Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

NGUYỄN VŨ DUYYLUẬT KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI TẠI VIỆT NAM

2017 - 2019

NGUYỄN VŨ DUY

HÀ NỘI – 2019

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI TẠI VIỆT NAM
NGUYỄN VŨ DUY

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107



GVHD: PGS. TS VŨ THỊ DUYÊN THỦY
HÀ NỘI – 2019

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân
tích một cách khách quan, trung thực và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các
kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong một nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Vũ Duy

iii


LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn PGS. TS Vũ Thị Duyên Thủy - Giảng viên cao cấp,
trƣờng Đại học Luật Hà Nội đã tạo những điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện
luận văn.
Đồng thời, xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến các cơ quan mà
tác giả đã có điều kiện gặp gỡ, khảo sát và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên
quan, đã đóng góp những thông tin vô cùng quý báu và những ý kiến xác đáng, để
tác giả có thể hoàn thành nghiên cứu này.


Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Vũ Duy

iv


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 01
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
HẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ............................. 05
1.1. Những vấn đề lý luận về quản lý chất thải nguy hại .............................................. 05
1.1.1. Khái niệm về chất thải nguy hại .......................................................................... 05
1.1.2. Ảnh hƣởng của chất thải nguy hại đối với môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng
....................................................................................................................................... 06
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại .............................................................. 10
1.1.4. Khái niệm quản lý chất thải nguy hại ................................................................. 14
1.2. Lý luận pháp luật về quản lý chất thải nguy hại .................................................... 15
1.2.1. Khái niệm pháp luật quản lý chất thải nguy hại .................................................. 15
1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật quản lý chất thải nguy hại ........................... 16
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1................................................................................................ 20
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ........................................................ 21
2.1. Thực trạng pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam ................................ 21
2.1.1. Các quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại.................. 21
2.1.2. Các quy định về trách nhiệm của chủ vận chuyển chất thải nguy hại ................ 23
2.1.3. Các quy định về trách nhiệm của chủ xử lý chất thải nguy hại .......................... 25
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam .................. 27

2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc ...................................................................................... 27
2.2.2. Những vấn đề còn tồn tại .................................................................................... 30
2.3. Kinh nghiệm quản lý chất thải nguy hại trên thế giới và những bài học kinh
nghiệm rút ra cho Việt Nam .......................................................................................... 37
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý chất thải nguy hại trên thế giới ......................................... 37
2.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ............................................... 45
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2................................................................................................ 48
v


CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI VIỆT NAM ............ 49
3.1. Các giải pháp pháp lý ............................................................................................. 49
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật ............................................... 52
3.2.1. Các giải pháp về năng lực và tài chính ............................................................... 52
3.2.2. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của cộng đồng trong việc
thực hiện pháp luật quản lý chất thải nguy hại.............................................................. 53
3.2.3. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý chất thải nguy hại ................................. 55
3.2.4. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong quản lý chất thải nguy hại ............................ 56
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................................ 59
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 61
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 65

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT


Bảo vệ môi trƣờng

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

N&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

KHCN&MT

Khoa học công nghệ và môi trƣờng

TN&MT

Tài nguyên và môi trƣờng

TW

Trung ƣơng

CTNH

Chất thải nguy hại

UBND

Ủy ban nhân dân


Thông tƣ 36

Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015
về quản lý chất thải nguy hại.

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ môi trƣờng để phát triển bền vững hiện đang là vấn đề cấp bách cho

mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đặc biệt đối với quốc gia đang phát
triển nhƣ Việt Nam.Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, các đô thị không ngừng gia
tăng dân số, bộ mặt đất nƣớc đƣợc đổi mới.Cho nên lƣợng chất thải phát sinh ngày
càng nhiều, khó quản lý, nhất là đối với chất thải nguy hại (CTNH).Đây cũng là
nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trƣờng, làm phát sinh và lan truyền các dịch
bệnh, ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng cuộc sống, văn minh đô thị. Ý thức đƣợc tầm
quan trọng của việc quản lý chất thải, đặc biệt là CTNH vì thế hệ thống pháp luật về
quản lý CTNH đã và đang đƣợc xây dựng ngày càng hoàn thiện. Cụ thể, Nhà nƣớc
ta đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh về việc quản lý chất thải. Ngày nay lƣợng
CTNH phát sinh ngày càng nhiều và xu hƣớng này hiện gia tăng nhanh chóng vậy
nên nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp thì tất yếu sẽ dẫn đến nguy cơ gây
ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Các nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các hoạt
động không kiểm soát nhƣ: vận chuyển trái phép hoặc xử lý không an toàn, không
đúng quy trình cho việc xử lý CTNH. Theo khảo sát và đánh giá sơ bộ, hiện nay,
tổng công suất của các nhà máy xử lý chất thải thông thƣờng, CTNH chỉ đáp ứng
một phần lƣợng CTNH phát sinh hàng ngày. Ngoài ra còn có một số đơn vị chƣa có

sự hiểu biết đúng đắn hoặc chƣa cập nhật đối với các quy định về phƣơng tiện vận
chuyển CTNH chuyên dụng, các loại hình công nghệ xử lý chất thải ở trong và
ngoài nƣớc. Từ đó rất khó khăn cho việc lựa chọn công nghệ thích hợp để lắp đặt tại
cơ sở xử lý.
Nhận thức đƣợc vai trò to lớn của công tác quản lý chất thải nguy hại đối với
vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn hiện nay, tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật
về quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

1


Tại Việt Nam, có rất nhiều các lĩnh vực pháp luật khác nhau nhƣng pháp luật
bảo vệ môi trƣờng nói chung và pháp luật quản lý chất thải nguy hại nói riêng là
một lĩnh vực tƣơng đối mới. Về lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại, có một số
những công trình nghiên cứu khác nhau đã đƣợc công bố. Về vấn đề quản lý chất
thải nguy hại nói chung, tiêu biểu có cuốn: “Quản lý chất thải nguy hại” của tác giả
Nguyễn Đức Khiển - Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội 2003; Giáo trình quản lý chất
thải nguy hại của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản Xây
dựng năm 2006; hay luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hòa Bình (năm 2004) với đề tài:
“Điều tra, đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn nguy hại của Việt Nam và đề xuất
một số giải pháp quản lý có hiệu quả”… Các công trình nghiên cứu về chất thải
nguy hại từ góc độ pháp lý thì không nhiều. Bên cạnh những khóa luận tốt nghiệp
của sinh viên trƣờng Đại học Luật Hà Nội, chỉ có một số bài viết về vấn đề này nhƣ:
bài viết của tác giả Nguyễn Hòa Bình trên tạp chí Bảo vệ môi trƣờng năm 2000 và
2002 của Cục môi trƣờng: “Một số công việc cần triển khai thực hiện Quy chế quản
lý chất thải nguy hại ở Việt Nam”; “Thực hiện công ƣớc Basel về kiểm soát, vận
chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại…”; và mới đây là đề tài nghiên cứu khoa

học cấp trƣờng mã số LH-08-16/ĐHL của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội “Hoàn
thiện pháp luật về quản lý chất thải” năm 2008.
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại là một phạm trù nghiên cứu rộng cho
nên với khuôn khổ của luận văn thạc sĩ không đủ điều kiện để nghiên cứu hoạt động
quản lý của tất cả các loại chất thải hiện nay, cũng không đi sâu nghiên cứu các lĩnh
vực chuyên môn của quản lý chất thải mà chủ yếu đề cập đến các vấn đề pháp lý
liên quan đến quản lý chất thải nguy hại. Trong đề tài luận văn này, ngƣời viết chỉ
tập trung nghiên cứu những quy định hiện hành của pháp luật về quản lý chất thải
nguy hại theo Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 và các văn bản pháp luật nhƣ:
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và
phế liệu;Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành Luật Bảo
vệ môi trƣờng; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về

2


quản lý chất thải rắn;Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng về quản lý chất thải nguy hại... Từ đó, rút ra những nhận
định và đƣa ra giải pháp về công tác quản lý chất thải nguy hại ở nƣớc ta.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.

3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý chất thải nguy
hại và pháp luật quản lý chất thải nguy hại, đánh giá thực trạng pháp luật quản lý
chất thải nguy hại ở nƣớc ta. Từ đó luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả pháp luật quản lý chất thải nguy hại tại nƣớc ta.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Làm rõ sự cần thiết của việc quản lý chất thải nguy hại bằng pháp luật, cách

tiếp cận của pháp luật quốc tế về quản lý chất thải nguy hại, những quan điểm, nội
dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về quản lý chất thải nguy hại.
-

Nghiên cứu, đánh giá những quan điểm lý luận chung về chất thải nguy hại,

quản lý chất thải nguy hại và pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam.
-

Phân tích thực trạng pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam.

-

Nghiên cứu những kinh nghiệm trong vấn đề quản lý chất thải nguy hại của

một số nƣớc, từ đó đề xuất những kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc hoàn thiện
pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.


Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề pháp lý về quản lý chất thải nguy hại tại Việt

Nam.Trên cơ sở đó tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về chất

thải nguy hại và thực tiễn thực hiện mà không đi sâu vào những vấn đề có tính kỹ
thuật, chuyên môn nhƣ phƣơng pháp, công nghệ, thiết bị xử lý CTNH.


Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn, tác giả đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh pháp lý

trong hoạt động quản lý CTNH diễn ra tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm
2014 đến nay.

3


5.

Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc pháp quyền.
Các phƣơng pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, lịch
sử, chứng minh, tổng hợp, quy nạp. Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng
minh đƣợc xác định là những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Với những nội dung đƣợc trình bày, luận văn sẽ góp phần

hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý chất thải nguy hại và pháp luật về quản lý chất
thải nguy hại.
Ý nghĩa thực tiễn: Là một đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật về

lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại, tác giả hy vọng luận văn có giá trị tham khảo
nhất định, trƣớc hết đối với những ngƣời quan tâm về vấn đề quản lý chất thải nguy
hại ở góc độ pháp lý và là nguồn tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu, giảng
dạy, học tập môn học Luật Môi trƣờng.
Bên cạnh đó một só kiến nghị của đề tài còn là tài liệu có giá trị tham khảo
đối với các cơ quan xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
nói chung và pháp luật về quản lý chất thải nguy hại nói riêng.
7.

Kết cấu của luận văn
Bao gồm phần mở đầu và 3 chƣơng với các phần chính sau đây:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về quản lý chất thải nguy hại và pháp luật

quản lý chất thải nguy hại.
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam và
thực tiễn thực hiện.
Chƣơng 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam.

4


CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ PHÁP LUẬT
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.1. Những vấn đề chung về quản lý chất thải nguy hại
1.1.1. Khái niệm chất thải nguy hại
Hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con ngƣời luôn làm phát sinh ra các loại
chất thải. Hiểu một cách đơn giản, chất thải là những chất không sử dụng đƣợc nữa,
do con ngƣời thải bỏ ra trong hoạt động của mình.

Nếu căn cứ vào mức độ độc hại của chất thải, có thể phân loại chất thải thành
chất thải nguy hại và chất thải thông thƣờng. Cả hai loại này đều mang những đặc
điểm chung của chất thải. Tuy nhiên, xét về khả năng gây hại trực tiếp hoặc gián
tiếp cho môi trƣờng và con ngƣời thì chất thải nguy hại đƣợc coi là có mức độ độc
hại cao hơn hẳn so với chất thải thông thƣờng.
Thuật ngữ “chất thải nguy hại” (CTNH)đƣợc bắt đầu chấp nhận từ những
năm 70 của thế kỷ XX và đƣợc đƣa vào các văn bản pháp lý của Mỹ và các nƣớc
Châu Âu một vài năm sau đó. Theo Cục bảo vệ môi trƣờng Mỹ (US EPA) chất thải
nguy hại đƣợc định nghĩa nhƣ sau: chất thải nguy hại là chất có chứa một chất (hoặc
các chất) có tính nguy hại có tiềm năng gây nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng và
đối với chất lƣợng môi trƣờng. Theo công ƣớc Basel công bố năm 1995 về “kiểm
soát vận chuyển xuyên biên giới và đổ thải các loại chất thải nguy hại”, có 45 loại
chất thải đƣợc xếp vào danh mục nguy hại nếu chúng có một hay nhiều 13 đặc tính
nguy hại và đƣợc xếp theo mã số từ H1 đến H13 trong đó có những đặc tính nguy
hại điển hình là dễ cháy, ôxi hóa, độc, lây nhiễm, ăn mòn và độc tính sinh thái [5].
Theo định nghĩa về chất thải nguy hại ở Châu Âu, trong danh mục 850 loại chất thải
thì có khoảng 429 loại đƣợc xếp là chất thải nguy hại với các đặc tính chính là độc,
ăn mòn, dễ cháy và dễ phản ứng.

5


Ở Việt Nam, theo Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014:
CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây
nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. Có thể nói cách khác, chất hại
nguy hại là chất:
-

Có chứa một chất (hoặc các chất) có tính nguy hại.


-

Có thể gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời hoặc môi trƣờng.
Nhìn chung, định nghĩa chất thải nguy hại ở các nƣớc tuy có khác nhau về

cách diễn đạt, nhƣng bản chất đều nhấn mạnh đến tính chất độc hại của loại chất
thải này đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Có nhiều tiêu chí để phân loại chất thải nguy hại nhƣ: Phân loại theo nguồn
thải đặc thù, phi đặc thù; phân loại theo chất thải công nghiệp; phân loại theo loại
nguy hại; theo nhóm hóa học; theo thành phần hóa học ban đầu; theo tình trạng vật
lý... Theo Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về việc ban hành
danh mục chất thải nguy hại, CTNH đƣợc phân loại theo các nhóm nguồn hoặc
dòng thải chính nhƣ: Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản,
dầu khí và than; chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ, hữu cơ; chất thải từ
ngành luyện kim; chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh; chất
thải từ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; chất thải từ ngành y tế và thú y; chất
thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nƣớc cấp sinh hoạt và công
nghiệp… [25]

1.1.2. Ảnh hƣởng của chất thải nguy hại đối với môi trƣờng và sức khỏe
cộng đồng
 Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với môi trường
Việc chôn lấp, xử lý chất thải nguy hại không đúng quy cách đã gây ra những
tác động vô cùng nghiêm trọng đối với môi trƣờng, cụ thể là ảnh hƣởng đến nƣớc
ngầm, nƣớc mặt, đất và không khí.
Đặc điểm địa lý của Việt Nam với phần lớn diện tích đồi, núi, phần còn lại là
đồng bằng với mạng lƣới sông ngòi dày đặc. Đây đƣợc xem nhƣ một ƣu đãi của
6



thiên nhiên đối với con ngƣời Việt Nam, bởi chúng ta có thể sử dụng mạng lƣới
sông ngòi này vào sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, mạng lƣới sông ngòi này đang
bị đe dọa trầm trọng bởi chúng đang đƣợc sử dụng nhƣ nguồn chứa nƣớc thải từ
chính hoạt động sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân, đặc biệt ở những khu đô thị và
khu công nghiệp... Tại những thành phố lớn nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố
Hồ Chí Minh… chƣa có hệ thống xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Do đó,
mạng lƣới kênh rạch trong thành phố đƣợc coi là nơi chứa chất thải chính, giải
quyết vấn đề nhức nhối do chất thải một cách tạm thời. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế
càng cao thì vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc càng ở mức báo động. Hầu hết các bệnh
viện lớn đều không có hệ thống xử lý nƣớc thải, hoặc có nhƣng không hoạt động đã
thải lƣợng nƣớc này trực tiếp vào sông ngòi lân cận mà không qua xử lý, hoặc xử lý
không đảm bảo vệ sinh. Hàng loạt những con sông ở các thành phố đang trở thành
những con sông chết khi nguồn nƣớc ở đây có màu đen sẫm và bốc mùi hôi nồng
nặc vào không khí. Ngoài ra, nhiều sự cố tràn dầu xảy ra trong thời gian gần đây
cũng cảnh báo khả năng gây ô nhiễm đến nguồn nƣớc mặt và cần có những biện
pháp phòng ngừa kịp thời.
Ở nông thôn, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan và những vỏ
bao thuốc này không đƣợc đƣa vào đúng nơi quy định để xử lý cũng gây nên những
ảnh hƣởng không nhỏ đối với môi trƣờng. Đa số ngƣời dân sau khi sử dụng đã vứt
vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật (trong đó vẫn còn một lƣợng nhỏ thuốc tồn lại) lên
mặt ruộng, mặt sông, hồ, làm nguồn nƣớc ở những nơi này bị ô nhiễm nặng nề. Ví
dụ, ở Hòa Bình, trong tổng số 1.700 hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì có đến
120 hộ (chiếm khoảng 7%) vứt vỏ bao thuốc trừ sâu bừa bãi ở ven đƣờng, gần ao,
hồ…
Chất thải nguy hại đƣợc chôn lấp vào lòng đất hoặc chôn lấp tại những bãi
rác kém chất lƣợng đã dẫn đến hiện tƣợng nƣớc rác ngấm trực tiếp vào nguồn nƣớc
xung quanh. Nhiều trƣờng hợp, chất thải nguy hại đƣợc lƣu giữ lâu dài hoặc chôn
lấp ngay tại chỗ mà không qua một khâu xử lý nào, hoặc xử lý không đúng quy
trình kỹ thuật. Việc rò rỉ kim loại nặng từ các xỉ kim loại hay hiện tƣợng khuyếch


7


tán sợi amiăng trong quá trình lƣu giữ chất thải nguy hại đã gây ra những ảnh
hƣởng nghiêm trọng đối với nguồn nƣớc ngầm.
Ngoài những ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc, chất thải nguy hại từ các cơ sở sản
xuất kinh doanh, cơ sở y tế, từ sinh hoạt thƣờng ngày của ngƣời dân đã là một sức
ép thực sự nặng nề lên tài nguyên đất do dƣ lƣợng độc tố của chất thải nguy hại để
lại trong đất quá cao. Không chỉ phá vỡ lớp màu mỡ của đất, chất thải nguy hại còn
có khả năng gây nhiễm độc cho đất, đem lại khó khăn cho quá trình sản xuất nông –
lâm – ngƣ nghiệp. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các vùng nông
thôn (bao gồm cả trƣờng hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà thế giới đã hạn chế
hoặc cấm do tỷ lệ độc tố cao) cũng là nguyên nhân chính gây thoái hóa và ô nhiễm
đất, mặn hóa hoặc chua phèn, phá hủy cấu trúc đất… Mặt khác, nguồn ô nhiễm đất
còn có thể đƣợc tạo ra bởi các chất thải phóng xạ của các trung tâm khai thác phóng
xạ, các nhà máy điện nguyên tử… Các chất thải phóng xạ này gây ra ảnh hƣởng lớn
đến hệ vi sinh vật trong đất, phân giải chất hữu cơ, làm mất dinh dƣỡng đất.
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, sinh hoạt, tiêu
dùng và đặc biệt là hoạt động công nghiệp đã làm cho mức độ ô nhiễm không khí
ngày càng gia tăng. Kết quả đo lƣờng thực hiện trên thực tế cho thấy khoảng 70%
lƣợng bụi trong không khí đô thị do giao thông vận tải và xây dựng. Tình trạng
thiếu thiết bị xử lý khí thải độc hại ở phần lớn cơ sở công nghiệp (gần 100% doanh
nghiệp phát thải khí không có thiết bị xử lý chất thải nguy hại), tình trạng gia tăng
số lƣợng phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, việc đun nấu bằng than, dầu hỏa trong
sinh hoạt thƣờng ngày của ngƣời dân là nguyên nhân đáng kể làm ảnh hƣởng đến
bầu khí quyển. Nhiều loại chất thải nguy hại đƣợc thải bỏ bằng cách cho bay hơi
chính là nguyên nhân làm cho nhiều độc tố lan tỏa vào không khí.

 Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với sức khỏe con người

Tồn tại dƣới các dạng chủ yếu nhƣ: rắn, lỏng, khí… nên chất thải nguy hại dễ
dàng xâm nhập vào cơ thể con ngƣời bằng nhiều cách thức khác nhau. Đặc biệt khi
ở dạng lỏng, sự xâm nhập và phá hủy của nó càng nhanh chóng và khó kiểm soát.
Tính chảy dòng của chất lỏng làm chúng dễ dàng di chuyển nên khó có thể khoanh

8


vùng lại. Hơn nữa, các chất lỏng dễ dàng hòa tan các chất khác và có thể chuyển
thành dạng hơi và khí. Khi con ngƣời tiếp xúc với chất thải nguy hại ở nồng độ nhỏ
sẽ có khả năng ảnh hƣởng đến sức khỏe nhƣ: viêm da, viêm đƣờng hô hấp, viêm
đƣờng tiêu hóa… Nếu tiếp xúc ở nồng độ lớn, con ngƣời sẽ có khả năng mắc các
bệnh hiểm nghèo, có thể gây tử vong nhƣ: nhuyễn xƣơng, đột biến gen, bệnh Itai do
nhiễm độc Cadimi…
Hiện nay, cùng với sự gia tăng cả về quy mô và số lƣợng các bệnh viện,
lƣợng chất thải y tế đƣợc thải ra ngày càng nhiều. Theo WHO, trong các loại chất
thải y tế, có khoảng hơn 85% chất thải y tế không lây nhiễm, 10% lây nhiễm và 5%
rất độc hại. Bao gồm: Kim tiêm, chai thuốc, hoá chất, bộ phận cơ thể ngƣời bị cắt
bỏ… có khả năng truyền bệnh rất cao. Đặc biệt các loại chất thải này khi kết hợp
với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nƣớc ta. Nƣớc thải bệnh viện chứa rất
nhiều loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch… của
ngƣời bệnh. Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng, loại nƣớc này ô nhiễm
nặng về mặt hữu cơ và vi sinh. Hàm lƣợng vi sinh cao gấp 100 – 1.000 tiêu chuẩn
cho phép, với những loại vi khuẩn Salmonella, tụ cầu, virus đƣờng tiêu hóa, các loại
ký sinh trùng, amip… hàm lƣợng chất rắn lơ lửng cao gấp 2 – 3 lần tiêu chuẩn cho
phép. Dù chứa đựng nhiều độc tố nhƣ vậy, nhƣng hầu hết tại các bệnh viện lớn ở
Trung ƣơng nƣớc thải chỉ qua bể phốt rồi đổ thẳng ra cống. Ở bệnh viện tuyến
huyện thì ngay cả bể phốt cũng không có, mà đƣợc thải luôn ra ngoài. Những mầm
bệnh trong nƣớc thải khi đƣợc thải ra ngoài đã xâm nhập vào cơ thể các loại thủy
sản, vật nuôi, cây trồng và dễ dàng trở lại với con ngƣời. Đây chính là một trong

những nguyên nhân cơ bản làm gia tăng các bệnh hiểm nghèo cho ngƣời dân.
Thuốc bảo vệ thực vật là nguồn gây ô nhiễm nặng nề không chỉ đối với môi
trƣờng mà còn đối với sức khỏe con ngƣời. Trên thực tế, đã có nhiều sự cố không
nhỏ do thuốc bảo vệ thực vật gây ra. Một mặt, do ý thức bảo quản thuốc của ngƣời
dân không cao nên một phần dƣ lƣợng thuốc đã phát tán vào môi trƣờng. Mặt khác,
do ngƣời dân ở nhiều nơi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với rau quả đã khiến
dƣ lƣợng thuốc quá cao trong sản phẩm, ngay cả khi chúng đến tay ngƣời tiêu dùng.

9


Nhƣ vậy, bằng nhiều con đƣờng khác nhau, một lƣợng lớn thuốc bảo vệ thực vật đã
quay trở lại cơ thể con ngƣời, gây nên những tai nạn đáng tiếc.
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thƣơng mại
tiêu dùng trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà CTNH có thể phát
sinh từ nhiều nguồn thải khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công
nghệ, hay do trình độ dân trí mà dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố
ý. Chất thải nguy hại đƣợc phát sinh ở bất kì nơi nào và tại bất kì thời điểm nào có
thể.
 Chất thải nguy hại sinh ra từ hoạt động sinh hoạt
Các loại CTNH phát sinh từ hoạt động sinh hoạt động sinh hoạt của con
ngƣời thƣờng là những đồ vật đã qua sử dụng mà thƣờng ngày chúng ta không để ý.
Theo thống kê trên thế giới, đặc biệt là ở những nƣớc phát triển, khi nhu cầu của
cuộc sống càng cao thì số lƣợng và chủng loại của các thành phần nguy hại càng
nhiều.
Các thành phần nilon, bao bì bằng chất dẻo: Tỷ lệ nylon, đồ nhựa trong rác
thải sinh hoạt chiếm từ 2,7% - 8,8%. Các thành phần pin (có chứa thành phần chì và
thủy ngân bên trong) hay keo diệt chuột (có chứa thành phần hóa chất độc hại).
Những thành phần này chiếm khối lƣợng không đáng kể nhƣng có nguy cơ gây hại

không nhỏ.Các chi tiết điện và điện tử thải chứa những bộ phận nhƣ pin, ác qui thải
ở dạng bẹp, vỡ chiếm từ 0,07% - 1,12%.
Các thành phần nguy hại từ các cơ sở dịch vụ chủ yếu bao gồm các cặn kim
loại, dầu mỡ, giấy, giẻ có thấm dầu mỡ từ dịch vụ sửa chữa xe, lõi nhựa chứa mực
in từ các cơ sở photocopy và các loại vỏ hộp. Tổng lƣợng chất thải rắn nguy hại từ
các cơ sở dịch vụ thông thƣờng chiếm khoảng 36,9% (trong đó, cặn kim loại chiếm
1,6%; dầu mỡ thải, giấy, giẻ thấm dầu chiếm 23,4%; nhựa, hoá chất, sơn chiếm 11,1
%; vỏ hộp hoá chất chiếm 0,8 %). Các lõi mực in của máy photocopy, biến thế hỏng
đƣợc các chủ phát sinh thu gom và bán lại cho ngƣời thu mua phế liệu.
 Chất thải nguy hại sinh ra từ hoạt động công nghiệp

10


Trong các nguồn chất thải thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh
CTNH lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp. So với các
nguồn chất thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thƣờng xuyên và ổn
định nhất. Các nguồn phát thải từ dân dụng hay từ thƣơng mại chủ yếu không nhiều,
lƣợng chất thải tƣơng đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân
trí của ngƣời dân. Các nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát
tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát và thu gom, lƣợng thải này phụ thuộc
rất nhiều vào khả năng nhận thức và trình độ dân trí của ngƣời dân trong khu vực.
Số lƣợng chất thải nguy hại chiếm tỉ trọng lớn thuộc về các ngành công nghiệp
chính nhƣ sau:
-

Sản xuất hóa chất và dƣợc phẩm

-


Tinh chế kim loại

-

Các sản phẩm xăng và than đá

-

Sản xuất và chế biến kim loại

-

Sản xuất cao su và chất dẻo.
Tùy theo từng loại hình công nghiệp và cách thức quản lí ngăn ngừa ngay từ

ban đầu mà quá trình sinh ra chất thải nguy hại từ hoạt động công nghiệp sẽ khác
nhau.
Các ngành sản xuất thiết bị và máy móc, các sản phẩm điện, điện tử và các
sản phẩm kim loại khác cũng đạt mức tăng trƣởng khá mạnh nhƣng đồng thời
chúng cũng là những nguồn phát sinh CTNHđáng kể. Một đặc điểm quan trọng của
ngành sản xuất đồ điện và điện tử là các hoạt động công nghiệp, đặc biệt đối với các
sản phẩm điện tử, chủ yếu là lắp ráp. Điều này có nghĩa là các hoạt động sinh ra
khối lƣợng lớn các chất thải nguy hại và là những chất thải nguy hại nhất, ví dụ nhƣ
chế tạo mạch in…
Các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô là những nguồn phát sinh
CTNH tiềm tàng đáng kể.
-

Các loại chất dễ cháy nhƣ dung môi thƣờng phát sinh từ công nghiệp sản


xuất hóa chất, chất tẩy rửa, mạ kim loại, thuộc da, in…

11


-

Các loại chất ăn mòn thí dụ nhƣ axit hoặc kiềm đƣợc phát sinh từ công

nghiệp sản xuất hóa chất, từ quá trình làm sạch và bảo trì,sửa chữa các thiết bị xe
máy.
-

Các chất dễ phản ứng nhƣ chất tẩy rửa,chất oxy hóa thƣờng đƣợc phát sinh

từ công nghiệp hóa chất, phòng thí nghiệm, phòng xét nghiệm…
-

Các chất độc tính nhƣ kim loại nặng thƣờng đƣợc phát sinh từ quá trình gia

công kim loại, in tráng ảnh…



Chất thải nguy hại sinh ra từ hoạt động y tế
Theo số liệu thu thập từ các cơ quan bảo vệ môi trƣờng, chất thải y tế chủ

yếu phát sinh từ những bệnh viện, phòng y tế, nhà điều dƣỡng, phòng xét nghiệm,
ngân hàng máu. Trong đó những loại chất thải nguy hại điển hình bao gồm: các chất
thải trong quá trình phẫu thuật ngƣời, động vật, bao gồm các bộ phận cơ thể và các

tổ chức nội tạng; các vật nhọn sắc và dễ gãy có tiếp xúc với máu, mủ trong quá trình
mổ xẻ; các chất lỏng sinh học hoặc giấy thấm đãđƣợc sử dụng trong y tế, nha khoa;
các gạc bông băng có máu, mủ của bệnh nhân; các loại ống nghiệm nuôi cấy vi
trùng trong các phòng xét nghiệm; các chất thải ra trong quá trình xét nghiệm; các
loại thuốc quá hạn sử dụng ...
Hầu hết các chất thải bệnh viện là các chất thải sinh học độc hại và mang tính
đặc thù khác với các loại khác, nếu không đƣợc phân loại cẩn thận trƣớc khi xả
chung với chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể. Các nguồn xả chất
lây lan độc hại chủ yếu là các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dƣợc.



Chất thải nguy hại sinh ra từ hoạt động nông nghiệp
Hiện nay, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng

trƣởng, các loại phân bón hóa học, cộng với việc trình độ khoa học kỹ thuật trong
canh tác, chăn nuôi còn thấp là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng.
Theo Bộ NN & PTNT, đồng ruộng Việt Nam đang sử dụng trung bình
15.000 - 25.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật hàng năm. Tuy nhiên, việc sử dụng không
hợp lý, không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng
nên thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại cho chính ngƣời sử dụng và ngƣời tiêu
12


dùng nông sản. Mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất
thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại
thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng. Ngoài ra, cả nƣớc còn khoảng 50 tấn thuốc
bảo vệ thực vật tồn lƣu tại hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông
nghiệp bị tịch thu đang đƣợc lƣu giữ chờ xử lý. Có đến 60-65% lƣợng phân đạm
không đƣợc cây trồng hấp thụ; hàng chục triệu tấn chất thải chăn nuôi, 90% khối

lƣợng chất thải rắn chƣa đƣợc xử lý chủ yếu đổ ra ven đƣờng làng, bờ kênh, mƣơng
mỗi năm gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Thực trạng này khiến cho môi
trƣờng nông thôn đang phải gánh chịu những bất lợi từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
Ngoài ra, chất thải chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất
trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó, tổng khối lƣợng chất thải chăn nuôi khoảng
73 triệu tấn/năm. Trong khi đó, phƣơng thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn,
vì vậy việc xử lý và quản lý chất thải chăn nuôi ngày càng khó khăn. Cả nƣớc có 8,5
triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình, 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung, nhƣng
mới chỉ có 8,7% số hộ xây dựng công trình khí sinh học (hầm biogas). Tỷ lệ hộ gia
đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10% và chỉ 0,6% số hộ
có cam kết bảo vệ môi trƣờng. Vẫn còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý
chất thải bằng bất kỳ phƣơng pháp nào mà xả thẳng ra môi trƣờng bên ngoài.
Trong lĩnh vực trồng trọt, có tới 80% khối lƣợng rơm rạ, thân các loài cây
lƣơng thực bị đốt hoặc vứt bỏ ngoài đồng ruộng. Bên cạnh chất thải hữu cơ, nguồn
chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất cũng khá lớn và ngày càng đáng báo
động. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng cũng rất đáng lo
ngại. Vấn đề nổi cộm trong môi trƣờng nuôi trồng thủy sản hiện nay chính là ở các
vùng nuôi tôm và cá da trơn tập trung. Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn
thải chứa phân của các loài thủy sản, nguồn thức ăn dƣ thừa thối rữa bị phân hủy,
các chất tồn dƣ của vật tƣ sử dụng nhƣ hóa chất. Vấn đề mâu thuẫn giữa phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trƣờng ngày càng lớn. Tình trạng tự phát trong sản xuất thể
hiện rõ ở nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành, đặc biệt là vấn đề chuyển đổi cơ cấu
13


cây trồng thiếu quy hoạch, chuyển đổi đất giữa trồng lúa và nuôi tôm, phá rừng
ngập mặn để nuôi tôm, khai thác hải sản quá mức dẫn đến dịch bệnh lây lan và phát
tán nhanh, hiệu quả kinh tế giảm.
Công tác quy hoạch khó cân đối việc sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên,

thƣờng ƣu tiên cho khai thác tài nguyên và canh tác cao độ, ít cân nhắc đến bảo vệ
môi trƣờng và phát triển bền vững. Do vậy, các nguồn tài nguyên bị chia cắt cục bộ,
phá vỡ tính thống nhất của hệ sinh thái, dễ phát sinh sự cố môi trƣờng. Quá trình
phát triển kinh tế không hợp lý sẽ dẫn đến môi trƣờng ngày càng bị ô nhiễm, làm
thu hẹp dần các vùng sản xuất.



Chất thải nguy hại sinh ra từ các hoạt động khác
Ngoài các nguồn phát sinh chính nhƣđã nêu ở trên, còn có một lƣợng không

nhiều bùn cặn chứa kim loại nặng từ các trạm xử lý nƣớc thải công nghiệp, tro thải
từ quá trình thiêu đốt CTNH; cặn từ các bồn chứa dầu, các loại bao bì đựng hóa chất
bảo vệ thực vật cũng nhƣ dƣ lƣợng của thuốc bảo vệ thực vật…
1.1.4. Khái niệm quản lý chất thải nguy hại
Quản lý chất thải là quá trình bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế
hoặc tiêu hủy và quan trắc các loại chất thải. Mục đích của quản lý chất thải là nhằm
giảm các nguy cơ, tác động của chất thải tới môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014, quản lý chất thải là quá trình phòng
ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và
xử lý chất thải [22]. Cụ thể hơn, đối với chất thải rắn, theo Nghị định số
59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn, hoạt động quản lý chất thải
rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất
thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế
và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với
môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời [10].
Mặc dù Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014 không đƣa ra khái niệm chính xác về
quản lý chất thải nguy hại nhƣng chúng ta có thể hiểu quản lý chất thải nguy hại bao
gồm những nội dung sau: Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, xử lý CTNH; phân loại, thu


14


gom, lƣu trữ trƣớc khi xử lý; điều kiện của cơ sở xử lý và cuối cùng là nội dung
quản lý CTNH trong quy hoạch bảo vệ môi trƣờng.
1.2. Lý luận pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
1.2.1.Khái niệm pháp luật quản lý chất thải nguy hại
Cũng nhƣ nhiều quốc gia khác trên thế giới, hệ thống pháp luật Bảo vệ môi
trƣờng của Việt Nam hiện nay điều chỉnh 2 vấn đề cơ bản: Thứ nhất, bảo tồn và sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thứ hai, kiểm soát, ngăn ngừa ô
nhiễm môi trƣờng. Trong đó, các quy định về quản lý CTNH nằm trong mảng thứ
hai. Kinh nghiệm của nhiều nƣớc đã chứng minh rằng, muốn quản lý chất thải tốt
thì trƣớc tiên phải có hệ thống quản lý chất thải rõ ràng và hoạt động có hiệu quả;
thứ hai là phải có cơ sở pháp lý để quản lý; thứ ba là phải có phƣơng tiện và điều
kiện để quản lý nhƣ thiết bị đo lƣờng, kiểm tra, kiểm soát nguồn thải; thứ tƣ là có
công nghệ xử lý chất thải thích hợp. Nhƣ vậy, hệ thống pháp lý quy định về quản lý
chất thải nguy hại chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các công cụ đƣợc
sử dụng để quản lý chất thải nguy hại mà các quốc gia trên thế giới cũng nhƣ Việt
Nam đang sử dụng.
Pháp luật quản lý chất thải nguy hại là một bộ phận của pháp luật môi
trường, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ phát
sinh trong quy trình quản lý chất thải nguy hại nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ
cộng đồng.
Từ khái niệm trên, có thể hiểu về pháp luật quản lý chất thải nguy hại một
cách cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất: Pháp luật quản lý chất thải nguy hại là một bộ phận của pháp luật
môi trƣờng.
Nhƣ đã trình bày ở trên, pháp luật bảo vệ môi trƣờng điều chỉnh 2 vấn đề
chính, trong đó có vấn đề kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng. Đây là tổng
hợp các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề: Đánh giá tác động môi trƣờng, quản

lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh

15


dịch vụ… Trong nhóm quy phạm pháp luật về quản lý chất thải bao hàm cả nội
dung quản lý chất thải nguy hại. Do đó, pháp luật quản lý chất thải nguy hại là một
bộ phận của pháp luật bảo vệ môi trƣờng.
Thứ hai: Pháp luật quản lý chất thải nguy hại điều chỉnh mối quan hệ giữa
các chủ thể tiến hành hoạt động có liên quan đến chất thải nguy hại với cơ quan
quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng và mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành hoạt
động có liên quan đến chất thải nguy hại với nhau: Các quan hệ phát sinh giữa cơ
quan quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động
liên quan đến chất thải nguy hại, bao gồm quan hệ giữa chủ nguồn thải, chủ thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về môi
trƣờng. Các quan hệ này chính là những quan hệ phát sinh trong quá trình tiến hành
các quan hệ quản lý Nhà nƣớc về chất thải nguy hại (quan hệ phát sinh từ hoạt động
quy hoạch quản lý CTNH, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hoạt động
xử lý CTNH…). Mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành hoạt động liên quan đến
CTNH với nhau, bao gồm các quan hệ phát sinh trong quá trình thu gom, vận
chuyển, tiêu hủy chất thải nguy hại, bồi thƣờng thiệt hại do chất thải nguy hại gây
ra…
Thứ ba: Mục đích của pháp luật quản lý chất thải nguy hại là bảo vệ môi
trƣờng và sức khỏe cộng đồng thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp luật quy định
về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc về môi trƣờng, quyền, nghĩa vụ của các
tổ chức, cá nhân liên quan đến chất thải nguy hại. Pháp luật quản lý chất thải nguy
hại đã phân định rõ ràng quyền hạn cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc sẽ giúp hoạt
động quản lý Nhà nƣớc đối với vấn đề này đạt đƣợc hiệu quả cao hơn; định hƣớng
xử sự và hành vi của các chủ thể liên quan đến quản lý chất thải nguy hại nhằm mục
đích ngăn ngừa, hạn chế số lƣợng CTNH phát sinh vào môi trƣờng và giảm thiểu

những ảnh hƣởng bất lợi của nó đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.

1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật quản lý chất thải nguy hại
 Các quy định về chủ nguồn thải chất thải nguy hại

16


Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại là hồ sơ môi trƣờng mà các cá nhân, tổ
chức sở hữu hoặc điều hành các tổ chức kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải
nguy hại phải đăng ký để đƣợc cấp phép kinh doanh, thực hiện vận chuyện và xử lý
chất thải nguy hại.
Việc đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại giúp cho các nhà quản lý
môi trƣờng có thể nắm bắt toàn bộ quy trình xử lý rác thải của các doanh nghiệp,
đơn vị hoạt động sản xuất thông qua việc lập hồ sơ, báo cáo lên các cơ quan có
thẩm quyền.
 Các quy định về chủ thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại
Các tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại phải đáp
ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày
24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu [8].
Thực tế đã chứng minh, nguy cơ rò rỉ, rơi vãi CTNH trong quá trình vận
chuyển đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Chính
vì vậy pháp luật có những quy định chi tiết cụ thể về quy trình khi thu gom, phân
loại cho đúng quy cách, đảm bảo tránh rơi vãi chất thải ra ngoài. Vận chuyển bằng
xe chuyên dùng, tránh những lúc tập trung đông ngƣời. Việc xử lý CTNH nhìn
chung là một quy trình phức tạp và tốn kém, không phải đơn vị nào cũng có khả
năng tự xử lý đƣợc. Thông thƣờng việc xử lý áp dụng theo mô hình tập trung. Mô
hình này đều giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc xử lý kiểu tự phát, nhỏ lẻ. Quan
trọng hơn, việc sử dụng mô hình này còn giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi
trƣờng và việc kiểm soát khả năng gây ô nhiễm thứ cấp cũng có thể thực hiện một

cách dễ dàng hơn. Nhân viên vận chuyển phải đƣợc trang bị thiết bị bảo hộ lao
động, xe chuyên chở phải đƣợc vệ sinh lại theo đúng quy định sau mỗi lần vận
chuyển.
Tại Mỹ, các cơ sở vận chuyển CTNH phải có giấy phép của Cục bảo vệ môi
trƣờng Mỹ. Để đảm bảo vận chuyển an toàn CTNH từ nguồn thải đến nơi xử lý, các
bên tham gia bao gồm chủ nguồn thải, chủ vận chuyển và chủ xử lý phải có biên
bản xác nhận khối lƣợng vận chuyển. Ƣu điểm của phƣơng pháp vận chuyển CTNH

17


thông qua các bên cung cấp dịch vụ tại Mỹ có một số ƣu điểm nhƣ: Đảm bảo các
CTNH nguy hại đƣợc tiêu hủy hoàn toàn, các nhân viên xử lý đều đƣợc đào tạo kỹ
và thực sự quen thuộc với việc xử lý CTNH; giảm nguy cơ đối với sức khỏe và an
toàn vì việc vận chuyển đƣợc xử lý một cách chủ động, đúng kỹ thuật; các xe
chuyên dùng có thể đƣợc làm sạch và khử trùng đầy đủ.
Ở Việt Nam, việc vận chuyển CTNH đƣợc quy định tại Nghị định
38/2015/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân chỉ đƣợc phép vận chuyển CTNH khi thỏa
mãn các điều kiện quy định về phƣơng tiện vận chuyển, về phƣơng án phòng ngừa,
ứng phó sự cố môi trƣờng… và phải có giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH do
Tổng cục môi trƣờng, UBND cấp tỉnh hoặc Sở TN&MT cấp. Việc vận chuyển
CTNH sẽ đƣợc thực hiện theo những tuyến đƣờng và thời gian nhất định theo sự
hƣớng dẫn của cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở địa phƣơng.
 Các quy định về xử lý CTNH
Việc xử lý và tiêu hủy CTNH là quá trình sử dụng các công nghệ, kỹ thuật để
làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu
tố nguy hại trong chất thải. Nhìn chung, việc tiêu hủy một cách an toàn CTNH là
vấn đề thiên về khoa học kỹ thuật môi trƣờng nên nó không đƣợc điều chỉnh chi tiết
dƣới góc độ pháp lý trong các văn bản pháp luật của các quốc gia. Về vấn đề này,
pháp luật quản lý CTNH của các quốc gia thƣờng chỉ điều chỉnh chung thông qua

các quy định về nơi xử lý hay quy định về những công cụ kinh tế đƣợc sử dụng để
giảm thiểu lƣợng CTNH phải tiêu hủy. Công nghệ đốt là một trong những công
nghệ đƣợc sử dụng nhiều nhất trên thế giới.Ƣu điểm của công nghệ đốt là xử lý triệt
để chất thải và giảm tối đa thể tích chất thải sau xử lý. Tuy nhiên nếu lò đốt không
đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng hoặc quá trình vận hành không tuân thủ theo quy
định sẽ có nguy cơ phát thải dioxin/furan. Mặt khác, chi phí giám sát môi trƣờng
(giám sát phát thải dioxin/furan) rất cao.Tuy nhiên trƣớc những yêu cầu ngày càng
cao trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng, việc xử lý các CTNH đều ƣu tiên sử
dụng các biện pháp không đốt, thân thiện với môi trƣờng và đảm bảo xử lý đạt quy

18


×