Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Hoàn thiện pháp luật lao động việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.35 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA
H Ọ C CẤP ĐẠI H Ọ C Q U Ố C GIA HÀ NỘI

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG
TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TÊ QUỐC TÊ

Chủ trì đ ề tài: TS. GVC Lê Thị Hoài Thu

Đ A I H O C Q U Ố C G IA H À N Ộ I

TRUNG TẨM THÒNG TIN THƯ VỈỆN

DT /

ị± 1

HÀ NỘI - 12/2007


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẨU

1

PHẨN I: HỘI NHẬP KINH TẾ THÊ GIỚI VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM


4

Tác động của hội nhập kinh tế thế giới

4

Thị trường lao động Việt Nam trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

10

Quan hệ giữa Việt Nam với Tổ chức lao động quốc tế

20

Thách thức đối với pháp luật lao động Việt Nam trước nhu cẩu hội nhập kinh
tế thế giới

24

PHẨN II: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT
NAM TRƯỚC BỐI CẢNH TOÀN CẨU HOÁ VÀ HỘI NHẬP KINH TÊ
THÊ GIỚI

31

Lược sử hệ thống pháp luật lao động Việt Nam

31

Hệ thống pháp luật lao động Việt Nam trước khi đổi mới (1945-1985)


31

Hệ thống pháp luật lao động Việt Nam từ khi đổi mới đến nay (1986-đến nay)

33

Quan hệ lao động dưới góc độ là đối tượng điều chỉnh của luật Lao động Việt
Nam

35

Phương pháp điều chỉnh của luật Lao động Việt Nam

41

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động Việt Nam

44

Bảo vệ người lao động

44

Bảo vệ người sử dụng lao động

57

Vai trò điều tiết của pháp luật lao động đối với lợi ích các bên trong quan hệ
lao động


68

Luật Lao động với vấn đề cơ chế ba bên

72

Quan niệm cơ chế ba bên

72

Vai trò cúa cơ chế ba bên

75

Cơ chế ba bên ở Việt Nam


PHẦN m : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
HIỆN HÀNH

82

1

Đánh giá chung về hệ thống pháp luật lao động Việt Nam hiện hành

82

2.


Một số hạn chế

86

PHẦN IV: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.

Phương hướng hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện hiện
nay

2.

94

94

Hoàn thiện các quy định cụ thể của pháp luật lao động trong điều kiện hiện
nay

101

KẾT LUẬN

107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

108


CÁC BÀI VIẾT ĐẢ ĐƯỢC CÔNG B ố LIÊN QUAN ĐẾN ĐỂ TÀI

111


LỜI MỞ ĐẦU
/ . Tính cấp thiết của đề tài
Hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đời sống của đại bộ phận nhân dân
được cải thiện và tăng tiến rõ rệt. Phù hợp với xu thế chung của thời đại, Nhà
nước Việt Nam chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Toàn cầu hoá là một quá trình khách quan, là bước phát triển của lực lượng
sản xuất và nền kinh tế thị trường thế giới ở mức độ cao. Thực hiện đường lối đổi
mới kinh tế theo hướng mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng, nãm 1995 Việt Nam
đã làm đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Toàn cầu hoá đặt
ra cho nước ta có nhiều cơ hội để phát triển như: mở rộng thị trường giao lưu
hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa, tranh thủ vốn đầu tư,
khoa học công nghệ từ bên ngoài để nâng cao năng lực trình độ sản xuất đạt mức
tăng trưởng cao, góp phần phát triển phúc lợi xã hội, xoá đói giảm nghèo.
Nước ta còn là một nước nghèo, kém phát triển, sức cạnh iranh của hàng hoá
trên thị trường còn thấp. Trong điều kiện mở cửa giảm thuế, tự do đầu tư phát
triển doanh nghiệp và thương mại sẽ tác động lớn đến thị trường lao động và
người làm công ăn lương. Gia nhập WTO, thị trường lao động Việt Nam sẽ
thông thoáng hơn nhưng cũng có nhiều biến động. Nguy cơ mất việc làm của
người lao động là rất lớn, đặc biệt là bộ phận nhóm người lao động yếu thế trong
xã hội: người tàn tật, phụ nữ, trẻ em. Những người lao động làm công việc giản
đơn khi bị mất việc khó có cơ hội tìm được việc làm mới.
Hành trang của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực luật Lao động
đang từng bước được hoàn thiện. Một loạt các văn bản pháp luật lao động được

ban hành có tác dụng rất lớn đối với việc xác lập và duy trì quan hệ lao động và
giải quyết các vấn đề liên quan. Những vấn đề quan trọng nhất như: hợp đổng
lao động, thoả ước lao động tập thể, quyền cồng đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hộ
lao động, giải quyết tranh chấp lao động và đình công đã được cụ thể hoá trong
các vãn bản pháp luật từ thông tư của các bộ đến các văn bán luật của Quốc hội
đã thể hiện rõ quan điểm đổi mới trong lĩnh vực pháp luật lao động. Bộ luật Lao
động được Quốc hội thông qua ngày 23/06/1994, đến nay bộ luật đã được sửa
1


đổi bổ sung ba lần vào các năm 2002, 2006 và năm 2007. Bộ luật Lao động đã
thể hiện rõ mong muốn của xã hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới
pháp chế, nhằm xây dựng một Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Các quy định
của pháp luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đi đúng hướng
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời đã đáp ứng được một cách cơ bản
những yêu cầu điều chỉnh quan hệ lao động-xã hội theo những nguyên tắc tối
quan trọng là: bảo vệ người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng lao động, đảm bảo sự thoả thuận của các bên trong quan hệ lao
động và kết hợp hài hoà chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong lĩnh vực
lao động. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập, cũng như yêu cầu khách quan của
thực tiễn đời sống lao động, có thể thấy luật Lao động Việt Nam còn bộc lộ một
số nhược điểm như: Hệ thống pháp luật lao động chưa mang tính pháp điển hoá
cao; Nhiều quy định của pháp luật lao động còn mang nặng tính chính sách; Các
văn bản pháp luật được ban hành ở những thời điểm khác nhau, không đồng bộ
thiếu tính thống nhất...Với những lý do cơ bản nêu trên, chúng tôi chọn đề tài:
“ Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam trong tiến trìn h hội nhập kinh tế
quốc tế” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của luật Lao động trong
tình hình hiện nay, đồng thời để pháp luật lao động Việt Nam có thể hoà nhập
với hệ thống pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. M ục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đề tài nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế thế giới và những thách
thức đối với pháp luật lao động Việt Nam.
- Nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật lao động Việt Nam trong
tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, trên cơ sở đó chỉ ra lợi ích của các bên trong
quan hộ lao động.
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật lao động Việt Nam trong những năm qua
để từ đó thấy được sự bất cập cả về mặt lập pháp cũng như về thực tiễn thực hiện.
- Trên cơ sở những vấn đề có tính lý luận và thực trạng pháp luật lao động
Việt Nam để tài đưa ra một số nhận xét và phương hướng nhằm hoàn thiện pháp
luật lao động trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới.
3. Phương pháp nghiên cứu
2


Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác và những quan điểm đường lối của Đàng và Nhà nước ta về kinh tế
thị trường, lao động và các vấn đề liên quan. Đổng thời các quy định của Hiến
pháp, của luật Lao động được sử dụng với tư cách là cơ sở pháp lý cho quá trình
nghiên cứu. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với từng lĩnh
vực của đề tài cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu như: phương pháp
lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh...
4. Bô cục của đê tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo đề tài được chia làm
4 phần:
Phán I: Hội nhập kinh tế thế giới và những thách thức đối với pháp luật Lao
động Việt Nam.
Phẩn II: Khái quát hệ thống pháp luật lao động Việt Nam trước bối cảnh toàn
cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới.
Phẩn Iĩĩ: Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành.
Phán IV: Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh

tế quốc tế.

3


PHẦN I
HỘI NHẬP KINH TÊ THÊ GIỚI VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỎI VỚI
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

1. Tác động của hội nhập kinh tế thế giói
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mà tiền thân là Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại (GATT) được thành lập ngày 15/04/1994 tại Maroc và chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Sau hơn 11 năm, qua các vòng đàn
phánđa phương và song phương với 28 nước và tổ chức khu vực (Liên minh châu
Âu), ngày 07/11/2006, tại trụ sở của WTO ở Geneve (Thụy Sĩ) đã diễn ra buổi lễ
long trọng kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại lớn
nhất hành tinh này. Là một tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất thế giới, WTO
CÓ150 nước thành viền trong đó tổng trị giá trao đổi thương mại của giữa các

nước thành viên chiếm hơn 90% toàn bộ thương mại quốc tế (www.wto.ors).
Tổng sản lượng quốc dân của các nước trong WTO đã vượt mức 23.000 tỷ USD
và chiếm hơn 93% tổng sản lượng quốc tế.
Với nguyên tắc xuyên suốt là tự do hoá thương mại, mục tiêu của WTO là
bảo đảm đầy đủ việc làm, nâng cao mức sống, mức thu nhập, nhu cầu một cách
bền vững, phát triển việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của thế giới và mở
rộng sản xuất, trao đổi hàng hoá, việc tích cực và khẩn trương gia nhập WTO của
Việt Nam hiện nay là xu thế khách quan trong tiến trình hội nhập của kinh tế
quốc tế.
Kể từ sau đại hội Đảng lần thứ VI và các kỳ đại hội tiếp theo đó, với sự
nghiệp đổi mới, chủ trương đa phương hoá, từng bước tiến hành tự do hoá các

hoạt động kinh tế mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức và thể chế kinh
tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng như ổn
định và phát triển nền kinh tế và đối ngoại được mở rộng, vị thế của quốc gia
được nâng lên. Việt Nam hiện nay là thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN), và diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Binh
Dương (APEC) và diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). Cũng nhờ hội nhập quốc tế
4


mà theo Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến ngày
22/09/2007 đã có 1.045 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới kể từ đầu năm
nay với tổng mức đầu tư là 8,3 tỉ USD đồng thòi có 274 lượt dự án tăng vốn với
tổng số vốn tăng thêm là 1,3 tỉ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước cả
về số lượng dự án và tổng vốn đăng ký

Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

với quy mô thương mại lớn nhất và thực hiện chính sách tự do hoá thương mại
giữa các quốc gia, việc gia nhập WTO là một bước đi quan trọng tiếp theo trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Hơn nữa, thực tế cho thấy hầu hết các quốc gia cảm thấy rằng họ có vị thế
cao hom khi gia nhập WTO, điều này được thể hiện trong chính sách các nước
thành viên của WTO. Bằng cách tham gia vào WTO, các nước nhỏ như Việt
Nam cũng tự động được hưởng những lợi ích mà tất cả các nước thành viên khác
trong WTO dành cho nhau. Mặc dù các nước này hoàn toàn có thể không gia
nhập WTO mà vẫn tiến hành thương mại quốc tế bằng đàm phán Hiệp định
Thương mại song phương với các nước khác, tuy nhiên để thực hiện được các
cuộc đàm phán công bằng, các nước này phải có tiềm lực kinh tế, vị thế chính trị
lớn. Trong đàm phán song phương, các nước nhỏ thường yếu thế hơn và chịu
nhiều thiệt thòi trong thương mại, đây cũng là vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt.

Gia nhập WTO có thể giúp các nước nhỏ tăng khả năng thương lượng của mình
bằng cách tạo nên một liên minh với các nước khác cùng có lợi và tự động được
hưởng quy chế về MFN, NT và bình đẳng trong cạnh tranh.
T hứ nhất, hàng hoá của Việt Nam khi thâm nhập thị trường của các nước
thành viên của WTO sẽ được bình đẳng như hàng hoá các nước thành viên và
được đối xử bình đẳng như hàng hoá ở nước sở tại do được hưởng MFN và NT.
Việc gia nhập WTO cũng giúp Việt Nam được hưởng ngay lập tức và vô điều
kiện thành tựu cắt giảm thuế đa phương của WTO trong 50 năm qua. Cơ hội này
mang lại lợi ích nhiều nhất cho hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đó là
nông nghiệp và may mặc. Hơn nữa việc mở rộng thị trường đã làm cho hàng hoá
của Việt Nam có mặt trên nhiều thị trường quốc tế, kể cả thị trường khó tính như
Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản...Chính các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã thu
' Xem: Báo lao động, số ru ngày 28/09/2007.

5


hút giải quyết cho người lao động từ khâu sản xuất chế-biến-tiêu thụ. Mở rộng
hoạt động xuất khẩu đã phát huy được lợi thế của nước ta là những ngành nông
nghiệp: nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất và chế biến lương thực, rau,
hoa quả, chăn nuôi, các loại cây công nghiệp... các ngành công nghiệp sử dụng
nhiều lao động như may mặc, dệt, da giầy, lắp giáp xe máy, ti vi...
Là một nước nông nghiệp với xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới,
Việt Nam sẽ có nhiều thị trường xuất khẩu gạo và thị trường đối với nông phẩm
hơn vì các hạn chế về định lượng đối với gạo và nông phẩm sẽ được chuyển
thành thuế và theo hiệp định nông nghiệp, thuế sẽ phải cắt giảm. Khi các thị
trường gạo và nông sản mở cửa Việt Nam sẽ có lợi nhiều hơn đặc biệt là thị
trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Là một nước nghèo đang phát triển, theo Hiệp
định nông nghiệp, Việt Nam không phải đưa ra các cam kết giảm trợ cấp xuất
khẩu nông sản (trong khi đó mức cắt giảm trợ cấp xuất khẩu nông sản đối với

các nước phát triển và đang phát triển khác tương ứng là 36% trong vòng 6 năm
qua và 24% trong vòng 10 năm qua). Việt Nam cũng bị yêu cầu cắt giảm hỗ trợ
sản xuất trong nước cho nông dân (các nước nông nghiệp phải cắt giảm 20%
mức hỗ trợ trong nước trong thời gian 6 năm, các nước đang phát triển khác là
13,3% trong vòng 10 năm). Tuy nhiên, nếu hàng hoá của Việt Nam là hàng hoá
cạnh tranh thì những sự miễn trừ nói trên sẽ bị loại bỏ trong vòng 8 năm.
Hiệp định về hàng dệt may (ATC) đã được ký kết và quy định rõ chương
trình nhất thể hoá các sản phẩm dệt may vào hệ thống thương mại đa biên. Việc
thực thi Hiệp định này được tiến hành theo 2 kênh. Thứ nhất, đưa một số sản
phẩm vào sự điều chỉnh của cơ chế thương mại đa biên và một khi các sản phẩm
đã được nhất thể hoá thì không phải chịu sự hạn chế về số lượng nữa. Thứ hai,
nới lỏng các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm còn lại. Hàng dệt may là
một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Hơn nữa còn là mạt hàng mà
Việt Nam có lợi thế so sánh trong việc sử dụng nhiều lao động. Trở thành thành
viên của WTO, Việt Nam sẽ được hưởng những lợi thế do Hiệp định về hàng dệt
may (ATC) tại vòng đàm phán Urugoay và không phải chịu các hạn chê' MFA
khi xuất khẩu hàng dệt may cúa mình sang các nước thành viên.

6


T h ứ hai, Việt Nam có quyền thương lượng và khiếu nại với các cường
quốc thương mại một cách công bằng hơn khi có tranh chấp (DSB) của WTO là
cơ quan trọng tài duy nhất và giải quyết các mâu thuẫn thương mại mang tính
xây dựng. Từ ngày thành lập đến nay, WTO đã giải quyết hơn 200 vụ tranh chấp
thương mại giữa các quốc gia thành viên. Khi có tranh chấp, DSB khuyến khích
và cho phép các nước thành viên đàm phán để đi đến một biện pháp hoà giải.
Nếu thất bại, một ban giải quyết tranh chấp sẽ được thành lập để phân xử và nhờ
một cơ quan kháng án đưa ra quyết định cuối cùng (uỷ ban kháng nghị). Tất cả
các phán quyết cuối cùng này phải được các bên có liên quan chấp thuận. Nếu

kết quả giải quyết tranh chấp không được thi hành nghiêm túc, bên có quyền lợi
bị vi phạm có thể áp dụng những biện pháp trả đũa. Việt thiết lập toà án quốc tế
này đã nâng cao hiệu quả của hệ thống thương mại đa phương. Bằng việc đưa
những luật lệ chung vào thế giới thương mại.
T hứ ba, hoạt động của WTO hoàn toàn dựa trên những nguyên tắc chung
chứ khổng phải là sức mạnh, cho nên đã thật sự làm giảm bớt một số bất bình
đẳng, giúp cho các nước nhỏ có nhiều tiếng nói hơn và đồng thời cũng giải thoát
cho các nước lớn khỏi sự phức tạp trong việc thoả thuận các hiệp định thương
mại đối với vô số đối tác thương mại của họ. Thêm vào đó, các nước nhỏ có thể
hoạt động hiệu quả hơn nếu họ tận dụng những cơ hội để thành lập các liên minh
và góp sức chung các nguồn lực. Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam có được
tiếng nói bình đẳng hơn và giảm bớt nhiều những chi phí nguồn lực cho việc
đàm phán song phương với các nước đối tác.
Thứ tư, gia nhập WTO giúp chúng ta nâng cao chất lượng cuộc sống,
mang lại nhiều sự lựa chọn hàng hoá cho người tiêu dùng, cũng như tiết kiệm
được cho họ nhiêu nguồn lực và chi phí. Nếu huỷ bỏ các thuế quan, các nhà kinh
tế dự tính rằng thế giới có thể được thêm khoảng 23 tỷ USD một năm, trong đó
có khoảng 8 tỷ USD cho các nước đang phát triển. WTO cũng đem đến cho
người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn theo đó là phạm vi đối tác, chất lượng số
lượng hàng hoá để lựa chọn cũng rộng hơn. Chất lượng của hàng sản xuất nội địa
có thể nâng lên do chính sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Hơn nữa, hàng nhập
khẩu còn được sử dụng làm nguyên liệu, linh kiện và thiết bị cho sản xuất trong
7


nước dẫn tới mở rộng phạm vi của các thành phẩm và dịch vụ do các nhà sản
xuất trong nước làm.
T h ứ năm, Việc gia nhập WTO sẽ buộc chính phủ hoạt động có hiệu quả
và thận trọng hơn khi ra các quyết sách về kinh tế. Việt Nam phải cam kết áp
dụng và giám sát hệ thống luật của mình theo các nguyên tắc quốc tế: Minh

bạch, hợp lý, công bằng và đổng bộ. Gia nhập WTO Việt Nam phải tăng cường
thực hiện cải cách kinh tế vĩ mô (trong chính sách tài chính và tiền tệ) để sao cho
đáp ứng được những yêu cầu của quá trình tự do hoá thương mại, vừa có thể
tranh thủ được tối đa những lợi ích mà nó mang lại. Đổng thòi, Việt Nam phải
cho phép và thực sự khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhằm tạo ra
những lực lượng kinh tế mạnh có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế...Đối
với các nhà doanh nghiệp và đầu tư, cơ hội này được đồng nghĩa với sự ổn định
cao hơn và rõ ràng hơn về các điều kiện thương mại, các chính sách của Nhà
nước.
Tác động tích cực của toàn cầu hoá có ảnh hưởng rất lớn đến lao động việc làm của Việt Nam:
-

Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta tăng. Từ năm 1987

khi Quốc hội lần đầu tiên thông qua Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt
những năm sau đó, khi bình thường hoá quan hệ kinh tế với nhiều nước và tổ
chức tài chính quốc tế, luồng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng tăng nhiều hơn,
góp phần giải quyết nhiều việc làm ở nước ta, Các nhà đầu tư nước ngoài đã
thành lập các doanh nghiệp sản xuất, trong đó các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở đã tạo thêm nhiều ngành nghề mới, thu hút
và giải quyết nhiều lao động. “Tính đến cuối tháng 10/2006, cả nước có 6.761 dự
án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đãng ký 57,3 tỷ USD, vốn thực hiện (của
các dự án còn hoạt động) đạt 28,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI đã trực tiếp
tạo việc làm cho trên 1,1 triệu lao động và gián tiếp tạo việc làm cho hàng triệu
lao động khác. Sô' lao động này chủ yếu làm việc trong các khu công nghiệp, khu
chế xuất và đa số là lao động từ nông thôn. Điều này đã góp phần thúc đẩy việc
chuyển dịch cơ cấu lao động, xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Trong số
những lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI có tới 75,72% tập trung
8



ở các khu công nghiệp vùng Đông nam bộ, trong đó gần 23% làm việc tại Đổng
Nai, trên 13% tại TP. Hồ Chí Minh, khoảng 9% tại Bình Dưcmg” 2
- Việt Nam gia nhập WTO với những cam kết thực hiện các luật lệ liên
quan đến thương mại và đầu tư của tổ chức này sẽ làm tăng lòng tin của các nhà
đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư của ta. Các doanh nghiệp có nhiều
điều kiện phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu ngành nghề, phục vụ xuất khẩu
thông qua mở rộng thị trường quốc tế, nhờ đó giải quyết được nhiều việc làm cho
người lao động. Sẽ có nhiều dự án đầu tư có qui mô lớn của nước ngoài vào Việt
Nam với trang thiết bị công nghệ hiện đại và một đội ngũ lao động quốc tế có
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, qua đó giúp cho người lao động có nhiều cơ
hội tiếp cận với phương thức quản lý hiện đại, thông tin thị trường và công nghệ
tiên tiến. Cơ hội có việc làm đến với người Việt Nam ở nhiều lĩnh vực mới như:
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực dịch vụ, khu vực doanh nghiệp vừa
và nhỏ...nhưng cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn và có khả năng giảm cơ hội việc làm
ở những ngành được sự bảo hộ của Nhà nước và ở khu vực doanh nghiệp Nhà
nước. Khu vực nông nghiệp cũng chịu sự tác động cạnh tranh về chất lượng sản
phẩm và việc đô thị hoá, công nghiệp hoá nông thôn sẽ làm cho một bộ phận
nông dân mất đất giảm cơ hội việc làm. v ề tổng thể, người lao động sẽ có nhiều
cơ hội việc làm hơn với chất lượng cao hơn và có thể có một bộ phận lao động sẽ
bị mất việc làm.
- Hội nhập làm thay đổi tư duy và hành động của Việt Nam trong hoạt
động xuất khẩu lao động. Trước đây “hợp tác lao động” với các nước xã hội chủ
nghĩa được nhìn nhận và thay bằng cụm từ “xuất khẩu lao động” đã làm cho
chúng ta hiểu rõ cơ chế thị trường trong đó có hoạt động xuất khấu. Xuất khẩu
lao động trước hết, cần phải hiểu và xuất khẩu kiến thức, văn hoá, sức lực, sức
lao động của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chính lực lượng xuất
khẩu lao động này hàng năm mang về cho đất nước trên 1,6 tỷ ƯSD/năm (theo
con sỏ' chính thức) đã góp phần nâng cao thu nhập đời sống cho gia đình họ. Số
tiền này không chỉ góp phần tăng GDP cho Việt Nam, mà một lượng tiền được

gửi về đã được đầu tư sản xuất thu hút được nhiều lao động ở cả địa bàn nồng

2 Nguồn: Báo cáo cùa Bộ kè hoạch và đầu tư năm 2006.


thôn và thành thị. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập và cạnh tranh gay gắt với
các nước, lĩnh vực xuất khẩu lao động của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều thách
thức. Điều đáng nói là, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn chủ yếu
là lao động giản đơn hoặc có tay nghề thấp, lại phải cạnh tranh với một số nước
có nguồn lao động tương tự nên tiền lương và thu nhập còn thấp. Chất lượng lao
động khi ra nước ngoài làm việc còn thấp là một trong những nguy cơ tiềm ẩn về
khả năng mất thị trường và giảm khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam so
với các nước trong khu vực. Ngoài ra, một điều đáng ỉo ngại nữa đối với lao động
Việt Nam ra nước ngoài làm việc là tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn diễn ra
nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết.
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế cũng góp phần làm cho thị trường hoạt
động tích cực hơn, thúc đẩy tính vươn lên của người lao động, nâng cao tính
cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Đặc biệt
làm cho bản thân người lao động “thấy mình” rõ hơn, nếu không tự rèn luyện,
trước hết về thể chất và năng ỉực sẽ bị đào thải. Điều đó thể hiện trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngày nay nhiều sản phẩm đã mang hàm lượng
trí tuệ rất cao, người lao động khổng thể làm được nếu không được đào tạo bài
bản và công phu. Như vậy có thể nói chính toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đã
tạo ra động lực, yêu cầu và cũng đòi hỏi những thách thức cho người lao động
trong quá trình sản xuất.
2. Thị trường lao động Việt Nam trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Gia nhập WTO, liệu thị trường lao động Việt Nam có đáp ứng được đòi hỏi
ngày càng cao của quá trình tự do hoá thương mại hay không? Có thể thấy bức
tranh toàn cảnh về thị trường lao động Việt Nam qua một sô' đặc điểm sau:
Đặc điểm thứ nhất: Thị trường lao động Việt Nam đang ở trong giai đoạn

mất cân đối cung cẩu, nhìn chung cung lớn hơn cầu cả về qui mô và cơ cấu.
Hiện tại, số lao động chưa có việc làm ở nước ta rất lớn. Tỷ lệ thất nghiệp ở
thành thị năm 2005 là 5,13%, tý lệ thời gian lao động được sứ dụng ở khu vực
nông thôn là 79,34% \ Lực lượng lao động phân bố không đồng đều vẫn tập

’ Ban chỉ đạo điểu tra Lao dỏng - việc làm Trung ương (2005), Báo cáo kết q u ả điều tra lao dộng - viéc làm linh
đến ì 1712004, Hù Nội, Tr.4.

10


trung chủ yếu ở nông thôn. Năm 2005, lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên
của cả nước là 44.385 nghìn người, trong đó khu vực thành thị có 10.549,3 nghìn
người, chiếm 24,4%; nông thôn có 32.706 nghìn người chiếm 75,6% lực lượng
lao động toàn quốc 4. Tình trạng thiếu việc làm ngày càng tăng ở khu vực nông
thôn do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho quá
trình đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp tập trung, trong khi đó người
lao động sống ở những vùng này chưa kịp được đào tạo để chuyển đổi nghề và
tạo việc làm khác, đã dẫn đến thiếu việc làm. Tốc độ đô thị hoá nhanh ở khu vực
thành thị, cùng với sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn
cũng tạo ra một sự di chuyển lao động tự do từ nông thôn ra các đô thị, chủ yếu
làm việc ở những khu vực phi chính thức, gây ra rất nhiều vấn đề nhức nhối như:
ăn, ở, đi lại, sinh hoạt, tệ nạn xã hội, sức khoẻ người lao động...và bản thân họ
cũng rơi vào tình trạng yếu thế, luôn chịu thiệt thòi.
Lực lượng lao động ở nước ta tăng nhanh về số lượng lao động nhưng chất
lượng còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy nhiều nhưng còn
yếu về trình độ, bất cập về cơ cấu. Bên cạnh đó, cơ cấu đào tạo lao động vẫn
đang trong quĩ đạo mất cân đối nghiêm trọng, chưa chuyển kịp với nền kinh tế
thị trường. Tình trạng “thầy” nhiều hcm “thợ”, sô' lao động có trình độ bậc cao
còn quá ít, đào tạo không gắn với nhu cầu của thị trường là một trong các nguyên

nhân cơ bản làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ.
Tinh trạng cơ cấu bất hợp lý còn thể hiện ở chỗ số người có trình độ chuyên
môn kỹ thuật phân bố không đều giữa các vùng, các ngành và khu vực. Những
người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thường tập trung ở các đô thị lớn,
khu công nghiệp còn vùng nông thôn, nhất là miền núi, hải đảo, các ngành nông,
lâm, ngư nghiệp thì lại rất thiếu. Sự thiếu hụt cả vể số lượng và chất lượng của
đội ngũ lao động trí thức đang ỉà một thách thức đối với sự phát triển đất nước.
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là sự bất hợp lý
về cơ cấu đào tạo ngành nghề. Theo sô' liệu của Bộ giáo dục và Đào tạo công bố
ngày 15/11/1999 tính riêng trong số 103.519 sinh viên công lập, tỷ lệ của các
khối chuyên ngành như sau: khối sư phạm: 39,24%, khối kỹ thuật: 17,36%; khối
4 Nguyền Trọng Phu (2005), "Kết quá đicu tra Lao động-V iệc làm 1/7/2004 ", T hông tin thị trường lao động (10)
Tr.4.

11


kinh tế: 13,07%; khối khoa học cơ bản: 7,07%; khối nông nghiệp: 5,05%; khối y
dược: 2,03%; khối Luật: 1,98%; khối quốc phòng, công an: 1,12%; khối thể dục
thể thao: 1,4%; khối nghệ thuật: 1,6%; còn lại là các khối khác. Từ những số liệu
trên đây cho thấy: tỷ lệ sinh viên học nông nghiệp (kể cả lâm nghiệp và nghề cá)
chỉ chiếm 5,05% tổng số sinh viên công lập, tỷ lệ này quá thấp so với yêu cầu
của một nước mà nền nông nghiệp là chủ yếu như nước ta. Tuy nhiên, trong thực
tế tỷ lệ lao động đã qua đào tạo không tìm được việc làm hoặc làm việc trái
ngành, trái nghề rất lớn. Hơn nữa, thực tế không phải tất cả lao động có trình độ
đều đáp ứng yêu cầu của công việc. Do vậy, hiện nay mặc dù cung lớn hơn cầu,
nhưng số lao động kỹ thuật, thợ lành nghề và lao động quản lý vẫn rất thiếu.
Trong khi nhiều doanh nghiệp, nhất là các khu công nghiệp ở nông thôn nước ta
đang rất cần số lao động có kỹ năng tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật
thì cũng có không ít lao động đã qua đào tạo ở trình độ trung học chuyên nghiệp

và cao đẳng, đại học trong tình trạng thất nghiệp. Nhiều ngành nghề mới xuất
hiện, đòi hỏi trình độ kỹ thuật và công nghệ cao (lập trình viên, mỹ thuật công
nghiệp, thợ lắp ráp và vận hành máy móc hiện đại, thợ chế biến lương thực, thực
phẩm ...) nhưng đào tạo không theo kịp. Ngược lại, có một số ngành chỗ làm
việc ít, nhưng lại đào tạo quá đông, nhiều người đăng ký xin việc, song không
được tiếp nhận dẫn đến sự căng thẳng trong thị trường lao động (hiện tượng này
thể hiện rất rõ trong các hội chợ việc làm vừa qua). Điều này cho thấy có một bộ
phận không nhỏ lực lượng lao động sẽ không thể tìm được việc làm, phải chịu
thất nghiệp, thiếu việc làm.
Theo kết quả “Điều tra lao động việc làm” của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội tính đến 01/07/2005, trong tổng số 42,7 triệu người của lực lượng lao
động chỉ có 24,8% có trình độ chuyên môn kỹ thuật tính từ sơ cấp/chứng chỉ
chưa đạt chỉ tiêu của một nước công nghiệp ở trình độ thấp. Trong đó, tỷ lệ đã
qua đào tạo nghề bao gồm: đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn không phân biệt có
hay không có chứng chỉ hoặc bằng nghề và tốt nghiệp sơ cấp là 16,3%; trung học
chuyên nghiệp là 4,4% và tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên là 4,16%. Chính vì
vậy, khi gia nhập WTO, thị trường lao động Việt Nam sẽ thiếu hụt trầm trọng lao
động có trình độ và kỹ năng cao. Do đó, lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực nói
12


chung, dạy nghề nói riêng phải được đổi mới một cách toàn diện cả về nội dung,
chương trình, phương pháp và cơ cấu đào tạo nhằm đáp ứng yêu cẩu của thị
tnrờng lao động.
Nhìn chung, cầu về lao động trên thị trường lao động nước ta còn hạn chế,
sức hút của cầu còn thấp hơn cung rất nhiều. Thi trường lao động nước ta thể
hiện rõ nét trạng thái mất cân bằng và cơ cấu lạc hậu. Thực tế hiện nay nơi có
khả năng giải quyết việc làm nhiều nhất là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.
Đại bộ phận cung nằm trong khu vực nông nghiệp nhưng nông nghiệp lại
đứng trước trạng thái thiếu việc làm, năng suất thấp. Tình trạng đó gây lãng phí

các nguồn nhân lực, kể cả nguồn nhân lực đã có học vấn. Sự mất cân bằng
nghiêm trọng giữa cung và cầu của thị trường lao động làm nảy sinh nhiều vấn
đề kinh tế xã hội, tạo lực cản cho quá trình phát triển kinh tế.
Đặc điểm thứ hai: Thị trường ỉao động Việt Nam mang tính tự phát cao,
phân tán và chia cắt, mối quan hệ cung-cầu đang còn lỏng lẻo.
Hiện nay, do tác động của thị trường cùng với những qui định nhằm đảm bảo
quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc cũng như quyền tự do thuê mướn, sử
dụng lao động của công dân đã tạo nên sự di chuyển các dòng lao động trên thị
trường lao động nước ta tương đối thuận tiện, dễ dàng. Sự vận động này là cần
thiết cho thị trường lao động và bước đầu đã hướng theo các qui luật của thị
trường, góp phần điều chỉnh cung cầu từ nơi thừa đến nơi thiếu, làm giảm sức ép
việc làm trong cả nước. Do tác động của các yếu tố, như điều kiện sống, khả
năng tìm việc, mức tiền công và khả năng phát triển tương lai...đã tạo ra các
dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố, từ miền ngược xuống miền
xuôi, từ miền Bắc vào miền Nam, từ khu vực kinh tế quốc doanh sang các thành
phần kinh tế khác (chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và tham
gia thị trường lao động quốc tế thông qua xuất khẩu lao động.. .Bên cạnh đó, tính
linh hoạt của thị trường lao động ợ nước ta còn thấp, thể hiện qua khả năng dịch
chuyển lao động còn rất kém, chủ yếu do các thể chế pháp luật liên quan đến thị
trường lao động (như chính sách về hộ khẩu, bảo hiểm, tuyển dụng, sa thải trả
lương...) còn cứng nhắc, chưa phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, người lao
động vẫn còn có tư tưởng muốn bám vào Nhà nước và chưa có đủ năng lực và
13


trình độ, cũng như thiếu sự tự tin cần thiết, để cạnh tranh trên thị trường lao động
trong nước và quốc tế.
Là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, tốc độ di chuyển lao động
Việt Nam sẽ tăng nhanh. Bên cạnh việc giúp cho người lao động có thể tìm kiếm
việc làm nhanh hơn và nâng cao thu nhập, nhưng mặt trái của nó là hiện

tượng”chảy máu chất xám”. Đây là một thực tế khách quan, bởi các nước phát
triển với các chế độ, chính sách ưu đãi, đặc biệt là chế độ trả công lao động cao
sẽ tạo ra sức thu hút đối với lao động có trình độ, chuyên môn cao.
Sự di chuyển lao động trên đây đã tạo cho thị trường lao động ở nước ta đang
có sự phân mảng lớn. Đó là sự phân mảng giữa lao động ở thành thị với lao động
ở nông thôn; giữa lao động chính thức và lao động phi chính thức; giữa lao động
trong các doanh nghiệp Nhà nước với lao động trong khu vực dân doanh; giữa
lao động hiện đại với lao động truyền thống; kể cả sự phân mảng thị trường lao
động giữa các bộ, ngành khác nhau. Sự chênh lệch giữa thị trường lao động
thành thị với thị trường lao động ở nông thôn được thể hiện khá rõ nét. Nếu so
với người lao động ở nông thôn, lao động ở thành thị được hưởng nhiều phúc lợi
xã hội hơn. Con cái của người lao động sống ở thành thị có nhiều điều kiện về
giáo dục, đào tạo và do vậy có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn. Trong khi đó
lao động ở nông thôn hầu như không được hưởng (hoặc hưởng rất ít một số dạng
phúc lợi xã hội như : nhà ở, dịch vụ y t ế. .

Lao động ở nông thôn thường có thu

nhập thấp và không ổn định, ít có cơ hội được tiếp xúc với các tiến bộ khoa học
công nghệ nên cơ may tìm kiếm việc làm của họ là rất khó khăn.
Vì vậy khoảng gần 60% lực lượng này sống ở thành thị và phần lớn họ có
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, an
sinh xã hội cũng như các điều kiện lao động tốt hơn nhiều so với khu vực thị
trường không chính thức. Trong thị trường phi chính thức các quan hệ lao động
không bị điều chỉnh bởi luật Lao động mà tuân theo các yếu tố nội tại của thị
trường. Trong thị trường này, sự di chuyển của lao động tự do hơn, các mối quan
hệ lao động có tính chất tạm thời và ngắn hạn 5. Lao động trong thị trường phi
chính thức thường bao gồm các hộ gia đình ở nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ
' Nguyẻn Thị Lan Hương (2002), Tlỉị Irưởng lao động V iệt N am định hướng và ph á t triển, NXB Lao dông-X ă
hội, Hà N ộ i.T r.98-99.


14


và rất nhỏ (dưới 10 lao động), những người kinh doanh cá thể ở thành thị. Họ tìm
kiếm thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, lao động có tính chất phường hội hoặc
lao động trong các hộ gia đình. Những người làm việc trong thị trường lao động
phi chính thức thường thu nhập bấp bênh, không có bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên,
đây vẫn là loại thị trường năng động nhất của thị trường lao động Việt Nam và
hiện tại đang tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.
Sự phân mảng thị trường lao động ở nước ta đã làm cho tình hình thất nghiệp
rất khó kiểm soát, Hiện nay, thị trường lao động Việt Nam đang phải đối mặt với
các dạng thất nghiệp như: thất nghiệp do chuyển đổi cơ cấu, thất nghiệp tự
nguyện, thất nghiệp tạm thời. Thực trạng trên đây cũng đặt ra nhiều vấn đề cần
được nghiên cứu, chọn lựa trong việc xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam sao cho phù hợp.
Đặc điểm thứ ba: Thị trường lao động Việt Nam là một thị trường dang được
hình thành và chuyển đổi mạnh
Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, lao động được sắp xếp
làm việc theo chỉ tiêu hành chính, với chế độ biên chế suốt đời và trả công lao
động theo kiểu bình quân chủ nghĩa. Trong khu vực kinh tế chính thức, khái
niệm “việc làm đầy đủ” bao trùm và thất nghiệp cũng không được đề cập. v ề
mặt nhận thức, lao động không được coi là thứ hàng hoá đặc biệt và do vậy
không được “mua”, “bán” trên thị trường. Tính cơ động, cường độ di chuyển yếu
do các thủ tục hành chính, chế độ hộ tịch, hộ khẩu còn rườm rà, phức tạp. Dòng
di chuyển lao động chủ yếu theo hướng về các vùng kinh tế mới ở nông thôn,
thông qua các chương trình di dân của Chính phủ.
Chủ trương chuyển hướng nền kinh tế sang cơ chế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa được khởi đầu bằng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI
đã đánh dấu những thay đổi có tính chất căn bản trong nén kinh tế Việt Nam.

Lần đầu tiên, trong các văn kiện của Đảng thị trường sức lao động đã được chính
thức thừa nhận, thông qua việc công nhận các quan hệ thuê mướn, trả công lao
động theo thoả thuận, tố chức, quản lý và hướng dẫn việc thuê mướn và sử dụng
lao động, chấp nhận xuất khẩu lao động, đào tạo người lao động theo hướng đáp
ứng các nhu cầu của thị trường lao động. Xu thế mới này được tiếp tục khẳng
15


định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, trong đó việc tiếp tục hoàn thiện,
phát triển thị trường lao động đã được coi là một trong những định hướng cơ bản
của kế hoạch 5 năm 2006-2010 và là một trong những khâu cơ bản để hình thành
đồng bộ các yếu tố thị trường. “Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo môi trường
thông suốt để phát triển thị trường lao động, gắn kết cung cầu lao động. Đa dạng
hoá các hình thức giao dịch việc làm, bảo đảm quyền của người lao động lựa
chọn chỗ làm việc. Thực hiện rộng rãi chế độ hợp đổng lao động bảo đảm quyền
lợi hợp pháp đổng lao động của cả người lao động và người sử dụng lao động;
thực hiện chế độ bảo hiểm và trợ cấp thất nghiệp. Tâng cường hệ thống thông tin,
thống kê thị trường lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và tăng cường quản
lý nhà nước đối với hoạt động này” 6.
Bộ luật Lao động được ban hành đã tạo ra một hành lang pháp lý cho thị
trường lao động nước ta hoạt động, thông qua việc công nhận quyền tự do mua,
bán sức lao động trên thị trường. Điểu 16 Bộ luật Lao động đã ghi rõ: “Người lao
động có quyển làm việc cho bất kỳ người sử đụng lao động nào và ở bất kỳ chỗ
nào mà pháp luật không cấm” và “Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp
hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền
tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh theo qui định của
pháp luật”. Như vậy, quyền tự do tìm việc làm và quyền lựa chọn người làm việc
cho mình là hai yếu tố cơ bản tạo ra quan hệ cung cầu trên thị trường lao động.
Thực tế cho thấy, thể lực và ý thức kỷ luật của người lao động Việt Nam vẫn còn
thấp nên các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường e ngại khi tuyển chọn lao

động dù rằng họ vẫn công nhận rằng công nhân Việt Nam giỏi về tay nghề.
Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế thế giới sẽ kéo theo cầu về lao động qua đào
tạo luôn tăng nhanh hơn mức cung, điều này dẫn đến giá cả đối với lao động có
tay nghề hoặc chuyên môn tăng nhanh hơn. Và, khoảng cách chênh lệch về tiền
lương hoặc tiền công giữa hai loại lao động này là khá lớn, phân hoá giàu nghèo
ngày càng rõ rệt.
Sự ra đời của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm là cầu nối giữa người lao
động và người sử dụng lao động. Các trung tâm này đang chiếm giữ vai trò ngày
6 Đáng cộng sán Việt Nam (2006), Ván kiện Đ ại hội đại biểu toàn quốc lán thứ X. NXB C hính trị quốc gia H à
N ội. T r.2 4 ỉ, Tr.244.

16


càng quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các giao dịch trên thị trường lao
động. Vì đang trong quá trình hình thành nên thị trường lao động ở nước ta còn
chưa đồng bộ. Có thể nói là quá trình trao đổi hàng hoá sức lao động ở nước ta
còn mang tính chất ngẫu nhiên, phiến diện và không ổn định. Tính ngẫu nhiên
thể hiện ở chỗ: hệ thống dịch vụ việc làm kém phát triển nên người cần bán sức
lao động và người cần mua không gặp nhau. Từ tính ngẫu nhiên và không nhất
quán như vậy, nên giá cả hàng hoá sức lao động cũng dao động với những
khoảng cách rất lớn, làm cho việc trao đổi nhiều khi không ngang giá.
Lực lượng lao động ở nước ta trong những năm gần đây đã liên tục tăng với
tốc độ cao, tính trung bình mỗi năm lực lượng lao động tăng thêm 1,2 triệu
người7, một mặt tạo nguồn lực lớn cho phát triển đất nước nhưng cũng tạo ra áp
lực lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Ngoài ra, quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm
tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, nếu như năm 1996, tỷ lệ
lao động có việc làm trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ tương ứng là 69,8%; 10,55% và 19,65% tỷ lệ này năm 2005 là

56,8%; 17,9% và 25,3% 8. Đây là thách thức không nhỏ trong việc huy động
nguồn lực giải quyết các vấn để lao động và việc làm. Thách thức này cũng trở
nên gay gắt hơn khi chúng ta thực hiện tiến trình hội nhập với khu vực và thế
giới. Chính vì vậy, tình trạng thiếu việc làm và dư thừa lao động càng trở nên bức
xúc. Hiện tại, lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp còn chiếm khoảng
60% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tể quốc dân của cả nước.
Trong công nghiệp và xây dựng, chiếm gần 17%, dịch vụ chiếm trên 23% 9. Con
số trên đây cho thấy: cơ cấu lao động chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng lao động
trong nông nghiệp ngày càng giảm, lao động trong ngành dịch vụ và công nghiệp
ngày càng tăng. Tỷ lệ người lao động làm công ăn lương tăng cao. Theo kết quả
điểu tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê năm 2005 tính chung cả nước
7 Đáng cộng sán Việt Nam (2006), Vãn kiện D ại hội đại biểu toàn quốc làn thứ X , NXB C hính trị quốc gia Hà
Nội, Tr.243, Tr.244.
* Trần Hữu Hoàn (2000), "H oàn thiện thê chẻ'thị trường lao dộng V iệt N a m trong những năm gán d ã y " Thóng
lin thị trường lao động (3), Tr. I .
° Đinh Trọng Tháng (2003), "Vai irò cùa tliị trường lao động trong sự nghiệp p h á i triển nguồn nhún lực ở Việt
N am liiện nay". Thõng tin thị trường lao động ( I ), T r.l 3.

17
ĐAI HOC Q U Ố C G IA HÀ NÔI
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIÊN

DT / H ì


có 11.106,6 nghìn người làm công ăn lương chiếm 25,6% và 32.350 nghìn người
không làm công ăn lương chiếm 74,4% trong tổng số lao động đang làm việc.
Thị trường lao động phát triển không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía
Nam, vùng có tỷ lệ ỉao động làm công ăn lương lớn nhất ở Đông Nam Bộ (44%),
Duyên hải Nam Trung bộ (27,9%), Đổng bằng sông Cửu Long (26,7%) và thấp

nhất là Tây Bắc (9,2%).
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị có
xu hướng giảm dần qua các năm, từ 6,13% năm 2001 xuống còn 5,35% năm
2005, song vẫn cao so với khu vực nông thôn ‘°. Đây là thách thức đối với sự
phát triển kinh tế nói chung, cũng như phát triển nguồn nhân lực nói riêng ở
nước ta.
Thị trường lao động nước ta đang hình thành và phát triển, đây là cơ hội để
người lao động tìm kiếm việc làm và thu nhập. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc
tế thì sự khắt khe của thị trường này rất lớn. Nếu người lao động không tự đào
tạo, nâng cao trình độ tay nghề, kỷ luật lao động, đạo đức nghề nghiệp thì người
lao động khó có thể tự khẳng định mình trong thị trường lao động. Trong thị
trường lao động tìm được việc làm phù hợp đã khó nhưng giữ được chỗ làm việc
càng khó hơn. Việc hoàn thiện cơ chế thị trường, đổi mới công cụ quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố của thị
trường lao động phát triển là một vấn đề lớn, phức tạp đòi hỏi phải sớm hoàn
thiện đồng bộ các chế độ, chính sách về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội,
trợ cấp thôi việc, thất nghiệp.. .tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng đối
với người lao động cũng như người sử dụng lao động khi tham gia các hoạt động
lao động.
Qua phân rích một sô' đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam chúng ta
có th ể đưa ra một sô' nhận xét sau:

Thị trường lao động nước ta vẫn đang trong quá trình hình thành và phát
triển. Chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nền
kinh tế. Tinh trạng thừa-thiếu lao động giả tạo đã và đang nổi lên như một vấn đề

Lẻ Duy Đ ổng (2006, ■T h ự c trạng thị trường lao đ ộ n g ở V iệ i N am và phương hướng p h á t triền giai đoạn 2 0 0 Ị2010", Thống tin thị trường lao động (1). Tr. 5-6.

18



bức xúc đòi hỏi cần phải được tập trung giải quyết. Lao động dôi dư trong các
doanh nghiệp thuộc một vài thành phần kinh tế đang là bài toán nan giải. Hơn
nữa, phân bố lao động còn nhiều bất cập, không đồng đều, gây bất lợi cho khu
vực nông thôn, các vùng kém phát triển.
Thị trường lao động Việt Nam có một đặc trưng nổi bật là sự mất cân đối
nghiêm trọng giữa cung và cầu về lao động, việc làm, cả về tổng thể và cơ cấu.
Sự mất cân đối này gây ra tình trạng thất nghiệp cao ở thành thị và thiếu việc làm
ở nông thôn. Do đó, người lao động thường ở thế rất yếu khi tham gia thị trường
lao động.
Thị trường lao động bị chia cắt do yếu tố hạ tầng cơ sở chậm phát triển cũng
như các chính sách thị trường chưa đồng bộ và kém hiệu quả. Đây là nguyên
nhân tạo ra các mảng thị trường lao động khác nhau như: thị trường lao động
chính thức; phi chính thức; thị trường thành thị-nông thôn; thị trường khu vực
Nhà nước-ngoài Nhà nước...dẫn đến khó nắm bắt cung cầu lao động một cách
khái quát. Hiện tượng phân mảng thị trường nói trên đang là yếu tố cản trở tính
linh hoạt của thị trường lao động. Các mảng thị trường này tương đối độc lập với
nhau gây ra hậu quả là các nhóm dân cư thường bị bó buộc vào làm việc ở trong
một các mảng thị trường đó. Người ngoại tỉnh khó tìm được công việc vừa ý tại
các khu vực đô thị, nếu không nói là họ thường phải trả những giá rất đắt để có
được một công việc rẻ mạt ở thành phố. Người làm các công việc ở thị trường lao
động phi chính thức khó thâm nhập vào thị trường chính thức, nhất là khu vực
kinh tế Nhà nước.
Gia nhập WTO là tranh thủ lợi thế, những cơ hội để đẩy nhanh tốc độ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đạt mức tăng trưởng GDP cao và tăng nhu cầu sử
dụng lao động. Tự do hoá thương mại sẽ làm tăng qui mô, năng lực sản xuất kinh
doanh, do vậy tạo ra nhiều việc làm hơn, nhu cầu sử dụng lao động tăng, đời
sống người lao động nói riêng và cộng đồng nói chung được cải thiện rõ rệt. Tuy
nhiên, toàn cầu hoá và hội nhập luôn mang hai mặt của cuộc sống. Nó có tác
động sâu rộng đến sự tãng trưởng và phát triển của nền kinh tế nưóc ta, trong đó

có thị trường lao động. Do đó, cần phải nhận thức được cả hai mặt đó để có chiến
lược thích hợp đối phó với những thách thức và tận dụng cơ hội nhằm hạn chế
19


đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến thị trường lao động trong nước.
Chính vì thế, hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự hình thành, phát triển lành
mạnh thị trường lao động theo hướng đa dạng hoá các hình thực tìm việc làm,
giới thiệu việc làm và tuyển chọn lao động, khuyến khích mở rộng thị trường lao
động có hàm lượng chất xám cao, bảo đảm quyển và lợi ích hợp hợp pháp của
người lao động và người sử dụng lao động.
3. Quan hệ giữa Việt Nam với tổ chức Iaơ động quốc tế (ILO)- xu thế của
hội nhập
T ổ chức lao động quốc tế — gọi tắt tiếng Anh là ILO (International Labour
O rganization), theo tiếng Pháp là OIT (Organisation Internationale du Travail)
là tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập vào năm 1919 theo quyết định của
Hội nghị hoà bình Pari. Tháng 4/1919 phiên họp toàn thể của Hội nghị hoà bình
Pari đã thông qua điều lệ ILO, trong đó xác định rõ những nguyên tắc cơ bản về
tổ chức và hoạt động của ILO như: tôn chỉ, mục đích, cơ cấu, tổ chức, hoạt
động...Cũng tại hội nghị này đã thông qua Hiến chương lao động. Tháng 4/1944
tại kỳ họp thứ 26, Hội nghị toàn thể ILO tại Phi-la-đen-phia (Mỹ) đã thông qua
một bản tuyên ngôn (gọi là Tuyên ngôn Phi-la-đen-phia). Tuyên ngôn này được
coi là phụ lục bổ sung cho điều lệ ILO, trong đó đã cụ thể hoá thêm mục đích,
nhiệm vụ của ILO và nghĩa vụ của các nước thành viên. Điều lệ năm 1919 và
Tuyên ngôn Phi-la-đen-phia 1944 đã khẳng định lĩnh vực hoạt động của ILO là
rất đa dạng và phong phú. Từ 43 nước thành viên đầu tiên đến nay số thành viên
của ILO là 181 nước (tính đến hết tháng 6/2007). ILO tuy là một cơ quan liên
chính phủ nhưng thành phần của các nước tham gia gồm ba bên: đại điện Chính
phủ, đại diện giới lao động, đại diện giới sử dụng lao động.
Chức năng cơ bản của ILO là ra các nghị quyết dưới hình thức là công ước và

khuyến nghị về các vấn đề lao động. Chỉ những nước thành viên ILO phê chuẩn
công ước mới chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý, nghĩa là khi đã có hiệu lực
thì nước đã phê chuẩn phải áp dụng nội dung của công ước trong pháp luật và
thực tiễn của nước mình. Nếu những quy định nào của pháp luật quốc gia không
phù hợp với nội dung công ước thì phải sửa đổi, bổ sung, trừ những quy định nào
có lợi hơn cho người lao động trong pháp luật quốc gia so với công ước.
20


Về khuyến nghị, khi một vấn đề thấy chưa thể thông qua dưới hình thức công
ước thì được thông qua dưới hình thức khuyến nghị, v ề nội dung, khuyến nghị
thường cụ thể hơn công ước; về pháp lý thì khuyến nghị không đòi hỏi có sự phê
chuẩn của các nước thành viên mà chỉ những quy phạm có tính chất mẫu...Điều
lệ ILO cũng quy định một thể chế kiểm tra việc áp dụng các công ước và khuyên
nghị đối với các nước thành viên, đặc biệt là sự kiểm tra của các tiểu ban chuyên
môn của ILO trong việc thực hiện các công ước đã phê chuẩn.
Quan hệ giữa Việt Nam với T ổ chức lao động quốc tê có thê thấy qua những
giai đoạn sau:
- Năm 1950 chính quyền Bảo Đại đã chính thức gia nhập ILO. Sau năm
1954, chính quyền nguỵ Sài Gòn thừa kế tư cách thành viên ILO của chính
quyền Bảo Đại cho tới năm 1975.
- Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, chế độ Sài Gòn bị lật đổ nên tư
cách thành viên ILO mặc nhiên chấm dứt.
- Ngày 26/01/1980 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đã làm đơn xin gia
nhập ILO và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức lao động quốc tế. Năm
1983 vì nhiều lý do, Việt Nam đã không tham gia các hoạt động ILO.
- Tháng 5/1992 do tình hình có nhiều biến chuyển, Việt Nam đã thông báo
việc tiếp tục hoạt động trở lại vào tháng 6/1992, đoàn đại biểu Việt Nam sau
nhiều năm đã tham dự Hội nghị toàn thể hàng năm lần thứ 79 tại Giơ-ne-vơ.
Nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, Chính phủ Việt Nam và ILO đã ký

Hiệp định về việc thành lập Văn phòng ILO tại Việt Nam. Văn phòng ILO tại Hà
Nội chính thức được thành lập vào ngày 17/02/2003. Mục đích hoạt động của
ILO tại Việt Nam là nhằm hỗ trợ và tư vấn về các vấn đề lao động, chủ yếu trong
4 lĩnh vực: Xây dựng năng lực, thể chế; thị trường lao động, việc làm và thu
nhập; bảo hiểm xã hội và đối thoại xã hội.
- Xây dựng năng lực, thể chế: Hỗ trợ Việt Nam tăng cường khuôn khổ pháp
lý, thể chế; hỗ trợ thành lập và thực hiện các chính sách quốc gia về lao động dựa
trên các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Cụ thể: ILO hỗ trợ Việt Nam
Những công ước của ỉ LO mà Việt Nam phê chuẩn

21


Việc lựa chọn các công ước để phê chuẩn là một công việc phức tạp, lâu dài,
hơn nữa chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc phê chuẩn phải tiên hành
một cách thận trọng và từng bước.
Theo đề nghị cảu Chính phủ, Chủ tịch nước đã ra quyết định số 193/QĐ/CTN
ngày 30/05/1994; Quyết định số 796/QĐ/CTN ngày 26/08/1997; Quyết định số
169/QĐ/CTN ngày 17/11/2000 và Quyết định số 148/QĐ/CTN ngày 31/01/2007
về việc phê chuẩn 17 công ước của Tổ chức lao động quốc tế, bao gồm các cồng
ước sau:
- Công ước số 5: Công ước quy định tuổi tối thiểu của trẻ em được vào làm
việc trong các công việc công nghiệp (1919).
- Công ước sô' 6: Công ước về làm việc ban đêm của trẻ em trong công
nghiệp (1919),
- Công ước sô' 14: Công ước về áp dụng nghỉ hàng tuần trong các cơ sở công
nghiệp (1921).
- Công ước sô' 27: Công ước về ghi trọng lượng trên các kiện hàng lớn chở
bằng tàu (1929).
- Công ước số 45: Công ước về sử dụng phụ nữ vào những công việc dưới

mặt đất trong hầm mỏ (1935).
- Công ước số 80: Công ước về việc xét lại một phần các công ước đã được
thông qua trong kỳ họp đẩu, nhằm thống nhất lại các quy định về việc Hội đồng
quản trị văn phòng lao động quốc tế chuẩn bị bản báo cáo về việc áp dụng công

- Công ước số 81: Công ước vể Thanh tra lao động trong công nghiệp và
thương mại (1947).
- Công ước số: 116: Công ước về việc xét lại một phần các cổng ước đã được
Hội nghị toàn thể của Tổ chức lao động quốc tế thông qua trong 32 kỳ họp đầu
nhằm thống nhất lại các quy định về việc Hội đồng quản trị văn phòng lao động
quốc tế chuẩn bị bản báo cáo về việc áp dụng công ước.
- Công ước sô' 120: Công ước về vệ sinh trong thương mại và văn phòng
(1964).

22


×