Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tiểu luận đường lối CHÍNH SÁCH AN SINH xã hội đối với hộ NGHÈO, NGƯỜI THU NHẬP THẤP, từ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH (2015 2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.45 KB, 12 trang )

A. Cơ sở lý luận về chính sách an sinh xã hội
1. Một số khái niệm
1.1.Khái niệm, đối tượng, nội dung của CSASXH
● Khái niệm: Nguyễn Hải Hữu (2007) định nghĩa “ASXH là một hệ thống các
cơ chế chính sách các giải pháp của nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp
mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế, xã
hội làm cho cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai
sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn khả năng lao động hoặc vì
các nguyên nhân khác rơi vào nghèo khổ, bần cùng và cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp đặc biệt”.
● Đối tượng: Tất cả mọi thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị
giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của
gia đình do nhiều nguyên nhân khác nhau, như ốm đau, thương tật, già cả…
gọi chung là những biến cố và những “rủi ro xã hội”.
● Nội dung: Chính sách an sinh xã hội có 4 nội dung chính như sau:
- Một là, tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm
nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ
gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối
thông tin thị trường lao động.
- Hai là, mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy
giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già.
- Ba là, hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột
xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả
năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói nghèo,...)
thông qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo đảm.
- Bốn là, tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ
bản, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin.
1.2.Khái niệm và tiêu chí hộ nghèo
1




● Khái niệm: Hộ nghèo là hộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí
quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo
áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày
19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
● Tiêu chí để xác định hộ nghèo theo các quy định trên:
Ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo 1áp dụng cho giai đoạn
2011 - 2015 như sau:
a) Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
b) Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
c) Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ
401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
d) Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
Chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020:
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở
xuống.
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở
xuống.
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến

Theo Văn bản của Thủ tương chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ
cận nghèo giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020
1

2


1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
2. Chính sách ASXH của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2019
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng
được quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính
phủ, Luật Người cao tuổi và Luật Người khuyết tật.
- Xây dựng các kế hoạch, dự án trợ giúp xã hội cho đối tượng là người tâm
thần, rối nhiễu tâm trí, người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em lang thang,
trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Hỗ trợ, cứu trợ đột xuất kịp thời
cho những người nghèo gặp rủi ro, thiên tai, dịch bệnh, tai nạn nghiêm trọng
… Nâng cấp cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã
hội công lập của tỉnh.
- Tuyên truyền lên án các hoạt động bạo lực đối với trẻ em, phòng chống tai
nạn thương tích, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Duy trì thực
hiện có hiệu quả mô hình bảo vệ trẻ em, mô hình hỗ trợ trẻ em vi phạm pháp
luật, các mô hình về thực hiện các quyền trẻ em. Thực hiện công tác bình
đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm, giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế,
chỉ đạo các công tác cai nghiện, phòng chống mại dâm
- Thực hiện nghiêm quy trình nâng cao chất lượng công tác giám định, kiểm
soát chặt chẽ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Cải cách thủ tục hành
chính trong giải quyết chế độ, chính sách BHYT, BHXH.
3. Mục tiêu giảm nghèo 2của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2019
- Mục tiêu chung: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái

nghèo, góp phần quan trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh
xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, tạo điều kiện cho hộ
nghèo, người thu nhập thấp thuận lợi tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y
tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận thông tin,…) góp phần hoàn
Theo văn bản của UBND tỉnh Thái Bình về thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền
vững tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2020
2

3


thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tăng cường và nâng cao chất lượng cơ
sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh, hạn chế gia tăng khoảng
cách và chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các nhóm dân cư và địa
phương trên địa bàn tỉnh
- Chỉ tiêu cụ thể theo văn bản về Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo
bền vững tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 – 2020:
+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1% trở lên/năm
+ Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
trước hết về giáo dục, y tế, nước sạch và tiếp cận thông tin
+ Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện có nhu cầu vay vốn để
đầu tư sản xuất kinh doanh đều được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh
+ 100% lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong độ
tuổi lao động có nhu cầu đều được hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
B. Thực trạng thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Thái Bình từ năm
2015 - 2019
I.
Tổng quan tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình liên
quan đến chính sách an sinh xã hội

1. Điều kiện về tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế xã hội
- Điều kiện tự nhiên: Thái Bình là một miền quê sông nước, được bao bọc
bởi ba dòng sông lớn, được thông nguồn với gần 70km con sông lớn nhỏ,
mảnh đất Thái Bình như một hòn đảo nổi và lại một chiếc võng được đan
bằng các dòng sông. Thái Bình là một vùng đất phì nhiêu được phù sa hệ
thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Thái Bình là một tỉnh có hạ
tầng nông nghiệp cơ bản, trình độ thâm canh cao, với tài nguyên tại chỗ khá
dồi dào (khí đốt, than nâu, nguồn nước, nguồn lợi thủy sản, các mỏ cát; có
cảnh quan thiên nhiên ven biển, đa dạng sinh học,...
- Điều kiện dân cư: Theo kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2019, dân số của Thái Bình là 1.860.447 người. Hiện nay, Thái Bình là tỉnh
có dân số đông thứ 4 trong 10 tỉnh. kết quả năm 2019 cho thấy, trong 10 năm
4


qua, điều kiện nhà ở của các hộ dân cư đã được cải thiện rõ rệt ở tất cả các
huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Hầu hết các hộ dân cư đều có nhà ở kiên
cố, diện tích bình quân đầu người tăng lên đáng kể.
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội: 6 tháng đầu năm 2019, GDP tỉnh Thái
Bình tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng khá, đạt gần 26.677 tỷ đồng,
tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2018, đứng thứ tư trong vùng đồng bằng sông
Hồng, kinh tế vĩ mô ổn định, thu ngân sách đạt tốt (tăng 31,1 % so với cùng
kỳ), lạm phát được kiểm soát. Một số dự án “động lực” đã đi vào hoạt động
khá hiệu quả như: Trung tâm Điện lực, Cảng biển Diêm Điền, Nhà máy
NitratAmon, hệ thống thu gom phân phối khí mỏ Thái Bình và Hàm Rồng,
hệ thống phân phối khí thấp áp. Tuyến đường bộ ven biển địa phận Thái
Bình đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, dự kiến khởi công
vào đầu năm 2019. Bên cạnh đó, trên thực tế, đã có nhiều nhà đầu tư trong
và ngoài nước về Thái Bình nghiên cứu, thăm dò tìm kiếm cơ hội đầu tư trên
các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, đô thị, thương mại, khách sạn, du

lịch...
2. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở tỉnh Thái Bình
- Vào năm 2018, tỉnh Thái Bình có tổng số 21.361 3hộ nghèo/ 636.946 hộ dân,
chiếm tỷ lệ 3,35%; số hộ cận nghèo là 20.151, chiếm tỷ lệ 3,16%. So sánh
xếp hạng mức độ nghèo giữa các tỉnh, thành phố năm 2018, về tổng số hộ
nghèo Thái Bình đứng thứ 24, tăng 4 bậc so với năm 2017, về tỷ lệ hộ nghèo
Thái Bình đứng thứ 43 so với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. (Nguồn:
thaibinh.gov.vn)
3. Nhu cầu trợ giúp của đối tượng
- Về trợ cấp xã hội:
+ Nhiều gia đình tại địa phương còn chưa có nhà ở hoặc nhà ở trong tình trạng
dột nát, xuống cấp nghiêm trọng. Các điều kiện sống cơ bản như nước sạch,
năng lượng điện, vệ sinh môi trường, nhất là môi trường nông thôn còn chưa
3

Nguồn: Văn bản thống kê hộ nghèo của UBND tỉnh Thái Bình năm 2017 - 2018
5


được đạt chuẩn. Nhân dân chưa có điều kiện tiếp cận với các chính sách xóa
đói giảm nghèo, các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước. Dân trí còn
chưa cao, chưa được tiếp cận với các thiết bị hỗ trợ nghe nhìn, truyền thông
số mặt đất, dịch vụ thông tin di động.
- Về y tế: Chưa có điều kiện tiếp cận đầy đủ các bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân
thể, cơ sở khám chữa bệnh đạt chuẩn. Chưa được phổ cập về các dịch bệnh
hay các kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
- Về giáo dục: Thiếu thốn chi phí học tập trực tiếp, chi phí mua sách, vở và
các đồ dùng học tập khác cho con em; đồng thời không có cơ hội cho con
em hộ nghèo theo học ở các trường bậc cao hơn. Nhu cầu về đào tạo nghề
cho người nghèo có nhu cầu học nghề, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng

thực hành tăng cao.
- Về lao động: Những hộ nghèo, người thu nhập thấp cần các hình thức, biện
pháp hỗ trợ tự tạo việc làm như hỗ trợ vốn vay qua các chương trình, dự án
giải quyết việc làm, nhất là lao động thời vụ nông nhàn, lao động ngay tại
địa phương và các làng nghề truyền thống.
4. Khả năng đáp ứng của tỉnh
Công tác xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Thái Bình đã được thực hiện đồng bộ
trên cả 3 mặt: Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công; hỗ trợ
sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi; phát
triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn ở Thái Bình.
Tỉnh đã thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ nhà ở, tiền mặt cho các hộ
gia đình thuộc diện cần hỗ trợ trên cơ sở nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, ngân
sách tỉnh, huyện, vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ vì người nghèo, sự
ủng hộ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, dòng họ và sự tự lực của chính hộ
nghèo. Các chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện về việc làm,
cải thiện chăm sóc sức khỏe và y tế của người nghèo cũng được quan tâm chú
trọng. Chính quyền địa phương còn trợ giúp người dân về mặt pháp lý, chính sách
trợ giúp pháp lý đã góp phần đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu trợ giúp pháp lý
6


của người nghèo, cận nghèo tại các địa phương trong tỉnh góp phần tích cực trong
việc nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân.
II.

Thực trạng thực hiện an sinh xã hội đối với hộ nghèo, người thu

nhập thấp ở tỉnh Thái Bình
1. Kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo, người
có thu nhập thấp ở tỉnh Thái Bình từ 2015 - 2019

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã được tỉnh Thái
Bình triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ, công tác tuyên truyền về chính sách
giảm nghèo được đẩy mạnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống, từng bước giảm nghèo bền
vững. Nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Trong
giai đoạn 2015-2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm đáng kể từ 6,61% (năm 2016),
4,61% (năm 2017), 3,35% (năm 2018), xuống 2.66% trong năm 2019.
1.1.

Trợ cấp xã hội

Năm 2016, Quỹ “Vì người nghèo” ba cấp vận động đạt trên 9,3 tỷ đồng. Với
nguồn lực huy động được, quỹ vì người nghèo các cấp hỗ trợ xây mới và sửa chữa
85 nhà đại đoàn kết, trị giá trên 1.9 tỷ đồng; tặng quà cho gần 15.000 lượt hộ
nghèo nhân dịp lễ, tết, trị giá trên 3 tỷ đồng và nhiều hoạt động khác. Trong giai
đoạn 2018-2019, Quỹ “Vì người nghèo” đã tăng số dư lên đến hơn 21,5 tỷ đồng.
Từ các nguồn ủng hộ, trong năm qua, Ban vận động xây dựng Quỹ các cấp trong
tỉnh đã trích quỹ, hỗ trợ người nghèo trong tỉnh xây mới 158 ngôi nhà, sửa chữa
hơn 100 ngôi nhà (giá trị hỗ trợ trên 3,3 tỷ đồng).
Đến hết năm 2016, theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh,
dư nợ cho vay hộ cận nghèo 527,646 tỷ đồng, cho vay hộ mới thoát nghèo với dư
nợ 536,397 tỷ đồng). Hết năm 2019, dư nợ hộ nghèo chỉ còn 170 tỷ đồng, hộ cận
nghèo 193 tỷ đồng.
1.2.

Về y tế

Cho đến hết năm 2016, tỉnh Thái Bình đã cấp tổng cộng 91.842 thẻ bảo hiểm
y tế. trong đó 38.424 thẻ Bảo hiểm y tế người nghèo và 53.418 4thẻ bảo hiểm y tế
4


Theo văn bản về bảo hiểm y tế của UBND tỉnh Thái Bình năm 2016
7


cho người cận nghèo với tổng kinh phí trên 67 tỷ đồng
Theo số liệu mới nhất, vào năm 2019, thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo
thiếu hụt đa chiều tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, toàn tỉnh cấp 70.100 thẻ bảo
hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, với tổng kinh phí lên hơn 120 tỷ
đồng. Có thể thấy, do lượng người cần hỗ trợ giảm theo thời gian, nên số thẻ bảo
hiểm y tế cũng giảm, tuy vậy ngân sách hỗ trợ lại tăng lên là do có sự tăng lên
đáng kể của khung giá Bảo hiểm y tế quy định của Nhà nước.
1.3.

Về giáo dục

Hội khuyến học tỉnh Thái Bình hằng năm đều trao học bổng cho các học
sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tập tại các địa phương trong tỉnh, 100%
em học sinh trong độ tuổi đi học đều được đến trường, có các chương trình hỗ trợ
các dịp lễ Tết: Tết ấm tình thương, Xuân yêu thương – Tết sum vầy các quỹ thăm
hỏi, quỹ tổ ấm công đoàn, quỹ tương trợ nội bộ.
Điển hình năm 2018: Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình tổ chức trao học bổng
cho 20 học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập thuộc 2 trường tiểu
học, trung học cơ sở Lê Danh Phương, thị trấn Hưng Hà. Đồng chí Nguyễn Thanh
Cầm - Ủy viên BTV Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến
học Thái Bình đã về dự và trao học bổng.
Phòng GD&ĐT Thái Thụy đã huy động kinh phí từ Mặt trận Tổ quốc, Hội
Chữ thập đỏ huyện và các tổ chức khác trao tặng quà tết cho 220 học sinh nghèo,
tổng số tiền 130 triệu đồng. Ngoài ra, bằng lương tâm và trách nhiệm, nhiều cán bộ
giáo viên nhận đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh khuyết tật bằng nhiều hình thức

như tặng quần áo, sách vở, tặng thẻ bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm thân thể, dành thời
gian ngoài giờ bồi dưỡng kiến thức cho học sinh yếu kém, giúp các em vươn lên
trong học tập, tự tin, hòa đồng cùng các bạn.
1.4.

Về lao động

Chính sách giảm nghèo, hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông
thôn của tỉnh 10 năm qua đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết
thực, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Thái Bình từ 10,3% (năm 2008)
xuống 8,5% (năm 2010) (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010); từ 8,12% (năm
8


2011) xuống còn 2,9% (năm 2015) (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015) và từ
6,61% (năm 2016) xuống 4,61% (năm 2017) (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn
2016 -2020)5.
2. Những hạn chế của chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo, người có
thu nhập thấp ở tỉnh Thái Bình
Tuy nhiên, công tác giảm nghèo của Thái Bình vẫn chưa thật sự bền vững.
Trong đó tỷ lệ hộ nghèo dù đã giảm nhưng giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Số
hộ cận nghèo còn cao dẫn đến nguy cơ tái nghèo, sự chênh lệch giàu - nghèo giữa
các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khoảng cách giữa nông thôn và
thành thị. Bên cạnh đó, tỷ lệ giảm nghèo tại các huyện không đồng đều. Ngoài ra
công tác quản lý hành chính trong việc xóa đói giảm nghèo còn rườm rà cũng như
chưa áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin, các chương trình, hệ thống quản
lý điện tử, hệ thống thông tin phần mềm gây lãng phí nguồn lực.
III.

Giải pháp, phương hướng thực hiện CSASXH ở tỉnh Thái Bình


Để tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh, cải thiện sinh kế và nâng
cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo trong thời gian tới, tỉnh Thái Bình xác định
các giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia
về giảm nghèo bền vững (CTMTQG GNBV ) của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 để đề
xuất định hướng xây dựng CTMTQG GNBV giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, cần
nghiên cứu, sửa đổi các quy định hiện hành theo hướng mở rộng các hoạt
động/hạng mục chi phí liên quan đến nội dung nâng cao năng lực, giám sát đánh
giá thực hiện Chương trình; nghiên cứu, sửa đổi các quy định để thực hiện cơ chế
hỗ trợ trọn gói về tài chính trong quá trình thực hiện Chương trình GNBV.
Thứ hai, đẩy mạnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên
truyền; khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng
có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng. Đồng
thời, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo theo 3 nhóm chính
sách: hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả
5

Theo văn bản về vấn đề lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn 2008 - 2017
9


cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ thuộc
nội dung giảm nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh,
thông tin; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Thứ ba, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã,
huyện, đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào
DTTS. Gắn kết thực hiện các CTMTQG với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng
cường phân cấp cho cơ sở để chủ động trong quá trình lập kế hoạch, điều hành
quản lý hoạt động của các chương trình.

Thứ tư, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động, bảo đảm huy động đầy đủ,
kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân
sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và
vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đồng thời, mở rộng
hợp tác trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình với các tổ chức quốc tế, cả
đa phương, song phương và các tổ chức phi chính phủ để chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm, cũng như tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện
thành công mục tiêu của Chương trình.
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo sơ kết,
tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình nhằm khắc phục những hạn chế,
phát huy những điểm mạnh, lợi thế để CTMTQG về GNBV đạt được hiệu quả tốt
nhất.

10


Kết luận
Như vậy, chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách an sinh xã hội đối
với hộ nghèo, người thu nhập thấp nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng, góp
phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản trước hết về giáo dục, y tế, nước sạch cho đến tiếp cận thông
tin,vốn vay và các hình thức đào tạo nghề để nâng cao thu nhập,cải thiện đời sống.
Cụ thể, nhìn từ góc độ của tỉnh Thái Bình, trong 5 năm trở lại, tỉnh đã tích cực
triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững với những biện
pháp thiết thực như: cho vay ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ nhà ở, có chính
sách đào tạo nghề, tạo việc làm mới, hỗ trợ tiền điện, các chính sách về bảo hiểm y
tế, chính sách hỗ trợ về giáo dục, … Nhờ vậy, Thái Bình đã đạt được những thành
tựu đáng kể: đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm dần từ 5,27% năm 2016 xuống còn
2.66% trong năm 2019 cấp 70.100 thẻ BHYT người nghèo, cận nghèo với kinh
phí 63,5 tỷ đồng; hỗ trợ miễn học phí cho 4.845 lượt học sinh nghèo với tổng kinh

phí trên 1,2 tỷ đồng, hỗ trợ chi phí học tập cho 7.042 học sinh nghèo với kinh phí 3
tỷ đồng….Tuy còn một số mặt hạn chế như giảm nghèo chưa thực sự bền vững, sự
chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn lớn cùng với công tác
quản lý hành chính rườm rà,chưa áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin, các
chương trình, hệ thống quản lý điện tử nhưng tỉnh Thái Bình không ngừng hoàn
thiện,sửa đổi để có giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho người nghèo, người thu nhập thấp.
Với các biện pháp nghiên cứu, sửa đổi quy chế hỗ trợ tài chính, tuyên truyền về
xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, tăng cường công tác
thanh tra quản lý,... trong thời gian tới, Thái Bình hứa hẹn sẽ là điểm sáng trên cả
nước về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực vào công
cuộc phát triển kinh tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

11


Tài liệu tham khảo
Các trang web:
1
2
3
4
5
6
7
8


/> /> /> /> /> /> />
12




×