Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

GIAO AN LI 8 DAY DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.44 KB, 80 trang )

Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
NS :22/8/2010
ND :24/8/2010
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày
Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác
định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc
Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng,
chuyển động cong, chuyển động tròn.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát tư duy vận dụng kiến thức lấy ví dụ.
3. Thái độ: hợp tác, cẩn thận, kiên nhẫn.
B. Phương pháp:
- Phân tích
C. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ H1.1 SGK
- Tranh vẽ H1.3
D. Tiến trình lên lớp:
I> Ổn định:
II> Bài cũ:
- GV giới thiệu chương trình vật lý 8
III> Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
- GV dựa vào cách đặt vấn đề ở SGK để tạo tình huống học tập
2/ Triển khai bài:
Hoạt động của GV và Học sinh Nội dung kiến thức
a - Hoạt động 1:
- GV yêu cầu học sinh đọc C
1
thảo luận


nhóm để đưa ra phương án trả lời
- GV gọi từng nhóm trình bày phương án
 các nhóm có thể bổ sung để hoàn
thiện câu trả lời:
Hỏi:
- Làm thế nào để biết một vật chuyển
động hay đứng yên?
- Tại sao em lại cho ôtô đó là chuyển
động hay đứng yên ?
- Ta căn cứ vào yếu tố nào để biết vật
chuyển động hay đứng yên ?
- Làm thế nào nhận biết được chiếc
thuyền trên sông, đám mây trên trời đang
chuyển động hay đứng yên ?
- Vậy qua các ví dụ trên, để nhận biết
một vật chuyển động hay đứng yên,
người ta dựa vào vị trí của một vật so với
vật khác chọn làm mốc
I - Làm thế nào để biết một vật
chuyển động hay đứng yên.
- So sánh vị trí của ôtô, thuyền, đám mây
so với một vật nào đó đứng yên bên
đường, bên bờ sông.
GV: Hoàng Văn Sơn
1
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
- Thế nào là vật mốc ?
- Nêu một số ví dụ về vật chọn làm mốc?
- Thế nào gọi là chuyển động cơ học ?

- GV cho học sinh đọc phần in nghiêng ở
SGK về khái niệm chuyển động cơ học
- Nêu ví dụ về chuyển động cơ học ?
- GV yêu cầu học sinh hoàn thành C
2
, C
3
- GV yêu cầu học sinh trả lời, lấy ví dụ
và phân tích kĩ từng ý
- Vật mốc là những vật gắn với trái đất,
như nhà cửa, cây cối ...
- Khi vị trí của vật so vật mốc thay đổi
theo thời gian thì vật chuyển động so với
vật mốc, chuyển động này gọi là chuyển
động cơ học.
- C
2
:
- C
3
: người đứng bên đường
+ Người đó đứng yên so với cây bên
đường
+ Cây bên đường là vật mốc
b - Ho ạt động 2:
- GV yêu cầu học sinh đọc phần này ở
SGK để lần lượt trả lời C
4
, C
5

- GV cho các nhóm trình bày đóng góp ý
kiến  hoàn thiện câu trả lời
- Cho nhóm 1 trả lời C
4
- Nhóm 2 trả lời C
5
- GV: treo bảng phụ ghi sẵn C
6
→ Yêu
cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời C
6
Hỏi: qua đó em có nhận xét gì về chuyển
động và đứng yên ?
- GV yêu cầu học sinh làm C
7
, C
8

II - Tính tương đối của chuyển động và
đứng yên.
- C
4
, C
5
:
- C
6
: 1. đối với vật này
2. đứng yên
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời C

7

C
8
- Học sinh ghi: chuyển động và đứng yên
có tính tương đối
c - Ho ạt động 3:
- Thế nào là quỹ đạo của chuyển động ?
- GV treo tranh và yêu cầu học sinh quan
sát trả lời đường đi của các vật trong hình
- GV cùng học sinh chốt lại các ý chính
- Yêu cầu học sinh hoàn thành C
9
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu C
11
để giải
thích
III - Một số chuyển động thường gặp.
- Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi
là quỹ đạo chuyển động
- 3 dạng chính thường gặp:
+ Chuyển động thẳng
+ Chuyển động tròn
+ Chuyển động cong
- C
9
- C
11
IV> Củng cố:
- Yêu cầu học sinh trả lời C

10
, C
11
- Qua bài học ta cần khắc sâu vấn đề gì ?
- GV cho 2 học sinh đọc phần ghi nhớ
V> Dặn dò:
- Nắm chắc kiến thức trọng tâm của bài
- Làm bài tập 1.1 → 1.6
- Xem lại các câu hỏi từ C1 → C11 SGK
- Đọc phần " Có thể em chưa biết "
- Xem trước bài: " Vận tốc "
E. Rút kinh nghiệm:
GV: Hoàng Văn Sơn
2
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
TIẾT 2: VẬN TỐC
NS :9/9/2010
ND :../9/2010
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Từ ví dụ, so sánh quảng đường chuyển động trong 1 giây của mỗi chuyển
động để rút ra cách nhận biết sự nhanh chậm của chuyển động đó( gọi là vận tốc )
Nắm vững công thức tính vận tốc: v = s/t và ý nghĩa của khái niệm vận
tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, kW/h và cách đổi đơn vị vận tốc
2. kĩ năng : Vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, tính toán, vận dụng
3. Thái độ: Thái độ cẩn thận cần cù, trung thực.
B. Phương pháp:
- Phân tích
C. Chuẩn bị:

- Tranh vẽ tốc kế của xe máy
- Bảng vẽ sẵn: 2.1, 2.2
D. Tiến trình lên lớp:
I> Ổn định:
II> Bài cũ:
- Học sinh 1: nêu dấu hiệu nhận biết vật chuyển động trong vật lý học, nêu khái
niệm chuyển động cơ học - lấy ví dụ ?
- Học sinh 2: giữa chuyển động và đứng yên có tính chất gì - lấy ví dụ minh hoạ ?
- GV: cho học sinh nhận xét, đánh giá → ghi điểm
III> Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
- GV dựa vào cách đặt vấn đề ở SGK
2/ Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
a - Hoạt động 1:
- GV treo bảng 2.1 lên bảng, yêu cầu học
sinh theo dõi bảng để trả lời C
1
, C
2
- GV cho học sinh lên hoàn thành cột 4,
cột 5
→ Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung để
hoàn thiện
- GV thông báo khái niệm vận tốc
Hỏi:
Bạn An chạy với vận tốc là bao nhiêu?
Bạn Việt Hùng, bạn Phạm Việt ?
- GV yêu cầu học sinh hoàn thành C
3

- Gọi 2 học sinh đọc lại C
3
- GV: vậy muốn tính vận tốc của các bạn
trên em làm như thế nào?
I - Vận tốc là gì ?
- Khái niệm vận tốc: quảng đường đi được
trong 1 giây gọi là vận tốc
- C
3
: 1. nhanh
2. chậm
3. quãng đường đi được
4. đơn vị
GV: Hoàng Văn Sơn
3
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
b – Ho ạt động 2:
- GV nhắc lại các kí hiệu rồi yêu cầu học
sinh vận dụng viết thành công thức tính
và giải thích lại các đại lượng trong công
thức đó
- Yêu cầu học sinh xác định công thức
tính S và t dựa vào công thức chính
- GV cho học sinh làm bảng 2.2
Hỏi: qua đó hãy cho biết đơn vị vận tốc
phụ thuộc vào yếu tố nào ?
- GV thông báo những đơn vị thông dụng
của vận tốc.
II - Công thức tính vận tốc.

- Công thức tính: V =
t
S

Trong đó: v là vận tốc, s là quãng đường
đi được, t là thời gian đi hết quãng đường
đó.
- Đơn vị vận tốc: m/s hoặc km/h
c - Ho ạt động 3:
- GV gọi 1 học sinh đọc C
5
yêu cầu học
sinh thảo luận để hoàn thành
- GV lần lượt cho học sinh nêu lên ý
nghĩa của vận tốc và cần luyện cho học
sinh cách dùng thuật ngữ để giải thích,
đồng thời cần lưu ý học sinh trong quá
trình so sánh(b)
- GV yêu cầu học sinh vận dụng công
thức hoàn thành C
6
, C
7
, C
8
- GV hướng dẫn học sinh cách trình bày
bài giải toán vật lý
- GV cho học sinh ở lớp quan sát, đối
chiếu → nhận xét, đánh giá → ghi điểm.
III - Vận dụng.

- C
5
:
a.
b. Ta đổi vận tốc của 3 chuyển động ra
cùng đơn vị rồi so sánh
- C
6
: t = 1,5 (h)
S = 81km
V = ? ( km/h, m/s)
V = S/t = 54km/h = 15m/s
- C7: 40 phút = 2/3h
- Từ V = S/t → S = V.t = 12.2/3 = 8km/h
- C8: tương tự
IV> Củng cố:
- Nêu ý nghĩa của vận tốc và khái niệm của vận tốc ?
- Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào, viết công thức tính, đơn vị ?
- GV cho 2 học sinh đọc phần ghi nhớ
V> Dặn dò:
- Nắm chắc kiến thức trọng tâm của bài
- Giải các bài tập SBT
- Đọc phần " Có thể em chưa biết "
- Xem trước bài: " Chuyển động đều - chuyển động không đều "
E. Rút kinh nghiệm
GV: Hoàng Văn Sơn
4
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
TIẾT 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU

NS :.../9/2010
ND :.../9/2010
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về
chuyển động đều ?
Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp. Xác định được
dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian
2. Kỉ năng : Vận dụng công thức để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường
Mô tả thí nghiệm H3.1 SGK và dựa vào các dữ kiện đã cho ở bảng 3.1 trong thí
nghiệm để trả lời câu hỏi ở bài.
3. Thái độ : Hợp tác, nghiêm túc trong tiết học.
B. Phương pháp:
- Thí nghiệm - Phân tích thí nghiệm
C. Chuẩn bị:
- Mối nhóm một bộ thí nghiệm gồm:
+ Máng nghiêng
+ Bánh xe, bút xạ
+ Đồng hồ có kim dây( điện tử )
- Bảng 3.1 SGK ( không có kết quả )
D. Tiến trình lên lớp:
I> Ổn định:
II> Bài cũ:
- Học sinh 1: nêu kiến thức trọng tâm của bài học trước, nêu ý nghĩa khi nói vận
tốc của xe đạp là 10km/h ?
- Học sinh 2: giải bài 2.4 SBT
III> Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
- GV cung cấp thông tin về dấu hiệu của chuyển động đều, chuyển động
không đều và rút ra định nghĩa về mỗi loại chuyển động này.
- Gợi ý để học sinh tìm một số ví dụ về 2 loại chuyển động này.

2/ Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức

a - Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn học sinh cách lắp ráp thí
nghiệm như H3.1 SGK, cách tiến hành và
ghi kết quả vào bảng 3.1
- GV phát dụng cụ cho từng nhóm đồng
thời giáo viên treo bảng kẻ sẵn theo mẫu
ở bảng 3.1 lên bảng đen
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm
chuyển động đều và chuyển động không
đều để trả lời C
1
, C
2
I - Tìm hiểu về chuyển động đều và
chuyển động không đều.
- Định nghĩa: SGK
- C
1
- C
2
: a. chuyển động đều
b, c, d: chuyển động không đều.

GV: Hoàng Văn Sơn
5
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8

b - Hoạt động 2:
Hỏi: Hãy tính quãng đường lăn được của
trục bánh xe trong mỗi giây ứng với các
quãng đường AB, BC, CD và nêu rõ khái
niệm vận tốc trung bình là ....?
- Yêu cầu học sinh làm C
3
- Viết công thức tính Vtb.
II - Tìm hiểu về vận tốc trung bình của
chuyển động không đều.
- Khái niệm vận tốc trung bình: SGK
- C
3
: từ A → D chuyển động của trục bánh
xe nhanh dần
- Công thức tính: Vtb =
t
S

c - Ho ạt động 3:
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK
và kiến thức trong bài hoàn thành các
câu hỏi từ C
4
→ C
6
theo thứ tự
- GV gọi một số em lên trả lời và giải bài
tập trên bảng. Cả lớp suy nghĩ giải
- GV cho lớp nhận xét, đánh giá rồi ghi

điểm.
III - Vận dụng.
- C
4
: chuyển động của ôtô từ Hà Nội đến
Hải Phòng là chuyển động không đều.
50km/h là vận tốc trung bình của xe.
- C
5
: vận tốc TB của xe trên đoạn đường
dốc là: V
1
= S
1
/t
1
= 120/30 = 4m/s
Vận tốc TB của xe trên đoạn đường nằm
ngang: V
2
= S
2
/t
2
= 60/24 = 2,5m/s
Vận tốc trung bình trên cả 2 đoạn đường
Vtb = (S
1
+ S
2

)/(t
1
+ t
2
) = 180/54 = 3,3m/s

- C6: quãng đường tàu đi được: từ công
thức Vtb = S/t → S = Vtb.t = 30.5 =150km
IV> Củng cố:
- Kiến thức trọng tâm của bài là gì ?
- Định nghĩa chuyển động đều và chuyển động không đều ?
- Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào, viết công thức tính, đơn vị ?
- Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ
V> Dặn dò:
- Nắm chắc phần ghi nhớ, làm C
7
- Làm các bài tập SBT từ 3.1 → 3.6
- Đọc phần " Có thể em chưa biết "
- Xem trước bài: " Biểu diễn lực "
IV. Rút kinh nghiệm:
GV: Hoàng Văn Sơn
6
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
Tiết 4: BIỂU DIỄN LỰC
NS :30/9/2010
ND :.../10/2010
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nhớ lại khái niệm ở lớp 6 và các yếu tố của lực
Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc

2. Kĩ năng: Nhận biết được lực là đại lượng vectơ. Biểu diễn được vectơ lực
3. Thái độ: Rèn kĩ năng vẽ và diễn tả các yếu tố của lực qua hình vẽ.
B. Phương pháp:
- Phân tích - Hợp tác nhóm nhỏ
C. Chuẩn bị:
- Mối nhóm gồm:
+ 1 xe lăn, 1 nam châm, 1 giá thí nghiệm
+ 1 kẹp đa năng, 1 thỏi sắt
+ Tranh vẽ H4.1; H4.4 SGK
D. Tiến trình lên lớp:
I> Ổn định:
II> Bài cũ:
- Hỏi: ở lớp 6 chúng ta đã tìm hiểu những yếu tố nào về lực ? Nêu những đặc điểm
để nhận biết lực ?
III> Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
- GV: độ lớn của vận tốc cho chúng ta biết điều gì ? → kết hợp với bài cũ GV
đặt câu hỏi: vậy giữa lực và vận tốc có sự liên quan nào không ?
2/ Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
a - Hoạt động 1:
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu phần I
SGK và tiến hành hoạt động nhóm để tìm
ra mối liên hệ giữa lực và sự thay đổi vận
tốc
- GV yêu cầu từng nhóm nhận dụng cụ
tiến hành và lấy thêm một vài ví dụ để
chứng minh cho nhận xét vừa rút ra qua
thí nghiệm
- Yêu cầu học sinh trả lời C

1
- GV gọi học sinh trả lời, các thành viên
khác có thể tham gia ý kiến và bổ sung
để hoàn thiện câu trả lời
I - Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lực và sự
thay đổi vận tốc.
- Thí nghiệm H4.1
→ Rút ra kết luận
- Trả lời C
1
+ H4.1: lực hút của nam châm lên miếng
thép làm tăng vận tốc của xe lăn nên xe
lăn chuyển động nhanh lên
+ H4.2: lực tác dụng của vợt lên quả bóng
làm quả bóng biến dạng và ngược lại.
b - Ho ạt động 2:
- GV thông báo các đặc điểm của lực và
cách biểu diễn lực bằng vectơ
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu phần
II SGK để nêu rõ các yếu tố của lực
Hỏi: hiệu quả tác dụng của lực phụ thuộc
II - Thông báo đặc điểm của lực và cách
biểu diễn lực bằng vectơ.
1/ Lực là một đại lượng vectơ:
- Lực có ba yếu tố:
+ Điểm đặt
+ Phương, chiều(hướng)
GV: Hoàng Văn Sơn
7
Trường THCS Linh Thượng

Giáo án Vật Lý 8
vào gì ?
- GV nhấn mạnh: cách biểu diễn vectơ
lực phải thể hiện đủ 3 yếu tố
- GV cùng học sinh phân tích H4.3 SGK
+ Độ lớn
2/ Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực:
- Biểu diễn lực bằng một mũi tên
- Kí hiệu: + véc tơ lực F
+ cường độ lực F
Ví dụ: SGK
c - Ho ạt động 3:
- GV hướng dẫn học sinh phương pháp
làm C
2
- GV gọi 2 học sinh lên bảng để biểu diễn
lực theo yêu cầu → cho học sinh nhận
xét bài làm
- GV treo tranh H4.4 SGK và H4.1 SBT.
Yêu cầu học sinh làm theo C
3
SGK
- GV treo bảng phụ H4.3 SBT yêu cầu
học sinh thảo luận điền từ và giải thích
rõ.
III - Vận dụng.
- C
2
- C
3

:
+ Điểm đặt: ......
+ Phương chiều: .......
+ Độ lớn: .......
IV> Củng cố:
- Trọng tâm của bài chúng ta cần nắm là gì ?
- Gọi 1 - 2 em học sinh đọc phần ghi nhớ.
V> Dặn dò:
- Nắm chắc kiến thức trọng tâm
- Làm bài tập 4.1, 4,2, 4,5 SBT
- Xem trước bài: " Sự cân bằng lực - Lực quán tính "
E. Rút kinh nghiệm:
GV: Hoàng Văn Sơn
8
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
Tiết 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH
NS :.../10/2010
ND :.../10/2010
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng. Nhận biết đặc điểm của 2 lực
cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực
2. Kĩ năng: Từ dự đoán và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định: vật chịu tác
dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều hoặc đứng
yên
Nêu được một số ví dụ về quán tính, giải thích được hiện tượng
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, có thái độ hợp tác, nghiêm túc trong tiết học.
B. Phương pháp:
- Thí nghiệm - Hợp tác nhóm nhỏ
C. Chuẩn bị:

- Mối nhóm:
+ 1 đồng hồ bấm giây
+ 1 xe lăn, 1 khúc gỗ hình trụ
- Cả lớp:
+ Máy Atut, bảng 5.1
+ 1 cốc nước, 1 băng giấy, bút dạ
D. Tiến trình lên lớp:
I> Ổn định:
II> Bài cũ:
- Học sinh 1: vectơ lực được biểu diễn như thế nào ? làm bài 4.4 SBT
- Học sinh 2: biểu diễn vectơ lực sau: trọng lực của vật A là 1500N, tỉ xích tự
chọn ?
III> Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu tình huống học tập SGK
- Bài học hôm nay nghiên cứu hiện tượng vật lý nào ?
2/ Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
a - Ho ạt động 1:
Hỏi: hai lực cân bằng là gì ? Nếu 2 lực
cân bằng tác dụng vào vật đang đứng yên
thì em có nhận xét gì về vận tốc của vật ?
- GV gọi 1 học sinh đọc C
1
- GV yêu cầu học sinh làm C
1
- Gv vẽ sẵn 3 vật trên bảng, gọi đại diện
3 nhóm lên làm
Qua 3 ví dụ trên em rút ra được nhận xét
gì ?

- GV chốt lại đặc điểm của 2 lực cân
bằng → học sinh ghi vào vở
Vậy vật đang chuyển động mà chịu tác
dụng của 2 lực cân bằng thì như thế nào?
I - Nghiên cứu lực cân bằng.
1/ Hai lực cân bằng là gì ?
- Vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực
cân bằng thì vẫn đứng yên: V = 0
( không đổi )
* Nhận xét: đặc điểm của 2 lực cân bằng
+ Cùng tác dụng vào 1 vật
+ Cùng độ lớn
+ Cùng phương, ngược chiều
2/ Tác dụng của 2 lực cân bằng lên vật
đang chuyển động
a - Học sinh dự đoán
GV: Hoàng Văn Sơn
9
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
Nguyên nhân của sự thay đổi vận tốc là
gì ?
- Nếu lực tác dụng lên vật mà cân bằng
nhau → F = 0 → vận tốc của vật có thay
đổi không ?
- GV giới thiệu máy A-tút
- Học sinh nghiên cứu, theo dõi và tiến
hành thí nghiệm, trả lời C
2
, C

3
, C
4
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung thí
nghiệm ở SGK
Hỏi: quả nặng A chịu tác dụng của những
lực nào ? Nhận xét 2 lực trên, nhận xét
trạng thái của quả nặng A
- GV hướng dẫn học sinh đặt A' lên A
theo dõi chuyển động 2 → 3 lần rồi tiến
hành đo
- Yêu cầu học sinh đọc C
4
, C
5
, nêu cách
làm thí nghiệm → mục đích đo đại lượng
nào ?
- GV gọi đại diện nhóm công bố kết quả
thí nghiệm → ghi lên bảng 5.1
Hỏi:
F
K
và P
A
là 2 lực như thế nào ?
Qua đó em rút ra được nhận xét gì ?
b - Thí nghiệm kiểm chứng
- C
2

: ban đầu A chịu tác dụng của trọng
lực P, lực căng dây T. A đứng yên, P cân
bằng với T
- C
3
: đặt A' lên A: A chuyển động nhanh
dần, P' > T
- C
4
: A' bị giữ lại: A vẫn chuyển động, lúc
này A chịu tác dụng của 2 lực P và T cân
bằng.
- C5: sau mỗi khoảng thời gian bằng nhau
* Nhận xét:
+ P
A
, F
K
là 2 lực cân bằng
+ Khi 1 vật đang chuyển động mà chịu
tác dụng của 2 lực cân bằng thì sẽ chuyển
động thẳng đều mãi mãi.
b – Ho ạt động 2:
- GV yêu cầu học sinh đọc nhận xét và
phát biểu ý kiến của bản thân đối với
nhận xét đó. Lấy ví dụ chứng minh
- Làm thí nghiệm C
6
, C
7

+ Kết quả như thế nào ?
+ Giải thích hiện tượng
- Gọi đại diện nhóm trình bày hiện tượng
và giải thích
- Yêu cầu học sinh khắc sâu ý: do vật
không thể thay đổi vận tốc một cách đột
ngột được.
II - Quán tính.
* Nhận xét: khi có lực tác dụng không thể
làm vận tốc của vật thay đổi đột ngột được
vì mọi vật đều có quán tính
* Vận dụng:
- C
6
, C
7
IV> Củng cố: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức làm việc cá nhân C
8
? GV sẽ gọi 1
vài học sinh đứng dậy giải thích các hiện tượng thực tế.
- Qua bài học này em cần khắc sâu vấn đề gì ?
- Gọi 1 - 2 em học sinh đọc phần ghi nhớ
V> Dặn dò:
- Học phần ghi nhớ, xem lại các câu C1 → C8 SGK
- Làm bài tập từ 5.1 → 5.8 SBT
Đọc phần có thể em chưa biết và xem trước bài: " Lực ma sát "
E. Rút kinh nghiệm:
GV: Hoàng Văn Sơn
10
Trường THCS Linh Thượng

Giáo án Vật Lý 8
Tiết 6: LỰC MA SÁT
NS :5/10/09
ND :.../.../09
A. Mục tiêu:
- Nhận biết lực masát là một loại lực cơ học. Phân biệt được masát trượt, masát
nghĩ, masát lăn, đặc điểm của mỗi loại masát này
- Làm thí nghiệm phát hiện masát nghĩ
- Phân tích được một số hiện tượng về lực masát có lợi, có hại trong đời sống và kỹ
thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực masát và vận dụng ích lợi của nó
- Rèn kĩ năng đo lực, đặc biệt là đo Fms để rút ra nhận xét về đặc điểm Fms.
B. Phương pháp:
- Thí nghiệm - Hợp tác nhóm nhỏ
C. Chuẩn bị:
- Mối nhóm:
+ Lực kế, khối gỗ
+ 1 quả cân, 1 xe lăn, 2 con lăn
- Tranh vẽ các vòng bi, H6.1 SGK
D. Tiến trình lên lớp:
I> Ổn định:
II> Bài cũ:
- Nêu đặc điểm của 2 lực cân bằng ? Trả lời bài 5.1; 5.2 SBT
- Quán tính là gì ? Tại sao khi bút tắc mực ta vẩy mạnh bút lại có thể viết tiếp được
?
III> Bài mới:
1/ Đặt vấn đề(SGK):
- Ổ bi, dầu, mỡ có tác dụng gì ?
2/ Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức


a – Hoạt động 1:
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK
Hỏi:
Nhận xét Fms trượt xuất hiện ở chỗ nào ?
Fms trượt có tác dụng gì ?
Vậy Fms trượt xuất hiện khi nào ?
- Yêu cầu học sinh làm C
1
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu ở SGK
Hỏi:
Fms lăn xuất hiện giữa hòn bi và mặt đất
khi nào ?
Lấy ví dụ ?
Vậy Fms lăn xuất hiện khi nào ?
Trả lời C
3
?
I - Nghiên cứu khi nào có lực masát
1/ Lực masát trượt
- Ở giữa má phanh và vành xe
- Ở giữa bánh xe và mặt đường
Nhận xét: Fms trượt xuất hiện khi 1 vật
chuyển động trượt trên mặt vật khác
- Học sinh làm việc cá nhân C
1
2/ Lực masát lăn
Học sinh: Fms lăn xuất hiện khi hòn bi lăn
trên mặt sàn
Học sinh trả lời C
2

Nhận xét: Fms lăn xuất hiện khi vật
chuyển động lăn trên mặt vật khác
- Làm C
3
( cá nhân )
+ Fms trượt H6.1a
+ Fms lăn H6.1b
GV: Hoàng Văn Sơn
11
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
- Gọi 1 học sinh đọc phần 3: Fms nghĩ
Hỏi: yêu cầu làm thí nghiệm như thế
nào ?
Fk > 0  vật đứng yên
V = 0 không đỏi  trả lời C
4
Fk ≠ 0  vật đứng yên  chứng tỏ điều
gì ? Fms nghĩ có tác dụng gì ?
Vậy Fms nghĩ xuất hiện trong trường hợp
nào ?
Lấy ví dụ minh hoạ ?
Fms lăn < Fms trượt
3/ Lực masát nghĩ
Học sinh: đọc Fk = ? khi vật chưa chuyển
động
C4: làm việc theo nhóm
V = 0 không đổi chứng tỏ vật chịu tác
dụng của 2 lực cân bằng
Fk = Fms nghĩ

Nhận xét: Fms nghĩ xuất hiện khi vật chịu
tác dụng của lực mà vật vẫn đứng yên.
b – Ho ạt động 2:
- Yêu cầu học sinh đọc C
6
Trong H6.3 mô tả tác hại của Fms, em
hãy nêu các tác hại đó ?
Biện pháp làm giảm.
- Hãy quan sát H6.4 cho biết Fms có tác
dụng như thế nào ?
Hỏi: trong trường hợp Fms có lời thì
sao ? Biện pháp làm tăng Fms.
II – Nghiên cứu lực masát trong đời sống
và kỹ thuật.
1/ Lực masát có thể có hại:
- Làm nóng và bào mòn các thiết bị
Biện pháp khắc phục: bôi trơn dầu mỡ,
thay bằng các ổ trục, ổ bi, gắn con lăn
2/ Lực masát có thể có ích:
- Giữ phấn trên bảng, giữ ốc vít xiết chặt
vào nhau...
Biện pháp làm tăng masát ?
+ Tăng bề mặt sần sùi, gồ ghề
+ Ốc vít có rãnh
+ Lốp xe, đế dép khía cạnh ( làm bằng
chất như caosu )
c – Ho ạt động 3:
- Yêu cầu học sinh đọc C
8
trả lời vào vở

- GV gọi đại diện nhóm trình bày. Các
nhóm khác có thể bổ sung.
III – Vận dụng.
Học sinh: làm việc theo nhóm trả lời C
8

C
9
IV> Củng cố:
- Fms có tác dụng gì ? Có mấy loại ? Nêu các trường hợp Fms xuất hiện ?
- Fms có lợi, có hại như thế nào ? Nêu cách khắc phục ?
V> Dặn dò:
- Nắm chắc kiến thức trọng tâm
- Làm bài tập từ 6.1 → 6.5 SBT, đọc phần có thể em chưa biết
- Xem lại các câu hỏi trong bài
- Xem trước bài: " Áp suất "
VI. Rút kinh nghiệm:
GV: Hoàng Văn Sơn
12
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
TIẾT 7: ÁP SUẤT
NS :12/10/09
ND :.../.../09
A. Mục tiêu:
- Phát biểu được định nghĩa áp lực - áp suất. Viết được công thức tính áp suất, nêu
được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức
- Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực - áp
suất
- Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kỹ thuật, dùng nó để

giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp
- Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và 2 yếu tố S và F.
B. Phương pháp:
- Thí nghiệm – Hoạt động nhóm nhỏ
C. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ H7.1, 7.2, 7.3, bảng phụ kẻ sẵn bảng 7.1
- Mỗi nhóm: 1 khay đựng cát, 3 miếng kim loại hình chữ nhật.
D. Tiến trình lên lớp:
I> Ổn định:
II> Bài cũ:
- Lực masát có tác dụng gì ? sinh ra khi nào, có mấy loại ? Hãy biểu diễn lực masát
khi một vật được kéo trên mặt đất chuyển động thẳng đều ?
Fk
- Trả lời bài 6.1, 6.3 ? Cho học sinh nhận xét, đánh giá, GV ghi điểm ?
III> Bài mới:
1/ Đặt vấn đề(SGK):
- GV treo tranh H7.1 lên bảng và đặt vấn đề như SGK
2/ Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức

a – Hoạt động 1:
- GV treo tranh H7.2
Hỏi:
Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên người
và tủ ?
Học sinh: xác định các lực tác dụng vào
vật, so sánh phương của P với phương
của mặt bị ép:  ⊥
F = P
Nhận xét phương của trọng lực và

phương của mặt bị ép (⊥) ?
- GV: trọng lực P trong trường hợp này
gọi là áp lực
- GV treo H7.1 yêu cầu học sinh trả lời
I - Nghiên cứu áp lực là gì ?

Định nghĩa: SGK
Áp lực là lực ép vuông gốc với mặt bị ép.
C
1
: a/ F = P máy kéo ( vì P ⊥ S )
GV: Hoàng Văn Sơn
13
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
áp lực trong trường hợp này là lực nào ?
vì sao ?
Vậy áp lực là gì ?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa
- GV phân tích trường hợp:
F
1
= F
2
=
2
P
F
1
F

2
- Làm C
1
: xác định áp lực
- Lấy ví dụ về áp lực trong cuộc sống
- Học sinh lấy ví dụ
b/ Cả hai ( F ⊥ S )
- GV đưa ra ví dụ: đặt 1 viên gạch lên bàn tay – 2 viên
Hỏi:
Nhận xét tác dụng của áp lực đè lên tay trong 2 trường hợp trên ?( ở đây diện tích
tiếp xúc không đổi ) P
1
< P
2
 F
1
< F
2
Chứng tỏ tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào: độ lớn của áp lực ?
- GV treo tranh vẽ sẵn, quan sát, nhận xét tác dụng của áp lực trong 2 trường hợp
( F = P = P người không đổi ) S
1
< S
2
 F
1
< F
2
Chứng tỏ gì ? tác dụng của áp lực phụ thuộc vào diện tích bị ép.
- GV: để xác định tác dụng của áp lực lên mặt bị ép người ta đưa ra khái niệm áp

suất
Vậy áp suất là gì ?  phần II
b – Hoạt động 2:
Hỏi: tác dụng của áp lực phụ thuộc vào
những yếu tố nào ?
- Để khắc sâu nhận xét giáo viên yêu cầu
học sinh tiến hành C
2
Hỏi: muốn biết tác dụng của áp lực vào
F, S ta làm thí nghiệm như thế nào ?
- GV gọi đại diện nhóm đọc kết quả
+ Độ lớn của áp lực lớn  tác dụng của
áp lực ( độ lún ) như thế nào ?
+ S bị ép lớn  tác dụng của áp lực như
thế nào ?
 Hoàn thành C
3
Vậy muốn tăng tác dụng của áp lực phải
có những biện pháp nào ?
+ Tăng F
+ Tăng S
+ Cả hai
 Khái niệm áp suất
- Gọi 1 học sinh đọc định nghĩa SGK
II – Nghiên cứu áp suất.
1/ Nhận xét:
Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào F và S
- C
2
:

Điền bảng 7.1
- C
3
... Càng lớn ... càng nhỏ
2/ Áp suất
a - Định nghĩa (SGK )
b - Công thức tính:
GV: Hoàng Văn Sơn
14
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
Hỏi:
Vậy muốn tính áp suất tác dụng lên mặt
bị ép ta làm như thế nào ?
Nhắc lại đơn vị của lực và diện tích ?
Vậy theo em áp suất sẽ có đơn vị gì ?
- Cho học sinh giải thích lại ý nghĩa các
đại lượng trong công thức.
P =
S
F
c - Đơn vị: N/m
2
1Pa = 1N/m
2
c – Ho ạt động 3:
- GV cho học sinh đọc C
5
Gọi 1 học sinh lên bảng tóm tắt đề
Hỏi:

Muốn tính áp suất ta phải xác định được
những yếu tố nào ? (F:S)
Vậy ở đây áp lực là lực nào ?
Học sinh: nêu phương pháp giải
- Cho 1 học sinh tự giải, GV theo dõi,
uốn nắn.
Hỏi: nhận xét của cả lớp ?
- Yêu cầu học sinh trả lời C
4
III – Vận dụng.
- C
5
Áp lực chính là trọng lượng của xe
- Áp suất của xe tăng lên mặt đường là:
P
1
=
1
1
S
F
=
5,1
340000
= 226666,6N/m
2

- Áp suất của ôtô lên mặt đường là:
P
2

=
2
2
S
F
=
025,0
20000
= 800000N/m
2

 P
2
> P
1
 nên ôtô bị lún – sa lầy còn
xe tăng thì không
- C
4
: P càng lớn khi áp lực càng lớn và S
càng nhỏ.
IV> Củng cố: Hãy trình bày trọng tâm của bài học
- Áp lực là gì ? phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Áp suất là gì ? Công thức tính, đơn vị đo ?
V> Dặn dò:
- Nắm chắc phần ghi nhớ
- Làm bài tập từ 7.1 → 7.6 SBT, đọc phần có thể em chưa biết
- Đọc trước bài: " Áp suất chất lỏng – bình thông nhau "
VI. Rút kinh nghiệm:
GV: Hoàng Văn Sơn

15
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
TIẾT 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU
NS:18/10/09
ND:.../.../09
A. Mục tiêu:
- Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng. Viết
được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên va đơn vị của các đại lượng
có mặt trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản
- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng
thường gặp
- Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và 2 yếu tố S và F.
B. Phương pháp:
- Thí nghiệm – Hợp tác nhóm nhỏ
C. Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm:
+ Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bịt bằng
màng cao su mỏng
+ Một bình trụ thuỷ tinh có đĩa D tách rời làm đáy
+ Một bình thông nhau có thể thay bằng ống cao su nhựa trong
+ Một bình chứa nước, cốc múc, giẻ khô sạch
D. Tiến trình lên lớp:
I> Ổn định:
II> Bài cũ:
- Áp suất là gì ? Công thức tính ? đơn vị đo ? Chữa bài tập 7.1; 7.2
- Tính áp suất của người tác dụng lên mặt đất biết người đó có khối lượng là 50kg,
cho S = 0,02 mm
2

?
III> Bài mới:
1/ Đặt vấn đề(SGK):
- Nếu người lặn không mặc bộ quần áo đó thì sẽ cảm thấy thế nào ?
2/ Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
a – Hoạt động 1:
- GV cho học sinh tiến hành thí nghiệm
và quan sát → trả lời C
1
Hỏi: màng cao su phòng ra chứng tỏ gì ?
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu C
2
và trả
lời
GV: các vật đặt trong chất lỏng có chịu
áp suất do chất lỏng gây ra không ?
- Học sinh đọc thí nghiệm 2 và tiến hành
thí nghiệm trả lời C
3
- Các nhóm nêu kết quả
Hỏi:
I - Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất
lỏng.
1- Thí nghiệm 1:
- Hiện tượng: các màng cao su phồng ra
- C
1
:
Màng cao su biến dạng phòng ra → chứng

tỏ chất lỏng gây ra áp lực lên thành, đáy
bình
→ Gây ra áp suất lên đáy thành bình
- C
2
:
Chất lỏng gây áp suất lên mọi phương
2 - Thí nghiệm 2:
- Kết quả: đĩa D trong nước không rời
hình trụ
GV: Hoàng Văn Sơn
16
----------
---------
-.-.-.--
a b c
B
0,4
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
Đĩa D chịu tác dụng của những lực nào ?
→ nhận xét
Qua 2 thí nghiệm em rút ra kết luận gì ?
- GV gọi đại diện trình bày
- Học sinh: hoàn thành C
4
Thống nhất ghi vở
Nhận xét: chất lỏng tác dụng lên đĩa D ở
các phương khác nhau
3 – Kết luận: ( C

4
)
1. đáy
2. thành
3. trong lòng
b – Ho ạt động 2:
Hỏi: Biểu thức tính áp suất ? → áp lực F
= ?
Nếu biết d, V → P = ?
- Các nhóm lập luận để rút ra biểu thức P
= d.h
Hỏi: giải thích các đại lượng trong biểu
thức P = d.h
- GV yêu cầu 1 học sinh đọc phần này ở
SGK
Hỏi:
So sánh P
a
, P
b
, P
c
?
Giải thích ?Nhận xét?
II – Xây dựng công thức tính áp suất chất
lỏng.
- Công thức:
* P =
S
F

=
S
P
=
S
Vd.


=
S
hSd )...(
= d.h
Vậy: P = d.h
- Đơn vị: Pa
P
a
= P
b
= P
c
Vì d không đổi h
a
= h
b
= h
c
c – Hoạt động 3:
- Yêu cầu học sinh đọc C
5
, nêu dự đoán

của mình
GV: lớp nước ở đáy bình D sẽ chuyển
động khi nước chuyển động
Vậy lớp nước D chịu áp suất nào ?
Tương tự: yêu cầu học sinh phân tích tiếp
trường hợp b và c
- Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm
→ khắc sâu nhân xét, phân tích
- Học sinh: tiến hành thí nghiệm củng cố
→ hoàn thành kết luận
III – Bình thông nhau.
- C
5
:
Trường hợp a: D chịu as: P
A
= h
A
.d
D chịu as: P
B
= h
B
.d
h
A
> h
B
→ P
A

> P
B
→ Lớp nước sẽ chuyển động từ A → B
Trường hợp b: h
B
> h
A
→ P
B
> P
A
(B→A)
Trường hợp c: h
B
= h
A
→ P
B
= P
A
: đứng
yên
* Kết luận: ............cùng.............
d – Ho ạt động 4:
- Yêu cầu học sinh trả lời C
6
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đề C
7
Hỏi: tóm tắt ?
- GV gọi 2 học sinh lên bảng cùng giải

→ Yêu cầu lớp nhận xét, đánh giá → GV
ghi điểm
- Gọi 1 học sinh trả lời C
8
IV – Vận dụng.
- C
6
:
- C
7
: học sinh làm việc cá nhân
h1 = 1,2m
h2 = 1,2m - 0,4m = 0,8m
P
A
= d.h1 = 12000N/m
2
P
B
= d(h
A
- 0,4) = 8000 N/m
2
GV: Hoàng Văn Sơn
17
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
- Gọi 1 học sinh trả lời C
9
A

- C
9
: mực nước ở A ngang mực nước ở B,
nhìn mực nước ở B biết mực nước ở A
IV> Củng cố:
- Nêu đặc điểm gây ra áp suất đối với chất lỏng ? (So sánh với chất rắn)
- Biểu thức tính áp suất chất lỏng ?
- Nguyên lý hoạt động của bình thông nhau ?
V> Dặn dò:
- Nắm chắc kiến thức trọng tâm ( phần ghi nhớ )
- Đọc phần "Có thể em chưa biết"
- Làm bài tập từ 8.1 → 8.5 SBT
- Đọc trước bài: " Áp suất khí quyển "
VI. Rút kinh nghiệm:
GV: Hoàng Văn Sơn
18
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
TIẾT 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
NS :24/10/09
ND :.../..../09
A. Mục tiêu:
- Giải thích được sự tồn tại của áp suất khí quyển và áp suất khí quyển . Cách đo áp
suất khí quyển của thí nghiệm Tôrixenli và một số hiện tượng đơn giản
- Hiểu được vì sao áp suất khí quyển thường được tính bằng độ cao của cột thuỷ
ngân và biến đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m
2
. Biết áp suất khí quyển tác
dụng theo mọi hướng.
- Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn

tại áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển.
B. Phương pháp:
- Thí nghiệm – Hợp tác nhóm nhỏ
C. Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm:
+ 2 võ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng
+ Một ống thuỷ tinh dài 10 - 15cm, tiết diện 2 - 3 mm
+ Một cốc đựng nước
D. Tiến trình lên lớp:
I> Ổn định:
II> Bài cũ:
- Kiểm tra 15 phút ( đề sẵn )
III> Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
- GV tổ chức tình huống học tập như SGK hoặc nêu lên hiện tượng: nước
thường chảy xuống. Vậy tại sao quả dừa đục 1 lỗ, dốc xuống nước dừa không
chảy ra ?
2/ Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức

a – Hoạt động 1:
- Học sinh đọc thông báo và trả lời câu
hỏi: tại sao có sự tồn tại của áp suất khí
quyển ?
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu
hỏi
- GV yêu cầu học sinh tiến hành thí
nghiệm để chứng minh sự tồn tại của Pkq
- Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1
- Học sinh hoạt động nhóm tiến hành thí

nghiệm 1 trả lời C
1
Hỏi: giả sử không có áp suất khí quyển
bên ngoài hộp thì hiện tượng gì sẽ xảy
ra ? ( hộp phồng ra → vỡ )
→ Yêu cầu học sinh trả lời C
1
- Gọi đại diện nhóm trình bày → yêu cầu
I - Nghiên cứu sự tồn tại của áp suất khí
quyển.
- Không khí có trọng lượng P gây áp suất
tác dụng lên các vật trên trái đất gọi là áp
suất khí quyển ( P
0
)
1 - Thí nghiệm 1:
- C
1
:
GV: Hoàng Văn Sơn
19
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
học sinh trả lời C
1
- Tương tự: yêu cầu học sinh tiến hành
thí nghiệm 2 trả lời C
2
, C
3

- Học sinh hoạt động nhóm trả lời C
2
, C
3
Hỏi:
Nêu hiện tượng ?
Giải thích ?
Tại A nước chịu mấy áp suất ?
Chất lỏng không chuyển động chứng tỏ
áp suất chất lỏng cân bằng với áp suất
nào ?
GV: gọi đại diện nhóm trả lời từng câu
một, các nhóm khác bổ sung → C
8
- Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 3
+ Nêu hiện tượng thí nghiệm
Giải thích hiện tượng đó ?
- GV gọi học sinh trả lời C
4
- GV yêu cầu học sinh trả lời C
9
Vậy: độ lớn của áp suất khí quyển được
tính như thế nào ?
2 - Thí nghiệm 2:
- C
2
: hiện tượng nước không tụt xuống
P
0
= P

tr
- C
3
: P
0
+ P
cl
> P
0
 chất lỏng tụt xuống
3 – Thí nghiệm 3:
- C4: P
tr
= 0, P
ng
= P
kq
 ép 2 nữa quả cầu
lại với nhau
b – Ho ạt động 2:
- GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm
Tôrixenli, trình bày thí nghiệm
- GV treo H9.5 yêu cầu HS quan sát trả
lời C
5
, C
6
, C
7
.

- HS đọc thí nghiệm, quan sát mô hình và
trả lời câu hỏi
- Yêu cầu một HS nhắc lại
- Vậy trong trường hợp này P
0
= ?
- Yêu cầu HS trả lời ý đầu của C
10
II – Độ lớn cảu áp suất khí quyển.
1 – Thí nghiệm Tôrixenli:
- C
5
: P
A
= P
B
( bình thông nhau )
- C
6
: P
A
= P
0
, P
B
= P
Hg
- C
7
: P

B
= P
Hg
= d.h = 136.000x0,76 =
103.360 N/m
2
2 - Độ lớn của P
0
:
P
0
bằng áp suât tại đáy của cột thuỷ nhân
trong ống Tôrixenli
c – Ho ạt động 3:
- HS đọc C
11
và trả lời
- GV: ta đã biết những đại lượng nào, đại
lượng nào chưa biết ?
- Yêu cầu HS nêu phương pháp giải
- Vậy ống Tôrixenli dài ít nhất là bao
nhiêu ?
- Yêu cầu HS trả lời C
12
III – Vận dụng.
- C
11
: từ P = d.h  h = P/d =
103.360/10.000 = 10,336 m
- Vậy ống Tôrixenli dài ít nhất là 10,336

m
- C
12
: Không thể tính trực tiếp áp suất khí
quyển bằng công thức: P = d.h. Vì d thay
đổi theo độ cao.
IV> Củng cố:
- Qua bài họ em cần khắc sâu vấn đề gì ?
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ ?
V> Dặn dò:
- Nắm chắc kiến thức trọng tâm ( phần ghi nhớ )
- Đọc phần "Có thể em chưa biết"
- Làm bài tập từ 9.1 → 9.5 SBT
GV: Hoàng Văn Sơn
20
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
- Ôn tập từ B1 đến B8: tiết sau kiểm tra 1T
VI. Rút kinh nghiệm :
Tiết10 :
ÔN TẬP
NS:10/11/09
ND:.../11/09
A. Mục tiêu:
1 - Kiến thức:
- Củng cố lại các kiến thức đã học từ bài 1đến bài 9, giải thích các hiện tượng liên
quan đến kiến thức đã học .
2 – Kĩ năng:
- Vận dụng công thức để giải bài tập
3 – Thái độ: Nghiêm túc

B. Phương pháp:
- Thảo luận, hỏi đáp
C. Chuẩn bị:
- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học từ bài 1đếnbài 9
D. Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định:
II. Bài cũ: Kết hợp ôn
III. Bài mới:
1. ĐVĐ: (sgk)
2. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
a. Hoạt động 1:
- GV hỏi: chuyển động cơ học là gì ?
Chuyển động và đứng yên có tính chất
gì ? Lấy ví dụ minh học ?
+ Nêu các dạng chuyển động cơ học
thường gặp ?
+ Độ lớn vận tốc cho biết điều gì ? Công
thức tính vận tốc, đơn vị ?
+ Thế nào là chuyển động đều ? thế nào
là chuyển động không đều ?
+ Công thức tính V
tb
?
+ Véc tơ lực được biểu diễn ntn ?
+ Thế nào là 2 lực cân bằng ?
+ Nếu vật đang đứng yên hoặc chuyển
động nếu có 2 lực cân bằng tác dụng vào
thì kết quả sẽ ntn ?
+ Lực masát trượt, lăn, nghĩ sinh ra khi

I . Lý thuyết:
1/ Chuyển động cơ học
2/ Vận tốc:
- V = S/t
- Đơn vị: m/s; km/h
3/ Chuyển động đều, chuyển động không
đều.
- V
tb
=
t
S
=
21
21
tt
SS
+
+
4/ Biểu diễn lực:
- Véctơ lực có 3 yếu tố:
+ Gốc (điểm đặt)
+ Phương, chiều
+ Độ lớn
5/ Sự cân bằng lực, quán tính
- 2 lực cân bằng
- Kết quả tác dụng của 2 lực cân bằng
- Quán tính
6/ Lực masát:
GV: Hoàng Văn Sơn

21
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
nào ?
+ Áp lực là gì ?
+ Áp suất là gì ? Công thức, đơn vị ?
+ Áp suất chất lỏng có đặc điểm gì ?
Công thức tính ?
+ Nêu đặc điểm của 1 chất lỏng đựng
trong bình thông nhau ?
+ Lực đẩy Acsimét xuất hiện khi nào ?
Công thức ?
+ Nêu điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lững
7/ Áp suất:
- Khái niệm áp lực
- Khái niệm áp suất, công thức: P =
S
F
- Đơn vị: N/m
2
8/ Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau:
- Đặc điểm:
- Công thức tính: p = d.h
9/ Áp suất khí quyển:
10/ Lực đẩy Acsimét:
+ F = d.V
10/ Sự nổi:
P < F
A
→ Vật nổi

P = F
A
→ Lơ lững
P > F
A
→ Vật chìm
2. Hoạt động 2:
- GV :yêu cầu HS đọc đề và phân tích,
dùng các kí hiệu để tóm tắt bài toán
?Nêu phương pháp giải, gọi 2HS lên
bảng giải, lớp cùng giải và theo dõi nhận
xét đánh giá.
- Gv ghi điểm.
- Gv treo đề bài lên bảng yêu cầu Hs hoạt
động nhóm giải bài trên phiếu rồi nêu
nhận xét đánh giá bài làm giữa các nhóm.
- Gv ghi điểm.
II – Bài tập
B1: Một người đi bộ đều trên quảng
đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s, ở
quảng đường sau dài 1,95km người đó đi
hết 0,5h. Tính V
tb
của người đó trên cả 2
đoạn đường ?
* Cho S
1
= 3km S
2
= 1,95km

V
1
= 2m/s t
2
= 0,5h = 1800s
Giải:
- Thời gian đi hết quảng đường đầu:
t
1
= S
1
/v
1
= 3000/2 = 1500(s)
-Vận tốc trung bình của người đó trên cả
đoạn đường:
V
tb
= (S
1
+S
2
) / (t
1
+t
2
) =
(3000+1950) / (1500+1800) = 1,5m/s
B2: (Bài tập 10.5)
* Cho: V = 2dm

3
= 0,002m
3
d
nc
= 10.000N/m
3
d
r
= 8.000N/m
3
* Tính F
Anc
= ?; F
Ar
= ?
Giải:
- Lực đẩy Acsimét lên miếng sắt khi
miếng sắt nhúng chìm trong nước là:
F
Anc
= d
nc
. V

= 10.000.0,002 = 20N
- Lực đẩy Acsimét lên miếng sắt khi
miếng sắt nhúng chìm trong rượu là:
F
Ar

= d
nc
. d
nc
= 8.000.0,002 = 16N.
IV. Củng cố: Kết hợp ôn
V. Dặn dò:
Về nhà ôn tập kĩ, chuẩn bi tiết sau kiểm tra 1 tiết.
GV: Hoàng Văn Sơn
22
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
VI. Rút kinh nghiệm:
GV: Hoàng Văn Sơn
23
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
Tiết 11:
KIỂM TRA MỘT TIẾT
NS:17/11/09
ND:.../11/09
A. Mục tiêu:
1. Kiến htức :
- Kiểm tra lại những kiến thức cơ bản đã học, qua đó để đánh giá kết quả học tập
của học sinh .
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng hệ thống, khái quát hoá kiến thức đã học cho học sinh, phát huy năng
lực tư duy sáng tạo.
3. Thái độ :
- Giáo dục tính tự giác, cần cù, độc lập trong giờ kiểm tra → qua đó giáo viên thấy

được chỗ hỏng để bổ cứu
B. Phương pháp:
- Học sinh tư duy logic
C. Chuẩn bị:
- GV ra đề
- HS nắm chác kiến thức cơ bản → vận dụng
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định:
II. Bài cũ:
- GV phát đề
III. Bài mới:
Đề ra:
* Phần I: Trắc nghiệm:( 4,5đ)
- Chọn ý đúng và khoanh tròn nó trong các câu sau:
+ Câu 1: xét toa xe lữa đang chạy. Vật nào kể sau đứng yên đối với toa tàu:
a. Nhà ga b. Đầu máy xe lữa
c. Cột mốc chỉ km d. Không có vật nào trong số a, b, c
+ Câu 2: Nam tiễn Việt đi du học. Nam đứng lặng nhìn máy bay chở Việt cách cánh bay
lên cao rồi mất hút. Có thể phát biểu như thế nào sau đây:
a. Việt chuyển động so với Nam
b. Nam chuyển động so với Việt
c. Nam đứng yên trong khi Việt chuyển động so với mặt đất
d. Các phát biểu a, b, c đều đúng
+ Câu 3: Có thể phát biểu như thế nào về vận tốc:
a. Vận tốc được xác định bởi độ dài quãng đưòng đi được trong một đơn vị thời
gian
b. Vận tốc được tính bởi công thức: v = S/t
c. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là km/h và m/s
d. Các phát biểu a, b, c đều đúng
GV: Hoàng Văn Sơn

24
Trường THCS Linh Thượng
Giáo án Vật Lý 8
+ Câu 4: Một xe chuyên động với Vtb = 36km/h trong 45 phút, hỏi quảng đường người
đó đi đượ là bao nhiêu:
a. 27km b. 37km c. 1620m d. 1620km
+ Câu 5: Lực là một đại lượng véc tơ. Điều này có nghĩa là lực bao gồm các yếu tố nào
kê sau:
a. Gốc(điểm đặt) b. Phương và chiều
c. Cường độ(độ lớn) d. Các yếu tố a, b, c
+ Câu 6: Hai lực cân bằng là 2 lực:
a. Mạnh như nhau
b. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều
c. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều
d. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.
* Phần II: Tự luận: 5,5đ
+ Câu 1: Hãy biểu diễn các vectơ lực sau đây:
a. Lực kéo vật trượt trên mặt bàn hợp với phương ngang một góc 30
0
, có chièu
hướng lên trên là 2000N. Tỉ xích 1cm ứng với 500N
b. Trọng lực của 1 vật là 100N ( Tỉ xích tuỳ ý)
+ Câu 2: Tính áp suất tác dụng lên điểm A cách đáy cột nước là 0,2m, biết cột nước cao
100cm, trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m
3
.
+ Câu 3: Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h đến Hải Phòng lúc 10h. Đoạn đường từ
Hà Nội đến Hải Phòng dài 100km. Hỏi Ôtô đó đi với vận tốc là bao nhiêu km/h, m/s.
Đáp án – Biểu điểm
* Phần I: Trắc nghiệm: 4,5đ

- Mỗi câu đúng 0,75đ
+ Câu 1: b + Câu 4: a
+ Câu 2: c + Câu 3: d
+ Câu 5: c + Câu 6: d
* Phần II: Tự luận: 5,5đ
+ Câu 1: 1,5đ
Vẽ đúng mỗi trườn hợp – sạch - đẹp: 0,75đ
+ Câu 2: 2,0đ Giải:
* Tóm tắt: Độ sâu điểm A:
h = 100cm =1m h
A
= h – h
1
= 1 – 0,2 = 0,8m (0,25đ)
h
1
= 0,2m Vậy áp suất chất lỏng tác dụng lên điểm A là:
GV: Hoàng Văn Sơn
25
30
0
F
500N
0
A
P
50N

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×