Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

QUAN hệ GIỮA xã hội với tự NHIÊN và vấn đề bảo vệ môi TRƯỜNG ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.97 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số trên
toàn thế giới, môi trường tự nhiên đang ngày càng bị phá hủy nghiêm trọng. Ở
một số quốc gia trên thế giới đã và đang xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường
ngày càng phức tạp như ô nhiễm không khí ở Trung Quốc; ô nhiễm môi trường
biển ở miền Trung Việt Nam khiến cá chết rất nhiều hay xuất hiện các bãi rác
khổng lồ ở một số nơi như Thành phố Darka, Senegal; Brasilia, Brazil; Bantar
Gebang, Indonesia…v…v… Mặc dù con người và xã hội đã dựa trên nền tảng
tự nhiên mà tồn tại và phát triển nhưng hiện nay quá trình tồn tại và phát triển
ấy lại phần nào hủy hoại môi trường tự nhiên ấy. Và ở nước ta hiện nay, trong
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cùng với sự đi lên của kinh tế
và đời sống xã hội , ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng đối với toàn thể
đất nước. Chính vì lí do như trên, em xin chọn đề tài : “ Quan hệ giữa xã hội với
tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.
Em chọn đề tài này nhằm mục đích nêu ra và phân tích mối quan hệ giữa
tự nhiên và xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Từ đó phân tích
về các vấn đề môi trường đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay và góp phần đưa ra
một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm đồng thời thay đổi nhận thức và hành
động của mỗi người để bảo vệ môi trường thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng.
Bài tiểu luận gồm hai nhiệm vụ chính:
- Tìm hiểu tổng quan về tự nhiên và xã hội và các mối quan hệ của chúng.
- Nêu và phân tích các vấn đề môi trường hiện nay và đưa ra các giải
pháp.
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận không thể tránh được những thiếu sót.
Em rất hi vọng nhận được sự quan tâm góp ý từ phía thầy giáo.

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại



Em xin cảm ơn!

I. Khái quát chung về tự nhiên và xã hội
1. Tự nhiên
1.1. Tự nhiên theo nghĩa rộng:
Là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Với nghĩa này thì con
người, xã hội loài người là một bộ phận, hơn nữa là một bộ phận đặc thù của thế
giới tự nhiên.
Xét về mặt tiến hoá, con người có nguồn gốc từ tự nhiên, là con đẻ của
tự nhiên, là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá của thế giới vật chất. Con
người với bộ óc hoàn chỉnh là sản phẩm của thế giới vật chất.
Sự ra đời của con người không chỉ là kết quả của các quy luật sinh học
mà quan trọng hơn cả là kết quả của quá trình lao động. Đó là quá trình con
người sử dụng công cụ tác động vào thế giới tự nhiên, khai thác và cải biến giới
tự nhiên tạo ra những sản phẩm vật chất để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển
của mình. Chính quá trình đó con người làm biến đổi tự nhiên và làm biến đổi
chính bản thân mình. Chính quá trình lao động nhu cầu trao đổi, hợp tác lao
động đã làm xuất hiện ngôn ngữ. Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


chủ yếu của sự chuyển biến bộ não của loài vật thành bộ não của loài người, từ
tâm lý động vật sang ý thức con người.
=> Tự nhiên là nền tảng của xã hội.
1.2. Tự nhiên theo nghĩa hẹp
Gồm toàn bộ thế giới vật chất không kể lĩnh vực xã hội (khi nghiên cứu

quan hệ tự nhiên - xã hội ở đây là tự nhiên theo nghĩa hẹp đặc biệt là môi trường
tự nhiên.)
Môi trường tự nhiên gồm:
+ Điều kiện địa lý tự nhiên: đất đai, rừng núi, sông ngòi, khí hậu…
+ Của cải tự nhiên: tài nguyên, khoáng sản, lâm sản, thuỷ hải sản ...
+ Nguồn năng lượng trong tự nhiên: sức gió, sức nước, ánh nắng mặt
trời…
2. Xã hội
2.1. Xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên
Xã hội là một hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất. Hình thái
vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa
người với người làm nền tảng.
Xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và các quan hệ của các cá
nhân với nhau, “Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con người”
Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt động của mình
con người làm nên lịch sử, làm nên xã hội. Vì vậy, xã hội không thể là cái gì
khác mà chính là bộ phận đặc thù được tách ra một cách hợp qui luật của tự
nhiên. Xã hội là hình thái tổ chức cao nhất của vật chất trong quá trình vận động
tiến hoá lâu dài và phức tạp.

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Tính đặc thù của xã hội
được thể hiện: khác với phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức
tác động lẫn nhau, xã hội, nhân tố hoạt động là con người có ý thức. Hành động
của họ có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạt động của con
người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới

tự nhiên.
2.2. Đặc điểm của quy luật xã hội
Với tư cách vừa là bộ phận đặc thù của tự nhiên, vừa là sản phẩm của sự
tác động qua lại giữa người và người, để tồn tại và phát triển xã hội vừa phải
tuân theo những quy luật của tự nhiên vừa phải tuân theo những quy luật chỉ
vốn có đối với xã hội.
Điều đó chỉ rõ, trước hết quy luật xã hội phải mang đầy đủ những đặc
trưng cơ bản của quy luật chung, đó là tính khách quan, phổ biến và tính tất yếu.
Quy luật xã hội mang đậm dấu ấn hoạt động của con người.
2.2.1. Tính khách quan
Tính khách quan của qui luật thể hiện ở chỗ:
Quy luật xã hội là quy luật hoạt động của con người có ý thức, nhưng nó
không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của bất kỳ một cá nhân, một lực lượng xã hội
nào. Bởi vì bằng hoạt động thực tiễn con người làm ra lịch sử, song những hoạt
động của con người thực hiện trong những điều kiện vật chất nhất định, sinh
hoạt vật chất nhất định, trong những mối quan hệ nhất định giữa con người và
tự nhiên, con người và con người. Những điều kiện và những mối quan hệ đó là
khách quan với mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi thế hệ, mỗi con người khi họ
theo đuổi mục đích của bản thân.
Quy luật xã hội thường được biểu hiện ra như những xu hướng, mang
tính xu hướng. Những mối liên hệ và tác động phức tạp lẫn nhau giữa người và

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


người đã tạo ra những hoạt động khác nhau trong xã hội. Tổng hợp những lực
tác động lẫn nhau đó tạo thành xu hướng của lịch sử, trong đó, lực hoạt động
của khối đông người chiếm ưu thế. Điều đó có nghĩa là, mặc dù hoạt động của

con người trong xã hội biểu thị cho nhiều mục đích, ý muốn khác nhau, thậm
chí những mục đích, ý muốn đó là chồng chéo nhau, đối lập mâu thuẫn nhau
nhưng quy luật xã hội chỉ phản ánh ý muốn, mục đích của khối đông người, phù
hợp với xu hướng vận động phát triển của lịch sử. Xu hướng này là khách quan,
không có một thế lực nào có thể diều khiển được.
2.2.2. Tính phổ biến và tất yếu
Những quan hệ của con người được hình thành một cách tất yếu và phổ
biến, nhằm thoả mãn nhu cầu sống của con người, nhu cầu tồn tại và phát triển
của xã hội.
Quan hệ của con người và con người trong xã hội có nhiều cấp độ khác
nhau.
Có loại quan hệ xã hội tồn tại phổ biến ở mọi hình thái kinh tế - xã hội
như quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, quan hệ giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội, quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng…
tạo nên những quy luật chi phối mọi hình thái kinh tế -xã hội như: quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng…
Các quan hệ xã hội chỉ tồn tại trong một số hình thái kinh tế - xã hội như
quan hệ gia đình, giai cấp, dân tộc…
Loại quan hệ chỉ tồn tại ở một số hình thái kinh tế - xã hội như quan hệ
giữa địa chủ và nông dân, quan hệ giữa tư sản và vô sản…

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


Loại quan hệ chỉ tồn tại ở từng lĩnh vực riêng lẻ như lĩnh vực kinh tế,
chính trị, tư tưởng, văn hoá… như quan hệ giữa các Đảng, phái chính trị, quan
hệ đạo đức, tôn giáo…

Quy luật xã hội phản ánh các loại quan hệ xã hội đó với mức độ tất yếu
và phổ biến khác nhau.
Ngoài những đặc trưng của quy luật nói chung, quy luật xã hội còn có
những đặc trưng riêng như :
- Quy luật xã hội tồn tại và tác động trong những điều kiện nhất định.
- Để nhận thức quy luật xã hội cần có phương pháp khái quát hoá và trừu
tượng rất cao.
II. Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên
1. Sự tác động của xã hội đến tự nhiên
Xã hội gắn bó với tự nhiên thông qua quá trình hoạt động thực tiễn của
con người, trước hết là quá trình lao động sản xuất. Lao động là đặc trưng cơ
bản đầu tiên phân biệt hoạt động của người với động vật. Song, lao động cũng
là yếu tố đầu tiên cơ bản nhất, quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ
giữa xã hội và tự nhiên.
Quá trình sử dụng các nguồn vật chất của sinh quyển để sống và lao
động sản xuất, con người đã làm biến đổi tự nhiên mạnh mẽ nhất, nhanh chóng
nhất so với tất cả các thành phần khác của chu trình sinh học.
Nếu con người không kiểm tra, điều tiết việc sử dụng, khai thác, bảo quản
các nguồn vật chất của tự nhiên thì khủng hoảng sinh thái sẽ xảy ra, sự cân bằng
của hệ thống tự nhiên – xã hội bị phá vỡ, sự sống của con người và xã hội loài
người bị đe dọa.
2. Sự tác động của tự nhiên tới xã hội.

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn
tại và phát triển của xã hội.

Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội được hình thành
trong quá trình tiến hóa của thế giới vật chất.
Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chỉ có tự nhiên
mới cung cấp được những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và
cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết nhất cho các
hoạt động sản xuất xã hội. Theo Mac, con người không thể sáng tạo ra được các
gì nếu không có thế giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó
là vật liệu trong đó lao động của con người được thực hiện và tác động từ đó sản
xuất ra sản phẩm mới.
Với tư cách là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội, tự nhiên có thể
tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sán xuất xã hội, có thể thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự phát triển của chính bản thân xã hội.
Tự nhiên cung cấp cho con người tất cả các nguồn vật chất vốn có của
sinh quyển để con người sống và tiến hành lao động sản xuất.
3. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
3.1 Trình độ phát triển của xã hội
Lịch sử xã hội là sự tiếp tục của lịch sử tự nhiên. Chỉ có quan hệ với tự
nhiên và quan hệ với nhau con người mới làm nên lịch sử của mình. Nhưng
chính trong quá trình quan hệ với giới tự nhiên, con người đã cải tiến giới tự
nhiên. Thông qua các hoạt động của mình con người làm cho lịch sử xã hội và
lịch sử tự nhiên gắn bó quy định lẫn nhau. Sự gắn bó và quy định lẫn nhau ấy
phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá nó là
phương thức sản xuất, cách thức sản xuất ra của cải vật chất trong mỗi giai đoạn
lịch sử của con người.

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại



Sự ra đời của những phương thức sản xuất mới cao hơn những phương
thức sản xuất cũ đã quyết định những chuyển biến về chất của xã hội loài người,
đưa xã hội loài người từ mông muội, dã man sang xã hội văn minh. Cũng chính
phương thức sản xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa xã hội với tự
nhiên vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động
khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất
khác nhau. Khi công cụ lao động thay đổi, khi mục đích sản xuất của mỗi chế
độ xã hội thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội vơi tự nhiên cũng
thay đổi.
Ngày nay, mặc dù con người đã đạt đến đỉnh cao trong sản xuất nhưng
con người vẫn coi tự nhiên không chỉ là môi trường sống mà chủ yếu là đối
tượng để khai thác chiếm đoạt nhằm đạt được mục đích của mình.
Khủng hoảng sinh thái đã xảy ra ở nhiều nơi và đang đe dọa sự sống của
cả nhân loại. Bởi vậy, để tồn tại và phát triển, con người không còn con đường
nào khác là quay về chung sống với thiên nhiên và thay đổi phương thức khai
thác tài nguyên thiên nhiên.
3.2.Trình độ nhận thức và vận dụng quy luật tự nhiên và quy luật xã hội
Hoạt động sản xuất của cải vật chất của con người là hoạt động chinh
phục thế giới tự nhiên . Hoạt động này có thể làm giới tự nhiên theo đuổi theo
hai hướng. Nếu con người tác động vào giới tự nhiên theo đúng quy luật của nó
thì con người đã tạo ra “ thiên nhiên thứ hai” hài hòa đối với sự phát triển của
xã hội. Ngược lại, nếu con người bất chấp quy luật, chỉ khai thắc, chiếm đoạt
những cái có sẵn trong giới tự nhiên thì sự nghèo nàn của tự nhiên và sự phá vỡ
cân bằng hệ thống tự nhiên – xã hội là không tránh khỏi. Con người phá giới tự
nhiên bao nhiêu thì con người phải gánh chịu hậu quả của nó bấy nhiêu.
Quy luật xã hội cho thấy, phải tìm cách sống hài hòa với tự nhiên, phải
điều khiển có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Đó là cách giải

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân


Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


quyết đúng đắn cho các vấn đề sinh thái toàn cầu hiện nay. Chúng ta có nguồn
gốc từ tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ
chúng ta, khác với tất cả các sinh khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của
giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác".
Như vậy, để điều khiển được tư nhiên, trước hết, con người cần phải nhận thức
được rằng mình là một bộ phận không thể tách rời của tự nhiên, hơn thế nữa,
còn là con đẻ của tự nhiên. Vì vậy, con người cần phải nắm vững những quy
luật của tự nhiên và quan trọng hơn, phải biết vận dụng những quy luật đó một
cách chính xác vào trong hoạt động thực tiễn của mình.
III. Môi trường
1. Khái niệm
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con
người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện
hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh
khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
2. Vai trò của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội
Ở đây chúng ta chủ yếu xét đến môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên được sử dụng dưới nhiều tên gọi khác nhau như sinh
quyển, môi trường sống... nhưng thường được gọi chung là môi trường sinh
thái.
Môi trường sinh thái cũng là điều kiện thường xuyên và tất yếu đối với
sự tồn tại và phát triển của xã hội, song vai trò của nó ở những giai đoạn lịch sử
khác nhau được thể hiện một cách khác nhau.

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân


Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


Khi xã hội còn ở trình độ mông muội, khi con người chủ yếu săn bắt hái
lượm những sản phẩm có sắn trong tự nhiên thì hầu như con người hoàn toàn bị
giới tự nhiên chi phối và thống trị. Cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên.
Khi con người văn minh hơn, nhất là khi khoa học kĩ thuật phát triển thì
con người đã từng bước chế ngự được thiên nhiên. Con người từng bước chế
ngự và khai thác thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của mình. Nhiều ngành
nghề ra đời từ những điều kiện tự nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, khái thác
thủy hải sản,...
IV. Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Qua những phân tích ở trên, chúng ta đều thấy được tầm quan trọng của
vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ tự nhiên đang ngày càng bị tàn phá nhanh
chóng trên toàn thế giới. Các vấn đề về môi trường luôn là đề tài nóng đối với
mỗi quốc gia trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu vấn đề này trong điều kiện cụ thể của nước ta
hiện nay.
1. Khái quát về các nguồn tài nguyên của Việt Nam
1.1 Tài nguyên đất của Việt Nam
Diện đất tự nhiên nước ta khoảng 33 triệu ha.
Theo thống kê năm 2015, diện tích đất nông nghiệp chiếm 82,43%, đất
phi nông nghiệp chiêm 11,16%, đất chưa sử dụng chiếm 6,41% tổng diện tích
tất tự nhiên.
Diện tích đất nông nghiệp những năm qua có tăng ít nhiều nhưng so với
tỉ lệ tăng dân số thì vẫn sụt giảm. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp là rất hạn
chế do điều kiện tự nhiên và kỹ thuật. Ngoài ra đất chuyên dùng như đất xây
dựng, giao thông, thủy lợi, đất ở ngày một tăng càng làm thu hẹp đất nông
nghiệp.


Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam cũng có xu hướng giống thế giới: tăng đất
nông nghiệp, giảm đất rừng, tăng đất chuyên dùng và đất trống đồi trọc.
Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới, mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao,
khoáng hóa mạnh, dễ bị rửa trôi, xói mòn, ruộng đất dễ bị thoái hóa, khó khôi
phục lại trạng thái ban đầu.
1.2. Tài nguyên nước
Nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương đối lớn
(chiều dài từ 10km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực
lớn hơn 10.000km2), bao gồm: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã,
Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Tổng lượng nước mặt
trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lượng nước
được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng 310-320 tỷ m 3 được sản sinh trên
lãnh thổ Việt Nam. Lượng nước bình quân đầu người trên 9.000 m 3/năm. Nước
dưới đất cũng có tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 63 tỷ m 3/năm, phân bố ở 26
đơn vị chứa nước lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ
và khu vực Tây Nguyên.
1.3. Tài nguyên khoáng sản
Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng lớn của thế giới là Thái Bình
Dương và Ðịa Trung Hải. Công tác thăm dò địa chất trong 40 năm qua đã phát
hiện và đánh giá được trữ lượng của 5000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60 loại
khoáng sản.
1.4. Tài nguyên biển
Việt Nam có 3260 km bờ biển với vùng lãnh thổ rộng tới 226000 km2,
diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 2 triệu ha trong đó 1 triệu ha nước

ngọt; 0,62 triệu ha nước lợ và 0,38 triệu ha nước mặn. Phần lớn diện tích này đã
được đưa vào sử dụng để khai thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản.

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


Biển nước ta còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài có giá trị
kinh tế cao, 650 loài rong biển, 300 loài thân mềm, 300 loài cua, 90 loài tôm,
350 loài san hô… Biển nước ta có trữ lượng cá khoảng 3,6 triệu tấn, tầng trên
mặt có trữ lượng 1,9 triệu tấn, tầng đáy có trữ lượng 1,7 triệu tấn. Ngoài ra còn
có 40.000 ha san hô ven bờ, 250.000 ha rừng ngập mặn ven biển có sự đa dạng
sinh học cao.
1.5. Tài nguyên rừng
Nước ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện
tích. Rừng Việt Nam là kho tài nguyên quí báu, là bộ phận quan trọng của môi
trường sinh thái, rừng làm cho không khí trong lành, điều hoà khí hậu.
Độ che phủ của rừng cao và hợp lý làm giảm dòng chảy mặt ngay sau
mưa, làm chậm lũ, điều hoà dòng chảy giữa mùa mưa và mùa khô...
1.6. Tài nguyên sinh vật
- Hệ thực vật:
Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng sinh học, hệ thực vật có khoảng
14.000 loài thực vật bậc cao có mạch; đã xác định được khoảng 7.000 loài thực
vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 600 loài rong biển. Trong đó có 1.200
loài thực vật đặc hữu, hơn 2.300 loài thực vật đã được sử dụng làm lương thực
thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh dầu, vật liệu trong xây dựng. Tỷ lệ số loài
thực vật dùng làm dược liệu ở nước ta lên tới 28%. Hệ thực vật nước ta có nhiều
loài quý hiếm như gỗ đỏ, gụ mật, Hoàng Liên chân gà, ba kích, hoàng đàn, cẩm
lai, pơ mu…

- Hệ động vật:
Hệ động vật Việt Nam có mức độ đặc hữu rất cao, 80 loài thú và phân
loài thú, hơn 100 loài và phụ loài chim, 7 loài linh trưởng. Hệ động vật Việt
Nam còn có một số loài quý hiếm như voi, tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng,

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


hổ, báo, culy, vượn den, voọc vá, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, cò
quắm cánh xanh, sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, bò sừng xoắn, gà Lam
đuôi trắng…
2. Một số vấn đề nóng về môi trường của nước ta trong những năm gần đây
2.1. Nạn phá rừng
Trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện gần 1.700 vụ phá rừng
trái pháp luật... Riêng khu vực Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay phát hiện 757
vụ, tăng 88 vụ (13%), diện tích rừng bị thiệt hại gần 420 ha, tăng 145 ha (trên
50%) so với cùng kỳ 2016.
Tâm điểm phá rừng thời gian qua ở khu vực phía Bắc được nhắc đến
nhiều là ở tỉnh Điện Biên. Tại huyện Mường Nhé, từ năm 2016 đến 9/2017, đã
phát hiện 295 vụ phá rừng trái pháp luật, thiệt hại 288 ha rừng.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm qua (20122017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các
dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng
trái pháp luật làm mất 11%.
2.2. Ô nhiễm môi trường nước
- Do chất thải từ các khu công nghiệp chưa được xử lí nên nguồn nước ở
nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng
Ví dụ : Vào nửa đầu năm 2016, chất thải của công ti Formosa Hà Tĩnh
có chứa hóa chất độc hại làm cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền chung, gây thiệt

hại lớn cho các hộ dân và gần như phá hủy nghành du lịch của khu vực.
- Do ý thức của người dân chưa tốt, xả rác bừa bãi làm nguồn nước bị ô
nhiễm.

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


Ví dụ: Ở vùng biển Cồn Vành, Thái Bình, gần biển có một bãi rác lớn
chưa được xử lí thu dọn. Người dân tham quan du lịch tự ý vất rác xuống chân,
sóng lên kéo theo những túi nilon, vỏ chai,… nổi trên mặt biển gây mất mĩ quan
và ô nhiễm nước biển.
- Do dân số ngày càng tăng cao và do sự gia tăng của các phương tiện đi
lại, đặc biệt vẫn còn tồn đọng các phương tiện quá cũ gây ra ô nhiễm không khí
tiêu biểu tại các thành phố lớn.
2.3. Ô nhiễm không khí
- Với những số liệu thu thập được, Đại học Yale xếp hạng chất lượng
không khí của Việt Nam là 54,76/100 điểm, đứng thứ 170/180 nước nghiên cứu.
Ở Việt Nam, ô nhiễm không khí phổ biến nhất là ô nhiễm khói bụi, sau đó là
ô nhiễm CO2 và một số loại khí khác như SO2, NOx... Hai tác nhân chủ yếu
gây ra ô nhiễm không khí là khí thải từ các phương tiện cơ giới và hoạt động
sản xuất công nghiệp. Theo một số nghiên cứu, hiện tại khí thải từ các phương
tiện giao thông cơ giới chiếm 70% tác nhân gây ô nhiễm không khí tại Việt
Nam. Lượng khí thải lớn như vậy đến từ 43 triệu xe máy và 2 triệu ô tô đang
lưu hành trên đường phố Việt Nam mỗi ngày, theo thống kê từ Cục Đăng kiểm
Việt Nam.
2.4. Sử dụng và khai thác không hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Than lộ thiên bị mất 15-20%. Hầm ló mất 30-40%. Sử dụng đá granit để trải
đường. Gây ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản, vàng, đá quý bừa bãi.

3. Những biện pháp cụ thể của Việt Nam để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Từ năm 1981 nhà nươc cho tập hợp các trường đại học , các viện , thành lập
chương trinh quốc gia bảo vệ môi trường.
- Công tác môi trường ở nước ta có 3 giai đoạn:

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


+ 1975-1980: Hồi phục.
+ 1981-1990: Xử lí môi trường trong phát triển sau chiến tranh.
+ 1990 đến nay: Phát triển môi trường bền vững.
- 1991-2000: Ta chấp nhận phát triển bền vững ở hội nghị RIO.
- Chương trình hành đông:
+ Quản lí xây dựng.
+ Quản lí tổng hợp lưu vực các sông.
+ Bảo vệ vùng đất ngập nước.
+ Bảo vệ đa dạng sinh học và các vườn quốc gia.
+ Kiểm soát ô nhiễm và xử lí phế thải.
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam nghiêm cấm các hành vi
+ Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây hủy hoại môi
trường và mất cân bằn sinh thái.
+ Thải khói, bụi, khí độc hôi thối có hại vào không khí .
+ Thải dầu, mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất
thải, xác động vật thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại vào nguồn nước.
+ Chôn vùi các chất độc quá giới hạn cho phép.
+ Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục
quy định của Chính phủ.
+ Sử dụng các phương pháp, phương tiện công cụ dệt hàng loạt trong khai thác,

đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.
KẾT LUẬN

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


“ Môi trường” thực sự là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với
toàn nhân loại nói chung và đối với mỗi người dân Việt Nam nói riêng.
Qua đề tài trên, chúng ta đã hiểu hơn vè mối tương quan giữa xã hội và tự
nhiên để từ đó mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức cá nhân, hành động để bảo vệ
môi trường sống trên toàn cầu. Không chỉ ở Việt Nam, chúng ta hãy có ý thức
giữ gìn không gian sống và sinh hoạt trên bất kì mảnh đất ta đặt chân đến.

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Triết học chủ nghĩa Mac – Lê-nin”, Bộ GD-ĐT.
2. “Sinh thái và môi trường”, 2000, Nguyễn Văn Tuyên.
3. www.tailieu.vn.
4. Wikipedia Tiếng Việt.
5. www.baocao.vn.

Sinh viên: Bùi Thị Thu Vân

Lớp Anh 12- Kinh tế đối ngoại




×