Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.41 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CÂU HỎI KIỂM TRA CUỐI HỌC PHẦN
MÔN HỌC:
TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên:
Lớp:
Học viên:
Số điện thoại:

Th.S Trần Hà Thu
Tâm lý học – VB2
Vũ Trường Giang
0968351307

Đề bài:
"Anh/chị hãy phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
nhân cách. Anh/chị hãy liên hệ với thực tiễn để minh họa cho từng nhân tố đó.
Từ những kiến thức về tâm lý học đại cương nói chung và khái niệm nhân cách (đặc
điểm, cấu trúc của nhân cách, các yếu tố tác động đến nhân cách) nói riêng, anh/chị vận
dụng những nội dung đó trong việc đánh giá về nhân cách con người như thế nào?”

Hà Nội, Năm 2019
Vũ Trường Giang VB2– TLH Đại cương



Page 1


LỜI MỞ ĐẦU
Nhân cách là một khái niệm rộng lớn và phức tạp của tâm lý học, ở mỗi góc độ khác nhau
thì các nhà nghiên cứu có những quan điểm khác nhau về nhân cách, kế thừa có chọn lọc
những thành tựu nghiên cứu nhân cách của các nhà khoa học đi trước, trên nền tảng
CNDVBC và DVLS của chủ nghĩa Mác, ta có thể hiểu:
“Nhân cách là các tổ hợp độc đáo hệ thống thái độ và các thuộc tính tâm lý điển hình của
cá nhân, được hình thành và phát triển thông qua hoạt động, giao lưu của con người
trong các mối quan hệ xã hội mà họ gia nhập vào, tạo nên bộ mặt xã hội và quy định giá
trị xã hội của người đó.”
Sự phát triển nhân cách của con người bao gồm sự phát triển về mặt thể chất, sự phát triển
về mặt tâm lý và sự phát triển về mặt xã hội.
Cuộc sống của mỗi người diễn ra một cách vô cùng sinh động, đa dang, phong phú và
phức tạp. Do vậy, nhân cách của mỗi người được hình thành dưới sự tác động (ảnh hưởng,
chi phối) của rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, các nhà
nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, nhân cách của bất kỳ ai cũng được hình thành phát
triển dưới sự tác động của các 5 yếu tố sau:

5 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Di truyền
bẩm sinh.

Môi trường
tự nhiên và
môi trường
xã hội


Các yếu tố
văn hóa,
xã hội, lịch sử.

NỘI DUNG
Vũ Trường Giang VB2– TLH Đại cương

Page 2

Giáo dục và
tự giáo dục.

Tính tích
cực hoạt động
và giao tiếp
của cá nhân.


I.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Liên hệ với

thực tiễn để minh họa cho từng yếu tố đó.
1. Yếu tố di truyền – bẩm sinh
Di truyền – bẩm sinh là toàn bộ các yếu tố về giải phẫu – sinh lý của bộ não (nói riêng) và
các bộ phân trong cơ thể (nói chung) có sẵn từ khi con người chúng ta được sinh ra và được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bằng con đường di truyền sinh học, thế hệ trước để lại trong cấu tạo cơ thể thế hệ sau một
vốn liếng tối thiểu giúp nó có thể tương tác với môi trường một cách vô thức ngay từ khi ra
đời theo hướng có lợi cho sự tồn tại của nó (ví dụ nhờ di truyền vịt con biết bơi ngay sau khi

nở ra từ quả trứng, tránh được nguy cơ chết đuối, đứa trẻ có được những hành động tự phát
thích hợp với những tác động đến từ môi trường như việc phản ứng với kính thích của ánh
sáng mạnh, quấy khóc khi cơ thể cảm thấy khó chịu hay đau ốm..)
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học hoạt động thì: Yếu tố di truyền – bẩm sinh giữ vai trò
không thể thiếu và là cở sở tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhờ những
thành tựu do di truyền để lại mà con người qua thời gian trưởng thành đã học hỏi, phát triển
và hình thành những chức năng tâm lý cấp cao (trong đó có nhân cách). Tuy nhiên, sự hình
thành và phát triển nhân cách không phải là kết quả tất yếu của sự vận động các quy luật sinh
học (di truyền – bẩm sinh) thuần tuý mà nó vận hành trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ với
các quy luật xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội.
Vì vậy ta không nên quá đề cao hay là xem nhẹ các yếu tố sinh học. Quá đề cao và tuyệt đối
hóa vai trò của yếu tố di truyền bẩm sinh dễ dẫn đến sai lầm về nhận thức, giáo dục phản
khoa học, máy móc phủ nhận sự tác động của các yếu tố xã hội. Xem nhẹ các yếu tố về sinh
học là ta đã bỏ qua các tố chất bẩm sinh là tiền đề cho sự phát triển thuận lợi sau này. Một
năng khiếu bẩm sinh khó có thể phát triển hết khả năng của nó khi mà thiếu đi môi trường,
học hỏi và rèn luyện.
Liên hệ thực tiễn:
Ví dụ: Tai của thiên tài âm nhạc Mozart: Wolfgang Amadeus Mozart (1756 – 1791) là nhà
soạn nhạc người Áo.

Vũ Trường Giang VB2– TLH Đại cương

Page 3


Cậu bé Mozart – người đã sáng tác nhạc từ
năm 4 tuổi

Ngay từ khi sinh ra, Mozart đã có năng khiếu âm nhạc đặc biệt. Khi 3 tuổi nghe chuẩn xác
những âm thanh và có thể bắt chước những gì ô nghe được. Lên 4 tuổi, Mozart đã sáng tác.

Cha ông đã sớm nhận thấy và bắt đầu dạy Mozart violon, đàn phím, oocgan. Chẳng bao lâu
Mozart đã có thể biểu diễn những đàn này một cách thoải mái trước thính giả. Và đến giờ ông
là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc
cổ điển châu Âu – người ta vẫn gọi ông là thiên tài âm nhạc.
Nhờ vào yếu tố di truyền bẩm sinh, ông thừa hưởng những tố chất ngay từ nhỏ đó là cơ sở
tiền đề, tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của yếu tố xã hội bởi thông qua thời gian học
hỏi, sự trợ giúp của người cha, ủng hộ của mọi người, qua giáo dục và trải nghiệm (ảnh
hưởng của môi trường xã hội) – ông có được thành tựu như ngày hôm nay.
(Trích nguồn tham khảo: Tuổi thơ thiên tài âm nhạc Mozart – Báo đại kỷ nguyên :
/>Wolfgang Amadeus Mozart – Wikipedia: />2. Yếu tố môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Yếu tố môi trường là những gì tồn tại, bao quanh bên ngoài cơ thể con người, như một
hoàn cảnh phát triển, tập hợp những điều kiện tồn tại khách quan đối với con người.
Theo Watson và Skinner – chủ nghĩa hành vi cổ điển: môi trường ảnh hưởng đến sự hình
thành, phát triển nhân cách con người một cách trực tiếp theo công thức S – R (kích thích S
đến từ môi trường tác động vào cơ thể - sinh phản ứng tâm lý R). Môi trường là yếu tố quyết
Vũ Trường Giang VB2– TLH Đại cương

Page 4


định sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách con người. Muốn thay đổi chỉ cần thay đổi
những thành tố có trong môi trường.
Các nhà tâm lý học hành vi mới như Bandura và Rotter cho rằng: hành vi con người không
được tạo thành trực tiếp từ hai yếu tố S – R như quan niệm Skinner, mà là kết quả của sự tác
động tương hỗ 3 yếu tố: (1) Yếu tố kích thích từ môi trường (S); (2) Yếu tố nhận thức cá nhân
(O) và (3) phản ứng (R) của cơ thể sau khi cá nhân dựa vào nhận thức của mình (O) phân tích
những kích thích (S) đến từ môi trường. Về sau, ngoài yếu tố nhận thức, họ còn đưa thêm
nhiều thành phần trung gian khác như ý thức, động cơ, nhu cầu, hứng thú… vào công thức S
– R (nếu ký hiệu nhận thức là O1, ý thức là O2, động cơ là O3… thì công thức S – R được thay

thế bằng công thức S – O1 – O2 – O3… On – R) để mô tả và phân tích cơ chế ảnh hưởng của
môi trường đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách con người. Môi trường không
quyết định trực tiếp mà sự ảnh hưởng của nó đến quá trình này thông qua sự vận hành của
các yếu tố bên trong như là nhận thức, ý thức, động cơ, nhu cầu, hứng thú… làm trung gian.
Các nhà tâm lý học hoạt động, đứng đầu là L. X. Vưgôtxky chỉ ra rằng: Môi trường ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách con người không phải chủ yếu tuỳ
thuộc vào bản thân môi trường như nó đang tồn tại trực quan, mà chủ yếu tuỳ thuộc vào
“Tình huống xã hội của sự phát triển” được hình thành trên cơ sở hoạt động của cá nhân
trong môi trường đó. Sự vận động và phát triển của xã hội tạo ra môi trường cho sự hình
thành và phát triển nhân cách con người; mỗi cá nhân, thông qua hoạt động của mình trong
các mối quan hệ xã hội, tạo dựng được “Tình huống xã hội của sự phát triển” riêng cho từng
giai đoạn lứa tuổi – cái quy định những hình thức và con đường mà cá nhân có được các
thuộc tính nhân cách mới, con đường mà qua đó cái xã hội trở thành cái cá nhân, làm cho
nhân cách mỗi người không bao giờ là một sản phẩm đã hoàn thành mà là một quá trình diễn
tiến trong suốt cuộc đời họ.
a. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên như không khí, nước, độ ẩm,
đất đai, sinh vật, sinh thái.. nhằm phục vụ cho hoạt động sống của con người.
Đặc điểm tâm lý, nhân cách của con người được hình thành và phát triển trong môi trường
nhất định (Ví dụ con người sẽ không thể tồn tại dưới điều kiện tự nhiên cực kỳ khắc nghiệt,
thiên tai động đất liên tục..) Và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động
Vũ Trường Giang VB2– TLH Đại cương

Page 5


sống của con người diễn ra bình thường, giúp sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách
một cách thuận lợi và ngược lại điều kiện môi trường tự nhiên khắc nghiệt, không thuận lợi
sẽ là cản trở của hoạt động sống, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và hình thành tâm lý,
nhân cách con người. Sự phát triển và hình thành nhân cách con người chịu ảnh hưởng của

điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của
dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp..
Liên hệ thực tiễn:
Điều kiện tự nhiên của nước ta khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa theo chiều Bắc Nam
và theo chiều cao của địa hình, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nền nông nghiệp lúa nước
phát triển. Vì vậy hằng năm ở các vùng quê Việt Nam thường tổ chức các ngày lễ hội cầu
mưa hay mừng gặt hái để ăn mừng cho một mùa lúa bội thu – dần dần hình thành một phong
tục tập quán không thể thiếu của nhân dân.
Cũng từ những yếu tố của môi trường tự nhiên: Ta có thể thấy là những người dân ở các tỉnh
miền Trung của nước ta (Như dân cư Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh..) những vùng miền phải
sống trong điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, khó khăn, hằng năm thường phải hứng
chịu rất nhiều những thiên tai, hạn hán. Người dân các vùng miền này họ thường rất chịu khó,
chăm chỉ, ý chí quật cường mong muốn vươn lên trong cuộc sống vì từ nhỏ đã phải lớn lên
trong điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt.
b. Môi trường xã hội
Môi trường xã hội bao gồm các hệ thống quan điểm chính trị, môi trường kinh tế - sản xuất,
môi trường sinh hoạt xã hội và môi trường văn hóa.
Cụ thể: Môi trường xã hội bao gồm: Môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường
sinh hoạt xã hội, môi trường văn hóa.
Môi trường xã hội góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho các cá
nhân tiến hành hoạt động học hỏi, giao lưu, để qua đó cá nhân tiếp nhận được các kinh
nghiệm xã hội của loài người, làm hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách của mình.
Con người sinh sống, học tập và lao động trong một môi trường xã hội tốt sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển nhân cách, ngược lại trong một số môi trường không thuận lợi thì
ảnh hưởng xấu tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên con người không phụ
thuộc trước tác động của môi trường mà còn tác động ngược lại môi trường. Môi trường được
xem là yếu tố quyết định gián tiếp đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách.
Liên hệ thực tiễn:
Vũ Trường Giang VB2– TLH Đại cương


Page 6


Một đứa trẻ sinh ra và lớn lên tại những đất nước phát triển như Anh, Mỹ, những đất nước đa
sắc tộc, đa văn hóa sẽ khác một đứa trẻ sống ở Việt Nam – đất nước đang phát triển với nền
văn hóa Phương Đông. Đứa trẻ sống ở Anh, Mỹ sẽ có lối sống phóng khoáng hơn, tự do hơn
và cũng có thể tự lập và năng động hơn, đứa trẻ sống ở Việt Nam sẽ có lối sống khuôn phép
và kín đáo hơn.
3. Các yếu tố văn hóa, xã hội, lịch sử.
Sự hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách con người diễn ra trong quá trình tác động qua lại
giữa con người với môi trường sống của họ thông qua hoạt động tích cực của con người, làm
cho sự tác động của môi trường đến sự hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách không diễn ra
một cách trực tiếp mà là gián tiếp. Con người phải được hiểu là một tồn tại lịch sử, xã hội và
văn hoá, chứ không phải là một “cái túi” đựng đầy phản xạ như chủ nghĩa hành vi cổ điển
quan niệm.
Theo các nhà tâm lý học hoạt động cho rằng:
Văn hoá là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự hình thành và phát triển
con người nói chung và tâm lý, nhân cách con người nói riêng. Văn hoá làm cho đứa trẻ từ
thực thể phi xã hội đến thực thể xã hội, từ đứa trẻ dường như bất lực đến cá nhân từ hành
động và điều chỉnh bản thân, từ người phản ứng đến chủ động thích ứng và góp phần cải tạo
hiện thực nhờ tích cực tiếp thu những giá trị văn hoá do các thế hệ trước truyền lại và không
ngừng tiếp tục sáng tạo thêm những giá trị văn hoá mới. Có thể nói con đường phát triển tâm
lý, nhân cách con người của mỗi cá nhân là con đường phát triển văn hoá của bản thân mỗi cá
nhân đó. Giáo dục văn hoá cho thế hệ trẻ, do đó, trở nên một nhiệm vụ vô cùng quan trọng
của mỗi quốc gia, dân tộc.
Sự phát triển tâm lý, nhân cách của cá nhân bao giờ cũng gắn liền với những diễn biến lịch sử
cuộc đời của cá nhân đó (từ khi sinh ra đến khi từ biệt cõi đời) diễn ra trong quá trình lịch sử
phát triển xã hội nói chung mà trong đó cá nhân là một thành viên tích cực tiếp thu, vận dụng
và sáng tạo thêm những giá trị văn hoá mới góp phần thúc đẩy lịch sử phát triển không ngừng
của nền văn minh (văn hoá) xã hội đương thời.

Liên hệ thực tiễn:
Minh họa trong ví dụ về: Đặc điểm tâm lý, nhân cách khác nhau giữa các vùng miền tạo ra sự
khác nhau về ẩm thực Việt Nam theo từng vùng miền đó.
- Ẩm thực miền Bắc: Tinh tế, vị vừa phải, trung tính
Vũ Trường Giang VB2– TLH Đại cương

Page 7


Bắc bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được sàng lọc và trở
thành chuẩn mực, không dễ gì thay đổi. Món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng và có vị chua nhẹ,
không đậm vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác.
- Ẩm thực miền Trung: Đậm đà, thiên vị cay, mặn
Không được thiên nhiên ưu ái mưa thuận gió hòa như miền Bắc và miền Nam, miền Trung
“gánh hai miền đất nước” phải hứng chịu nhiều thiên tai, đất đai cằn cỗi nên đã khiến người
miền Trung hình thành thói quen tiết kiệm, “chặt to kho mặn” trong ăn uống.
- Ẩm thực miền Nam: Phồn thực, thiên vị ngọt, béo
Nhắc đến miền Nam, chúng ta nghĩ đến những cánh đồng “cò bay thẳng cánh”, đất đai trù
phú, sông ngòi phù sa tươi tốt và con người Nam bộ hào sảng, phóng khoáng. Món ăn không
cầu kỳ, tỉ mỉ nhưng rất đa dạng và vị nào phải ra vị đó, đã cay là cay xé lưỡi, béo là béo ngậy,
ngọt là ngọt ngây.
(Nguồn: Ẩm thực Việt Nam theo vùng miền – Báo mới
)
4. Yếu tố giáo dục và tự giáo dục

Yếu tố giáo dục bao gồm tổng thể những việc làm có mục tiêu, chương trình, kế hoạch,
phương pháp tiến hành được vạch ra từ trước mà thế hệ trước thực hiện nhằm truyền lại cho
các thế hệ sau những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ mà loài người đã tích luỹ được
trong tiến trình lịch sử, nhằm phát triển toàn diện nhân cách, năng lực sáng tạo của họ góp
phần tích cực vào sự phát triển xã hội.

Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai
trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
Kinh nghiệm, tri thức, những thành tựu văn hóa mà loài người tích lũy được bên ngoài cơ thể
trong tiến trình lịch sử không thể di truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh học, mà phải
bằng con đường di truyền xã hội. Giáo dục (với các hình thức gia đình, nhà trường, xã hội) và
tự giáo dục là con đường duy nhất thông qua đó mỗi cá nhân, tiếp thu và biến những tri thức,
những giá trị văn hoá mà loài người đã phát hiện ra, tích luỹ được, thành tài sản riêng dưới
hình thức những phẩm chất và năng lực trong cấu trúc nhân cách của mình, trên cơ sở đó
đóng góp vào sự phát triển xã hội. Giáo dục và tự giáo dục là công cụ phương tiện không thể
thiếu để phát triển toàn diện con người theo yêu cầu phát triển của xã hội.

Vũ Trường Giang VB2– TLH Đại cương

Page 8


Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành và
phát triển nhân cách (như di truyền – bẩm sinh). Bên cạnh đó, giáo dục còn có thể uốn nắn
những phẩm chất tâm lý xấu giúp phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.
Liên hệ thực tiễn:
Với những gia đình trẻ người Việt hiện nay có điều kiện kinh tế, họ thường có xu hướng tạo
điều kiện và đầu tư giáo dục cho con cái rất nhiều, ngay từ khi thời điểm đứa trẻ đi học mẫu
giáo cho đến khi học tiểu học, trung học.. họ lựa chọn môi trường mầm non phù hợp, lựa
chọn các trường tiểu học, trung học có uy tín, trường chuyên, song ngữ, quốc tế..
Với sự kỳ vọng của một môi trường giáo dục hiệu quả, chất lượng, đôi ngũ giáo viên chuyên
môn cao nhằm giúp con mình có được một môi trường giáo dục đạt hiệu quả cao nhất, giúp
con hoàn thiện, phát triển bản thân, phẩm chất, nhân cách tốt.
5. Tính tích cực hoạt động và giao tiếp của cá nhân

Tính chủ thể trong hoạt động và giao lưu của cá nhân trong các mối quan hệ với môi trường

văn hoá, xã hội, lịch sử và giáo dục giữ vai trò trực tiếp quyết định sự ảnh hưởng của nó đến
hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Khơi dậy và phát huy triệt để tính tích cực,
chủ động, năng động và sáng tạo của con người, do đó, trở thành nhiệm vụ quan trọng số một
của giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.
Tính tích cực, chủ động, năng động và sáng tạo của một người nhằm hiện thực hoá những
mục đích do chính người đó đặt ra từ trước dưới hình thức biểu tượng ở trong đầu. Tính chủ
thể càng cao thì sự nỗ lực ý chí được huy động càng lớn, mọi khó khăn, cản trở sẽ được vượt
qua, làm cho hành động đạt được mục đích cuối cùng mà chủ thể mong đợi. Ngược lại, tính
chủ thể thấy kém sẽ làm cho hành động không đạt được mục đích cuối cũng như kỳ vọng của
chủ thể, thậm chí thất bại hoàn toàn. Vì vậy, mối quan hệ qua lại cuả cá nhân với môi trường
văn hoá, xã hội, lịch sử và giáo dục diễn ra như thế nào; ảnh hưởng của nó đến sự hình thành,
phát triển nhân cách ra sao (tích cực hay tiêu cực) chủ yếu tuỳ thuộc vào trình độ phát triển
của tính chủ thể trong hoạt động và giao lưu của con người trong các mối quan hệ đó.
Liên hệ thực tiễn:
Thiếu đi sự tích cực, chủ động – sinh viên Việt Nam hiện nay với sức ì ghê gớm.
Phương thức học tập hiện nay với mô hình "luộc giáo án", "thầy đọc trò chép" phổ biến ở
nhiều giảng đường là nguyên nhân chính gây ra sức ì trong học tập.
Vũ Trường Giang VB2– TLH Đại cương

Page 9


Sinh viên đón nhận kiến thức thụ động và 45 phút giảng đường không có chỗ cho sự bứt phá
sáng tạo. Cuộc khảo sát cho thấy, 21,7% sinh viên thừa nhận: Họ chỉ học khi ở trên lớp với
những kiến thức từ thầy cô. Chỉ có 25,6% sinh viên cho rằng: cần phải tìm thêm tài liệu để
hiểu kỹ về các vấn đề trên lớp.. Tuy nhiên, thay bằng việc than vãn về phương pháp dạy học
chưa hiệu quả của giảng viên, thất vọng về sức ì của cả nền giáo dục đại học nước nhà thì
chính sinh viên có thể tự giảm thiểu sức ì từ bản thân mình bằng việc xây dựng tính chủ động
và tích cực trong công tác học tập của mình.
(Nguồn: )

Vận dụng trong việc đánh giá về nhân cách con người.
Vận dụng để đánh giá nhân cách của một người thông qua các nguyên tắc sau:
1. Dùng thời gian để nhìn người
I.

Ta cần thời gian để hiểu về một người, không nên từ lần gặp mặt đầu tiên đã vội vàng đưa ra
kết luận tốt xấu về người đó. Tục ngữ có câu: “Thức lâu mới biết đêm dài, chơi lâu mới biết
là người cố nhân”. Thời gian dài để ta biết được nhiều điều hơn về họ, về gia đình, về mối
quan hệ bạn bè, môi trường sống, giáo dục của họ.
Người không thành khẩn: bản chất không thành thưc, do vậy lúc đầu rất nhiệt tình, sau đó lại
thờ ở, lúc đầu thân thiện, sau lại xa lạ. Dùng “thời gian” để nhìn nhận, ta có thể nhận thấy sự
thay đổi này.
Người nói dối: Thường không ngừng dùng sự dối trá để che lấp những lời nói dối. Nói dối
lâu, sau đó sẽ lộ ra kẻ hở từ đầu đến cuối. Dùng “thời gian” chính là công cụ sắc bén để kiểm
nghiệm những lời nói dối đó.
Người có lời nói không đi đôi với hành động: Người này nói và làm là hai chuyện hoàn toàn
khác nhau. Dùng “thời gian” để nhìn nhận có thể phát hiện ra sự không đồng nhất trong lời
nói và hành động của họ.
2. Hãy quan sát và nghe nghóng để nhìn người

Vũ Trường Giang VB2– TLH Đại cương

Page 10


Cách thức nhìn người hiệu quả mà ta có thể dựa vào là nghe ngóng từ mọi phía. Con người ta
luôn phải giao tiếp với người khác, đồng thời bản tính dễ bị lộ ra bởi người thứ ba không liên
quan tới họ.
Nếu trong 10 người có 9 người nói “xấu” vậy bạn cần phải cẩn thận. Ngược lại trong 10
người có 9 người nói “tốt” vậy quan hệ của bạn với người đó không có vấn đề gì cả.

Chúng ta thường nói “Rau nào sâu nấy” hay “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Điều này có ngĩa
là người như thế nào sẽ chơi với người như thế nấy. Vì vậy hãy xem người đó cư xử với các
mối quan hệ bạn bè như thế nào, ta sẽ biết một phần về con người họ. Ngoài ra hãy nghe
ngóng cách họ cư xử với cha mẹ, anh chị em như thế nào, đối với hàng xóm ra sao. Nếu như
bạn nghe ngóng được những điều không tốt về cách cư xử của người đó trong gia đình thì
bạn nên cẩn thận với người này. Vì nếu đối xử với người thân không tốt thì khó có thể đối xử
với người ngoài tốt được.
3. Dùng điểm tương đồng, sở thích để nhìn người

Bạn có thể chủ động tạo tình huống để người đó bộc lộ những sở thích, ham muốn của bản
thân. Nếu muốn tìm hiểu tính cách tốt xấu của họ, bạn có thể nhìn nhận qua một số hành
động mang tính sở thích của người đó. Trong những tình huống đó họ có thể thoái mái làm
những điều họ muốn và thích vì lúc đó họ được là chính họ. Điều này có thể giúp bạn thấy
được nhân phẩm của họ bởi vì nhân phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi và cách cư xử của
người đó.
4. Thông điệp quan trọng trong nhìn người

“Hạ sỹ nhìn bề ngoài – Trung sỹ nhìn hành động – Thượng sỹ nhìn tâm”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng: Tâm lý học đại cương

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn – 2011
2. Sách:: Tâm lý học đại cương

Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn – Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội
3. Giáo trình tâm lý học phát triển
Vũ Trường Giang VB2– TLH Đại cương

Page 11



Tác giả: Trương Thị Khánh Hà – Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội
4. Các bài báo tham khảo: Đại Kỷ nguyên, Báo mời, Dân trí
/> /> /> />
Vũ Trường Giang VB2– TLH Đại cương

Page 12



×