Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm soát vốn đầu tư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.48 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN THỊ THANH THỦY

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN
ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN THỊ THANH THỦY

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN
ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01

Người hướng dẫn khoa ho ̣c: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN

Đà Nẵng - Năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận
văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Phan Thị Thanh Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 2
5. Những đóng góp mới của luận văn ........................................................... 2
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 3
7. Tổng quan tài liệu...................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................. 7
1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ................. 7
Các khái niệm...................................................................................... 7
Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ.............................. 9
Mục tiêu của kiểm soát trong khu vực công ..................................... 16
1.2. ĐẦU TƯ XDCB VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ XDCB ................................................................. 17
Một số khái niệm liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB ................ 17
Đặc điểm dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN ......................... 18

Yêu cầu đối với chủ đầu tư trong việc kiểm soát vốn NSNN .......... 20
Các giai đoạn quản lý dự án đầu tư XDCB ...................................... 21
Các rủi ro của dự án đầu tư xây dựng ............................................... 22
1.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN NSNN ............... 23
Kiểm soát trong công tác lựa chọn nhà thầu ..................................... 24
Kiểm soát việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành .......................... 24
Kiểm soát hồ sơ tạm ứng, thanh toán................................................ 26


Kiểm soát ở giai đoạn hoàn công, quyết toán ................................... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ
TỪ NGUỒN VỐN NSNN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN ĐÀ NẴNG.............................................................................................. 29
2.1. GIỚI THIỆU VỀ BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG
CÁC CÔNG TRÌNH NN&PTNN ....................................................................... 29
Quá trình hình thành ......................................................................... 29
Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn 30
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban QLDA .......................................... 32
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ TẠI BAN
QLDA .................................................................................................................. 33
Kiểm soát trong công tác lựa chọn nhà thầu ..................................... 33
Kiểm soát nghiệm thu khối lượng hoàn thành .................................. 39
Kiểm soát công tác tạm ứng và thu hồi tạm ứng .............................. 46
Kiểm soát trong công tác lập hồ sơ thanh toán ................................. 50
Kiểm soát công tác thanh toán khối lượng hoàn thành ..................... 51
Kiểm soát ở giai đoạn lập hồ sơ hoàn công, quyết toán ................... 57
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN
NSNN TẠI BAN QLDA ..................................................................................... 60

Kết quả đạt được ............................................................................... 60
Hạn chế.............................................................................................. 62
Nguyên nhân của các hạn chế trong công tác kiểm soát vốn đầu tư từ
nguồn NSNN ....................................................................................................... 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 70


CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ
TỪ NGUỒN VỐN NSNN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN ĐÀ NẴNG.............................................................................................. 71
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ
XDCB TỪ NGUỒN NSNN TẠI BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG............ 71
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU
TƯ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ...................................................... 72
Trong công tác lựa chọn nhà thầu ..................................................... 72
Trong công tác nghiệm thu khối lượng hoàn thành .......................... 75
Trong công tác tạm ứng, thanh toán và thu hồi tạm ứng .................. 79
Về công tác quyế t toán vố n đầ u tư.................................................... 79
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI CÁC CHỦ THỂ THAM GIA DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ..................................... 81
3.4. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 82
Đối với chính phủ và các Bộ ngành Trung ương .............................. 82
Đối với thành phố Đà Nẵng .............................................................. 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 86
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 87
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐH-GS : Điều hành – Giám sát
ĐTXD : Đầu tư xây dựng
KBNN : Kho bạc nhà nước
KSNB : Kiểm soát nội bộ
NSNN : Ngân sách nhà nước
TCKT : Tài chính – Kế toán
TCHC : Tổ chức – Hành chính
UBND : Ủy ban nhân dân
XDCB : Xây dựng cơ bản
QLDA : Quản lý dự án


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1.
2.3.

Bảng tổng hợp các giai đoạn quản lý dự án đầu tư XDCB
Tổng hợp tình hình trình, duyệt quyết toán từ năm 2012 đến
năm 2016 tại Ban QLDA

Trang
21
61



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ
2.1.

Sơ đồ tổ chức Ban QLDA ĐTXD các công trình
NN&PTNT

Trang

31

2.2.

Quy trình lựa chọn nhà thầu

34

2.3.

Trình tự nghiệm thu

43

2.4.


rình tự lập hồ sơ thanh toán và thanh toán khối lượng
hoàn thành

52

2.5.

Trình tự kiểm soát thanh toán

53

2.6.

Trình tự lập hồ sơ hoàn công và quyết toán công trình

57


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực quan trọng giữ vai trò quyết định trong
việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Hàng năm, ngân sách nhà
nước dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, trên thực tế
việc quản lý và triển khai thực hiện các dự án trong những năm qua còn nhiều
hạn chế, yếu kém, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư kém,
làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế.... tình trạng này do nhiều nguyên nhân,
song nguyên nhân cơ bản là do hạn chế ở các khâu quản lý, kiểm soát của quá

trình hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật, cơ chế, chính sách để quản lý, kiểm soát vốn đầu tư XDCB. Tuy
nhiên tình trạng công trình kém chất lượng, khai khống khối lượng để nghiệm
thu, công trình chậm tiến độ, chậm quyết toán … vẫn xảy ra và xảy ra rất phổ
biến từ cấp quản lý trung ương đến cấp địa phương. Cùng với sự phát triển của
xã hội thì nguồn vốn cho đầu tư XDCB năm sau cao hơn năm trước, đồng nghĩa
với việc nếu vấn đề quản lý, kiểm soát không chặt chẽ thì thất thoát, lãng phí
ngày càng lớn.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát
triển nông thôn Đà Nẵng là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý các công trình
xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Số lượng các
công trình và vốn ngân sách thành phố giao cho Ban QLDA quản lý tăng hàng
năm. Tuy nhiên, qua các lần Thanh tra, Kiểm toán nhà nước kiểm tra các công
trình do Ban QLDA điều hành thì vấn đề liên quan đến quản lý, kiểm soát chất
lượng, tiến độ công trình, công tác nghiệm thu, quyết toán vẫn còn nhiều hạn
chế, sai phạm cần phải khắc phục.


2
Xuất phát từ tình hình thực tế tại Ban QLDA tôi chọn đề tài “Hoàn thiện
công tác kiểm soát vốn đầu tư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng” với mong muốn tìm ra các
giải pháp nhằm kiểm soát tốt vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng
công tác kiểm soát vốn đầu tư tại Ban Quản lý dự án nhằm phát hiện những hạn
chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm

soát vốn đầu tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại
Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Phạm vi nghiên cứu: Các công trình XDCB sử dụng vốn NSNN do Ban
QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn là chủ đầu tư
và quản lý, điều hành trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng những lý luận chung về kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN và những quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh
vực này và sử dụng phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp
hệ thống hóa, mô hình hóa quá trình kiểm soát vốn đầu tư trong các khâu của
quá trình đầu tư XDCB, đối chiếu với các quy định trong hệ thống văn bản pháp
quy và các nguyên tắc kiểm soát với tình hình thực tế tại Ban QLDA từ đó đưa
ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình kiểm soát vốn
đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn nghiên cứu về công tác kiểm soát vốn đầu tư từ góc độ của Ban


3
quản lý dự án đây là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư đồng thời là đơn vị
trực tiếp giám sát thi công công trình.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo luận văn gồm có
03 chương
- Chương 1: Lý luận cơ bản về kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước.
- Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước tại Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và

phát triển nông thôn
- Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát vốn đầu
tư từ nguồn ngân sách nhà nước tại Ban QLDA ĐTXD các công trình nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
7. Tổng quan tài liệu
Một số tác giả đã nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư XDCB trong đó chủ
yếu đề cập đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại các kho bạc nhà nước và
công tác quản lý vốn đầu tư của cấp quyết định đầu tư như:
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh chuyên ngành Kế toán với đề tài:
“Tăng cường công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại các Ban Quản lý dự án đầu
tư và xây dựng thành phố Đà Nẵng” của tác giả Võ Anh Dũng tại trường Đại
học Đà Nẵng, năm 2010. Luận văn phân tích vai trò của Nhà nước đối với việc
quản lý vốn đầu tư trong đó đề cập đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư qua
Kho bạc nhà nước Đà Nẵng, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp đối với
các chủ thể tham gia quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý vốn đầu
tư.Tuy nhiên, luận văn chủ yếu đề cập đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại
Kho bạc nhà nước và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát chi
tại Kho bạc nhà nước mà không chú trọng đến vai trò của Ban QLDA trong việc


4
kiểm soát chi vốn đầu tư.
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh với đề tài: “Hoàn thiện công tác
quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5” của tác
giả Phạm Hữu Vinh tại trường Đại học Đà Nẵng, năm 2011. Luận văn đã hệ
thống hóa những vấn đề cơ bản về Quản lý vốn đầu tư ở các doanh nghiệp, đánh
giá thực trạng công tác Quản lý vốn đầu tư tại Tổng Công ty XDCT giao thông 5
và đưa ra các giải pháp như hoàn thiện công tác thẩm định dự án, quản lý đấu
thầu, lựa chọn nhà thầu, giám sát và kiểm soát chi phí dự án, kiểm soát chất
lượng dự án.Tuy nhiên, luận văn được thể hiện dưới góc độ là người chủ dự án

đây là cấp quyết định đầu tư đồng thời cũng là người thẩm định, phê duyệt dự án
nên luận văn tập trung vào công tác lựa chọn dự án mang lại hiệu quả đầu tư, lựa
chọn nhà thầu, công tác giám sát và kiểm soát thi công, kiện toàn tổ chức QLDA
nhưng lại không chú trọng đến công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư.
Luận văn Thạc sĩ quả trị kinh doanh với đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các dự án do Ủy ban nhân dân thị xã
Gia Nghĩa là chủ đầu tư” của tác giả Lê Văn Hà tại Đại học Đà Nẵng, năm
2016. Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB
từ NSNN, phân tích thực trạng, chỉ ra những tồn tại vướng mắc về công tác lập
kế hoạch vốn, quyết toán vốn, công tác kiểm tra, thanh tra tìm ra nguyên nhân
và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB.Tuy
nhiên,Ủy ban nhân dân thị xã Gia Nghĩa vừa cấp quyết định đầu tư vừa là chủ
đầu tư nên chỉ tập trung vào công tác quản lý lập kế hoạch vốn, thanh toán,
quyết toán vốn, công tác thanh tra kiểm tra nhưng chưa quan tâm đến công tác
nghiệm thu khối lượng hoàn thành.
Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh với đề tài“Tăng cường kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk” của tác giả
Phạm Bình, năm 2012 tại Đại học Đà Nẵng. Luận văn này tập trung hệ thống hóa


5
lý luận về công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư qua KBNN trên cơ sở đó
đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát,
thanh toán vốn đầu tư qua KBNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Kho bạc nhà nước là
cơ quan sau cùng của hệ thống các cơ quan có trách nhiệm kiểm soát thanh toán
vốn đầu tư, việc kiểm soát của KBNN dựa trên hồ sơ pháp lý do chủ đầu tư cung
cấp và các văn bản, quy định nên luận văn không đề cập đến vấn đề kiểm soát
khối lượng nghiệm thu, tiến độ công trình, thời gian thanh quyết toán.
Luận văn Thạc sĩ “Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của thành phố Hà
Nội” của tác giả Lê Toàn Thắng được thực hiện năm 2012 tại Đại học quốc gia

Hà Nội. Luận văn đã đánh giá cơ bản các vấn đề lý luận về quản vốn đầu tư
XDCB từ NSNN của thành phố Hà Nội, phân tích thực trạng, đánh giá được kết
quả, chỉ ra hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm
quản lý vốn đầu tư XDCB của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, các nhóm giải
pháp của tác giả đưa ra còn chưa thật toàn diện.
Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh. “Hoàn thiện công tác kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Đà Nẵng” của tác giả Đoàn Kim
Khuyên được thực hiện năm 2012 tại dại học Đà Nẵng. Điểm nổi bật của luận
văn đã chỉ ra được mức độ hài lòng của các tổ chức, cá nhân giao dịch tại
KBNN Đà Nẵng trong hai năm 2009 và 2010.
Luận văn Thạc sỹ Tài chính-Ngân hàng “Hoàn thiện công tác kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Đăk Glong - tỉnh
Đăk Nông “của tác giả Lê Xuân Minh thực hiện năm 2017 tại Đại học Đà Nẵng.
Luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư XDCB và đưa ra 6 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát.
Luận văn Thạc sỹ Tài chính- Ngân hàng “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Cao Lộc,
tỉnh Lạng Sơn” của tác giả Lê Thị Bích Ngọc thực hiện năm 2017 tại Đại học


6
Quốc gia Hà Nội.Luận văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề bức xúc từ thực
tế tại địa phương và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tuy nhiên những giải pháp này chưa phải là những giải pháp toàn diện.
Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB
qua KBNN Lào Cai” của tác giả Hoàng Thị Hồng Phúc thực hiện năm 2015.
Luận văn đã đưa ra được các cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN cho đầu tư
XDCB; chỉ ra được những kết quả, hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB. Tuy nhiên, phần giải pháp của
luận văn chưa có sự gắn kết giữa các giải pháp, vì vậy chưa thể hiện hết các tồn

tại, yếu kém trong công tác quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi NSNN
cho đầu tư XDCB.
Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
XDCB qua KBNN tỉnh Đăk Nông” do tác giả Phan Văn Điện thực hiện năm
2015 tại Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã đánh giá cơ bản các vấn đề lý luận về
quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Đăk Nông, phân tích thực trạng,
đánh giá được kết quả, chỉ ra hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp nhằm quản lý vốn đầu tư XDCB. Tuy nhiên, các giải pháp của tác giả đưa
ra còn chưa thật toàn diện.
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được các tác giả phân tích ở các khía cạnh
quản lý khác nhau, tuy nhiên hiện chưa có đề tài nghiên cứu về việc quản lý vốn
đầu tư ở góc độ là Ban QLDA, đây là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư và
trực tiếp điều hành, giám sát dự án. Kiểm soát vốn đầu tư XDCB nói chung và
từ nguồn NSNN nói riêng đòi hỏi phải được thực hiện ở tất cả các cấp quản lý
và các chủ thể tham gia thực hiện dự án. Vì vậy luận văn sẽ nghiên cứu, kế thừa
các kết quả nghiên cứu trước đây, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản
lý, kiểm soát tại Ban QLDA nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện với mục tiêu
kiểm soát tốt hơn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Các khái niệm
a. Kiểm soát nội bộ theo định nghĩa của COSO
Theo COSO (2013), kiểm soát nội bộ được định nghĩa như sau: “Kiểm soát
nội bộ là một tiến trình được thiết lập và vận hành bởi hội đồng quản trị, ban

quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đem lại một sự đảm bảo hợp lý đối
với việc đạt được mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và sự tuân thủ với các
luật và quy định liên quan” [15, tr.45].
Ủy ban tổ chức đồng bảo trợ của Hội đồng quốc gia chống gian lận về báo
cáo tài chính (COSO) đã đưa định nghĩa: “KSNB là một quá trình chịu ảnh
hưởng bởi các nhà quản lý và các nhân viên của một tổ chức, được thiết kế để
cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu sau: (i) Hoạt động
hữu hiệu và hiệu quả; (ii) Thông tin đáng tin cậy; (iii) Sự tuân thủ các luật lệ và
quy định” [33].
b. Kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực công
Trong lĩnh vực công KSNB rất được xem trọng đây là đối tượng được kiểm
toán viên nhà nước đặc biệt quan tâm.
Trong các đơn vị hành chính thì Nhà nước là người sở hữu vốn, còn thủ
trưởng các cơ quan hành chính là người đại diện cho Nhà nước điều hành hoạt
động của đơn vị hành chính với mong muốn người đại diện phải hoàn thành
nhiệm vụ do Nhà nước giao và các đơn vị hành chính phải hoạt động hiệu quả,
bảo vệ tài sản của Nhà nước.
Người chủ sở hữu muốn người đại diện hoàn thành mục tiêu của mình đặt


8
ra và người đại diện phải thực hiện công việc một cách hiệu quả, trung thực.
Người đại diện có nhiều thẩm quyền trong việc điều hành hoạt động của đơn vị.
Do đó tồn tại khả năng người đại diện không thực hiện hết những yêu cầu của
người sở hữu vốn đề ra, dẫn đến xung đột lợi ích giữa người sở hữu vốn và
người đại diện.
Năm 1992, Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAIInternational Organization of Supreme Audit Istitutions) đã ban hành tài liệu đề
cập đến việc nâng cấp các chuẩn mực KSNB, hỗ trợ cho việc thực hiện và đánh
giá KSNB. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán do INTOSAI ban hành bao gồm quy
tắc đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực kiểm toán.

Hướng dẫn chuẩn mực KSNB của INTOSAI 1992 đưa ra định nghĩa về
KSNB như sau:
KSNB là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy
trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt được
các mục tiêu của tổ chức:
- Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và có kỷ cương cũng như chất
lượng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức.
- Bảo vệ nguồn lực không bị thất thoát, lãng phí, tham ô và vi phạm pháp
luật.
- Khuyến khích việc tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà nước và nội bộ.
- Xây dựng, duy trì các dữ liệu tài chính và lập báo cáo kịp thời.
Tài liệu hướng dẫn của INTOSAI được cập nhật lại vào năm 2001,
INTOSAI GOV 9100 định nghĩa KSNB như sau: “KSNB là một quá trình xử lý
toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình
này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để
đạt được nhiệm vụ của tổ chức”.
Mục tiêu của tài liệu INTOSAI GOV 9100 nhằm thiết lập và duy trì KSNB


9
hữu hiệu trong khu vực công. Vì vậy, các nhà lãnh đạo các tổ chức của Nhà nước
xem tài liệu này là một nền tảng để thực hiện và giám sát KSNB trong tổ chức.
So với định nghĩa của báo cáo COSO, khía cạnh giá trị đạo đức trong hoạt
động được thêm vào và nhấn mạnh. Bởi vì kỳ vọng rằng, công chức phải phục
vụ lợi ích công với sự công bằng và quản lý nguồn lực công một cách đúng đắn.
Công dân phải nhận được sự đối đãi vô tư trên cơ sở pháp luật và công lý[32].
Như vậy, báo cáo COSO đã tạo lập một nền tảng lý luận cơ bản về KSNB.
Trong khu vực công, INTOSAI cũng tích hợp những yếu tố cấu thành hệ thống
KSNB theo COSO khi ban hành những quy định về KSNB.
Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ

Tương tự nhphát,
giá trị
Thu hồi
thanh
trúng
toán
thầu

Sai
khác

136,04

249,43

4,18

136,04

0,00

523,94
162,90

56,68
1,375.49

0.00
0.00


162,90

126,81

0.00

0,00

600,80

0.00

0,00

183,46

-

464,42

- 148,80 1.162,50

291,16

91.07 156,92
5,97 156,92

85,10

793,83 511,02


Khác

347,62

347,62

-

0.00


Trong đó
STT

1

2
3

4

Tên dự án

Số báo
cáo

Số kiểm
toán


Nâng cấp đường Đt
605 đoạn qua xã Điện
Hòa - Điện Tiến, Lý
trình Km5+693,7Km8+543,9
13.106,47 12.957,66
Hạ tầng kỹ thuật vệt
khai thác quỹ đất dọc
đường Hoàng Văn
Thái đoạn qua hồ điều
tiết
10.445,91 10.342,42
Cải tạo, nâng cấp
đường Sư Vạn Hạnh
17.445,93 17.041,11
Nâng cấp đê, kè vùng
cửa sông Hàn đoạn
Nam cầu Tuyên Sơn Hòa Hải
132.855,91 132.059,37
Tổng cộng

Chênh
lệch

Sai khối
lượng

Sai
đơn
giá


148,81

5,64

Sai
định
mức

Sai
khác

Kiến nghị xử lý
Giảm cấp Giảm
phát,
giá trị
Thu hồi
thanh
trúng
toán
thầu

148,81

148,81

(0.00)

103,49

103,49


97,85

404,82

404,82

404,82

796,53

291,16 505,38

505,38

291,.16

458.750,27 452.684,54 6.065,73 4.579,23 602,09 156,92 727,48 3.395,75

1.743,68

Khác

347,62 578,68


PHỤ LỤC 2

Phụ lục 03.a
Theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC

ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính

BẢNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHỐI CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH
THEO HỢP ĐỒNG ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Tên dự án: Cải tạo, cỉnh trang một số tuyến đường phục vụ tuần lễ cấp cao APEC 2017
Tên gói thầu: Xây lắp tuyến đường Hoàng Sa- Trường Sa- Võ Nguyên Giáp
Hợp đồng số: 185/2016/HDDXD-BQL ngày 02/8/2016 và phụ lục hợp đồng số : 50/PLHĐ-XD-01 ngày 03/3/2017
Bên giao thầu: Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng
Bên nhận thầu: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng KCON
Thanh toán lần thứ: 04
Căn cứ xác định: Bảng xác nhận khối lượng hoàn thành.
Biên bản nghiệm thu số: 04 ngày 30 tháng 9 năm 2017

Mã dự án:7536170

ĐVT: VN đồng

Số
TT

[1]

Tên công việc

1

[2]
A. PHẦN LẮT GẠCH VỈA HÈ
Phá dỡ kết cấu bê tông


2

Phá dỡ kết cấu bê tông cốt thép

3

Đào móng công trình

Đơn vị
tính

[3]
m3
m3
m3

Đơn giá thanh
Khối lượng
toán
Thực hiện
Đơn
giá
Theo
bổ
Lũy kế
Thực
Lũy kế
Hợp đồng
hợp
sung

đến hết hiện kỳ đến hết kỳ
đồng
(nếu
kỳ trước
này
này
có)
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]

Thành tiền

Ghi
chú

Thực hiện
Hợp đồng

Lũy kế đến hết
kỳ trước

Thực hiện kỳ
này

Lũy kế đến hết
kỳ này


[10]

[11]

[12]

[13]

3,95

3,95

3,95 327.710

1.294.455

1.294.455

1.294.455

19,15

19,15

19,15 516.045

9.882.262

9.882.262


9.882.262

40,20

40,20

40,20 184.556

7.419.513

7.419.513

7.419.513

[14]


4
5

1
2
3

Bê tông lót, đá 4x6 M100
Lát gạch Tezazo màu xám
(300x300x30)mm
…..
B. PHẦN CÂY XANH

Trồng cây Thủy tiên cao 0,5m (16
cây/m2) và bảo dưỡng cây sau khi
trồng 30 ngày
Trồng cúc biển và bảo dưỡng sau
khi trồng 30 ngày
Đắp đất màu trồng cây

m3

2.181,26 2.181,26

941.768

m2

18.563

m2

793

634,4

5.044

4.035,2

633

633


m2
m3

18.563

2.054.240.868

2.054.240.868

2.054.240.868

165,383

3.070.004.629

634,4 407.900

323.505.690

258.804.552

258.804.552

86.671.052

69.366.842

69.366.842


188.675.214

188.675.214

188.675.214

1.548.053.000

14.132.837.000

4.035,2 17.183
520 284.578

3.070.004.629

3.070.004.629


TỔNG CỘNG

23.628.169.000

12.584.784.000

Giá tri ̣hơ ̣p đồ ng:
23.628.169.000
Giá tri ̣ta ̣m ứng theo hơ ̣p đồ ng còn la ̣i chưa thu hồ i đế n cuố i kỳ trước:
3.949.000.000
Số tiề n đã thanh toán khố i lươ ̣ng hoàn thành đế n cuố i kỳ trước:
12.584. 000.000

Lũy kế giá tri ̣khố i lươ ̣ng thực hiê ̣n đế n cuố i kỳ này:
14.132.837.000
Thanh toán thu hồi ta ̣m ứng:
967.000.000
Giá tri ̣đề nghi ̣thanh toán kỳ này:
581.000.000
Số tiề n bằ ng chữ: Năm trăm tám mươi mốt triệu đồng.
17.114.000.000
7 Lũy kế giá tri ̣thanh toán:
* Ghi chú: Trường hợp này tạm ứng 50% giá trị hợp đồng và mức thu hồi tạm ứng là 62,5% khối lượng nghiệm thu hoàn thành của
từng lần thanh toán.
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 3 năm 2017

1
2
3
4
5
6

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
KỸ THUẬT A
P. PHÒNG ĐHGS

GIÁM ĐỐC

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU
KỸ THUẬ T B
GIÁM ĐỐC



PHỤ LỤC 3
Phụ lục 04
Theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC
ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính

BẢNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHỐI CÔNG VIỆC PHÁT SINH
NGOÀI HỢP ĐỒNG ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Tên dự án: Cải tạo, cỉnh trang một số tuyến đường phục vụ tuần lễ cấp cao APEC 2017
Mã dự án: 7536170
Tên gói thầu: Xây lắp tuyến đường Hoàng Sa- Trường Sa- Võ Nguyên Giáp
Hợp đồng số: 185/2016/HDDXD-BQL ngày 02/8/2016 và phụ lục hợp đồng số : 50/PLHĐ-XD-01 ngày 03/3/2017
Bên giao thầu: Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng
Bên nhận thầu: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng KCON
Thanh toán lần thứ: 04
Căn cứ xác định: Bảng xác nhận khối lượng hoàn thành.
Biên bản nghiệm thu số: 04 ngày 30 tháng 9 năm 2017

ĐVT: VN đồng

Số
TT

Tên công việc

[1]

[2]

Khối lượng phát sinh ngoài hợp

đồng
Thực hiện
Tổng
Đơn
khối Lũy kế
vị tính
Thực Lũy kế
lượng
đến
hiện kỳ đến hết
phát hết kỳ
này kỳ này
sinh
trước
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]

Đơn giá
Thành tiền
thanh toán
Thực hiện
Đơn
Tổng giá
Theo giá bổ
trị khối Lũy kế đến
hợp sung
Thực hiện

lượng phát
hết kỳ
đồng (nếu
kỳ này
sinh
trước
có)
[8]
[9]
[10]
[11]
[12]

Lũy kế đến
hết kỳ này
[13]

A. PHẦN LÁT GẠCH VỈA HÈ
1
2
3

Phá dỡ kết cấu bê tông
Phá dỡ kết cấu bê tông cốt thép
Đào móng công trình

m3
m3
m3


3,95
19,15
40,2

3,95
19,15
40,2

3,95
19,15
40,2

6.243
9.152
5.150

24.660
175.261
207.030

24.660
175.261
207.030

24.660
175.261
207.030

Ghi
chú


[14]


Số
TT

4
5

Tên công việc

Bê tông lót, đá 4x6 M100
Lát gạch Tezazo màu xám
(300x300x30)mm

Khối lượng phát sinh ngoài hợp
đồng
Thực hiện
Tổng
Đơn
khối Lũy kế
vị tính
Thực Lũy kế
lượng
đến
hiện kỳ đến hết
phát hết kỳ
này kỳ này
sinh

trước

Đơn giá
Thành tiền
thanh toán
Thực hiện
Đơn
Tổng giá
Theo giá bổ
trị khối Lũy kế đến
hợp sung
Thực hiện
lượng phát
hết kỳ
đồng (nếu
kỳ này
sinh
trước
có)

Lũy kế đến
hết kỳ này

m3

2.181,26

2.181,26 2.181,26

8.568


18.689.036

18.689.036

18.689.036

m2

18.536

18.536

18.536

1.113

20.660.619

20.660.619

20.660.619

95.460

57,28

57,28

17.181


1.640.098

984.059

984.059

181.700

127.19

127.19

28.636

5.203.161

3.642.213

3.642.213

12,32

30.812

284.542

8.767.308

3.506.923


8.767.308


1
2
3

B. PHẦN CÂY XANH
Trồng cúc biển và bảo dưỡng sau
khi trồng 30 ngày
Trồng cỏ lá gừng và bảo dưỡng
sau khi trồng 30 ngày
Đắp đất màu trồng cây

m2
m2
m3

30.812

18.49

5.260.385


TỔNG CỘNG
1
2
3

4
5
6

807.229.000 275.846.000 140.857.0000 416.703.000

Tổng giá tri ̣khối lượng phát sinh:
Giá tri ta
̣ ̣m ứng theo hơ ̣p đồ ng còn la ̣i chưa thu hồ i đế n cuố i kỳ trước:
Số tiề n đã thanh toán khố i lươ ̣ng hoàn thành đế n cuố i kỳ trước:
Lũy kế giá tri ̣khố i lươ ̣ng thực hiê ̣n đế n cuố i kỳ này:
Thanh toán thu hồi ta ̣m ứng:
Giá tri đề
̣ nghi ̣thanh toán kỳ này:
Số tiề n bằ ng chữ: Một trăm hai mươi bảy triệu đồng chẵn.
Lũy kế giá tri ̣thanh toán:
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
KỸ THUẬT A
P. PHÒNG ĐHGS

GIÁM ĐỐC

807.229.000
0
248.000.000
416.703.000
0
127.000.000
375.000.000
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 3 năm 2017

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU
KỸ THUẬ T B
GIÁM ĐỐC

Ghi
chú


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Chính phủ (2014). Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014
2. Chính phủ (2014), Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày /10/2009 hướng dẫn
thi hành Luật Đấu thầu và lựa chon nhà thầu xây dựng theo Luật Xây
dựng.
3. Chính phủ (2015), Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 quy định
chi tiết thi hành một số điều luật của luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư
4. Chính phủ (2015), Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính
phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (thay thế Nghị định 48 và
Nghị định 207)
5. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/6/2015 Quy định về
quản lý dự án đầu tư xây dựng.
6. Phạm Bình (2012), Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB
qua KBNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh, Đại học Đà Nẵng.
7. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/ 01/2016 Quy
định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà
nước.
8. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/ 01/2016 Quy
định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
9. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 Sửa

đổi một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/ 01/2016 của
Bộ Tài chính.
10. Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình quản lý chi ngân sách
nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.
11. Võ Anh Dũng (2010), Tăng cường công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại


các Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Đà Nẵng, Luận văn
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
12. Nguyễn Ngọc Dũng (2014), Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, Luận văn
Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
13. Phan Văn Điện (2015), Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán VĐT
XDCB qua KBNN tỉnh Đăk Nông, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh,
Đại học Đà Nẵng.
14. Lê Văn Hà (2016), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước cho các dự án do Ủy ban nhân dân thị xã Gia Nghĩa là chủ đầu tư,
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
15. Đường Nguyễn Hưng (2016), Giáo trình Kiểm soát nội bộ, NXB Giáo
dục Việt Nam.
16. Kho bạc nhà nước (2016), Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày
28/12/2016 Ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước quan hệ thông Kho bạc Nhà
nước.
17. Phạm Văn Khoan, Nguyễn Trọng Thản (2010), Giáo trình Quản lý tài
chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công, Học viện Tài chính
Hà Nội.
18. Đoàn Kim Khuyên (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư XDCB tại Kho bạc nhà nước Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị
kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

19. Trương Thị Tuấn Linh (2014), “Một số giải pháp tăng cường quản lý tạm
ứng và thu hồi tạm ứng trong công tác kiểm soát thanh toán các dự án đầu
tư sử dụng vốn NSNN qua KBNN”. Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia,
số 144, tr 18-19.


×