Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Thực trạng nuôi dưỡng tĩnh mạch và một số kết quả nhân trắc, cận lâm sàng của người bệnh tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đại học y hà nội năm 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘYTẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG

THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG TĨNH MẠCH
VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ NHÂN TRẮC, CẬN LÂM
SÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA NGOẠI TỔNG
HỢP BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2018-2019

LUẬN VĂN THẠC SỸ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ

Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG

THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG TĨNH MẠCH
VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ NHÂN TRẮC, CẬN
LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA
NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y
HÀ NỘI NĂM 2018-2019

Chuyên ngành: DINH DƯỠNG


Mã số: 62727515
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Y Hà Nội, Ban lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công
cộng, các Thầy Cô và các Bộ môn - Khoa - Phòng liên quan của Viên đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Các Thầy Cô trong Bộ môn Dinh
dưỡng và An toàn Thực phẩm Trường Đại học Y Hà Nội những người đã dạy bảo,
giúp đỡ và đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành tới GS.TS Lê Thi
Hương -Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm trường Đại học Y Hà
Nội và TS.BS Chu Thi Tuyết- Giám đốc Trung tâm Dinh Dưỡng Lâm Sàng bệnh
viện Bạch Mai, những người thầy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và đinh hướng cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ công nhân viên và
người bệnh, gia đình người bệnh tại Khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã
giúp đỡ và cung cấp những thông tin quý báu cho nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân cùng bạn bè đã thường xuyên quan
tâm, động viên, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng
cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019


Tác gia

Phạm Thị Lan Phương


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Thi Lan Phương, học viên nội trú khoá 42 Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Dinh dưỡng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của GS-TS Lê Thi Hương và TS.BS Chu Thi Tuyết
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.

Tôi xin hoàn toàn chiu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày.... tháng .... năm 2019

Tác gia

Phạm Thị Lan Phương


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADH (Antidiuretic Hormon)


Hormon chống lợi niệu

AGA (American Gastroenterological
Association)
ASPEN (American Society for Parenteral
and Enteral Nutrition)

Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kì
Hội dinh dưỡng tiêu hóa và tĩnh mạch Hoa Kì

BEE (Basal Energy Expenditure)

Năng lượng chuyển hóa cơ bản

CED (Chronic Energy Deficiency)

Thiếu năng lượng trường diễn

ESPEN ( European Society for Clinical
Nutrition and Metabolism)

Hội dinh dưỡng lâm sàng châu Âu

ICU (Intensive Care Unit)

Hồi sức tích cực

INS (Infusion Nurses Society)

Hiệp hội điều dưỡng tiêm truyền.


HSTC

Hồi sức tích cực

KTC

Khoảng tin cậy

LCT (Long chain triglycerids)

Chuỗi triglyceride dài

MCT (Medium chain triglycerids)

Chuỗi triglyceride trung bình

MUAC (Mid Upper Arm Circumference)

Chu vi vòng cánh tay

QoL (Quality of life)

Chất lượng cuộc sống

RR (Relative risk)

Nguy cơ tương đối

SCCM (Society of Critical Care Medicine)


Hiệp hội hồi sức tích cực

SGA (Subjective Global Assessment)

Đánh giá tổng thể chủ quan

SF

Yếu tố stress

TF

Yếu tố hoạt động

TEE (Total Energy Expenditure)

Tổng năng lượng tiêu hao


iv

TLCT

Trọng lượng cơ thể

TPN (Total Parenteral Nutrition)

Nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phẩn


T

Thời gian truyền

V

Thể tích dich


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................... iiii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... viiviii
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 3
1.1. Nuôi dưỡng tĩnh mạch............................................................................................................ 3
1.1.1. Đinh nghĩa:.......................................................................................................................... 3
1.1.2. Chỉ đinh và chống chỉ đinh nuôi dưỡng tĩnh mạch........................................ 3
1.1.3. Các đường nuôi dưỡng tĩnh mạch........................................................................... 4
1.1.4. Nhu cầu các chất dinh dưỡng.................................................................................. 75
1.1.5. Dich truyền và áp suất thẩm thấu.................................................................... 1511
1.1.6. Một số biến chứng liên quan đến vấn đề dinh dưỡng tĩnh mạch.. .
1913
1.1.7. Vai trò của dinh dưỡng tĩnh mạch đối với người bệnh phẫu thuật.
2415
1.2. Một số nghiên cứu về dinh dưỡng tĩnh mạch tại Việt Nam và trên thế giới
2516
1.2.1. Trên thế giới................................................................................................................ 2516

1.2.2. Tại Việt Nam.............................................................................................................. 2617
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........2819
2.1. Đia điểm và thời gian nghiên cứu............................................................................ 2819
2.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 2819
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn................................................................................................ 2819
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................................... 2819
2.3. Cỡ mẫu & cách chọn mẫu............................................................................................ 2819
2.3.1. Cỡ mẫu:......................................................................................................................... 2819


vi

2.3.2. Cách chọn mẫu.......................................................................................................... 2920
2.4. Thiết kế và quy trình nghiên cứu.............................................................................. 2920
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu:............................................................................................... 2920
2.4.2. Quy trình nghiên cứu............................................................................................. 3020
2.4.3. Biến số và chỉ số....................................................................................................... 3021
2.4.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin......................................................... 3121
2.5. Quản lý và phân tích số liệu........................................................................................ 3526
2.6. Sai số và khống chế sai số nghiên cứu.................................................................. 3526
2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu......................................................................................... 3527
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................. 3628
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng.................................................................................. 3628
3.2. Đánh giá thực trạng nuôi dưỡng của đối tượng................................................ 4032
3.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của nhóm người bệnh................................ 4840
3.4. Thay đổi về cận lâm sàng trên nhóm người bệnh............................................ 5445
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.................................................................................................. 5950
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu....................................................................... 5950
4.2. Thực trạng nuôi dưỡng.................................................................................................. 6152
4.3. Đánh giá một số chỉ số nhân trắc............................................................................. 7366

4.4. Thay đổi về cận lâm sàng trên nhóm người bệnh............................................ 7770
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.................................................................................................. 8378
KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................................... 8580
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


vii

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Phân loại BMI theo WHO năm 2000...................................................... 3222
Bảng 2.2 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo SGA.......................................... 3425
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=80)............................3628
Bảng 3.2: Thời gian bắt đầu nuôi dưỡng tĩnh mạch và thời gian trung bình
nuôi dưỡng theo từng tình trạng bệnh lý:

4133

Bảng 3.3. Giá tri năng lượng và các chất sinh nhiệt trung bình trên ngày của
người bệnh 4335
Bảng 3.4. Tỷ lệ năng lượng và Protein đạt được theo các mức khác nhau dựa
trên nhu cầu khuyến nghi 4537
Bảng 3.5. Giá tri của các chất khoáng và chất điện giải bổ sung theo ngày
nuôi dưỡng trên người bệnh không rối loạn điện giải

4638

Bảng 3.6: Tình trạng cân nặng của người bệnh tại thời điểm nhập viện......4840
Bảng 3.7: Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của người bệnh trước nuôi dưỡng

xếp theo từng loại bệnh lý và lứa tuổi 5042
Bảng 3.8. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước nuôi dưỡng theo SGA
và tình trạng bệnh lý

5143

Bảng 3.9: Tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số Albumin.......................................... 5244
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa Albumin và tình trạng dinh dưỡng của người
bệnh 5345
Bảng 3.11. Giá tri trung bình của hồng cầu và bạch cầu và AST, ALT trước
và sau nuôi dưỡng 5648
Bảng 3.12. Thời gian nằm viện........................................................................................... 5749
Bảng 3.13. Biến chứng trong nuôi dưỡng..................................................................... 5849


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


ix

DANH MỤC HÌNH
Error! Hyperlink reference not valid.Hình

2.1. Các bước đo chu vi vòng cánh tay.......23

Error! Hyperlink reference not valid.Hình

2.2. Cách đo bề dày lớp mỡ dưới da............24



x

DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ các bước nghiên cứu...................................................................... 3020

Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi...............................3729
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng theo lý do vào viện................................................ 3830
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng theo tình trạng bệnh lý........................................ 3931
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ mắc các bệnh lý và thời gian mắc............................................. 4031
Biểu đồ 3.5. Đường nuôi dưỡng của người bệnh...................................................... 4032
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ các loại dich truyền theo các ngày nuôi dưỡng..................4234
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng trên năng lượng tổng của người
bệnh 4436
Biểu đồ 3.8. Thực trạng cung cấp vitamin.................................................................... 4739
Biểu đồ 3.9 : Tình trạng giảm cân của người bệnh tại thời điểm nhập viện so
với cân nặng cách đó 6 tháng (n=80). 4840
Biểu đồ 3.10. Tình trạng giảm cân tại thời điểm nhập viện theo phân loại.4941
Biểu đồ 3.11: Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh theo BMI trước – sau
nuôi dưỡng 4941
Biểu đồ 3.12. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước nuôi dưỡng theo
SGA 5143
Biểu đồ 3.13. Thay đổi cận lâm sàng theo thời gian nuôi dưỡng.....................5445
Biểu đồ 3.14. Thay đổi điện giải trước và sau nuôi dưỡng.................................. 5546
Biểu đồ 3.15. Thay đổi tình trạng thiếu máu dựa trên nồng độ Hgb trước và
sau nuôi dưỡng


5547

Biểu đồ 3.16. Phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa theo số lượng lympho đếm
trước và sau nuôi dưỡng 5647


xi


xii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


xiii

ADH (Antidiuretic Hormon)

Hormon chống lợi niệu

AGA (American Gastroenterological
Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kì

Association)
ASPEN (American Society for

Hội dinh dưỡng tiêu hóa và tĩnh mạch Hoa

Parenteral and Enteral Nutrition)




BEE (Basal Energy Expenditure)

Năng lượng chuyển hóa cơ ban

CED (Chronic Energy Deficiency)

Thiếu năng lượng trường diễn

ESPEN (European Society for Clinical
Nutrition and Metabolism)

Hội dinh dưỡng lâm sàng châu Âu

ICU (Intensive Care Unit)

Hồi sức tích cực

INS (Infusion Nurses Society)

Hiệp hội điều dưỡng tiêm truyền.

HSTC

Hồi sức tích cực

KTC

Khoang tin cậy


LCT (Long chain triglycerids)

Chuỗi triglyceride dài

MCT (Medium chain triglycerids)

Chuỗi triglyceride trung bình

MUAC (Mid Upper Arm
Circumference)

Chu vi vòng cánh tay

QoL (Quality of life)

Chất lượng cuộc sống

RR (Relative risk)

Nguy cơ tương đối

SCCM (Society of Critical Care
Medicine)

Hiệp hội hồi sức tích cực

SGA (Subjective Global Assessment)

Đánh giá tổng thể chủ quan


SF

Yếu tố stress

TF

Yếu tố hoạt động

TEE (Total Energy Expenditure)

Tổng năng lượng tiêu hao

TLCT

Trọng lượng cơ thể

TPN (Total Parenteral Nutrition)

Nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phẩn


xiv

T

Thời gian truyền

V


Thể tích dịch


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dinh dưỡng tĩnh mạch là một phương pháp đưa các chất dinh dưỡng qua
đường tĩnh mạch, bao gồm glucid, lipid, protein, chất khoáng và vitamin [1].
Việc nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch từ lâu đã trở thành phương pháp hỗ
trợ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những người bệnh
có chống chỉ định tuyệt đối hoặc tương đối với việc nuôi dưỡng bằng đường
tiêu hóa. Hỗ trợ dinh dưỡng được thực hiện cho người bệnh phẫu thuật và
bệnh nặng đã trai qua những tiến bộ đáng kể từ năm 1936 khi Studley chứng
minh mối quan hệ trực tiếp giữa giam cân trước mổ và tử vong sau phẫu thuật.
Sự ra đời của dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần đã cho phép các bác sỹ lâm
sàng điều trị SDD và cai thiện kết qua của người bệnh phẫu thuật [2].
Các nghiên cứu trước đây đã từng chỉ ra lợi ích của việc nuôi dưỡng tĩnh
mạch so với việc kéo dài thời gian nhin ăn của người bệnh [3]. Theo Hiệp hội Dinh
dưỡng Hoa Kỳ (ASPEN), dinh dưỡng đường tĩnh mạch được chứng minh là có lợi ở
người bệnh SDD trung bình đến nặng, trong các đợt cấp tính của bệnh Crohn, rò
tiêu hóa, hội chứng ruột ngắn, người bệnh nặng không thể uống bằng đường miệng
trong thời gian dài, hoặc viêm tụy hoại tử cấp tính nặng… [4]. Hiệp hội Hồi sức tích
cực (SCCM) và ASPEN cho rằng người bệnh bi bệnh nặng nên được hỗ trợ dinh
dưỡng tĩnh mạch càng sớm càng tốt, ngay sau khi nhập viện ICU, những người
bệnh có nguy cơ dinh dưỡng [5]. Tuy nhiên cũng không ít những bằng chứng khoa
học về những bất lợi do dinh dưỡng tĩnh mạch gây ra. Kafazentzos và cộng sự đã
thực hiện nuôi dưỡng người bệnh viêm tụy cấp theo cả 2 phương pháp: đường ruột
và tĩnh mạch. Theo đó, việc nuôi dưỡng bằng đường ruột được dung nạp tốt mà
không có tác dụng phụ đối với người bệnh. Những người bệnh được cho ăn bằng

đường ruột ít gặp phải biến chứng hơn và ít có nguy cơ nhiễm trùng hơn so với
những người nhận được dinh dưỡng tĩnh mạch. Chi phí hỗ trợ dinh dưỡng tĩnh
mạch cao gấp 3 lần ở những người bệnh được nuôi dưỡng đường ruột [6]. Gramlich
và cộng sự cũng thực hiện một cuộc nghiên cứu hệ


2

thống để so sánh việc nuôi dưỡng đường ruột và nuôi dưỡng tĩnh mạch. Kết quả là,
việc sử dụng dinh dưỡng tiêu hóa tác dụng tốt hơn dinh dưỡng tĩnh mạch, làm giảm
đáng kể tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nặng và có thể ít tốn kém hơn
[7]. Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam chủ yếu tìm hiểu về thực trạng nuôi
dưỡng người bệnh (bao gồm cả nuôi dưỡng tĩnh mạch và nuôi dưỡng đường tiêu
hóa) và lợi ích của việc cho ăn sớm trên những người bệnh phẫu thuật đường tiêu
hóa như nghiên cứu của Nguyễn Thi Thanh, Nguyễn Thùy Linh…mà chưa có nhiều
nghiên cứu đánh giá thực trạng nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn... Nhằm đánh giá
khách quan và chính xác hơn về vấn đề nuôi dưỡng tĩnh mạch, đề tài: “Thực trạng
nuôi dưỡng tĩnh mạch và một số kết quả lâm sàng nhân trắc, cận lâm sàng của
người bệnh tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 20182019” được tiến hành nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần của người bệnh tại
khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018-2019.
2. Đánh giá một số kết quả nhân trắc, cận lâm sàng ở nhóm người bệnh
nuôi dưỡng tĩnh mạch.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nuôi dưỡng tĩnh mạch.

1.1.1. Định nghĩa:
Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch có nghĩa là các dưỡng chất được cung cấp
qua đường tĩnh mạch. Khái niệm nuôi dưỡng tĩnh mạch lần đầu tiên được mô tả bởi
Brunschwig và cộng sự, nuôi dưỡng một người bệnh với nhiều đường rò, sử dụng
đạm đã được thủy phân và đường Glucose 10% trong 8 tuần [8]. Wretlind lần đầu
tiên giới thiệu sản phẩm dich truyền ngoại vi gồm acid amin và nhũ tương béo vào
những năm 1950 và 1960 [9].
Dinh dưỡng tĩnh mạch có thể được chia ra:
- Dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn – tất cả nhu cầu dinh dưỡng được cung cấp
bằng đường tĩnh mạch không liên quan đến đường tiêu hóa.
- Dinh dưỡng tĩnh mạch bổ sung – người bệnh nhận được một số dưỡng chất
qua đường tiêu hóa, phần còn lại được truyền bằng dinh dưỡng đường tĩnh mạch.
1.1.2. Chỉ định và chống chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch.
1.1.2.1. Chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch
Dinh dưỡng tĩnh mạch được áp dụng trong trường hợp người bệnh không thể
đạt được năng lượng theo nhu cầu bằng đường tiêu hóa. Có thể gặp trong các tình
huống người bệnh không ăn được hoặc không được phép ăn như [10]:
- Bệnh viêm ruột.
- Giai đoạn hậu phẫu.
- Hội chứng ruột ngắn.
- Bệnh lý ác tính.
- Suy thận cấp.
- Chạy thận nhân tạo.
- Suy tim mạn tính.
1.1.2.2. Chống chỉ định nuôi dưỡng tĩnh
mạch

-Viêm tụy cấp.
- Rò tiêu hóa.
- Ung thư.

- AIDS.
- Sơ sinh.
- Bỏng.
- Tổn thương thần kinh

Dinh dưỡng tĩnh mạch không được chỉ đinh khi đường tiêu hóa còn khả năng
tiêu hóa và hấp thụ hơn 75% các chất dinh dưỡng [11].
Dinh dưỡng tĩnh mạch không phải là phương pháp ưu tiên lựa chọn khi dự
kiến áp dụng dưới 5 ngày ở những người bệnh không SDD nặng. Chống chỉ đinh


4

tương đối của dinh dưỡng tĩnh mạch là khả năng tiêm tĩnh mạch có nguy cơ nhiễm
trùng cao, các trường hợp khi các rủi ro vượt quá lợi ích, và ở những người bệnh
tiên lượng không hiệu quả cho hỗ trợ dinh dưỡng tích cực [10].
1.1.3. Các đường nuôi dưỡng tĩnh mạch
1.1.3.1. Nuôi dưỡng qua tĩnh mạch trung tâm

Hình 1.1. Đặt đường truyền vào tĩnh mạch trung tâm.
Nuôi dưỡng tĩnh mạch trung tâm thường đặt tại tĩnh mạch cảnh ngoài hoặc
trong, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch nền. Ống thông
tĩnh mạch khác nhau được thiết kế trong thời gian ngắn/ trung và dài hạn [10].

Ống thông tĩnh mạch ngắn hạn.


5

Hình 1.2. Đường vào nuôi dưỡng tĩnh mạch trung tâm ngắn hạn.

Dụng cụ vào tĩnh mạch trung tâm không đặt đường hầm. Được thiết kế sử
dụng trong thời gian ngắn (<2 tuần).
Áp dụng cho trường hợp:
- Thiếu đường vào tĩnh mạch ngoại vi.
- Theo dõi ở khoa, phòng cấp cứu hồi sức trong bệnh viện.
Ống thông tĩnh mạch thời gian trung bình.

Hình 1.3. Đường vào nuôi dưỡng tĩnh mạch trung tâm trung hạn.
Được đưa vào tĩnh mạch đầu và tĩnh mạch nền với đầu cuối ống được đặt ở
tĩnh mạch chủ trên. Sử dụng tốt nhất là >10 ngày nhưng <4-6 tuần. Tỷ lệ biến


6

chứng có thể cao hơn so với tạo đường hầm nhưng các thiết bị có thể cấy ghép
hoàn toàn.
Ống thông tĩnh mạch dài hạn.

Hình 1.4. Đường vào tĩnh mạch trung tâm dài hạn
Tạo đường hầm hoàn toàn nằm dưới da và đòi hỏi một kim loại đặc biệt
để đưa vào. Tỷ lệ nhiễm trùng thấp nhất. Đây không phai là phương pháp
thông dụng, chỉ dùng cho người bệnh nuôi dưỡng với thời gian > 4 tuần,
và/hoặc điều trị hóa chất.
Chỉ đinh:
- Áp dụng cho các trường hợp cần nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn >7 ngày.
- Stress chuyển hóa từ trung bình đến nặng.
- Hạn chế nước (không dung nạp được lượng dich lớn).
- Không lấy được đường truyền ngoại vi.
1.1.3.2. Nuôi dưỡng qua tĩnh mạch ngoại vi.



7

Hình 1.5. Một vài đường vào nuôi dưỡng tĩnh mạch ngoại vi.
Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch ngoại vi được xem như là một phần của
phương pháp nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch. Các chất dinh dưỡng qua
đường tĩnh mạch bao gồm: Glucose (dextrose), acid amin, Lipid, chất điện giải, các
vitamin và chất khoáng.
Lợi ích của việc nuôi dưỡng tĩnh mạch ngoại vi đó là tương đối dễ thực hiện
hơn so với phương pháp nuôi dưỡng tĩnh mạch trung tâm và nhờ đó tránh được việc
chậm trễ trong thiết lập hỗ trợ dinh dưỡng. Phương pháp này được áp dụng cho mục
đích hỗ trợ dinh dưỡng ngắn hạn. Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp này
được dùng để duy trì tình trạng dinh dưỡng đầy đủ và ít gây ra các vấn đề biến
chứng về chuyển hóa trước đó cho người bệnh.
Phương pháp này được dùng như bước đệm cho việc nuôi dưỡng tĩnh mạch
trung tâm hoặc phối hợp với nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa.
Chỉ định của dinh dưỡng tĩnh mạch ngoại vi [13]:
- Không thể nuôi dưỡng đường tiêu hóa từ 5-7 ngày.
- Nuôi bổ sung do nuôi đường tiêu hóa không đủ nhu cầu.
- Stress chuyển hóa bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Không hạn chế dich.
- Có đường vào tĩnh mạch ngoại vi.


8

Các vi trí của tĩnh mạch ngoại vi đều dùng để nuôi dưỡng được nhưng các vi
trí thường gặp nhất là: khuỷu tay, bàn tay, đầu [14]. Tĩnh mạch ngoại vi ở vi trí thấp
nhất, đặc biệt ở người lớn, không phù hợp cho việc nuôi dưỡng tĩnh mạch và nên
tránh đường truyền này vì nguy cơ cao viêm tắc tĩnh mạch và cần giữ người bệnh tại

giường trong thời gian dài [15].
Sử dụng các tĩnh mạch nông nên cần ưu tiên tĩnh mạch lớn với dòng chảy tốt
và kĩ thuật lấy ven chuẩn.
1.1.4. Nhu cầu các chất dinh dưỡng
Nuôi dưỡng bằng tĩnh mạch cũng cần phải đưa vào cho cơ thể đầy đủ các
chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Không thể chỉ cung cấp một vài chất ví dụ như
người bệnh chỉ được truyền acid amin và Glucose, chất điện giải hoặc Glucose và
Lipid…Hiện nay người ta chỉ công nhận là nuôi dưỡng tĩnh mạch trong trường hợp
cung cấp đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu trong ngày, đảm bảo các thành phần
sau đây:
- Protein
- Cacbohydrate (Glucose, dextrose monohydrate)
- Lipid
- Chất điện giải
- Vitamins
- Các chất khoáng
1.1.4.1. Nhu cầu về năng lượng:
Tính toán sử dụng phương

trình Harris-Benedict (Harris

Phương trình Harris-Benedict (BEE):
Nữ: 655,1 + [(9,56 x W) + (1,85 x H) - (4,68 x A)]
Nam: 66,47 + [(13,75 x W) + (5 x H) - (6,76 x A)]
W = cân nặng(kg)

1919):


9


H = chiều cao
(cm)
A = tuổi tính (năm).
Hoặc dựa trên mức độ stress như được chỉ ra dưới đây:
Để xác đinh tổng lượng calo cần thiết dựa trên tổng chi phí năng lượng
[TEE], sử dụng phương trình sau:
TEE = BEE + [BEE x (TF - 1)] + [BEE x (SF- 1)
Yếu tố
Yếu tố hoạt động

Xếp loại
Lối sống tĩnh tại

Giá trị
1,2

(TF)

Lối sống hoạt động
Nhiễm trùng huyết

1,3

Chấn thương

1,3

Yếu tố stress
(SF)


Phẫu thuật
Thiếu cân
1,5
Bỏng nặng
2
Suy thận cấp tính
1,5-2
Suy thận mạn tĩnh
1,1-1,2
Nhu cầu thay đổi tùy theo lứa tuổi, tính chất bệnh lý và không cố đinh với
bất cứ người bệnh nào. Tùy theo triệu chứng lâm sàng và giai đoạn tiến triển của
bệnh mà có thể đưa ra nhu cầu cụ thể [16].
Cách đơn giản nhất để tính nhu cầu năng lượng là bằng cách nhân cân nặng
người bệnh với kilocarlories. Tuy nhiên cách này không dùng để tính cho những
trường hợp thay đổi béo trong cơ thể. Đối với người trưởng thành:
Stress nhẹ : 30-40 kcal/kg/ 24h [17].
Stress nặng: 25-30 kcal/kg/24h [17].
1.1.4.2. Protein
Protein trong đường truyền được cung cấp dưới dạng acid amin. Các amino
acid có nhiều nồng độ khác nhau từ 5-10 % và 1g acid amin cho 4 kcal, nhu cầu 0,82 kcal/kg (chiếm từ 12-20% tổng nhu cầu năng lượng tùy từng trường hợp). Với
một người trưởng thành bình thường (không bi stress), nhu cầu acid amin vào
khoảng 0,8g/kg/ngày [17]. Tuy nhiên với một người bệnh tăng chuyển hóa do stress,
nhu cầu đó là 1-1,2g/kg/ngày. Đối với người bệnh trẻ em, nhu cầu acid amin


×