Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực lựa chọn nhà thầu xây lắp tại ban quản lý dự án thành phố cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 100 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................................... 5
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................................ 5
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 6
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................................ 6
7. Kết quả đạt được .............................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU ............................................................................ 8
1.1. Tổng quan về đấu thầu quốc tế ......................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm về đấu thầu và đấu thầu quốc tế ...........................................................................8
1.1.2. Đặc điểm của đấu thầu quốc tế ..............................................................................................9
1.1.3. Các loại hình đấu thầu quốc tế ........................................................................................... 11
1.1.4. Vai trò của đấu thầu quốc tế ............................................................................................... 12
1.1.5. Nguyên tắc của đấu thầu quốc tế ........................................................................................ 13
1.1.6. Tình hình hoạt động của đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay ...................................... 15
1.2. Tổng quan về đấu thầu trong nước .................................................................................. 18
1.2.1. Đặc điểm của đấu thầu trong nước ..................................................................................... 18
1.2.2. Vai trò của đấu thầu trong nước ......................................................................................... 19
1.2.3. Ý nghĩa của đấu thầu trong nước ........................................................................................ 21
1.2.4. Tình hình hoạt động của đấu thầu tại Việt Nam hiện nay ................................................... 22
1.2.5. Thực trạng đấu thầu xây lắp tại Việt Nam .......................................................................... 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
XÂY LẮP ............................................................................................................................. 30
2.1. Những lý luận cơ bản về lựa chọn nhà thầu xây lắp........................................................... 30
2.1.1. Khái niệm ............................................................................................................................ 30
2.1.2. Hệ thống văn bản pháp quy áp dụng trong công tác lựa chọn nhà thầu ............................ 30
2.1.3. Các nguyên tắc khi lựa chọn nhà thầu ................................................................................ 31
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp ........................................ 34
2.1.5. Những tồn tại cần khắc phục trong công tác lựa chọn nhà thầu ........................................ 36



1


2.2. Các bước trong thủ tục lựa chọn nhà thầu xây lắp ............................................................. 38
2.2.1. Các bước và trình tự lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế....... 38
2.2.2. Các bước và trình tự lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu ........................................... 38
2.2.3. Các bước và trình tự lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh ............................. 39
2.2.4. Các bước và trình tự lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện ............................................. 40
2.2.5. Các bước và trình tự lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của
cộng đồng ...................................................................................................................................... 40
2.3. Những vấn đề cần quan tâm trong công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp tại các Ban Quản lý dự
án: .................................................................................................................................... 41
2.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu ......................................................................... 41
2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu.................................................................... 44
2.3.3 Những vấn đề hậu công tác lựa chọn nhà thầu .................................................................... 45
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lựa chọn nhà thầu xây lắp của Ban Quản lý dự án .......... 48
2.4.1. Cơ chế quản lý nhà nước gây ảnh hưởng đến năng lực LCNT xây lắp của Ban QLDA ..... 48
2.4.2. Nhân lực LCNT có chất lượng thấp làm ảnh hưởng đến năng lực LCNT xây lắp của Ban
QLDA. ........................................................................................................................................... 50
2.4.3. Hình thức lựa chọn nhà thầu gây ảnh hưởng đến năng lực LCNT xây lắp của Ban QLDA
....................................................................................................................................................... 52
2.4.4. Vấn đề công bố thông tin cũng gây ảnh hưởng đến năng lực LCNT xây lắp của Ban QLDA
....................................................................................................................................................... 53
2.5. Giới thiệu về phần mềm STATA hỗ trợ cho năng lực lựa chọn nhà thầu xây lắp của các Ban
QLDA ............................................................................................................................... 55
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LỰA CHỌN NHÀ
THẦU XÂY LẮP TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH PHỐ CAO LÃNH ........................... 60
3.1. Giới thiệu về Ban Quản lý dự án TP Cao Lãnh ................................................................. 60
3.1.1. Chức năng nhiệm vụ ............................................................................................................ 60

3.1.2. Tổ chức bộ máy của đơn vị ................................................................................................. 60
3.1.3. Năng lực của đơn vị ............................................................................................................ 60
3.2. Giới thiệu về các dự án và các gói thầu............................................................................ 61
3.2.1. Giới thiệu về các dự án ....................................................................................................... 61
3.2.2. Nhiệm vụ và mục tiêu của các dự án ................................................................................... 61
3.2.3. Giới thiệu về lựa chọn nhà thầu các gói thầu xây lắp ......................................................... 62
3.3. Thực tế công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án TP Cao Lãnh .................. 64
3.3.1. Các trình tự và thủ tục lựa chọn nhà thầu đã áp dụng thực tế ............................................ 64

2


3.3.2. Đánh giá chung về công tác lựa chọn nhà thầu tại Ban QLDA thành phố Cao Lãnh trong
các năm qua .................................................................................................................................. 65
3.3.3. Những vướng mắc trong công tác xét chọn nhà thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án TP Cao
Lãnh............................................................................................................................................... 67
3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực lựa chọn nhà thầu xây lắp tại Ban QLDA Thành phố
Cao Lãnh ............................................................................................................................ 82
3.4.1. Nâng cao năng lực xét thầu về tài chính ............................................................................ 82
3.4.2. Đa dạng hóa các tiêu chí lựa chọn về mặt kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu .......................... 88
3.4.3. Nâng cao năng lực cho tổ chức lập hồ sơ mời thầu ............................................................ 90
3.4.4. Giải pháp cung cấp thông tin .............................................................................................. 91
3.5. Điều kiện thực hiện giải pháp ......................................................................................... 94
3.5.1. Kiến nghị về phía Nhà nước và các cơ quan liên quan ....................................................... 94
3.5.2. Kiến nghị đối với các nhà thầu khi tham gia dự thầu ......................................................... 96
3.5.3. Kiến nghị đối với Ban Quản lý dự án TP Cao Lãnh ........................................................... 96
3.6. Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 97
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 99


3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực
hiện gói thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả
kinh tế. Có thể hiểu đơn giản: đấu thầu là việc người muốn mua công trình, hàng hóa,
dịch vụ... (người mua-chủ đầu tư-bên mời thầu) lựa chọn, tìm người bán công trình,
hàng hóa, dịch vụ... (nhà thầu-người cung cấp dịch vụ) phù hợp với mình nhất trong số
những người chào bán.
Ngoài ra đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, tuân theo các quy luật
khách quan của thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật giá cả - giá trị. Thông qua
hoạt động đấu thầu, những người mua (chủ đầu tư) có nhiều cơ hội để lựa chọn trong
số những người bán người phù hợp nhất với mình, mang lại hiệu quả cao nhất - xứng
với giá trị của đồng tiền mà người mua sẵn sàng bỏ ra. Đồng thời những người bán
(nhà thầu) có nhiều cơ hội để cạnh tranh nhằm đạt được các hợp đồng, có thể cung cấp
các hàng hóa sản xuất ra, cung cấp các kiến thức hoặc các dịch vụ mà mình có khả
năng đáp ứng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Kinh nghiệm cho thấy rằng đấu thầu nếu được thực hiện tốt có thể tiết kiệm chi phí
đáng kể so với phương pháp giao thầu. Bởi nội dung quan trọng của công tác đấu thầu
là rà soát, quản lý việc chi tiêu, sử dụng các nguồn tiền một cách có hiệu quả. Trên thế
giới hầu hết các quốc gia đều có quy định về đấu thầu theo các hình thức khác nhau có
thể là luật, nghị định, sắc lệnh…
Hoạt động đấu thầu được áp dụng vào Việt Nam trong khoảng thời gian 20 năm trở lại
đây. Thông qua đấu thầu, các chủ đầu tư đã lựa chọn được những nhà thầu đủ năng
lực, kinh nghiệm để thực hiện các dự án, gói thầu làm thay đổi diện mạo kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế
đất nước phát triển.
Lựa chọn nhà thầu được thực hiện ở các lĩnh vực khác nhau, bao gồm: dự án đầu tư

xây dựng công trình, dự án mua sắm hàng hoá, dự án quy hoạch, tư vấn thiết kế, giám
sát thi công, nghiên cứu khoa học, lựa chọn đối tác... Việc lựa chọn nhà thầu hiện chịu
4


sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Đấu thầu
(đối với lựa chọn nhà thầu thuộc các lĩnh vực), Luật Thương mại (đối với lựa chọn nhà
thầu mua sắm hàng hoá), Luật Xây dựng (đối với nhà thầu hoạt động xây dựng). Ngoài
ra, do yêu cầu quản lý trong một số lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm (dầu khí, đất đai, tài
chính...), nhà nước cũng có những quy định riêng về lựa chọn nhà thầu.
Dưới góc độ kinh tế, sản phẩm, dịch vụ xây dựng là loại hàng hoá đặc biệt, với sự biểu
hiện tương đối đa dạng, có thể là dịch vụ chất xám (tư vấn), có thể là hạng mục công
trình, công trình xây dựng... Do vậy, bản chất của việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt
động xây dựng là chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu, có
các đề xuất về giá dự thầu, tiến độ và các đề xuất mang lại hiệu quả cao nhất cho chủ
đầu tư.
Có thể nói đấu thầu là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm sự thành công của
các dự án. Để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư dự án ở các công trình tại thành phố
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp từ góc nhìn về đầu tư xây dựng cơ bản, luận văn sẽ đi sâu
nghiên cứu “Giải pháp nâng cao năng lực lựa chọn nhà thầu xây lắp tại Ban Quản
lý dự án Thành phố Cao Lãnh”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài có mục đích làm rõ nền tảng cơ sở lý luận về đấu thầu trong xây dựng. Từ đó
phân tích thực trạng, đối chiếu với các qui định pháp luật hiện hành để đề xuất giải pháp
nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên gia trong việc lựa chọn nhà thầu, nhằm nâng cao hiệu
quả đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án Thành phố Cao Lãnh.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Từ thực tế công tác lựa chọn nhà thầu trong đầu tư xây dựng cơ bản, nghiên cứu đề
xuất các giải pháp nâng cao năng lực lựa chọn nhà thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án
Thành phố Cao Lãnh giai đoạn 2016-2020.

4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các hình thức lựa chọn nhà thầu xây lắp đối với:

5


a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự
nghiệp công lập;
b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b nhưng có sử
dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30%
nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích.
- Phương pháp bảng câu hỏi (điều tra khảo sát, thu thập tổng hợp tài liệu, lấy ý kiến
chuyên gia)
- Một số phương pháp kết hợp khác.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thông qua việc phân tích thực tiễn, rà soát đối chiếu với các quy định của pháp luật về
công tác đấu thầu rút ra được những điểm mạnh - yếu, từ đó đề xuất một số giải pháp
nâng cao chất lượng trong công tác lựa chọn nhà thầu tại tỉnh Đồng Tháp nói chung và
nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên gia đấu thầu thuộc Ban Quản lý dự án Thành
phố Cao Lãnh nói riêng.
7. Kết quả đạt được
- Luận văn sẽ nêu tổng quan và thực trạng về công tác lựa chọn nhà thầu tại Ban Quản
lý dự án Thành phố Cao Lãnh, tìm hiểu hệ thống quản văn bản pháp quy về lựa chọn
nhà thầu, so sánh đối chiếu với thực tiễn.

- Phân tích, xem xét tình hình thực tế để chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại chưa
thực hiện được đối với công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án
Thành phố Cao Lãnh.
6


- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả, nâng cao năng lực lựa chọn nhà
thầu tại Ban Quản lý dự án Thành phố Cao Lãnh từ đó góp phần nâng cao năng lực
của đội ngũ chuyên gia đấu thầu trong việc lựa chọn nhà thầu xây lắp tại Ban Quản lý
dự án Thành phố Cao Lãnh.

7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
1.1. Tổng quan về đấu thầu quốc tế
1.1.1. Khái niệm về đấu thầu và đấu thầu quốc tế
Theo Luật Đấu thầu số: 43/2013/QH13 thì Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các
nhà thầu, nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức) trong và ngoài nước tham gia.
Những bên liên quan trong công tác đấu thầu thường gặp:
Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt
động đấu thầu, bao gồm:
- Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;
- Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
- Đơn vị mua sắm tập trung;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền lựa chọn.
Bên nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự, đối với cá
nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Ngoài ra,
phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với

nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu
trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập về tài chính của mình.
Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá
nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam
Nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân
mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.
Cho dù nhà thầu trong hay ngoài nước gì thì Nhà thầu cũng có thể phân loại thành nhà
thầu chính và nhà thầu phụ:

8


Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực
tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc
lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh (Khoản 35, điều 4, Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13).
Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà
thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của
gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu
cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Các đối tượng tham gia gián tiếp trong công tác đấu thầu:
- Cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát;
- Tổ chức, công ty kiểm toán độc lập;
- Công luận, các cơ quan báo chí;
- Sự tham gia của cộng đồng với vai trò giám sát.
1.1.2. Đặc điểm của đấu thầu quốc tế
- Theo thông lệ thì đấu thầu sẽ diễn ra ở địa điểm cụ thể với thời gian xác định.
Thời gian và địa điểm của mỗi cuộc đấu thầu được nêu rõ trong các thông báo mời
thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Đấu thầu, đài phát thanh, đài

truyền hình, trang WEB,… và trong thư mời thầu.
- Bên bán không nhất thiết phải bán những hàng hoá có sẵn mà bán hàng dựa vào
thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn chế tạo, công nghệ chế tạo.
Nhà thầu tiếp nhận các tiêu chuẩn về kỹ thuật của hàng hoá từ bên mời thầu ra đề
trong hồ sơ mời thầu. Các yêu cầu về kỹ thuật của hàng hoá trong thông báo mời thầu
thường rất chi tiết thể hiện rõ mặt hàng trong đấu thầu và đồng thời có quy cách phẩm
chất phức tạp, giá trị cao. Tuy nhiên hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu cụ thể về
nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu
hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.

9


Đấu thầu không chỉ áp dụng trong mua sắm hàng hoá hữu hình mà còn trong lĩnh vực
cung ứng dịch vụ.
- Hoạt động đấu thầu diễn ra với một người mua nhưng có rất nhiều người bán (thị
trường của người mua) và đôi khi giá thành là giá thấp nhất (giá sàn) hoặc giá cao
nhất nhưng không được vượt quá giá của gói thầu được phê duyệt.
Theo khoản 4 Điều 117 Nghị định 63/NĐ-CP phải có ít nhất 03 nhà thầu tham dự thì
mở thầu mới hợp lệ. Do đó, càng nhiều nhà thầu (người bán) thì càng sôi động là đặc
điểm nổi bật nhất của hoạt động đấu thầu. Đấu thầu thực sự đem lại lợi ích cho người
mua vì nó tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt, khách quan và công khai giữa các nhà thầu
có năng lực. Đồng thời hoạt động này diễn ra cần phải đảm bảo công bằng, minh bạch.
Các nhà thầu muốn trúng thầu thì phải tính toán đưa ra giá thấp nhất. Tất nhiên giá cả
không phải là yếu tố duy nhất quyết định thắng thầu vì còn nhiều yếu tố khác như tiêu
chuẩn kỹ thuật, chất lượng, công nghệ ứng dụng và đặc biệt là quan hệ làm ăn giữa hai
bên. Kinh nghiệm cho thấy rằng, hàng hóa được chọn qua kết quả đấu thầu
không phải là hàng hóa có giá thấp nhất mà là hàng hóa của bên bán có uy tín
trong các lần quan hệ làm ăn trước đây.
- Mọi điều kiện đều được quy định sẵn trừ giá cả

Theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 63/NĐ-CP chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về tài
chính của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật tức là
HSDT được đánh giá đạt về kỹ thuật thì mới tiến hành đánh giá về tài chính (giá cả).
Giá cả là là điều kiện quan trọng nhất để lựa chọn người thắng thầu nên được quyết
định cuối cùng.
- Đấu thầu thường bị chi phối từ cơ quan quản lý nguồn vốn đầu tư về một số các điều
kiện cũng như các thủ tục pháp lý
Các tổ chức tài chính Quốc tế như WTO, IMF ... thường có các quy chế đấu thầu
hướng dẫn các nước vay khi sử dụng vốn vay. Riêng nguồn vốn ODA thì các công ty
của nước cấp ODA thường thắng thầu trong các cuộc đấu thầu sử dụng vốn này vì hầu

10


hết các nước cung cấp ODA đều quy định các nước vay phải sử dụng ODA để mua
hàng hoá và dịch vụ cung cấp bởi nước cấp ODA.
1.1.3. Các loại hình đấu thầu quốc tế
- Căn cứ vào đối tượng (mục đích) đấu thầu:
Đấu thầu mua sắm hàng hoá (Tender for Procurement goods)
Đấu thầu xây dựng công trình (Tender for Works)
Đấu thầu dịch vụ tư vấn (Tender for Consulting Services)
Đấu thầu dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án (Tender for Project)
- Căn cứ vào hình thức lựa chọn nhà thầu:
Đấu thầu rộng rãi (open bidding hay international competitive)
Đấu thầu hạn chế (limited bidding)
Chỉ định thầu (Single bidding)
Chào hàng cạnh tranh
Mua sắm trực tiếp
Tự thực hiện (Tự thầu)
Mua sắm đặc biệt

- Căn cứ vào hình thức báo thầu:
Đấu thầu 1 túi hồ sơ (1 phong bì)
Đấu thầu 2 túi hồ sơ (2 phong bì)
- Căn cứ vào hình thức xét thầu:
Đấu thầu 1 giai đoạn
Đấu thầu 2 giai đoạn

11


1.1.4. Vai trò của đấu thầu quốc tế
- Tính cấp thiết của đấu thầu quốc tế
Thực tế cho thấy, quá trình đấu thầu diễn ra một cách minh bạch thì tiết kiệm được
vốn đầu tư vì khi đó nó có tác dụng làm các chủ đầu tư, các nhà dự thầu phải tính đến
hiệu quả của hoạt động trước khi tiến hành ký kết hợp đồng. Công tác đấu thầu là một
đòi hỏi thiết yếu để đảm bảo thành công cho các nhà đầu tư dù đó là đầu tư trong nước
hay đầu tư nước ngoài. Do tính chất công bằng và cạnh tranh công khai nên đấu thầu
quốc tế tạo ra một môi trường bình đẳng cho các nhà kinh doanh từ các quốc gia khác
nhau trong việc tổ chức, thực hiện hợp đồng. Tạo cơ hội cho nhà đầu tư tiếp cận hay
cập nhật được các công nghệ, kỹ thuật mới của các quốc gia tiên tiến. Đồng thời, đấu
thầu quốc tế cũng giúp cho các nhà đầu tư mua được hàng hóa, dịch vụ… với giá rẻ,
đạt yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật và các điều kiện khác. Ngược lại, các nhà thầu có
cơ hội giới thiệu, phân phối hàng hóa xuyên quốc gia, thu lại lợi ích cho doanh nghiệp
cũng như nước sản xuất. Như vậy, đấu thầu quốc tế cùng đem lại lợi ích cho các bên
tham gia.
- Ý nghĩa của đấu thầu Đấu thầu quốc tế
Đối với Nhà nước:
Thực hiện đấu thầu quốc tế là biện pháp quản lý tài chính vô cùng hiệu quả và tăng
cường các lợi ích kinh tế xã hội khác. Đấu thầu quốc tế là cơ sở để đánh giá khả năng
của các đơn vị cơ sở, các đối tác nước ngoài, ngăn chặn được các biểu hiện tiêu cực,

sự thiên vị, móc ngoặc riêng làm mất đi tính cạnh tranh trong kinh doanh. Đồng thời,
thông qua đấu thầu quốc tế mà đất nước thu được những công nghệ mới, hệ thống
trang thiết bị, máy móc hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến, những kiến
thức về kỹ thuật, tư vấn của các chuyên gia, đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề ...
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Đối với chủ đầu tư:
Áp dụng đấu thầu quốc tế là phương thức thích hợp để lựa chọn các nhà thầu có năng
lực nhất đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật đặt ra đồng thời cũng có được giá thành và

12


điều kiện tín dụng hợp lý nhất. Đấu thầu chống tình trạng độc quyền của các nhà thầu.
Chủ đầu tư giảm được giá vốn đầu tư do có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu.Ngoài ra,
thông qua việc tham khảo ý kiến của các nhà thầu, các chủ đầu tư còn thu được những
thông tin hữu ích cho việc đầu tư, xây dựng các tiêu chuẩn tối ưu trong hồ sơ mời thầu.
Đối với nhà thầu:
Đấu thầu quốc tế là hình thức bảo đảm công bằng và cơ hội tương đối cho tất cả các
nhà cung ứng tiềm năng. Đấu thầu quốc tế kích thích các nhà thầu nâng cao trình độ
kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư nhằm tăng khả năng cạnh
tranh. Thông qua đấu thầu quốc tế, các nhà thầu trong nước có thể tiếp cận được
những kỹ thuật công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý để nâng cao năng lực
cạnh tranh trên trường quốc tế.
1.1.5. Nguyên tắc của đấu thầu quốc tế
Hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều quy chế đấu thầu khác nhau như quy chế đấu
thầu của FIDIC, WB, ADB ... Mỗi bản quy chế đấu thầu đều có những nguyên tắc
riêng phù hợp với mục đích của mình. Nhưng nhìn chung các nguyên tắc đấu thầu
quốc tế chủ yếu như sau:
- Nguyên tắc cạnh tranh công khai với điều kiện ngang nhau
Mỗi cuộc đấu thầu đều phải được thực hiện với sự tham gia của một số nhà thầu có đủ

năng lực để hình thành một cuộc cạnh tranh quyết liệt. Điều kiện đặt ra với các đơn vị
ứng thầu (dự thầu) và thông tin cung cấp cho họ phải, rõ ràng, đầy đủ và ngang nhau,
nhất thiết không có sự phân biệt đối xử hay thiên vị.
- Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ
Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết rõ ràng
và có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng, tiến độ và điều
kiện thực hiện công trình. Điều này có nghĩa là bên mời thầu phải nghiên cứu, tính
toán và cân nhắc kỹ lưỡng để tiên liệu dự toán một cách chính xác về mọi yếu tố có
liên quan đến gói thầu, tránh tình trạng chuẩn bị sơ sài, tắc trách.

13


- Nguyên tắc đánh giá công bằng, minh bạch
Các hồ sơ dự thầu phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng một mặt
bằng chung và được đánh giá bởi một Hội đồng xét thầu hoặc Tổ chuyên gia có đầy đủ
tư cách hợp lệ và năng lực chuyên môn cao. Lý do để "được chọn" hay "bị loại" đều
được giải thích đầy đủ trong các biên bản xét hoặc được tổng hợp trong báo cáo đánh
giá HSDT, HSĐX tránh sự ngờ vực.
- Nguyên tắc trách nhiệm phân minh
Không chỉ các nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan được đề cập và chi tiết hoá
trong hợp đồng mà phạm vi trách nhiệm của mỗi bên ở từng phần việc đều được phân
minh, rạch ròi để không một sai sót nào không có người chịu trách nhiệm. Mỗi bên có
liên quan đều biết rõ mình phải gánh chịu những hậu quả gì nếu có sơ suất và sai phạm
và do đó mỗi bên phải nỗ lực tối đa trong việc kiểm soát bất trắc và phòng ngừa rủi ro.
Pháp luật Việt Nam qui định rất rõ trách nhiệm các bên nếu thực hiện sai đâu sẽ xử
đấy, không xử sai người hay bỏ lọt người, lọt tội.
- Nguyên tắc "ba chủ thể"
Thực hiện dự án theo thể thức đấu thầu quốc tế luôn có sự hiện diện đồng thời của ba
chủ thể: bên mời thầu, nhà thầu và các nhà tư vấn. Trong đó, kỹ sư tư vấn hiện diện

như một nhân tố bảo đảm cho hợp đồng luôn thực hiện nghiêm túc đến từng chi tiết,
mọi sự bất cập về kỹ thuật hoặc tiến độ đều được phát hiện kịp thời, những biện pháp
điều chỉnh đều được đưa ra đúng lúc. Đồng thời, kỹ sư tư vấn cũng chính là nhân tố
hạn chế tối đa những mưu toan thông đồng hoặc thoả hiệp gây thiệt hại cho những
người chủ đích thực của dự án. Có nhiều điều khoản được thi hành để buộc các kỹ sư
tư vấn phải là những chuyên gia có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và phải làm đúng
vai trò của những nhà trọng tài công minh được cử đến từ một công ty tư vấn chuyên
ngành, công ty này cũng phải được lựa chọn thông qua quá trình đấu thầu theo một
quy trình chặt chẽ.
- Nguyên tắc (bảo đảm) bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm chính đáng

14


Các khoản mục về bảo lãnh, bảo hành, bảo hiểm … cũng được đề cập trong hồ sơ mời
thầu hay hồ sơ dự thầu một cách rõ ràng để các bên liên quan cùng hiểu rõ. Chính sự
tuân thủ các nguyên tắc này đã nói lên ý nghĩa, tác dụng tích cực của phương thức đấu
thầu. Đấu thầu nhằm kích thích nỗ lực của các bên và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên
để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, tài chính của dự án và do đó
bảo đảm lợi ích chính đáng cho cả bên mời thầu và nhà thầu, góp phần tiết kiệm các
nguồn lực xã hội. Trước hết đối với chủ đầu tư, căn cứ vào kết quả đấu thầu, chủ thầu
chọn lựa nhà thầu có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của mình về kỹ thuật, trình độ
thi công, bảo đảm kế hoạch tiến độ và giá cả hợp lý. Đối với nhà thầu, đấu thầu đảm
bảo tính công bằng giữa các nhà thầu ở mọi thành phần kinh tế. Do phải cạnh tranh với
nhau cho nên mỗi nhà thầu đều phải cố gắng tìm tòi và đổi mới những kỹ thuật công
nghệ tiên tiến, có trách nhiệm cao với dự án, các loại vật tư thiết bị được đem chào với
mức giá có tính cạnh tranh cao hơn.
1.1.6. Tình hình hoạt động của đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay
- Có bốn lĩnh vực đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay, đang tồn tại như sau:
+ Đấu thầu về tư vấn: Là đấu thầu về tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn để thực hiện

công tác tư vấn như tư vấn chuẩn bị dự án, tư vấn thực hiện dự án,...
+ Đấu thầu về mua sắm thiết bị máy móc: Là dạng đấu thầu theo nội dung đấu thầu
hàng hoá.
+ Đấu thầu xây lắp: Là đấu thầu về các công trình mang tính chất xây dựng cơ sở hạ
tầng. Đây là loại đấu thầu được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam. Mặc dù đã qua nhiều
năm tổ chức hoạt động đấu thầu xây lắp nhưng do tính chất xây dựng ở Việt Nam còn
non kém, cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, vấn đề xây lắp là tất yếu cho nên có rất nhiều
công trình để xây dựng cần đến đấu thầu. Trong quá trình này, nhiều công ty trong
nước cũng như nước ngoài mong muốn mình đứng ra làm chủ công trình cho nên càng
thúc đẩy sự phát triển của đấu thầu trong xây lắp. Hơn thế nữa ở Việt Nam, các lĩnh
vực về đấu thầu khác như tư vấn, mua sắm hàng hoá hoặc dự án … nó quá mới mẻ với
nhà thầu Việt Nam hoặc là quá ít, việc đấu thầu chưa phải là cấp thiết, sống còn đối
với nhà thầu ở Việt Nam. Cho nên, họ chỉ tập trung vào lĩnh vực đấu thầu xây lắp.

15


+ Đấu thầu dự án: Là loại đấu thầu các dự án mà các chủ đầu tư muốn nhà thầu quản
lý dự án đó theo tiến độ công việc được giao cho nhà thầu mà chủ dự án mong muốn.
- Sự yếu kém của các nhà thầu Việt Nam khi cạnh tranh với các nhà thầu quốc tế trong
đấu thầu tại Việt Nam
Những năm gần đây, tổng mức đầu tư của Việt Nam bình quân đạt khoảng 600.000 tỷ
đồng và theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước.
Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, hầu hết các dự
án với quy mô lớn hoặc đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài thì các nhà thầu trong nước
chưa đạt yêu cầu, thay vào đó là sự lựa chọn nhà thầu nước ngoài.
- Tham gia các cuộc đấu thầu quốc tế ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là các nhà
thầu nước ngoài. Các cuộc đấu thầu dự án công trình có vốn FDI hay ODA không
hoàn lại thường được tổ chức ở nước ngoài.
* Tham gia các cuộc đấu thầu quốc tế ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là các nhà

thầu nước ngoài.
Nhìn chung các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì các nhà thầu Việt Nam hầu như ít
được làm tổng thầu, tỉ lệ thầu chính thấp, các nhà thầu Việt Nam chủ yếu tham gia với
tư cách là các nhà thầu phụ hoặc một bên liên doanh với nước ngoài, đặc biệt trong
lĩnh vực xây dựng. Những gói thầu chính trúng thầu phần lớn là những gói thầu san
nền, làm móng hoặc xây dựng phần thô. Những gói thầu làm tổng thầu có thiết kế,
công nghệ cao nhà thầu Việt Nam chưa đủ khả năng dự thầu. Hình thức phụ cũng rất
đa dạng, có công trình thầu phụ dưới dạng hợp tác với nhà thầu chính nước ngoài, có
công trình thông qua bản ghi nhớ, cung cấp giá cho nhà thầu nước ngoài đứng ra đấu
thầu, cũng có công trình chỉ nhận thầu phần nhân công. Nhưng giá cả làm thầu phụ
thường bị các nhà thầu chính nước ngoài bắt chẹt dưới các hình thức gọi phiếu chào
giá từng công việc tới nhà thầu Việt Nam, rồi sau đó chọn giá thấp nhất để hợp đồng
giao việc. Có nhà thầu Việt Nam tham gia đấu thầu bằng văn bản ghi nhớ, nhưng khi
trúng thầu chỉ được làm một phần, còn lại nhà thầu nước ngoài giao cho nhà thầu phụ
Việt Nam khác với giá thấp hơn. Có trường hợp nhà thầu nước ngoài đơn phương cắt

16


hợp đồng đối với nhà thầu Việt Nam hoặc nhà thầu trúng thầu bán lại cho các nhà thầu
khác.
Ở Việt Nam thời gian qua cũng có nhiều liên doanh trong lĩnh vực xây dựng ra đời
nhưng vốn rất nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, phần lớn các công ty liên doanh đều bị
thua lỗ vì không giành được công ăn việc làm. Để tham gia và thắng thầu các doanh
nghiệp Việt Nam phải liên kết với nhau dùng sức mạnh tổng hợp của Tổng công ty,
đây là vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt.
Về phương pháp xét thầu, đôi khi chỉ dựa vào Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, thiếu
thông tin thực tế, do đó khi đánh giá năng lực nhà thầu chưa đảm bảo độ chính xác.
Việc đánh giá cho điểm chưa công bằng, tuy có điểm chuẩn nhưng các chỉ tiêu đặt ra
chưa định hướng được, dẫn đến việc cho điểm còn mang tính chủ quan, có khi thiên

vị.
* Các cuộc đấu thầu dự án công trình có vốn FDI hay ODA hoàn lại thường được tổ
chức tại nước ngoài.
- Mặc dù quy chế đấu thầu của Việt Nam có quy định áp dụng đấu thầu đối với các
doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng - hợp tác – kinh doanh hoặc chính quyền có sự
tham của các tổ chức kinh tế nhà nước từ 30% trở lên nhưng việc áp dụng còn có
chừng mực. Nguyên nhân là do tỷ lệ góp vốn quyết định. Các xí nghiệp 100% vốn
nước ngoài, các xí nghiệp tư nhân hầu như chưa biết tới quy chế. Các xí nghiệp này
khi xây dựng hầu hết là tổ chức đấu thầu tại nước ngoài, sau đó đơn vị thắng thầu sẽ
thuê các công ty Việt Nam xây dựng.
Các công trình có vốn ODA không hoàn lại cũng diến ra tương tự, đại đa số được tổ
chức tại nước ngoài, đặc biệt là các công trình có vốn của các tổ chức Chính phủ các
nước cho Việt Nam vay (Nhật Bản, Pháp, Tây Ban Nha…). Do tổ chức tại nước ngoài
nên cơ hội tham gia cạnh tranh của các nhà thầu trong nước bị hạn chế, không có dịp
để cọ sát, khi nhận thầu lại các công ty Việt Nam đã chịu nhiều thiệt thòi, nhiều ràng
buộc khắt khe.

17


1.2. Tổng quan về đấu thầu trong nước
1.2.1. Đặc điểm của đấu thầu trong nước
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13: “Đấu thầu là quá
trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch
vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện
hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên
cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13: “Đấu
thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự
thầu”

Như vậy có thể thấy, đấu thầu trong nước là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu
trong nước đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để
bên bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được các hàng
hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp
nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó
với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Như
vậy, bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như một sự cạnh tranh lành mạnh
để được thực hiện một việc nào đó, một yêu cầu nào đó.
Đặc điểm của đấu thầu:
Thứ nhất: Đấu thầu trong nước là một hoạt động thương mại. Trong đó, bên dự thầu là
các thương nhân ở Việt Nam có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là
lợi nhuận, còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch
vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.
Thứ hai: Đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với
quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế, đấu thầu không diễn
ra như một hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm
hàng hóa và sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là là giúp bên mời thầu
tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt

18


nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức
đấu thầu đàm phán, để ký hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp
công trình.
Thứ ba: Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Theo Luật thương mại
2005, trong hoạt động đấu thầu có thể xuất hiện bên thứ ba như các công ty tư vấn
giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ, đánh giá hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên đây là
hoạt động không qua trung gian, không có thương nhân làm dịch vụ đấu thầu hàng
hóa, dịch vụ cho thương nhân khác nhận thù lao. Trong khi đó, Luật đấu thầu 2013 đã

quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm đại lý đấu thầu, đơn vị sự
nghiệp được thành lập và chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp. Việc thành lập
và hoạt động của đại lý đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh
nghiệp. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa một bên mời thầu và nhiều bên dự
thầu. Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định đầu tư, chỉ
định thầu.
Thứ tư: Hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu
và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lý do bên mời thầu lập, trong đó có
đầy đủ những yêu cầu về kỹ thuật, tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm,
dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên dự
thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
Thứ năm: Giá của gói thầu xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết phải có sự
khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoặc dự toán được đưa ra bởi bên mời thầu theo
khả năng tài chính của bên mời thầu. Bên dự thầu đưa ra giá cao hơn khả năng tài
chính của bên mời thầu thì dù có tốt đến mấy cũng khó có thể trúng thầu. Bên dự thầu
nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ
hội chiến thắng.
1.2.2. Vai trò của đấu thầu trong nước
Vai trò của đấu thầu đối với nền kinh tế:

19


Công tác đấu thầu đóng góp những thành tựu to lớn cho sự phát triển kinh tế, thể hiện
vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị trường, cụ thể vai trò của hoạt
động đấu thầu thể hiện cơ bản qua các mặt sau:
Thông qua hoạt động đấu thầu, các hoạt động kinh tế đều được kích thích phát triển
như các ngành sản xuất trực tiếp, các ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến. Với việc
nhiều nhà thầu đứng vai trò tổng thầu để kết hợp được các nhà chế tạo, nhà sản xuất,
các chuyên gia tư vấn nhằm thực hiện các gói thầu quy mô lớn, tổng hợp nhiều lĩnh

vực đã làm cho hoạt động kinh tế được diễn ra theo hướng chuyên môn hóa sâu và đa
phương hóa rộng.
Đấu thầu là một công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người mua (bên mời
thầu) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh; phát triển các ngành sản
xuất theo hướng chuyên môn hóa sâu và hợp tác hóa rộng đồng thời phát triển thị
trường đấu thầu. Thông qua đấu thầu đã phát triển được thị trường người bán, nhiều
doanh nghiệp nhà thầu lớn mạnh, nhiều doanh nghiệp được thành lập mới hoặc đặt
chân vào thị trường đấu thầu, kích thích thị trường trong nước phát triển chống được
sự độc quyền tự nhiên. Các Chủ đầu tư, Bên mời thầu cũng được tăng cường về năng
lực, họ có thêm kiến thức, thông tin và trở thành những người mua ngày một thông
thái hơn. Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự phát triển nhờ
tăng cường sự công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh các
hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn Nhà nước cho các công trình công cộng.
Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm của những thủ tục
hành chính nặng nề, cản trở sự năng động, sáng tạo.
Vai trò của đấu thầu đối với Chính phủ:
Đấu thầu là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ quản lý chi tiêu, sử dụng các
nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí. Đó là
những khoản tiền được chi dùng cho đầu tư phát triển mà có sự tham gia của các tổ
chức nhà nước, Doanh nghiệp nhà nước ở một mức độ nào đó, cũng như cho mục tiêu
duy trì các hoạt động của bộ máy Nhà nước.

20


Vai trò của đấu thầu đối với Chủ đầu tư:
Thông qua đấu thầu, các Chủ đầu tư đã lựa chọn được những nhà thầu đủ năng lực,
kinh nghiệm để thực hiện các dự án, gói thầu làm thay đổi diện mạo kết cấu hạ tầng
kinh tế-xã hội của đất nước. Hàng loạt các con đường, cầu, bến cảng, sân bay, nhà máy
điện, xi măng, các công trình cấp nước, thoát nước, dầu khí,... đã được xây dựng, góp

phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.
Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ giúp các Chủ đầu tư có
điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minh bạch các khoản chi tiêu do quá
trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ với sự tham gia của nhiều bên;
Ngoài ra, các Chủ đầu tư, Bên mời thầu đã được tăng cường về năng lực công tác đấu
thầu, từ góc độ hiểu về đấu thầu còn mơ hồ đến nay đã có thể thực hiện công tác đấu
thầu thuần thục.
Vai trò của đấu thầu đối với Nhà thầu:
Thông qua đấu thầu, các Nhà thầu trong nước từ khi chỉ làm thầu phụ cho các nhà thầu
nước ngoài đến nay đã lớn mạnh có thể tham gia đấu thầu cạnh tranh bình đẳng với
nhà thầu nước ngoài để dành được các hợp đồng lớn. Hoạt động đấu thầu không chỉ
diễn ra ở phạm vi hẹp mà được diễn ra trên toàn thế giới. Các nhà thầu danh tiếng trên
thế giới – họ là những người sẵn sàng và có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt
động của các quốc gia. Thông qua đó các nhà thầu trong nước học hỏi được kiến thức,
kinh nghiệm, công nghệ để áp dụng cho mình.
1.2.3. Ý nghĩa của đấu thầu trong nước
Hơn 20 năm tổ chức thực hiện theo phương pháp đấu thầu trong nước, đã đúc kết,
đánh giá được vai trò rất to lớn của đấu thầu trong quá trình tồn tại và phát triển của
toàn bộ các ngành kinh tế nói chung.
Đúng vậy, thông qua phương thức đấu thầu nó thể hiện rõ những vấn đề chủ chốt như
sau:
- Mang lại hiệu quả cao trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước.

21


- Thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo điều kiện ứng dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đổi mới công nghệ phục vụ xã hội.
- Thông qua đấu thầu, bắt buộc các Nhà thầu phải tự nâng cao năng lực của mình để
cạnh tranh thắng thầu.

- Thông qua đấu thầu, các Doanh nghiệp – Nhà thầu tích luỹ được nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất kinh doanh, nhanh chóng trưởng thành và lớn mạnh.
Mặt khác, nó giúp chúng ta hoà nhập vào nền kinh tế các khu vực và thế giới trong
thời đại công nghiệp 4.0, tạo tiền đề cho quá trình phát triển của nước ta.
Như vậy, chúng ta cần phải đẩy mạnh việc tự hoàn thiện mình để thực hiện được các
yêu cầu đấu thầu trong nước ngày càng bám sát theo các thông lệ của đấu thầu quốc tế.
Đó chính là điểm mốc quan trọng cho trong đấu thầu của chúng ta để có thể cạnh tranh
với các nước khác trên thế giới.
Tóm lại, đấu thầu trong nước phải là một phương thức quản lý tiên tiến mang lại hiệu
quả cao, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của việc mua bán, trao đổi hàng hóa cho nền
kinh tế đất nước. Vì thế đấu thầu trong nước cần phải được triển khai rộng rãi trong
nền kinh tế thị trường.
1.2.4. Tình hình hoạt động của đấu thầu tại Việt Nam hiện nay
Theo kết quả thống kê cho thấy, trong năm 2018 đã có tổng cộng hơn 10.200 bên mời
thầu (tăng gấp 2,3 lần so với số lượng bên mời thầu năm 2017), hơn 18.800 nhà thầu
tham gia dự thầu; gần 120.000 kế hoạch lựa chọn nhà thầu, gần 100.200 thông báo
mời thầu được đăng tải; trong đó đấu thầu qua mạng chiếm tỷ lệ 19% tổng số gói thầu
chào hàng cạnh tranh và đấu thầu rộng rãi trong cả nước (chào hàng cạnh tranh qua
mạng chiếm 18% tổng số gói thầu chào hàng cạnh tranh; đấu thầu rộng rãi qua mạng
chiếm 20% tổng số gói thầu đấu thầu rộng rãi).
Kết quả thống kê chung cả nước, tổng giá trị các góí thầu chào hàng cạnh tranh và đấu
thầu rộng rãi qua mạng năm 2018 là 42.000 tỷ đồng. Trong đó tổng giá trị gói thầu
chào hàng cạnh tranh là 5.700 nghìn tỷ đồng (chiếm 11%); tổng giá trị gói thầu đấu
thầu rộng rãi qua mạng là 36.300 tỷ đồng (chiếm 5%).
22


Từ những kết quả trên, Cục Quản lý đấu thầu (QLĐT) thuộc Bộ KH&ĐT nhận định
năm 2019, tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, đồng thời Cục QLĐT đã chỉ đạo
Trung tâm Đấu thầu triển khai nhiều nội dung như: hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao

chuyên môn và đặc biệt là nâng cấp hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đẩy mạnh
ĐTQM. Qua đó nâng cao tính công khai minh bạch và hiệu quả trong công tác đấu
thầu, khắc phục tình trạng gây khó dễ trong phát hành hồ sơ mời thầu; tiết kiệm chi phí
trong đấu thầu. Theo báo cáo của một số địa phương, việc áp dụng ĐTQM đã tiết kiệm
trung bình 5 triệu đồng/gói thầu, thời gian đấu thầu giảm 7 ngày; số nhân sự huy động
tham gia mở thầu và chấm thầu giảm từ 10 người xuống còn 3 người.
Những ưu và khuyết trong việc trong hoạt động đấu thầu
Trong những năm vừa qua công tác đấu thầu đã từng bước đi vào nề nếp. Nhờ có đấu
thầu, các chủ đầu tư đã lựa chọn được những nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của
mình. Đồng thời về phía nhà thầu, qua đấu thầu cũng tích lũy được những kinh nghiệm
trong cạnh tranh, tiếp thu được kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong
việc xây dựng dự án lớn, có điều kiện để khẳng định mình, có cơ hội cạnh tranh trong
thị trường trong nước và quốc tế. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về
đấu thầu cũng hoạt động ngày càng có hiệu quả do có sự phân cấp rõ ràng theo hướng
tăng cường trách nhiệm cho cấp dưới.
Tuy nhiên trong thời gian qua công tác đấu thầu cũng đã bộc lộ một số mặt tiêu cực.
Các mặt tiêu cực này thể hiện ở một số giai đoạn của quy trình đấu thầu và ở phía các
chủ thể tham gia vào quá trình này. Nó tồn tại dưới những hình thức vô cùng đa dạng.
Nguyên nhân của các khiếm khuyết chủ yếu là pháp luật về hoạt động đấu thầu
Đánh giá thực trạng hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu xuất phát từ quan điểm
lịch sử là một vấn đề tất yếu và cần thiết. Có như vậy chúng ta mới có nhận thức đúng
đắn, khách quan đối với các khiếm khuyết chủ yếu trong lĩnh vực pháp luật này.
Nhìn về mặt tổng thể, chúng ta sẽ thấy các qui định về đấu thầu là khá đầy đủ. Nhưng
đi sâu vào từng qui định, từng khía cạnh cụ thể thì ta sẽ thấy đó là những qui định khá
chung chung, tồn tại phổ biến, và rất khó có thể qui trách nhiệm hay phát hiện ra sai

23


phạm. Những lỗ hỏng còn tồn tại đã làm cho hiệu quả của pháp luật về đấu thầu không

được phát huy.
Các quy định về đấu thầu ít nhiều vẫn còn sự chồng chéo hoặc chưa thực sự nhất quán
trong việc phản ánh trung thực, đầy đủ và sát hợp đối với từng gói thầu cụ thể.
Ngoài ra, sự phân công phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp chưa cụ thể, rành
mạch…Đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều yếu kém, phong cách làm việc chậm đổi
mới, chưa được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn tối thiểu về chuyên
ngành và hoạt động đấu thầu xây dựng.
Thêm vào đó là việc chưa xác định rõ vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường, nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa thật đầy đủ, có lúc còn do dự, còn thiếu nhất quán.
Nếu so với yêu cầu về thời gian thì sự chuyển biến về nhận thức còn chậm.
Một trong những nguyên nhân chủ quan lớn nhất là cấp dưới chưa có sự chủ động căn
cứ vào những vấn đề bức xúc đòi hỏi khách quan trong quản lý nhà nước lĩnh vực
mình phụ trách, để đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật kịp thời điều chỉnh
mà chỉ dựa vào các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp trên hoặc Chính phủ giao để lập chương trình kế hoạch. Dẫn tới
nhiều văn bản ban hành ra trên thực tế thường là ngoài chương trình – kế hoạch dự
kiến từ đầu năm nên việc áp dụng thi hành gặp nhiều khó khăn, thậm chí sai phạm
trong quá trình hoạt động do chậm triển khai.

1.2.5. Thực trạng đấu thầu xây lắp tại Việt Nam
Với tình hình hoạt động đấu thầu sôi động thì đấu thầu xây lắp chiếm tỷ trọng không
hề nhỏ và cũng góp phần làm phong phú, đa dạng thêm cho hoạt động đấu thầu tại
Việt Nam hiện nay. Những công trình xây dựng như cao ốc văn phòng, chung cư cao
tầng, khách sạn cao cấp, nhà ở văn phòng, các công trình cầu đường, các dự án nâng
cấp cải tạo… thường do những nhà thầu lớn có uy tín, đáp ứng đủ năng lực kỹ thuật,
năng lực tài chính, áp dụng công nghệ tiên tiến làm tổng thầu. Bên cạnh sự thành công

24



lớn của các nhà thầu chính khi làm tổng thầu thì các nhà thầu phụ cũng góp phần nâng
cao vị thế và vai trò của mình trong giai đoạn hội nhập.
Qua khảo sát của Báo Đấu thầu từ các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư và các nhà
thầu thi công xây dựng để ghi nhận từ những buổi mở thầu gần đây cho thấy, hoạt
động đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp đang có sức thu hút sự tham gia đông đảo nhà
thầu chưa từng có. Gần như các gói thầu xây lắp có giá trị lớn đều tập hợp được các
đơn vị từ các tổng công ty xây lắp hàng đầu của nhiều Bộ, đến những “ông lớn” về xây
dựng ở các địa phương. Hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp cho thấy sự “dịch
chuyển” rất lớn khi các nhà thầu chịu khó giành thị phần, nhất là các nhà thầu từ các
Bộ Ngành, từ Hà Nội, TP.HCM xuất quân đến các tỉnh để đấu thầu nhiều như hiện
nay.
Điều đáng lưu ý là có nhiều nhà thầu vừa dự thầu độc lập vừa liên danh với nhà thầu
khác để có thể tham gia đủ các hợp đồng. Theo một nhà thầu có uy tín cho biết: “Thời
điểm hiện tại, nhà thầu chúng tôi nỗ lực để càng tham gia nhiều gói thầu càng tốt. Với
những gói thầu tự bản thân thấy năng lực mình chưa đủ, chúng tôi sẽ tìm kiếm liên
danh để dự thầu. Đây cũng là một thực tế khá phổ biến đối với các dự án xây lắp”.
Một cán bộ của Trung tâm tư vấn đấu thầu chia sẻ, có sự khác biệt khá lớn trong hoạt
động đấu thầu hai năm gần đây so với các năm trước. Các cuộc đấu thầu, nhất là trong
lĩnh vực xây lắp đã thu hút sự tham gia đông đảo hơn của các nhà thầu. Có những gói
thầu tính chất khá giống nhau về quy mô, giá trị khi thực hiện trong thời gian này đều
thu hút số lượng nhà thầu mua HSMT, nộp HSDT đông đảo hơn rất nhiều so với trước
đây. Đặt biệt, có những gói thầu tăng gấp hai, gấp ba số lượng nhà thầu tham dự.
Các Trung tâm đấu thầu cho biết: “Trước đây, một gói thầu dù hấp dẫn nhưng số
lượng nhà thầu tham gia mua và dự thầu cũng thường dao động từ 10 đến khoảng gần
20 nhà thầu. Nhưng hiện nay, khi tiến hành đấu thầu, tư vấn chúng tôi đã gặp và trực
tiếp tổ chức đấu thầu nhiều gói thầu có số lượng lên đến 30, thậm chí hơn 40 nhà thầu
tham gia. Thực sự, những buổi mở thầu sôi động và hùng hậu như vậy ngày càng
nhiều, hoạt động đấu thầu ngày càng sôi động”.


25


×