Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giới thiệu chung về Công ty THHH 1 thành viên cơ khí hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.64 KB, 6 trang )

Giới thiệu chung về Công ty THHH 1 thành viên cơ khí hà nội
I. Thông tin chung về công ty.
Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hà Nội
Hanoi Mechanical Limited Company.
1. Tên Công ty
- Tên tiếng việt: Công ty TNHHNN 1 thành viên cơ khí Hà Nội
-Tên tiếng Anh: Hameco Mechanical Limited Company.
2. Hình thức pháp lý:
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên.
3. Ngành nghề kinh doanh chính:
+Sản xuất các loại máy cơ khí công cụ.
+Đào tạo cán bộ, công nhân ngành chế tạo máy.
+Nghiên cứu phát triển công nghệ.
+Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến sản phẩm của công ty.
4. Địa chỉ liên lạc
74 đường Nguyễn Trãi - Quận Thanh Xuân -Hà Nội.
Điện thoại: (844) 8584416 - 8584354 - 8584475.
Fax: (844) 8583268
Email:
Website: />II. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghiệp chế tạo đối với công cuộc phát
triển đất nước, ngày 62/11/1955 Đảng và Chính Phủ đã quyết định cho xây
dựng một xí nghiệp cơ khí hiện đại do Liên Xô viện trợ, làm nòng cốt cho
ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ cung cấp cho tất cả các ngành công
nghiệp trong nền kinh tế. Đó là nhà máy cơ khí Hà Nội, tiền thân của Công ty
cơ khí Hà Nội ngày nay, được khởi công xây dựng trên khu đát rộng 51000 m
2
thuộc xã Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân Hà Nội. Sau gần 3 năm xây
dựng, ngày 12/4/1958 nhà máy cơ khí Hà Nội đã được khánh thành và chính
thức đi vào hoạt động, đánh dấu sự ra đời đứa con đầu lòng của ngành cơ khí.
Xuất phát điểm với 582 cán bộ công nhân viên, trong đó có 200 người chuyển


từ quân đội sang, được tổ chức bố trí thành 6 phân xưởng và 9 phòng ban gồm
xưởng mộc, xưởng đúc, xưởng rèn, xưởng lắp ráp, xưởng cơ khí, xưởng dụng
cụ, phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra kỹ thuật, phòng cơ điện, phòng kế hoạch,
phòng tài vụ, phòng cung cấp, phòng cán bộ và lao động, phòng bảo vệ và
phòng hành chính quản trị.
Cho đến nay trải qua 48 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cơ khí Hà Nội
đã vượt qua rất nhiều khó khăn, gian khổ và cũng gặt hái được nhiều thành tích
to lớn. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể tóm tắt qua các giai
đoạn.
1. Giai đoạn 1958-1965.
Đây được coi là giai đoạn đạt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của nhà máy
sau này. Với nhiệm vụ chính là sản xuất và chế tạo các máy cắt gọt kim loại như
máy khoan, tiện, bào.. với sản lượng từ 900-1000 cái/ năm. Giai đoạn này do
mới thành lập, trình độ cán bộ công nhân viên còn non kém, tay nghề chưa cao,
kinh nghiệm thực tế chưa nhiều dẫn tới việc tổ chức sản xuất kinh doanh gặp
nhiều khó khăn. Song bằng tinh thần vượt khó và lòng nhiệt tình lao động của
cán bộ công nhân viên nhà máy đã thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm.
Năm 1965:Kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, công ty đã có sự tiến bộ vượt
bậc so với năm 1958. Giá trị tổng sản lượng tăng 8 lần, sản phẩm chính là máy
công cụ tăng 122% so với năm kế hoạch. Đến thời gian này cơ khí Hà Nội đã
sản xuất 3353 máy công cụ các loại phục vụ cho nền kinh tế trong nước.
2. Giai đoạn 1966-1975.
Đây cũng là thời kỳ đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Nhiệm vụ của nhà máy lúc này là “ vừa sản xuất, vừa chiến đấu” chống chiến
tranh phá hoại của Mỹ. Trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, nhà máy
phải sơ tán đến 30 địa điểm khác nhau. Mặc dù vậy, nhà máy vẫn hoàn thành
nhiệm vụ đề ra sản xuất máy công cụ K125, B665, T630, EV250… và sản xuất
bơm xăng đèn gồm, ống phóng hoả tiễn C36 phục vụ cho kháng chiến.
3. Giai đoạn 1976-1989.
Trong giai đoạn này nhà máy liên tục thực hiện thắng lợi các kế hoạch 5 năm

( 1975-1980; 1980-1985). Năm 1978 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm lần thứ
2, nhà máy đã đạt được giá trị tổng sản lượng tăng 11,67%, giá trị sản phẩm chủ
yếu tăng 16,47% với những thành tích đó nhà máy được Chính phủ trao tặng cờ
thi đua xuất sắc. Đến năm 1980, nhà máy đổi tên thành nhà máy chế tạo công cụ
số 1. Giai đoạn này cả nước chuyển sang cơ chế mới, mặc dù còn nhiều khó
khăn nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên đã nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt
khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ cơ khí giao cho và đạt được nhiều
thành tích trong sản xuất kinh doanh. Với những thành tích đó, Công ty cơ khí
Hà Nội đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương độc lập hạng hai.
4. Giai đoạn 1990-1994.
Đây là giai đoạn hết sức khó khăn đối với công ty. Sự chuyển đổi cơ chế quản
lý đã đạt nhà máy trước những thử thách mới gay go và phức tạp, bắt buộc ban
lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên phải có những
bước đi vững chắc và đúng hướng. Với giàn máy thiết bị cũ kỹ và công nghệ lạc
hậu, sản phẩm manh mún đơn chiếc, số lượng lao động giảm từ 3000 xuống còn
2000 người. Bên cạnh đó tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã đẩy
công ty vào tình trạn hết sức khó khăn. Thế nhưng công ty đã tìm cho mình
những giải pháp và hướng đi đúng đắn, dần dần vượt qua khó khăn và phát triển
đi lên. Năm 1994 là năm đầu tiên kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, công
ty hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và có lãi, thành công này có ý nghĩa
to lớn đối với toàn thể cán bộ công nhân viên, là bước đầu tự khẳng định mình
trong điều kiện cạnh tranh thị trường.
5 . Giai đoạn 1995 đến nay.
Với sự quan tâm của Bộ công nghiệp và Tổng công ty máy và thiết bị công
nghiệp, việc tổ chức quản lý của công ty dần đi vào ổn định, đã từng bước
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm thiết bị cho nhà máy đường,
nhà máy giấy, các trạm trộn bê tông tự động… mới đây là một số máy công cụ
làm theo đơn đặt hàng của thị trưởng Mỹ.
Năm 1995, công ty cơ khí Hà Nội đã liên doanh với công ty SHIROKI (Nhật
Bản) thành lập công ty liên doanh VINA-SHIROKI về sản xuất khuôn mẫu.

Cũng trong năm này nhà máy đã đổi tên thành Công ty cơ khí Hà Nội với
nghành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị, các dịch
vụ kỹ thuật công nghiệp. Để mở rộng thị trường cũng như tăng sức cạnh tranh,
công ty đã cử nhiều đoàn tham gia và thực tập tại nước ngoài đồng thời đổi mới
thiết bị công nghệ sản xuất nhằm sản xuất nhiều loại sản phẩm đáp ứng yêu cầu
của khách hàng và thị trường.
Đến 28/10/2004 theo quyết định số 89/2004/QĐ-BCN công ty đã đổi tên thành
công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội ( gọi tắt là Công ty cơ khí
Hà Nội).
III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm
gần đây.
1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế :
Bảng 1:Kết quả hoạt động SXKD của Công ty trong những năm gần đây.
(1
)
Đơn vị tính: Triệu đồng.
TT
Chỉ tiêu
Thực hiện
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh
2004/2003 2005/2004
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh lệch Tỷ lệ
(%)
1
Giá trị tổng sản

lượng
67843 107506 130000 39663 158 22494 121
2 DT bán hàng 105926 168046 250000 62120 159 81954 149
2.1 Doanh thu sản
xuất CN
71044 77506 117650 6462 109 40144 151
2.2 Kinh doanh
thương mại
34822 88012 132350 53190 253 44338 150
3
Thu nhập
bq( trđ/người/tháng)
1,171 1,264 1.560 0.93 108 2.96 123
4
Các khoản trích, nộp
ngân sách
7440 8600 12500 1160 120 3900 145
5
Giá trị hợp đồng ký
trong năm
130568 51784 74196 -78784 39.7 22412 143
Tr.đó gối đầu cho
năm sau
58145 41076 23187 -17069 70.6 -17889 56
(1): Báo cáo kết quả kin doanh của công ty trong 3 năm 2003, 004, 2005.
Từ bảng tổng hợp trên cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu thực hiện trong năm 2004
đều vượt so với năm 2003, và trong năm 2005 vượt so với năm 2004. Đặc biệt
là doanh thu bán hàng, năm 2004 vượt so với năm 2003 là 58% và năm 2005
vượt so với năm 2004 là 21%; doanh thu thương mại năm 2004 vượt so với năm
2003 là 50% và năm 2005 vượt so với 2004 là 53%; các khoản trích nộp ngân

sách năm 2004 tăng mạnh so với 2003 và 2005 tăng mạnh so với năm 2004.
Đây là thành tích rất lớn của công ty khi mà băt đầu thực hiện các sản phẩm
trọng điểm trong khi giá nguyên liệu tăng mạnh đẩy giá thành sản xuất lên cao.
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty:
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn của công ty sản
phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi công ty xuất kho sản phẩm gửi đi
tiêu thụ và thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Công ty áp dụng phương pháp so sánh để phân tích đánh gía khái quát
tình hinh tiêu thụ: So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch( giá bán
cố định) cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.
Bảng2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2003– 2005
(2)
chỉ tiêu Thực hiện
2003 2004 2005
Doanh Thu( Triệu đồng) 105926 168046 250000

×