Tải bản đầy đủ (.pdf) (279 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa channa maculata (lacepede, 1801)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.87 MB, 279 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
----------------------------

TẠ THỊ BÌNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
XÂY DỰNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
CÁ CHUỐI HOA Channa maculata (Lacepède, 1801)

LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 9 42 01 03

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
----------------------------

TẠ THỊ BÌNH


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
XÂY DỰNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
CÁ CHUỐI HOA Channa maculata (Lacepède, 1801)
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 9.42.01.03

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Dực
2. TS. Đỗ Văn Tứ

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả thu
đƣợc trong luận án này là thành quả nghiên cứu của Đề tài cấp Nhà nƣớc "Khai
thác và phát triển nguồn gen cá chuối hoa, cá lóc đen, cá ngạnh ở khu vực Bắc trung
Bộ" tôi là thành viên tham gia. Tôi đƣợc sự đồng ý của ông Chủ nhiệm đề tài cho
phép sử dụng tất cả các số liệu nghiên cứu đƣợc cho luận án tiến sĩ của mình.
Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận án là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án

Tạ Thị Bình

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Vinh,

Ban lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo Viện Nông nghiệp và Tài
nguyên, Bộ môn Thủy sản và Chăn nuôi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
hoàn thành chƣơng trình nghiên cứu sinh.
Cảm ơn Chủ nhiệm đề tài "Khai thác và phát triển nguồn gen cá chuối hoa, cá
lóc đen, cá ngạnh ở khu vực Bắc trung Bộ" Bộ Khoa học và Công nghệ đã tạo điều
kiện hỗ trợ kinh phí thực hiện luận án của tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới hai thầy hƣớng dẫn là PGS.TS. Nguyễn
Hữu Dực, TS. Đỗ Văn Tứ, đã động viên tinh thần, hƣớng dẫn tận tâm để giúp tôi thực
hiện luận án và hoàn thành khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp trong
Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, đặc biệt các thầy, cô trong bộ môn Thủy sản và
Chăn nuôi, đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận án.
Cuối cùng là lời cám ơn đến những ngƣời thân trong gia đình, đặc biệt là chồng
và các con đã động viên, giúp đỡ, hy sinh nhiều thời gian cho tôi trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm, lời động viên và
những giúp đỡ quý báu đó.
NGHIÊN CỨU SINH

TẠ THỊ BÌNH

ii


ADG
BW
CF
CT
CV

DL
DLG
DO
DOM
DWG
ĐVPD
FCR
FSH

GnRH
GSI
HCG
IU
KDT
L
LH
LHRHa
nnk
NT
NTTS
PMS
PTĐĐ
RLG
SGR
TACB
TACN
TAVCN
TSD

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tốc độ tăng trƣởng trung bình ngày
Khối lƣợng cơ thể
Yếu tố điều kiện
Công thức
Hệ số biến thiên
Dƣơng lịch
Tốc độ tăng trƣởng chiều dài trung bình ngày
Hàm lƣợng oxy hòa tan
Domperidone
Tốc độ tăng trƣởng khối lƣợng trung bình ngày
Động vật phù du
Hệ số chuyển đổi thức ăn
Hormon kích thích nang trứng.
Giai đoạn
Gonadotropin releasing hormone
Hệ số thành thục
Human Chorionic Gonadotropin
International Unit
Kích dục tố
Lít
Luteinizing hormone
Luteotropin Hormone Releasing Hormone Analog
Những ngƣời khác
Nghiệm thức
Nuôi trồng thủy sản
Pregnant mare serum
Phân tích đặc điểm
Tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân
Tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng
Thức ăn chế biến

Thức ăn công nghiệp
Thức ăn viên công nghiệp
Tuyến sinh dục

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii
MỤC LỤC .................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 4
1.1. Vị trí phân loại cá Chuối hoa ............................................................................. 4
1.2. Tình hình nghiên cứu về cá chuối hoa trên thế giới và Việt Nam ................... 4
1.2.1. Tình hình nghiên cứu cá chuối hoa trên thế giới ........................................... 4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cá chuối hoa ở Việt Nam ............................................... 7
1.3. Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái họ cá quả ........... 9
1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm môi trƣờng sống họ cá quả .................................... 9
1.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm dinh dƣỡng họ cá quả............................................. 9
1.3.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản họ cá quả ................................................ 11
1.4. Một số nghiên cứu sử dụng kích thích tố sử dụng trong sản xuất giống các
loài họ cá lóc ............................................................................................................. 14
1.5. Một số nghiên cứu về dinh dƣỡng và thức ăn của cá bố mẹ, cá con trong sản
xuất giống họ cá quả ................................................................................................ 18
1.5.1. Dinh dƣỡng và thức ăn cho cá bố mẹ trong sản xuất giống họ cá quả ....... 18
1.5.2. Dinh dƣỡng và thức ăn cho cá con trong sản xuất giống họ cá quả ........... 20
1.6. Một số nghiên cứu về mật độ ƣơng nuôi cá con trong sản xuất giống họ cá

quả ............................................................................................................................. 24
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 26
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 26
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 27
2.2.1. Mẫu vật............................................................................................................ 27
2.2.2. Hóa chất, dụng cụ, vật tƣ ................................................................................ 28
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 29
2.3.1. Sơ đồ khối nghiên cứu .................................................................................... 29
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá chuối hoa ngoài tự
nhiên .......................................................................................................................... 30

iv


2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa trong
điều kiện nhân tạo ..................................................................................................... 34
2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................................. 46
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 47
3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học cá chuối hoa ngoài tự nhiên ................. 47
3.1.1. Đặc điểm dinh dƣỡng ...................................................................................... 47
3.1.2. Đặc điểm sinh sản của cá chuối hoa ............................................................... 56
3.2. Kết quả xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa.................................... 74
3.2.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ ............................................................................................ 74
3.2.2. Kích thích cá chuối hoa sinh sản ..................................................................... 81
3.2.3. Ƣơng cá chuối hoa giai đoạn cá bột lên cá hƣơng .......................................... 93
3.2.4. Ƣơng cá chuối hoa giai đoạn cá hƣơng lên cá giống ....................................117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................135
1. Kết luận ...............................................................................................................135
2. Kiến nghị………………………………………………………..…………..136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................138

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................139
PHỤ LỤC .....................................................................................................................

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các loài cá thuộc giống Channa ở Việt Nam ............................................ 8
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh sản họ cá quả ................................. 12
Bảng 1.3. Một số nghiên cứu sử dụng kích thích tố sử dụng trong sản xuất giống
các loài họ cá lóc ........................................................................................ 16
Bảng 2.1. Số lƣợng mẫu thu tại các địa điểm và dùng trong nghiên cứu. ................ 27
Bảng 2.2. Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn ........................................................ 28
Bảng 2.3. Thời gian và liều lƣợng tiêm não thùy cho cá bố mẹ ............................... 37
Bảng 2.4. Các nghiệm thức thí nghiệm ..................................................................... 39
Bảng 2.5. Loại thức ăn và thời điểm thay thế TACB và phƣơng thức thay thế trong
ƣơng cá chuối hoa bột. ............................................................................... 41
Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá các môi trƣờng theo dõi ............................................... 45
Bảng 3.1. Giá trị RLG theo nhóm kích cỡ. ............................................................... 52
Bảng 3.2. Tỷ lệ giới tính của cá chuối hoa................................................................ 58
Bảng 3.3. Biến động hệ số thành thục của cá chuối hoa ........................................... 66
Bảng 3.4. Sức sinh sản của cá chuối hoa theo nhóm khối lƣợng .............................. 71
Bảng 3.5. Biến động của đƣờng kính trứng theo kích cỡ của cá chuối hoa cái ....... 73
Bảng 3.6. Đƣờng kính trứng cá chuối hoa so với một số loài cá trong họ cá lóc .... 73
Bảng 3.7. Tỷ lệ thành thục, sức sinh sản, kích thƣớc trứng, ấu trùng của cá chuối
hoa bố mẹ cho ăn thức ăn khác nhau ......................................................... 75
Bảng 3.8. Khối lƣợng cá bố mẹ, tỷ lệ thành thục, sức sinh sản, kích thƣớc trứng,
kích thƣớc cá bột của cá chuối hoa bố mẹ cho ăn với khẩu phần thức ăn
khác nhau ................................................................................................... 77
Bảng 3.9. Tỷ lệ đẻ, sức sinh sản và thời gian hiệu ứng của cá bố mẹ khi kích thích

sinh sản bằng não thùy ............................................................................... 85
Bảng 3.10. Thời gian nở, chất lƣợng trứng và chất lƣợng cá bột khi kích thích ...... 87
sinh sản bằng não thùy .............................................................................................. 87
Bảng 3.11. Tỷ lệ thành thục, thời gian tái phát dục và sức sinh sản của cá bố mẹ khi
kích thích sinh sản bằng các loại hormone khác nhau. .............................. 89
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của loại hormone lên thời gian hiệu ứng thuốc và các chỉ
tiêu chất lƣợng trứng của cá chuối hoa ...................................................... 91
Bảng 3.13. Môi trƣờng ƣơng cá bột lên hƣơng. ........................................................ 93
Bảng 3.14. Sinh trƣởng của cá chuối hoa khi ƣơng bằng các loại thức ăn khác nhau
.................................................................................................................... 95
Bảng 3.15. Môi trƣờng ƣơng cá bột lên hƣơng. ......................................................100
vi


Bảng 3.16. Tăng trƣởng (theo khối lƣợng, g) của cá chuối hoa ở các chế độ tập
chuyển đổi TACB cho cá ở các thời điểm khác nhau.............................103
Bảng 3.17. Tăng trƣởng (theo chiều dài, cm) của cá chuối hoa ở các chế độ tập
chuyển đổi TACB cho cá ở các thời điểm khác nhau..............................107
Bảng 3.18. Diễn biến các yếu tố môi trƣờng trong quá trình ƣơng ........................117
Bảng 3.19. Tăng trƣởng (theo khối lƣợng, g) của cá cá chuối hoa ở các mật độ ƣơng
khác nhau .................................................................................................119
Bảng 3.20. Tăng trƣởng (theo chiều dài, g) của cá cá chuối hoa ở các mật độ ƣơng
khác nhau .................................................................................................122
Bảng 3.21. Diễn biến các yếu tố môi trƣờng trong quá trình ƣơng ........................125
Bảng 3.22. Tăng trƣởng (theo khối lƣợng, g) của cá chuối hoa ở các khẩu phần ăn
khác nhau .................................................................................................126
Bảng 3.23. Tăng trƣởng (theo chiều dài, cm) của cá cá chuối hoa ở các khẩu phần
ăn khác nhau ...........................................................................................129

vii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cá chuối hoa ................................................................................................ 4
Hình 2.1. Địa điểm thu mẫu cá chuối hoa ................................................................. 26
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 29
Hình 2.3. Cá chuối hoa dùng thí nghiệm .................................................................. 36
Hình 2.4. Vị trí tiêm kích dục tố cho cá .................................................................... 36
Hình 2.5. Cá bột cá chuối hoa dùng thí nghiệm ........................................................ 39
Hình 2.6. Hệ thống bể thí nghiệm cá bột lên cá hƣơng bằng các loại thức ăn khác
nhau .......................................................................................................... 40
Hình 2.7. Cá hƣơng cá chuối hoa dùng thí nghiệm .................................................. 42
Hình 2.8. Hệ thống bể thí nghiệm mật độ cho cá hƣơng lên cá giống ...................... 43
Hình 2.9. Ổ trứng cá trong giá thể ............................................................................ 44
Hình 2.10. Ấp trứng cá .............................................................................................. 44
Hình 3.1. Hình dạng miệng và răng cá ..................................................................... 47
Hình 3.2. Hình dạng lƣợc mang ................................................................................ 47
Hình 3.3. Thực quản cá chuối hoa ............................................................................ 48
Hình 3.4. Lát cắt ngang thực quản cá chuối hoa ....................................................... 48
Hình 3.5. Dạ dày cá chuối hoa .................................................................................. 49
Hình 3.6. Cấu trúc dạ dày cá chuối hoa .................................................................... 50
Hình 3.7. Hình dạng ống tiêu hóa của cá chuối hoa ................................................. 50
Hình 3.8. Lát cắt ngang ruột của cá chuối hoa ......................................................... 51
Hình 3.9. Cấu trúc thành ruột cá .............................................................................. 51
Hình 3.10. Tần xuất xuất hiện thức ăn của cá chuối hoa nhỏ hơn 100 g (n=120) và
lớn hơn 100 g (n=148) ............................................................................ 53
Hình 3.11. Thức ăn cá chuối hoa cỡ 1000g .............................................................. 54
Hình 3.12. Phổ thức ăn của cá chuối hoa ................................................................. 55
Hình 3.13. Cá chuối hoa cái ...................................................................................... 57
Hình 3.14. Cá chuối hoa đực ..................................................................................... 57

Hình 3.15. Buồng trứng cá chuối hoa ....................................................................... 59
Hình 3.16. Buồng trứng cá giai đoạn I ...................................................................... 59
Hình 3.17. Mô học tế bào buồng trứng giai đoạn I (40X) ........................................ 59
Hình 3.18. Buồng trứng cá giai đoạn II .................................................................... 60
Hình 3.19. Mô học tế bào buồng trứng giai đoạn II (40X) ....................................... 60
viii


Hình 3.20. Buồng trứng cá giai đoạn III ................................................................... 61
Hình 3.21. Mô học tế bào buồng trứng giai đoạn III(10X) ....................................... 61
Hình 3.22. Buồng trứng cá giai đoạn IV ................................................................... 61
Hình 3.23. Mô học tế bào buồng trứng giai đoạn IV(4X) ........................................ 61
Hình 3.24. Buồng trứng cá giai đoạn V .................................................................... 62
Hình 3.25. Mô học tế bào buồng trứng giai đoạn V (4X) ......................................... 62
Hình 3.26. Tinh sào cá chuối hoa .............................................................................. 63
Hình 3.27. Tổ chức mô tế bào tinh sào GĐ III (40X) ............................................... 64
Hình 3.28. Tổ chức mô tế bào tinh sào GĐ VI (40X)............................................... 64
Hình 3.29. Tƣơng quan giữa tỷ lệ thành thục và chiều dài cá chuối hoa cái ............ 64
Hình 3.30. Tƣơng quan giữa tỷ lệ thành thục và chiều dài cá chuối hoa đực ........... 65
Hình 3.31. Tƣơng quan giữa chiều dài chuẩn và khối lƣợng toàn thân của cá chuối
hoa cái và đực .......................................................................................... 67
Hình 3.32. Nhân tố điều kiện của cá chuối hoa qua các tháng khảo sát .................. 68
Hình 3.33. Biến động của hệ số thành thục và độ béo của cá chuối hoa .................. 69
Hình 3.34. Các giai đoạn thành thục của cá chuối hoa ở các tháng .......................... 70
Hình 3.35. Tƣơng quan khối lƣợng với sức sinh sản tuyệt đối ................................. 72
Hình 3.36. Tƣơng quan chiều dài với sức sinh sản tuyệt đối .................................... 72
Hình 3.37. Tỷ lệ thụ tinh, trứng nổi, và tỷ lệ nở của trứng khi cá bố mẹ cho ăn với
các loại thức ăn khác nhau ....................................................................... 76
Hình 3.38. Tỷ lệ dị hình của cá bột và tỷ lệ sống của cá 3 ngày tuổi khi cho cá bố
mẹ ăn các loại thức ăn khác nhau ............................................................ 77

Hình 3.39. Tƣơng quan giữa khẩu phần cho ăn với tỷ lệ thành thục (a) và sức sinh
sản (b) của cá chuối hoa bố mẹ................................................................ 78
Hình 3.40. Tỷ lệ thụ tinh, trứng nổi và tỷ lệ nở của trứng khi cho cá bố mẹ ăn với
khẩu phần thức ăn khác nhau................................................................... 79
Hình 3.41. Tỷ lệ dị hình và tỷ lệ sống của cá bột sau 3 ngày tuổi khi cho cá bố mẹ
ăn với khẩu phần thức ăn khác nhau ....................................................... 80
Hình 3.42. Tỷ lệ cá đực chín sinh dục....................................................................... 81
Hình 3.43. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của trứng cá chuối hoa ở các thời điểm tiêm kích
dục tố khác nhau ...................................................................................... 82
Hình 3.44. Tỷ lệ đẻ của cá cái ................................................................................... 83
Hình 3.45. Tƣơng quan giữa sức sinh sản và các thời điểm ..................................... 84

ix


Hình 3.46. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của trứng cá chuối hoa ở các thời điểm tiêm liều
sơ bộ và liều quyết định khác nhau ......................................................... 84
Hình 3.47. Tỷ lệ sống của cá chuối hoa khi ƣơng bằng các loại thức ăn khác nhau 94
Hình 3.48. Khối lƣợng trung bình của cá chuối hoa trong quá trình thí nghiệm ...... 96
Hình 3.49. Chiều dài trung bình của cá chuối hoa trong quá trình thí nghiệm ......... 96
Hình 3.50. Hệ số phân đàn về khối lƣợng của cá chuối hoa trong thời gian thí
nghiệm ..................................................................................................... 97
Hình 3.51. Tỷ lệ phân hóa về khối lƣợng (%) của cá chuối hoa khi sử dụng các loại
thức ăn khác nhau sau 30 ngày thí nghiệm .............................................. 98
Hình 3.52. Tỷ lệ cá bị sốc và bị chết bởi tác động cơ học ở các thời điểm khác nhau
................................................................................................................. 99
Hình 3.53. Tỷ lệ sống của cá chuối hoa khi tập chuyển đổi TACB cho cá ở các thời
điểm khác nhau ......................................................................................101
Hình 3.54. Tỷ lệ chết của cá chuối hoa khi tập chuyển đổi TACB cho cá ở thời
điểm khác nhau theo thời gian ƣơng......................................................102

Hình 3.55. Khối lƣợng trung bình của cá chuối hoa trong quá trình thí nghiệm ...104
Hình 3.56. Tốc độ tăng trƣởng bình quân ngày về khối lƣợng của cá chuối hoa trong
quá trình thí nghiệm ...............................................................................105
Hình 3.57. Tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng về khối lƣợng của cá trong thời gian thí
nghiệm ...................................................................................................106
Hình 3.58. Chiều dài trung bình của cá chuối hoa trong quá trình thí nghiệm .......108
Hình 3.59. Tốc độ tăng trƣởng bình quân ngày về chiều dài của cá chuối hoa trong
quá trình thí nghiệm ...............................................................................110
Hình 3.60. Tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng về chiều dài của cá chuối hoa trong quá
trình thí nghiệm......................................................................................111
Hình 3.61. Hệ số phân đàn về khối lƣợng của cá chuối hoa trong thời gian thí nghiệm ..112
Hình 3.62. Tỷ lệ phân hóa về khối lƣợng (%) của cá chuối hoa bột sử dụng thức ăn
chế biến ở các thời điểm thay thế khác nhau sau 30 ngày thí nghiệm ..113
Hình 3.63. Tỷ lệ bị sốc và bị chết do sốc cơ học của cá ƣơng tập chuyển đổi TACB
cho cá ở các thời điểm khác nhau ..........................................................116
Hình 3.64. Tỷ lệ sống của cá chuối hoa khi ƣơng ở các mật độ ƣơng khác nhau ..118
Hình 3.65. Sinh trƣởng khối lƣợng của cá chuối hoa giống theo thời gian nuôi khi
ƣơng ở các mật độ khác nhau. ...............................................................120

x


Hình 3.66. Sinh trƣởng chiều dài của cá chuối hoa giống theo thời gian nuôi khi
ƣơng ở các mật độ khác nhau. ...............................................................122
Hình 3.67. Hệ số phân đàn về khối lƣợng của cá chuối hoa) .......................................123
Hình 3.68. Tỷ lệ sống của cá chuối hoa khi sử dụng các khẩu phần ăn khác nhau 126
Hình 3.69. Khối lƣợng trung bình của cá chuối hoa trong quá trình thí nghiệm ...127
Hình 3.70. Tốc độ tăng trƣởng bình quân ngày về khối lƣợng của cá chuối hoa trong
quá trình thí nghiệm. ..............................................................................127
Hình 3.71. Tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng về khối lƣợng của cá trong thời gian thí

nghiệm ...................................................................................................128
Hình 3.72. Chiều dài trung bình của cá chuối hoa trong quá trình thí nghiệm .......130
Hình 3.73. Tốc độ tăng trƣởng bình quân ngày về chiều dài của cá chuối hoa trong
quá trình thí nghiệm ...............................................................................131
Hình 3.74. Tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng về chiều dài của cá chuối hoa trong quá
trình thí nghiệm......................................................................................132
Hình 3.75. Hệ số phân đàn về khối lƣợng của cá chuối hoa trong thời gian thí nghiệm ..133
Hình 3.76. Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chuối hoa ..........................................133

xi


MỞ ĐẦU
Giới thiệu
Trong các loài cá nƣớc ngọt, các loài thuộc họ cá quả Channidae
(Anabantiformes) đƣợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm do chúng
có kích thƣớc lớn, thịt ngon và sức sống cao. Nhiều loài đã đƣợc nghiên cứu đầy đủ
về đặc điểm sinh học, sản xuất giống và phát triển thành đối tƣợng nuôi công
nghiệp quan trọng ở các nƣớc trong khu vực nhƣ Việt Nam, Thái Lan, Campuchia,
Phillipines, Ấn Độ và Malaysia (Muntaziana et al., 2013). Ở Việt Nam, họ cá quả
chỉ có duy nhất một giống Channa gồm có 12 loài phân bố khắp các miền với nhiều
tên gọi khác nhau theo tiếng địa phƣơng. Trong đó, cá lóc đen (C. striata) và cá lóc
bông (C. micropeltes) đã đƣợc nghiên cứu nhiều và phát triển nghề nuôi do chúng
có kích cỡ lớn và giá trị kinh tế cao (Nguyễn Huấn và Dƣơng Nhựt Long, 2008).
Gần đây, cá dày (C. lucius) cũng đã đƣợc nghiên cứu đặc điểm sinh học và sản xuất
giống (Tiền Hải Lý, 2016). Cá chành dục (C. gachua) kích thƣớc nhỏ nhƣng cũng
đã đƣợc nghiên cứu đặc điểm sinh học và sản xuất giống (Hồ Mỹ Hạnh, 2017).
Trong khi đó cá chuối hoa (C. maculata) cũng là một đối tƣợng nuôi có tiềm năng
nhƣng lại chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều.
Cá chuối hoa đƣợc đƣa vào Sách Đỏ Việt Nam 2007, bậc EN. Hiện nay, cá

chuối hoa nằm trong danh mục các loài đƣợc phép sản xuất kinh doanh vì đây cũng
là một trong những loài cá có giá trị kinh tế cao, có thịt thơm ngon đƣợc sử dụng
rộng rãi trong nội địa. Trong tự nhiên, cá chuối hoa chủ yếu sống ở các sông ngòi,
ao hồ, đồng ruộng ngập nƣớc, nơi có nhiều thực vật thủy sinh và có mặt ở hầu khắp
các thuỷ vực ở miền núi, đồng bằng cả ở vùng nƣớc lợ nơi có nồng độ muối thấp
(Mai Đình Yên, 1978; Nguyễn Văn Hảo, 2005). Chúng cũng phân bố tự nhiên ở ở
nhiều quốc gia nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Phillipines (Water and
James, 2004). Hiện nay, nghiên cứu về cá chuối hoa ở trong nƣớc mới chỉ có một số
công trình nghiên cứu về đặc điểm phân loại, một số đặc điểm sinh học và nghiên
cứu sơ bộ về sản xuất giống nhân tạo (Nguyễn Thái Tự, 1983; Mai Đình Yên, 1978;
Nguyễn Văn Hảo, 2005; Nguyễn Đình Vinh và nnk., 2015; Tạ Thị Bình và nnk.,
2015).
Vì vậy, việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học làm cơ sở cho việc cho đẻ
nhân tạo, xây dựng kỹ thuật sản xuất cá giống và đƣa vào nuôi loài cá này là hết sức
cần thiết nhằm góp phần đa dạng hóa đối tƣợng nuôi, duy trì và phát triển nguồn lợi,
1


bảo vệ quỹ gen, bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, theo Pravdin (1973) muốn
thuần hóa và đƣa vào nuôi một loài cá có hiệu quả thì phải hiểu biết về đặc điểm
sinh học của chúng. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và
xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa Channa maculata (Lacepède,
1801) ” đƣợc thực hiện.
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Cung cấp những luận cứ khoa học về một số đặc điểm sinh học và một số
yếu tố kỹ thuật trong sản xuất giống cá chuối hoa. Thành công của đề tài sẽ góp
phần rất lớn cho việc xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa nhằm đa dạng
hóa đối tƣợng nuôi, duy trì và phát triển nguồn lợi, bảo vệ quỹ gen, bảo tồn đa dạng
sinh học.

Mục tiêu cụ thể
Xác định đƣợc các đặc điểm dinh dƣỡng, sinh sản của cá chuối hoa ngoài tự
nhiên làm cơ sở khoa học cho việc xây kỹ thuật sản xuất giống và ƣơng nuôi loài cá
này.
Xây dựng đƣợc một số thông số kỹ thuật trong sản xuất giống cá chuối hoa
trong điều kiện nhân tạo.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chuối hoa ngoài tự nhiên
- Nghiên cứu đặc điểm dinh dƣỡng
- Nghiên cứu đặc điểm sinh sản
Xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa trong điều kiện nhân tạo
- Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ
- Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản
- Nghiên cứu kỹ thuật ƣơng cá bột lên cá hƣơng
- Nghiên cứu kỹ thuật ƣơng cá hƣơng lên cá giống
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học
Các dẫn liệu về đặc điểm dinh dƣỡng và đặc điểm sinh sản của cá chuối hoa
ngoài tự nhiên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu tiếp theo về các
loài thuộc họ Channidae.
- Luận án cũng bổ sung thêm các dẫn liệu về các thông số kỹ thuật góp phần
hình thành quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa trong điều kiện nhân tạo.
2


Ý nghĩa thực tiễn
Bổ sung các thông số kỹ thuật về sinh sản cá chuối hoa trong điều kiện nhân
tạo góp phần hình thành quy trình công nghệ sản xuất giống nhằm đáp ứng nhu cầu
con giống cho ngƣời nuôi, cũng nhƣ đa dạng hóa đối tƣợng nuôi nƣớc ngọt có giá
trị kinh tế, đồng thời bảo tồn và phát triển đƣợc loài cá quý hiếm này.

Điểm mới của luận án
Luận án xác định đƣợc đặc điểm cơ bản trong sinh học dinh dƣỡng và sinh
học sinh sản của cá chuối hoa nhƣ: cá chuối hoa thuộc nhóm cá ăn động vật với các
đặc điểm nhƣ: tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân trung bình 0,58 (trong khoảng 0,38
-0,79). Thành phần thức ăn có nguồn gốc động vật chiếm 93,54% thức ăn khác
chiếm 6,46%. Trong năm, cá sinh sản tập trung vào tháng 4-6 (dƣơng lịch). Chiều
dài thành thục trung bình đầu tiên ở cá đực và cái là từ 20-25 cm. Trứng cá thuộc
dạng trứng nổi, sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 3.985-7.283 trứng/con và sức
sinh sản tƣơng đối dao động từ 9,799-15.261 trứng/kg cá cái.
Luận án xác định đƣợc một số yếu tố kỹ thuật quan trọng trong sản xuất giống
cá chuối hoa. Đó là, trong nuôi vỗ cá bố mẹ, nguồn thức ăn là cá tạp 50% kết hợp
TAVCN 50% góp phần nâng cao sức sinh sản, chất lƣợng trứng và cá bột mới nở.
Khẩu phần thức ăn cho cá bố mẹ với tỷ lệ cho ăn 9% khối lƣợng thân là phù hợp để
cải thiện chất lƣợng sinh sản cá chuối hoa; Thời gian tiêm cá đực trƣớc liều quyết
định cá cái 24h giờ, khoảng cách giữa liều quyết định cách liều sơ bộ 18h, sử dụng
não thùy với liều lƣợng 12mg/kg cho kết quả thăm dò kích thích cá sinh sản tốt
nhất, sử dụng LHRHa +DOM kích thích cho cá bố mẹ sinh sản đạt hiệu quả sinh sản
cao; Trong giai đoạn ƣơng cá từ mới nở đến 30 ngày tuổi sử dụng thức ăn Moina Giun chỉ hoặc Moina - Moi cải thiện đáng kể tỷ lệ sống, khả năng chịu sốc, tốc độ
tăng trƣởng và có kích cỡ đồng đều. Thời điểm thích hợp để bắt đầu chuyển đổi thức
ăn sống sang thức ăn chế biến là từ ngày ƣơng thứ 15; Giai đoạn ƣơng cá hƣơng lên cá
giống ƣơng cá ở mật độ 1,0--1,5 con/l và dùng thức ăn viên công nghiệp với khẩu phần
ăn 9% BW có tỷ lệ sống và tốc độ tăng trƣởng tốt nhất.
Các kết quả đạt đƣợc có thể ứng dụng vào thực tế sản xuất giống loài cá chuối
hoa, chủ động cung cấp con giống, thúc đẩy sự đa dạng hóa đối tƣợng nuôi thủy
sản.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Vị trí phân loại cá Chuối hoa
Theo hệ thống phân loại Eschmeyer (2018) thì cá chuối hoa Channa maculata
(Lacepède, 1801) đƣợc xác định nhƣ sau:
Giới: Động vật - Animalia.
Ngành: Dây sống - Chordata.
Lớp: Vây tia - Actinopteri.
Bộ: Cá Rô - Anabantiformes.
Phân bộ: Cá quả - Channoidei.
Họ: Cá quả - Channidae.
Giống: Cá quả - Channa.
Loài: Cá chuối hoa - Channa maculata (Lacepède, 1801)

Hình 1.1. Cá chuối hoa
1.2. Tình hình nghiên cứu về cá chuối hoa trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu cá chuối hoa trên thế giới
Trên thế giới đã có những nghiên cứu vùng phân bố của cá chuối hoa và các
nhà nghiên cứu đã phát hiện loài này có ở các nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới nhƣ
Trung Quốc, Đài Loan, Phillipines và Bắc Việt Nam; ngoài ra chúng còn đƣợc di
nhập vào Nhật Bản, Hawai và Madagascar (Water & James, 2004)
Kết quả nghiên cứu của Herre (1924) về sự phân bố của các loài cá nƣớc
ngọt ở Philippines cho thấy, họ Channidae có hai giống và phân bố ở Đài Loan,
Philippines và Halmahera đến Hindustan, Ceylon và Châu Phi nhiệt đới. Bên cạnh
đó, ông cũng cho rằng cá chuối ở Hawaii có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc.
Kottelat (2001) khẳng định, ở Châu Á chỉ có một giống là Channa với số
loài đã đƣợc tìm thấy cho đến nay là 9 loài. Trong các tác giả nghiên cứu về giống
4


Channa ở các nƣớc thuộc Đông Dƣơng đã ghi nhận đƣợc 5 loài ở Lào: Channa
orientalis, C. lucius, C. marulius, C. micropeltes và C. striata, có 6 loài ở

Campuchia: Channa orientalis, C. lucius, C. aff. marulius, C. micropeltes, C. striata
và C. melasoma .
Theo Ralf Britz (2002) đã khẳng định rằng loài cá lóc đen (C. striata) phân
bố ở Madagascar là không đúng, mà đó là loài cá chuối hoa. Ông cũng đã tiến hành
kiểm tra mẫu của loài Channa striata (ký hiệu USNM 126588) đƣợc thu thập bởi
Jordan và Evermann ở Oahu, Hawaii năm 1901 và khẳng định rằng loài này là loài
Channa maculata. Hai mẫu đƣợc mƣợn từ bảo tàng Bernice Pauahi Bishop ở
Honolulu đƣợc thu thập từ những năm đầu 1900 ở Oahu và ghi tên loài Channa
striata là Channa maculata. Sau đó, các mẫu thu thập ở Oahu, Hawaii đƣợc bảo
quản tại Viện Hàn lâm Khoa học California cũng chứng minh là loài Channa
maculata và không phải là Channa striata.
Tại nhiều quốc gia, một số loài thuộc giống Channa đƣợc đánh giá cao về
giá trị thực phẩm đặc biệt là ở Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Quốc. Từ rất lâu,
chúng đã trở thành đối tƣợng quan trọng trong nghề đánh bắt cá và trong những
thập kỷ gần đây, một số loài đã đƣợc đƣa vào nuôi phổ biến nhƣ cá lóc đen (Channa
striata), cá lóc bông (Channa micropeltes) ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan,
Campuchia, cá chành dục (Channa gachua) ở Trung Quốc và Đông Nam Á, cá lóc
Channa argus, cá chuối hoa (Channa maculata) ở Trung Quốc (Pantulu, 1976;
Wee, 1982). Cá chuối hoa là loài cá nuôi quan trọng thứ hai và đƣợc nuôi tập trung
chủ yếu ở tỉnh Quảng Đông, nơi mà nó tập trung phân bố nhiều. Trong năm 2001,
nhập khẩu của cá chuối hoa từ Quảng Đông vào Hoa Kỳ tăng. Hiện nay, cá chuối
hoa đƣợc coi là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm tại Đài Loan; Nara,
Hyogo, Hiroshima (Nhật Bản) và Philippines (Okada, 1960; Liang et al., , 1962;
Hay & Hodgkiss, 1981; Uyeno & Akai, 1984 trích theo Water & James, 2004).
Theo Yamamoto & Tagawa (2000) thì cá chuối hoa là loài cá ăn thịt. Thành
phần thức ăn đƣợc tìm thấy trong ống tiêu hóa bao gồm giáp xác, côn trùng, động
vật thân mềm, cá, mùn bã hữu cơ. Tỷ lệ chiều dài ống tiêu hóa và chiều dài tổng của
cơ thể ở giai đoạn nhỏ và trƣởng thành tƣơng ứng là 0,36 và 0,62.

5



Cá chuối hoa sinh sản quanh năm nhƣng tập trung trong khoảng từ tháng 1
đến tháng 7 và chỉ đẻ một lần trong mùa sinh sản. Giá trị GSI và yếu tố điều kiện
cao nhất trong suốt thời gian cá sinh sản tập trung. Loài C. maculata cá cái thành
thục sớm hơn cá đực. (Liang et al., 1962; Hay & Hodgkiss, 1981; Uyeno & Akai,
1984 trích theo Water & James, 2004)
Về tập tính sinh sản, nhiều nghiên cứu đã ghi nhận, các loài cá lóc nói chung
và cá chuối hoa nói riêng có tập tính làm tổ ở nơi có thực vật thủy sinh, đẻ trứng và
bảo vệ cá con. Cá lóc (C. striata và C. micropeltes) và cá chuối hoa (C. maculata)
cá đực và cái tự ghép đôi khi thành thục và đẻ. Cá đực thƣờng có kích thƣớc nhỏ
hơn cá cái cùng lứa. Cá thƣờng chọn nơi có cây cỏ thủy sinh để đẻ và thụ tinh. Sau
khi đẻ cá đực và cá cái cùng canh giữ tổ trứng và cá con cho đến khi cá con bắt đầu
có thể sinh sống độc lập. (Water & James, 2004).
Hiện có ít thông tin về sức sinh sản của các loài cá lóc họ Channidae trong tự
nhiên trừ những loài có tầm quan trọng về kinh tế. Mối tƣơng quan chung đƣợc nhiều
nghiên cứu ghi nhận đó là sức sinh sản tăng tỷ lệ thuận với chiều dài và khối lƣợng cơ
thể. Sức sinh sản của loài C. maculata dao động trong khoảng 6.320-16.437 trứng với
kích thƣớc cá bố mẹ dao động trong khoảng 27,2- 31,5 cm (Lee & Ng, 1991). Những
loài cá lóc nhỏ nhƣ C. gachua và C. orientalis, sức sinh sản khá thấp chỉ khoảng 20
trứng/cá thể khi thành thục sinh dục lần đầu tiên và sau đó có thể lên đến 200 trứng/cá
thể.(Breder & Rosen, 1966 trích của Walter & James, 2004).
Chen (2012) đã tiến hành nghiên cứu phân lập đƣợc vi khuẩn Aeromonas
schubertii trên cá chuối hoa Channa maculata bị bệnh. Trong nuôi thâm canh cá
chuối hoa tại Đài Loan và Quảng Đông, bệnh truyền nhiễm vi khuẩn này thƣờng xảy
ra vào giữa tháng 5 và tháng 10, dẫn đến tổn thất nghiêm trọng. Vi khuẩn Aeromonas
schubertii gây hoại tử và tắc nghẽn trong gan, thận và lá lách và cũng có hại cho cơ
tim, ruột và mang. Nghiên cứu này là cơ sở cho việc phòng và trị bệnh cho cá chuối
hoa giai đoạn này.
Ju & Woof (1987) đã nghiên cứu khả năng trao đổi chất cá chuối hoa trong

điều kiện thiếu oxy. Nồng độ chất chuyển hóa trong huyết tƣơng và mô của cá
chuối hoa đƣợc đo trong điều kiện thiếu oxy cấp tính và kéo dài trong nƣớc. Tác giả
kết luận rằng chuyển hóa kỵ khí đƣợc kích hoạt khi tiếp xúc cấp tính với nƣớc thiếu
6


oxy. Tiếp xúc kéo dài với nƣớc thiếu oxy gây ra sự điều chỉnh trao đổi chất liên
quan đến việc huy động lipid và glycogen dự trữ trong cơ thể. Tuy nhiên, mức độ
chất chuyển hóa đã tăng lên trong khi tiếp xúc với điều kiện thiếu oxy cấp tính đã
trở về giá trị ban đầu sau khi tiếp xúc kéo dài. Nhƣ vậy, là sự phản ánh sự trao đổi
chất cao của hô hấp trên không áp đặt lên cá trong quá trình tiếp xúc với nƣớc thiếu
oxy.
Zhao et al., (2016) đã nghiên cứu để đánh giá ảnh hƣởng của nồng độ lipid
trong chế độ cho ăn đến sự tăng trƣởng, oxy hóa gan và các chất chuyển hóa trong
huyết thanh của cá giống là con lai của Channa argus x Channa maculata. Các
nồng độ lipid thí nghiệm là 58, 87, 115, 144 và 173 g lipid thô /kg cá đƣợc tiến hành
trên cá có khối lƣợng 24 g trong 8 tuần. Kết quả chỉ ra rằng, việc bổ sung lipid với
hàm lƣợng 173 g lipid thô/kg cá có tốc độ tăng trƣởng cao và lợi cho sức khỏe gan
của cá.
Hiện nay, một trong những hạn chế lớn nhất đến sản xuất cá chuối hoa
thƣơng phẩm là sự hạn chế của nguồn giống. Chen (1976) đã mô tả sơ bộ đƣợc kỹ
thuật sản xuất nhân tạo loài Channa maculata ở Đài Loan.
Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu đƣợc công bố ở trên thế giới cho thấy, cá chuối
hoa mới chỉ đƣợc tập trung nghiên cứu chủ yếu về đặc điểm phân loại, hình thái,
đặc điểm phân bố, dinh dƣỡng, sinh sản và bệnh. Nghiên cứu về sản xuất giống cá
chuối hoa công bố trên thế giới mới đƣợc mô tả sơ bộ. Đây là hạn chế trong tổng
quan nghiên cứu theo nội dung của đề tài.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cá chuối hoa ở Việt Nam
Hiện nay, các công trình nghiên cứu về cá chuối hoa ở trong nƣớc mới chỉ có
một số nghiên cứu về đặc điểm phân loại, một số đặc điểm sinh học và nghiên cứu

sơ bộ về sản xuất giống nhân tạo.
1.2.2.1. Các công trình về phân loại học và phân bố
Theo Mai Đình Yên (1978), ở miền Bắc Việt Nam có 4 loài thuộc giống cá
Quả, bao gồm: Channa gachua, C. striata, C. maculata và C. asiatica .
Ở Việt Nam, họ cá quả chỉ có duy nhất một giống Channa thuộc họ
Channidae gồm có 12 loài phân bố khắp các miền với nhiều tên gọi khác nhau theo
tiếng địa phƣơng (bảng 2.1).
7


Bảng 1.1. Các loài cá thuộc giống Channa ở Việt Nam ()
ST
Tên khoa học
Channa
1
striata (Bloch, 1793)
T
Channa
2
micropeltes (Cuvier, 1831)
Channa
3
lucius (Cuvier, 1831)
Channa
4
gachua (Hamilton, 1822)
Channa
5
marulius (Hamilton, 1822)
Channa

6
melasoma Bleeker, 1851
Channa
7
maculata (Lacepède, 1801)
Channa
8
orientalis Bloch & Schneider, 1831
Channa
9
asiatica (Linnaeus, 1758)
Channa
10
hoaluensis Nguyen, 2011
Channa
11
ninhbinhensis Nguyen, 2011
Channa
12
longistomata Nguyen, Nguyen &

Tên tiếng Anh
Striped snakehead
Giant snakehead
Splendid snakehead
Dwarf snakehead

Great snakehead
Black snakehead


Blotched snakehead
Walking snakehead
Small nakehead
-

Tên tiếng Việt
Cá Lóc đen
Cá Lóc bông
Cá Dày
Cá Chành dục
Cá Tràu mắt
Cá Lóc đen
Cá chuối hoa
Cá Chành dục
Cá Trèo đồi
Cá Tràu tiến vua
Cá Tràu đen tiến vua
Cá trẳng

Nguyen, 2012
Nguyễn Văn Hảo (2005), Mai Đình Yên (1978) mô tả về hình thái cá chuối
hoa có thân dài, tròn, về phía đuôi dẹp bên.
Các loài cá thuộc họ Channidae thƣờng có tên tiếng anh là Snakehead do các
loài cá này có cơ thể hình trụ, thon dài, phần sau dẹp bên, đầu dẹp đứng, to, có vẩy bao
phủ giống đầu rắn. Gốc vây lƣng và vây hậu môn dài, không có gai cứng, vây đuôi
tròn. Toàn thân phủ vẩy, mắt to ở phía trƣớc đầu, miệng rộng, rạch miệng xiên dài,
hàm trên và hàm dƣới có răng sắc nhọn, một số có hoặc không có răng hầu (Nelson,
1994).
1.2.2.2. Các công trình về sinh thái và sinh học
Cá chuối hoa sống ở các sông ngòi, ao hồ, đồng ruộng ngập nƣớc, nơi có

nhiều thực vật thủy sinh. Thƣờng gặp ở các tỉnh phía Bắc cho tới Thanh Hoá. Có
mặt ở hầu khắp các thuỷ vực ở miền núi, đồng bằng và cả ở vùng nƣớc lợ nơi có
nồng độ muối thấp. Có ở hầu hết ở vùng đồng bằng và trung lƣu các sông lớn miền
Bắc nƣớc ta. Tính thích nghi với môi trƣờng xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ quan
hô hấp phụ nên nó có thể hô hấp đƣợc O2 trong không khí. Ở vùng nƣớc hàm lƣợng
O2 thấp cũng vẫn sống đƣợc, có khi không cần nƣớc chỉ cần da và mang cá có độ
ẩm nhất định vẫn có thể sống đƣợc thời gian khá dài (Nguyễn Thái Tự, 1983; Mai
Đình Yên, 1978; Nguyễn Văn Hảo, 2005)
Cá thuộc loài cá dữ, vồ mồi, ăn cá con, ếch nhái, sâu bọ, động vật thủy sinh.
Thân dài 3 – 8 cm ăn côn trùng, cá con và tôm con; thân dài trên 8 cm ăn cá con.
Khi trọng lƣợng nặng 0,5 kg có thể ăn 100 g cá. Trong điều kiện nuôi cá cũng ăn
8


thức ăn chế biến. Mùa đông không bắt mồi. (Nguyễn Thái Tự, 1983; Mai Đình Yên,
1978).
Cá chuối hoa sinh trƣởng tƣơng đối nhanh, cá 1 tuổi có thể thân dài 19 - 39
cm, nặng 0,5 kg. Cá 2 tuổi thân dài 38,5- 40 cm, nặng 1,2 - 1,5 kg. Cá 3 tuổi thân
dài 45-59 cm, nặng 1,8 - 2,5 kg. Cá 4 tuổi có thể đạt 3,5- 4 kg, lớn nhất có thể đạt
tới 10-12 kg/con (con đực và cái chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20oC sinh
trƣởng nhanh, dƣới 15oC sinh trƣởng chậm (Nguyễn Thái Tự, 1983).
Cá từ một năm tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản. Mùa sinh sản là từ tháng
4 - 6 hàng năm. Đến mùa sinh sản cá thƣờng sống từng đôi, làm tổ ở các vùng gần
bờ ao, đầm, hồ, ruộng nƣớc, sông ngòi. Chúng thƣờng dọn sạch các cây cối thuỷ
sinh tạo thành khoảng trống, mặt thoáng với độ rộng từ 0,4 - 0,6 m2 để đẻ trứng vào
đó. Trứng nổi trên mặt nƣớc và dính lại với nhau thành đám. Cá đực và cá cái quanh
quẩn gần tổ để bảo vệ trứng và chăm sóc con cái đến khi cá con tự kiếm ăn và tránh
đƣợc kẻ thù (Nguyễn Thái Tự, 1983; Mai Đình Yên, 1978; Nguyễn Văn Hảo, 2005)
Cá đẻ thành nhiều đợt trong mùa đẻ, mỗi đợt từ 5.000 - 30.000 trứng, tuỳ
theo kích thƣớc của cá. (Nguyễn Thái Tự, 1983; Mai Đình Yên, 1978).

1.3. Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái họ cá quả
1.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm môi trường sống họ cá quả
Theo Dƣơng Nhựt Long (2003) cá họ Channidae sống phổ biến ở ruộng, kênh
rạch, ao, hồ, đầm, sông ngòi, thích nghi đƣợc cả với môi trƣờng nƣớc đục, tù, có thể
chịu đựng đƣợc nhiệt độ trên 30oC. Cá có thể sống trong cả môi trƣờng nƣớc ngọt và
nƣớc lợ với độ mặn 8-12‰, độ pH thích hợp 6,3-7,5 nhiệt độ phù hợp cho tăng trƣởng
của cá 25-30oC. Ngoài ra, cá lóc có cơ quan hô hấp khí trời là màng nhầy xoang miệng
hầu nên ngoài việc sử dụng oxy có trong nƣớc cá còn có khả năng lấy oxy trực tiếp
ngoài không khí (Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão, 2005). Vì vậy, cá có thể sống
trong môi trƣờng chật hẹp, điều kiện nƣớc dơ bẩn và thiếu oxy. Đây cũng là một đặc
điểm ƣu thế để phát triển cá này ở các mô hình nuôi thâm canh trong lồng bè và trong
ao.
1.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng họ cá quả
Theo Walter & James (2004), tính ăn của các loài trong họ cá quả thay đổi
theo kích thƣớc cơ thể. Giai đoạn cá nhỏ (1-2 ngày tuổi) cá dinh dƣỡng chủ yếu bằng
noãn hoàng, sau đó chuyển sang ăn phiêu sinh động vật. Đối với cá lóc ở giai đoạn cá
con thức ăn gồm: giáp xác nhỏ, rotifer, thực vật nổi (phytoplankton). Số ngày tuổi tăng
thì tỉ lệ giáp xác nhỏ giảm trong khi giáp xác lớn tăng. Hầu hết cá lóc đều có khả năng
sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau nhƣng chủ yếu là động vật. Giai đoạn trƣởng
thành các loài cá này chuyển sang ăn ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ và các loài cá
khác .
9


Theo Vierke (1991), cá chành dục (Channa gachua) là một trong những loài có
kích thƣớc nhỏ hơn các loài khác trong họ cá quả. Thức ăn ƣa thích của chúng khi nuôi
trong ao nuôi là cá bảy màu (Poecilia reticulata). Ngoài ra, chúng cũng thích ăn một số
loài động vật nhỏ nhƣ ếch, nòng nọc, cá con, côn trùng, ấu trùng muỗi, giáp xác nhỏ,...
Cá có tập tính ăn về đêm và ăn gần bề mặt nƣớc (Lee & Ng, 1994).
Cá lóc đen (Channa striata) thƣờng ăn các loại động vật nhƣ các loài nhƣ giun,

tôm, ếch và một số loài cá nhỏ khác loài (Mohsin & Ambak, 1983). Giai đoạn cá
hƣơng lên cá giống thì ăn giáp xác nhỏ và đến giai đoạn trƣởng thành ăn động vật thủy
sinh, ăn cá cùng loài và động vật khác (Conlu, 1986). Nghiên cứu của Mahan et al.,
(1978) cho rằng loài Channa striata ăn chủ yếu là côn trùng (40%), cá con (30%) và
giáp xác (10%). Theo Dƣơng Nhựt Long (2003) cá lóc đen là loài cá dữ điển hình
trong ống tiêu hóa thức ăn là động vật chiếm chủ yếu, cụ thể: cá con chiếm 63,0%, tép
35,9%, ếch nhái 1,03% và 0,02% là bọ gạo, côn trùng và mùn bã hữu cơ.
Cá lóc bông (Channa micropeltes) cũng là loài cá ăn động vật, giai đoạn trƣởng
thành sống ở tầng nƣớc giữa hoặc ở gần bề mặt và thức ăn ƣa thích là cá con. Phổ dinh
dƣỡng của cá lóc bông chủ yếu là cá con chiếm cao nhất là 60,1%, kế đến mùn bã hữu
cơ 33,5%, phiêu sinh thực vật chỉ có 5,93% và phiêu sinh động vật là thấp nhất
(0,07%) (Nguyễn Anh Tuấn và nnk., 2004). Theo Dƣơng Nhựt Long (2003), cá lóc
bông là loài cá dữ điển hình với cấu tạo cơ quan tiêu hóa đặc trƣng của nhóm cá ăn
động vật nhƣ: thực quản có vách dầy, mặt trong có nhiều nếp nhăn. Dạ dày to, hình
chữ Y, có khả năng co giản tốt. Ruột ngắn, vách dầy, bên trong có nhiều lông nhung.
Thức ăn ƣa thích là động vật tƣơi sống nhƣ: cá, tép, ếch nhái, bọ gạo.
Theo Tiền Hải Lý (2016), thông qua kết quả khảo sát về đặc điểm hình thái, cấu
tạo của cơ quan tiêu hóa của cá dày ngoài tự nhiên và phân tích thành phần thức ăn của
cá (với 2 phƣơng pháp phân tích: số lƣợng và khối lƣợng) có chiều dài 16,3-40,5 cm và
khối lƣợng 49-680 g cho thấy cá dày có chỉ số tƣơng quan giữa chiều dài ruột và chiều
dài tổng nhỏ hơn 1 ở mọi giai đoạn đời sống của cá; thành phần thức ăn của cá dày
gồm có động vật chiếm đến 93,7% ( 56,9% cá con, 14,7% giun, 14,8% giáp xác, 7,30%
thân mềm). Nhƣ vậy, cá dày là loài cá dữ vì theo Das & Moitra (1963) thì phổ dinh
dƣỡng của cá dữ thì phải có thành phần thức ăn là động vật chiếm trên 80,0%.
Hồ Mỹ Hạnh (2017), cho biết trong 7 loại thức ăn đƣợc phân tích từ ống tiêu
hóa của cá chành dục thì côn trùng là thành phần có tần số xuất hiện thấp nhất (4,73%),
tiếp theo đó là giáp xác (6,21%), mảnh vụn hữu cơ (8,95%), động vật thân mềm
(8,55%), loại thức ăn là cá con và giun nhiều tơ chiếm tần số khá cao, lần lƣợt là
22,81% và 15,52%. Chiếm tần số cao nhất trong 7 loại thức ăn là tép nhỏ, đƣợc ghi
nhận xuất hiện đến 33,23% trong ống tiêu hóa của các mẫu cá chành dục. Kết quả

10


thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá chành dục hoàn toàn tƣơng đồng với
những kết quả về chỉ số tƣơng quan chiều dài ruột và chiều dài thân (RLG=0,38±0,08)
và hình thái ống tiêu hóa điển hình của loài cá ăn động vật kích thƣớc nhỏ nhƣ tép và
các loại cá con trong thủy vực.
Cũng nhƣ các loài cá nƣớc ngọt khác, họ cá quả cũng có sự thay đổi tập tính
dinh dƣỡng theo từng giai đoạn phát triển, thức ăn của cá sẽ thay đổi khi kích cỡ cá
tăng. Nhƣ loài Channa argus giai đoạn sau khi nở một tháng chúng có thể ăn phiêu
sinh động vật, giáp xác râu ngành, chân chèo và ấu trùng muỗi. Sau đó tỉ lệ thức ăn là
cá con tăng dần theo nhóm kích cỡ. Khi đạt cỡ 4 cm thì chúng có thể ăn cá con tuy
nhiên với tỉ lệ thấp, khi cá đạt cỡ 13,0-15,0 cm thì thức ăn là cá chiếm tỉ lệ đến 64,070,0% trong chế độ ăn và khi cá đạt 30 cm thì thức ăn là ĐVPD chiếm tỉ lệ 90% trong
chế độ ăn của loài.(Okada, 1960; Guseva & Zholdasova, 1986). Cá lóc đen từ khi mới
nở đến 4 ngày tuổi sử dụng dinh dƣỡng từ khối noãn hoàng, sau 4 ngày tuổi bắt đầu tập
ăn thức ăn bên ngoài giai đoạn cá bột lên cá hƣơng chủ yếu ăn đƣợc các loài phiêu sinh
động vật vừa cỡ miệng chúng nhƣ luân trùng, trứng nƣớc. Khi cá dài cỡ 5-6 cm (giai
đoạn cá giống) chúng đã có thể rƣợt bắt và ăn các loài giáp xác, cá có kích cỡ nhỏ hơn
chúng. Khi cơ thể đạt chiều dài trên 10 cm, cá đã có tập tính ăn nhƣ cá trƣởng thành
(Phạm Văn Khánh, 2003). Cũng theo nghiên cứu của Qin et al., (1997), cá lóc đen
giai đoạn cá bột có kích cỡ đạt 6-7 mm, độ mở của miệng là 0,55 mm sẽ chọn thức ăn
là ấu trùng Artermia và không ăn thức ăn chế biến, khi cá đạt kích cỡ 15-20 mm thì
động vật phù du chiếm 96% lƣợng thức ăn (trong đó chủ yếu là nhóm giáp xác râu
ngành và giáp xác chân chèo). Khi đạt kích cỡ 30-40 mm thức ăn là động vật phù du
giảm đáng kể và tăng thức ăn là động vật đáy.
1.3.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh sản họ cá quả
* Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục
Có nhiều thang phân chia các giai đoạn thành thục sinh dục của cá đã đƣợc đề
ra với số bậc thang thay đổi từ 4-5, đôi khi 7-8 giai đoạn tùy theo tác giả (Wood, 1930;
Prahu, 1956; Qaim, 1957; Kesterven, 1960; Nikonxki, 1963; Laevastu, 1965;

Crossland, 1977 trích bởi Biswas, 1973). Tuy nhiên, theo Nikonxki (1963), Xakun &
Buskia (1968) thì các giai đoạn thành thục của cá nên phân chia làm 6 bậc. Một số tác
giả khi nghiên cứu về sự thành thục sinh dục của họ cá quả đều thống nhất rằng về cơ
bản cũng tƣơng tự nhƣ qui luật thành thục sinh dục chung của cá nƣớc ngọt tức là cũng
có thể chia quá trình phát triển tuyến sinh dục cá lóc làm 6 giai đoạn.
* Tuổi và kích thước thành thục lần đầu
Tuổi thành thục của cá khác nhau tùy theo loài và từng điều kiện môi trƣờng
sống cụ thể.
11


* Hệ số thành thục và mùa vụ sinh sản
Hệ số thành thục (GSI: Gonado Somatic Index) là một trong các chỉ số dùng
để xác định mùa vụ sinh sản và là điều kiện cần thiết để nhận biết mức độ chín muồi
của sản phẩm sinh dục. Dựa vào hệ số thành thục (GSI) của cá để dự đoán mùa vụ sinh
sản (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004). Hệ số thành thục chịu sự chi phối
chủ yếu là khối lƣợng tuyến sinh dục. Khối lƣợng tuyến sinh dục luôn thay đổi theo
mùa và cá cái thể hiện rõ hơn cá đực.
Mùa vụ sinh sản, mỗi loài cá lóc có những khoảng thời gian sinh sản khác nhau
tùy thuộc vào vùng địa lý và khí hậu mà chúng phân bố.
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh sản họ cá quả
Các chỉ tiêu
nghiên cứu

Mô tả các chỉ tiêu

Tác giả

1/ Cá lóc bông (Channa micropeltes)
Các GĐ phát Phân chia sự phát triển buồng trứng và buồng tinh của cá Nguyễn Anh

triển TSD
lóc bông thành 6 giai đoạn theo Xakun & Buskia (1968)
Tuấn , 2004
Tuổi và kích
Phạm Văn
thƣớc thành Cá lóc bông thành thục vào 23-24 tháng tuổi
Khánh,
thục lần đầu
2003
Phạm Văn
Hệ số thành thục của cá lóc bông thấp (2,11%), cá thành
Hệ số thành
Khánh,
thục vào 23-24 tháng tuổi, mùa vụ sinh sản tập trung vào
thục và mùa vụ
2003
tháng 6-7 dƣơng lịch và có thể đẻ 3-4 lần/năm.
sinh sản
Nguyễn Anh
Tuấn, 2004;
Sức sinh sản tƣơng đối của cá lóc bông là 7.000-15.000 Nguyễn Anh
Sức sinh sản
trứng/kg cá cái
Tuấn, 2004;
2/ Cá lóc đen (Channa striata)
Tuổi và kích
Phạm Văn
Cá lóc đen dễ thành thục và thành thục sớm lúc 10-12
thƣớc thành
Khánh,

tháng tuổi.
thục lần đầu
2003
- Cá lóc C. striata ở Bangladesh có GSI trung bình cao Mahmud et
nhất vào tháng 7 (5,95±0,20 đối với cá cái và 0,14±0,01
al., 2016
đối với cá đực). Giá trị GSI của cá cái cao hơn cá đực, GSI
Hệ số thành
thấp nhất vào tháng 9 (0,02±0,00 đối với cá đực và
thục và mùa vụ
0,29±0,07 đối với cá cái).
sinh sản
- Ở Việt Nam cá lóc đen có hệ số thành thục nằm trong Phạm Văn
khoảng dao động 0,50-1,50%, cá thành thục trong tự nhiên
Khánh,
từ tháng 3-4 và kéo dài tới tháng 9-10.
2003
12


×