuyến sau.
+ Kênh N2- 3200m đã KCH 1200m còn 2000m chưa KCH
+ Kênh N4 nối dài 4200 đã KCH 2500m còn 1700 chưa KCH
- Kênh loai 3: Các tuyến kênh nhánh trực thuộc kênh loại2 15,91km đã kiên

cố hoá 1200 tuỷ lệ 7,5% còn lại toàn bộ là hệ thống kênh đất thường xuyên bị lỡ
lấp gây khó khăn cho việc tưới tiêu. Cụ thể như sau:
+ Kênh nhánh thuộc tuyến N2: 3800m chưa được KCH
+ Kênh nhánh thuộc tuyến N4: 3110m chưa được KCH
+ Kênh nhánh thuộc tuyến N6: 6500m KCH 1200m chưa 5300m
+ Kênh nhánh thuộc tuyến N3: 2500m chưa được KCH.
- Kênh liên thôn và kênh nội đồng tổng chiều dài 129,2km chưa được KCH.
- Cống tưới cống tiêu phục vụ cho sản xuất hiện có trên địa bàn xã gồm có:
+ Cống tưới

52

+ Cống tiêu

29

+ Xi phông

01

+ Cầu qua kênh

13

Trong đó số cống đã đáp ứng yêu cầu phục vụ tưới tiêu 21 còn lại 61 cái cần
được đầu tư nâng cấp xây dựng mới.
- Trạm bơm: để đảm bảo phục vụ cho công tác chống hạn cho 2 thôn ở cuối
nguồn nước là thôn An Khuông, Tân Thuận. Đề nghị nâng cấp trạm bơm gồm nhà
máy, thiết bị điện phục vụ chống hạn cho 60 ha lúa
So với tiêu chí : 60 %

4. Tiêu chí: Điện
- Có 12 trạm biến áp. Trong đó được đầu tư mới 6 trạm từ chương trình điện
REII công suất bình quân 160 KVA/Trạm. các đường dây trung áp và hạ áp đã
được nâng cấp và cỉa tạo mới
- Đường dây đến 500kv : 3,5km
Đương dây 110 và 120 : 7km
- Đường dây 35kv : 3,5km
- Đường dây hạ thế 15kv : 14,2km
6


- Đường dây phụ tải 04kv : 22,5km
- 01 trạm bơm điện đang được đầu tư theo hệ thống điện từ chương trình
điện nông thôn để quản lý và vận hành. Đối với nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất
trong nhân dân ngày càng cao. Như vậy còn thiếu 3,5km điện chiếu sáng dọc
tuyến quốc lộ 1A đi qua trung tâm xã.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu điện sản xuất từ 98%
so với tiêu chí đạt 98%.
5. Tiêu chí: Trường học
a/ Mầm non: Trường Mẫu giáo Trúc Đào
-Số cơ sở: 08, phòng: 08, phòng đạt chuẩn: 0, Tường rào-cổng ngõ: 01 cơ
sở (Phú Nam Đông), có công trình vệ sinh: 02 cơ sở (dành riêng cho học sinh
nhưng chưa đúng quy cách nam riêng, nữ riêng), có bếp ăn theo đúng qui định: 0
cơ sở (vì chưa thực hiện đúng bếp ăn một chiều), Cơ sở có công trình vệ sinh
dành riêng cho giáo viên: 0, Cơ sở chính không có phòng chức năng. Hiện có 02
Máy vi tính. Hiện nay cần: 13 phòng học, phòng chức năng: 08 phòng. Qui hoạch
cụm lớp thành: 05 cụm.
- Có 13 lớp, 04 lớp phải học tại mái che.
- Tổng số học sinh: 362 học sinh.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên: 23
- Thiếu cán bộ quản lý: 01, nhân viên: 07, giáo viên theo chuẩn: 01
* Theo quy định của Điều lệ trường Mầm non 12 m 2 / trẻ ở khu vực nông
thôn.
- Diện tích tối thiểu: m2/cháu (tính theo từng cơ sở)
+ Cơ sở Phú Nam Đông: 5.1 m2/trẻ.
+ Cơ sở Thạch Hưng: 7.3 m2/trẻ.
+ Cơ sở Bích Ngô Tây: 4.7 m2/trẻ.
+ Cơ sở Phú Khê Đông: 7.6 m2/trẻ.
+ Cơ sở An Khuông: 9.09 m2/trẻ.
+ Cơ sở An Đông: 11.1 m2/trẻ.
+ Cơ sở Bà Bầu: 14.1 m2/trẻ.
+ Cơ sở Phú Khê Tây: 8.6 m2/trẻ.
- Theo quy định Điều 8 quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị của
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 cần có các tiêu chí sau:
+ Trường Mẫu giáo không được quá 3 điểm trường.
+ Các điểm trường đều có tường rào cổng ngõ, cổng chính có bảng tên
trường.
+ Có đầy đủ các phòng chức năng.
. Lớp mẫu giáo: phòng học, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi.
. Khối phòng phục vụ học tập: phòng giáo dục thể chất nghệ thuật, phòng
ăn.
. Khối phòng hành chính quản trị: văn phòng trường (diện tích tối thiểu: 30
2
m ), phòng hiệu trưởng (diện tích tối thiểu: 15 m2), phòng phó hiệu trưởng (diện
tích tối thiểu: 15 m2), phòng hành chính quản trị (diện tích tối thiểu: 15 m 2), phòng
7


y tế (diện tích tối thiểu: 10 m 2), phòng bảo vệ (diện tích tối thiểu: 6 - 8 m 2), phòng

dành cho nhân viên (diện tích tối thiểu: 16 m 2), khu vệ sinh cho giáo viên (diện
tích tối thiểu: 9 m2), khu để xe (diện tích tối thiểu: 9 m2).
b/Trường Tiểu học:
*. Trường tiểu học Đỗ Thế Chấp có 02 cơ sở (01 cơ sở chính ở thôn Bích
Ngô Tây, 01 cơ sở ở thôn Thạch Hưng), với diện tích 12.977m 2, đạt tỷ lệ 32,36m2/1
học sinh. Năm học 2010-2011 trường có 15 lớp, 401 học sinh và có 27 cán bộ,
giáo viên, nhân viên. Về cơ sở vật chất có 14 phòng học, 09 phòng chức năng, tất
cả 02 điểm trường đều có tường rào cổng ngõ.
Trang thiết bị: bàn, ghế, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo, đã trang bị 14
máy vi tính. Có máy chiếu phục vụ dạy và học cho giáo viên và học sinh. Đã xây
dựng trang Web để điều hành chung.
Trường TH Đỗ Thế Chấp đã được công nhận chuẩn quốc gia vào ngày 24
tháng 6 năm 2009.
*. Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi có 04 cơ sở (01 cơ sở chính ở thôn
Pú Nam Bắc, 01 cơ sở ở thôn Phú Khê Tây, 01 cơ sở ở thôn Vĩnh An, 01 cơ sở ở
thôn Bà Bầu), tổng diện tích là 18.395 m2, đạt tỷ lệ 27,3m2/1 học sinh. Năm học
2010-2011 có 675 học sinh; có 36 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Có 24 phòng học
và 14 phòng chức năng và khu hiệu bộ.
Trang thiết bị: bàn, ghế, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo, đã trang bị 17
máy vi tính. Có máy chiếu phục vụ dạy và học cho giáo viên và học sinh. Đã xây
dựng trang Web để điều hành chung.
Đã đạt chuẩn quốc gia năm 2005 và được công nhận duy trì mức 1 sau 5
năm vào năm 2010.
*. Trường trung học cơ sở Chu Văn An:
-Có 01 cơ sở, diện tích 7.661 m 2, đạt tỷ lệ 9,3 m2/1 học sinh, được xây dựng
tại trung tâm xã (thôn Phú Khê Đông). Năm học 2010-2011 trường có 21lớp, 834
học sinh, và có 50 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Về cơ sở vật chất có 12 phòng
học, 07 phòng hiệu bộ {01 phòng thư viện (96m 2), 01 phòng vi tính (tạm): (64m2),
01 phòng hiệu phó (32m2), 01 phòng hiệu trưởng (32m2), 01 văn phòng (64m2), 01
phòng giáo viên (64m2)01 phòng giáo viên (64m2)}, 01 nhà đa năng(634m2), có

công trình vệ sinh phục vụ học sinh và giáo viên.
-Tuy nhiên, cơ sở vật chất không có phòng chức năng và khu học thể dục,
không đảm bảo cho việc dạy và học , cần phải tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây
dựng mới, mở rộng vườn trường (2413 m2). Chưa có khu phục vụ học tập gồm: 01
phòng thiết bị (60m2); 03 phòng TNTH Lý, Hóa, Sinh (80m2x3=240m2); 01 phòng
công nghệ (90m2) và 04 phòng chuẩn bị (20m2x4=80m2); 01 phòng học Tin
(80m2); 01 phòng nghe nhìn (80m2). Tổng diện tích xây dựng: 630m 2 (Xây nhà
tầng).
-Chưa có phòng y tế, công đoàn, thường trực.
-Chưa có phòng truyền thống. Dự kiến sử dụng 01 phòng học (trong dãy 12
phòng học) cạnh phòng Đoàn Đội làm phòng truyền thống.
-Chưa có sân, bãi tập TDTT
8


-Tường rào cổng ngõ hỏng hoàn toàn do bão số 9. Cần xây dựng mới.để
đảm bảo xây dựng trường chuẩn.
-Trang thiết bị: bàn, ghế, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo, đã trang bị 18
máy vi tính. Có máy chiếu phục vụ dạy và học cho giáo viên và học sinh. Nhu cầu
trang thiết bị bên trong:
+Máy vi tính trang bị thư viện điện tử: 15 máy
+Máy vi tính bổ sung cho phòng học tin: 05 máy.
+Máy chiếu: Thêm 01 máy.
+Máy photocoppy: 01 máy
Đã xây dựng trang Web để điều hành chung.
So với chuẩn quốc gia đạt 70%
6. Tiêu chí: Cơ sở vật chất văn hoá
a) Khu trung tâm văn hóa thể thao xã:
Hiện nay xã chưa có Nhà văn hoá để tổ chức các hoạt động VHVN, chưa
có phòng làm việc của bộ phận “1 cửa”, khu hành chính xuống cấp. Có 02 sân vận

động (diện tích 20.762), nhưng chỉ 01 sân đủ điều kiện tổ chức các hoạt động
TDTT. Các hoạt động văn hoá TDTT tổ chức ở xã gặp rất nhiều khó khăn, các
công trình này được quy hoạch tại quy hoạch chi tiết 1/5000 ở xa trung tâm xã.
Đồng thời quy hoạch xây dựng tượng đài Tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ
không liên kết với sân vận động, cơ quan UBND xã.
-Hệ thống truyền thanh được đầu tư với cả vô tuyến và hữu tuyến, với 15
cụm, bao gồm 38 loa, trãi đều ở 15 thôn. Tuy nhiên do sử dụng trong thời gian dài,
hệ thống đã xuống cấp, chất lượng phát sóng còn hạn chế do nhiễu sóng. Chưa có
máy vi tính và máy ghi âm phục vụ cho việc xây dựng chương trình phát thanh địa
phương. Bộ mã hóa tầng số để xử lý hoạt động theo tuyến, theo dõi được sự cố hư
hỏng kịp thời, máy ghi âm, Micxer và các trang thiết bị phụ trợ khác là những yêu
cầu bổ sung để phục vụ cho công tác truyêng thanh, phát thanh.
b) Nhà sinh hoạt văn hóa thôn và khu thể thao:
-Nhà SHVH thôn đã có 13/15 thôn; trong đó đạt chuẩn 9/13, số cần xây
mới 6
-Khu thể thao thôn đã qui hoạch 14/15 thôn, chưa đạt chuẩn 7. Cần nâng
cấp 7, xây mới 8. Theo tiêu chí cần phải có diện tích từ 22.786-34.179 m 2, hiện
nay đã có 39.052 m2, cần qui hoạch 1000 m2 cho thôn Phú Năm Bắc.
Ngoài ra tại các điểm thôn và trung tâm xã cần phải bố trí các khu vui chơi
giải trí trẻ cho TTN, câu lạc bộ người cao tuổi, các lớp học bậc mầm non phải xa
nhà SHVH thôn…
So với tiêu chí đạt : 45%
7. Tiêu chí chợ:
- Chợ Bà bầu của xã được xây dựng vào năm 1999, thuộc chợ loại chợ nông
thôn có diện tích 1.800m2, trong đó diện tích xây dựng 1000 m2, gồm:
+ Lồng chợ chính : 600 m2
+ Lồng chợ phụ: 400 m2
+ Sân chợ: 800 m2, đã bê tông hoá 800 m2
9



Qua gần 15 năm sử dụng mái lợp trong nhà lồng và các công trình phụ trợ
khác như khu vệ sinh, bể chưa rác, điện cũng đã xuống cấp hư hỏng năng không
sử dụng được
So với tiêu chí đạt :45%
8. Tiêu chí Bưu điện - viễn thông:
Xã có 01 Bưu điện văn hóa với diện tích xây dựng là 70 m 2, diện tích đất là
200 m2, được xây dựng ngay trục quốc lộ 1A. Hiện nay đã trang bị một số đầu
sách, báo chí và mạnh Internet phục vụ nhu cầu người dân. Tuy nhiên hiệu quả
phát huy của Bưu điện văn hóa xã chưa cao, vì không nằm ở trung tâm xã, lượng
khách hàng đến thực hiện các giao dịch còn quá ít, sau một thời gian phải đóng
cửa, vì không có kinh phí chi trả cho nhân viên phục vụ.. Đồng thời có 4 trạm phát
sóng BTS: Vinaphone, Viettel và Mobifone. Hệ thống máy vi tính của cơ quan xã
và các trường học đã nối mạng Internet, chưa được trang bị tủ sách pháp luật ở các
thôn để phục vụ nhân dân.
Hiện nay, còn các thôn Bích Sơn, Thạch Kiều, An Khuông, chưa có đường
truyền Internet, nhưng hiện nay các máy vi tính này đang sử dụng Internet
De.com3G. 100% số NSHVH thôn chưa nối mạng Internet.
Hệ thống thông tin liên lạc: toàn xã có 4383 điện thoại di động, số điện
thoại cố định là các mạng 567 cái. Tổng số máy tính để bàn và xách tay là 363 cái,
trong đó nối mạng 156 cái.
So với tiêu chí đạt 80%
9. Tiêu chí nhà ở dân cư nông thôn:
Xã Tam Xuân II có tổng số 2927 nhà ở. Trong đó:
-Số hộ có nhà tạm, dột nát 18 nhà, chiếm tỷ lệ 0,61%
-Số hộ có nhà kiên cố 254 nhà, chiếm tỷ lệ 8,65%
-Số hộ có nhà bán kiên cố 2665 nhà, chiếm tỷ lệ 90,74%
Thực hiện chủ trương xoá nhà tạm cho đối tượng chính sách và đối tượng
xã hội, trong những năm qua địa phương đã làm tốt công tác này.
Thực trạng nhà ở hiện nay hầu hết là ở trong các thôn xóm bố trí theo một

cách tự phát từ xưa đến nay, chưa được sắp xếp quy hoạch. Hiện tại chỉ mới quy
hoạch dọc theo các tuyến đường giao thông nông thôn, Quốc lộ 1A, nhưng nhân
dân chưa có điều kiện sắp xếp lại nhà ở theo quy hoạch. Về chất lượng xây dựng
hầu hết là nhà cấp 4 đã lâu năm, hiện nay đa số đã xuống cấp cần phải xây dựng
lại nhưng không có điều kiện, do đó họ chỉ tu sữa nhỏ hoặc làm mới cũng dạng
cấp 4. Đa số có chuồng trâu, bò ở trước nhà ở chính theo phong tục từ xa xưa để
lại, gây mất mỹ quan và không đảm bảo vệ sinh. Việc xây dựng nhà ở thiếu tính
qui hoạch, không theo thiết kế, không có hệ thống cấp thoát nước.
Vấn đề nhà ở và quy hoạch dân cư đây là vấn đề lớn có tính chiến lược lâu
dài, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách thích hợp cả về đất đai và vốn thì mới tạo
điều kiện phát triển theo quy hoạch được.
Dự kiến trong những năm đến sẽ vận động nhân dân xây dựng nhà ở dọc
theo các tuyến đường giao thông và các điểm dân cư đã quy hoạch, chuyển
10


chuồng trâu bò về phía sau nhà ở chính. Để từng bước triển khai các mục tiêu tiếp
theo như: nước sạch, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,…
So với tiêu chí đạt 55%
10. Tiêu chí: Thực trạng về kinh tế
10.1. Kinh tế: Cơ cấu kinh tế được phân theo các ngành như sau:Nông nghiệp
:64,56%, CN-TTCN: 5,04% và TM - Dịch vụ: 30,42%. Thu nhập bình quân đầu
người 10,1 triệu đồng/người/năm.
10.2 Sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt:
+ Lúa: diện tích 1349 ha, năng suất bình quân: 48,41 tạ/ha/vụ; sản lượng
6531,6 tấn.
+ Ngô: 40 ha, năng suất 12 tạ/ha;sản lượng 48 tấn.
+ Lạc: 70 ha, năng suất 21 tạ/ha; sản lượng 147 tấn.
+ Mè: 30 ha.

+ Dưa hấu: 30 ha, thu nhập bình quân 84 triệu/ha.
Giá trị sản xuất trồng trọt: 40.809,454 triệu đồng, chiếm 52,1% tỷ trọng
ngành nông nghiệp. Bình quân đạt 26,86 triệu đồng /ha/năm.
- Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:
+ Chăn nuôi: Đàn trâu, bò: 2756 con, đàn heo: 4.800con. Tổng đàn gia cầm
gồm : 35.000 con.
+ Nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản 118 ha, hiện đang nuôi
cá các loại, tôm và cua...
Đánh giá hiện trạng chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản:
- Chủ yếu là chăn nuôi quy mô nhỏ và phân tán.
- Sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ ở nhiều địa bàn, thậm chí có sản phẩm xuất
khẩu ra nước ngoài như tôm, cua.
- Việc nuôi trồng thủy sản đạt năng suất và hiệu quả còn thấp, mức độ phát
triển còn nhỏ lẻ.
Tổng giá trị chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản: 37.498,00 triệu đồng, chiếm
47,88 % tỷ trọng ngành nông nghiệp.
- Lâm nghiệp: Toàn xã có 651,4 ha đất lâm nghiệp, chiếm 25,9% tổng
quỹ đất. Trong đó đất rừng xã quản lý và rừng trồng phân tán trong nhân dân
khoản 120ha chủ yếu là đất rừng sản xuất ở núi và gò đồi, diện tích còn lại do
cong ty lâm đặc sản Quảng Nam quản lý Giá trị lâm nghiệp hàng năm khoảng 1 tỷ
đồng đồng.
- Kinh tế vườn – kinh tế trang trại: Hiện nay toàn xã có 876 vườn với
diện tích từ 500m2 trở lên. Chủ yếu là vườn tạp, hiệu quả kinh tế thấp, cần tiếp tục
cải tạo và đầu tư phát triển; Kinh tế trang trại hiện có 07 trang trại, nhưng hiệu quả
kinh tế chưa cao.
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp của xã đang ở mức phát triển trung bình,
sản xuất nông sản hàng hóa chậm phát triển, tỉ trọng nông sản hàng hoá chưa cao.
Hàng hoá qua chế biến hầu như không có, chủ yếu là bán sản phẩm thô, giá cả đầu
ra không ổn định, nên chưa thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa.
10.3 Sản xuất CN-TTCN:

11


Trên địa bàn về Công nghiệp chưa được phát triển, nhưng TTCN có sự phát
triển khá phong phú, có nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn như: cá đông lạnh, sản
xuất bao bì nhựa, tinh dầu trầm hương đã giải quyết hơn 100 lao động. Đồng thời
có 10 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực như: kinh doanh VTNN,
VLXD, kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế biến gỗ,
xây dựng dân dụng … Tuy nhiên quy mô hoạt động vẫn còn phân tán nhỏ lẽ,
thiếu tập trung, chưa có cụm Công nghiệp.
Tổng giá trị sản xuất CN – TTCN năm 2011; 6,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
5,04% trong cơ cấu kinh tế.
10.4 Thương mại dịch vụ:
Trong lĩnh vực TM-DV có diễn biến khá tích cực. Hình thành nhiều cửa
hàng, cửa hiệu, đại lý, quán buôn bán lẽ qua nhiều hình thức khác nhau. Bước đầu
phát huy được hiệu quả thu hút được một lượng lao động không nhỏ.
Đặc biệt chợ Bà Bầu là trung tâm giao lưu mua bán khá mạnh mẽ, số hộ
kinh doanh ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Đến nay đã có đến 267 hộ giải
quyết trên 300 lao động.
Giá trị TM-DV trên toàn xã đạt 36,86 tỷ đồng/năm chiếm 30,4% cơ cấu
kinh tế.
10.5 Đánh giá chung:
Trên lĩnh vực kinh tế có phát triển nhưng chưa mạnh. Thu nhập bình quân
đầu người có tăng hơn năm trước nhưng không cao. Trên lĩnh vực CN, TM-DV
tuy chiếm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế ít hơn nhưng bình quân thu nhập đầu
người ở lĩnh vực này khá cao, khoảng 22 triệu đồng /người/năm. Cao hơn 0,5 lần
so với năm 2010.
Đối với lĩnh vực Nông nghiệp có tăng ít, nhưng giá trị thu nhập bình quân
còn thấp mới đạt 10,1 triệu đồng/người/năm, vã lại số lao động còn khá cao.
So với tiêu chí đạt 45 %

11. Tiêu chí: Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2010 là còn 378 hộ, tỷ lệ 12,61%. Tuy nhiên,
tỷ lệ này không bền vững, vì có khả năng tái nghèo, phát sinh nghèo mới. Hơn nữa
bên cạnh đó địa bàn xã thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ.
Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân nghèo, có nhiều nguyên nhân như: già cả
nêu đơn, không có sức lao động, hộ đông nhân khẩu... là những yếu tố làm cho
các hộ cận nghèo, nghèo cũ, có khả năng tái nghèo.
So với tiêu chí chưa đạt
12. Tiêu chí: Cơ cấu lao động
Tổng số lao động trong độ tuổi 5.862 người; trong đó: nam 2.953, nữ là
2.909.
Cơ cấu lao động: NN là 4.103 chiếm tỷ lệ 69,99%, CN (công nhân trong
các KCN) là 1.055 chiếm 17,91%, TMDV là 704 chiếm tỷ lệ 11,98%.
Hiện tại trên địa bàn xã có khoản 3000 lao động, tỷ lệ lao động trong nông
nghiệp không lớn (chủ yếu là bán nông nghiệp), phần lớn lao động chính tập trung
vào các khu công nghiệp ở khu KTM Chu Lai và các thành phố lớn.
12


Do đó định hướng đến năm 2015 số lao động công nghiệp sẽ tăng lên trên
45%, giảm lao động nông nghiệp còn dưới 35% và lao động khác. Cơ cấu kinh tế
từ đó cũng thay đổi từ (52:30:18) sang (35:45:20).
So với tiêu chí đạt 55%
13. Tiêu chí: Hình thức tổ chức sản xuất
Các hình thức tổ chức sản xuất ở xã chưa phong phú, chưa tác động lớn
đến sản xuất. Trên địa bàn xã có 2 HTX SXNN;4 trang trại chăn nuôi và trồng
trọt, 12 doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ.
Cần đầu tư và phát triển thêm để đa dạng các hình thức sản ,xuất cũng như
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
So với tiêu chí: 45 %

14. Tiêu chí: Giáo dục
-Số học sinh tốt nghiệp THCS chiếm 100% so với tổng số học sinh.
-Số học sinh tiếp tục học trung học chiếm 95%. So với chuẩn vượt 10%.
-Lao động phân theo kiến thức phổ thông:
+Tiểu học : 1560 người, tỷ lệ 26,61%
+THCS: 2011người, tỷ lệ 34,31%
+THPT: 2311 người, tỷ lệ 39,42%
- Lao động qua đào tạo chuyên môn 2761 người; tỷ lệ 47,1% trong đó:
+ Sơ cấp: 1523 người, tỷ lệ 25,98%,
+ Trung cấp: 717 người, tỷ lệ: 12,23%,
+ CĐ, ĐH: 521 người, tỷ lệ 8,89%,
- Số lao động qua đào tạo có việc làm là 1712, tỷ lệ 62,01%.
Công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật được thường xuyên, tạo
điều kiện cho người dân hiểu biết pháp luật, hạn chế người vi phạm pháp luật xảy
ra.
Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm duy trì hàng năm, đến nay công
tác PCGD tiểu học ĐĐT và THCS đã được công nhận chuẩn quốc gia đúng độ
tuổi mức 1, PC THPT mới đạt cả có bằng TN PHTH và nghề là 62%.
So với tiêu chí đạt 48%
15. Tiêu chí: Công tác y tế
Công tác y tế luôn được quan tâm, các chương trình y tế quốc gia, công tác
kế hoạch hóa gia đình được triển khai thực hiện thường xuyên, hiệu quả, công tác
chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, công tác y học dự phòng cũng được ngành y
tế chỉ đạo hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt. Công tác khám chữa bệnh cho người
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được quan tâm đúng mức, vận động các thành phần kinh
tế, hộ gia đình mua bảo hiểm y tế tự nguyện đạt tỷ lệ cao, nhằm để đề phòng rủi
ro, đau ốm xảy ra, công tác y tế thôn cũng được chú trọng tổ chức hướng dẫn các
hoạt động của ngành trong cộng đồng dân cư có nhiều chuyển biến tốt.
13



Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT là 6.546 người, tỷ lệ 57,46%
(bắt buộc: 1269 người, trẻ em 593 người; đối tượng chính sách, đối tượng xã hội
254 người; cán bộ hưu trí-mất sức 105 người, hộ nghèo 953 người, tự nguyện
3.372 người) vượt 27,46% so với qui định.
Hệ thống y tế xã có một trạm y tế ở trung tâm xã, có biên chế 05 y sĩ, nữ hộ
sinh trung học, dược sỹ, có 1 y sỹ đang học bác sỹ và 15 y tế thôn; hiện tại sơ sở
vật chất còn thiếu máy siêu âm, máy chụp X-Quang, máy xét nghiệm nước tiểu,
dụng cụ, chưa có hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng nguy hại. Các phòng hành
chính, phòng truyền thông, phòng vô trùng đã xuống cấp do cơ sở xây dựng từ
năm 1996. Tường rào 3 mặt còn lại xuống cấp. Do đó từ 2011 trở đi cần phải có
kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, con người và dụng cụ, phương tiện cho trạm để
đảm bảo chuẩn quốc gia về y tế.
Các chương trình y tế chuẩn theo 10 chuẩn quốc gia đã đạt được và được
công nhận cuối năm 2010.
So với tiêu chí : đạt theo tiêu chí
16. Tiêu chí: Văn hóa
-Phong trào “TD ĐKXD ĐSVH” được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư kinh
phí, nâng cao chất lượng hoạt động. Đến cuối năm 2010 có: 1.925 GĐVH đạt tỷ lệ
62,58%; 6 KDC tiên tiến, tỷ lệ 40%; phát động xây dựng 3 tộc VH, đạt 2 tộc VH
là Châu Ngọc thôn Tân Thuận và Nguyễn Văn thôn Bích Nam; có 5 thôn đạt TVH
cấp huyện, tỷ lệ 33,33%; có 4/5 cơ quan trường học văn hóa. Tuy nhiên do điều
kiện kinh tế còn khó khăn, địa hình quy hoạch dân cư về ăn, ở, sinh hoạt chưa nề
nếp cho nên việc xây dựng đời sống văn hóa còn nhiều khó khăn và tiến triển
chậm so với yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
-Có 3 CLB TDDS của NCT, 2 CLB GĐHP, 1 CLB thơ, 1 Đội TN HĐKN, 1
Đội TNTN.
-Chất lượng phong trào không bền vững, có thôn năm trước được công
nhận, năm sau phải xuống hạng, có thôn từ ngày phát động đến nay chưa được
công nhận TVH cấp huyện. Mới chỉ phát động được 3 tộc văn hóa trong tổng số

15 tộc lớn của xã, nhưng qua 10 năm chỉ có 2 tộc được công nhận.
So với tiêu chí đạt 33,33%
17. Tiêu chí: Môi trường
- Tình hình sử dụng nguồn nước trong dân theo truyền thống giếng đào đa
số có nguồn nước tốt, hiện tại có khoản 40% số hộ có dùng giếng khoang, xã đã
vận động nhân dân cùng với tổ chức Đông Tây hội ngộ xây dựng 3 đài nước, trị
giá hơn 4,5 tỷ đồng, dự kiến khi các công trình hoàn thành sẽ phục vụ cho 800 hộ
- Đối với công tác thu gom và xử lý rác thải tại các khu vực chợ và khu dân
cư dọc theo trục Quốc lộ 1A đang được phát huy, tuy nhiên đại đa số các hộ gia
đình chưa xây dựng hố xử lý rác nên rác thải và súc vật chất còn gây ô nhiễm.
- Nhìn chung các tiêu chí về môi trường của xã chưa đảm bảo qui chuẩn,
môi trường trong các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đảm bảo, việc sử dụng nông
dược-phân hóa học trong nông nghiệp còn lạm dụng. Môi trường cây xanh (nhất
là cây cảnh trong các hộ gia đình đã trở thành phong trào tự phát ngày càng phát
14


triển) có quan tâm nhưng chưa phát triển nhiều. Ý thức bảo vệ môi trường của
người dân chưa cao, sự tham gia của các tổ chức chính trị-xã hội về bảo vệ môi
trường mới có Hội PN quan tâm, chưa trở thành phong trào sâu rộng.
So với tiêu chí đạt 55%
18. Tiêu chí: Hệ thống chính trị
Công tác xây dựng hệ thống chính trị luôn được quan tâm chú trọng, có sự
tập trung trong vai trò lãnh chỉ đạo trên tất cả các nhiêm vụ chính trị ở địa phương
nên đều có hiệu quả cao. Là đảng bộ nhiều năm liền đạt danh hiệu TSVM, đặc biệt
năm 2010 là đảng bộ TSVM tiêu biểu
Đảng bộ có đến 206 Đảng viên, với 23 chi bộ trực thuộc.
Năm 2010 có đến 18 đạt 82 % các Chi bộ đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh.
Đảng bộ xã có 04 năm liền đạt trong sạch vững mạnh, các tổ chức, đoàn thể chính
trị của xã đạt danh hiệu xuất sắc và khá không có tổ chức nào trung bình.

Đối với đội ngũ bộ máy cán bộ trong hệ thống chính trị từ xã đến thôn đều
được sắp xếp bố trí đầy đủ, có đủ điều kiện và năng lực để thực hiện nhiệm vụ
công tác
Trên cơ sở cơ chế khuyến khích của huyện Núi Nhành về đào tạo, xây dựng
đội ngũ cán bộ đạt chuẩn về văn hóa, chuyên môn và chính trị, xã Tam Xuân 2 đã
chủ động xây dựng phương án quy hoạch đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ của
xã. Đến nay về chuyên môn đã có …. đồng chí trình độ đại học, … trung cấp; về
chính trị có …. đảng viên đã hoàn thành trung cấp. Đội ngũ cán bộ xã đang tiếp
tục được đào tạo để đảm bảo đạt chuẩn. Hiện nay đội ngũ cán bộ xã đã có …. %
đạt 3 chuẩn, trong đó trình độ đại học tỷ lệ…. %.
Hoạt động của HĐND, hiệu lực quản lý và điều hành của chính quyền được
nâng lên, mặt trận và các đoàn thể hoạt động có hiệu quả và luôn được phát huy.
So với tiêu chí đạt 95%
19. Tiêu chí: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Công an xã đã
xây dựng đủ lực lượng, đội ngũ công an viên ở 15 thôn hoạt động đồng bộ, giải
quyết tốt khi có vụ việc xảy ra. Thực hiện khá tốt trong phong trào bảo vệ an ninh
tổ quốc, là đơn vị 4 năm liền đạt danh hiệu quyết thắng .
Ban chỉ huy quân sự xã được củng cố ổn định, gồm Ban chỉ huy và trung
đội dân quân cơ động và các binh chủng bảo đảm. Đảm bảo về quân số, sẵn sàng
làm nhiệm vụ khi tình huống xảy ra. Ngành công an quân sự luôn phối hợp tôt
trong lĩnh vực ANTT theo tinh thần nghị định 107 của Chính phủ
So với tiêu chí đạt 100%
• Các chương trình, dự án đã và đang triển khai trên địa bàn xã.
+ Dự án Hiện đại hoá kênh chính Phú Ninh.
+ Công trình nước nước sạch sinh hoạt
+ Xây dựng trường mẫu giáo bán công Trúc Đào
+ Tổng kiểm kê, đo đạc đất đai
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Tam Xuân 2 là xã có quy mô dân số, đất đai, lao động rất lớn của huyện Núi

Thành. Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã nhà đã nỗ lực
15


phấn đấu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển
biến tích cực, cơ sở hạ tầng nông thôn bước đầu được đầu tư như: trường học,
trạm y tế, chợ, giao thông... điều kiện nhà ở, điện, nước, sinh hoạt của nhân dân
được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. An
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo ổn định. Đảng bộ, chính quyền
đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ, là xã xếp loại khá của huyện Núi Thành.
Tuy nhiên, với một xã nông thôn, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp có điểm
xuất phát thấp, giá trị sản phẩm hàng hóa ít, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
chậm. CN,TTCN và TMDV chưa phát triển mạnh, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở địa phương. Các hình thức tổ chức sản xuất đổi
mới chưa được nhiều, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. Trong 19
tiêu chí NTM của Thủ tướng Chính Phủ quy định, chưa có tiêu chí nào đạt chuẩn.
Cụ thể đạt được như sau:
- Tiêu chí 1: Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch đạt 50%
- Tiêu chí 2: Về giao thông đạt 40%.
- Tiêu chí 3: Thủy lợi đạt 35%
- Tiêu chí 4: Về hệ thống điện đạt 100%
- Tiêu chí 5: Trường học đạt 70%
- Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa đạt 45%.
- Tiêu chí 7: Về Chợ nông thôn đạt 45%
- Tiêu chí 8: Về Bưu điện đạt 75%
- Tiêu chí 9: Về nhà ở dân cư đạt 55%
- Tiêu chí 10: Thu nhập đạt 55%
- Tiêu chí 11: Hộ nghèo còn 12,6%.
- Tiêu chí 12: Về tỉ lệ lao động nông nghiệp hiện nay 55 %,

- Tiêu chí 13: Về hình thức tổ chức sản xuất đạt theo yêu cầu của bộ tiêu chí
- Tiêu chí 14: Giáo dục đạt 48%
- Tiêu chí 15: về Y tế đạt theo yêu cầu của bộ tiêu chí
- Tiêu chí 16: Văn hóa 33%.
- Tiêu chí 17: Môi trường đạt 55%
- Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh đạt 95%
- Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội đạt theo yêu cầu của bộ tiêu chí.
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
GIAI ĐOẠN 2010 – 2015.
I.

MỤC TIÊU:
Xây dựng nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững,
có cơ cấu kinh tế tiến bộ, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được đầu tư xây dựng
hiện đại, đạt tiêu chí nông thôn mới; Các điểm dân cư có môi trường trong sạch,
lành mạnh. Kết thúc giai đoạn 1 phấn đấu đạt tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5% ; nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; lao động trong nông nghiệp còn
dưới 35%. Phát triển nhiều loại hình tổ chức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch
16


vụ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định; bản sắc văn hóa địa
phương phát huy; trình độ dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo
vệ. Sức mạnh hệ thống chính trị của xã dưới sự lãnh đạo của Đảng được nâng cao,
đảm bảo lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội theo
tiêu chí nông thôn mới.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
1. Tiêu chí: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch nông thôn mới

a. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hoá, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ:
Từ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 định hướng 2020 đã có, tiến hành
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, trong đó bố trí đất cho hạ tầng thiết yếu để phát
triển nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng quy hoạch phát triển
theo hướng chuyên sâu, phù hợp với các quy hoạch mới. Trên cơ sở Đề án xã
nông thôn mới, sẽ bổ sung, hoàn chỉnh để trở thành quy hoạch phát triển KT-XH;
mở rộng qui hoạch chi tiết khu trung tâm xã khoảng 10ha; quy hoạch chi tiết cụm
CN khoảng 20ha; qui hoạch chi tiết khu chăn nuôi tập trung và một số qui hoạch
ngành sản xuất; quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo hướng đô thị kết hợp
chỉnh trang, sắp xếp các khu dân cư hiện trạng theo hướng văn minh, bảo tồn bản
sắc văn hóa và có tính đặc thù riêng của địa phương.
b. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn
mới:
Trên cơ sở Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ xây dựng
Ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn, xã Tam Xuân 2 cần bổ sung
các hạng mục và thời gian thực hiện như sau:
Khái toán kinh phí cần thiết cho thực hiện quy hoạch: 700 triệu
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Nhu cầu
TT
1
2
3
4

Nội dung quy hoạch
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch điểm dân cư nông thôn
Qui hoạch chi tiết cụm CN

Qui hoạch chi tiết khu chăn nuôi tập
trung
Tổng cộng

Nhu cầu
vốn

TW

50
250
150
100

25

550

150

75

Thời
gian
Tỉnh,
thực
huyện,
hiện

25

2011
250
2011
75
2011
50
2011
400

2. Tiêu chí: Giao thông
- Tập trung hoàn thiện 20,3km đường xã lại được khép kín hệ thống giao
thông. Tạo thuận lợi cho nhân dân và các vùng lân cận đị lại được dể dàng.
- Đề nghị tỉnh huyện đầu tư kinh phí toàn bộ cho đường thoát lũ từ thôn An
Khuông đến QL 1A có chiều dài 3,8km nền đường rộng 5 m, bêtông hoá mặt
đường 3,5 qui mô kè bêtông 2 mái taly có cọc tiêu, tạo điều kiện cho gần 700 hộ
dân vùng sâu thoát lũ an toàn.
17


- Trong năm 2011 tiếp tục thực hiện các tuyến giao thông đã được cấp trên
phê duyệt như tuyến đập Pascal, Vĩnh An, Phú Nam Đông. Đồng thời triển khai
đầu tư xây dựng các công trình theo thứ tự ưu tiên.
Năm
thực
hiện

2011

2012


2013

2014

2015

2015
2020

KHÁI TOÁN KINH PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Hạng mục
Đơn vị đầu
Thành
Đường
Thôn
Nội
Cầu

tiền

xóm
đồng
cống
Chiều dài
2.5
13
Tổng kinh phí 1.451
195
1.646
Nhà nước

1.015,5
97.5
1.130
Ngân sách xã
174,2
39
213.2
Nhân dân
261,3
58.5
319.8
Chiều dài
17.8
6
Tổng kinh phí 15.800
366
16.166
Nhà nước
12650
183
12.833
Ngân sách xã
1.260
73.2
1.333,2
Nhân dân
1.890
109.8 1999.8
Chiều dài
20

10
150
Tổng kinh phí
9.000
4.500
900
14.400
Nhà nước
4500
2.250
450
7.200
Ngân sách xã
1.800
900
180
2.880
Nhân dân
2.700
1.350
270
4.320
Chiều dài
20
10
150
Tổng kinh phí
9.000
4.500
900

14.400
Nhà nước
4500
2.250
450
7.200
Ngân sách xã
1.800
900
180
2.880
Nhân dân
2.700
1.350
270
4.320
Chiều dài
14.18
15
150
Tổng kinh phí
6.381
6.750
900
14.031
Nhà nước
3.190,
3375
450
7.015

Ngân sách xã
5
1.350
180
2.806
Nhân dân
1276.2 2025
270
4.209
1.914.
3
Chiều dài
37
150
Tổng kinh phí
16.650
900
17.550
Nhà nước
8.325
450
8.775
Ngân sách xã
3.330
180
3..510
Nhân dân
4995
270
5.265


- Tổng kinh phí đầu tư:
Trong đó:

: 78.193
18


+ Ngân sách Nhà nước
+ Nhân dân đóng góp
* Giải pháp tổ chức thực hiện:

: 57.759,2
: 20.433,8

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng đường GTNT được thực hiện cơ chế của
UBND tỉnh về thực hiện đề án phát triển GTNT. Ngân sách huyện và tỉnh 50%,
ngân sách xã và nhân dân đóng góp 50%. Tập trung vận động sức dân hoàn chỉnh
và cứng hoá các trục đường chính giao thông nội đồng. Sau khi dồn điền đổi thửa
được tỉnh đầu tư 50% kinh phí, huyện xã và nhân dân đóng góp 50% theo chơ chế
58 của UBND tỉnh. Đường ngõ xóm huy động sức dân thực hiện.
Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ theo cơ chế 29 và 58 của UBND tỉnh và nhân
dân sẽ tích cực vận động các nhà tài trọ, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, con em
làm ăn xa tham gia hỗ trợ để giảm bớt phần dóng góp của nhân dân trong việc
thực hiện bê tông hoá GTNT.
Đối với việc thực hiện bêtông hoá GTNT. Tập trung vận động nhân dân
hiến đất, chặt phá cây cối, giải phóng mặt bằng và huy động sức dân ra quân đắp
chỉnh sửa nền đường trước khi tiến hành.
Đối với công trình do nhà nước cấp trên đầu tư toàn bộ. UBND sẽ có trách
nhiệm phối hợp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ theo dự án, hỗ

trợ tạo điều kiện xây dựng công trình đảm bảo tiến độ.
Đối với công trình do xã đầu tư tiến hành xây dựng kế hoạch tiến độ và
nguồn vốn đảm bảo để thực hiện. Thành lập ban quản lý, giám sát công trình để
trực tiếp thực hiện và quản lý dự án. Đề nghị các ban ngành chức năng của huyện
hướng dẫn kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật duy trì bảo dưỡng và quản lý sử dụng sau
khi xây dựng công trình hoàn thành.
Năm 2011 tập trung hoàn chỉnh hồ sơ dự án chuẩn bị đầu tư công trình mới
để triển khai thực hiện giai đoạn 1(2011-2015)
Huy động trong nhân dân đóng góp bằng tiền, công lao động để xây dựng
công trình.
Nguồn vốn đối ứng 20% của xã tiếp tục khai thác quĩ đất để đầu tư công
trình.
3. Tiêu chí: Thuỷ lợi
- Đề nghị tỉnh, huyện hỗ trợ kinh phí để đầu tư theo đề án kiên cố hoá kênh
mương. Tập trung triển khai tổ chức thi công kịp thời nhằm đảm bảo đủ nước
trước phục vụ cho sản xuất.
- Đề nghị phòng nông nghiệp và PTNT huyện khảo sát thiết kế nâng cấp
trạm bơm của HTX An Phú để phục vụ chống hạn cho 60 ha lúa vùng cuối nguồn
nước tại thôn Tân Thuận và An Khuông.
- Vận động nhân dân triển khai đầu tư xây dựng bêtông hoá 76km kênh
nhánh rẽ đồng thời tu sửa nạo vét hệ thống mương tưới tiêu hiện có đảm bảo phục
vụ nước tưới đến từng chân ruộng theo phương án đồn điền đổi thửa cụ thể cho
các năm như sau.
19


KHÁI TOÁN KINH PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN BÊTÔNG HOÁ
KÊNH CHÍNH VÀ KÊNH NỘI ĐỒNG
Kênh chính
Kênh nội đồng Kênh nhánh rẽ

Trạm bơm
Năm
L
T/Tiền
L
T/Tiền
L
T/Tiền
L
T/Tiền
2011
2012
1,7
1360
10
3000
1
50
2013
5,0 4.000
20
3000
10
1000
2014
9,7 7.765
20
3000
10
1000

2015
20
3000
10
1000
2015
76 22.800
46 4.600
2020
18.4 13.125 34.800
76 7.600
1
50
* Nguồn vốn đầu tư: Đề nghi Nhà nước hỗ trợ từ chương trình xây dựng
nông thôn mới nhân dân đóng góp 30%.
- Để đáp ứng theo yêu cầu Bộ tiêu chí xây dựng NTM, địa phương phối hợp
với công ty khai thác thuỷ lợi Tam Kỳ để triển khai thực hiện kiên cố hoá kênh N2
do Cty làm chủ đầu tư.
Khai toán kinh phí đầu tư
- Giai đoạn 1(2011-2013)

: 55.575
: 28.175

Trong đó:
+ Nhân dân đóng góp 30%

: 7.803

+ Ngân sách Nhà nước 70%


: 20.272

- Giai đoạn 2: (2013 – 2025)

: 27.400

Trong đó:
+ Nhân dân đóng góp 30%

: 8.220

+ Ngân sách Nhà nước

: 19.180

* Giải pháp tổ chức thực hiện:
- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng bêtông hoá kênh mương nội đồng
được thực hiện theo cơ chế chính sách của tỉnh và huyện 50%. Ngân sách của xã,
nhân dân đóng góp và nguồn huy động khác 50% theo cơ chế 58 của UBND tỉnh.
- Đối với công trình do tỉnh, huyện đầu tư. UBND sẽ có trách nhiệm phối
hợp thực hiện hoàn thiện về công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ xây dựng
dự án hỗ trợ và tạo điều kiện công trình đảm bảo tiến độ.
- Đối vơi công trình do xã làm chủ đầu tư tiến hành xây dựng KH tiến độ thi
công, nguồn vốn đảm bảo thực hiện. Thành lập ban quản lý, ban GS công trình để
tiếp tục thực hiện dự án. Các ngành chức năng của huyện hướng dẫn kỹ thuật xây
dựng, kỹ thuật duy tu, bão dưỡng và quản lý sau khi công trình hoàn thành.
- Tập trung vận động nhân dân đóng góp tiền và công đong góp xây dựng
công trình.
20



- Năm 2011 tập trung làm thí điểm 1,7 kênh N4 dài và 2013 tiến hành xây
dựng thí điểm Kênh nội đồng để rút kinh nghiệm cho các thôn tiếp theo.
- Nguồn đối ứng 20% của xã sẽ khai thác quỹ đất.
4. Tiêu chí: Điện
Nhìm chung sau khi hòa lưới điện RIE II mới được xây dựng thì điện phục
vụ trong sản xuất và sinh hoạt được đảm bảo theo tiêu chuẩn. tuy nhiên để đáp
ứng với yêu cầu trong việc xây dựng xã nông thôn mới thì cần phải tiếp tục hoàn
thiện các công trình sau ;
Năm 2012 tiến hành lập kế hoạch đề nghị nâng cấp kéo dài đường dây
o,4kw đến một số khu dân cư xa trạm. Kinh phí 100 triệu đồng
Năm 2013 lập kế hoạch đề nghị khảo sát thiết kế xây dựng hệ thống điện
chiếu sáng trung tâm xã có chiều dài 3,5km. Kinh phí : 2,150 triệu đồng
- Khai toán kinh phí

2.250 triệu đồng

+ Kinh phí này do ngành điện thực hiện.
5.Tiêu chí: Trường học
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện cần thiết
khác, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia trong năm 2012-2013 đối với Mẫu giáo Trúc
Đào Hiệu; trường THCS Chu Văn An. Giử chuẩn mức 1 sau 5 năm đối với TH Đỗ
Thế Chấp và nâng chuẩn mức 2 đối với TH Nguyễn Văn Trỗi.
a- Đối với trường Mẫu giáo Trúc Đào: Trước mắt trong năm 2011 đầu tư
xây dựng 08 phòng học tại cơ sở Tân Thuận và ngã tư Thạch Bích với tổng kinh
phí 2,2 tỷ đồng từ nguồn KCHTH 300 triệu và kêu gọi tài trợ 1,9 tỷ đồng. Những
năm tiếp theo tiếp tục đầu tư xây dựng các phòng học, phòng chức năng, tường
rào cổng ngõ, khu vệ sinh cho giáo viên và học sinh... các cụm bán trú Phú Nam
Đông, ngã tư Thạch Bích, Bà Bầu và lớp lẽ Phú Khê Tây, các phòng chức năng

theo đúng quy hoạch và nâng cấp tường rào mặt trước, nhà xe giáo viên ...
Dự trù kinh phí như sau: 4.900 triệu, trong đó:
+Nguồn ngân sách nhà nước :
2.860 triệu đồng
+Nguồn khác
:
1.900 triệu đồng
+Nhân dân đóng góp
:
140 triệu
b- Đối với trường TH Nguyễn Văn Trỗi : đầu tư sửa chữa nâng cấp các
phòng chức năng, khu hiệu bộ, tường rào, cổng ngõ ở cơ sở chính. Thay mới 40%
số bàn ghế theo đúng qui định từng độ tuổi. Xây mới thay thế 12 phòng chức năng
và hiệu bộ, xây dựng lại tường rào cơ sở Bà Bầu, Phú Khê Tây. Nâng cấp sân
trường cơ sở chính và cơ sở Vĩnh An. Sắm mới máy Photocoppy, 10 máy vi tính.
*Dự toán kinh phí: 3.040 triệu đồng; trong đó:
+Nguồn ngân sách nhà nước :
2.547 triệu đồng
+Nguồn khác
:
251 triệu đồng
+Nhân dân đóng góp
:
242 triệu đồng
c-Đối với trường TH Đỗ Thế Chấp: Tầng hóa 12 phòng học đã xuống cấp
tại cơ sở chính và nâng cấp 9 phòng hiệu bộ-phòng chức năng tại 2 cơ sở. Mua
sắm 10 đàn Organ, 20 máy vi tính, 12 tủ hồ sơ phòng học sinh. Xây tường rào cơ
sở chính, công trình nước sạch tại 2 cơ sở. Đầu tư xây dựng công trình vệ sinh
21



giáo viên tại cơ sở chính, nâng cấp các phòng học và nhà để xe cho học sinh tại 2
cơ sở. Mua sắm máy Photocoppy.
Dự toán kinh phí 3.800 triệu đồng, trong đó:
+Nguồn ngân sách nhà nước : 3.327 triệu đồng
+Nguồn khác:
251 triệu đồng
+Nhân dân đóng góp :
222 triệu đồng
d-Đối với THCS Chu Văn An: Tiến hành thu hồi đất, mở rộng vườn trường, tạo
mặt bằng đảm bảo đủ diện tích theo chuẩn quốc gia.
+Máy vi tính trang bị thư viện điện tử: 15 máy
+Máy vi tính bổ sung cho phòng học tin: 05 máy.
+Máy chiếu: Thêm 01 máy.
+Máy photocoppy: 01 máy
+01 phòng thiết bị (60m2); 03 phòng TNTH Lý, Hóa, Sinh
(80m2x3=240m2); 01 phòng công nghệ (90m2) và 04 phòng chuẩn bị
(20m2x4=80m2); 01 phòng học Tin (80m2); 01 phòng nghe nhìn (80m 2). Tổng diện
tích xây dựng: 630m2 (Xây nhà tầng).
-Phòng y tế, công đoàn, thường trực, phòng truyền thống. Dự kiến sử dụng
01 phòng học (trong dãy 12 phòng học) cạnh phòng Đoàn Đội làm phòng truyền
thống.
-Chưa có sân, bãi tập TDTT
-Tường rào cổng ngõ cần xây dựng mới để đảm bảo xây dựng trường
chuẩn.
Dự toán kinh phí 4.068.000 triệu đồng; trong đó:
+Nguồn ngân sách nhà nước : 3.453 triệu đồng
+Nguồn khác :
251 triệu đồng
+Nhân dân đóng góp :

364 triệu đồng
*Tổng kinh phí (a+b+c+d): 15.808 triệu đồng; trong đó:
+Nguồn ngân sách nhà nước : 12.187 triệu đồng
+Nguồn khác :
2.653 triệu đồng
+Nhân dân đóng góp :
968 triệu đồng
6. Tiêu chí: Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao xã và
thôn
a- Khu sinh hoạt VH-TT tại trung tâm xã :
Trong năm 2011- 2013 tập trung xây dựng công trình nhà văn hoá- khu thể
thao trung tâm xã diện tích 3000 m2, kinh phí 2,5 tỷ đồng. Thực hiện công tác giải
phóng mặt bằng, tổ chức san nền khu thể thao xã tại thôn Vĩnh An, và một phần
sân Thạch Bích, kinh phí 1 tỷ đồng. Trong năm 2014, phấn đấu hoàn thành các
hạng mục hạ tầng khu văn hóa trung tâm xã, kinh phí bổ sung 2,5 tỷ đồng. Năm
2015, hoàn thành khu thể thao Vĩnh An (bao gồm các hạng mục công việc còn lại;
như: tường rào-cổng ngỏ, trồng cây xanh, sân khấu nỗi, hệ thống điện, 3 phòng
chức năng), kinh phí 2 tỷ đồng.
Xây dựng phòng làm việc cho bộ phận “1 cửa”, khu hành chính UBND xã.
Đầu tư tăng cường hệ thống truyền thanh, gồm các nội dung như: mua máy
vi tính, máy ghi âm, Mixer, bộ mã hóa tầng số; các cụm loa không dây cho các
thôn Bà Bầu, An Khuông, tổ 8 Tân Thuận, tổ 5 Vĩnh An, tổ 15 và 17 Phú Khê
22


Đông, tổ 14 Phú Khê Tây, tổ 8 Bích Ngô Đông, tổ 5 Bích Nam, tổ 1 Thạch Hưng,
tổ 2 và 3 Thạch Kiều kinh phí 120 triệu để đảm bảo 100% người dân được nghe
sóng phát thanh 4 cấp và thực hiện chương trình phát thanh định kỳ hằng tuần.
b- Đối với thiết chế văn hoá-thể thao các thôn:
Cần xây mới 6 nhà VH thôn để đạt chuẩn (đủ diện tích khuôn viên: 1.000m 2

trở lên, diện tích nhà: 80m2 trở lên, kinh phí 600 triệu; đủ trang thiết bị sinh hoạt;
có hàng rào, cổng ngõ, bảng tên); xây dựng sân bóng chuyền ở 13 thôn còn lại kết
hợp bố trí sân cầu lông cho phù hợp với điều kiện hiện có tại từng thôn, và sân
bóng đá mi ni, kinh phí 500 triệu đồng. Tại mỗi nhà SHVH thôn cần huy động
nhân dân mua sắm trang thiết bị, xây dựng vườn cây xanh... đảm bảo thực hiện
đầy đủ chức năng sinh hoạt của cộng đồng tại thôn.
c- Đầu tư xây đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại thôn Phú Khê Đông
trở thành nơi sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống cho nhân dân, nhất là thế
hệ trẻ, kinh phí 4 tỷ đồng.
Dự toán kinh phí đầu tư:
13.220 triệu đồng
- Ngân sách TW và địa phương
: 6.500 triệu đồng
-Vốn tín dụng
: 1.500 triệu đồng
- Nguồn khác
: 250 triệu đồng
- Nhân dân đóng góp
: 470 triệu đồng
7. Tiêu chí: Chợ nông thôn
Để đẩy nhanh sự phát triển trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ đồng thời
đáp ứng với yêu cầu trao đổi mua bán hàng hóa của nhân dân, thì trong những
năm đến chợ Bà bầu của xã cần phải được đầu tư nâng cấp, bổ sung một số hạng
mục công trình như : Thay mới toàn bộ mái lợp, đôn nền sân chợ và xxaay dựng
các hạng mục phụ trợ như khu vệ sinh, hố chưa rác, hệ thống nước…
Khái toán kinh phí khoản : 2.500 triệu; Trong đó:
-Ngân sách nhà nước:
2.250 triệu đồng
-Nhân dân đóng góp:
250 triệu đồng

8. Tiêu chí: Bưu điện-Viễn thông
Nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có tại bưu điện văn hoá xã. Giới thiệu
quản bá để người dân đến thực hiện các dịch vụ giao dịch bưu chính viễn thông.
Tìm hiểu các thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội, nơi sinh hoạt giao lưu văn
hóa bổ ích cho nhân dân.
Bố trí cán bộ phục vụ tại điểm bưu điện văn hóa xã, đảm bảo thời gian phục
vụ nhu cầu của khách hàng.
Từ năm 2011-2013 đầu tư nối mạng Internet đến 03 thôn còn lại. Mua sắm
máy vi tính, đầu DVD, ti vi cho 15 thôn, nối mạng đến NSHVH thôn.
*Dự toán kinh phí thực hiện: 855 triệu đồng, trong đó:
-Ngân sách nhà nước: 255 triệu đồng
-Doanh nghiệp:
600 triệu đồng
9. Tiêu chí: Nhà ở dân cư
- Ngoài nguồn ngân sách TW và địa phương bố trí để đầu tư nâng cấp nhà
ở bán kiên cố, nhà cấp 4 xuống cấp; tiếp tục huy động các cơ quan, doanh nghiệp
và nhân dân đóng góp để hoàn thành công tác xóa nhà tạm trên địa bàn xã (18
nhà).
23


- Để phát triển các khu dân cư, tập trung thực hiện theo quy hoạch điểm dân
cư nông thôn trên địa bàn xã; mặt khác tiếp tục đầu tư, khai thác phát triển khu
dân cư ở những nơi có các công trình cơ sở hạ tầng có sẵn một cách hiệu quả.
- Tăng cường công tác vận động nhân dân thực hiện chỉnh trang khu dân cư
theo quy hoạch.
- Quy hoạch thiết kế mẫu nhà, mẫu vườn, tường rào, cổng ngõ, di chuyển
chuồng nuôi gia súc, gia cầm theo hướng nông thôn mới để vận động nhân dân
thực hiện.
Dự toán kinh phí đầu tư :

7.500 triệu đồng; trong đó:
- Ngân sách TW và địa phương
:
3.000 triệu đồng
- Nguồn tín dụng
:
1.500 triệu đồng
- Các nguồn huy động khác
:
2.250 triệu đồng
- Nhân dân đóng góp
:
750 triệu đồng
(Ngân sách địa phương chủ yếu là nguồn ngân sách xã thu từ nguồn
khai thác quỹ đất ở các khu dân cư; vốn nhân đóng góp chủ yếu hiến đất, cây cối,
vật kiến trúc trên đất, kết hợp với các nguồn từ các chương trình lồng ghép theo
Quyết định 167/TTg của Thủ tướng Chính phủ, chường trình xóa nhà tạm-nhà
xuống cấp cho đối tượng chính sách).
10. Tiêu chí: Thu nhập
10.1. Đối với sản xuất nông nghiệp:
Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và những điều kiện cụ thể sản xuất ở địa
phương, xác định các sản phẩm mũi nhọn cần tập trung đầu tư tạo ra khối lượng
hàng hoá đạt giá trị cao, nhằm đảm bảo tốc độ tăng bình quân khoảng 5- 6% năm.
Đến năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 120 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
khoảng 50% trong cơ cấu kinh tế, trong đó: giá trị chăn nuôi và nuôi trồng thủy
sản đạt trên 40% trong nội bộ cơ cấu ngành . Đến 2015 lao động nông nghiệp còn
dưới 35%; giá trị bình quân hàng năm đạt khoảng 60 triệu đồng/ha/năm; trong đó
diện tích đạt 80 triệu đồng/ha trở lên: 200 ha (gồm 15 cánh đồng có thu nhập cao).
Rau và cây thực phẩm, cây công nghiệp chiếm tỷ trọng 50% trong ngành trồng
trọt.

Đưa Chương trình Thông tin khoa học và công nghệ theo Quyết định số:
24/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam vào ứng dụng trong
sản xuất nông nghiệp. Theo đó, sản xuất nông nghiệp cần tập trung vào các nhiệm
vụ và giải pháp chủ yếu như sau:
a. Trồng trọt:
- Cây lúa:
Giai đoạn từ 2010 – 2013: Tập trung sản xuất ổn định diện tích 2 vụ lúa chủ
động nước khoảng 1349 ha/năm gieo trồng với sản lượng 6.800 tấn và chuyển dần
diện tích tưới không ổn định sang trồng cây Ngô, Lạc, rau sạch, Dưa,...
Giai đoạn 2013-2015: Giảm dần diện tích trồng lúa 10% năm để chuyển
sang trồng lúa thương phẩm chất lượng cao, cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao
hơn. Cần tập trung phát triển lúa giống hàng hoá với quy mô khoảng trên 200
ha/năm ở các thôn Phú Nam Đông, Tân Thuận, Vĩnh An, Thạch Hưng, Thạch
Kiều.
24


- Dưa hấu: mỡ rộng thêm diện tích gieo trồng khoảng 100 ha, tập trung sản
xuất ở các thôn Thạch kiều, Thạch Hưng Bích Ngô Đông, Bích Nam và Bích sơn;
diện tích trồng dưa được luân canh trong các hệ thống canh tác: Lúa- Dưa; DưaLạc- Ngô,... ; trong đó, đặc biệt lưu ý xây dựng và mở rộng vùng dưa theo hướng
GAP (sản xuất theo hướng nông nghiệp tốt)
- Cây ngô, cây lạc, cây mè Mở rộng diện tích lên khoản 150 ha sản xuât
luân canh, trong hệ thống canh tác: Dưa hấu ĐX - Lạc XH - Ngô Thu Đông; Lạc
ĐX - Dưa hấu XH - Ngô Thu Đông; Dưa hấu ĐX - Mè XH - Ngô Thu Đông,…
Gắn việc trồng ngô để tạo nguồn thức ăn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Xây dựng vùng rau chuyên canh khoảng 10 - 15 ha tại thôn Phú Khê Tây
tạo sản phẩm rau an toàn cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện.
- Các loại cây trồng có diện tích nhỏ, sản xuất không thành vùng tập trung
như một số loại cây rau đậu, sắn, khoai lang, v.v… tiếp tục khuyến khích nông dân
thâm canh để phục vụ chăn nuôi phát triển kinh tế hộ.

- Mở rộng diện tích trồng cỏ chăn nuôi Bò. Đồng thời tiến hành lập phương
án dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng theo kế hoạch đã đăng ký với huyện
b. Kinh tế vườn - KTTT:
Cải tạo và phát triển KTV - KTTT không chỉ để phát triển kinh tế mà còn
tạo ra một nét mới trong văn hóa của một xã nông thôn mới. Vì vậy, phát triển
KTV - KTTT là một trong những nội dung cần tập trung chỉ đạo quyết liệt.
Từ nay đến năm 2015, vận động và hỗ trợ để xây dựng trên 10 trang trại đạt
tiêu chí theo quy định của Bộ Nông nghiệp – PTNT, nâng tổng số trang trại hiện
có là 4cái; trong đó, chủ yếu là trang trại trồng cây cây lâm nghiệp, chăn nuôi dê,
chăn nuôi Bò thịt, gà siêu trứng và gà thịt chất lượng cao, vịt đẻ (các trang trại chủ
yếu là phát triển trong khu chăn nuôi tập trung). Cải tạo và phát triển trên 450
vườn có diện tích từ 500 m2 trở lên (kể cả một số vườn đã cải tạo nhưng chưa đạt
yêu cầu và một số vườn chưa được cải tạo). Cơ cấu chủng loại cây trồng đối với
kinh tế vườn bao gồm: trồng các loại cây ăn quả có múi (bưởi, chanh), chuối, đu
đủ, ổi, mãng cầu… các loại cây trồng này cần chú trọng đến việc chọn giống có
năng suất và chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất ở địa phương. Các
vườn có diện tích dưới 500 m2 khuyến khích và hướng dẫn nhân dân trồng các rau,
cây thực phẩm ngắn ngày, hoa, cây cảnh…
Giải pháp chủ yếu:
Hướng dẫn cụ thể cho từng hộ về thiết kế, cải tạo vườn tạp, bố trí cây trồng
và con vật nuôi trong kinh tế vườn thật phù hợp với đặc điểm từng vườn, để vừa
đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa tạo ra sinh cảnh đẹp theo hướng V.A.C. Bằng
nguồn vốn lồng ghép và chính sách hỗ trợ của tỉnh về xây dựng vườn điểm, trong
năm 2012 xây dựng 20 - 30 vườn kiểu mẫu, để tạo điển hình học tập và nhân rộng.
c. Chăn nuôi:
Xác định các đối tượng nuôi chủ yếu: Chăn nuôi trâu bò thịt (theo hướng
sind hoá), tăng tổng đàn trên 5%/năm, đến năm 2015 đàn trâu, bò trên 3.400
con ; tăng tổng đàn heo trên 10%/năm, đến năm 2015 tổng đàn đạt trên con và đến
năm 2015 đạt trên 7.200; trong chăn nuôi heo thịt chú trọng phát triển theo hướng
siêu nạc; chăn nuôi gà thịt theo hình thức gà thả vườn. Ngoài ra cần phát triển tập

trung các loại thuỷ cầm (vịt đẻ, vịt thịt) ở các vùng gần ao hồ, ven sông.
25


×