Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực giám sát chất lượng thi công tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN CÔNG DŨNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN CÔNG DŨNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC NINH


Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số:

8580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đinh Thế Mạnh
PGS.TS. Lê Xuân Roanh

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong Luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả Luận văn

Nguyễn Công Dũng

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn thạc sĩ, tác giả đã được sự giúp đỡ của
các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là PGS.TS LÊ XUÂN
ROANH và TS ĐINH THẾ MẠNH, sự tham gia góp ý của các nhà khoa học, các nhà
quản lý, bạn bè, đồng nghiệp cùng sự nỗ lực của bản thân. Đến nay, tác giả đã hoàn
thành Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực giám sát chất lượng

thi công tại Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình Nông nghiệp và PTNT Bắc
Ninh”, thuộc chuyên ngành Quản lý xây dựng.
Các kết quả đạt được của Luận văn là những đóng góp về mặt khoa học trong quá trình
nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát thi công
xây dựng các công trình thủy lợi ở tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, trong khuôn khổ Luận
văn và do điều kiện thời gian và hiểu biết có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tác giả rất mong nhận được những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và
các đồng nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS LÊ XUÂN ROANH và
TS ĐINH THẾ MẠNH đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện Luận
văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý
xây dựng - Khoa Công trình, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học Trường Đại học
Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt Luận văn thạc sĩ
của mình.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn này.

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................3
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................3

6. Kết quả đạt được ..........................................................................................................4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ................................................................................5
1.1 Khái quát chung về công tác giám sát chất lượng thi công .......................................5
1.2 Đánh giá chung về công tác giám sát chất lượng thi công các công trình thủy lợi ở
trong nước ...................................................................................................................... 10
1.2.1 Đánh giá chung .....................................................................................................10
1.2.2 Những hạn chế của công tác giám sát chất lượng thi công công trình thủy lợi hiện
nay .................................................................................................................................11
1.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế của công tác giám sát chất lượng thi công công
trình thủy lợi hiện nay ...................................................................................................12
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám sát chất lượng thi công công trình thủy
lợi ...................................................................................................................................14
1.3.1 Năng lực của cán bộ giám sát ...............................................................................15
1.3.2 Năng lực của đơn vị thi công................................................................................16
1.3.3 Điều kiện thời tiết khí hậu ....................................................................................18
1.3.4 Điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn sông ngòi .................................................19
Kết luận chương 1 .........................................................................................................22
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ................................................23
2.1 Các yêu cầu về kỹ thuật thi công công trình thủy lợi ..............................................23
iii


2.1.1 Công tác nền móng ............................................................................................... 23
2.1.2 Công tác đất .......................................................................................................... 28
2.1.3 Công tác bê tông ................................................................................................... 30
2.1.4 Công tác cốt thép .................................................................................................. 34
2.1.5 Công tác lắp đặt cơ khí thủy lực........................................................................... 37
2.2 Các quy định về công tác giám sát chất lượng thi công các công trình .................. 40

2.2.1 Quy định về năng lực của tổ chức TVGS ............................................................ 40
2.2.2 Quy định về năng lực của nhà thầu thi công ........................................................ 41
2.2.3 Quy định về chất lượng công trình ....................................................................... 43
2.2.4 Quy định về thiết bị cơ khí thủy lợi ..................................................................... 46
2.2.5 Quy định về hồ sơ hoàn công ............................................................................... 47
2.3 Nội dung và nhiệm vụ của công tác giám sát chất lượng thi công ......................... 52
2.3.1 Nội dung của công tác giám sát chất lượng thi công ........................................... 52
2.3.2 Nhiệm vụ của công tác giám sát chất lượng thi công .......................................... 54
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 57
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD CÁC CÔNG
TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BẮC NINH ........................................................ 58
3.1 Giới thiệu chung về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông
nghiệp và PTNT Bắc Ninh ............................................................................................ 58
3.1.1 Quá trình hình thành ............................................................................................. 58
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và năng lực, nhiệm vụ ................................................................. 58
3.2 Thực trạng về công tác giám sát chất lượng thi công công trình thủy lợi tại tỉnh Bắc
Ninh ............................................................................................................................... 62
3.2.1 Công tác giám sát thi công các hạng mục phụ trợ ............................................... 64
3.2.2 Công tác giám sát vật liệu xây dựng .................................................................... 66
3.2.3 Công tác giám sát thi công công trình chính ........................................................ 69
3.2.4 Công tác giám sát lắp đặt cơ khí thủy lợi ............................................................. 79
3.2.5 Công tác giám sát an toàn lao động...................................................................... 81
3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực công tác giám sát chất lượng thi công tại Ban
quản lý dự án ĐTXD các công trình Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh ....................... 82
iv


3.3.1 Công tác giám sát thi công các hạng mục phụ trợ ................................................83
3.3.2 Công tác giám sát vật liệu xây dựng ....................................................................86

3.3.3 Công tác giám sát thi công công trình chính ........................................................ 89
3.3.4 Công tác giám sát lắp đặt thiết bị cơ khí thủy lợi .................................................94
3.3.5 Công tác giám sát an toàn lao động ......................................................................96
Kết luận chương 3 .......................................................................................................100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................103

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hiện trường sự cố vỡ hầm dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2 ........................ 14
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức và quan hệ điển hình một công trường ................................... 56
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tổ chức của Ban Quản lý dự án ..................... 59
Hình 3.2 Lán trại thi công trạm bơm cấp I của dự án Trạm bơm Tri Phương II được
xây dựng chắc chắn, cẩn thận ........................................................................................ 65
Hình 3.3 Lán trại của dự án nạo vét kênh tiêu Sông Húc, huyện Tiên Du tạm bợ ....... 66
Hình 3.4 Trạm bơm Nhất Trai, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ................................ 73
Hình 3.5 Nước tràn vào hồ móng khi đang thi công do không thực hiện biện pháp dẫn
dòng thi công ................................................................................................................. 74
Hình 3.6 Con kê cốt thép được nhà thầu thi công sử dụng bằng gạch xây khi thi công
kênh tiêu V8 .................................................................................................................. 75
Hình 3.7 Hạng mục được phê duyệt thiết kế sử dụng ván khuôn thép nhưng nhà thầu
thi công lại sử dụng ván khuôn gỗ ................................................................................ 77
Hình 3.8 Đất đắp mang cống phải được thực hiện bằng đầm cóc và máy đầm nhưng
nhà thầu lại thực hiện bằng máy đào ............................................................................. 77
Hình 3.9 Máy bơm trục đứng của trạm bơm Nhất Trai, huyện Lương Tài .................. 80
Hình 3.10 Sơ đồ giám sát chất lượng xây dựng công trình thủy lợi ............................. 83
Hình 3.11 Quy trình giám sát các hạng mục phụ trợ .................................................... 84
Hình 3.12 Quy trình giám sát chất lượng vật liệu xây dựng ......................................... 87

Hình 3.13 Quy trình giám sát công việc xây dựng........................................................ 90
Hình 3.14 Quy trình giám sát lắp đặt thiết bị ................................................................ 95
Hình 3.15 Quy trình giám sát công tác an toàn lao động .............................................. 97

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Sai số cho phép về thành phần khối lượng các vật liệu trộn bê tông .............32
Bảng 2.2 Thời gian trộn bê tông ứng với từng độ sụt yêu cầu và dung tích máy trộn ..33
Bảng 2.3 Thời gian vận chuyển bê tông cho phép ứng với nhiệt độ môi trường tại thời
điểm thi công .................................................................................................................34

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BXD

Bộ Xây dựng

BQL

Ban Quản lý

CBGS


Cán bộ giám sát

CĐT

Chủ đầu tư

CP

Chính phủ

DT

Dự toán

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GST

Giám sát trưởng

GSV

Giám sát viên




Nghị định

LXD

Luật Xây dựng

PTNT

Phát triển nông thôn

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TKBVTC

Thiết kế bản vẽ thi công

TVGS

Tư vấn giám sát

QCVN


Qui chuẩn Việt Nam

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ, có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ mạng lưới sông trung bình
đạt 1,0÷1,2 km/km2, trên địa bàn tỉnh có 3 sông lớn chảy qua là sông Đuống, sông Cầu
và sông Thái Bình. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của đất
nước, Bắc Ninh là một trong những địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nhanh nhất cả nước; nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập,
đời sống nhân dân được tăng cao rõ rệt, với mục tiêu đưa thành phố Bắc Ninh là thành
phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thì ngành nông nghiệp ở Bắc
Ninh cũng có những bước phát triển vượt bậc, dù diện tích canh tác hoa màu, lương
thực, nuôi trồng thủy sản bị cắt giảm, song năng suất và hiệu quả lại tăng cao, đảm bảo
an ninh lương thực và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, sự biến
đổi của khí hậu toàn cầu và ảnh hưởng của nước biển dâng đã làm mực nước các sông
lên xuống thất thường và có mức biến động ngày càng cao; bão lũ, hạn hán ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống của người dân; một số công trình kênh mương, trạm bơm tưới,
tiêu sau thời gian đưa vào vận hành, khai thác đã bị hư hỏng, xuống cấp; hệ thống đê
điều trên địa bàn tỉnh cũng cần phải đầu tư nâng cấp, mở rộng kết hợp làm đường giao
thông để đáp ứng với sự phát triển chung của tỉnh cũng như kết nối giữa các vùng kinh
tế. Vấn đề đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi đã được tỉnh Bắc Ninh
quan tâm đặc biệt; hàng năm đều có những dự án tu bổ, sửa chữa, nâng cấp hoặc làm
mới hệ thống kênh mương, đê, kè sông, trạm bơm, hệ thống đê điều,... nhằm đáp ứng
nhu cầu tưới tiêu nước phục vụ sản xuất, phòng chống thiên tai, cũng như đảm bảo dân

sinh và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, ngành Nông nghiệp của Bắc Ninh đã nhận
được nhiều sự quan tâm từ Trung ương đến địa phương, được ưu tiên bố trí các nguồn
vốn khác nhau để đầu tư xây dựng nhiều dự án thủy lợi trên địa bàn. Trong đó hệ
thống công trình đê điều và cống dưới đê được chú trọng đầu tư nhằm nâng cao mức
an toàn chống lũ. Trong quá trình xây dựng các công trình thủy lợi như cống dưới đê,
1


cống qua đường, trạm bơm,... đã có những vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng
dẫn đến sự cố công trình xảy ra khi đưa vào vận hành khai thác.
Xuất phát từ thực tiễn đó, vấn đề giám sát thi công trong giai đoạn thực hiện dự án có
ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao hiệu quả
của dự án. Nhằm mục đích hiểu rõ, thực thi nghiêm túc và ngày càng hoàn thiện công
tác giám sát thi công trong giai đoạn thực hiện dự án các công trình thủy lợi ở tỉnh Bắc
Ninh nói chung và các công trình đê điều và thủy lợi do Ban Quản lý dự án đầu tư xây
dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Ninh làm chủ đầu tư nói
riêng; tác giả lựa chọn đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình là: “Giải pháp nâng cao
năng lực giám sát chất lượng thi công tại Ban Quản lý dự án ĐTXD các công trình
Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh”. Đề tài mang tính thực tiễn, khoa học, góp phần
khắc phục và giải quyết các tồn tại, đồng thời đưa ra được các giải pháp để nâng cao
hơn nữa chất lượng công trình khi xây dựng các dự án thủy lợi của tỉnh Bắc Ninh nói
chung và của Ban Quản lý dự án ĐTXD các công trình Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và đánh giá thực trạng về công tác giám sát chất lượng thi
công công trình thủy lợi để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát
chất lượng thi công tại Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình Nông nghiệp và
PTNT Bắc Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng các
công trình thủy lợi và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát thi công xây dựng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác giám sát chất lượng thi công tại Ban quản lý
dự án ĐTXD các công trình Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh.

2


4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần hệ thống hoá, cập nhật và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản
về công tác giám sát chất lượng thi công các công trình thủy lợi. Nghiên cứu này có
thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu
chuyên sâu về công tác giám sát chất lượng thi công các công trình thủy lợi vùng đồng
bằng sông Hồng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả phân tích thực tiễn và nghiên cứu các cơ sở lý luận và khoa học, đề xuất giải
pháp của đề tài sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị trong việc hoàn thiện, tăng
cường hơn nữa hiệu quả của công tác giám sát nhằm nâng cao chất lượng thi công các
công trình thủy lợi của Ban Quản lý dự án ĐTXD các công trình Nông nghiệp và
PTNT Bắc Ninh.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận từ thực tế: giám sát thi công các công trình thủy lợi; các tài liệu khảo sát,
giám sát, thí nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng thi công công trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Tiếp cận từ các hồ sơ giám sát chất lượng thi công công trình thủy lợi đã thực hiện;
- Tiếp cận các nghiên cứu khoa học đã có về công tác giám sát chất lượng thi công xây
dựng các công trình thủy lợi;

- Tiếp cận văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giám sát chất lượng thi công xây
dựng các công trình thủy lợi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực địa, điều tra, thu thập, phân tích các tài liệu liên quan đến công tác
giám sát chất lượng thi công các công trình thủy lợi;

3


- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh
nghiệm nhằm phân tích, đánh giá và đưa gia giải pháp phù hợp nhất.
6. Kết quả đạt được
- Đánh giá thực trạng về công tác giám sát chất lượng thi công các công trình đê điều
thủy lợi tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất được những giải pháp có cơ sở khoa học, lý luận để áp dụng vào thực tiễn
nhằm nâng cao năng lực công tác giám sát chất lượng thi công tại Ban quản lý dự án
ĐTXD các công trình Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh.

4


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1 Khái quát chung về công tác giám sát chất lượng thi công
Khái niệm về giám sát: Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong những
công tác đóng vai trò rất quan trọng giúp đảm bảo chất lượng công trình. Ngoài một
đội ngũ kỹ sư tư vấn giỏi, một nhà thầu thi công xây dựng có kinh nghiệm, năng lực
thì vai trò của công tác giám sát thi công xây dựng công trình là rất lớn. Công tác giám
sát thi công xây dựng giúp quản lý hoạt động tiến độ xây dựng trên công trình hiệu quả
hơn, nâng cao chất lượng thi công đảm bảo công trình luôn bền vững theo thời gian và

nâng cao công năng của công trình, giám sát và quán xuyến toàn bộ hoạt động trên
công trường, đảm bảo nhà thầu thực hiện đúng các quy chuẩn kỹ thuật, an toàn lao
động, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy trên công trình.
Khái niệm về giám sát xây dựng: Giám sát xây dựng là chỉ các công tác đôn đốc, kiểm
tra, chỉ đạo và đánh giá công việc của những người tham gia công trình. Nó lấy hạng
mục các hoạt động của công trình xây dựng làm đối tượng; lấy quy định, pháp luật,
chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình làm chỗ
dựa, lấy quy phạm thực hiện công việc, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích.
Trong mọi hoạt động xây dựng bao gồm lập khảo sát xây dựng, quy hoạch xây dựng,
thiết kế xây dựng công trình, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thi công xây dựng
công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan
đến công trình xây dựng đều cần có sự giám sát.
Khái niệm về giám sát thi công xây dựng công trình: Giám sát thi công xây dựng công
trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra khối lượng, tiến
độ xây dựng và kiểm tra về chất lượng công trình, an toàn lao động và vệ sinh môi
trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế và tiêu chuẩn
kỹ thuật hiện hành và thiết kế được duyệt theo điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám
sát thi công xây dựng luôn nắm vững các văn bản, quy phạm pháp luật về quản lý và
đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng

5


hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công trình luôn nắm vững nội dung của hồ sơ
thiết kế được duyệt có nhiệm vụ theo dõi - kiểm tra - xử lý - nghiệm thu - báo cáo các
công việc liên quan tại công trường.
- Nhiệm vụ, điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân giám sát thi công
Nhiệm vụ cơ bản của kỹ sư giám sát thi công: Để hiểu rõ hơn về công tác này, tác giả
xin giới thiệu qua các phần việc cơ bản của một giám sát thi công xây dựng trong giai

đoạn thi công xây dựng gồm: Nghiệm thu xác nhận khi công trình thi công bảo đảm
đúng thiết kế, theo tiêu chuẩn, quy định tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng.
Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết. Từ chối
nghiệm thu khi công trình chất lượng không đảm bảo đúng như thiết kế được duyệt và
đưa gia biện pháp cứng rắn với nhà thầu thi công về công trình không đạt yêu cầu chất
lượng. Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp
thời sửa đổi,...
Trong mỗi công trình, phần việc của người được giám sát công trình sẽ nhiều ít khác
nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động thi công, khảo sát, tư vấn giám
sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong
công tác đền bù và giải phóng mặt bằng,... Một công trình thường có 2 giám sát:
- Kỹ sư tư vấn giám sát (TVGS, gọi tắt là giám sát bên A): được chủ đầu tư (CĐT)
thuê để tư vấn cho CĐT về tất cả những gì liên quan đến công trình xây dựng, đồng
thời giám sát công tác thi công của nhà thầu xây dựng trên cơ sở bản vẻ thiết kế đã
được công ty thiết kế lập. Kỹ sư TVGS chịu trách nhiệm trước pháp luật và CĐT về
chất lượng của công trình;
- Kỹ sư giám sát thi công (GSTC, kỹ thuật B, giám sát B): triển khai bản vẽ thiết kế ra
thực địa: kiểm tra và chỉ đạo công nhân thi công theo bản vẽ, hồ sơ thiết kế, hồ sơ
trúng thầu đã được CĐT phê duyệt.
- Điều kiện về năng lực hành nghề giám sát thi công: Hiện nay, có nhiều tổ chức tư
vấn thiết kế đăng ký thêm lĩnh vực hành nghề giám sát thi công bên cạnh chủ đầu tư.
Và luật pháp cũng có những quy định: Muốn được phép hành nghề giám sát thi công
6


xây dựng công trình, tổ chức tư vấn thiết kế, ngoài những yêu cầu năng lực cho công
tác lập dự án, công tác thiết kế, còn phải có năng lực về giám sát công trình. Những kỹ
sư trong tổ chức tư vấn thiết kế muốn được hành nghề giám sát thi công xây dựng
công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực
hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất là 5 năm làm

giám sát thi công xây dựng công trình hoặc thiết kế công trình và đã qua lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
Chất lượng của một công trình tuỳ thuộc vào năng lực cán bộ GSTC xây dựng công
trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình luôn đảm bảo chất lượng theo tiêu
trí đề gia và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một kỹ sư tư vấn GSTC công trình
không phải là điều đơn giản. Và nếu không có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt
trước những bất hợp lý khi thi công xây dựng công trình.
Theo điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc chung trong công tác
giám sát thi công xây dựng công trình [1]:
- Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình hoặc thuê
tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc
toàn bộ các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 26 nghị định 46/2015/NĐ-CP [1].
- Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện kiểm tra việc giám sát thi công xây dựng của
tổng thầu. Chủ đầu tư được quyền cử đại diện tham gia nghiệm thu kiểm tra, công việc
xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công công việc quan trọng của công trình và phải
được thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu theo quy
định tại Điều 25 Điểm a Khoản 3 Nghị định này [1].
- Chủ đầu tư: Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện
năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;
- Nhà thầu giám sát thi công công trình xây dựng: Phải có đủ năng lực và điều kiện
phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng và thực hiện việc giám
sát theo hợp đồng;

7


Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và
thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trách
nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng được quy định như sau:
Tổng thầu thực hiện trách nhiệm giám sát thi công xây dựng đối với phần việc mà

mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Tổng thầu được thuê nhà thầu
tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định hoặc tư thực hiện giám sát một số hoặc
toàn bộ các nội dung và phải được quy định trong hợp đồng xây dựng giữa tổng thầu
với chủ đầu tư.
- Đối với cá nhân tham gia giám sát công trình xây dựng:
Cá nhân phải có kinh nghiệm và năng lực để tham gia giám sát công trình xây dựng và
được Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ giám sát công trình xây dựng. Cá nhân phải chịu
hoàn toàn thách nhiệm trước chủ đầu tư khi tham gia hoạt động giám sát công trình
xây dựng cũng như trước pháp luật.
- Điều kiện để cấp chứng chỉ giám sát công trình xây dựng:
Việc cấp chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công xây dựng công trình kể từ ngày
30/06/2016 được thực hiện theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của
Chính phủ [2] và Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng
[3]. Cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện về cấp chứng chỉ hành nghề Giám sát thi
công xây dựng công trình như sau:
+ Điều kiện về chuyên môn:
Có đủ năng lực hành vi dân sự về quyền công dân theo quy định của pháp luật; đối với
người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Có hồ sơ đăng ký cấp chứng chỉ có đạo đức nghề nghiệp theo quy định và đã nộp lệ
phí theo quy định. Có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc bằng tốt nghiệp đại
học trở lên (đối với chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công xây dựng công trình cấp

8


IV) thuộc nội dung theo chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung đăng ký hành
nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công
trình đăng ký cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận cấp.

+ Điều kiện về năng lực:
Điều kiện để đạt chứng chỉ giám sát hạng I: Kỹ sư phải có kinh nghiệm trực tiếp giám
sát thi công ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại
theo phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Điều kiện đạt chứng chỉ giám sát Hạng II: Kỹ sư phải có kinh nghiệm trực tiếp giám
sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai)
công trình cấp III cùng loại theo phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng
chỉ hành nghề.
Điều kiện đạt chứng chỉ giám sát hạng III: Kỹ sư phải có kinh nghiệm trực tiếp tham
gia ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại về giám
sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng công trình
cùng loại.
+ Phạm vi hoạt động:
Nếu như cá nhân đã đạt đủ tiêu trí điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát
thi công xây dựng thì phạm vi hoạt động giám sát như sau:
Đối với chứng chỉ giám sát hạng I: Cá nhân trực tiếp được làm giám sát trưởng, giám
sát thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ
hành nghề;
Đối với chứng chỉ giám sát hạng II: Cá nhân trực tiếp làm giám sát trưởng, giám sát thi
công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của
công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;

9


Đối với chứng chỉ giám sát hạng III: Cá nhân trực tiếp làm giám sát trưởng, giám sát
thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc
của công trình cấp II cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
1.2 Đánh giá chung về công tác giám sát chất lượng thi công các công trình thủy
lợi ở trong nước

1.2.1 Đánh giá chung
Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các
yêu cầu của đời sống con người. Nguồn vốn hàng năm từ ngân sách Nhà nước, của
doanh nghiệp, của người dân đầu tư dành cho xây dựng rất lớn, chiếm tỷ trọng lên tới
25÷30% GDP. Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng giám sát công trình xây dựng là
vấn đề cần được quan tâm thường xuyên và xuyên suốt, nó có tác động trực tiếp đến
hiệu quả kinh tế của dự án và sự an toàn, đời sống của người dân.
Công tác quản lý chất lượng giám sát công trình xây dựng là yếu tố quyết định quan
trọng đến chất lượng công trình xây dựng đã có nhiều tiến bộ. Với đội ngũ cán bộ quản
lý về trình độ luôn được nâng cao, sự tăng nhanh và lớn mạnh đội ngũ công nhân các
ngành xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc đầu tư các thiết
bị thi công hiện đại, sự học tập và hợp tác kinh nghiệm của các nước có nền công
nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp
quy tăng cường công tác quản lý giám sát chất lượng xây dựng, chúng ta đã xây dựng
được nhiều công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,... góp phần vào hiệu quả tăng
trưởng của nền kinh tế quốc dân, nâng cao và phục vụ đời sống của nhân dân.
Nhìn chung, công trình thủy lợi hiện nay luôn đảm bảo về chất lượng và tính bền vững
cao, đạt được yêu cầu của Chủ đầu tư đưa ra, phù hợp về quy mô và quy chuẩn kỹ
thuật hiện hành. Trong quá trình đưa vào vận hành khai thác, các công trình về cơ bản
bảo đảm công năng theo thiết kế, không xảy ra sai sót lớn. Quy trình kiểm tra, kiểm
soát chất lượng công trình xây dựng được thực hiện tương đối nghiêm túc và chặt chẽ,
thể hiện qua các công tác thẩm tra và thẩm định hồ sơ thiết kế, công tác giám sát chất
lượng công trình xây dựng. Ðiều đó khẳng định trình độ chuyên môn của đội ngũ tư
vấn nói chung và tư vấn giám sát nói riêng ngày càng được nâng cao.

10


1.2.2 Những hạn chế của công tác giám sát chất lượng thi công công trình thủy lợi
hiện nay

Công tác TVGS là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý chất lượng công trình xây
dựng; công trình có bảo đảm chất lượng hay không phụ thuộc nhiều vào đội ngũ
TVGS. Họ thay mặt chủ đầu tư để giám sát thi công, chấp nhận khối lượng, chất
lượng, biện pháp thi công của nhà thầu, thay mặt chủ đầu tư đề xuất, quyết định việc
xử lý kỹ thuật ở hiện trường. Những dự án có chất lượng cao, thi công an toàn đều là
những dự án TVGS làm tròn bổn phận, chức trách của mình. Công trình xây dựng nói
chung và công trình thủy lợi nói riêng luôn cần một đội ngũ giám sát mạnh về chất
lượng, đủ về số lượng, kinh nghiệm, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên,
tình hình thực tế hiện nay cho thấy còn tồn tại các mặt hạn chế như sau:
- Lực lượng TVGS hiện nay tuy đông về số lượng nhưng còn yếu và thiếu so nhu cầu
thực tế, thiếu nhiều chuyên gia giỏi;
- Đội ngũ TVGS trực tiếp của Chủ đầu tư còn mỏng, một người phải đảm nhiệm nhiều
công trình trên một phạm vi rộng nên không thể thường xuyên túc trực, kiểm tra, đôn
đốc ngoài hiện trường dẫn đến TVGS thuê từ các tổ chức ngoài và GSTC của nhà thầu
xem nhẹ việc đảm bảo chất lượng thi công;
- Công tác quản lý tư vấn trong nước còn nhiều bất cập, các tổ chức tư vấn thiết kế
hiện nay có chức năng làm TVGS nhưng ít tham gia giám sát xây dựng;
- Lực lượng TVGS hiện nay chủ yếu dựa vào các trung tâm TVGS của viện, trường
hoặc tổ chức tư nhân, cán bộ giám sát viên hầu hết được tuyển chọn theo hợp đồng,
thời vụ;
- Tổ chức TVGS thực hiện giám sát xây dựng thông qua hợp đồng với chủ đầu tư
nhưng việc ký hợp đồng cũng như giám sát của chủ đầu tư chưa được chú trọng,
không nắm vững chức danh của từng giám sát viên trong dự án;
- Hoạt động TVGS đang ở tình trạng “nặng” về giám sát mà “nhẹ” về tư vấn, chưa xác
định được vai trò, trách nhiệm của mình trong quản lý, giám sát chất lượng công trình;

11


- Công tác tập huấn về đảm bảo an toàn lao động còn bị xem nhẹ thậm chí bỏ qua, do

đó các cán bộ TVGS không cập nhật được các quy định mới, các TVGS mới vào nghề
lúng túng trong công việc,...
1.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế của công tác giám sát chất lượng thi công
công trình thủy lợi hiện nay
Một số công trình có chất lượng kém, chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng, công trình nứt,
vỡ, lún sụt, thấm dột, bong bộp đưa vào sử dụng trong một thời gian ngắn đã hư hỏng
gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại. Đã thế nhiều công trình không tiến hành
bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình. Cá biệt ở một số
công trình gây sự cố làm thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả đầu tư. Theo tác giả, nguyên nhân gây ra tình trạng trên chủ yếu nằm
ở một số điểm sau:
- Sự thiếu hiểu biết về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm tư vấn giám sát quản lý chất lượng
của các kỹ sư thi công tại hiện trường;
- Nhiều người tham gia đầu tư xây dựng hiện nay không nắm được các nguyên tắc,
quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình. Thậm chí không nắm được tài liệu cơ
bản trong hồ sơ thầu, hồ sơ chỉ dẫn kỹ thuật hoặc các điều khoản hợp đồng liên quan
trực tiếp đến nội dung công việc phải theo dõi, quản lý;
- Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan từ nhận thức, còn có các nguyên nhân khách
quan do những quy định bắt buộc về tiêu chuẩn chức danh vẫn còn lỏng lẻo và hệ
thống văn bản pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng còn những bất cập, thiếu thực tế,
khó thực hiện và thường xuyên thay đổi;
- Nhiều chủ đầu tư thiếu kiến thức chuyên ngành và đại diện chủ đầu tư thiếu sự
chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn yếu kém;
- Tại một số dự án, TVGS bị coi như người đi làm thuê, “chỉ đâu đánh đó”, đôi khi còn
thông đồng với nhà thầu, dẫn đến công trình chất lượng kém;
- Ở nhiều địa phương, có những doanh nghiệp TVGS bộ máy chỉ có giám đốc và kế
toán, còn lại toàn bộ là thuê mướn, thu nhận cả những lao động yếu kém do tư vấn lớn
12



thải ra, nhưng vẫn thực hiện TVGS các công trình xây dựng có quy mô lớn. Khi đã
hoàn thành hợp đồng họ sẽ chuyển đi nơi làm mới, nếu công trình gặp sự cố thì khó có
thể tìm ra họ để quy trách nhiệm;
- Những nhân sự chủ chốt của tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, Ban Quản lý dự án
thiếu năng lực kiểm tra chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật hoặc phương pháp luận về
chuyên môn, quản lý cần thiết để hỗ trợ các hoạt động xây dựng trên hiện trường;
- Do việc lập dự toán dựa trên cơ sở những định mức, đơn giá lạc hậu; chính sách lựa
chọn nhà thầu còn nhiều bất cập; quản lý và thực hiện đấu thầu làm cho cuộc đấu thầu
trong nhiều trường hợp mang tính hình thức; xử lý biến động giá, trượt giá của Chủ
đầu tư còn cứng nhắc, sợ trách nhiệm và kéo dài; chưa có các biện pháp hữu hiệu đẩy
nhanh tiến độ giải ngân, thanh toán,...
- Năng lực tài chính của một số nhà thầu không đảm bảo dẫn đến thi công chậm trễ và
không đảm bảo chất lượng.
Vào tháng 9/2016, sự cố vỡ hầm dẫn dòng Thủy điện Sông Bung 2 ở Quảng Nam đã
gây ra hậu quả nghiêm trọng khiến 1 công nhân bị chết và 1 mất tích. Thiệt hại về vật
chất theo ước tính của chủ đầu tư khi đó, vào khoảng 40 tỷ đồng. Ngoài các sai sót
trong công tác tư vấn thiết kế thì việc tổ chức thi công của nhà thầu tại hiện trường
chưa tốt dẫn đến chất lượng bê tông không đạt mác thiết kế, 40% mẫu không đạt
cường độ chịu nén thiết kế, 86% mẫu không đạt cường độ chịu kéo thiết kế và 100%
mẫu không đạt dung trọng thiết kế,... Do chất lượng thi công bê tông cốt thép không
đạt yêu cầu thiết kế đã dẫn đến khả năng chịu áp lực mực nước thượng lưu của kết cấu
trụ pin cửa vào hầm dẫn dòng bị giảm, làm cho sự cố xảy ra sớm hơn. Đây được xem
là nguyên nhân bổ sung dẫn đến sự cố công trình.

13


Hình 1.1 Hiện trường sự cố vỡ hầm dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2
Theo tác giả, nếu như không giải quyết được những vấn đề mấu chốt này thì việc tăng
cường năng lực của các chủ thể nhằm đảm bảo chất lượng dự án, công trình xây dựng

sẽ là bất khả thi.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám sát chất lượng thi công công trình
thủy lợi
Trong mọi hoạt động sản xuất thì yếu tố con người luôn là yếu tố then chốt tạo nên
chất lượng và thành công cho hoạt động sản xuất đó. Công trình xây dựng cũng vậy,
muốn đảm bảo chất lượng và công năng của công trình cần có một đội ngũ thiết kế, thi
công và giám sát chất lượng có năng lực, kinh nghiệm và có tâm với nghề. Mặt khác,
công trình xây dựng nói chung và công trình thủy lợi nói riêng là những công trình
được thi công xây dựng ngoài trời, chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, thủy
văn, địa chất và địa chấn công trình trong suốt quá trình thi công và vận hành sau này.
Dưới đây, tác giả phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác giám sát chất
lượng công trình thủy lợi.

14


1.3.1 Năng lực của cán bộ giám sát
Công trình xây dựng phải được giám sát trong quá trình thi công xây dựng theo quy
định tại Khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng [4]. Nội dung giám sát thi công xây dựng
công trình gồm:
- Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất
lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà
thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;
- Người làm công tác giám sát được gọi là kỹ sư tư vấn giám sát thi công xây dựng
công trình - là người chịu trách nhiệm chính thay mặt cho chủ đầu tư quản lý và giám
sát toàn bộ hoạt động trên công trường:
+ Chất lượng công trình hoàn hảo, phát huy hết công năng hoạt động mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho nhà đầu tư.
+ Đảm bảo tiến độ công việc.
+ Giám sát hoạt động xây dựng và đề xuất các giải pháp giúp nâng cao chất lượng

công trình, xử lý các sai sót phát sinh trong quá trình thi công.
+ Có trách nhiệm tư vấn và đưa ra các giải pháp hiệu quả, chất lượng nhất để hỗ trợ
chủ đầu tư và nhà thầu thi công nâng cao chất lượng công trình, giảm thiểu chi phí đầu
tư, và đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
+ Chất lượng của một công trình xây dựng phụ thuộc rất lớn vào người kỹ sư tư vấn
giám sát công trình. Để một công trình đạt chất lượng tốt nhất, an toàn và bền vững
theo thời gian sử dụng đòi hỏi người làm giám sát phải có kỹ năng chuyên môn giỏi,
trung thực và khách quan trong công việc
+ Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Có trình độ chuyên môn, tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp.
+ Đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng
công trình ít nhất 5 năm.
15


×