Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Một số đặc điểm dịch tễ học và căn nguyên của bệnh viêm não ở trẻ em điều trị tại bệnh viện nhi trung ương, năm 2014 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.24 KB, 87 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này em đã nhận được sự động viên,
giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể, các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y
Hà Nội; Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng Quản lí đào tạo
sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Bộ
môn Dịch tễ học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình
học tập và nghiên cứu để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Trần Hiển– chủ nhiệm dự án
nghiên cứu “Xác định căn nguyên vi sinh vật và các yếu tố nguy cơ gây
viêm não tại bệnh viện nhi trung ƣơng năm 2014-2017” đã cho phép em sử
dụng một phần số liệu của đề tài để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Trần
Hiển và TS. Nguyễn Khắc Thủy, là hai thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên

Tạ Thị Thảo


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
- Phòng Quản lý đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
- Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Hợp tác quốc tế Viện Đào
tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.


- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tên em là: Tạ Thị Thảo
Học viên lớp: Cao học khóa 26 Y tế công cống, Trường Đại học Y Hà Nội
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tiến hành nghiêm

túc, trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong công trình,
tài liệu nào. Em đã được chủ nhiệm đề tài cho phép sử dụng một phần số liệu
để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên

Tạ Thị Thảo


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ tiếng Anh

ME

Viết giải nghĩa tiếng Việt
Viêm não màng não

Enzyme Linked Immunosorbent

Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch

Assay


có gắn men

EV

Entero vi rút

Vi rút đường ruột

HSV

Herpes simplex vi rút

Vi rút Herpes

JEV

Japanese Encephalitis Virus

Viêm não Nhật Bản

MAC –

IgM Antibody Capture Enzyme-

Kỹ thuật xét nghiệm ELISA

ELISA

Linked Immunosorbent Assay


phát hiện kháng thể IgM

PCR

Polymerase Chain Reaction

Phản ứng chuỗi men

ELISA

HCNC

Hội chứng não cấp

VNNB

Viêm não Nhật Bản

VNVR

Viêm não vi rút

DNT

Dịch não tuỷ

BN

Bệnh nhân



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................... 4
1.1. Khái niệm chung về viêm não ở trẻ em..................................................4
1.2. Căn nguyên gây viêm não...................................................................... 6
1.3. Đặc điểm dịch tễ học............................................................................13
1.4. Dự phòng và điều trị.............................................................................19
1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.......................................22
1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới.............................................................22
1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam............................................................23
1.6. Giới thiệu về viện Nhi Trung ương...................................................... 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................26
2.1. Đối tượng, cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu........................................26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................26
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu......................................26
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ......................................................................27
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................................ 27
2.3. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................. 27
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu......................................................... 27
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu....................................................................29
2.6. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin.................................................31
2.6.1. Công cụ nghiên cứu....................................................................31
2.6.2. Quy trình thu thập thông tin.......................................................31
2.7. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................34
2.8. Sai số và cách khống chế sai số............................................................35
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu.................................................................... 36


Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 37

3.1. Đặc điểm dịch tễ học của các ca viêm não tại viện nhi Trung ương....37
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học của các ca viêm não lâm sàng tại viện Nhi
Trung ương 37
3.1.2. Đặc điểm dịch tễ học của các ca VNNB xác định.....................44
3.2. Căn nguyên gây viêm não của các ca bệnh tại viện Nhi Trung ương .. 48

Chƣơng 4: BÀN LUẬN................................................................................49
4.1. Đặc điểm dịch tễ học của các ca viêm não tại viện nhi Trung ương....49
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học của các ca viêm não lâm sàng tại viện Nhi
Trung ương 49
4.1.2. Đặc điểm dịch tễ học các ca VNNB tại Bệnh viện Nhi Trung ương .. 53

4.2. Căn nguyên gây viêm não của các ca nhập viện tại viện Nhi Trung
ương năm 2014-2018............................................................................54
4.3. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................58
KẾT LUẬN....................................................................................................60
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các tác nhân phổ biến gây viêm não do vi rút..................................8
Bảng 1.2: Phân bố theo mùa của bệnh VNNB................................................16
Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu....................................37
Bảng 3.2: Phân bố ca bệnh theo vùng miền....................................................39
Bảng 3.3: Đánh giá kết quả điều trị và khả năng hồi phục tại thời điểm ra viện
của bệnh nhân

43


Bảng 3.4: Đánh giá kết quả điều trị và khả năng hồi phục sau 12 tháng ra viện
của bệnh nhân

44

Bảng 3.5: Phân bố ca VNNB theo giới tính....................................................44
Bảng 3.6: Phân bố ca bệnh mắc VNNB theo nhóm tuổi.................................45
Bảng 3.7: Phân bố ca bệnh mắc VNNB theo dân tộc..................................... 45
Bảng 3.8: Căn nguyên gây viêm não tại bệnh viện Nhi Trung ương..............48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1: Phân bố ca bệnh theo nghề nghiệp của cha................................38
Biểu đồ 3.2: Phân bố ca bệnh theo nghề nghiệp của mẹ.................................39
Biểu đồ 3.3: Phân bố số ca nhập viện theo tháng........................................... 41
Biểu đồ 3.4: Tình trạng tiêm chủng của đối tượng nghiên cứu.......................42
Biểu đồ 3.5: Chẩn đoán cuối cùng của đối tượng nghiên cứu........................ 43
Biểu đồ 3.6: Phân bố ca bệnh mắc VNNB theo địa dư...................................46
Biểu đồ 3.7: Phân bố ca bệnh VNNB theo tháng............................................47
Hình 1.1: Phân bố các nhóm vi rút Arbo gây viêm não trên phạm vi toàn thế giới
............................................................................................................................ 10

Hình 1.2: Bản đồ phân bố VNNB...................................................................16


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não là một trong những bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh thường gặp

nhất ở trẻ em, với tỷ lệ tử vong và di chứng cao, đặc biệt ở các nước đang phát
triển. Đây là một tình trạng bệnh lý nặng nề đe dọa tình mạng bệnh nhân và là
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của cộng đồng vì tỷ lệ mắc và tử vong còn cao.
Tỷ lệ hiện mắc của viêm não vi rút (VNVR) trên quy mô toàn cầu rất khó để
ước tính, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, theo một số
nghiên cứu, tỷ lệ mắc dao động từ 3,5 - 7,4 trường hợp trên 100000 bệnh
nhân/ năm, tỷ lệ này ở trẻ em cao hơn ở người lớn, khoảng trên 16 trường hợp
trên 100000 bệnh nhân/ năm [1].
Tác nhân gây viêm não hiện nay đã được xác định là do nhiễm vi rút, sự
phân bố vi rút gây viêm não là khác nhau trên thế giới do tính chất địa lý và
khí hậu. Trên thế giới đã ghi nhận có tới trên 100 loại vi rút gây viêm não,
trong đó phổ biến là nhóm vi rút Arbo và Herpes simplex [2]. Trong những
năm vừa qua, thế giới ghi nhận nhiều vụ dịch VNVR do các tác nhân khác
nhau như dịch viêm não do vi rút Coxsackie B5 tại Trung Quốc năm 2011 [3],
dịch VNNB tại Hàn Quốc năm 2010 [4], dịch viêm não do vi rút Tây sông
Nile tại Ấn Độ năm 2011 [5],… Riêng viêm não Nhật Bản (VNNB) chiếm
khoảng 68.000 trường hợp riêng tại khu vực Châu Á, tử vong 13.600 đến
20.800 trường hợp [6], tại Hoa Kỳ hay gặp viêm não do West Nile vi rút, ST
Louis vi rút, viêm não do tick-born thường gặp ở các nước Châu Âu [7].
Một số loại vi rút gây viêm não có thể tản phát ở khắp nơi trên thế giới
như viêm não do HSV1-2, EBV, CMV, HIV, … Ngoài ra còn gặp căn nguyên
viêm não do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm và một số ít các căn nguyên
khác không phải nhiễm trùng gây viêm não như tác dụng phụ của thuốc, bệnh
hệ thống dị ứng, bện tự miễn, bệnh ung thư, ngộ độc. Tuy nhiên tỷ lệ viêm


2

não xác định được căn nguyên trên thế giới còn thấp với tỷ lệ viêm não không
rõ căn nguyên có nơi lên tới 85% [8]. Theo Davison thống kê 700 trường hợp

viêm não tại Anh từ năm 1989 đến năm 1998 cho thấy tỷ lệ không tìm được
căn nguyên là 60% [9], tác giả Glaser thống kê 334 trường hợp viêm não tại
California từ năm 1998 đến năm 2000 có tới 62% trương hợp viêm não là
không tìm được căn nguyên [10]. Một nghiên cứu tại Anh từ năm 2005 đến
năm 2006 trên 203 trường hợp viêm não cho thấy 63% các trường hợp xác
định được căn nguyên trong đó 42% viêm não được xác định do căn nguyên
nhiễm trùng còn 21% trường hợp viêm não được xác định là do yếu tố tự
miễn dịch [8].
Ở nước ta theo những nghiên cứu trước đây mỗi năm cả nước có từ 2500
đến 3000 trường hợp viêm não. Bệnh thường gặp ở trẻ em với với độ tuổi
khác nhau tuỳ theo căn nguyên [11], trong đó vi rút là căn nguyên thường gặp
nhất. Theo kết quả giám sát bệnh VNVR của hệ thống giám sát thường xuyên
trong vòng hơn 5 năm trở lại đây, số mắc VNVR ở khu vực miền Bắc thường
tập trung cao ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu,
Lạng Sơn, Yên Bái. Bệnh viện Nhi Trung Ương là bệnh viện đầu ngành trong
lĩnh vực về Nhi khoa. Tại khoa Truyền nhiễm, từ năm 2007 đến nay hàng năm
có khoảng 500 đến 700 ca viêm não nhập viện và điều trị. Một số căn nguyên
đã được xác định như vi rút viêm não Nhật Bản, HSV1-2, EV, Rubella, CMV,
thủy đậu, quai bị, vi khuẩn, một vài loại kí sinh trùng, … Tuy nhiên, số ca
viêm não chưa xác định căn nguyên vẫn chiếm tỷ lệ khá cao 70%
[12]. Việc các định được căn nguyên viêm não sẽ giúp ích rất nhiều cho điều
trị, tiên lượng và phòng bệnh, nhưng vì nhiều lí do, tỷ lệ chưa tìm được căn
nguyên còn khá cao. Trong những năm gàn đây, nhờ việc phát triển các kỹ
thuật sinh học phân tử hiện đại, tại bệnh viện Nhi Trung ương đã xác định
được thêm một số căn nguyên viêm não do vi rút khác, thêm vào đó gần đây


3

đã có thuốc điều trị đặc hiệu một số chủng vi rút tỷ lệ tử vong cao và di chứng

giảm đáng kể. Vì vậy nghiên cứu xác định căn nguyên viêm não và đặc điểm
dịch tễ học theo căn nguyên là điều rất cần thiết giúp cho chẩn đoán sớm, làm
cơ sở phát triển sinh phẩm chẩn đoán, nâng cao chất lượng chẩn đoán, phát
triển và sử dụng vắc xin nhằm dự phòng, phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn
chế tỷ lệ tử vong, giảm di chứng, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội đồng
thời giúp cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng kế hoạch dự phòng
hiệu quả hơn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Một số đặc điểm dịch tễ học và căn nguyên của bệnh viêm não ở
trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng, năm 2014 - 2018” với 2
mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh viêm não ở trẻ em điều trị
tại Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2014 - 2018.
2. Xác định căn nguyên của bệnh viêm não ở trẻ em điều trị tại Bệnh
viện Nhi Trung ương, năm 2014 - 2018.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm chung về viêm não ở trẻ em
Viêm não (encephalitis), một tình trạng viêm của nhu mô não, biểu hiện
bằng sự rối loạn chức năng thần kinh-tâm thần khu trú hoặc lan tỏa. Trên
phương diện dịch tễ học cũng như sinh lý bệnh, viêm não được phân biệt với
viêm màng não thông qua khám xét lâm sàng và cận lâm sàng mặc dù hai thể
bệnh này điều có những triệu chứng của tình trạng viêm màng não. Viêm não
hiểu theo nghĩa đen thì đó là “tình trạng viêm của não”, nghĩa là có thể do
nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên thuật ngữ viêm não thường được
hiểu là tình trạng viêm não gây nên do vi rút. Đây là một tình trạng bệnh lý
nặng nề đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Viêm não có thể biểu hiện dưới hai thể khác nhau: thể tiên phát và thể
thứ phát. Viêm não tiên phát thường nặng nề hơn trong khi viêm não thứ phát
thường gặp hơn. Tuy nhiên do thể thứ phát thường nhẹ nhàng hơn nên trong
số các trường hợp nhập viện, viêm não tiên phát chiếm đa số.
- Viêm não tiên phát: Viêm não này xuất hiện khi vi rút trực tiếp tấn
công não và tủy sống (tủy gai). Thể viêm não này có thể xuất hiện vào bất cứ
thời gian nào trong năm (viêm não tản phát: sporadic encephalitis) hoặc có
thể xuất hiện theo mùa đôi khi thành dịch (viêm não dịch tễ: epidemic
encephalitis).
- Viêm não thứ phát (viêm não sau nhiễm trùng (post-infectious
encephalitis): Hình thức viêm não này xuất hiện khi vi rút gây bệnh ở một số
cơ quan khác bên ngoài hệ thần kinh trung ương và sau đó mới ảnh hưởng
đến hệ này [13].


5

VNVR là một quá trình bệnh lý nhiễm vi rút cấp tính xảy ra ở tổ chức
nhu mô não, do nhiều loại vi rút có ái lực với tế bào thần kinh gây ra. Đặc
điểm lâm sàng đa dạng, nhưng chủ yếu biểu hiện là hội chứng não cấp gây rối
loạn ý thức với nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân gây VNVR rất đa dạng
và đến nay đã xác định được trên 100 loại vi rút có khả năng gây VNVR với
phân bố và mức độ trầm trọng khác nhau trong đó vi rút VNNB là một trong
những nguyên nhân quan trọng nhất gây viêm não ở trẻ em.
Viêm não - tuỷ cấp hay còn gọi là hội chứng não cấp (HCNC) là bệnh lý
viêm nhiễm cấp tính tổ chức chất trắng của não và tuỷ sống. Bệnh đa phần ở
nam thanh niên khoẻ mạnh, phát bệnh không theo mùa mà là quanh năm. Biểu
hiện lâm sàng chủ yếu là triệu chứng về tâm thần kinh; hội chứng màng não bị
kích thích dấu hiệu thần kinh khu trú , viêm thị thần kinh, mắt giảm hoặc mất
thị lực, liệt nửa thân người hoặc liệt tứ chi. Dựa trên biểu hiện lâm sàng,

người ta chia làm 3 thể: thể não, thể tuỷ sống và thể tuỷ sống - não.
Viêm não - tuỷ sống cấp tính thường do những nguyên nhân sau đây:
+ Sau nhiễm trùng, nhiễm độc.
+ Viêm não - tuỷ sống sau miễn dịch.
+ Viêm não - tuỷ sống chưa rõ nguyên nhân.
Bệnh viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng màng não có khả năng đe
doạ đến tính mạng của người bệnh. Bời vì màng não là cơ quan màng mô
chắc bao bọc xung quanh não và tuỷ sống. Viêm màng não chủ yếu là do vi
trùng hoặc siêu vi trùng từ nơi khác xâm nhập vào trong cơ thể, máu và lây
lan qua não tuỷ hoặc ít hơn có thể do các loại nấm hay kí sinh trùng. Một số
nguyên nhân khác có thể do phản ứng với hoá chất hay bệnh tự miễn dịch. Bất
kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh viêm màng não nhưg chủ yếu là trẻ sơ
sinh và trẻ em dưới 5 tuổi là mắc bệnh này nhiều nhất. Ngoài ra, người cao


6

tuổi cũng có khả năng mắc bệnh vì hệ miễn dịch của họ đã bắt đầu suy yếu ít
có khả năng chống chịu với vi khuẩn và kí sinh trùng.
1.2. Căn nguyên gây viêm não
Nguyên nhân của viêm não thường gặp nhất là nhiễm vi rút. Một số ví dụ
điển hình là do herpes-vi rút; do arbo vi rút lây truyền do muỗi, hoặc các côn
trùng khác; bệnh dại gây nên do vết cắn của một số động vật nhiễm bệnh như
chó, mèo.
Tương tự, các bệnh lý nhiễm khuẩn cũng đôi khi gây nên viêm não như
bệnh Lyme hoặc một số nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây viêm não như
trong trường hợp Toxoplasma (ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch) và
thậm chí cả giun nữa.
Các loại vi rút gây viêm não thường gặp là các vi rút Arbo, các Entero vi
rút (EV), vi rút Herpes simplex, vi rút quai bị [4]. Ở Châu Á, Đông Nam Á

thường gặp viêm não Nhật Bản, tại Mỹ hay gặp viêm não do West Nile vi rút,
St louis vi rút. Ở các nước Châu Âu thường gặp do tick born [14]. Một số loại
vi rút gây viêm não có thể tản phát ở các nước do CMV, HIV, EBV… Ngoài
ra viêm não còn do các nguyên nhân khác do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc
nấm và một số nguyên nhân khác không phải nhiễm trùng gây viêm não như
bệnh tự miễn, bệnh hệ thống miễn dịch, tác dụng phụ của thuốc…
Viêm não do vi rút là bệnh lý viêm xảy ra ở tổ chức nhu mô não, do
nhiều loại vi rút có ái lực với tế bào thần kinh gây ra. Đặc điểm lâm sàng đa
dạng, nhưng thường gặp nhất là hội chứng não cấp, gây rối loạn tri giác với
nhiều mức độ khác nhau.
Vi rút VNNB là vi rút có ái tính với tế bào thần kinh và gây ra bệnh
truyền nhiễm cấp tính, bệnh có biểu hiện lâm sàng với hội chứng não cấp sốt
cao, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong. EV có thể gây tổn thương nhiều cơ


7

quan, hệ thống trong cơ thể như: hệ thần kinh trung ương, gan, phổi, cơ và
da... và gây nên bệnh cảnh lâm sàng đa dạng.
Viêm não do vi khuẩn là một tình trạng bệnh nhiễm trùng thần kinh trung
ương cấp tính có thể gây tử vong cho trẻ em. Nguyên nhân có thể do các loại vi
khuẩn: Phế cầu, Hib, Mycoplasma pneumonia, Neisseria meningitidis, … Việc
chẩn đoán phân biệt viêm não do vi khuẩn với viêm não do vi rút hoặc viêm
màng não do vi khuẩn còn nhầm lẫn hoặc khó xác định nguyên nhân.

Ở các vùng nông thôn Châu Á, nguyên nhân chính gây "viêm não"
thường là vi khuẩn lao, sốt rét thể não, và một số vi rút như sốt xuất huyết
(DENV), herpes simplex, sởi, entero vi rút, và HIV. Ở nhiều nước Đông Nam
Á, thường không có hệ thống báo cáo công bố về các nguyên nhân gây nhiễm
trùng thần kinh trung ương. Ở Campuchia, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết,

và lao là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất [5]. Tuy nhiên, có các tác nhân
khác gây viêm não với tỷ lệ thấp hơn. Trong trường hợp của bệnh dại, với hệ
thống giám sát kém, dữ liệu cho thấy nhiều ca tử vong liên quan đến con
người [15].
Mặc dù đã tiếp cận phương pháp sinh học phân tử, 60% số bệnh nhân vẫn
không xác định được nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng thần kinh trung ương
(vẫn gặp ở các nước phát triển). Ngày nay, kiến thức tốt hơn về hệ các tác nhân
gây bệnh và sự phát triển kỹ thuật mới có thể cải thiện chẩn đoán tác nhân gây
bệnh được biết đến và phát hiện ra tác nhân gây bệnh mới. Những ứng dụng mới
này rất quan trọng có thể phát hiện được các bệnh mới nổi và tái xuất hiện gây
bệnh trong khu vực này, nơi ghi nhận nhiều bệnh động vật mới xuất hiện trong
10 năm qua. Những thay đổi về dân số và gia tăng bệnh từ động vật, cá thể tiếp
xúc với tác nhân gây bệnh mới mà chưa có miễn dịch. Taylor và


8

cộng sự đã xác định 1315 loài sinh vật có khả năng gây bệnh cho người. Trong
nhóm này, 175 loài được xác định là những vi sinh vật gây bệnh mới nổi. Các vi
rút mới xuất hiện, khoảng 80% có nguồn gốc từ động vật và 40% từ động vật
chân khớp [16] [17]. Một số nghiên cứu cho thấy 39% bệnh truyền nhiễm do vi
rút mới nổi thường gây ra triệu chứng tổn thương hệ thần kinh, gồm cả viêm não.
Các trường hợp xuất hiện kháng thuốc cần phải được theo dõi.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê hàng năm ước chừng có 2000 –
3000 trường hợp mắc hội chứng não cấp (HCNC) do vi rút, trong đó khoảng
30% - 40% nguyên nhân là virut VNNB, được xác định bằng kỹ thuật MAC ELISA, như vậy vẫn còn tới 60% - 70% số các trường hợp HCNC có chẩn
đoán là VNVR không rõ nguyên nhân [18].
Sau đây là một số nguyên nhân gây viêm não thường gặp:
 Vi rút

Bảng 1.1. Các tác nhân phổ biến gây viêm não do vi rút [19]
Các nhóm tác nhân vi rút
Herpes simplex (HSV) típ 1 và 2, thủy đậu, Epstein
Vi rút Herpes

Barr, cytomegalo vi rút (CMV), vi rút human herpes
tuýp 6 và 7

Vi rút đường ruột

Coxsackie, echo, entero vi rút 70 and 71, parecho, và vi
rút bại liệt
VNNB, Dengue, viêm não Saint Louis, West Nile, viêm

Vi rút Arbo

não tủy ngựa miền Đông, miền Tây, viêm não do ve
truyền, …

Paramyxovi rút
Khác

Vi rút quai bị và vi rút sởi
Vi rút cúm, adenovi rút, parvovi rút, lymphocytic
choriomeningitis, vi rút rubella
Tác nhân gây bệnh theo địa dư


9


Châu Mỹ

Châu Âu, Trung
Đông
Châu Phi
Châu Á
Australia

Vi rút Tây sông Nile, La Crosse, St. Louis, Rocio, viêm
não Powassan, viêm não Venezuelan, viêm não tủy ngựa
miền Đông và miền Tây, sốt mò Colorado, vi rút
dengue, vi rút dại
Viêm não do ve truyền, vi rút Tây sông Nile, Tosana,
dại, sốt xuất huyết và vi rút Louping
Vi rút Tây sông Nile, dại, Rift Valley, sốt xuất huyết
Crimean-Congo, vi rút Dengue, vi rút Chickungunya
VNNB B, vi rút Tây sông Nile, viêm não Murray Valley,
dengue, Nipah, Chikungunya, vi rút dại
Viêm não Murray Valley, VNNB, sốt xuất huyết, vi rút
Kunjin
Tác nhân gây bệnh được phân thành các nhóm:
- Nhóm Arbo vi rút có hơn 550 vi rút khác nhau, chia thành 5 họ:
Togaviridae, Flaviridae, Bunyaviridae, Reoviridae, Rhabdoviridae. Vi rút gây


viêm não do muỗi truyền và do ve truyền phần lớn thuộc họ Togaviridae. Mỗi
loại gây viêm não lại có tên riêng: vi rút VNNB, vi rút viêm não ngựa miền
Đông, vi rút viêm não California, … Những năm gần đây, người ta còn ghi
nhận một số trường hợp viêm não do vi rút Dengue – loại vi rút vốn được cho
là ít có tác động đến các mô thần kinh [11] [20].

- Tác nhân gây viêm não do ve truyền là một phức hệ trong nhóm Flavivi
rútes. Các vi rút nhóm này có dạng hình cầu, bộ gen của vi rút là RNA chuỗi
đơn (+). Hạt vi rút có vỏ bọc glycoprotein với kích thước 40 – 50nm. Giữa
các vi rút gây bệnh này có sự khác biệt nhỏ về tính kháng nguyên và đều quan
hệ chặt chẽ với nhau. Vi rút không có khả năng tồn tại ở ngoại cảnh và chỉ có
thể gây bệnh cho người qua véc tơ là các loài ve.


10

- Bệnh viêm não nguyên phát ở Việt Nam do vi rút VNNB gây nên. Vi
rút VNNB có hình khối đa diện, đường kính khoảng 40nm thuộc loài vi rút
nhỏ nhất. Vật liệu di truyền ở lõi là ARN. Phần capsid bao quanh ngoài chứa
glycoprotein. Vi rút VNNB tồn tại trên 1 số loài chim, khỉ, chuột, … và trên
muỗi. Muỗi vừa là ổ chứa vừa là môi giới truyền vi rút sang người. Muỗi
truyền VNNB ở Việt Nam chủ yếu là loài Culex Tritaeniorhynchus.

Hình 1.1: Phân bố các nhóm vi rút Arbo gây viêm não trên phạm vi toàn
thế giới [21]
Có trên 100 loại tác nhân vi rút gây viêm não khác nhau, trong đó VNNB
là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây viêm não ở trẻ em. Theo
ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, VNNB là nguyên nhân gây ra khoảng
67900 trường hợp viêm não hàng năm tại các nước lưu hành dịch, trong đó
75% (51000 trường hợp) nằm trong độ tuổi 0 – 14 tuổi [22].


11

Bệnh VNNB đã được biết hơn 100 năm trước đây, ca bệnh đầu tiên được
ghi nhận năm 1871 tại Nhật Bản. Cuối thế kỷ XIX liên tiếp các vụ dịch xảy ra

ở các vùng núi Nhật Bản vào mùa hè - thu với nhiều bệnh nhân nặng và tỷ lệ
tử vong tới 60%. Năm 1924, Nhật Bản ghi nhận vụ dịch viêm não với 6.125
ca mắc, 3.797 ca tử vong. Năm 1935, Nhật Bản lần đầu tiên phân lập được vi
rút VNNB từ não bệnh nhân chết. Năm 1938, vi rút VNNB được phân lập trên
mẫu muỗi Culex [23]. VNNB là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng một số
nhóm tuổi khác vẫn có nguy cơ mắc bệnh [24] [25] [26]. Tại đa số các quốc
gia Châu Á, vi rút VNNB hoạt động mạnh vào mùa hè, các vụ dịch viêm não
lớn thường xảy ra vào giai đoạn này. Tại các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới,
dịch xuất hiện quanh năm, nhưng gia tăng vào mùa mưa [22].
 Vi khuẩn

- Bordetella pertussis có thể gây viêm não nạng. Sinh lý bẹnh chua rõ,
giả thuyết do thiếu O2 sau các con ho vì tử thiết cho thấy tổn thuo ng loại
thiếu máu cục bọ. Thuờng xảy ra ở trẻ nhỏ hơn1 tuổi, biểu hiẹn co giạt và hôn
mê yếu nửa nguời, thất điều, câm, điếc, mù.
- Bẹnh Lyme: Do Borrelia Burgdorferi gây ra, đôi khi gây viêm não,
thuờng lành tính, lây bởi ve.
- Bẹnh mèo cào: do vi trùng Gram (-), có thể gây viêm não nạng: Afibia
felis hay Rochalimax Henselea. Gây bẹnh viêm não thứ phát. Bẹnh đạc trung
bởi các hạch xuất hiẹn ở duới các hạch bạch huyết dẫn đến vết cắn hay vết
cào của vạt nuôi trong nhà (chó, mèo....).
- Mycoplasma: đôi khi hiếm gây viêm não thứ phát. Chẩn đoán: huyết
thanh chẩn đoán; cấy dịch não tuỷ (DNT), tìm ADN đạc hiẹu/ DNT.
- Salmonella, Shigella: Gây viêm não kề cạn, có thể do đọc tố vi trùng,


12

đạc trung bởi ảnh huờng lên tri giác và co giạt/ DNT



Ký sinh trùng:

- Sốt rét: viêm não co chế kề cạn. DNT
- Tania: gây viêm não bằng cách tạo kén mô não nếu có sự tái nhiễm
hạu môn- miẹng.
- Toxoplasma bẩm sinh thuờng k m viêm não.


Nấm:

- Hiếm gạp, gây viêm não rất nạng.
- Thuờng do Aspergilus, Candida, Cryptococcus.
- DNT > 50% truờng hợp.
- Chẩn đoán bằng cấy DNT hay sinh thiết não.
 Các nguyên nhân khác:

- Mọt số viêm não xuất hiẹn sau chích vắc xin, thuờng gạp do vắc xin ho
gà và sởi, đôi khi có nguồn gốc từ mọt viêm não nạng.
- Viêm não chất trắng thứ phát sau bẹnh do siêu vi thuờng lành tính và
đáp ứng với Corticoide.
Do viêm não có thể bị gây ra bởi nhiều mầm bẹnh nên quá trình nhiễm
bẹnh có thể do nhiều con đuờng khác nhau. Trong số nhiều loại vi rút khác
nhau gây viêm não, loại nguy hiểm nhất và thuờng gạp nhất là vi rút gây giọp
da không đau (HSV). Đây là vi rút giống vi rút gây bẹnh hecpet môi xung
quanh miẹng, nhung khi tấn công vào não, nó có thể gây tử vong ở mọt nửa
trẻ so sinh bị nhiễm bẹnh và 78% ở những trẻ mới sinh. May thay, viêm não


13


do HSV ít khi gạp. Mọt số dạng của viêm não là do côn trùng lây nhiễm.
Bẹnh Lyme do bọ chét lây truyền cũng có thể dẫn đến viêm não: bẹnh xảy ra
khi bẹnh Lyme kết hợp với bẹnh dại có thể lây qua bọ chét và các đọng vạt
khác. Muỗi cũng có thể là véc tơ truyền nhiều loại vi rút gây viêm não, trong
đó có viêm não West Nile, viêm não St. Louis và viêm não Western Equine.
Các dạng nhẹ hon của viêm não có thể theo sau hoạc đi k m với bẹnh hay
gạp ở trẻ nhỏ, nhu sởi, quai bị, thủy đạu, rubella. Các vi rút nhu thủy đạu lây
lan chủ yếu qua chất dịch từ mũi và họng, thuờng trong lúc ho hay hắt hoi. t
phổ biến hon, viêm não có thể do nhiễm khuẩn, nhu viêm màng não do vi
khuẩn, hoạc có thể kết hợp với các bẹnh truyền nhiễm khác nhu bẹnh dại hay
giang mai. Các ký sinh nhu toxoplasmosis cũng có thể gây viêm não ở nguời
có hẹ miễn dịch yếu.
1.3. Đặc điểm dịch tễ học
* Thế giới
Viêm não màng não (ME) là một trong những nguyên nhân chính gây
tử vong hoặc để lại di chứng về thần kinh lâu dài ở người sống trong khu vực
Đông Nam Á. Theo báo cáo hàng năm, tỷ lệ mắc ở người lớn và trẻ em từ 3,5
- 7,4 trường hợp trên 100000 bệnh nhân. Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm
trùng hệ thần kinh trung ương, nhưng nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là
vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng và nấm, đặc biệt là ở những bệnh nhân suy
giảm miễn dịch bị tổn thương. Nhiễm trùng thần kinh trung ương có thể xảy
ra những trường hợp lẻ tẻ hoặc tạo đỉnh theo mùa dịch. Có thể giải thích sự
khác biệt này theo dịch tễ học: các vi rút có thể được kích hoạt khi hệ thống
miễn dịch bị suy giảm (vi rút herpes) hoặc truyền từ người này sang người


14

khác (herpes, entero vi rút), từ động vật sang người (dại, vi rút Nipah) hoặc từ

động vật chân đốt cho người (viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết dengue).
Đối với viêm não màng não do vi khuẩn meningo có khoảng 10% bệnh
nhân chết ngay cả với điều trị kháng sinh thích hợp và tỷ lệ tử vong có thể tăng
lên 20-50% khi không được điều trị kịp thời. Ở phương Tây, các trường hợp
viêm màng não hầu hết do một trong ba loài vi khuẩn: Haemophilus influenzae
(Hib), Streptococcus pneumoniae, và Neisseria meningitidis. Theo ước tính của
WHO, hàng năm ở các nước đang phát triển thì vi khuẩn Hib và bệnh do phế cầu
khuẩn là nguyên nhân của khoảng 3 triệu ca mắc và 800000 trường hợp nặng
(chủ yếu là viêm phổi và viêm màng não) ở trẻ nhỏ <5 tuổi và khoảng 500000
trường hợp tử vong. Vi khuẩn lao cũng gây ra viêm màng não và ở Đông Nam Á
Streptococcus suis cũng là một tác nhân gây bệnh quan trọng

Theo tài liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO- 1998) hàng năm có
50000 trường hợp VNNB được thông báo trên toàn thế giới, nhưng thực tế tỉ
lệ hiện mắc còn cao hơn con số thực này vì do có những quốc gia không có hệ
thống giám sát và thông báo về căn bệnh này. Bên cạnh những trường hợp
nhiễm bệnh với các triệu chứng nhẹ, tỉ lệ tử vong do bệnh còn cao (20-30%).
Có trên 300000 người đang sống ở vùng chịu ảnh hưởng của VNNB. VNNB
xảy ra rải rác trong năm hoặc tập trung trong những vụ dịch trên rất nhiều
nước ở châu Á, bao gồm Cambodia, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Nhật
Bản, Malaysia, Myanmar, Nepan, Pakistan, Philippines, Cộng Hoà Dân Chủ
Nhân Dân Triều Tiên, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam. VNNB lan truyền dần
dần đến cả những vùng không phải Châu Á, ví dụ gần đây lục địa châu Úc đã
thông báo những trường hợp mắc bệnh [1]. Trước khi sản xuất được vắc xin,
VNNB thường bùng phát thành dịch vào mùa hè ở Nhật Bản, Hàn Quốc,


15

Trung Quốc và Đài Loan. Hiện nay bệnh căn bản đã được thanh toán ở Nhật

Bản, và một số nước khác.
Theo Tyler K.L 1998 các loại virút gây viêm não thường gặp là các vi
rút Arbo, các Entero vi rút (EV), vi rút Herpes simplex, virút quai bị. Trong
viêm não do Arbo vi rút, viêm não Nhật Bản (VNNB) chiếm một vị trí rất
quan trọng. Theo tài liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO - 1998) hàng năm
trên thế giới có gần 50.000 người mắc VNNB, chủ yếu ở trẻ em.
Tại Việt Nam bệnh được phát hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX, dịch
xảy ra hàng năm, bệnh lưu hành rộng khắp cả nước, đặc biệt nghiêm trọng ở
những vùng đồng bằng sông Hồng, và trung du bắc bộ với tỉ lệ mắc hàng năm
từ 6 - 10/100000 dân. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao, theo D.S. Burke và cộng sự,
năm 1998 ước lượng khoảng 25% trường hợp bị tử vong và 50% mang di
chứng thần kinh và tâm thần vĩnh viễn [3]. EV cũng là một trong những
nguyên nhân hay gặp trong các trường hợp viêm não không do vi khuẩn. Mặc
dù hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn thần kinh trung ương do EV biểu hiện
nhẹ và ít để lại di chứng, vẫn có những trường hợp nặng, thậm chí tử vong đã
được thông báo. Những vụ dịch do EV đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới với
những bệnh cảnh lâm sàng đa dạng. Việt Nam từ năm 2003 đã thông báo
những trường hợp tử vong do EV.


16

Quốc gia có dịch bệnh VNNB
Hình 1.2: Bản đồ phân bố VNNB

Bảng 1.2: Phân bố theo mùa của bệnh VNNB
Mô hình truyền bệnh

Rải rác trong năm


Mùa

Đất nƣớc

Quanh năm

Brunei, Malaysia, Singapore

Tháng 6 – Tháng 9

Nhật Bản

Tháng 7 – Tháng 10 Nam Triều Tiên

Dịch

Tháng 7- Tháng 12

Bangladesh, Bắc ấn Độ,

Tháng 5- Tháng 10

Nepal
Myanmar, Cambodia, Việt
Nam, Thái Lan, Nam ấn Độ,
Lào, Bắc Trung Quốc.


17


Trong vùng lưu hành bệnh tỉ lệ mắc bệnh hàng năm là từ 10 100/100000 dân [27]. Trong khi ở vùng ôn đới Châu Á bệnh xảy ra rải rác
quanh năm, vùng nhiệt đới Châu Á, vùng nhiệt đới phía Bắc bệnh thường xảy
ra theo mùa. Điều này được giải thích do ở những vùng có nhiệt độ ôn hoà
giúp cho cả giai đoạn ấu trùng muỗi và giai đoạn ở môi trường bên ngoài kéo
dài hơn, vì thế nên giảm sự lan truyền của bệnh. Trong một số giai đoạn bệnh
bùng phát thường do sự kết hợp các điều kiện thuận lợi như: mưa, lũ, nhiệt độ
cao, sự tưới tốt của cánh đồng lúa [28]. Nguy cơ mắc VNNB khác nhau theo
từng vùng địa lý và mùa trong năm.
* Việt Nam
Tại nước ta, viêm não vi rút xảy ra rải rác quanh năm, giai đoạn năm
2001-2004 ghi nhận số mắc cao, trung bình 2000-2200 trường hợp năm, 10
năm trở lại đây số trường hợp mắc viêm não vi rút trung bình giảm còn
khoảng 1000-1200 trường hợp năm, có từ 20-50 trường hợp tử vong. Trong
đó bệnh viêm não Nhật Bản ghi nhận 200 -300 trường hợp mắc, bệnh thường
tăng cao vào các tháng mùa h . Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng: ở
miền Bắc, HCNC có tỷ lệ phân bố mắc không đồng đều và khác nhau theo
năm, bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung vào các tháng
h , đỉnh ca bệnh là tháng 6. Tỷ lệ mắc bệnh ở các lứa tuổi (0-4; 5-9; 10-14) là
gần như nhau, hai nhóm tuổi có tỷ lệ tử vong cao nhất là 0 - 4 tuổi (39,4%) và
5- 9 tuổi (42,4%), thấp nhất là trẻ 10-14 tuổi. Trẻ nam mắc bệnh cao hơn trẻ
nữ 2,3 lần [29].
Các yếu tố thời tiết, khí hậu có tác động rất lớn đến sự sinh sản và phát
triển của muỗi truyền bệnh VNNB. Người ta thấy ở vùng nhiệt đới thì muỗi
truyền bệnh VNNB phát triển quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh vào


×