Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập về phương trình hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.62 KB, 23 trang )

Hng dn hc sinh lp 8 gii bi tp v phng trỡnh húa hc
Phòng Giáo dục và đào tạo Hoành Bồ
Trờng TH &THCS Đồng Lâm
*** ***
Sáng kiến kinh nghiệm
Hớng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập
về phơng trình hóa học
Ngời thực hiện: Trần Thị Nhị
Đơn vị: Trờng TH &THCS Đồng Lâm
Năm học 2009-2010

Hoành Bồ, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Trn Th Nh - Trng TH & THCS ng Lõm
1
Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập về phương trình hóa học
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 8 GIẢI BÀI TẬP
VỀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

I/PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bài tập hóa học cũng giống như bài tập của nhiều môn học khác ở trường
THCS, nó có một vị trí đặc biệt không thể thiếu được của môn học. Bài tập hóa học
là cơ sở để hình thành kiến thức, kỹ năng giải các bài tập hóa học. Bài tập hóa học là
một trong những nguồn để hình thành kiến thức, kỹ năng mới cho học sinh. Bài tập
hóa học là phương tiện hữu hiệu để rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho học
sinh, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng hơn, lâu hơn. Bài tập hóa học
cũng là công cụ để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Thông qua giải bài tập
hóa học giúp học sinh rèn luyện, củng cố về kiến thức hóa học. Cũng qua bài tập hóa
học giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, đồng thời học sinh có thể
bộc lộ những khó khăn, sai lầm trong học tập, từ đó giáo viên có biện pháp phù hợp
giúp học sinh khắc phục những sai lầm, giúp học sinh mở mang kiến thức, giáo dục


tư tưởng đạo đức. Như vậy thông qua bài tập hóa học, học sinh được rèn về kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo, về đạo đức và tư duy, từ đó gây hứng thú học tập và nghiên
cứu bộ môn đối với học sinh.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, có phạm vi nhận thức và ứng dụng
rộng rãi, việc hình thành các khái niệm, định luật hóa học luôn gắn liền với các thí
nghiệm, hiện tượng trong thực tế. Bộ môn Hóa học là bộ môn mới và khó đối với học
sinh bậc THCS (đặc biệt là học sinh lớp 8 – là năm đầu tiên được làm quen với bộ
môn này). Số tiết phân bố trong chương trình còn ít ( 2 tiết/ tuần) song yêu cầu lượng
kiến thức lại quá nhiều và rộng. Học sinh không chỉ nắm vững cơ sở lý thuyết mà
còn phải biết vận dụng vào thực tế đời sống, vào giải các bài tập. Thực tế việc vận
dụng giải các bài tập hóa hóa đối với học sinh lớp 8 còn gặp rất nhiều khó khăn, vì
đây là môn học học sinh mới được tiếp cận.
Vậy để hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học, ta phải xét sự hình thành
từng hệ thống kỹ năng mà nội dung chương trình đã đề. Nếu tính theo đơn vị kiến
thức thì có rất nhiều dạng bài tập nhưng dạng bài tập nào cũng đòi hỏi có kiến thức
kỹ năng cơ bản mới giải được. Một trong những dạng bài tập cơ bản và xuyên suốt
Trần Thị Nhị - Trường TH & THCS Đồng Lâm
2
Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập về phương trình hóa học
quá trình học là dạng bài tập về phương trình hóa học. Muốn giải được dạng bài tập
này yêu cầu các em phải hiểu, tổng hợp nhiều mảng kiến thức như KHHH của các
nguyên tố, hóa trị của nguyên tố, viết công thức hóa học, phản ứng hóa học, phương
trình hóa học, xác định chất tham gia, chất tạo thành, lập phương trình hóa học... Một
bài tập có giải được đúng hay không phần lớn từ việc lập đúng và chính xác phương
trình hóa học, dựa vào phương trình hóa học để tính toán tìm ra kết quả.
Qua thực tế giảng dạy tại trường TH & THCS Đồng Lâm tôi thấy học sinh khả
năng nắm bắt, ghi nhớ, vận dụng kiến thức còn rất hạn chế, còn yếu về cách làm một
bài tập hóa học do là đối tượng học sinh vùng miền, dân tộc khả năng tiếp thu, vận
dụng kiến thức còn chậm. Đa số học sinh còn lúng túng trong việc giải bài tập hóa
học, đặc biệt là dạng bài tập về phương trình hóa học, cũng vì thế mà chất lượng học

tập chưa cao. Do đó việc hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài tập trong các giờ
học, giờ luyện tập cho học sinh là hết sức cần thiết.
Trước tình hình đó, tôi băn khoăn, trăn trở và tìm ra một số giải pháp “ Hướng
dẫn học sinh giải bài tập về phương trình hóa học” với hy vọng mang đến cho các
em phương pháp giải bài tập một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất.
I.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề này nhằm giúp các em củng cố được kiến
thức cơ bản liên quan đến dạng bài tập về phương trình hóa học, định hướng cho học
sinh phương pháp giải bài tập về phương trình hóa học, hình thành và rèn luyện kỹ
năng giải bài tập hóa học để có cách giải nhanh, chính xác. Bên cạnh đó giảm bớt lo
sợ trong học sinh, giúp các em có hứng thú học tập bộ môn Hóa cũng như tự tin hơn
trên con đường học tập của mình.
I.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:
I.3.1. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2009 – 2010.
I.3.2. Địa điểm: Trường TH & THCS Đồng Lâm.
I.3.3. Phạm vi nghiên cứu: Bộ môn Hóa học lớp 8.
I.4. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
Việc dạy học Hóa học ở trường THCS là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần
thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường THCS. Một trong những nhiệm vụ ưu tiên là
cần coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh. Cần bồi
dưỡng và tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện năng lực tư duy độc lập sáng tạo,
Trần Thị Nhị - Trường TH & THCS Đồng Lâm
3
Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập về phương trình hóa học
có kỹ năng giải bài tập hóa học, có ý thức và biết vận dụng tổng hợp kiến thức đã học
vào cuộc sống thực tiễn. Một trong những biện pháp quan trọng là người thầy cần coi
trọng hơn việc chỉ dẫn cho học sinh con đường tìm ra kiến thức mới mà không chỉ
dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức có sẵn, cần chú ý rèn luyện kỹ năng cho
học sinh. Chú ý đánh giá kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức qua bài tập, đó cúng
là một biện pháp dạy cho học sinh cách học và cách tự học.

Việc áp dụng giải pháp “ Hướng dẫn học sinh giải bài tập về phương trình hóa
học” với mong muốn giúp các em ghi nhớ, củng cố, khắc sâu một số kiến thức cơ bản
liên quan đến dạng bài tập về phương trình hóa học. Đồng thời định hướng cho các
em phương pháp giải một số dạng bài tập về phương trình hóa học. Qua các bài tập
hóa học thuộc đề tài nghiên cứu, học sinh nắm chắc các dạng bài tập về phương trình
hóa học và phân loại giải, từ đó hình thành được kỹ năng giải bài tập hóa học một
cách thành thạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
II/ PHẦN NỘI DUNG
II.1.CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Trong luật giáo dục đã ghi rõ giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối
tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự
học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Trong giáo dục học đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp
giảng dạy, phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng nhất
để nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn. Mặt khác giải bài tập là một phương
pháp học tập tích cực. Một học sinh có kinh nghiệm là học sinh sau khi học bài xong,
chưa hài lòng với các hiểu biết của mình và chỉ yên tâm sau khi tự mình giải được
các bài tập. Vì vậy việc hướng dẫn định hướng cho học sinh phương pháp giải bài tập
hóa học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của giáo
viên và kết quả học tập của giáo viên.
Trong hệ thống bài tập Hóa học ở bậc THCS có rất nhiều dạng bài tập như bài
tập tính theo công thức hóa học, phương trình hóa học, toán nồng độ dung dịch, nhận
biết các chất, lập công thức hóa học... Song dạng bài tập về phương trình hóa học là
Trần Thị Nhị - Trường TH & THCS Đồng Lâm
4
Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập về phương trình hóa học
dạng bài tập cơ bản và xuyên suốt quá trình học, đồng thời nó là cơ sở của các quá
trình sản xuất hóa học.Vì vậy cần phải hình thành cho học sinh có được kỹ năng giải

bài tập về phương trình hóa học một cách thành thạo nên trong chuyên đề này tôi đi
sâu vào nghiên cứu mảng kiến thức giải bài tập về phương trình hóa học trong
chương trình hóa học 8 THCS. Muốn làm được dạng bài tập này đòi hỏi học sinh cần
tổng hợp nhiều mảng kiến thức: Nhớ KHHH, hóa trị của nguyên tố, Viết CTHH, xác
định chất tham gia, chất tạo thành( sản phẩm), lập PTHH, dựa vào số mol.....
Với đối tượng học sinh vùng miền, dân tộc việc hình thành kỹ năng giải bài tập
dạng bài tập về PTHH, đặc biệt là dạng bài tính theo PTHH là cả một quá trình ( do
khả năng tiếp thu, vận dụng, tính toán, tư duy của học sinh còn rất chậm). Do vậy, tôi
chỉ dám đưa ra một số giải pháp nhỏ nhằm giúp các em có được kỹ năng giải bài tập
về PTHH với một số dạng đơn giản thường gặp ở chương trình lớp 8 THCS.
II.2. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.2.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
II.2.1.1. THUẬN LỢI:
- Giáo viên được phân công giảng dạy đều có trình độ và lòng nhiệt tình đồng thời
thấu hiểu được hoàn cảnh của học sinh.
- Trường được trang bị đầy đủ SGK, đồ dùng thiết bị dạy học…
- Giáo viên thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, tham dự các hội nghị chuyên đề để trao đổi, rút kinh nghiệm về phương
pháp giảng dạy…
- Chương trình SGK lớp 8 sau mỗi bài học có nhiều bài tập, đồng thời mỗi chương
đều có một đến hai bài luyện tập.
- Tài liệu tham khảo có nhiều loại sách giúp giáo viên có thể tham khảo và chọn
bài tập cho phù hợp với học sinh của mình.
II.2.1.2. KHÓ KHĂN:
- Phương tiện thiết bị của trường còn thiếu, chưa có phòng thí nghiệm dẫn đến
chất lượng dạy học chưa cao, làm cho tiết học chưa thực sự sinh động, hứng thú và có
hiệu quả.
- Nhìn chung, đối với bộ môn Hóa học 8 học sinh mới bắt đầu làm quen, tiếp xúc
còn rất mới mẻ, các kiến thức, khái niệm rất khó và trừu tượng, học sinh khó tiếp thu.
Trần Thị Nhị - Trường TH & THCS Đồng Lâm

5
Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập về phương trình hóa học
- Học sinh 100% là con em dân tộc thiểu số nên khả năng nắm bắt, tư duy của các
em còn hạn chế, việc tiếp thu bài và vận dụng kiến thức còn chậm. Do đó vệc giải bài
tập hóa học nói chung đạt hiệu quả chưa cao và kỹ năng giải bài tập về phương trình
hóa học nói riêng còn thấp, đặc biệt là kỹ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa
học còn nhiều hạn chế.
II.2.2. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM:
Loại
Lớp
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
Tổng số (14 HS) 0 0 2 15 7 50 4 28 1 7
II.2.3.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Giải bài tập hóa học là một quá trình phức tạp, trong đó bài tập về phương trình
hóa học là một trong những dạng bài tập cơ bản, xuyên suốt trong chương trình hóa
học. Nếu các em nắm được cách thức giải bài tập về phương trình hóa học, khi học
lên trên các em sẽ rất thuận lợi vì đã có gốc rất vững. Vì vậy để hình thành và rèn
luyện kỹ năng giải bài tập về phương trình hóa học giáo viên cần hướng dẫn học sinh
phương pháp tìm kiếm lời giải. Với mỗi loại bài tập cần có phương pháp giải sao cho
phù hợp với kiểu bài. Vì vậy để đạt kết quả tốt trong việc “giải bài tập về phương
trình hóa học” cần phân loại các bài tập về phương trình hóa học.
II.2.3.1. Phân loại bài tập:
Bài tập về phương trình hóa học trong chương trình hóa học 8 phân thành 2 dạng
chính:
1. Bài tập định tính:
- Lập phương trình hóa học theo sơ đồ cho sẵn
- Điền chất, hoàn thành phương trình hóa học ( PTHH )
2. Bài tập định lượng:
- Dạng 1: Biết một chất trong phản ứng. Tìm những chất còn lại

- Dạng 2: Tìm chất dư trong hai chất đầu bài cho ….
II. 2.3.2. Phân loại giải:
1. Bài tập định tính:
a/ Lập phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng.
* Các bước tiến hành:
Trần Thị Nhị - Trường TH & THCS Đồng Lâm
6
Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập về phương trình hóa học
- Bước 1: Viết lại sơ đồ phản ứng ( gồm công thức hóa học của các chất tham gia
và sản phẩm)
- Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng: bằng
cách thêm hệ số vào đằng trước các công thức hóa học ( CTHH ).
- Bước 3: Viết PTHH: thay mũi tên ( --> ) bằng mũi tên ( → )
* Một số điều cần nhớ khi lập PTHH:
- Viết sơ đồ phản ứng: Viết đủ chất, viết đúng CTHH của chất tham gia và sản
phẩm.
- Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng cần chú ý:
+ Thường bắt đầu từ những nguyên tố mà số nguyên tử có nhiều và không
bằng nhau.
+ Trường hợp số nguyên tử của nguyên tố ở vế này là chẵn, ở vế kia là lẻ thì
trước hết phải làm chẵn số nguyên tử lẻ, rồi tiếp tục đặt hệ số cho phân tử chứa số
nguyên tử chẵn ở vế còn lại sao cho số nguyên tử ở hai vế bằng nhau.
+ Nếu trong CTHH có nhóm nguyên tử ( VD: nhóm OH, Nhóm CO
3
, Nhóm
SO
4
.....) thì coi cả nhóm như một nguyên tử và bắt đầu từ nhóm nguyên tử trước.
- Kiểm tra:
+ Tỉ lệ các hệ số đã tối giản chưa

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng cách lấy hệ số
trước các CTHH nhân với chỉ số.
* Trường hợp bài toán yêu cầu rút tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong
phản ứng cần lưu ý:
- Số tỉ lệ chính là các hệ số đứng đằng trước các CTHH.
- Trường hợp các đơn chất có CTHH cũng chính là KHHH (VD: Sắt: Fe,
nhôm: Al.. các bon: C….) dùng từ nguyên tử.
- Trường hợp các đơn chất có CTHH gồm KHHH kèm theo chỉ số
( VD: Khí oxi : O
2
, hiđro: H
2
….) hay các hợp chất, dùng từ phân tử .
* Thí dụ: Cho sơ đồ các phản ứng hóa học sau:
1. P + O
2
--> P
2
O
5
2. Na + H
2
O --> NaOH + H
2

3. AgNO
3
+ CuCl
2
--> AgCl + Cu(NO

3
)
2
Trần Thị Nhị - Trường TH & THCS Đồng Lâm
7
Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập về phương trình hóa học
Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các
chất trong mỗi phản ứng.
+ Xét phản ứng 1: P + O
2
--> P
2
O
5
- Lập phương trình hóa học:
Ta thấy: Cả P và O đều có số nguyên tử không bằng nhau, nhưng O có số
nguyên tử lớn hơn P
. Bắt đầu từ O: Trước hết phải làm chẵn số nguyên tử oxi( bên chất sản phẩm)
Tức là đặt hệ số 2 trước công thức: P
2
O
5
, như vậy số nguyên tử oxi ở vế phải là
10 nguyên tử nên ta đặt hệ số 5 trước O
2
ở vế trái để cân bằng số nguyên tử oxi.
. Cân bằng số nguyên tử P: tính số nguyên tử P ở bên sản phẩm ( 2 x 2 =4). Đặt
hệ số 4 trước P ở vế trái.
. Thay (-->) bằng ( → ) ta có PTHH:
4P + 5O

2

o
t
→
2P
2
O
5
- Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng:
+ Kiểm tra :
. Tỉ lệ các hệ số: 4 : 5 : 2 -> đã tối giản.
. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng:
Số nguyên tử Trước phản ứng sau phản ưng
O 10 10
P 4 4
+ Rút ra tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử:
. CTHH của phốt pho cũng chính là KHHH: P -> dùng từ số nguyên tử
. CTHH của oxi gồm KHHH kèm theo chỉ số 2( O
2
) -> dùng từ số phân tử.
. P
2
O
5
là 1 hợp chất -> dùng từ số phân tử.
Ta có tỉ lệ: Số nguyên tử P : số phân tử O
2
: số phân tử P
2

O
5
= 4 : 2 : 5
+ Xét phản ứng 2: Na + H
2
O --> NaOH + H
2

- Lập PTHH:
. Na và O có số nguyên tử bằng nhau, H có số nguyên tử không bằng nhau
( một bên là 2, bên kia là 3)
. Bắt đầu từ H: đặt hệ số 2 trước NaOH để làm chẵn số nguyên tử H.
. Tiếp đó đặt hệ số 2 trước H
2
O để cân bằng số nguyên tử H
Trần Thị Nhị - Trường TH & THCS Đồng Lâm
8
Hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập về phương trình hóa học
. Đặt hệ số 2 trước Na để cân bằng số nguyên tử Na.
. Thay (-->) bằng ( → ) ta có PTHH:
2Na + 2H
2
O → 2NaOH + H
2
- Kiểm tra :
. Tỉ lệ các hệ số: 2 : 2 : 2 : 1 -> đã tối giản
. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng:
Số nguyên tử trước phản ứng Sau phản ứng
Na 2 2
H 4 4

O 2 2
- Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử:
Số nguyên tử Na : Số phân tử H
2
O : Số phân tử NaOH : Số phân tử H
2
= 2 : 2 : 2 : 1
+ Xét phản ứng 3: AgNO
3
+ CuCl
2
--> AgCl + Cu(NO
3
)
2
- Lập phương trình hóa học:
. Ta thấy trong phản ứng có 1 nhóm nguyên tử: nhóm NO
3
và không bằng nhau
( 1 bên có 1, bên kia có 2)
. Bắt đầu từ nhóm NO
3
: đặt hệ số 2 trước AgNO
3
để cân bằng nhóm NO
3

. Tiếp theo đặt hệ số 2 trước AgCl để cân bằng số nguyên tử Ag và Cl.
. Thay (-->) bằng ( → ) ta có PTHH:
2AgNO

3
+ CuCl
2
→ 2AgCl + Cu(NO
3
)
2
- Kiểm tra:
. Tỉ lệ các hệ số: 2 : 1 : 2 : 1 -> đã tối giản
. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng:
Số nguyên tử trước phản ứng Sau phản ứng
Ag 2 2
Cu 1 1
Cl 2 2
Nhóm NO
3
2 2
- Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử:
Số phân tử AgNO
3
: Số phân tử CuCl
2
: Số phân tử AgCl : Số phân tử Cu(NO
3
)
2

= 2 : 1 : 2 : 1
Trần Thị Nhị - Trường TH & THCS Đồng Lâm
9

×