Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nghề dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.21 KB, 22 trang )

Nghề dạy học
Với nghề dạy học này, ĐH tâm đắc câu của bố ( cũng là GV ) :" yêu nghề- mến trẻ ".
Và những câu thơ của M.Gor-ki :
Đời giáo viên là một con đò
Chở khách qua sông không bao giờ trở lại
Người đã đi là đi mãi mãi
Không bao giờ trở lại bến đò xưa.
Với môn Văn, tôi nghĩ : " Văn học là nhân học ".
Tôi luôn nhớ lời dạy của Bác khi dạy các em lịch sử nước nhà :
" Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà mới nên."
Cảm nghĩ của em
Tiết trời trở lạnh sang đông. Ngày 20-11 lại đến. Những kỷ niệm về công ơn Thầy Cô giáo bỗng trổi
dậy trong tiềm thức khiến mỗi chúng ta lại nao nao xúc động. Nhanh thật! Mới đó mà gần năm đã
trôi qua kể từ ngày đầu tiên em cắp sách đi học. Gần chín năm em đến trường được Thầy Cô giảng
dạy, chín năm mà tình nghĩa của Thầy Cô ngọt ngào quyện theo mỗi bước tiến của em. Giờ đây
chúng em cảm nhận được tình yêu thương mà các thầy các cô đã dành cho chúng em. Và chúng
em cảm thấy chúng em đã lớp 9 rồi mà vẫn như là học sinh lớp 1, mới bẽn lẽn bước vào lớp. Điều
mà em đón nhận được ở tất cả các Thầy Cô ấy là tình thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần em bắt
gặp ở Thầy Cô nét phiền muộn ưu tư khi chúng em chưa ngoan. Và cũng bao lần em nhìn thấy
những nụ cười rạng rỡ làm Thầy Cô trẻ hẳn lại mỗi lúc chúng em cố gắng trong học tập. Cao cả
thay những kỹ sư tâm hồn! Thầy Cô đã vì chúng em mà có quản ngại chi. Vậy mà đôi lúc chúng em
nào có hiểu ra điều đó làm cho Thầy Cô phiền lòng. Chúng em đã từng không chuẩn bị bài khi đến
lớp, và viện lý là bài khó học. Nhưng tại sao chúng em không hiểu rằng để giảng dạy cho dễ hiểu,
Thầy Cô đã tốn bao công sức chuẩn bị giáo án hằng đêm. Tại sao chúng em không biết rằng có
những đêm mất điện, trong lúc chúng em ngủ say thì Thầy Cô còn thức bên ngọn đèn chấm bài,
sửa từng câu, từng chữ... Còn biết bao câu hỏi tại sao, chúng em thật nông nổi và đáng trách.
Nhưng Thầy Cô bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ bằng tình thương yêu học trò nồng thắm. Ôi Thầy
Cô của chúng em! Rồi khi em được công nhận là học sinh giỏi, cha mẹ, bạn bè và người xung
quanh đều khen ngợi. Nhưng em hiểu rằng, đằng sau thành tích đó là những giọt mồ hôi và hơi ấm
tình thương của Cô. Em như một bông hoa, còn Cô là lòng đất. Hoa phải nhờ đất nuôi sống, nhờ


đất lớn lên và xinh đẹp tô điểm cho đời. Thế nhưng người ta chỉ khen hoa đẹp, mấy ai nhớ đến
nguồn gốc đã nuôi sống bông hoa. Song, đất không bao giờ phiền lòng về điều đó, vẫn tháng tháng
ngày ngày nuôi sống vẻ đẹp cho đời. Cô cũng vậy, như dòng nước chảy xuôi, dạy dỗ chúng em mà
không hề toan tính. Cho nên chúng em - những bông hoa phải biết cội nguồn cho mình sức sống,
mà tỏ lòng biết ơn đối với Thầy Cô. Dù biết là nhớ ơn thế nào cho đủ, nhưng cũng phải tỏ chút gì
để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Lòng biết ơn đôi khi chỉ là việc đến thăm Thầy Cô mỗi
dịp Tết, lễ... nhưng nó sẽ động viên Thầy Cô rất nhiều trong việc giảng dạy. ...Một mùa Xuân mới
lại sắp về. Chúng em thêm một tuổi, và tóc Thầy Cô cũng thêm nhiều sợi bạc. Tóc Thầy Cô đã bạc
đi cho mùa Xuân quê hương mãi mãi tươi xanh. Thầy Cô, đó là tấm gương sáng tuyệt vời, là ngọn
đuốc thiêng liêng soi đường cho chúng em bước tới. Bước đường tương lai rộng mở trước mắt em.
Con đường ấy chính Thầy Cô là người khai mở. Vì thế, cho dù đã trưởng thành đến mấy, dù giữ vị
trí nào trong xã hội, thì những hình bóng kính yêu của Thầy Cô mãi mãi ở bên em như nhắc nhở,
động viên em trong suốt cuộc đời. Hôm nay đây, chúng em xin được kinh tặng cô những bông hoa
tươi thắm nhất, không chỉ là tấm lòng mà chúng em giành cho cô mà còn là một lời hứa chân thực
nhất chúng em muốn nói với cô: Chúng em sẽ cố gắng chăm ngoan hơn để không phụ lòng cô đã
mong mỏi ở chúng em.Ngoài mẹ cha , thầy cô là tất cả , Đã cho em đôi cánh bước vào đời Trong
lòng em mãi luôn thầm nhủ : "Nhớ ơn thầy cô đến trọn đời!"
Tác dụng chữa bệnh của măng tây
Nguồn: St
Người gửi: Đào Thị Nhung (trang riêng)
Ngày gửi: 13-08-2009
Dung lượng: 131.7 KB
Số lượt tải: 0
Số lượt xem: 53
Mô tả: Không phải vô cớ mà măng tây được người ta gọi là đệ nhất trong các loại rau tươi và là vua trên thị trường rau
quốc tế. Tác dụng chữa bệnh của măng tây Ảnh minh họa Măng tây được trồng rất nhiều ở phía Bắc Trung Quốc trên
một diện tích rộng. Người dân nơi đây thường thu hoạch măng tây bán ra thị trường rau tươi hoặc gia công sơ chế để
xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Măng tây có tác dụng chữa các bệnh có liên quan đến dạ dày, trị ho, lợi tiểu, các
bệnh tim mạch rất tốt. Đặc biệt, y học còn sử dụng măng tây như một loại dược thảo tốt chữa trị căn bệnh đái tháo
đường, viêm bang quang, viêm gan, chứng xơ vữa động mạch. Từ xa xưa đã có rất nhiều tài liệu có liên quan nói đến

công dụng của măng tây. Theo y học hiện đại, hiện đã có rất nhiều tài liệu nói đến việc măng tây có tác dụng chữa trị căn
bệnh ung thư và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào này. Những năm đầu thế kỷ 20, một vị bác sĩ người Hoa Kỳ đã
ứng dụng thành công thông qua việc đưa măng tây vào khẩu phần ăn và điều trị cho những bệnh nhân bị mắc căn bệnh
ung thư bàng quang. Đến năm 1974, người ta đã chính thức đưa ra kết luận rằng măng tây hoàn toàn có khả năng điều
trị và chữa căn bệnh ung thư một cách hiệu quả. Măng tây đặc biệt có tác dụng chữa căn bệnh ung thư vú, ung thứ gan,
ung thứ bàng quang, cao huyết áp, lợi tiểu. Ngoài ra, măng tây còn có chứa vitamin P, vitamin C, mannan, choline,
arginine… Những chất này có tác dụng điều trị chứng liệt dương và hỗ trợ chuyện chăn gối. Hiện tại, ở nhiều quốc gia
trên thế giới đang áp dụng việc chế xuất măng tây thành trà và các món ăn để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Theo MC
Nhấn vào đây để tải về
Báo tư liệu sai quy định
Trở về chuyên mục

Nam Cao



Nam Cao

Nam Cao (1917-1951) là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam thế kỷ XX, có đóng góp
quan trọng vào sự phát triển của văn xuôi nghệ thuật tiếng Việt, có một số tác phẩm đạt đến mức cổ điển của văn
học hiện đại Việt Nam.
Ông cũng là một trong những người đặt nền móng và là một trong những tác giả đầu tiên của nền văn học mới
với chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ năm 1945).
Nam Cao sinh ngày 29-10-1917, họ tên khai sinh là Trần Hữu Tri; sinh trong một gia đình công giáo
(Catholicisme, nhánh chính của đạo thiên chúa giáo Meristianisme) nên được đặt tên thánh là Giuse; người làng
Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Xang, phủ Lị Nhân (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam.
Cha là Trần Hữu Huệ (1895-?) thợ mộc, làm thuốc, mẹ là Trần Thị Minh (1897-?) làm vườn, làm ruộng, dệt vải.
Thủa nhỏ, cậu bé Trần Hữu Tri học một trường tư trong làng; 10 tuổi ra thành phố Nam Định học tiểu học, và
trung học. Vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành chung đã phải về nhà chữa bệnh và 18 tuổi cưới vợ. Vài tháng sau
lên tàu hỏa đi Nam Kỳ, vào Sài Gòn, làm thư ký cho một hiệu may, vừa tự học thêm và viết văn. Về sau nhớ lại

đoạn đời này, Nam Cao viết “Tạng người y không cho y cầm súng cầm gươm, y sẽ cầm bút mà chiến đấu” (Sống
mòn). Có thể coi đây là lời bộc bạch về chí hướng của nhà văn trẻ. Một vài tác phẩm đầu tiên được đăng báo
trong năm 1936. Hơn hai năm sau, Nam Cao trở ra Bắc, tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, từ đó sống bằng
nghề dạy học và viết văn.
Đất Bắc Kỳ thủa ấy chỉ có một trung tâm văn hóa là Hà Nội. Những thanh niên từ các vùng quê, các tỉnh lẻ
thường tìm về Hà thành thử tài, thử trí, thử vận may. Với Trần Hữu Tri cũng vậy. Anh tìm được một chỗ dạy học
ở trường tư thục Công Thanh gần chợ Bưởi lúc ấy là ngoại thành, và giao dịch với các báo, các nhà xuất bản, với
giới viết báo viết văn Hà thành.
Sáng tác của anh thơ có, văn xuôi có bắt đầu xuất hiện đều trên các Tiểu thuyết thứ bảy, Ích hữu, Hà Nội báo với
những bút danh như là những cái tên ướm thử ngập ngừng Xuân Du, Nguyệt, v.v. Năm 1941, cuốn sách đầu tay
ký bút danh Nam Cao nhan đề Đôi lứa xứng đôi ra mắt bạn đọc. Các nhà văn lớp tuổi đàn anh như Vũ Bằng, Lê
Văn Chương dường như đã nhìn thấy ở cây bút mới này một văn tài thật sự. Nhưng dư luận văn học lúc ấy
dường như bị át đi bởi những thông tin chấn động của cuộc thế chiến thứ 2 diễn ra khốc liệt bên châu Âu và đang
lan rộng sang Viễn Đông.
Dẫu ít được dư luận cổ vũ, sau tập sách mỏng đầu tay trong đó có truyện Chí Phèo bất hủ, ngòi bút nhà văn Nam
Cao tự tin, linh hoạt hẳn lên. Nghề dạy học thì xuống dốc : trường Công Thanh bị quân Nhật trưng dụng, Nam
Cao thôi dạy học ở đây, có lúc sang dạy học ở tận trường tư thục Kỳ Giang bên tỉnh Thái Bình, có lúc về quê,
nằm nhà. Công việc liên tục bị rút lại, chỉ còn ngòi bút và trang giấy. Các năm từ năm 1941 đến 1944, Nam Cao
viết được nhiều nhất. Một thống kê cho thấy, chỉ trên tuần san Tiểu thuyết thứ bảy, trong năm 1942, Nam Cao đã
đăng được mười truyện, trong năm 1943 được 24 truyện, phần lớn là những truyện ngắn hay như: Cái mặt không
chơi được, Những chuyện không muốn viết, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua nhà, Bài học quét nhà,...
Ngoài ra còn loạt truyện viết cho độc giả nhỏ tuổi in trong loại sách Hoa Mai, truyện dài “ Truyện người hàng
xóm” đăng trong Trung bắc chủ nhật, bốn cuốn tiểu thuyết bán bản thảo nhưng chưa được in nên mất (Cái bát,
Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt); lại còn tiểu thuyết Sống mòn viết xong từ khoảng tháng 10, 1944, không nhà
cuất bản nào nhận in, đành để đấy.
Thời gian 1941-1944 là thời sáng tác sung mãn và có hiệu quả nhất trong đời viết văn của Nam Cao.
Cố nhiên ngòi bút viết văn của Nam Cao không đạt kỷ lục nào về số lượng, về độ dài hay độ dày. Cái mà ông đạt
tới đỉnh cao là chất lượng mới: chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật, chất lượng tư duy xã hội và tư duy văn học.
Nam Cao thuộc vào số những nhà văn đã đọc được và nhận ra được cái thâm trầm ở Chekhov, ở Dostoievski.
Ngòi bút kể chuyện đời đã không còn dừng lại ở sự mô tả những biểu hiện trái tai gai mắt bề ngoài; sự bất hòa.

Sự kết án xã hội đương thời, ở Nam Cao đã đi vào nguyên tắc, nên có thể bộc lộ ra một cách ôn tồn và nhỏ nhẹ,
đẩy tính quyết liệt ẩn sâu vào trong. Ở các trang viết của mình. Nam Cao đã nhìn thấy và chỉ cho người đọc thấy
cái xã hội đọng trong nô lệ và lạc hậu xứ mình, cái xã hội đẳng cấp, bất công và phi nhân ấy đã làm tha hoá, biến
dạng biến chất con người ta như thế nào.
Viết sau và đi tiếp dòng văn tả thực xã hội của những Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, chủ
Nhà văn Nam Cao
giải thưởng Hồ Chí Minh
Truyện ngắv Chí Phèo
được dựng thành phim
nghĩa hiện thực ở Nam Cao đã tỉnh táo đến mức không còn ảo tưởng, không còn sự ve vuốt nào hết. Phần lớn các
nhân vật nông dân ở tác phẩm của ông đều đã hoặc đang bị bần cùng hóa, lưu manh hóa, suy đồi về nhân tính,
nhân cách. Phần lớn đám nhân vật tiểu trí thức ở sáng tác của ông đều đang bị dằng xé giữa sự mưu cầu miếng
cơm manh áo và sự bảo vệ phẩm giá con người mình, đều đang day dứt vì thấy đời mình “sẽ mốc lên, sẽ rỉ đi, sẽ
mòn ra ” và mình “sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống”. Tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa trong văn
chương Nam Cao không thuộc kiểu một tình thương mênh mông vỗ về, an ủi, mà là một đòi hỏi nghiêm khắc: ở
mức thấp, đó là đòi hỏi con người hiểu biết chính mình và hoàn cảnh sống quanh mình, nhận cho ra tình trạng bị
tha hóa, biến dạng biến chất, coi sự tự ý thức này là cơ sở cho việc hành động cải tạo hoàn cảnh sống ở mức cao
hơn, đó là đòi hỏi việc tạo điều kiện để phát triển “tận độ ”, hết mức những năng lực vốn có ở mỗi con người, coi
phát triển năng lực con người là tiền đề của sự hoàn thiện nhân cách.
Sáng tác của Nam Cao gắn bó với tiến trình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vốn thường được hình dung
như là quá trình cách tân, hiện đại hóa văn học. Là người tham dự tiến trình ấy, có thể là ở chặng gần cuối, Nam
Cao được tiếp nhận và thừa hưởng không ít thành quả của những chặng đầu, ví dụ những thành tựu của các tác
giả văn xuôi Tự lực văn đoàn, hoặc thành tựu của các nhà “tả chân” lớp trước; đồng thời Nam Cao bằng chính
hoạt động sáng tạo của mình, đã thật sự góp phần phát triển và hoàn tất tiến trình ấy, góp phần khép lại giai đoạn
quan trọng nhất của việc xây dựng một nên văn xuôi tự sự mới của người Việt trong những điều kiện và tiền đề
văn hóa xã hội mới.
Ngòi bút Nam Cao đã đem lại cho văn xuôi tự sự tiếng Việt một chất lượng mới trong khả năng thể hiện tâm lý,
phân tích tâm lý. Truyện ngắn Nam Cao là một thành tựu nổi bật, bên cạnh đó, với Sống mòn, Nam Cao đóng
góp cho thể tài truyện dài một kiểu kết cấu riêng. Đối với việc xây dựng và phát triển văn xuôi tiếng việt hiện đại,
Nam Cao có đóng góp rõ rệt về ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật. Ở văn xuôi Nam Cao, thành phần ngôn ngữ nhân

vật không có những phương ngữ hay, biệt ngữ thật đột xuất (nếu so sánh với thành phần ngôn ngữ nhân vật trong
phóng sự của một số nhà “tả chân” đương thời), nhưng cũng không bị thôn tính bởi ngôn ngữ tác giả như ở các
nhà văn xuôi Tự lực văn đoàn. Mặt khác, do quan tâm truyền đạt những dao động, biến thiên của tâm lý, tâm
trạng nên Nam Cao tạo được một ngôn ngữ ít nhiều mang tính phức điệu. Tổ chức được những mạng lưới phức
tạp gồm cả ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong, cả ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, thậm chí cả
những sự đan xen và nhòe lẫn vào nhau của hai thành phần ngôn ngữ ấy, Nam Cao là một trong số không nhiều
tác giả cùng thời có những tác phẩm mà ngôn ngữ dường như không cũ đi so với thời gian. Nói cách khác, Nam
Cao có những tác phẩm đạt đến độ cổ điển của văn xuôi tiếng Việt.
Từ 1943, Nam Cao tham gia phong trào Việt Minh và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức Văn
hoá cứu quốc. Tháng 8-1945, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, được cử làm Chủ tịch xã đầu tiên
của chính quyền mới ở địa phương. Vài tháng sau ông thôi việc chính quyền, ra Hà Nội với giới văn nghệ, làm
việc trong tòa soạn tạp chí Tiền Phong, cơ quan của Hội Văn hóa cứu quốc. Đầu năm 1946 ông có chuyến đi
ngắn vào cực nam Trung bộ với tư cách phái viên Văn hóa cứu quốc đi mặt trận.
Kháng chiến bùng nổ ở Hà Nội, ông về quê rồi tham gia làm báo Giữ nước và báo Cờ chiến thắng của tỉnh Hà
Nam. Mùa thu năm 1947, theo lời mời của Xuân Thủy, chủ nhiệm báo Cứu quốc, Nam Cao lên Việt Bắc, làm
phóng viên báo này, cùng phụ trách tạp chí Cứu quốc, thư ký toà soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1948, Nam
Cao gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương; cuối năm ấy ông đi công tác vùng đồng bằng. Năm 1950 ông chuyển
sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng sáu, ông thuyết trình
về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ
của Trung ương Đảng.
Cũng trong năm 1950 Nam Cao đi chiến dịch biên giới. Giữa năm 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng đi
công tác liên khu III, dự Hội nghị Văn nghệ liên khu III (23-9-1951), sau đó cả hai ông cùng đi liên khu IV.
Khoảng tháng 10 Nam Cao trở ra Liên khu III, tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp. Trên đường cùng đoàn
công tác này thâm nhập vùng địch hậu, Nam Cao bị địch phục kích bắt được và xử bắn.
Đoạn đời từ cách mạng tháng 8-1945, ngòi bút Nam Cao hoạt động với tư cách ngòi bút của một cán bộ làm báo,
làm văn. Ông viết tin, làm ca dao, soạn kịch ngắn tuyên truyền, viết hoặc dịch sách phổ thông về địa lý, lịch sử,
thời sự. Ông coi đó là “những công việc nhũn nhặn, thầm lặng nhưng có ích”, mặc dù cũng có lúc ông “lo lắng
lối viết như vậy có thể làm hỏng lối văn tiểu thuyết đã có ít nhiều người thích” trước đây của ông.
Phần sáng tác văn học của Nam Cao sau 1945 tuy khá ít, nhưng cũng có tác phẩm đạt độ chín về nghệ thuật. Có
thể kể chùm chuyện ngắn: Mở sâm banh, Cách mạng, Đôi mắt và một loạt bút ký, ghi chép, nhật ký như: Đường

vô Nam, Chuỵện biên giới, Ở rừng. Qua những tác phẩm này, nhất là qua nhật ký Ở rừng, người ta nhận thấy
trong thế giới tinh thần nhà văn đang diễn ra một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để vượt qua cái mà Nam Cao
gọi là “thằng nghệ sĩ cũ trong người tôi”. Ông cảm thấy có tội vì đã vướng vào duyên nợ với kiểu nghệ sỹ tiểu tư
sản trước kia. Ông muốn có đôi mắt mới để nhìn đời nhìn người. Không bằng lòng với những trang viết đã có mà
ông cảm thấy nó nhợt nhạt so với thực tế sống và chiến đấu của công nông, ông chủ trương “sống đã rồi hãy
viết”. Chuyến đi cuối cùng mà ông tham dự và hy sinh trên đường công tác, nằm trong chủ định của ông: đi lấy
tài liệu cho sáng tác, ông muốn chất sống thực sự được bộc lộ mạnh mẽ hơn nữa trên trang viết. Sự hy sinh của
ông không chỉ là sự hy sinh của một cán bộ kháng chiến mà còn là sự tử nạn vì nghề nghiệp của một người cầm
bút.
Từ sau khi nhà văn hy sinh, ý nghĩa các sáng tác của ông, vị trí của Nam Cao trong văn học Việt Nam thế kỷ XX
ngày càng rõ dần, lớn lên trước các sáng tác, nghiên cứu phê bình văn học.
Năm 1956, tiểu thuyết Sống mòn được xất bản lần đầu, 5 năm sau khi tác giả qua đời, gây sức thuyết phục lớn về
văn tài tác giả. Ngay sau đó, các truyện ngắn của ông được sưu tầm tập hợp và xuất bản trong các tập Truyện
ngắn Nam Cao, Một đám cưới. Diện mạo di sản của ngòi bút Nam Cao, đặc sắc và tầm cỡ văn nghiệp của ông
ngày một rõ rệt trước mắt hậu thế.
Năm 1961 xuất hiện cuốn sách chuyên luận đầu tiên về thân thế và sự nghiệp văn học của Nam Cao; từ đó đến
nay có thêm rất nhiều công trình nghiên cứu nhiều hội thảo khoa học về tác giả này.
Năm 1975 bắt đầu xuất hiện tuyển tập tác phẩm của Nam Cao. Từ đó đến nay có thêm khá nhiều bộ sách tuyển
tác phẩm của ông.
Một số tác phẩm văn học của Nam Cao đã được dịch và in ở nước ngoài.
Năm 1996 cụm tác phẩm chính, sáng tác trước và sau 1995 của Nam Cao, được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học và nghệ thuật, giải thưởng chính thức cao nhất của chính thể mới từ sau cách mạng tháng 8-1945 dành
cho giới sáng tác văn học.
Càng ngày người ta càng thấy rõ một phần đáng kể trong di sản sáng tác của Nam Cao có khả năng trường tồn,
nhập vào nguồn vốn cổ điển của văn học Việt Nam, có khả năng tươi lại, mới lại trong sự cảm thụ của các thế hệ
độc giả ngày mai
Tác phẩm:
• Đôi lứa xứng đôi (Lê văn Trương đề tựa), Hà Nội, Nhà xuất bản Đời mới, 1941
• Nửa đêm, Hà Nội, Nhà xuất bản Cộng lực, 1943
• Chuyện người hàng xóm, Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, từ tháng 4 đến tháng 9 - 1944

• Cười (Tập truyện), Hà Nội, Nhà xuất bản Minh Đức, 1946
• Truyện Biên Giới (Tập ký), Việt Bắc, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1951
• Sống mòn (Tiểu thuyết), Hà Nội, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1956
• Chí Phèo (Tập truyện), Hà Nội, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1957
• Truyện ngắn Nam Cao (Tập truyện), Hà Nội, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1960
• Một đám cưới (Tập truyện), Hà Nội, Nhà xuất bản VănNghệ, 1963
IINhà văn liệt sỹ Nam Cao và những đóng góp cho nền báo chí cách mạng
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, mặc dù đã giành được chính quyền nhưng trong bối cảnh thù trong, giặc ngoài
cộng với trăm nghìn khó khăn của đất nước nên việc tuyên truyền, giác ngộ quần chúng cách mạng càng trở thành yêu
cầu cấp bách. Để phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền, tỉnh Hà Nam lúc đó ngoài Báo Xung Phong còn có một
số tờ báo khác như “Quyết Chiến”, “Bó Đuốc”.
Với chủ trương nhanh chóng tập hợp lực lượng thanh niên vào tổ chức, đứng ra gánh vác công việc của chính quyền
cách mạng, tờ báo của Thanh niên cứu quốc tỉnh do Tỉnh đoàn phụ trách lấy tên là “Xung Phong” và Nam Cao được
mời làm chủ bút. Khi mới thành lập, trụ sở toà soạn đóng tại một gian nhà bỏ không ở Phủ Lý. Chủ bút Nam Cao
được bố trí một chiếc bàn để làm việc, tiếp khách và một chiếc phản gỗ để nằm nghỉ. Không khí cách mạng sau Tổng
khởi nghĩa đang dâng cao nên từ chủ bút đến nhân viên, cộng tác viên của báo không ai tính toán đòi hỏi thiệt hơn khi
đảm nhận công việc. Chuyện kể rằng có lần Chủ nhiệm báo hỏi về tình hình sinh hoạt ăn ở của Chủ bút, Nam Cao
thủng thẳng thưa: “Việc đoàn thể cũng như việc nước. Hoàn cảnh đất nước như nước sôi lửa bỏng thế này, ai cũng cần
phải nỗ lực cố gắng, hy sinh…”. Là Chủ bút tờ “Xung Phong”, Nam Cao còn tham gia viết tin bài và hợp tác in ấn,
phát hành với các tờ báo khác như: “Giữ nước”, “Cờ chiến thắng” - những tờ báo cách mạng của tỉnh được lập ra
trong thời gian này để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia vào tổ chức
chính quyền Việt Minh.
Giành chính quyền chưa được bao lâu thì kháng chiến bùng nổ, trụ sở toà soạn Báo Xung Phong được chuyển về vùng
bán sơn địa Phù Thụy (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng). Mặc dù trong thời điểm ấy, cả toà soạn chỉ có mấy người, công
nghệ in ấn cũng hết sức thô sơ (báo in thạch rồi in ty-pô quay tay) nhưng tờ Xung Phong đã duy trì xuất bản đều kỳ,
gây được tiếng nói tích cực trong giới trẻ lúc đó. Sau thời gian này, theo yêu cầu của tổ chức, Nam Cao chuyển sang
làm chủ bút tờ “Cờ chiến thắng” rồi lên Việt Bắc.
Tại chiến khu, Nam Cao cùng với nhà văn Tô Hoài phụ trách tờ “Cứu quốc Việt Bắc” cho các tỉnh Cao Bằng, Lạng
Sơn và phụ trách luôn lớp huấn luyện chính trị của địa phương. Ông đến nhiều bản làng, nhiều vùng dân tộc của chiến
khu Việt Bắc để tìm hiểu kỹ phong tục tập quán của đồng bào rồi từ đó vận dụng cách viết tuyên truyền đường lối của

Chính phủ. Để phù hợp với đặc thù của vùng miền núi phía Bắc, Báo Cứu quốc Việt Bắc phải in bằng cả tiếng Việt và
tiếng Tày. Là chủ bút, Nam Cao viết đủ các thể loại tin, bài, chuyên mục. Để đảm bảo tính hiệu quả của từng bài báo,
mỗi lần viết xong, ông lại đọc cho anh liên lạc người dân tộc Thổ nghe, chỗ nào nghe nói không hiểu, không rõ thì viết
lại. Nam Cao làm cả ca dao, văn vần rồi nhờ nhà thơ Nông Quốc Chấn dịch sang tiếng Tày để số đông đồng bào chiến
khu đọc được, nghe được và hiểu được. Năm 1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông dương.
Năm 1950, khi học trong Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (đóng tại Bắc Cạn), Nam Cao lại tiếp tục được Ban giám
hiệu tin tưởng phân công là chủ bút tờ báo liếp của trường. Theo lời kể của Nhạc sỹ Phong Nhã (lúc đó cũng theo học
tại trường), do là chủ bút nên Nam Cao thường xuyên phải chủ động giao tiếp với học sinh trong trường để đặt bài và
gợi ý cho nhiều người tham gia viết. Trong thời gian học tại trường, Nam Cao và bạn bè cùng khoá được Hồ Chủ tịch
và các cán bộ cao cấp của Đảng trực tiếp giảng dạy.
Sau khi khoá học kết thúc, ông được phân công về khu IV làm công tác thông tin tuyên truyền về thuế nông nghiệp.
Ngày 30/11/1951, trên đường đi công tác, ông đã hy sinh tại cánh đồng Mưỡu Giáp (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).
Đã gần 60 năm qua đi kể từ khi ông ngã xuống, những tác phẩm và những đóng góp của nhà văn, liệt sỹ Nam Cao trên
cả hai lĩnh vực văn học và báo chí vẫn luôn được bạn bè và độc giả xa gần trừu mến đón nhận và ngưỡng mộ. Nhiều
thế hệ các nhà báo quê hương Hà Nam rất mong muốn có một giải báo chí mang tên Giải báo chí Nam Cao để tiếp tục
tôn vinh tên tuổi cũng như những đóng góp của ông cho nền báo chí cách mạng và cũng là để động viên các thế hệ nhà
báo hôm nay vươn tới những thành công trong nghề báo./.
Nguyễn Khuyến
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến
Nhà thơ Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng
[1]
, hiệuQuế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại
quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnhNam Định. Quê nội của ông là làng Và, xã Trung Lương,
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909tại Yên Đổ.
Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi (1796-1853), thường gọi là cụ Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ
làTrần Thị Thoan (1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạt.
Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường cụHoàng
giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử

nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử
Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi
là Tam Nguyên Yên Đổ.
Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng
Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán.
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm1884 và qua đời tại đây.
Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều
giai thoại kể về đời sống đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở,
giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.
9 mẹo nhỏ giúp giảm tác hại của rượu
- Dù biết rượu có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nhưng bạn không có lý do để từ chối rượu trong các bữa tiệc tiếp
khách...Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của rượu tới sức khỏe cơ thể.



1. Không tắm ngay sau khi uống rượu

Việc tắm ngay sau khi uống rượu sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng
đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt.

Thành phần chất cồn trong rượu sẽ làm rối loạn hoạt động của gan.

Tắm ngay sau khi uống rượu nhiều còn có thể gây đột quỵ hoặc trụy tim mạch, dẫn tới tử vong.

2. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Rau xanh, hoa quả, đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và
hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.

Vì vậy, một chút rau xanh, hoa quả hoặc sữa đậu nành sau bữa tiệc sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của lá gan và cơ thể.


3. Không uống rượu thuốc trong bữa tối

Một số loại thực vật và thảo dược trong thành phần của rượu thuốc sẽ kết hợp với thức ăn có nguồn gốc động vật và sản
sinh ra các phản ứng hóa học có hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa, đôi khi có thể gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu và ói mửa.

Thức ăn càng để lâu thì tác hại của rượu với cơ thể càng lớn. Vì vậy, không nên dùng rượu thuốc vào buổi tối.

4. Không dùng trà ngay sau khi uống rượu

Nước ép trái cây như nước cam ép, táo ép chứa nhiều thành phần axit amin và hàm lượng đường fructose, có tác dụng
trung hòa lượng cồn của rượu, từ đó có tác dụng giải rượu nhanh.

Ngược lại, thành phần tanin trong trà lại càng kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại
cho dạ dày nhiều hơn.

5. Tuyệt đối không uống rượu khi đói

Khi bụng đói, lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là
cảm giác nôn nao, khó chịu.

Vì vậy, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác
hại của rượu với sức khỏe cơ thể. Khi đã có thức ăn trong dạ dày. Các axit dịch vị còn " mải mê" tiêu hóa thức ăn mà tạm
thời "quên đi" việc xử lý chất cồn trong rượu, từ đó đẩy lùi cơn say.

6. Không dùng nhiều loại rượu cùng lúc

Rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng... mỗi loại có thành phần và liều lượng khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn
say hơn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×