Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

doi moi kiem tra danh gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.19 KB, 49 trang )


ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH MÔN
LỊCH SỬ TRƯỜNG THCS


Mục tiêu
1. Về kiến thức

Nhận thức đúng vai trò của kiểm tra, đánh giá.

Những đặc trưng của kiến thức lịch sử để xác định hình thức tổ
chức, PP kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Kết hợp hài hòa PP tự luận và trắc nghiệm trong quá trình kiểm tra
kết quả học tập của HS.
2. Về kĩ năng

Đánh giá ưu và nhược điểm của PP kiểm tra, đánh giá môn lịch sử
hiện nay.

Vận dụng lí luận kiểm tra, đánh giá vào thực tiễn DH lịch sử.
3. Về thái độ

Tiếp thu có phê phán những PP kiểm tra, đánh giá hiện nay ở trường
phổ thông.

Hưởng ứng những đổi mới trong PP kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập môn lịch sử của HS.



ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG
MÔN LỊCH SỬ THCS
1. Lý do đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG)
2. Nội dung KTĐG trong môn lịch sử
3. Các dạng câu hỏi KTĐG
4. Quy trình ra đề kiểm tra môn Lịch sử THCS


1. Lý do đ i m i ki m tra đánh giá ổ ớ ể
* Khái niệm kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử

Kiểm tra là quá trình thu thập thông tin để xác định mức
độ đạt được về số lượng hay chất lượng của quá trình
lĩnh hội kiến thức, trau dồi kĩ năng, kĩ xảo, hình thành thái
độ của người học.

Đánh giá (nhận xét, cho điểm) là cơ sở cho việc đưa ra
những quyết định đối với giai đoạn tiếp theo của việc tổ
chức quá trình dạy học.

Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học lịch sử là quá trình
thu thập và xử lí những thông tin về tình hình lĩnh hội kiến
thức LS, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kĩ
năng, kĩ xảo cho học sinh ... so với mục tiêu học tập bộ
môn.

Kiểm tra và đánh giá là hai khâu hoạt động của quá trình
dạy học : kiểm tra là hoạt động khởi đầu cho quá trình
đánh giá. Đánh giá phải bao hàm cả kiểm tra.



1. Lý do đ i m i ki m tra đánh giá ổ ớ ể
* Vai trò, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học
lịch sử

KT, ĐG kết quả học tập của HS là khâu cuối cùng, đồng
thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo của quá
trình giáo dục.

KT, ĐG làm sáng tỏ tình hình lĩnh hội kiến thức, bổ sung,
làm sâu sắc hệ thống kiến thức, củng cố, khái quát kiến
thức đã học, chuẩn bị cho việc nghiên cứu kiến thức mới;
hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho HS.

GV tự đánh giá việc giảng dạy của mình.

KT, ĐG là một khâu không thể thiếu của quá trình DH, là
một biện pháp để nâng cao chất lượng DH bộ môn.

KT, ĐG trong DH lịch sử là công việc của GV & HS.


1. Lý do đ i m i ki m tra đánh giá ổ ớ ể
* Thực tiễn của việc KTĐG môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay

Tích cực
- Nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của việc KT, ĐG.
- Ra đề đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy, phù hợp với khả năng
nhận thức của HS và có sự phân loại nhận thức.
- Có sự kết hợp giữa PP trắc nghiệm và tự luận, đảm bảo đo được

các mức độ từ biết đến hiểu và vận dụng.
- Nội dung đề kiểm tra đảm bảo tính toàn diện.

Hạn chế
- Chưa kết hợp hợp lí PP kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
- Nội dung đánh giá chưa toàn diện, thiếu khách quan.
- Kết quả đánh giá chủ yếu phản ánh mức độ biết kiến thức, khả
năng hiểu và vận dụng kiến thức của HS còn thấp …


2. N i dung KTĐG trong môn l ch s ộ ị ử
Kiến thức LS HS cần lĩnh hội gồm phần : "sử" và"luận".

“Sử" là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong xã hội loài
người (LS thế giới) và dân tộc (LS Việt Nam) được khoa học
xác nhận, ghi chép lại trong SGK.
- Gồm : thời gian, không gian, nhân vật, diễn biến, kết quả,...
giúp HS biết lịch sử diễn ra như thế nào.
- Ví dụ, "Ngày 30/4/1975 là ngày giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước" là một sự kiện LS tiêu biểu.

“Luận" là cách giải thích, đánh giá, nhận xét, bình luận về sự
kiện LS đã xảy ra, giúp HS hiểu được bản chất của sự kiện,
hiện tượng LS, là cơ sở để HS vận dụng kiến thức.
- Từ ví dụ trên, HS giải thích được Vì sao ta lại giành chiến
thắng trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


2. N i dung KTĐG trong môn l ch s ộ ị ử


Hai phần "sử" và "luận" có mối quan hệ biện chứng :
không có sự kiện, hiện tượng LS nào là không được giải
thích, đánh giá và ngược lại không thể giải thích, đánh giá
khi không xuất phát từ sự kiện LS cụ thể.

Việc KT, ĐG cần tránh tình trạng chỉ kiểm tra được học
sinh biết LS mà không hiểu LS và ngược lại.

Nội dung kiểm tra cần đảm bảo :

Tập trung vào kiến thức cơ bản.

Tính quan điểm (CNMLN, tư tưởng HCM) về LS.

Tính toàn diện : thực hiện 3 nhiệm vụ (giáo dưỡng, giáo
dục, phát triển HS).

Tính vừa sức, theo quy định của chương trình.


3. Các d ng câu h i KTĐGạ ỏ

Thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông
đã chứng tỏ không có hình thức tổ chức kiểm
tra nào là có ưu thế tuyệt đối, mà mỗi PP đều
có ưu điểm và nhược điểm.

Phải kết hợp giữa PP trắc nghiệm với tự luận
trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
lịch sử của học sinh.



3. Các d ng câu h i KTĐGạ ỏ
Ưu điểm và nhược điểm của PP tự luận

Ưu điểm

Biên soạn không khó, tốn ít thời gian.

Đánh giá được khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và quá
trình phát triển tư duy của HS.

Có điều kiện đánh giá sự sáng tạo của HS.

Tốn ít kinh phí cho việc ra đề thi.

Nhược điểm

Chấm bài mất nhiều thời gian,khó chính xác, khách quan.

Mất nhiều thời gian để kiểm tra diện rộng của kiến thức.

Dễ học tủ, học lệch, dạy tủ,.

HS khó tự đánh giá kết quả kiểm tra của mình chính xác.

Tổ chức thi mất nhiều thời gian.

Không thể sử dụng phương tiện hiện đại trong chấm bài hoặc
phân tích kết quả kiểm tra.



3. Các d ng câu h i KTĐGạ ỏ
Ưu điểm và nhược điểm của PP trắc nghiệm

Ưu điểm

Chấm bài nhanh, chính xác, đảm bảo khách quan. (5.000 ->
10.000 bài/giờ).

Kiểm tra trên diện rộng kiến thức, tránh dạy tủ, học tủ.

HS tự đánh giá kết quả học tập của mình chính xác.

Tổ chức thi nhanh, gọn (t =1/3 hay ½ thi tự luận).

Sử dụng các phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích
kết quả kiểm tra.

Nhược điểm

Biên soạn khó, tốn nhiều thời gian.

Không kiểm tra được phần giải thích, bình luận của học sinh,
khó kiểm tra được HS hiểu lịch sử như thế nào.

Khó rèn luyện ngôn ngữ viết, hạn chế việc đánh giá khả năng
độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.

Tốn nhiều kinh phí cho việc ra đề thi.



3. Các d ng câu h i KTĐGạ ỏ
Một số PP trắc nghiệm khách quan thường sử dụng
trong dạy học lịch sử
a. Một số sai sót thường gặp khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan
STT Dạng câu hỏi
1 Nhiều lựa chọn
2 Đúng/sai
3 Ghép đôi
4 Điền khuyết


ST
T
Dạng câu
hỏi
Những sai sót thường gặp khi viết câu hỏi TNKQ
môn lịch sử
1 Nhiều lựa
chọn
- Phần dẫn có nội dung không rõ ràng, nhiều ý trong 1 câu
- Hay dùng câu phủ định (Không)
- Phương án nhiễu không hợp lí, dễ phát hiện.
- Sắp xếp phương án đúng của các câu theo một thứ tự
-
Dùng nhiều phương án: tất cả đều đúng ; tất cả đều sai ; không biết…
-
Câu hỏi có nhiều hơn 1 phương án đúng hoặc không có phương án nào
đúng

2 Đúng/sai - Tính đúng hoặc sai không rõ ràng
- Nhiều câu cùng 1 ý tưởng hoặc 1 câu có nhiều ý tưởng
3 Ghép đôi - Số lựa chọn ở cột phải ít hơn số câu cần ghép ở cột trái
- 1 ý ở cột phải được ghép với hai hay nhiều ý ở cột trái
- Có ý ở cột trái không ghép được với ý nào ở cột phải
4 Điền
khuyết
- Có nhiều hơn 1 phương án điền câu trả lời
- Câu trả lời quá dài


3. Các d ng câu h i KTĐGạ ỏ
b. Kĩ thuật xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm
khách quan môn lịch sử
* Dạng đúng – sai

Là dạng câu hỏi yêu cầu HS lựa chọn câu trả lời
đúng (Đ) hoặc sai (S) trước các sự kiện, hiện tượng
lịch sử ; được trình bày dưới những câu xác định.

Ưu điểm : Kiểm tra được nhiều nội dung lịch sử
trong một khoảng thời gian ngắn. Dễ biên soạn.

Nhược điểm : Đòi hỏi nhiều về trí nhớ, ít có khả
năng phân loại HS.
Dùng nhiều câu sai (S) có thể gây tác dụng tiêu cực
trong việc ghi nhớ kiến thức của HS.


3. Các d ng câu h i KTĐGạ ỏ

* Dạng đúng – sai

Cách xây dựng
- Câu hỏi, vấn đề phải ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát.
- Không bố trí câu (Đ) và (S) bằng nhau về số lượng.
- Không sắp xếp thứ tự câu (Đ), (S) theo quy luật.
- Mỗi câu test chỉ diễn tả một nội dung.

Phạm vi sử dụng : hạn chế.


3. Các d ng câu h i KTĐGạ ỏ
* Dạng đúng – sai
Ví dụ: Hãy điền chữ (Đ) hoặc (S) vào  trước các sự
kiện sau:

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào năm 43

Kinh đô của nước Vạn Xuân đóng ở Cổ Loa

Nhân dân thường gọi Triệu Quang Phục là Dạ Trạch
Vương


3. Các d ng câu h i KTĐGạ ỏ
* Dạng nhiều lựa chọn

Là việc đặt một câu hỏi kèm theo nhiều câu trả lời,
trong đó HS phải suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng
nhất.


Ưu điểm :
- Xác xuất chọn phương án đúng ngẫu nhiên không
cao. Hình thức đa dạng.
- Kiểm tra được nhiều mức độ nhận thức và hình
thức của tư duy (biết, hiểu, vận dụng kiến thức).
- Có độ tin cậy cao về đánh giá khả năng nhận thức
của HS.

Nhược điểm : Khó biên soạn.

Là dạng TNKQ được sử dụng phổ biến nhất


3. Các d ng câu h i KTĐGạ ỏ
* Dạng nhiều lựa chọn

Cách xây dựng :
Câu hỏi, bài tập gồm hai phần :
- Phần gốc (phần dẫn-câu hỏi) : rõ ràng, đơn giản, ý
nghĩa.
- Phần lựa chọn (trả lời): có 4 - 5 phương án, chỉ có một
phương án đúng nhất, các phương án "gây nhiễu"
phải hợp lí (đúng một phần, hoặc thiếu).
- Không để lộ câu trả lời qua hành văn hoặc sắp xếp câu
lựa chọn.
- Tránh lạm dụng phương án trả lời toàn đúng hoặc toàn
sai hoặc dùng câu phủ định “không”.

Phạm vi sử dụng : Thích hợp với mọi loại hình kiểm tra

đánh giá.


3. Các d ng câu h i KTĐGạ ỏ
* Dạng nhiều lựa chọn

Ví dụ: Khoanh tròn vào một chữ cái chứa đáp án đúng nhất.
1. Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp cơ bản
nào?
A. Chủ nô và nô lệ
B. Địa chủ, quan lại và nông dân
C. Quý tộc, nông dân công xã và nô lệ
D. Quý tộc và nông dân
2. Nhà Tần ở Trung Quốc tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Năm 221 TCN - 206 TCN
B. Năm 206 TCN – 220
C. Năm 618 – 907
D. Năm 1368 – 1644

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×