ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN ĐÌNH MÁT
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY SA NHÂN TÍM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN,
TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN ĐÌNH MÁT
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY SA NHÂN TÍM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN,
TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành:862 01 16
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Hòa
Thái Nguyên - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Các thông tin sử dụng trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu
tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn
Trần Đình Mát
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn “Nghiên cứu thực trạng và đề
xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, động viên của các tập thể, cá nhân.
Tôi xin cảm ơn các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Hà Thị
Hòa đã định hướng, chỉ bảo, dìu dắt tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đối với tất cả các thầy, cô giáo sau đại học và các
thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện về tinh
thần và vật chất giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội và bà con
nhân dân tại địa điểm nghiên cứu đã giúp đỡ, cộng tác và tạo mọi điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng với lòng biết ơn sâu sắc nhất xin dành cho gia đình, bạn bè, người
thân, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất, tinh thần để bản thân tôi
hoàn thành được chương trình học tập cũng như đề tài nghiên cứu./.
Thái Nguyên,tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn
Trần Đình Mát
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ .................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn .........................................3
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ......................................................4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................4
1.1.1. Phát triển ...........................................................................................................4
1.1.2. Phát triển sản xuất .............................................................................................4
1.1.3. Các yếu tố chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp ...........................................6
1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................7
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về sa nhân tím trong và ngoài nước ..............7
1.2.2. Tình hình phát triển cây dược liệu của tỉnh Lào Cai .......................................14
1.2.3. Tình hình phát triển cây dược liệu tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai .............21
1.3. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
cây sa nhân tím ..........................................................................................................23
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........24
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................24
iv
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .................................................................................30
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..................................31
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................33
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................33
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................33
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ...........................................................33
2.3.4. Phương pháp phân tích xử lý số liệu ...............................................................34
2.3.5. Phương pháp thống kê so sánh ........................................................................35
2.3.6. Phương pháp phân tích tổng hợp ....................................................................35
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................36
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất ...............................................................36
2.4.2. Các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế ........................................................36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................38
3.1. Thực trạng phát triển sản xuất sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn ..........39
3.1.1. Tình hình phát triển sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn .......................39
3.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sa nhân tím tại 3 xã nghiên cứu..........................41
3.2.Đánh giá hiệu quả kinh tế cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bản, tỉnhLào
Cai .............................................................................................................................48
3.2.1. Chi phí sản xuất sa nhân tím của các hộ điều tra ............................................48
3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc trồng sa nhân
tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai..........................................................51
3.3.1. Phân tích SWOT sản xuất sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn bàn, tỉnh Lào
Cai. ............................................................................................................................51
3.3.2. Nguyện vọng của ngườidân sản xuất sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai. ..............................................................................................................52
3.4. Giải pháp nhằm phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn ..........52
3.4.1. Văn bản chính sách của tỉnh Lào Cai, huyện Văn bản liên quan đến phát triển
sản xuất sa nhân tím ..................................................................................................52
v
3.4.2. Quan điểm, định hướng phát triển sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai ......................................................................................................................53
3.4.3. Giải pháp phát triển sản xuất sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào
Cai .............................................................................................................................54
3.4.4. Giải pháp nhằm tăng cường sự liên kết, tham gia của các tác nhân trong sản
xuất và tiêu thụ sa nhân tím.......................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................59
1. Kết luận .................................................................................................................59
2. Kiến nghị ...............................................................................................................59
2.1. Kiến nghị với Nhà nước .....................................................................................59
2.2. Với cấp cơ sở......................................................................................................60
2.3. Với hộ nông dân .................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BQ
: Bình quân
BVTV
: Bảo vệ thực vật
CC
: Cơ cấu
CNH - HĐH
: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
DT
: Diện tích
ĐVT
: Đơn vị tính
HTX
: Hợp tác xã
NN&PTNT
: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SL
: Số lượng
SP
: Sản phẩm
TB
: Trung bình
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ
: Tài sản cố định
UBND
: Ủy ban nhân dân
XNK
: Xuất nhập khẩu
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình diện tích cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai .....................16
Bảng 1.2. Hiệu quả kinh tế một sốcây dược liệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai
năm 2018 ...............................................................................................18
Bảng 2.1. Tình hình đất đai của huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 - 2018 ..................28
Bảng 2.2. Tình hình phát triển nông - lâm - thủy sảncủa huyện Văn Bàngiai đoạn
2016 - 2018 ............................................................................................31
Bảng 3.1. Diện tích sa nhân tím của huyện Văn Bàn giai đoạn2016-2018 ..............39
Bảng 3.3. Tình hình chung của các hộ sản xuất sa nhân tím tại địa bàn3 xã nghiên
cứu .........................................................................................................43
Bảng 3.4. Nguồn lực sản xuất sa nhân tím của các hộ điều tra.................................44
Bảng 3.5. Nguồn cung cấp giống sa nhân tím của các hộ điều tra ...........................46
Bảng 3.6. Tình hình tiêu thụ sa nhân tím của các hộ điều tra ...................................47
Bảng 3.7. Chi phí trồng1 ha sa nhân tím cho đến thời kỳ thu hoạch ........................49
Bảng 3.8: Hiệu quả sản xuất sa nhân tím trên 1 ha ...................................................50
Bảng 3.9.Phân tích SWOT sản xuất sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn bàn, tỉnh Lào
Cai..........................................................................................................51
Bảng 3.10. Nguyện vọng của người dân về chính sách của Nhà nước .....................52
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên: Trần Đình Mát
Tên luận văn: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển
cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 8620116
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Hòa
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
1. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra thực trạng sản xuất cây sa nhân tím trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn
2013- 2018 và định hướng tới năm 2025.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất sa nhân tím.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của sản xuất cây sa nhân tím.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây sa nhân tím trên địa
bàn huyện Văn Bàn.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ trồng, kinh doanh sản phẩm sa nhân
tím. Để biết được thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím
trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu tại 3 xã có trồng cây sa nhân tím điển hình, đại diện cho
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (xã Thẳm Dương, xã Dương Quỳ và xã Nậm Chày). Số
liệu thu thập qua 5 năm từ 2013 - 2018, giải pháp đề xuất đến năm 2025. Các số liệu
điều tra kinh tế hộ thực hiện trong tháng 3/2019.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp thu thập số liệu thông tin thứ cấp; phương pháp thu thập thông
tin sơ cấp. (Xây dựng và thiết kế biểu mẫu điều tra bao gồm các chỉ tiêu, tiêu trí có
liên quan đến quá trình nghiên cứu).
ix
- Phương pháp phân tích xử lý số liệu sau khi thu thập những thông tin cần
thiết chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và xử lý số liệu.
- Phương pháp thống kê so sánh tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả đặc trưng
của từng nhóm.
- Phương pháp phân tích tổng hợp từ các số liệu, bảng biểu đã được xử lý, tổng
hợp và phân tích thông tin, thống kê phân tích số liệu, thống kê mô tả, so sánh, sử
dụng phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức bằng Công
cụ SWOT.
3. Các kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu luận văn“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp
phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” tôi rút ra một
số nhận xét sau:
Văn Bàn là huyện có điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi cho việc phát triển
cây sa nhân tím theo hướng hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Tiến
hành nghiên cứu thực trạng sản xuất sa nhân tím của các hộ điều tra trên địa bàn
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, về đặc điểm của nhóm hộ điều tra, các nguồn lực sản
xuất sa nhân tím của hộ điều tra, các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển cây sa nhân
tím của huyện Văn Bàn.
Nghiên cứu, đánh giá kết quả sản xuất sa nhân tím của các hộ điều tra, về
nguồn giống; thời gian trồng, diện tích, sản lượng sa nhân tím của hộ điều tra; các
yếu tố ảnh hưởng đến trồng sa nhân tím của các hộ điều tra; tiêu thụ sản phẩm; chi
phí trong sản xuất của các hộ trồng sa nhân tím; kế hoạch phát triển sa nhân tím của
các hộ điều tra trong các năm tới.
Phân tích, đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách
thức của các hộ trồng sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn nói chung và các hộ
trồng sa nhân tím tại 3 xã điều tra nói riêng. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm
giải quyết các khó khăn, tận dụng được các cơ hội cũng như điểm mạnh để hướng tới
những thách thức trong thời gian tới, thực hiện phát triển sản xuất cây sa nhân tím
trên địa bàn huyện Văn Bàn.
x
Để phát triển sản xuất và tiêu thụ sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn cần
phải thực hiện một số nhóm giải pháp mang tính đồng bộ, bao gồm:
- Nhóm giải pháp quản lý, quy hoạch phát triển sản xuất: Quy hoạch vùng phát
triển sản xuất sa nhân tím, kỹ thuật, khoa học công nghệ.
- Nhóm giải pháp về chính sách, xã hội: Công tác tuyên truyền; hỗ trợ sản
xuất; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại địa phương, đẩy mạnh công tác khuyến
nông khuyến lâm.
- Nhóm giải pháp kinh tế, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm: Khuyến
khích, thu hút các doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết đầu tư sản xuất, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm; giải pháp về phát triển thị trường, tiếp thị, quảng bá, xúc tiến
thương mại; đầu tư nguồn lực cho xúc tiến thương mại; tiêu thụ sản phẩm...
- Giải pháp nhằm tăng cường sự liên kết, tham gia của các tác nhân trong sản
xuất và tiêu thụ sa nhân tím./.
Người hướng dẫn khoa học
Tác giả
TS. Hà Thị Hòa
Trần Đình Mát
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu), họ gừng (Zingiberaceae) là một
trong những cây thuốc quý, chuyên trị các bệnh về đường ruột. Ngoài ra, nó còn được
sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm (gia vị), mỹ phẩm… Việc nhân giống và
trồng cây sa nhân tím cũng rất dễ, không tốn công đầu tư chăm sóc, cây phát triển
nhanh. Là cây chịu bóng, sống dưới ánh sáng tán xạ, dưới tán rừng có độ tàn che 0,50,6; cường độ ánh sáng tốt nhất là 50%, dưới ánh sáng trực xạ cây sinh trưởng kém,
lá bị vàng úa. Cây sa nhân tím sinh trưởng và phát triển tốt ở các vùng có độ cao ≥
250m so với mặt biển; nhiệt độ bình quân năm 22 - 28oC, lượng mưa hàng năm trên
1.800 mm và độ ẩm không khí trên 80%.Là loại cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt
không chỉ giúp nâng cao đời sống cho người dân sống gần rừng mà việc trồng sa nhân
tím còn giải quyết tình trạng rửa trôi và xói mòn đất, tạo nên thảm thực vật đa dạng
phong phú, góp phần bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế xói mòn, ngăn chặn và hạn
chế lũ lụt nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Cây sa nhân tím không
tranh chấp đất với một số loại cây trồng khác mà chỉ tận dụng đất dưới tán rừng để
tăng nguồn thu nhập trên một đơn vị diện tích. Cây sa nhân trồng sau 2 năm bắt đầu
có hoa quả (tỷ lệ 25 - 28% trên tổng số khóm), từ năm thứ 3 trở đi tăng dần. Phát triển
cây sa nhân tím không những cải thiện được môi trường tự nhiên của đất; giúp người
dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống mà còn góp phần bảo tồn và phát triển loại dược
liệu quý tại địa phương, từng bước hình thành vùng nguyên liệu bền vững và ổn định
cho ngành dược địa phương.
Hiện nay cây dược liệu bị khai thác tự do nên diện tích và sản lượng ngày càng
suy giảm. Cây sa nhân tím cũng đang bị khai thác nên ngày càng bị thu hẹp về diện
tích. Trong khi đó nhu cầu sử dụng thuốc đông dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
ngày càng cao. Vấn đề phát triển cây dược liệu trong đó có cây sa nhân tím trong giai
đoạn hiện nay là cần thiết.
Huyện Văn Bàn có vị trí tự nhiên đa dạng về các tiểu khí hậu, với nhiều tiểu
vùng mát mẻ tạo nên lợi thế lớn phát triển các cây dược liệu á nhiệt đới và ôn đới có
2
nhu cầu sản xuất thuốc lớn như: Cây sa nhân tím, cây xuyên khung và đương quy là
cây trồng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển tại những khu vực có khí hậu ôn hòa,
mát mẻ tại các khu vực các xã vùng cao của huyện Văn Bàn.
Trong giai đoạn 2016 - 2020 UBND tỉnh Lào Cai đã có nhiều văn bản chỉ đạo
các huyện thực hiện phát triển cây dược liệu như: Kế hoạch số: 59/KH-UBND ngày
06/3/2017 của UBND tỉnh Lào Cai, triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển dược
liệu tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 20130; Kế hoạch số: 90/KHUBND ngày 15/3/2018 của UBND tỉnh Lào Cai, thực hiện Dự án ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, năm
2018; Kế hoạch số: 144/KH-UBND ngày 22/8/2018 của UBND huyện Văn Bàn, phát
triển dược liệu trên địa bàn huyện Văn Bàn, giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch số:
277/KH-UBND ngày 01/11/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về phát triển dược liệu tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2017-2020; Quyết định số: 271/QĐ-SNN ngày 20/12/2017 của sở
Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai, ban hành Quy trình kỹ thuật tạm thời đối với
một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày
12/3/2018 của UBND tỉnh Lào Cai, phê duyệt dự án “Xây dựng mô hình trồng một
số cây dược liệu áp dụng theo tiêu chuẩn GACP trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn
2018 - 2020; Kế hoạch số 13/KH-SNN ngày 20/01/2017 của sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Lào Cai, triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất và phát triển cây dược liệu” năm 2017; Quyết định số: 3297/QĐ-UBND ngày
04/10/2016 của UBND tỉnh Lào Cai, về việc phê duyệt dự án “Ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất và phát triển cây dược liệu giai đoạn 2016-2020”.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, nhằm đưa ra một phương pháp thích
hợp để đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím, tác
giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển
cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” cho luận văn tốt nghiệp,
là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc phát triển cây
sa nhân tím có giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa
nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể như sau:
- Điều tra thực trạng sản xuất cây sa nhân tím trên địa bàn nghiên cứu giai
đoạn 2013- 2018.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sa nhân tím trên địa bàn
nghiên cứu.
- Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cây sa nhân tím trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây sa nhân tím trên địa bàn huyện
Văn Bàn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ trồng, kinh doanh sản phẩm sa nhân
tím. Để biết được thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây sa nhân tím
trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 xã có trồng cây sa
nhân tím điển hình, đại diện cho huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (xã Thẳm Dương, xã
Dương Quỳ và xã Nậm Chày).
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập qua 5 năm từ 2013 - 2018, giải pháp
đề xuất đến năm 2025. Các số liệu điều tra kinh tế hộ thực hiện trong tháng 3/2019.
5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
Luận văn tập trung vào nghiên cứu tình hình phát triển cây sa nhân tím, trên
cơ sở điều tra, phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, đánh giá thực trạng tình hình sản
xuất, tại một số vùng trên địa bàn huyện, rút ra những nhận xét, kết luận và đề xuất
một số giải pháp khả thi nhằm phát triển cây sa nhân tím trên địa bàn huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai đến năm 2025.
4
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Phát triển
Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời
gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu
là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là
quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình
hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như
vậy, nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức (Hoảng Mạnh
Quân, 2007).
Một là, sự gia tăng tổng lượng của cải trong mỗi nền kinh tế, theo đó, thu nhập
bình quân trên một đầu người ngày càng được cải thiện. Đây là tiêu thức thể hiện quá
trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật
chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.
Hai là, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng đóng góp của ngành
công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất kinh tế
của một quốc gia.
Ba là, sự thay đổi tích cực không ngừng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Mục
tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng
hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng
lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình
độ dân trí giáo dụccủa nhân dân v.v... Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về
chất xã hội của quá trình phát triển.
1.1.2. Phát triển sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động của con người
để tạo ra sản phẩm hữu ích. Như vậy phát triển sản xuất được coi là một qúa trình
tăng tiến về quy mô (sản lượng) và hoàn thiện về cơ cấu.
5
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh
tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản
xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Những vấn đề này liên quan đến
việc xác định thị trường và phân phối sản phẩm đúng đắn để kích thích sản xuất phát
triển.
Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng, trong
đó quy mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp nhận.
Phát triển sản xuất có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều
rộng và phát triển theo chiều sâu. Trong đó:
+ Phát triển sản xuất theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở
rộng diện tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất không
đổi, sử dụng kỹ thuật giản đơn. Kết quả phát triển sản xuất đạt được theo chiều rộng
chủ yếu nhờ tăng diện tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện
tự nhiên.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng,
có thể bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân,
hoặc cả hai.
+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều
kiện sản xuất thực tế. Như vậy phát triển sản xuất theo chiều sâu là làm tăng khối
lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu
tư thêm giống, vốn, kỹ thuật và lao động.
Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về sản
phẩm. Đồng thời làm thay đổi về quy mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản xuất,
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ cấu, để tạo
ra một cơ cấu hoàn hảo.
6
Chú ý trong phát triển sản xuấtphải đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất tìm
nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng đến nguồn tài
nguyên.
Vậy tăng trưởng sản xuất là sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm sản
xuất trong một thời gian nhất định; là kết quả của tất cả các hoạt động và dịch vụ sản
xuất tạo ra.
Còn hiệu quả sản xuất phản ánh quy mô sản lượng sản phẩm và dịch vụ sản
xuất ra trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm.
1.1.3. Các yếu tố chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp
- Lao động: Lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đồng thờinó
cũng là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong phát triển kinh tế. Mặtkhác, lao
động là một bộ phận của dân số, cũng là những người được hưởnglợi ích của sự phát
triển. Suy cho cùng là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho con người. Nói đến nhân tố lao động thì phải quan tâm đến cả hai mặt số lượng
và chất lượng của nguồn nhân lực.
- Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên là yếu tố tạo cơ sở cho
việc phát triển các ngành, cho quá trình tích luỹ vốn; đồng thời cũng là đối tượng sản
xuất nông nghiệp. Cây trồng, vật nuôi có quá trình sinh trưởng và phát triển theo quy
luật tự nhiên, trải rộng trên một phạm vi không gian rộng lớn. Cho nên chúng gắn bó
chặt chẽ và phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên.
- Kinh tế (vốn đầu tư): Vốn đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản, quan
trọng đối với mọi hoạt động của một nền kinh tế. Vốn là chìa khoá đối với sự phát
triển bởi lẽ phát triển về bản chất được coi là vấn đề bảo đảm đủ các nguồn vốn đầu
tư để đạt được một mục tiêu tăng trưởng. Thiếu vốn, sử dụng vốn kém hiệu quả được
đánh giá là một cản trở quan trọng nhất đối với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển và
bố trí kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tích luỹ vốn là điều mấu chốt của sự phát triển
song tỷ lệ tích luỹ cao có thể không có tác dụng lớn đối với tăng trưởng, tạo ta ít công
ăn việc làm và không cải thiện được phân phối thu nhập khi nguồn vốn đó bị phân
7
tán vào những dự án có năng suất lao động thấp. Một cơ cấu sản xuất thiếu vốn sẽ
không có điều kiện để phát triển.
- Khoa học và công nghệ: Sự phát triển kinh tế luôn gắn liền với những thành
tựu khoa học kỹ thuật. Những phát minh, sáng chế khi được ứng dụng vào sản xuất
đã giảm thiểu lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho người lao động; tăng năng
suất lao động, tạo sự tăng trưởng nhanh, góp phần tác động mạnh mẽ vào sự phát
triển kinh tế của xã hội hiện tại.
Trong những năm gần đây, nông nghiệp được quan tâm ứng dụng nhiều tiến
bộ tiến bộ khoa hoặc công nghệ vào sản xuất như: công nghệ sinh học, di truyền học,
biến đổi gien… Những thành tựu khoa học công nghệ mới đã giúp sản xuất nông
nghiệp có được những bước nhẩy vọt về hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện cho việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới.
- Chính sách pháp luật của Nhà nước: Ở mỗi thời kỳ, nền kinh tế của mỗi nước
đều vận hành theo một cơ chế nhất định. Sau đại hội lần thứ VI của Đảng, nền kinh
tế nước ta đã từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế hỗn hợp “nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”. Trên thực tế, những năm qua nền kinh tế nước ta đã thu được nhiều thành
tựu to lớn trong phát triển kinh tế. Điều đó đã khảng định chính sách pháp luật của
Nhà nước có một vi trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế, sự đặc
biệt đó thể hiện bằng các chính sách vĩ mô, tạo hành lang pháp lý cho các thành phần
kinh tế hiệu chỉnh khối lượng, phương hướng sản xuất một cách phù hợp với sức cạnh
tranh của sản phẩm và mức cung, cầu của thị trường. Hoặc các chính sách vi mô điều
tiết, hỗ trợ của chính phủ nhằm tạo cơ hội và điều kiện phát triển một cách cân đối
giữa các vùng miền, các ngành thiết yếu.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về sa nhân tím trong và ngoài nước
1.2.1.1. Giới thiệu khái quát về vị thuốc có tên “sa nhân”
8
Trong y học cổ truyền Trung Quốc cũng như ở Việt Nam có nhiều vị thuốc
được lấy từ cùng một bộ phận của một số loài cây thuốc cùng chi (Genus), cùng họ
(Family) thì thường mang chung một tên gọi. Hơn nữa, các bộ phận này, sau khi thu
hái lại được chế biến (làm khô, sao tẩm) như nhau nên về tính vị, tác dụng chữa bệnh
của vị thuốc cũng tương tự như nhau. Ví dụ: vị thuốc“Kim ngân hoa” là hoa phơi khô
của một số loài cây thuốc cùng chi Lonicera, họ Caprifloliaceae ; “Thiên niên kiện”
cũng là Thân rễ phơi khô của một số loài cây thuốc thuộc chi Homalomena, họ
Araceae…Tương tự như vậy, vị thuốc “sa nhân” là khối hạt khô, thu hái lúc quả già
của một số loài thuộc chi Amomum (A.villosum; A.ovoideum; A. longiligurae;
A.xanthioidesvàA.thyrsoideum), họ Gừng (Zingiberaceae).Theo lý luận của y học cổ
truyền, vị thuốc sa nhân nói chung có vị cay, mùi thơm, tính ấm vào 3 kinh thận, tỳ,
vị có tác dụng ôn trung, hành khí, chỉ thống, khai vị tiêu thực, an thai. Ngoài ra, các
tác giả trong nước như Nguyễn Thị Phương Lan, 2004; Đỗ Tất Lợi,1999; Đào Lan
Phương, 1995 và nhiều người khác cũng như ở nước ngoài khi nghiên cứu về thành
phần hóa học trong hạt của 5 loài sa nhân trên đều cho rằng thành phần chính là tinh
dầu (1,5 - 3,5%). Trong tinh dầu có tới vài chục hợp chất khác nhau, trong đó chủ
yếu là bornyl acetat, camphor, camphen, borneol, limonene… hàm lượng của các
chất này có thể hơi chênh lệch ở các loài sa nhân khác nhau, nhưng là những thành
phần hóa học chủ yếu tạo nên công dụng chữa bệnh của vị thuốc “sa nhân”. Hiện đã
thống kê được tới 60 bài thuốc khác nhau có sử dụng vị thuốc sa nhân. Hạt sa nhân
còn được giã nhỏ, ngâm rượu ngậm, chữa sâu răng, hôi miệng hay được dùng làm gia
vị, tinh dầu hạt chế rượu mùi.
Sa nhân được sử dụng làm thuốc khá phổ biến trong y học cổ truyền Trung
Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam... Trong đó, chỉ
có Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam là những nước có nhiều sa nhân, không
chỉ sử dụng cho yêu cầu quốc nội mà còn đưa ra thương mại quốc tế.
Sa nhân ở Việt Nam vốn vẫn được coi là loại dược liệu đặc sản có giá trị kinh
tế cao. Trước năm 1990, mặc dù sa nhân ở nước ta chủ yếu được thu hái từ cây mọc
9
tự nhiên, nhưng hàng năm vẫn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế; lượng xuất khẩu
ước tính tới vài trăm tấn sa nhân/năm, nhưng mặt hàng này gần đây đã bị giảm sút
đi rất nhiều.
1.2.1.2. Nghiên cứu về thực vật học loài sa nhân tím
Như trên đã đề cập, sa nhân là tên gọi chung của một số loài cùng chi Amomum
Roxb., thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Chi Amomum Roxb. trên thế giới được biết
có khoảng 150loài, phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới châu Á và Australia. Trong đó
ở Ấn Độ có 48 loài; ở Indonexia bao gồm đảo Borneo có 30 loài, đảo Java có 13 loài;
ở Trung Quốc cũng đã biết có 24 loài…
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Quốc Bình (2011)
cũng đã mô tả được 21 loài.
Riêng loài sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu ),vào năm 1975 mới
được T.L.Wu phát hiện và mô tả đầu tiên ở đảo Hải Nam, Trung Quốc. Ở Việt Nam,
loài thực vật này được Nguyễn Chiều phát hiện thấy ở tỉnh Đăk Lắk năm 1984 và
công bố tên khoa học năm 1986. Trong khi đó, một số công trình nghiên cứu về phân
loại thực vật ở Đông Dương và ở Việt Nam trước đây của F. Gagnepain, 1937;
Nguyễn Tiến Bân và đồng nghiệp, 1984 (Danh lục Thực vật Tây Nguyên) và Phạm
Hoàng Hộ, 1993 đều chưa đề cập loài sa nhân tím kể trên.
Về hình thái thực vật của thân, lá, hoa của loài sa nhân tím nhìn bên ngoài
tương đối giống với một số loài sa nhân khác (Sa nhân thân cao - A. ovoideum, Sa
nhân đỏ - A. villosum và Sa nhân tía - A. xanthioides). Tuy nhiên có 2 đặc điểm khác
biệt quan trọng nhất của loài sa nhân tím (A. longiligulare) là lưỡi bẹ (ligule) nhọn,
dài 1,5 - 4,0 cm và mào của trung đới có 3 thùy tròn, trong khi đó lưỡi bẹ của các loài
kia đầu tròn, dài dưới 1 cm và mào của trung đới chỉ xẻ hai thùy tròn.
* Sau đây là phần mô tả đầy đủ về hình thái thực vật của loài sa nhân tím
(Amomum longiligulare T. L. Wu), thuộc họ Gừng (Zingiber aceae):
Cây dạng cỏ cao, sống nhiều năm, thường mọc thành đám, có thân rễ bò lan
trên mặt đất; thân mang lá cao 1 - 2m hoặc hơn. Lá mọc so le thành hai dãy hướng
lên phía ngọn; phiến lá thuôn dài, 20 - 35cm x 5 - 8cm, đầu lá có mũi nhọn, vò nát
10
có mùi thơm. Lưỡi bẹ dài 1,5 - 4,0cm, đầu nhọn, mỏng và không có lông (đây là đặc
điểm quan trọng nhất để phân biệt với các loài sa nhân khác, chỉ có lưỡi bẹ ngắn dưới
1cm).
Cụm hoa dạng bông phân nhánh, mọc từ gốc hay thân rễ, gồm 5 - 10 hoa,
màu trắng. Mỗi hoa có 2 lá bắc nhỏ; đài hình ống, dài 1,5cm, đầu xẻ 3 thùy hình
thuôn; cánh môi hình thìa, gần tròn, 1,7 - 2,5 x 1,6 - 2,3cm, đầu cánh môi nhô ra
thành 2 thùy, dọc theo giữa cánh môi có 3 sọc màu tía hồng, ở giữa màu vàng. Nhị
có trung đới phát triển thành dạng mào, có 3 thùy ôm lấy nhị. Bầu hình trứng, 3 ô;
vòi nhụy hình chỉ, dài gần 2cm, đầu nhụy gần bao phấn và ở dưới trung đới.
Quả nang hình trứng hoặc gần hình cầu, có thể có 3 cạnh tù, chiều dài 1,1 2,5cm; đường kính 1,0 - 2,3cm; vỏ quả có gai đơn hoặc kép; màu tím nâu hay tím
hồng, khi chín chuyển sang màu tím đen. Hạt nhiều, 13 - 28 hạt; hạt hình đa diện,
màu nâu đen; áo hạt màu trắng, vị ngọt; hạt già cắn vỡ có mùi thơm đặc trưng.
Mùa hoa quả: một năm có hai vụ. Vụ hè - thu: hoa từ cuối tháng 4 đến tháng
6, quả già tháng 7 - 8. Vụ này có nhiều hoa quả, nên còn gọi là vụ chính. Vụ thu đông có ít hoa quả hơn nên gọi là vụ phụ, hoa tháng 7 - 8, quả già tháng 9 - 10 (đây
cũng là một đặc điểm nữa khác biệt của loài sa nhân tím, vì các loài sa nhân khác chỉ
có một vụ hoa quả trong năm, từ tháng 4 - 8).
Sa nhân tím phân bố chủ yếu ở vùng có khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là khu vực
nhiệt đới Đông Nam và Nam Á. Sa nhân tím có vùng phân bố từ đảo Hải Nam Trung
Quốc đến vùng Trung Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, sa nhân tím tập trung nhiều
nhất ở các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai…với khí hậu
nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, hai mùa mưa và khô khá rõ rệt thì sa nhân tím sinh
trưởng phát triển tốt và ra hoa kết quả nhiều.
1.2.1.3. Nghiên cứu trồng sa nhân tím trên thế giới và ở Việt Nam
Trung Quốc là nước sớm tiến hànhnghiên cứu trồng sa nhân. Ngay từ năm
1965, trong tập tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng và chế biến dược liệu”của
Ban huấn luyện đào tạo cán bộ Dược liệu TrungQuốc, đã đề cập về kỹ thuật trồng
loài sa nhân đỏ (A. villosum Lour.). Trong tài liệu này, các nhà Dược học Trung Quốc
đã đề cập một số vấn đề, như: cây giống đem trồng là các nhánh con; thời vụ trồng
11
từ tháng 3 - 7; nơi trồng cần có độ tàn che trên 50%; cây trồng sau 3 năm có hoa
quả và cho thu hoạch 3,5 kg/mẫu/năm... Những vấn đề về kỹ thuật trồng sa nhân đỏ
(A. villosum Lour.) ở trên chưa được lý giải đầy đủ hoặc vẫn còn chung chung, song
đây cũng là tài liệu đầu tiên trên thế giới nói về trồng sa nhân.
Được biết, ở vùng Xisom Bana (Vân Nam - Trung Quốc) có trồng loài sa nhân
tía (A. xanthioides Wall. ex Baker). Cây giống (nhánh con) của loài này cũng được
Catherin Aubertin (2004) đưa về trồng ở tỉnh Phông Xa Lỳ (Lào). Đất trồng sa nhân
tía có độ pH4 - 6; mật độ trồng 10.000 cây/ha; với chi phí công lao động được tính
ra là 101 công/ha/năm... Tuy nhiên, do thời gian thực hiện dự án trồng sa nhân tía
của Catherin Aubertin trong 2 năm, nên tác giả chưa đưa ra được những kết quả thực
nghiệm cuối cùng. Bên cạnh 2 loài trên, trong mộtấn phẩm của FAO (9/2002) cũng
thông báo vắn tắt, ở Lào còn trồng cả loài sa nhân đỏ (A. villosum Lour) và sa nhân
tím (A. longiligulare T. L. Wu) tại tỉnh Champasac và Sa La Van.Nhưng trong tài
liệu này không thấy đề cập cụ thể về kết quả trồng.
Loài sa nhân được nghiên cứu trồng nhiều hơn cả là sa nhân tím (A.
longiligulare T. L. Wu). Cây được trồng thử tại Trung Quốc, Lào và Việt Nam, trong
đó Việt Nam lại là nơi nghiên cứu trồng đầu tiên.
Ở Việt Nam, ngay từ năm 1984, trong hợp phần nghiên cứu về cây thuốc
thuộc Chương trình Tây Nguyên II, Nguyễn Chiều, Nguyễn Tập và các đồng nghiệp
đã phát hiện thấy một đám sa nhân mọc tự nhiên ở huyện M’Đrăk (tỉnh Đắc Lắc) có
nhiều quả hơn hẳn loài sa nhân đỏ (A. villosum) cùng phân bố trong khu vực. Cây
giống của cả 2 loại sa nhân này đã được đem về trồng thử tại Trạm nghiên cứu Dược
liệu tỉnh Đắc Lắc (khoảng 500m2/loài), nhưng đến năm 1986 mới xác định được tên
của loài sa nhân tím có nhiều quả là Amomum longiligulare T. L. Wu; đồng thời cũng
khẳng định, đây là loài sa nhân khi đem trồng cũng cho thu hoạch quả hơn các loài
khác. Tuy nhiên do Chương trình Tây Nguyên II đã sớm kết thúc sớm (1985), nên
việc trồng thử sa nhân tím ở Đắc Lắc mặc dù đã có kết quả tốt, nhưng chưa đưa ra
được dẫn liệu kỹ thuật nào. Đến năm 1992, trong một đề tài cấp nhà nước (KY. 02.
04), sa nhân tím là một trong vài cây thuốc đặc sản được lựa chọn để nghiên cứu
trồng thử. Cây giống được lấy tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định