Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn quân khu 3 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 207 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa
học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Bùi Anh Thi


3

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

5
9

1.1.

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến
9


1.2.

đề tài luận án
Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến

14

1.3.

đề tài luận án
Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình
khoa học đã công bố có liên quan và những vấn đề đặt ra
luận án tiếp tục giải quyết

Chương 2

21

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC
LƯỢNG DÂN QUÂN CỦA CÁC ĐẢNG ỦY XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 3

2.1.

Xã, phường, thị trấn và xây dựng lực lượng dân quân ở các xã,

2.2.

phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3

Đảng ủy xã, phường, thị trấn và chất lượng lãnh đạo xây

25
25

dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị
2.3.

trấn trên địa bàn Quân khu 3
Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh

43

giá nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân
của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO

67

CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
DÂN QUÂN CỦA CÁC ĐẢNG ỦY XÃ, PHƯỜNG, THỊ
TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 3

84


4

3.1.


Thực trạng nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng lực lượng dân

3.2.

quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3
Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng

84

lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã,
phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3
105
Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN
QUÂN CỦA CÁC ĐẢNG ỦY XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
4.1.

TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 3 HIỆN NAY
Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng lãnh

121

đạo xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã,
4.2.

phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 hiện nay
121
Những giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng
lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn
trên địa bàn Quân khu 3 hiện nay


KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

132
162
165
168
187


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1.

Bảo vệ Tổ quốc

BVTQ

2.


Bộ Quốc phòng

BQP

3.

Chính trị - xã hội

CT-XH

4.

Cơ quan quân sự

CQQS

5.

Dân quân tự vệ

DQTV

6.

Kinh tế - xã hội

KT-XH

7.


Lực lượng vũ trang

LLVT

8.

Lực lượng dân quân

LLDQ

9.

Quân khu 3

QK3

10.

Quân sự, quốc phòng

QS,QP

11.

Quân ủy Trung ương

QUTW

12.


Quốc phòng, an ninh

QP,AN

13.

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

14.

Xã, phường, thị trấn

XPTT


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Dân quân là một thành phần của LLVT địa phương, lực lượng nòng cốt
bảo vệ cấp ủy, chính quyền và tính mạng, tài sản của nhân dân, của Nhà nước ở
địa phương; góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát
triển kinh tế địa phương; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương
khi có chiến tranh xảy ra. QK3 là địa bàn chiến lược trọng yếu, một vùng lãnh
thổ rộng lớn, có tiềm năng về kinh tế, quân sự, quốc phòng và đối ngoại. Xây
dựng LLDQ ở các XPTT trên địa bàn QK3 là nhiệm vụ quan trọng trong xây
dựng LLVT QK3, tăng cường tiềm lực và sức mạnh QS, QP của địa phương;

góp phần giữ vững sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước và đấu tranh
làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù
địch đối với cách mạng nước ta.
Đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 là hạt nhân chính trị lãnh đạo phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội, củng cố QP, AN và mọi hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
Sự lãnh đạo của đảng ủy XPTT là nhân tố quyết định trong xây dựng LLDQ vững
mạnh về chính trị, có cơ cấu, tổ chức hợp lý, số lượng phù hợp, chất lượng cao, đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ QS, QP địa phương trong từng thời kỳ cách mạng.
Nhận thức sâu sắc vai trò của LLDQ, kế thừa truyền thống trong lịch sử dựng
nước, giữ nước và bài học kinh nghiệm quý báu xây dựng LLVT của Đảng trong
công cuộc giải phóng dân tộc và BVTQ, trong những năm qua, các đảng ủy XPTT
trên địa bàn QK3 đã quán triệt, thực hiện nghiêm đường lối quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ
đạo xây dựng LLDQ vững mạnh về mọi mặt, góp phần giữ vững ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội và củng cố QP,
AN trên địa bàn Quân khu 3. Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo xây dựng LLDQ của các
đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 vẫn còn không ít hạn chế, bất cập nhất định: nhận
thức, trách nhiệm của các chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo và lực lượng tham gia có lúc chưa
đầy đủ, sâu sắc; nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có thời
điểm chưa khoa học, hợp lý, chưa gắn chặt với điều kiện cụ thể của địa phương; cơ


6

chế, chính sách chậm bổ sung, cập nhật; LLDQ ở một số XPTT chưa cao, chưa thật
hợp lý; việc huy động LLDQ tham gia giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể kết quả có
mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QS, QP địa phương trong tình hình mới.
Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến hết sức nhanh chóng,
phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định; chiến tranh cục bộ, xung
đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo và sự chi phối của các

nước lớn. Việc xuất hiện một số loại hình chiến tranh mới như chiến tranh công nghệ
cao, chiến tranh ủy nhiệm, âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch sử
dụng sức mạnh mềm thông qua các hoạt động kinh tế, ngoại giao, văn hóa, lợi dụng
vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, kết hợp với thực hiện “diễn biến hòa
bình”, “phi chính trị hóa” LLVT, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên
trong, kích động “bạo loạn lật đổ”, gây mất ổn định chính trị, ở từng địa phương cơ sở
đang đặt ra yêu cầu mới cao hơn trong xây dựng, nâng cao chất lượng LLVT địa
phương nói chung, LLDQ ở các XPTT nói riêng. Để xây dựng LLDQ ở các XPTT
trên địa bàn QK3 “vững mạnh, rộng khắp”, có tổ chức, cơ cấu, số lượng hợp lý, chất
lượng tổng hợp, sức chiến đấu cao đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, biện
pháp, trong đó, tăng cường và nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các
đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 là một khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng lãnh đạo
xây dựng lực lượng dân quân của các đảng ủy xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân
khu 3 hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ. Đây là vấn đề cơ bản có ý nghĩa cấp
thiết cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải
pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên
địa bàn QK3 hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và làm
rõ những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết.


7

Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng lãnh đạo xây
dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3.

Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng
cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3.
Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ
của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT
trên địa bàn QK3.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về xây dựng
LLDQ, chất lượng và nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ (dân quân
nòng cốt, dân quân cơ động, dân quân tại chỗ, dân quân biển, dân quân thường
trực…), của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3.
Phạm vi điều tra khảo sát ở một số XPTT, cấp ủy địa phương, CQQS cấp
huyện, cấp tỉnh thuộc các tỉnh, thành phố Hòa Bình, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái
Bình, Nam Định, Hải Phòng. Tư liệu, số liệu phục vụ cho luận án được giới hạn
chủ yếu từ năm 2010 đến nay. Những giải pháp của đề tài có giá trị đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, quan điểm của Đảng về xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, An ninh
nhân dân, xây dựng LLVT nhân dân, BVTQ XHCN; về xây dựng Đảng và
Đảng lãnh đạo công tác QS, QP địa phương. Hệ thống pháp luật của Nhà
nước về xây dựng LLVT nhân dân, DQTV và lực lượng dự bị động viên.
Cơ sở thực tiễn
Hiện thực lãnh đạo, chất lượng lãnh đạo, nâng cao chất lượng lãnh đạo
xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3; các tài liệu, báo cáo


8


sơ kết, tổng kết về công tác xây dựng Đảng, về lãnh đạo công tác QS, QP địa
phương, xây dựng LLVT địa phương của một số tỉnh ủy, huyện ủy, đảng ủy
quân sự tỉnh, đảng ủy quân sự huyện và đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 và kết
quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả luận án.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên
ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn
dịch; hệ thống cấu trúc; lôgic kết hợp với lịch sử; thống kê, so sánh; tổng kết
thực tiễn; điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng quan niệm chất lượng và nâng cao chất lượng lãnh đạo xây
dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3.
Rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ
của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3.
Đề xuất một số nội dung, biện pháp khả thi trong các giải pháp nâng cao chất
lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ, sâu sắc hơn
những vấn đề lý luận về chất lượng lãnh đạo và nâng cao chất lượng lãnh đạo
xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3.
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp luận cứ khoa học phục vụ
cấp ủy, chính quyền, CQQS các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất
lượng xây dựng LLDQ “vững mạnh, rộng khắp”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
QS, QP địa phương.
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu, giảng dạy, học tập trong các nhà trường quân đội, trung tâm bồi
dưỡng chính trị quận, huyện và trường Đảng tỉnh, thành phố.
7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công trình của
tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài
luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng và hoạt động của lực
lượng vũ trang, lực lượng dân quân tự vệ
Đ.A.Vôn-cô-gô-nốp, trong cuốn sách “Học thuyết Mác - Lênin về chiến
tranh và quân đội”[125], đã khẳng định: Tổ chức xây dựng LLDQ du kích để
tiến hành chiến tranh nhân dân BVTQ XHCN là cần thiết. Vấn đề này xuất
phát từ luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tính chất chính nghĩa, vai trò
của quần chúng nhân dân trong chiến tranh BVTQ XHCN; xuất phát từ kinh
nghiệm lịch sử và truyền thống của dân tộc Nga. Về tổ chức xây dựng lực
lượng, tác giả đã chỉ rõ, ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh, cùng với
động viên quân đội, Đảng và Chính phủ Liên Xô đã “thành lập các sư đoàn dân
quân”, ở Mátxcơva 4 ngày đã thành lập 11 sư đoàn gồm 137.000 người, ở
Lêningrat, số lượng dân quân đã vượt quá 300.000 người. Chiến tranh bước
sang tháng thứ hai thì tất cả các thành phố, huyện lỵ trong cả nước đã xây dựng
được những tiểu đoàn dân quân. Chỉ riêng ở thành phố Mátxcơva và tỉnh
Mátxcơva đã có đến 187 tiểu đoàn dân quân du kích” [125, tr.274-275]. Về
nguyên nhân của những thành công trong xây dựng LLDQ, đáp ứng yêu cầu
của chiến tranh bảo vệ BVTQ, theo tác giả Đ.A.Vôn -cô-gô-nốp: “Cái chính
để bảo đảm thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống quân thù là ngay từ đầu đã
xây dựng được những tổ chức Đảng bí mật vững chắc, trong quá trình đấu

tranh, những tổ chức này đã phát triển một đội ngũ đông đảo và đã lãnh đạo
phong trào du kích rộng rãi” [125, tr.274].
Chương Tư Nghị, trong cuốn sách “Công tác chính trị của Quân giải
phóng nhân dân Trung quốc” [106], đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản của


10

dân binh như: Dân binh là bộ phận cấu thành quan trọng của LLVT do Đảng
cộng sản lãnh đạo, lực lượng dân binh không chỉ tổ chức xây dựng trong
thời chiến, mà còn tổ chức xây dựng trong thời bình để bảo vệ thành quả
cách mạng, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng tiến hành chiến tranh nhân dân BVTQ;
về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng dân binh, công trình này chỉ rõ, lực
lượng dân binh có trách nhiệm bảo vệ, tôn trọng, giúp đỡ chính quyền cách
mạng, chấp hành pháp lệnh, pháp luật của nhà nước và chính sách, phương
châm đường lối của Đảng mà trực tiếp là cấp ủy, chính quyền địa phương; bảo
vệ đời sống yên lành của nhân dân, đồng thời xung kích trên mặt trận lao động
sản xuất. Tác giả nhấn mạnh, công tác xây dựng dân binh về chính trị, cần tăng
cường giáo dục công tác tư tưởng cho dân binh, là mắt xích trung tâm của việc
xây dựng văn minh tinh thần XHCN cho dân binh. Xây dựng dân binh về chính
trị phải tiến hành trong thời gian 10% của chương trình huấn luyện hàng năm
và phải được phân chia phù hợp theo từng đối tượng.
Ở Trung Quốc có lực lượng Dân binh. Điều 36 Luật nghĩa vụ quân sự
Trung Hoa xác định Dân binh là tổ chức vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất,
là trợ thủ và là lực lượng hậu bị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa. Điều 37
của Luật này xác định: “Xã, bản, thị trấn và các đơn vị hành chính, sự nghiệp, xí
nghiệp thành lập tổ chức dân binh”.
U Đôm Xay Mường Khột, trong luận án “Xây dựng lực lượng vũ trang
địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở địa bàn Trung Lào” [124], đã tập
trung luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn công tác xây

dựng LLVT địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh; xây dựng quan niệm và
những vấn đề có tính nguyên tắc, làm rõ thực trạng và một số kinh nghiệm xây
dựng LLVT địa phương, trong khu vực phòng thủ tỉnh ở địa bàn Trung Lào. Về
nội dung xây dựng LLVT, theo các tác giả phải xây dựng toàn diện, chú trọng
xây dựng yếu tố chính trị, tinh thần; xây dựng đội ngũ cán bộ trong LLVT; xây
dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, các tổ chức quần chúng trong
LLVT vững mạnh toàn diện.


11

Phôn Thong Phăn Cha Lơn Phôn, trong luận án “Nghiên cứu xây dựng và
hoạt động của bộ đội địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở Bắc Lào”
[107], đã luận bàn làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về xây
dựng và hoạt động của bộ đội địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Lào.
Bàn về xây dựng và hoạt động của lực lượng DQTV, tác giả khẳng định: Lực
lượng DQTV là lực lượng bán vũ trang, tại chỗ, đông đảo, có sự ràng buộc lớn
đối với gia đình ngay tại các bản, cụm bản; DQTV là thành viên của LLVT địa
phương, nhưng chỉ được tổ chức xây dựng ở cấp bản, cụm bản, các doanh
nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, công nông trường đứng chân trên địa phương, sẵn
sàng làm nhiệm vụ QP, AN tại địa phương, cơ sở; đồng thời khi cần thiết cũng
tham gia thành phần để động viên lực lượng bổ sung cho quân đội.
Khăm Phun Lươn Sôm Vẳng, trong bài viết “Xây dựng tiềm lực quân
sự khu vực phòng thủ các tỉnh ở địa bàn Nam Lào trong tình hình mới”
[92], đã luận bàn về xây dựng tiềm lực quân sự trong khu vực phòng thủ,
trong đó xây dựng LLVT (bao gồm bộ đội địa phương, DQTV, công an
nhân dân và Bộ đội Biên phòng địa phương…), là nội dung quan trọng trong
xây dựng tiềm lực quân sự khu vực phòng thủ. Tác giả chỉ rõ, thành phần
DQTV là cán bộ, chiến sĩ; lực lượng nòng cốt gồm những công dân đã hoàn
thành nghĩa vụ quân sự và những người có đủ điều kiện quy định trong Luật

DQTV. Xây dựng lực lượng DQTV theo hướng rộng khắp, có chất lượng
tổng hợp cao, là lực lượng bán vũ trang thường trực tại các cơ sở để bảo vệ
chính quyền, xử lý các tình huống ở địa bàn, phấn đấu từng bản có tiểu đội
dân quân, cụm bản có trung đội dân quân, các nhà máy, xí nghiệp, nông
trường có từ tiểu đội đến trung đội dân quân tự vệ.
Ở Cu Ba có lực lượng Dân quân bộ đội lãnh thổ. Điều 50 của Luật Quốc
phòng Cu Ba qui định: Dân quân là một bộ phận của các LLVT cách mạng và
là một trong những hình thức tổ chức của nhân dân Cu Ba để tiến hành đấu
tranh vũ trang và thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng khác. Luật cũng qui định


12

rõ trách nhiệm của Bộ các LLVT cách mạng, chính quyền địa phương các cấp,
các doanh nghiệp đối với xây dựng, quản lý, sử dụng LLDQ ở các địa phương.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo xây dựng lực
lượng vũ trang, lực lượng dân quân tự vệ
I.S.Mét - Nhi - Cốp, “Đảng Cộng sản người lãnh đạo và giáo dục các lực
lượng vũ trang Xô Viết”[98], đã khẳng định các LLVT cách mạng phải đặt
dưới sự lãnh đạo và giáo dục của Đảng Cộng sản; tăng cường vai trò lãnh đạo
của tổ chức đảng là qui luật khách quan, nền tảng cơ bản nhất của việc xây
dựng LLVT vững mạnh. Cũng theo tác giả, để tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối LLVT, đòi hỏi phải nâng cao tính tiền phong, gương mẫu của cán
bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; cùng với đó, Đảng phải
nhận rõ những qui luật khách quan của sự phát triển xã hội để nâng cao hơn
nữa tính đúng đắn, chính xác, khoa học của các chủ trương, biện pháp lãnh đạo
giáo dục các LLVT Xô Viết.
A.A.Ê-Pi-Sép, trong cuốn sách “Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên
Xô là nguồn gốc quyết định sức mạnh của Quân đội và Hải quân Liên Xô”
[82], đã phân tích hoạt động của Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô Viết trong

lãnh đạo, quản lý xây dựng tổ chức và hoạt động của LLVT nói chung và lực
lượng DQTV nói riêng, trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Đồng thời, tác giả
khẳng định trong giai đoạn cách mạng mới, đòi hỏi phải tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với các LLVT, xuất phát từ
những lý do chủ yếu sau: Thứ nhất, tính năng động trong sự phát triển của
tình hình trên vũ đài quốc tế, tầm quan trọng của việc giải quyết đúng đắn
những vấn đề chiến tranh và hòa bình và tính chất phức tạp của nhiệm vụ củng
cố khả năng phòng thủ của Tổ quốc XHCN [82, tr.12]; Thứ hai, tính chất phức
tạp của những nhiệm vụ quân sự và những mối quan hệ nhiều mặt của nhiệm
vụ đó với sự phát triển của toàn xã hội. Trình độ, sức chiến đấu đạt được của
Quân đội và Hải Quân Xô Viết là kết quả trực tiếp của những ưu thế lớn lao
của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, của chế độ xã hội và nhà nước của chúng


13

ta và ảnh hưởng của nó đối với việc củng cố sức mạnh phòng thủ của đất
nước. Chính thông qua chính sách của Đảng mà những tiềm lực về kinh tế và
khoa học của đất nước phát huy được tác động của mình đối với việc nâng cao
sức mạnh chiến đấu của các LLVT [82,tr.16]; Thứ ba, việc nâng cao vai trò lãnh
đạo Đảng đối với các LLVT còn được quy định bởi ảnh hưởng ngày càng lớn của
các nhân tố CT-XH đối với việc củng cố sức mạnh phòng thủ của đất nước; là do
nhiệm vụ quốc tế ngày càng rộng lớn sâu sắc của Nhà nước Xô - Viết và các
LLVT của Nhà nước trong bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội [82, tr. 18].
A. Xê rê kin, trong cuốn sách“Sự phát triển ngày càng lớn, vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Liên Xô trong củng cố lực lượng vũ trang và một số vấn đề
xây dựng Đảng trong Quân đội và Hải quân Liên Xô”[127], đã khẳng định vai trò
to lớn của Đảng Cộng sản lãnh đạo quân sự, xây dựng quân đội cách mạng và kết
luận: Sự lãnh đạo của Đảng đối với các LLVT là nguyên tắc trong xây dựng quân
đội cách mạng nhằm bảo đảm xây dựng niềm tin, sự giác ngộ chính trị, hướng dẫn

hành động cho bộ đội. Theo tác giả, khi Đảng Cộng sản đã xác định được đường
lối đúng đắn, chính sách phù hợp, thì kết quả công việc phụ thuộc quyết định
trước hết vào khâu tổ chức thực hiện đường lối. Đối tượng quan tâm đặc biệt của
tổ chức đảng trong tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
là lãnh đạo xây dựng đơn vị, xây dựng tổ chức chỉ huy, xây dựng đời sống mọi mặt
của đơn vị và duy trì sẵn sàng chiến đấu, nâng cao chất lượng huấn luyện bộ đội.
Muốn đạt kết quả cao trong thực hiện nhiệm vụ, trước hết tổ chức lãnh đạo, tổ chức
chỉ huy và toàn đơn vị phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục,
mà chủ thể giáo dục là các cơ quan, tổ chức đảng, cán bộ đảng viên đối với bộ đội;
nêu cao tính gương mẫu của tập thể cấp ủy, đảng ủy viên và cán bộ, đảng viên ở đơn
vị; phát huy dân chủ, tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng; nâng cao tính tích
cực, chủ động, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, của đội ngũ cán bộ, đảng viên
trong lãnh đạo tổ chức thực hiện, giải quyết tốt các mối quan hệ, tạo sự đoàn kết
nhất trí; hoạt động lãnh đạo luôn gắn bó chặt chẽ với quần chúng đơn vị, góp phần
hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo chính trị của đơn vị.


14

Phôn Thong Phăn Cha Lơn Phôn, trong bài viết “Tăng cường sự lãnh
đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền các cấp trong xây dựng bộ
đội địa phương vững mạnh về chính trị ở các tỉnh Bắc Lào”[108], đã xác định,
để tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền các cấp
trong xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh về chính trị cần thực hiện tốt
một số giải pháp cơ bản sau: Các cấp ủy đảng phải có nghị quyết lãnh đạo, ủy
ban nhân dân, CQQS địa phương các cấp phải có kế hoạch xây dựng lực lượng
bộ đội địa phương vững mạnh toàn diện, trọng tâm là xây dựng về chính trị;
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân tham gia xây
dựng bộ đội địa phương vững mạnh toàn diện; Tiếp tục nắm và thực hiện tốt
các nguyên tắc xây dựng bộ đội địa phương vững mạnh về chính trị.

Khăm Sỏn Kẹo Bun Păn, trong bài viết “Một số yêu cầu về lực lượng
vũ trang địa phương tham gia xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ở Nam
Lào”[91], đã khẳng định: LLVT phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
ủy BQP, sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, điều hành của chính quyền địa
phương. Để lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời đối với LLVT địa phương cần
bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền địa
phương về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Đồng thời, phải đối
mới, nâng cao năng lực, phương pháp lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính
quyền địa phương phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn các tỉnh Nam Lào.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên
quan đến đề tài luận án
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng và hoạt động của lực
lượng vũ trang và dân quân tự vệ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong cuốn sách “Dân quân tự vệ một lực
lượng chiến lược” [85], đã khẳng định: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu
nước vĩ đại của nhân dân ta, ba thứ quân vẫn là hình thức tổ chức LLVT thích
hợp nhất để tiến hành chiến tranh nhân dân; lực lượng DQTV vẫn giữ vai trò
chiến lược hết sức quan trọng. DQTV cùng với các LLVT yêu nước khác của


15

nhân dân Việt Nam đã từng đánh bại phát xít Nhật, tống cổ thực dân Pháp ra khỏi
đất nước, ngày nay với mọi thứ vũ khí có trong tay, kể cả thô sơ và hiện đại, vẫn giữ
vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Mỹ” [85,
tr.124-125]. Theo Đại tướng, trong giai đoạn cách mạng hiện nay “Đi đôi với xây dựng
QĐND chính quy, hiện đại, cần ra sức tăng cường xây dựng LLVT quần chúng
mạnh mẽ và rộng khắp, phát triển các tổ chức DQTV ở khắp nông thôn và thành
thị, với số lượng thật đông và chất lượng ngày càng cao, có sức mạnh chiến đấu
ngày càng lớn, phù hợp với sự phát triển về mọi mặt của đất nước ta trong công

cuộc xây dựng XHCN, với yêu cầu chiến đấu ngày càng cao của chiến tranh
nhân dân, chiến tranh BVTQ XHCN trong điều kiện hiện đại” [85, tr.243]. Bàn
về xây dựng lực lượng DQTV trong giai đoạn hiện nay, Đại tướng nhấn mạnh:
“Cần phải xuất phát từ những đặc điểm về điều kiện và hoàn cảnh khác nhau của
các địa phương để đề ra nhiệm vụ và phương hướng xây dựng LLVT quần
chúng một cách thích hợp, cần phải nắm chắc vấn đề nâng cao chất lượng, nâng
cao sức mạnh chiến đấu, coi trọng khâu then chốt, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ cốt cán trong lực lượng DQTV” [85, tr.250-251].
Đại tướng Văn Tiến Dũng, trong công trình “Sức mạnh giữ nước của
dân tộc Việt Nam”[33], đã tổng kết kinh nghiệm về tổ chức lực lượng DQTV
của các địa phương và những thành tích, chiến công bảo vệ địa phương, cơ sở
của lực lượng DQTV trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trên cơ sở phân tích luận giải làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng ta về xây dựng LLVT, lực lượng DQTV hiện nay. Tác giả, khẳng định:
DQTV cần được xây dựng mạnh mẽ, rộng khắp với quy mô thích hợp, thực hiện
ở đâu có sản xuất, có dân là có DQTV; Dân quân tự vệ phải được tổ chức vừa có
lực lượng nòng cốt, vừa có lực lượng rộng rãi, lực lượng chiến đấu và lực lượng
phục vụ chiến đấu, lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động, có bộ binh và một số
đơn vị binh chủng. Quy mô tổ chức có thể đến đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, xí
nghiệp lớn có thể tổ chức sư đoàn tự vệ. Trong quá trình xây dựng, hết sức coi


16

trọng xây dựng về chất lượng; chú ý tăng cường thành phần công nhân, số lượng
đảng viên, đoàn viên cho lực lượng DQTV” [33, tr.230].
Đỗ Mạnh Hòa, trong cuốn sách“Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
vững mạnh về chính trị trong thời kỳ mới” [86], đã khẳng định xây dựng lực
lượng DQTV vững mạnh toàn diện, có chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến
đấu cao là đòi hỏi khách quan trong xây dựng LLVT cách mạng của Đảng và

Nhà nước; trong đó xây dựng về chính trị là một nguyên tắc cơ bản, là cơ sở để
xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh. Trong thời kỳ mới, nhiệm vụ BVTQ
Việt Nam XHCN có sự phát triển về mục tiêu, nội dung, phương thức và lực
lượng tiến hành. Trước yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận
chiến tranh nhân dân BVTQ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở
từng địa phương, trên từng địa bàn, vai trò của lực lượng DQTV càng tăng lên.
Chính vì vậy, xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh về chính trị làm cơ sở
nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu là yêu cầu khách quan, là
vấn đề có tính nguyên tắc, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong đấu tranh phòng,
chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và sẵn sàng
đánh thắng chiến tranh xâm lược từ bên ngoài của các thế lực thù địch, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới.
Nguyễn Trung Anh, trong luận án “Xây dựng lực lượng dân quân ở xã
có nhiều giáo dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ”[02], tác giả đã nghiên cứu một
cách toàn diện có hệ thống về xây dựng LLDQ ở các xã có nhiều đồng
bào theo đạo Thiên Chúa giáo ở Đồng bằng Bắc Bộ. Tập trung nghiên cứu
xây dựng dân quân về chính trị, từ đó làm nổi bật tính khoa học, nét đặc
trưng trong công tác phát triển đảng viên và bồi dưỡng nội dung, phương
pháp tác phong công tác vận động quần chúng cho dân quân. Trên cơ sở
nội dung, luận án đề xuất một số giải pháp xây dựng LLDQ ở xã có nhiều
giáo dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.


17

Phạm Hồng Kỳ (Chủ nhiệm đề tài cấp BQP) “Nghiên cứu về tổ chức
xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ biển
trong tình hình mới”[94], đã khẳng định: vị trí, vai trò to lớn của lực lượng
DQTV biển trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của nước
ta; tính tất yếu khách quan phải xây dựng lực lượng DQTV biển vững mạnh

trong tình hình mới và đi đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra
những bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức, xây dựng và hoạt động của lực
lượng DQTV biển những năm qua. Đề tài đã làm rõ các nội dung, phương
pháp, quy trình và những giải pháp mang tính đột phá về tổ chức xây dựng,
hoạt động của lực lượng DQTV biển, cũng như cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý, chỉ huy đối với lực lượng này. Trong đó, xác định giải pháp cơ bản quan
trọng hàng đầu là tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, quản lý,
điều hành của chính quyền các cấp đối với tổ chức, huấn luyện và hoạt động
của lực lượng DQTV biển trong tình hình hiện nay.
Nguyễn Tiến Chung, trong luận án “Nâng cao chất lượng chính trị của lực
lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 giai đoạn hiện nay”[29], đã luận giải làm rõ
những vấn đề cơ bản về chất lượng chính trị, nâng cao chất lượng chính trị của lực
lượng DQTV Quân khu 1; chỉ ra thực trạng, kinh nghiệm và những yếu tố tác động,
xác định yêu cầu xây dựng DQTV vững mạnh về chính trị trong tình hình mới, đề
xuất một số giải pháp: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, phát huy vai trò của các
chủ thể trong nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV Quân khu 1; nâng
cao chất lượng giáo dục chính trị, công tác quản lý DQTV Quân khu 1; thực hiện
tốt chính sách, luật pháp, tạo môi trường thuận lợi nâng cao chất lượng chính trị của
lực lượng DQTV Quân khu 1; đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, quan tâm dự
báo tình hình, kịp thời phát hiện và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh, không
ngừng nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng DQTV ở Quân khu 1 giai đoạn
hiện nay; giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của chính
quyền địa phương đối với lực lượng DQTV Quân khu 1.


18

Nguyễn Thanh Tuyên (Chủ nhiệm đề tài) “Xây dựng lực lượng dân
quân thường trực ở xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển, đảo trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” [120], đã

luận giải những vấn đề cơ bản về xây dựng LLDQ thường trực; yêu cầu, nội
dung xây dựng LLDQ thường trực ở XPTT biên giới, ven biển, đảo trong điều
kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trên cơ sở chỉ ra những yếu tố
tác động của nền kinh tế thị trường, đề tài xác định 05 (năm) giải pháp chủ yếu
xây dựng LLDQ thường trực ở XPTT biên giới, ven biển đảo trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay: Tăng cường sự lãnh
đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với xây dựng LLDQ
thường trực ở XPTT biên giới, ven biển, đảo; nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của các tổ chức, các lực lượng ở địa phương đối với xây dựng LLDQ thường
trực ở XPTT biên giới, ven biển, đảo ; xây dựng LLDQ thường trực ở XPTT
biên giới, ven biển, đảo vững mạnh về chính trị tinh thần; thường xuyên đổi
mới hình thức, phương pháp huấn luyện nâng cao trình độ, khả năng phối hợp
hoạt động thực hiện nhiệm vụ trong thời bình, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ
chiến đấu thời chiến; tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ đối
với LLDQ thường trực ở XPTT biên giới, ven biển, đảo.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo xây dựng lực
lượng vũ trang, dân quân tự vệ
Trần Ngọc Hồi, trong luận án “Tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy,
thành ủy đối với công tác quân sự, quốc phòng địa phương trên địa bàn Quân
khu 3 hiện nay”[89], đã luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về
sự lãnh đạo của tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK3 đối với công tác QS, QP địa
phương. Trong mục bàn về nội dung lãnh đạo công tác QS, QP địa phương của
các tỉnh ủy, thành ủy, luận án đã xác định một số yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo
xây dựng LLVT của tỉnh ủy, thành ủy cụ thể: Cấp uỷ địa phương các cấp cần
nắm chắc quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh QK3 và
tình hình thực tiễn địa phương, tập trung lãnh đạo xây dựng LLVT cả về


19


chính trị, tư tưởng và tổ chức; coi trọng xây dựng đảng ủy quân sự địa
phương trong sạch vững mạnh, xây dựng CQQS địa phương vững mạnh toàn
diện, đồng thời, kết hợp chặt chẽ với xây dựng đội ngũ cán bộ CQQS địa
phương có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tác giả đã đánh
giá khách quan, khoa học về thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo;
đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy, thành
ủy trên địa bàn QK3 đối với công tác QS, QP địa phương gồm: Nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ quan chức năng và các tầng lớp
nhân dân các tỉnh, thành phố trên địa bàn QK3 đối với công tác QS, QP địa
phương; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của các
tỉnh ủy, thành ủy trên địa bàn QK3 đối với công tác QS, QP địa phương; tập
trung xây dựng đảng ủy quân sự, CQQS các tỉnh thành phố trên địa bàn Quân
khu trong sạch vững mạnh, đủ sức làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa
phương trong công tác QS, QP địa phương; lãnh đạo và phát huy vai trò của hệ
thống chính trị trong thực hiện công tác QS, QP địa phương ở các tỉnh, thành
phố trên địa bàn QK3; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức tốt các
hoạt động sơ, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ QS, QP địa phương ở
các tỉnh, thành phố trên địa bàn QK3.
Nguyễn Văn Thành, trong luận án “Các tỉnh ủy trên địa bàn Quân
khu 1 lãnh đạo công tác quốc phòng, quân sự ở địa phương giai đoạn hiện
nay”[117], đã luận giải làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo
của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với công tác QS, QP địa phương và
đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo công tác QS, QP địa
phương của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1. Theo tác giả, tăng cường sự
lãnh đạo công tác QS, QP địa phương của các tỉnh ủy hiện nay, trước hết cần tập
trung tăng cường lãnh đạo xây dựng CQQS địa phương vững mạnh, đủ sức làm
tốt công tác tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác QS,
QP ở địa phương; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng DQTV theo
phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, ở đâu có nhân dân, ở đó có DQTV và



20

do “dân bàn, dân cử, dân chăm lo”, duy trì tỷ lệ DQTV theo đúng luật DQTV;
tăng cường tỷ lệ đoàn viên, đảng viên trong lực lượng DQTV; lãnh đạo, chỉ đạo
xây dựng đội ngũ cán bộ trong các đơn vị DQTV có số lượng đủ, cơ cấu hợp lý,
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác QS, QP của địa phương
trong giai đoạn mới.
Trần Tất Thắng, trong luận án “Nâng cao năng lực lãnh đạo công tác quốc
phòng, quân sự địa phương của đảng ủy quân sự tỉnh, thành phố trên địa bàn
Quân khu 3 giai đoạn hiện nay” [118], tác giả khẳng định: Để nâng cao năng lực
lãnh đạo công tác QS, QP địa phương trên địa bàn QK3 cần tập trung làm tốt một
số giải pháp sau: Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các
chủ thể, các lực lượng; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo của cán bộ
chủ trì và cơ quan cấp trên; xác định đúng và thực hiện tốt các nội dung, vận dụng
linh hoạt, sáng tạo các hình thức biện pháp nâng cao; phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của đảng ủy quân sự trong tự học tập, rèn luyện nâng cao năng lực
lãnh đạo công tác QS, QP địa phương; phát huy sức mạnh tổng hợp trong nâng
cao năng lực lãnh đạo công tác QS, QP địa phương của đảng ủy tỉnh, thành phố.
Vũ Quang Sơn, trong luận án“Nâng cao chất lượng lãnh đạo của
đảng ủy trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu
trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” [114], đã phân
tích, luận giải khoa học quan niệm về chất lượng lãnh đạo của tổ chức cơ
sở đảng, bao gồm tính đúng đắn của các chủ trương, biện pháp lãnh đạo;
của việc tổ chức thực hiện nghị quyết; kiểm tra, giám sát việc thực hiện
nghị quyết của các chủ thể lãnh đạo; được phản ánh ở kết quả hoàn thành
nhiệm vụ và mức độ chuyển biến của các đối tượng lãnh đạo. Xác định
những vấn đề có tính nguyên tắc trong chỉ đạo hoạt động và nâng cao chất
lượng lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng. Chỉ ra sự cần thiết phải nâng cao
chất lượng lãnh đạo của đảng ủy trung đoàn. Bằng kết quả, điều tra, khảo

sát, thực tiễn tác giả đã đánh giá đúng thực trạng chất lượng lãnh đạo của


21

đảng ủy trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu,
chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số bài học kinh nghiệm, đề xuất một số
giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng.
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu chủ yếu của
các công trình khoa học đã công bố có liên quan và
những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố liên quan đến đề tài luận án
Từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu ở trong nước và
ngoài nước đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản sau:
Một là, phân tích, luận giải vị trí, vai trò, đặc điểm của lực lượng
DQTV và xây dựng lực lượng DQTV. Một số công trình đã tổng kết thực
tiễn, rút ra những kinh nghiệm quý về xây dựng và hoạt động của lực lượng
DQTV trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau, cả trong thời chiến và thời
bình; đồng thời khẳng định, hiện nay DQTV cần phải được xây dựng
“vững mạnh, rộng khắp” với qui mô, tổ chức phù hợp, thực hiện ở đâu có
sản xuất, có nhân dân là có DQTV. Lực lượng DQTV phải được tổ chức
vừa có lực lượng nòng cốt, vừa có lực lượng rộng rãi, lực lượng chiến đấu
và lực lượng phục vụ chiến đấu, lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động, có
bộ binh và một số binh chủng, hết sức coi trọng xây dựng lực lượng DQTV
vững mạnh về chính trị, tăng cường số lượng đảng viên, đoàn viên trong
lực lượng DQTV...
Hai là, khẳng định xây dựng và hoạt động của DQTV phải đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước mà trực tiếp là sự lãnh
đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở; khẳng định sự cần thiết

tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, quản lý của chính quyền địa phương đối với
xây dựng LLVT nói chung, xây dựng DQTV nói riêng. Để tăng cường sự lãnh
đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với xây dựng lực lượng
DQTV, trước hết, cần phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các


22

lực lượng và cần phải có những qui định cụ thể để cấp ủy, chính quyền, các cơ
quan ban ngành, đoàn thể ở địa phương thống nhất lãnh đạo, quản lý, điều hành
xây dựng DQTV ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
Ba là, đánh giá thực trạng lãnh đạo xây dựng LLVT, chất lượng, nâng
cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLVT trong phạm vi nghiên cứu với những
ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm khá cụ thể. Thông qua đánh giá thực tiễn, một
số công trình đã tổng kết một số kinh nghiệm về xây dựng LLVT, lãnh đạo,
nâng cao chất lượng lãnh đạo LLVT của tổ chức cơ sở đảng.
Bốn là, phân tích những yếu tố tác động đến xây dựng LLVT, DQTV
trong điều kiện mới và làm rõ những vấn đề đặt ra trong hoạt động lãnh
đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện xây dựng LLVT, DQTV của cấp
ủy, chính quyền, CQQS địa phương các cấp, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp
ở địa phương và đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng đáp ứng yêu cầu lãnh đạo xây
dựng LLVT trong phạm vi nghiên cứu xác định.
Từ khái quát nội dung chủ yếu của các công trình tiêu biểu đã công bố có
liên quan đến đề tài cho thấy, do mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu của
mỗi công trình khác nhau nên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ
bản, hệ thống về nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy
XPTT trên địa bàn QK3 dưới góc độ khoa học Xây dựng Đảng và chính quyền
nhà nước. Vì vậy, đề tài luận án là công trình khoa học độc lập, không trùng lặp
với các công trình khoa học đã nghiệm thu, công bố.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Căn cứ kết quả khái quát nội dung chủ yếu của các công trình có liên
quan và xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án tập trung giải
quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ về XPTT và vai trò, đặc điểm nhiệm vụ xây
dựng LLDQ của các XPTT trên địa bàn QK3; chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, mối quan hệ của đảng ủy XPTT và những vấn đề cơ bản về hoạt động
lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3.


23

Thứ hai, luận giải làm rõ quan niệm lãnh đạo, chất lượng lãnh đạo,
những yếu tố quy định, biểu hiện chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của
các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3.
Thứ ba, xây dựng quan niệm, xác lập những vấn đề có tính nguyên tắc
và tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các
đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3.
Thứ tư, tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu, số liệu từ thực tiễn
lãnh đạo xây dựng LLDQ, tham khảo các nghị quyết, báo cáo sơ, tổng kết công
lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện xây dựng LLDQ của một số đảng ủy XPTT,
CQQS huyện, tỉnh trên địa bàn QK3; đánh giá đúng những ưu điểm, hạn chế,
khuyết điểm, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất
lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3.
Thứ năm, luận giải về sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan,
chỉ rõ thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức và xác lập các yêu cầu, đề xuất
những giải pháp toàn diện, đồng bộ, khả thi nâng cao chất lượng lãnh đạo xây
dựng LLDQ của các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 hiện nay.



24

Kết luận chương 1
Xây dựng LLDQ và lãnh đạo xây dựng LLDQ là vấn đề quan trọng
trong tăng cường, củng cố sức mạnh QS, QP của các quốc gia, luôn được các
nhà chính trị, quân sự, các tướng lĩnh, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Đã có nhiều công trình khoa học, bài nói, viết với nhiều góc độ tiếp cận và
nội dung đề cập khác nhau.
Các công trình khoa học đã góp phần khái quát, hệ thống, luận giải, phân
tích một số vấn đề cơ bản về vị trí, vai trò, đặc điểm của LLDQ; vai trò của cấp
ủy, tổ chức đảng và sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ
chức đảng đối với xây dựng LLVT, DQTV. Đồng thời, các công trình đã đánh
giá khá sâu sắc kết quả lãnh đạo công tác QS, QP địa phương nói chung, xây
dựng LLVT nói riêng của cấp ủy địa phương, chỉ ra sự bất cập, hạn chế, khuyết
điểm cũng như những vấn đề mới đặt ra trong lãnh đạo xây dựng LLVT của cấp
ủy địa phương trong điều kiện mới và tổng kết những kinh nghiệm xây dựng,
lãnh đạo, nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLVT của cấp ủy địa phương
các cấp. Đồng thời, các công trình bước đầu đề xuất một số giải pháp tăng
cường, nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLVT, LLDQ của các cấp ủy, tổ
chức đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện, hệ thống về nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng LLDQ của
các đảng ủy XPTT trên địa bàn QK3 với tính chất là công trình khoa học
độc lập. Những công trình liên quan đến đề tài là tài liệu tham khảo có giá
trị, góp phần cung cấp cho tác giả cơ sở lý luận và thực tiễn để thực hiện mục
tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.


25


Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
DÂN QUÂN CỦA CÁC ĐẢNG ỦY XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 3
2.1. Xã, phường, thị trấn và xây dựng lực lượng dân quân ở các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3
2.1.1. Xã, phường, thị trấn và lực lượng dân quân ở các xã, phường,
thị trấn trên địa bàn Quân khu 3
* Xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3
Quân khu 3 gồm 9 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình,
Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam; có diện tích tự
nhiên là 20.281,9 km2; 135 km đường biên giới trên bộ giáp với Trung Quốc và 482
km bờ biển với trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, án ngữ hướng biển Đông và Đông Bắc
của Tổ quốc [Phụ lục 1]. Hiện nay, trên địa bàn QK3 có 1.808 XPTT (16 xã biên
giới; 123 xã ven biển; 364 xã miền núi; 31 xã đảo [Phụ lục 2]) được tổ chức theo
đúng Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các XPTT trên địa bàn QK3 đa dạng về loại hình: đồng bằng, rừng
núi, trung du và vùng biển, đảo với hệ thống sông ngòi chằng chịt; nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè
nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô, lạnh; nhiệt độ trung bình trong năm
khoảng từ 23 - 24 độ C; lượng mưa trung bình từ 1800 - 2000mm/năm; số
giờ nắng trung bình đạt 1600 - 1800 giờ/năm. Tính đến tháng 8/2019, dân
số của các XPTT trên địa bàn QK3 khoảng trên 12 triệu người, có 5 tôn
giáo và 23 dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Mường, Sán dìu, Sán chỉ... sinh
sống đan xen và phân bố không đồng đều.
Kinh tế của các XPTT địa bàn QK3 có sự phát triển tích cực, tỷ lệ
tăng trưởng khá cao, chất lượng được cải thiện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch



×