Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.83 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHÙNG THỊ KIM ANH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHẰM BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG
ATK ĐỊNH HÓA – THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN BÌNH

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. 5
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

7



4. Lịch sử nghiên cứu đề tài

8

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

12

6. Bố cục của luận văn

13

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................. 13
1.1. Mộ số vấn đề về di tích lịch sử cách mạng

13

1.1.1. Định nghĩa về di tích lịch sử cách mạng ...................................................... 13
1.1.2. Đặc điểm của di tích lịch sử cách mạng ...................................................... 15
1.2. Vai trò của phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy di tích lịch sử cách mạng . 17
1.3. Phát triển du lịch tại di tích lịch sử cách mạng

Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Đặc điểm chung................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Nguyên tắc ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Nội dung tổ chức .............................................. Error! Bookmark not defined.
1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch tại một số khu di tích lịch sử cách mạng

Bookmark not defined.

Error!

1.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới ................................ Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước ... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
CÁCH MẠNG ATK ĐỊNH HÓA – THÁI NGUYÊN ..... Error! Bookmark not defined.
2.1. Khái quát về khu di tích

Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Lịch sử hình thành ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hệ thống điểm di tích thuộc khu di tích ........... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Hệ thống tài nguyên du lịch đan xen và lân cậnError! Bookmark not defined.
2.1.4. Các giá trị chính của khu di tích ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích Error! Bookmark not defined.


2.2.1. Chủ trương, chính sách .................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Bộ máy tổ chức ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Công tác quy hoạch .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Công tác bảo tồn, tôn tạo ................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ...... Error! Bookmark not
defined.
2.2.6. Hệ thống sản phẩm du lịch............................... Error! Bookmark not defined.
2.2.7. Công tác quảng bá, xúc tiến ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.8. Công tác liên kết phát triển du lịch .................. Error! Bookmark not defined.

2.2.9. Khách du lịch ................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.10. Doanh thu từ du lịch ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.11. Những đóng góp của hoạt động du lịch đối với công tác bảo tồn, phát huy
giá trị khu di tích ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.3. Đánh giá chung sự phát triển du lịch tại khu di tích ATK Định Hóa Error! Bookmark
not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI
TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG ATK ĐỊNH HÓA ........ Error! Bookmark not defined.2
3.1. Các chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ và tỉnh Thái Nguyên đối với khu di tích ATK
Định Hóa Error! Bookmark not defined.2

3.1.1. Các chủ trương, chính sách của Chính phủ ... Error! Bookmark not defined.2
3.1.2. Các chủ trương, chính sách của tỉnh Thái Nguyên ........ Error! Bookmark not
defined.3
3.2. Những định hƣớng chính trong phát triển du lịch tại khu di tích lịch sử cách mạng ATK
Định Hóa, Thái Nguyên Error! Bookmark not defined.5
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch để bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Error! Bookmark not defined.6

3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ..................... Error! Bookmark not defined.6
3.3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý ......................... Error! Bookmark not defined.7
3.3.3. Giải pháp về phát triển thị trường ................. Error! Bookmark not defined.8
3.3.4. Giải pháp về quy hoạch di tích ...................... Error! Bookmark not defined.9
3.3.5. Giải pháp về bảo tồn, tôn tạo di tích................ Error! Bookmark not defined.
3.3.6. Giải pháp về phát triển sản phẩm .................. Error! Bookmark not defined.5
3.3.7. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ............. Error! Bookmark not defined.7



3.3.8. Đầu tư cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật ....... Error! Bookmark not defined.7
3.3.9. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá .......................................................... 100
3.3.10. Giải pháp về liên kết phát triển du lịch .......... Error! Bookmark not defined.
3.4. Một số kiến nghị

Error! Bookmark not defined.5

3.4.1. Kiến nghị đề xuất với các cơ quan, ban ngànhError! Bookmark not defined.5
3.4.2. Kiến nghị đề xuất với các công ty du lịch ...... Error! Bookmark not defined.6
3.4.3. Kiến nghị đề xuất với du khách ...................... Error! Bookmark not defined.7
3.4.4. Kiến nghị đề xuất với cộng đồng địa phương Error! Bookmark not defined.7
Tiểu kết chƣơng 3 Error! Bookmark not defined.8

KẾT LUẬN ..................................................................... Error! Bookmark not defined.9
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 172
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 195

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATK
BQL
LSCM
ICOMOS
NĐ-CP
NQ/TW
QĐ-UBND
QĐ-TTg
UBND
UNESCO

UNWTO


An toàn khu
Ban quản lý
Lịch sử cách mạng
International Council On Monuments and Sites
(Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ)
Nghị định – Chính phủ
Nghị quyết/Trung ƣơng
Quyết định – Ủy ban nhân dân
Quyết định – Thủ tƣớng chính phủ
Ủy ban nhân dân
United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế
giới)
United World Tourism Organnization (Tổ chức du
lịch thế giới)


WTTC

Loại
Bảng

Biểu đồ

World Tourism and Travel Council (Hội đồng Lữ
hành Du lịch Thế giới)

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên

Bảng 2.1 : Hệ thống điểm di tích cấp quốc gia thuộc ATK Định Hóa
Bảng 2.2 : Hệ thống điểm di tích cấp tỉnh thuộc ATK Định Hóa
Bảng 2.3: Doanh thu hoạt động du lịch của Khu di tích ATK Định Hóa
Bảng 2.4: Mức độ hài lòng của du khách về hoạt động bảo tồn di tích
tại ATK Định Hóa
Bảng 2.5: Mức độ hài lòng của du khách đối với chất lƣợng các dịch
vụ du lịch
Bảng 2.6: Kênh thông tin du khách biết đến Khu di tích lịch sử ATK
Bảng 1: Đầu tƣ và phân kỳ đầu tƣ xây dựng, phục hồi, bảo tồn, tôn tạo
giá trị các Di tích ATK (2013 – 2020)
Bảng 2:Hƣớng chuyên đề du lịch tại ATK Định Hóa – Thái Nguyên
Bảng 3:Bảng tổ chức cán bộ viên chức tại khu di tích (2014)

Trang
37
38
77
52
58
68
114

115
117
Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tƣ cho bảo tồn và du lịch tại khu di tích 51

ATK giai đoạn 2006 – 1010
Biểu đồ 2.2: Lƣợng khách du lịch đến Khu di tích lịch sử cách mạng
ATK Định Hóa (2010 – 2014)
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nghề nghiệp khách du lịch đến khu di tích ATK

Định Hóa
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu độ tuổi khách du lịch nội địa đến khu di tích ATK

71
72
73


Sơ đồ

Định Hóa
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu mục đích chuyến đi của khách du lịch đến khu di
tích ATK Định Hóa
Biểu đồ 2.6: Nhu cầu lƣu trú của khách du lịch nội địa đến khu di tích
ATK Định Hóa
Biểu đồ 2.7: Mức chi tiêu của khách du lịch nội địa đến khu di tích
ATK Định Hóa
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái –
ATK Định Hóa
Sơ đồ 3.1: Đề xuất quy hoạch cụm di tích phục vụ du lịch
Sơ đồ 3.2: Bảo tồn, xây dựng và khai thác theo vùng của cụm di tích

74
75
76
46
90
92

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phát triển du lịch từ lâu đã đƣợc coi là một trong những giải pháp quan trọng
nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích nói riêng và di sản
văn hóa nói chung. Công ƣớc quốc tế về Du lịch văn hóa đã chỉ rõ: “... Du lịch ngày càng
được thừa nhận rộng rãi, là một động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên văn
hoá”. Đồng thời, Du lịch Việt Nam ngay từ đầu đã xác định mục tiêu của phát triển du
lịch cũng nhằm bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển du lịch, nhiều di tích, trong đó bao gồm
cả những di tích lịch sử cách mạng, đã tổ chức tốt các hoạt động du lịch, đảm bảo đƣợc
sự hài hòa giữa mục tiêu phát triển và bảo tồn, vừa thu hút đƣợc du khách, mang lại
nguồn thu, vừa bảo vệ, tôn tạo đƣợc di tích trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
Tuy nhiên thực tế phát triển cũng đã cho thấy hai hiện tƣợng khác: một là có
không ít nơi, với không ít lần, đã xảy ra những mâu thuẫn và xung đột giữa lợi ích về
phát triển với công tác bảo tồn, phát triển du lịch nhiều lúc đã bị đánh giá có tác động xấu
đến công tác bảo tồn; hai là các di tích không đủ sức hấp dẫn, không thu hút đƣợc du
khách, đặc biệt là đối với các di tích lịch sử cách mạng – một dạng di tích đặc thù, nhƣ
vậy dĩ nhiên dẫn đến việc khó phát huy đƣợc những giá trị của di tích.
Khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa, nằm ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
là loại hình di tích đặc thù nhƣ vậy. Đây là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các nhà lãnh đạo


Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam sống và làm việc trong khoảng thời gian từ 1947 – 1954 để lãnh đạo
cuộc kháng chiến trƣờng kỳ 9 năm chống thực dân Pháp. Với mệnh danh “thủ đô kháng chiến”
cùng các chứng tích gần nhƣ còn nguyên vẹn, khu di tích này đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ xếp
hạng di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg, ngày 10/5/2012. Với những giá trị
đặc hữu của mình, khu di tích có tiềm năng trở thành một điểm du lịch “về nguồn” đặc sắc của
du lịch Việt Nam. Mặc dù vậy, cho đến nay, do nhiều nguyên nhân, hoạt động du lịch ở đây vẫn
chƣa đƣợc phát triển nhƣ mong muốn. Do vậy, các đóng góp cho công tác bảo tồn, tôn tạo cũng
nhƣ cho việc phát huy giá trị của di tích đƣơng nhiên cũng chƣa hiệu quả. Nhƣ vậy, câu hỏi đặt
ra là cần nghiên cứu tổ chức, quản lý phát triển du lịch tại đây nhƣ thế nào, để đảm bảo đƣợc tính

bền vững nhằm góp phàn bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị của di tích. Cho đến nay, vấn đề đó
vẫn luôn mang tính thời sự. Đây cũng chính là lý do tại sao đề tài “ Nghiên cứu phát triển du lịch
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa – Thái Nguyên”
đã đƣợc chọn làm đề tài cho luận văn.
Việc nghiên cứu để đƣa ra đƣợc những định hƣớng, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển
du lịch ở đây sẽ trở thành mục đích và nội dung nhiệm vụ chính của luận văn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất định hƣớng và giải pháp góp phần phát triển du
lịch nhằm bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị khu di tích cách mạng ATK Định Hóa – Thái
Nguyên.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tổng quan tài liệu lý thuyết về du lịch, du lịch văn hóa và phát triển du lịch
tại các khu di tích lịch sử cách mạng.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử cách mạng ATK
Định Hóa – Thái Nguyên.
- Đề xuất định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch góp phần bảo tồn, phát huy giá trị
khu di tích cách mạng ATK Định Hóa – Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trong mối quan
hệ với công tác bảo tồn tại khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa – Thái Nguyên
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Điạ bàn khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa – Thái
Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2009 – 2014.
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu các yếu tố phát triển du lịch, bao gồm quá trình tổ

chức phát triển du lịch và kinh doanh du lịch tại khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa Thái Nguyên; những đóng góp cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách
mạng ATK Định Hóa, Thái Nguyên.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ lâu mối quan hệ giữa Phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa
đã trở thành một vấn đề đƣợc nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, văn bản trong và ngoài nƣớc
đề cập đến.
Trong các văn bản, tài liệu quốc tế có liên quan đến di sản văn hóa, phát triển du lịch luôn
đƣợc coi là giải pháp hàng đầu cho vấn đề bảo tồn và phát huy di sản.
Năm 1999, Công ƣớc Quốc tế về Du lịch văn hóa đã đƣợc ICOMOS thông qua tại Đại
hội đồng lần thứ 12 ở Mexico, nội dung của Công ƣớc đề ra 6 nguyên tắc về quản lý du lịch ở
những nơi có di sản quan trọng, đồng thời cũng nêu lên mối quan hệ năng động giữa du lịch và
di sản văn hóa.
Tháng 11 – 2002, trong Hội nghị Quốc tế ở Venice vào dịp kỷ niệm 30 năm Công ƣớc Di
sản thế giới, “Di sản, Du lịch và Phát triển” đã trở thành một trong những chủ đề chính của hội
nghị. Theo đó, hội nghị đã khẳng định phát triển du lịch bền vững là cách duy nhất để bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa, đồng thời cũng đề cập đến tác động tiêu cực của du lịch đối với di sản
văn hóa và thiên nhiên.
Cũng trong năm 2002, Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO xuất bản tập tài liệu
“Quản lý du lịch tại các khu di sản thế giới” của Arthur Pedersen, đƣa ra các hành động thích
hợp ở nhiều cấp độ khác nhau của phát triển du lịch bền vững trong quản lý di sản, tài liệu đã xác
định và dùng du lịch nhƣ là một công cụ có lợi cho việc bảo tồn di sản.


Ở Việt Nam, vấn đề phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cũng đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Trong cuốn Giáo trình “Quản lý di sản với phát triển du lịch bền vững” của Lê Hồng Lý
chủ biên, xuất bản năm 2010, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch bền vững, đề cập đến vấn
đề quản lý và quy hoạch di tích gắn với phát triển du lịch.
Năm 2014, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành cuốn “Bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa Việt Nam” do Nguyễn Kim Loan chủ biên, trong đó, hệ thống hóa lý luận về di sản văn

hóa và các di sản văn hóa ở Việt Nam, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam có
liên quan đến bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, đặc biệt, trong phần lý luận về di sản văn hóa, tác
giả có nêu lên vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch cũng nhƣ mối quan hệ qua lại
giữa hai đối tƣợng này.
Ngoài ra, còn một số các bài viết, báo cáo trên các tạp chí và hội thảo chuyên ngành nhƣ:
Bài viết “Đôi điều về việc bào tồn và phát triển du lịch tại các di sản ở Việt Nam hiện
nay” của PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng trên tạp chí Di sản văn hóa số 1(22) – 2008 đã khái quát
một số đặc điểm chung của di sản văn hóa nƣớc ta, đặt ra vấn đề bảo tồn và khẳng định phát triển
du lịch chính là giải pháp, đƣa ra vấn đề tác động tiêu cực của du lịch tới di sản văn hóa.
Bài viết “Bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch” của Th.s Đào Duy Tuấn trên tạp
chí Tuyên giáo điện tử số 1 – 2012 khẳng định vai trò của di sản với phát triển du lịch và ngƣợc
lại, đặt ra các vấn đề về thực trạng bảo tồn di sản và hoạt động du lịch, đƣa ra một số biện pháp
nhằm giải quyết vấn đề đó.
Bài viết “Hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa trong phát triển du lịch” của tác giả
Đặng Hoàng Lan trên tạp chí Văn hóa và Du lịch số 11 – 2013 đã đặt ra những vấn đề trong bảo
tồn di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch.
Tại hội thảo “Du lịch có trách nhiệm và Di sản văn hóa” diễn ra ngày 3/4/2015 tại Hà
Nội trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2015, lấy Chủ đề “Du
lịch góp phần bảo tồn di sản văn hóa” là chủ đề chính, hội thảo đã khẳng định Di sản văn hóa và
Du lịch có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải khai thác các di sản
văn hóa nhƣ thế nào để đảm bảo tăng trƣởng du lịch nhƣng không để lại hậu quả tiêu cực cho di
sản và văn hóa bản địa.


Di tích lịch sử cách mạng là một phần của Di sản văn hóa, vì vậy, hệ thống tài liệu trên
đã gián tiếp đề cập đến vấn đề Di tích lịch sử cách mạng và Phát triển du lịch. Tuy nhiên, đó là
những hƣớng đề cập chung, chƣa cụ thể cho loại hình di tích lịch sử cách mạng.
Xét riêng về mảng di tích lịch sử cách mạng, có một số bài viết đề cập đến nhƣ:
Bài viết “Di tích cách mạng – bằng chứng của sự thay đổi” của PGS.TS Nguyễn Quốc
Hùng trên tạp chí Di sản văn hóa số 2 – 2012 đã khái quát hệ thống di tích lịch sử cách mạng

nƣớc ta, đƣa ra vấn đề bảo tồn và phát huy hiện nay là vấn đề cấp bách; Bài viết “Đôi điều suy
nghĩ về di tích cách mạng” của PGS.TS Phạm Xanh trên tạp chí Di sản văn hóa số 4 – 2012 đề
cập đến một số đặc điểm chung của di tích lịch sử cách mạng, đặt ra vấn đề bảo tồn, phát huy
loại hình di tích đặc biệt này; Bài viết “Phát huy giá trị của các di tích cách mạng kháng chiến
trên địa bàn thủ đô Hà Nội” của tác giả Trần Đức Nguyên trên tạp chí Nghiên cứu văn hóa số 3
– 2010 đã hệ thống lại và đƣa ra thực trạng các di tích cách mạng trên địa bàn thủ đô Hà Nội,...
Các bài viết này đƣa ra cách nhìn di tích lịch sử cách mạng là một loại hình Di sản, hầu nhƣ chƣa
đƣa ra cái nhìn nhƣ một đối tƣợng phục vụ phát triển du lịch cũng nhƣ mối quan hệ giữa hai đối
tƣợng này.
Về không gian nghiên cứu, ATK Định Hóa – Thái Nguyên đã trở thành chủ đề cho rất
nhiều tài liệu, bài viết, báo cáo hội thảo nhƣ:
Năm 2007, Tài liệu “Bác Hồ với Thái Nguyên – Thái Nguyên với Bác Hồ”, do Tỉnh ủy
Thái Nguyên biên soạn và xuất bản có đề cập đến ATK Định Hóa là một địa điểm quan trọng ghi
dấu quá trình hoạt động của Bác Hồ tại Thái Nguyên.
Năm 2009, nhà xuất bản Hội Nhà văn, Thái Nguyên xuất bản ATK in dấu lịch sử do
Đồng Khắc Thọ ghi chép, bút ký, giới thiệu ký ức một thời hào hùng về Thủ đô gió ngàn – ATK
Định Hóa.
Đề tài “Quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu văn hóa lịch sử ATK Định Hóa nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch” (2002) do Ths. Nguyễn Xuân Thành – Đại học Công nghiệp Thái Nguyên
làm chủ nhiệm đề tài, có nêu lên cơ sở khoa học quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan khu
du lịch văn hóa lịch sử ATK Định Hóa và đƣa ra các giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc
cảnh quan tại đây.
Luận văn Thạc sỹ “An toàn khu Định Hóa trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc” của
Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008) (Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên) đã nhìn nhận, đánh giá ATK


Định Hóa là một không gian quan trọng nằm trong không gian lịch sử của căn cứ địa kháng
chiến Việt Bắc. Qua đó, cũng đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch tới tham quan
nhằm khẳng định vai trò, vị thế lịch sử của nó với lịch sử cách mạng dân tộc.
Khóa luận tốt nghiệp “An toàn khu – Tiềm năng du lịch về cội nguồn” của Nguyễn Thị

Kim Anh (Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên) đã khái quát tiềm năng du lịch về nguồn của ATK
Định Hóa, Tuyên Quang và đƣa ra một số giải pháp phát triển loại hình du lịch này.
Năm 2011, Tổng cục du lịch ban hành Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030, trong đó định hƣớng ATK Định Hóa (Thái Nguyên) sẽ phát triển thành khu
du lịch quốc gia trong tƣơng lai.
Tháng 9/2012, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên tổ chức hội thảo khoa học
với đề tài “Lễ hội lịch sử cách mạng ATK Định Hóa, Thái Nguyên”. Trong nội dung buổi hội
thảo đã nêu bật giá trị lịch sử khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa Thái Nguyên, đƣa ra
cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức lễ hội lịch sử và đƣa ra vấn đề giáo dục truyền thống cách
mạng.
Từ ngày 12 – 13/05/2014, Ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa,
Thái Nguyên phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn, tôn tạo
và phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Việt Bắc – Thái Nguyên cần gắn với
phát triển du lịch”, nội dung buổi hội thảo xoay quanh các vấn đề về quy hoạch tổng thể Khu di
tích ATK Định Hóa và ATK Tân Trào (Sơn Dƣơng, Tuyên Quang) và ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn),
đồng thời, khẳng định việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích cần gắn với phát triển du lịch theo
một lộ trình với giải pháp cụ thể.
Tháng 10/2014, Chƣơng trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ VI tại
Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
gắn với phát triển du lịch vùng Việt Bắc”. Hội thảo đã khẳng định tầm quan trọng của việc bảo
tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa và vấn đề liên kết phát triển du lịch.
Ngày 05/06/2015, Hội đồng thẩm định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành
thẩm định nhiệm vụ “Quy hoạch tổng thể bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc
biệt ATK Định Hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030”, buổi thẩm định
khẳng định tầm quan trọng, cũng nhƣ xem xét các định hƣớng chính của nội dung quy hoạch
nhằm phát huy tối đa sự hỗ trợ của Trung ƣơng khi triển khai đề án “Phát triển kinh tế - xã hội


vùng trung tâm ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2020”. Tuy nhiên, bản quy
hoạch mới chỉ dừng ở mức thẩm định nhiệm vụ, chƣa đƣợc quy hoạch cụ thể.

Các nội dung nghiên cứu về ATK Định Hóa phần lớn tập trung vào lịch sử, văn hóa, kiến
trúc, có nội dung về du lịch nhƣng không toàn diện, hầu hết chỉ đề cập đến tiềm năng và hoạt
động du lịch nói chung, chƣa đi sâu vào khai thác và giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn,
phát huy di tích lịch sử quốc gia đặc biệt này. Tỉnh Thái Nguyên cũng bắt đầu xây dựng bản Quy
hoạch tổng thể bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị ATK Định Hóa gắn với phát triển du lịch, tuy
nhiên, mới hoàn thành ở nội dung nhiệm vụ và định hƣớng chính, chƣa có nội dung và giải pháp
cụ thể.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định chƣa có tài liệu nào đề cập cụ thể, chi tiết đến vấn đề phát
triển du lịch nhằm bảo tồn, phát huy giá trị tại khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị tại khu di
tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa – Thái Nguyên” có thể coi là một đề tài mới, không trùng
lặp với bất kì đề tài nghiên cứu nào trƣớc đó.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập và xử lý tƣ liệu thứ cấp: Thu thập và xử lý các nguồn tƣ liệu, tài
liệu, báo cáo... về hoạt động du lịch tại khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa – Thái
Nguyên.
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa: Thực hiện điền dã tại địa bàn ATK Định Hóa nhằm
kiểm chứng và xác minh những vấn đề đã tìm hiểu qua sách báo, tạp chí, tƣ liệu... đã đƣợc thu
thập một cách thực tiễn.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn khách du lịch, nguồn lao động trong du lịch,
công ty du lịch, cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch về các vấn đề có liên quan đến phát triển du
lịch tại ATK Định Hóa – Thái Nguyên.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thực hiện điều tra khảo sát bằng bảng hỏi với
khách du lịch (Việt Nam, Anh, Pháp), lao động trong du lịch, các công ty du lịch, cơ quan quản
lý nhà nƣớc về du lịch với số lƣợng 200 phiếu. Phƣơng pháp này nhằm phục vụ cho việc đƣa ra
định hƣớng và giải pháp đƣợc thiết thực, khả thi.


- Phƣơng pháp thống kê cho phép xử lý các nguồn thông tin, các số liệu một cách hệ
thống nhằm nghiên cứu sự phát triển theo trục thời gian, đồng thời cũng cho phép nghiên cứu so

sánh nhằm đánh giá sự phát triển theo các giới hạn không gian.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp các nguồn tƣ liệu nhằm đánh giá toàn diện vấn đề
nghiên cứu, trên cơ sở đó đƣa ra đƣợc các định hƣớng và giải pháp phù hợp.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của đề tài gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
CÁCH MẠNG ATK ĐỊNH HÓA – THÁI NGUYÊN
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI
TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG ATK ĐỊNH HÓA

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số vấn đề về di tích lịch sử cách mạng
1.1.1. Định nghĩa về di tích lịch sử cách mạng


DTLSCM đƣợc biết đến là một loại hình đặc biệt trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa
và chiếm một phần không nhỏ trong loại hình di sản văn hóa ở Việt Nam. Vận dụng vào hoạt
động du lịch, nó trở thành một dạng tài nguyên đặc thù của du lịch văn hóa.
Trong các văn bản hiện hành ở Việt Nam không có khái niệm riêng về Di tích lịch sử
cách mạng. Tuy nhiên, ở một số văn bản quy phạm pháp luật, đề án, bài viết... thì cụm từ “Di
tích lịch sử cách mạng”, “Di tích cách mạng” hay “Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến” đƣợc
sử dụng khá nhiều. Ví dụ nhƣ:
- Luật Di sản văn hóa (Điều 59): “Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho các hoạt động
bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo vật quốc gia, di tích
lịch sử cách mạng và di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu”.
- Nghị định số 92/2002/NĐ – CP ngày 11-11-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Di sản văn hóa (Điều 40, khoản 2): “Tổng hợp và cân đối vốn đầu tư
hàng năm cho các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia,
di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu”.

- Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24-7-2001 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa –
Thông tin phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử và danh lam
thắng cảnh đến năm 2020, tại phần “Mục tiêu cụ thể” : “Đến năm 2010, 50% di tích quốc gia
đặc biệt được Nhà nước đầu tư tu bổ và tôn tạo trong đó ưu tiên các di tích về lịch sử cách mạng
kháng chiến...”.
Theo đó, một số nhà khoa học đã có những quan điểm khác nhau về khái niệm loại hình
di sản đặc biệt này nhƣ sau:
Theo PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng “Di tích cách mạng hay rộng hơn là di sản cách
mạng (gồm cả di sản vật thể và di sản phi vật thể) là những bằng chứng vật chất và tinh thần
phản ánh quá trình đấu tranh giành lại độc lập đất nước từ tay thực dân Pháp (1930 – 1945),
các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945 – 1954), chống đế quốc Mỹ thống nhất đất
nước (1954 – 1975), những cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và quá
trình xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam hơn 82 năm qua”
(trang 18, tạp chí Di sản văn hóa số 2 – 2012).
Tiếp theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng, PGS.TS. Phạm Xanh quan niệm
Di tích cách mạng là sự phản ánh quá trình đấu tranh của dân tộc từ “...những năm đầu thế kỷ XX


khi các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tức những hành động yêu nước
mang tính chất cách mạng, muốn “phá cái cũ đổi ra cái mới”...” (trang 13, tạp chí Di sản văn
hóa số 4 – 2012).
TS. Trần Đức Nguyên cho rằng: “Di tích cách mạng kháng chiến là một bộ phận cấu
thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, tuy nhiên, nó có những điểm khác biệt với các di
tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu... ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công
trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố...), là những công trình được con người tạo nên phù
hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật...) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật
lịch sử cụ thể mà trở thành di tích” (Nghiên cứu văn hóa số 2, Tạp chí nghiên cứu văn hóa –
trƣờng đại học Văn hóa Hà Nội).
Từ thực tế nhƣ trên, trong khuôn khổ luận văn, khái niệm Di tích lịch sử cách mạng (hay
Di tích cách mạng, Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến) sẽ đƣợc sử dụng với cách hiểu nhƣ

sau:
- Di tích lịch sử cách mạng là một loại hình di tích đặc thù, là bộ phận cấu thành nên Di
sản văn hóa.
- Di tích này bao gồm hệ thống các di sản vật thể và phi vật thể, là những địa điểm,
những công trình kiến trúc có sẵn, các công trình đƣợc con ngƣời sáng tạo ra,... gắn liền với
những sự kiện, những nhân vật lịch sử cụ thể, trong đó, có sự phản ánh một phần hoặc toàn bộ
quá trình đấu tranh cách mạng giành lại độc lập cho đất nƣớc.
- Với tƣ cách là loại hình đặc thù của hệ thống di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách
mạng do vậy cũng là loại hình tài nguyên đặc thù của du lịch văn hóa.

1.1.2. Đặc điểm của di tích lịch sử cách mạng
Di tích lịch sử cách mạng là một phần của di sản văn hóa, vì vậy nó mang những đặc điểm
chung của di sản văn hóa, đồng thời cũng mang những nét đặc trƣng riêng tiêu biểu cho một loại
hình di sản văn hóa đặc biệt. Cụ thể:
- Đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, với số lƣợng di tích rất lớn:
+ Để phù hợp với mục đích cách mạng, các Di tích lịch sử cách mạng thƣờng gắn chặt với
những hoạt động cách mạng của những nhóm chính trị, những tổ chức chính trị đối lập với chế
độ thực dân, bị chính quyền thuộc địa đặt ra ngoài vòng pháp luật nên các tổ chức đó phải hoạt
động bí mật và xây dựng các căn cứ, các cơ sở cách mạng với không gian rộng, đặc điểm riêng,

Comment [A1]: Chuyển phần dưới lên


trải dài khắp cả nƣớc, từ miền ngƣợc đến miền xuôi, từ đồng bằng đến rừng núi, từ đô thị đến
nông thôn:
* Ở miền núi: là những nơi xa xôi, hẻo lánh, nơi chính quyền thực dân kiểm soát lỏng lẻo:
Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang)....
* Ở vùng nông thôn: là những nơi vừa có làng nghề thủ công, vừa gần các đô thị, lúc nào
cƣ dân ở đây và khách thập phƣơng cũng đông đúc, tiện cho việc trà trộn, ẩn nấp của những nhà
cách mạng hoạt động: Vạn Phúc (Hà Đông)...

* Ở đô thị: Các tổ chức cách mạng thƣờng chọn những nơi không ngờ để đặt các cơ sở của
mình: một gia đình giàu có trên phố buôn bán đông đúc nhƣ ngôi nhà số 48 Hàng Ngang của ông
bà Trịnh Văn Bô, nơi Hồ Chí Minh từ Tân Trào (Tuyên Quang) về sống và thảo bản Tuyên ngôn
Độc lập của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...
+ Di tích lịch sử cách mạng trải dài theo thời gian đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Do
đó số lƣợng di tích lịch sử cách mạng ở nƣớc ta không nhỏ.
+ Trong di tích cách mạng có nhiều loại hình di tích, gồm hai mảng chính là mảng di tích
lƣu niệm các sự kiện cách mạng và mảng di tích về những nhân vật làm nên các sự kiện cách
mạng. Ở mỗi mảng lại có nhiều dạng di tích khác nhau. Ví dụ trong mảng di tích về nhân vật làm
nên sự kiện cách mạng rất đa dạng về nhân vật nhƣ: các di tích gắn liền với lãnh tụ Hồ Chí Minh,
các đồng chí cố Tổng Bí thƣ của Đảng: Lê Hồng Phong, Trần Phú,...;các nhà lãnh đạo cấp cao
của Đảng đã qua đời: Tôn Đức Thắng, Võ Chí Công,...;các cán bộ lãnh đạo quân đội: Nguyễn
Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp...;các anh hùng liệt sĩ nhƣ Kim Đồng, Võ Thị Sáu... Đồng thời, gắn
với từng nhân vật cách mạng lại có các dạng di tích xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng
của họ, với không gian và thời gian khác nhau nhƣ gắn với lãnh tụ Hồ Chí Minh có các di tích ở
ATK Định Hóa - Thái Nguyên, Pắc Bó – Cao Bằng,... thậm chí cả ở nƣớc ngoài nhƣ Trung
Quốc, Pháp...
- Di tích cách mạng ở nƣớc ta gắn với các sự kiện và nhân vật cách mạng trong các thời kỳ
khó khăn nên hầu nhƣ không đƣợc bảo quản ngay từ đầu, đặc điểm di tích lại khó bảo tồn: Các di
tích gắn với các khu căn cứ kháng chiến thƣờng có kiến trúc đơn giản, không cầu kỳ, thậm chí
đơn sơ, tạm thời, làm bằng vật liệu dễ bị hƣ hỏng nhƣ: nhà dân, hang động, lán, trại, hầm hào...
Trong khi đó, những di tích cách mạng gắn với thời kỳ hoạt động bí mật đến khi ra công khai, do


vậy, phải mất nhiều thời gian nghiên cứu xác minh giá trị nguồn gốc của di tích, lại thƣờng đƣợc
nghiên cứu tìm lại sau khi cách mạng đã thành công nên hầu hết thƣờng bị biến đổi, hƣ hỏng.
- Di tích cách mạng với đặc điểm là gắn với sự kiện, nhân vật cách mạng, không mang
màu sắc tâm linh nên không thu hút đƣợc sự quan tâm chiêm bái và đóng góp đầu tƣ bảo tồn,
phát huy giá trị của cộng đồng nhƣ các di tích gắn với tín ngƣỡng, tôn giáo.
- Di tích cách mạng do đặc điểm là những di tích của giai đoạn lịch sử hiện đại nên để bảo

tồn và phát huy giá trị các di tích lƣu niệm sự kiện, bên cạnh việc bảo tồn các yếu tố gốc đều có
hiện tƣợng xây dựng bia biển, tƣợng đài, phù điêu, nhà trƣng bày bổ sung để giới thiệu và tôn
vinh các sự kiện. Đối với các di tích lƣu niệm danh nhân cách mạng, song song với quá trình bảo
tồn các yếu tố gốc của di tích cũng đã xuất hiện một số tƣợng nhân vật và nhà trƣng bày về thân
thế và sự nghiệp của nhân vật.
Những đặc điểm kể trên quy định tính đặc thù của tài nguyên du lịch di tích lịch sử cách
mạng. Nó vừa mang lại giá trị khai thác, vừa hạn chế khai thác, tuy mang giá trị khác biệt nhƣng
lại rất khó bảo tồn và phát huy trong phát triển du lịch.

1.2. Vai trò của phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy di tích lịch sử cách mạng
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI khi đƣa ra các nhiệm vụ để chăm lo phát triển văn
hóa, đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ thứ hai, cần:“... bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa,
truyền thống cách mạng”. Nhiệm vụ này đƣợc gắn liền với phát triển du lịch nhƣ là một giải
pháp để phát huy, bảo tồn các di tích lịch sử nói chung và di tích lịch sử cách mạng nói riêng.
Muốn hệ thống di sản tồn tại một cách bền vững, cần phải hiểu rõ nội dung về bảo tồn di
sản và phát huy di sản để có các biện pháp bảo tồn và tổ chức khai thác nhằm phát huy giá trị của
chúng. Tuy nhiên, trong quá khứ, khái niệm “bảo tồn di sản” thƣờng ít đi cùng với khái niệm
“phát huy di sản”:
Theo từ điển Tiếng Việt:
- Bảo tồn: “Giữ lại không để cho mất đi”.
- Phát huy: “Làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”.
Theo Khoản 1, Điều 3, Quy chế bảo quản, tu bổ và bảo tồn di tích 2003:
“Bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích
để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu về Di sản văn hóa và Du lịch văn hóa
1. Trần Thúy Anh (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, sách tham khảo, Nxb Đại học
Quốc gia

2. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2011), Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ,
Nxb Giáo dục Việt Nam
3. Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ
bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trƣờng, Tổng cục Du lịch, tr.98
4. Trƣơng Quốc Bình (2005), Vai trò các di sản văn hóa với sự phát triển du lịch Việt
Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr.22-235. Nguyễn Văn Đính-Trần Thị Minh Hòa, Giáo
trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
5. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp
chí Du lịch Việt Nam, số 11
6. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Bảo tồn văn hóa như một hoạt động phát triển du lịch,
Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, Trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 06/04/2012
7. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội
8. Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Trƣờng Tân (2012), Quản lý di sản văn hóa, Nxb
ĐHQG Hà Nội10. Hoàng Lƣơng (2005), Văn hóa các dân tộc Đông Bắc Việt Nam, Trƣờng ĐH
Văn hóa Hà Nội
9. Phạm Trung Lƣơng (2005), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở
Việt Nam, Nxb Giáo dục
10. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản văn hóa
11. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Du lịch, Nxb Lao
động
12. Dƣơng Văn Sáu (2009), Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch ở Việt Nam, Tạp chí du lịch
Việt Nam, số 4, tr.26-2715.
13. Dƣơng Văn Sáu, Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam,
số 3/2010, tr.3316.
14. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
15. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
16. Thủ tƣớng chính phủ, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 201/QĐ-TTg19. Tổ chức Lao động quốc tế, Bộ công cụ
hướng dẫn giảm nghèo thông qua du lịch (bản tiếng Việt)

17. Tổng cục Du lịch (1998), Non nước Việt Nam, Sách hƣớng dẫn du lịch
18. Đoàn Huyền Trang (2009), Lễ hội văn hóa và du lịch Việt Nam, Nxb Lao động
19. Nguyễn Minh Tuệ và đồng sự (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
20. Đổng Ngọc Minh, Vƣơng Lôi Đình (2001), Kinh tế Du lịch và Du lịch học, NXB Trẻ.
21. Trần Quốc Vƣợng (1998), Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc
22. Bùi Thị Hải Yến (2008), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Tài liệu về Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa
1. Ban quản lý Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên (2014), Di tích
quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa – Thái Nguyên, Nxb Quân đội nhân dân
2. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008), An toàn khu Định Hóa trong căn cứ địa kháng chiến
Việt Bắc, Luận văn thạc sĩ ngành Lịch sử, Thái Nguyên

Comment [A2]: Cố tìm thêm bổ sung tài liệu
tham khảo


3. Đồng Khắc Thọ (2013), ATK – In dấu lịch sử, Nxb Hội nhà văn
4. Đồng Khắc Thọ (2014), Trần Đăng Ninh và trƣởng ban họ Hồ ở ATK Định Hóa, Nxb
Hội nhà văn
5. Trần Xuân Thành (2013), Nghiên cứu bố cục không gian kiến trúc cảnh quan khu du
lịch văn hóa lích sử ATK Định Hóa, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Thái Nguyên.
6. Thủ tƣớng chính phủ (2013), Quyết định phê duyệt Đề án phát triển kinh tế-xã hội
vùng trung tâm ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020
Tài liệu về Thái Nguyên
1. Bảo tàng Thái Nguyên (2003), Thái Nguyên di tích danh thắng và triển vọng tương lai
2. Nguyễn Văn Chiến (2206), Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên
3. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2005), Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI
4. Sở Thƣơng mại và Du lịch Thái Nguyên (2006), Sổ tay du lịch Thái Nguyên
5. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên (2008), Đề án phát triển du lịch Thái
Nguyên giai đoạn 2009 – 2015, tầm nhìn đến 2020

6. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên (2009), Đề án phát triển du lịch Thái
Nguyên giai đoạn 2009-2015
7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên (2014), Đề án Hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo,
phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiên trúc nghệ thuật đã được
xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2014 – 2020
8. Đồng Khắc Thọ (2003), Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh Thái Nguyên
9. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Thái Nguyên trên đường hội nhập, Nxb
Lao động-Xã hội
10. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã
hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Quyết định Phê duyệt đề án phát triển du
lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009-2015

PHỤ LỤC
Bảng 1: Đầu tƣ và phân kỳ đầu tƣ xây dựng, phục hồi, bảo tồn, tôn tạo giá trị các Di tích ATK
(2014 – 2020)
Năm
Hạng mục
Số tiền
2014
Bảo tồn tôn tạo di tích Tỉn Keo, xã Phú Đình
10 tỷ đồng
Phục dựng, tôn tạo di tích Hội nông dân và Ban Nông vận 8 tỷ đồng
Trung ƣơng ở Roong Khoa, xã Điềm Mặc
Tôn tạo, bảo tồn Di tích nơi Báo Quân đội Nhân dân ra số đầu 5 tỷ đồng
(1950) ở Định Biên
Tôn tạo, bảo tồn Di tích Đại tƣớng Nguyễn Chí Thanh, Chủ 8 tỷ đồng
nhiệm Tổng cục Chính trị ở xã Định Biên
2015
Phục dụng, tôn tạo xây dựng Nhà trƣng bày và đón tiếp…tại 11 tỷ đồng

Di tích Nhà tù Chợ Chu, thị trấn Chợ Chu
Phục dựng, tôn tạo bảo tồn di tích Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh 45 tỷ đồng
và Văn phòng Trung ƣơng Đảng ở Nà Mòn, xã Phú Đình
Tôn tạo di tích Khau Tý, đƣờng vào Di tích và làng du lịch 6 tỷ đồng


2017
2019

2020

Bản Quyên, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc
(20/5/1947)
Cải tạo đƣờng vào cụm di tích Tổng bộ Việt Minh, Hội nhà
báo Việt Nam, Hội nông dân…(2,5km)
Phục hồi, tôn tạo, mở đƣờng vào và xây dựng bãi đỗ xe Di
tích Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng ở Thẩm Khen, xã Phú Đình
Bảo tồn, tôn tạo cum di tích Khuôn Tát, nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở và làm việc những năm 1948, 1954
Tôn tạo Di tích nơi làm việc của Văn phòng Bộ Tổng tƣ lệnh
và Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp (nhà đón tiếp, nhà lán làm
việc, chòi gác, hội trƣờng…), xóm Bảo Biên, xã Bảo Linh
Phục hồi, bảo tồn, tôn tạo Di tích nơi thành lập Việt Nam giải
phóng quân (15/5/1945) ở làng Quặng, xã Định Biên
Phục hồi, tôn tạo di tích, nơi làm việc của Trƣởng ban Đảng
vụ Lê Đức Thọ tại đình Bản Bắc, xã Điềm Mặc (1948)

9 tỷ đồng
8 tỷ đồng
15 tỷ đồng

18 tỷ đồng
20 tỷ đồng
5 tỷ đồng

Nguồn: Ban quản lý khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa



×