Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

báo cáo thực tập giữa khóa tại công ty cổ phần markus việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.04 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH ẢNH..........................................................................................2
MỤC LỤC BẢNG...................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẨN MARKUS VIỆT NAM.......5
1.1. Khái quát về công ty Cổ phần Markus Việt Nam......................................5
1.1.1.

Giới thiệu công ty.................................................................................5

1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển........................................................5

1.1.3.

Cơ cấu tổ chức.....................................................................................6

1.1.4.

Chức năng nhiệm vụ............................................................................9

CHƯƠNG 2. NHẬT KÝ THỰC TẬP.................................................................. 11
2.1.Vị trí thực tập................................................................................................. 11
2.1.1. Vị trí thực tập........................................................................................ 11
2.1.2. Giới thiệu về Team R&D...................................................................... 11
2.1.3. Mô tả công việc trong giai đoạn thực tập............................................ 11
2.2. Mục tiêu thực tập......................................................................................... 12
2.2.1. Về kiến thức, kỹ năng chuyên môn...................................................... 12
2.2.2. Về kỹ năng mềm.................................................................................... 12
2.3. Nhật ký thực tập........................................................................................... 12


CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ SAU QUÁ
TRÌNH THỰC TẬP.............................................................................................. 18
3.1. Đánh giá tổng thể về quá trình thực tập...................................................... 18
3.2. Đề xuất kiến nghị sau quá trình thực tập.................................................... 19
KẾT LUẬN............................................................................................................ 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 22
GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP........................................................................... 23

1


MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Markus Marketing School.............................................6
Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức Markus Agency...............................................................8

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1. Nhật ký thực tập Tuần 1 (01/07/2019 – 07/07/2019)................................ 12
Bảng 2. Nhật ký thực tập Tuần 2 (08/07/2019 – 14/07/2019)................................ 14
Bảng 3. Nhật ký thực tập Tuần 3 (15/07/2019 – 21/07/2019)................................ 15
Bảng 4. Nhật ký thực tập Tuần 4 (22/07/2019 – 28/07/2019)................................ 15
Bảng 5. Nhật ký thực tập Tuần 5 (29/07/2019 – 04/08/2019)................................ 16

2


LỜI MỞ ĐẦU
Theo thống kê trên vietnamworks.com – cổng thông tin tuyển dụng lớn nhất
Việt Nam hiện nay, “Marketing” là vị trí cho kết quả tìm kiếm công việc cao nhất
(1.299 công việc). Điều đó cho thấy một nhu cầu rất lớn về nhân sự trong lĩnh vực
Marketing của các công ty. Con số này không chỉ phản ánh sự thiếu hụt về số lượng

mà còn chỉ ra vấn đề khó giải quyết hơn, chất lượng nhân sự ngành Marketing.
Trước thực trạng như vậy, đã có rất nhiều đơn vị đào tạo Marketing tại Việt Nam
được thành lập.
Tuy nhiên, năm 2012, ở Việt Nam chỉ có duy nhất AIM Academy là học viện
Marketing cung cấp đầy đủ các khóa học về tư duy và nghiệp vụ cơ bản trong
Marketing, nằm tại miền Nam. Còn tại thị trường miền Bắc, đa số các trung tâm dạy
Marketing đều tập trung đào tạo công cụ, khiến người học bỏ quên việc cần học
kiến thức bài bản.
Do vậy tháng 11/2012, Think Markus – Đơn vị đào tạo Tư duy và Nghiệp vụ
Marketing đầu tiên tại Hà Nội - đã ra đời để mang sứ mệnh tạo ra nhu cầu và giải
quyết nhu cầu đó.
Với mong muốn được học hỏi và thực hành các nghiệp vụ Marketing căn
bản, đặc biệt là kỹ năng nghiên cứu thị trường, đề xuất giải pháp Marketing dựa trên
dữ liệu số và phỏng vấn chuyên sâu, em đã ứng tuyển và có cơ hội thực tập và học
hỏi kinh nghiệm tại phòng ban R&D của Công ty Cổ phần Markus Việt Nam. Sau
hơn một tháng thực tập, dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh chị, cán bộ
nhân viên tại công ty, cùng sự hướng dẫn chi tiết của TS. Nguyễn Quang Minh, em
đã có cái nhìn hoàn thiện hơn về quá trình hình thành, phát triển, tình hình hoạt
động của công ty nói chung, phòng R&D nói riêng. Nhờ có những kiến thức, thông
tin và kinh nghiệm học hỏi, tích lũy được, em đã hoàn thành bản báo cáo về quá
trình thực tập tại Công ty.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, bài báo cáo thực tập giữa khóa của
em có kết cấu gồm 3 phần:
3


Chương 1: Giới thiệu công ty Cổ phần Markus Việt Nam
Chương 2: Nhật ký quá trình thực tập tại phòng R&D công ty Cổ phần
Markus Việt Nam
Chương 3: Đánh giá tổng thể và đề xuất kiến nghị sau quá trình thực tập

Do thời gian thực tập chưa nhiều, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân
chưa thực sự chuyên sâu nên bài báo cáo không tránh khỏi những hạn chế về nội
dung và trình bày. Em rất mong nhận được sự đánh giá và ý kiến phản hồi của thầy
cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

4


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẨN MARKUS VIỆT
NAM
1.1.

Khái quát về công ty Cổ phần Markus Việt Nam

1.1.1. Giới thiệu công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Markus Việt Nam
Địa chỉ: 15C Nguyễn Khang, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Mã số doanh nghiệp: 0107287436
Ngày thành lập: 12/01/2016
Điện thoại: 0462 949 441
Giám đốc công ty: Đỗ Xuân Khoa
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Markus Việt Nam (Markus), hoạt động trong lĩnh vực đào tạo
và cung cấp giải pháp Marketing, được thành lập vào tháng 11 năm 2012 bởi anh Đỗ
Xuân Khoa (Assistant Brand Manager của TH true MILK) và người đồng sáng lập,
anh Nguyễn Thành Long (Digital Marketing Expert của Cốc Cốc Việt Nam).

Khi thành lập, Markus bắt đầu kinh doanh ở mảng đào tạo, lấy tên Markus
Marketing School, là đơn vị đào tạo Tư duy và Nghiệp vụ Marketing đầu tiên tại

Hà Nội. Sản phẩm đầu tiên của Markus là Khóa học Marketing Thinking do chính
anh Đỗ Xuân Khoa làm giảng viên. Cùng với sự hợp tác của các giảng viên ngoài,
đều có kinh nghiệm lâu năm tại các tập đoàn đa quốc gia, Markus tiếp tục phát
triển các khóa học khác về nghiệp vụ Marketing. Đến nay, Markus Marketing
School đã tổ chức được hơn 60 khóa học với sự tham gia của hơn 1500 học viên.
Đến tháng 09 năm 2016, Markus Marketing School thu hẹp quy mô, Markus
5


bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực tư vấn chiến lược và thực thi sản xuất giải pháp
Marketing cho các startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ và tập đoàn lớn tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh, lấy tên Markus Agency.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức
1.1.3.1. Markus Marketing School

Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức Markus Marketing School

Ban
Giám đốc
Team
R&D

Team
Sales

Team
Content

Team
HR


Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Markus

Markus Marketing School bao gồm 04 teams chính và đứng đầu là các Team Leader.

Cụ thể với những chức năng như sau:
Team R&D (Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm) hoạt động với các nhiệm
vụ:
Trước khóa học






Phối hợp cùng giảng viên nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu học
viên để xây dựng chương trình giảng dạy cho khóa học và workshop.
Tập huấn các kỹ năng chung về trợ giảng lớp học và chăm sóc học viên.
Chuẩn bị các cơ sở vật chất cho khóa học: tài liệu, địa điểm, thiết bị
máy móc, đồ ăn nhẹ…

Trong khóa học
6




Trực tiếp trợ giảng trong buổi học và chăm sóc học viên để nghiên
cứu nâng cao trải nghiệm học của học viên.


Sau khóa học





Hỗ trợ giảng viên tổ chức các hoạt động duy trì cộng đồng cựu học
viên.
Phối hợp cùng Team Sales để quản lý dữ liệu học viên.
Phối hợp cùng Team HR để tổ chức các buổi training nội bộ đặc biệt
với giảng viên ngoài.

Cơ cấu nhân sự của Team R&D phụ thuộc vào số lượng khóa học và
workshop của Markus Marketing School theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn trước
(2012 – 2015), Team R&D có cơ cấu 1 Team Leader và trung bình 3 Team Member
cố định. Còn trong giai đoạn sau đó, do chiến lược thu hẹp quy mô mảng School
của công ty, Team R&D chỉ bao gồm 1 Team Leader và 1 Team Member.
Team Sales (Phòng bán hàng): Hoạt động với 02 nhiệm vụ chính:
Xây dựng các chiến dịch tuyển sinh cho các khoả
học Tư vấn, chăm sóc học viên trong các khoá học
Team Content (Sản xuất nội dung) Hoạt động với 02 nhiệm vụ chính:
Xây dựng content cho Fanpage: Lên content plan, viết bài duy trì Fanpage
với mục tiêu tăng độ nhận diện cho Markus và đẩy leads về cho team sales
Xây dựng nội dung mục Blog cho website thinkmarkus.com
Team HR (Phòng nhân sự): Hoạt động với 03 nhiệm vụ chính:
Tuyển dụng nhân sự mới
Xây dựng cơ chế lương thưởng và trả lương
Xây dựng hệ thống quản trị tri thức cho công ty
1.1.3.2. Markus Agency
Hiện tại, Markus Agency có cơ cấu tổ chức khá đơn giản, đứng đầu các team

7


là các Manager. Nhân sự tại Markus Marketing School đều hoạt động ở cả Markus
Agency tùy vị trí phù hợp với từng nhân viên.
Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức Markus Agency

Ban
Giám đốc
Team Account

Team Planner

Team Creative

Team HR

Team Design

Team Content

Team Shooting

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Markus

Cụ thể chức năng từng phòng ban:
Team Account (Chăm sóc khách hàng): hoạt động với 02 nhiệm vụ chính:
Tìm kiếm khách hàng là các công ty, tổ chức, tập đoàn có nhu cầu về toàn bộ
hay một phần công việc trong một chiến dịch Marketing trong một khoảng
8



thời gian nhất đinh. Lên kế hoạch chiến dịch và pitching dành hợp đông về
cho công ty.
Giám sát thực thi, đo lường và báo cáo kết quả các kế hoạch Marketing.
Team Planner (Lập kế hoạch): hoạt động với nhiệm vụ chính:
Phối hợp với Team Account lên chiến lược và lập kế hoạch cho chiến dịch
Marketing.
Team Creative (Sáng tạo): Lên ý tưởng và thực thi cho các chiến dịch Marketing
bao gồm:
Các ý tưởng tổng thể: Liên quan đến Big Idea, Key Message, … cho các
chiến dịch.
Sản xuất Content, chụp ảnh và thiết kế Visual.
Team HR (Phòng hành chính nhân sự): Gồm 05 nhiệm vụ chính
Quản lý tài chính công ty và khai báo thuế
Hành chính và công tác liên quan đến luật
Tuyển dụng nhân sự
Xây dựng cơ chế lương thưởng cho nhân viên, trả lương
Quản trị mảng đào tạo và phát triển nhân sự
1.1.4. Chức năng nhiệm vụ
Là đơn vị tiên phong trong xu hướng đào tạo Tư Duy Marketing tại Hà Nội,
Markus tập trung xây dựng và củng cố tư duy Marketing cho học viên trước khi đi
vào từng nghiệp vụ Marketing cụ thể. Vì vậy sau khi tốt nghiệp, học viên của
Markus có thể ứng biến và xử lí mọi vấn đề marketing trong nhiều môi trường công
việc khác nhau. Điều này khác biệt hoàn toàn so với những trung tâm đào tạo
Marketing khác chỉ tập trung đào tạo sử dụng các công cụ riêng lẻ trong Marketing
như SEO, Google Adwords, Facebook Marketing…
Mở rộng lĩnh vực hoạt động sang Marketing Agency, Markus tập trung cung
cấp các dịch vụ Marketing trên đa kênh, với sứ mệnh: “We help our clients “Take
the lead” by doing things, no one has ever done before”.

9


Với lợi thế là nhân sự cốt cán đều xuất thân từ phòng bàn Marketing của các
tập đoàn công ty lớn như TH True MILK, Cốc Cốc Việt Nam, … Markus đẩy mạnh
mảng hoạt động Agency và định hướng đây sẽ là mảng hoạt động chủ đạo có tính
dài hạn của công ty.

10


CHƯƠNG 2. NHẬT KÝ THỰC TẬP
2.1.Vị trí thực tập
2.1.1. Vị trí thực tập
Vị trí thực tập: Thực tập sinh Team R&D (Bộ phận Nghiên cứu và phát triển sản
phẩm)
Người hướng dẫn thực tập: Anh Phạm Trung Kiên
Chức vụ: Chuyên viên quản lý Tài chính cấp cao
Số điện thoại: 0366095027
2.1.2. Giới thiệu về Team R&D
2.1.2.1. Trước khóa học
Phối hợp cùng giảng viên nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu học viên
để xây dựng chương trình giảng dạy cho khóa học và workshop
Tập huấn các kỹ năng chung về trợ giảng lớp học và chăm sóc học viên
Chuẩn bị các cơ sở vật chất cho khóa học: tài liệu, địa điểm, thiết bị máy
móc, đồ ăn nhẹ…
2.1.2.2. Trong khóa học
Trực tiếp trợ giảng trong buổi học và chăm sóc học viên để nghiên cứu nâng
cao trải nghiệm học của học viên
2.1.2.3. Sau khóa học

Hỗ trợ giảng viên tổ chức các hoạt động duy trì cộng đồng cựu học
viên Phối hợp cùng Team Sales để quản lý dữ liệu học viên
Phối hợp cùng Team HR để tổ chức các buổi training nội bộ đặc biệt với
giảng viên ngoài
2.1.3. Mô tả công việc trong giai đoạn thực tập
Trợ giảng Khóa học Marketing Thinking 59
Phân tích thực trạng, đo lường, đánh giá chất lượng Khóa học Marketing
11


Thinking (Khóa 55 – 59) để đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng Khóa học
Marketing Thinking 60
2.2. Mục tiêu thực tập
2.2.1. Về kiến thức, kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng phối hợp cùng các Team khác trong công ty để tổ chức và quản lý
lớp học
Kỹ năng trợ giảng lớp học
Kỹ năng chăm sóc học viên trong và sau khóa học: thông báo tin tức về lớp
học, giải đáp thắc mắc khi cần, xử lý các phản hồi tiêu cực và đáp ứng các
nhu cầu cá nhân của học viên (VD: học viên đặt hàng lớp học Trade
Marketing 5 người với giảng viên ngoài của Markus)
Kỹ năng phân tích thực trạng Marketing ngành dịch vụ theo mô hình 7Ps
Kỹ năng nghiên cứu thị trường và đo lường hiệu quả, từ đó đề xuất giải pháp
Marketing: cụ thể là nghiên cứu thị trường bằng quan sát lớp học (trong quá
trình trợ giảng) khảo sát online, phỏng vấn chuyên sâu (sau khóa học)
2.2.2. Về kỹ năng mềm
Kỹ năng thiết kế slide đẹp
Kỹ năng xây dựng nội dung đào tạo trong lĩnh vực đào tạo
Kỹ năng chăm sóc và xử lý phản hồi của khác hàng trong ngành dịch vụ
Văn hóa trong môi trường Startup

2.3. Nhật ký thực tập
Tuần 1: Từ ngày 01/07/2019 đến ngày 07/07/2019
Bảng 1. Nhật ký thực tập Tuần 1 (01/07/2019 – 07/07/2019)
Thời gian

Mục tiêu, nội dung công việc

Người hướng
dẫn

Thứ hai

+ Đến công ty, chào hỏi làm quen với các anh chị Anh Phạm
12


(01/07/2019) trong Team R&D nói riêng và các Team khác nói Trung Kiên
chung.
+ Tìm hiểu về công việc cụ thể của Team trong
công ty.
Thứ tư

+ Đến công ty quan sát và học hỏi cách làm việc

(03/07/2019) của các anh chị đồng nghiệp.

Anh Phạm
Trung Kiên

+ Tham gia buổi Intensive Training cho các thực

tập sinh về các nội dung:




Thứ năm

Văn hóa Markus
Inbound Marketing

Tham gia buổi Intensive Training cho các thực tập Anh Nguyễn

(04/07/2019) sinh về các nội dung: Văn hóa Markus, Inbound

Quang Huy

Marketing




Thứ sáu

Content Marketing
Nghiệp vụ Team R&D, Team Sales, Team
Content

+ Nhận nhiệm vụ chính trong 1 tháng thực tập:



(05/07/2019)



Trợ giảng Khóa học Marketing Thinking
59
Phân tích thực trạng, đo lường, đánh giá
chất lượng Khóa học Marketing Thinking
(Khóa 55 – 59) để đề xuất giải pháp nâng
cao chất lượng Khóa học Marketing
Thinking 60.

13

Anh Nguyễn
Quang Huy


Tuần 2: Từ ngày 08/07/2019 đến ngày 14/07/2019
Bảng 2. Nhật ký thực tập Tuần 2 (08/07/2019 – 14/07/2019)
Thời gian

Mục tiêu, nội dung công việc

Người hướng
dẫn

Thứ hai

+ Họp Team R&D để được hướng dẫn kỹ hơn về Anh Nguyễn


(08/07/2019) kỹ năng:

Quang Huy



Quy trình Tổ chức và Quản lý lớp học:
cách phối hợp cùng Team Sales, Team

Content để tuyển sinh, truyền thông, quản
lý tình trạng học viên và tổng kết thu chi,
báo cáo.



Quy trình trợ giảng lớp học: nhiệm vụ
trong 6 buổi học chính và Workshop cuối

khóa.



Kỹ năng chăm sóc học viên trong và sau
khóa học.

Thứ tư
(10/07/2019)

+ Chuẩn bị giáo trình, cơ sở vật chất và liên lạc Anh Phạm

với học viên, giảng viên cho Buổi Khai giảng Trung Kiên
Khóa học Marketing Thinking 59 theo Quy trình
Tổ chức và Quản lý lớp học và Quy trình trợ giảng
lớp học.

Thứ sáu

+ Thực hiện nhiệm vụ trợ giảng lớp học: quan sát Anh Nguyễn
14


(12/07/2019) tình trạng lớp học và xử lý các xử cố khi cần.

Quang Huy

Tuần 3: Từ ngày 15/07/2019 đến ngày 21/07/2019
Bảng 3. Nhật ký thực tập Tuần 3 (15/07/2019 – 21/07/2019)
Thời gian

Mục tiêu, nội dung công việc

Người hướng
dẫn

Thứ hai

+ Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trợ giảng của Lớp

(15/07/2019) học Marketing Thinking 59.
Thứ tư


+ Trợ giảng Lớp học Marketing Thinking 59.

(17/07/2019) + Hỗ trợ xử lý sự cố khi cần.

Chủ nhật

+ Họp Team R&D để củng cố lại các kỹ năng và

Anh Nguyễn

(21/07/2019) nhận xét sau 1 tuần trợ giảng để đưa ra những giải Quang Huy
pháp cho những vấn đề gặp phải trong quá trình
làm việc, nhằm cải thiện kết quả công việc

Tuần 4: Từ ngày 22/07/2019 đến ngày 28/07/2019
Bảng 4. Nhật ký thực tập Tuần 4 (22/07/2019 – 28/07/2019)
Thời gian

Mục tiêu, nội dung công việc

Người hướng
dẫn

Thứ hai

+ Trợ giảng Buổi 5 Lớp học Marketing Thinking
59.
15



(22/07/2019)
Thứ tư

+ Trợ giảng Buổi 6 (Bế giảng) Lớp học Marketing

(24/07/2019) Thinking 59.
+ Họp Team R&D để lên kế hoạch tổ chức buổi
Workshop cuối khóa cho Lớp học Marketing
Thingking 59.

Thứ sáu

+ Chuẩn bị đồ đạc, cơ sở vật chất và nội dung phục

(26/07/2019) vụ buổi Workshop.
+ Hỗ trợ tổ chức buổi Workshop cuối khóa cho
Lớp học Marketing Thingking 59.

Tuần 5: Từ ngày 29/07/2019 đến ngày 04/08/2019
Bảng 5. Nhật ký thực tập Tuần 5 (29/07/2019 – 04/08/2019)
Thời gian

Mục tiêu, nội dung công việc

Người hướng
dẫn

Thứ hai


+ Khảo sát Online, phỏng vấn chuyên sâu với 1 số Anh Phạm

(29/07/2019) học viên để lấy đánh giá và góp ý cho Lớp học.

Thứ ba

+ Tổng hợp dữ liệu phục vụ đánh giá lớp học bao

(30/07/2019) gồm: Các ghi nhận quan sát được trên lớp; Đánh giá
lớp học của 72 học viên (Từ Khóa Marketing

Thinking 55 đến Khóa Marketing Thinking 59);
Phản hồi qua phỏng vấn chuyên sâu của học viên.

16

Trung Kiên


Thứ tư

+ Đo lường, phân tích và đánh giá điểm mạnh,

(31/07/2019) điểm yếu, cơ hội, thách thức của khóa học theo mô hình
SWOT.

Thứ năm

+ Làm Báo cáo đánh giá và đề xuất với Leader


(01/08/2019) Team R&D và giám đốc của công ty.
+ Xin giấy xác nhận thực tập từ Giám đốc Công
ty.

Thứ sáu + Hoàn thành báo cáo thực tập
(02/08/2019)

17


CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
SAU QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
3.1. Đánh giá tổng thể về quá trình thực tập
Quá trình thực tập không chỉ mang lại cho em kiến thức chuyên môn về
Marketing mà còn là các kỹ năng trong lĩnh vực đào tạo, chăm sóc khách hàng và
trải nghiệm quý giá trong môi trường Startup.
Qua quá trình thực tập ở vị trí R&D, em đã hiểu rõ hơn bản chất của ngành
Marketing chính là xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Công việc trợ giảng đã giúp
em được tiếp xúc gần hơn với khách hàng của công ty, hiểu được sự khác nhau giữa hai
đối tượng người đi làm và sinh viên. Nghiệp vụ R&D đã giúp em trải nghiệm trực tiếp
công việc nghiên cứu thị trường qua bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu, đo lường hiệu
quả qua dữ liệu số, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp. Nghiên cứu là bước đầu tiên và vô
cùng quan trọng trong Marketing, khác xa những gì em đã hiểu trước đó khi em chỉ
nhìn qua bề nổi của công việc, rằng Marketing là Quảng cáo. Marketing không chỉ có
Truyền thông mà còn có Nghiên cứu và phát triển sản phẩm đi trước. Đối với sản phẩm
Giáo dục, nghiệp vụ Marketing lại có những đặc điểm riêng.

Vị trí đặc biệt này cũng mang lại cho em kinh nghiệm trong lĩnh vực Đào tạo
và Chăm sóc khách hàng. Em hiểu được rằng một sản phẩm Giáo dục không chỉ cần
đạt mục đích giúp người học tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và ứng dụng được

mà còn phải giúp học viên tự học được dựa trên hướng dẫn của mình. Khi làm trong
lĩnh vực đào tạo, chúng ta luôn luôn phải tận tâm, giúp đỡ học viên hết sức về bản
chất vất đề, về chiều sâu sự việc. Em cũng học được những kinh nghiệm quý giá
trong ngành dịch vụ, khi chăm sóc khách hàng. Nếu chẳng may mắc lỗi, em cần xin
lỗi và ngay lập tức tập trung tìm giải pháp khắc phục tốt nhất và nhanh nhất thay vì
đổ lỗi ban chuyền, giải thích ngay lúc đó.
Môi trường Startup vô cùng mới mẻ với sinh viên chúng em. Startup có những
anh chị trẻ và rất nhiệt tình. Chúng em được trực tiếp làm việc với các Leader và Giám
đốc công ty, được thoải mái thử các giải pháp và sửa sai. Giờ làm việc tại Startup rất
linh hoạt nhưng cũng khá căng thẳng. Trải qua môi trường Startup, em đã

18


học được tính chủ động trong công việc, nếu không biết làm ở đâu cần tự mình
nghiên cứu trước khi hỏi; tính trách nhiệm trong công việc, cần đến tận hiện trường
xem xét mới được khẳng định chắc chắn ý kiến đề xuất; tính thuyết phục trong việc,
khi đưa ra giải pháp, cần tự mình chỉ ra ưu điểm nhược điểm để anh chị đề xuất định
hướng giải quyết.
Em hy vọng trong thời gian tới, em được công ty tin tưởng, trao cơ hội trải
nghiệm những vị trí khác, những công việc mới để em có thêm kinh nghiệm trong
quá trình thực tập ngành Marketing.

3.2. Đề xuất kiến nghị sau quá trình thực tập
Tổ chức cho sinh viên đi thực tập giữa khóa là việc làm cần thiết của mỗi
trường Đại học. Đại học Ngoại thương đã tiến hành liên hệ nơi thực tập cho sinh
viên, phân chia giảng viên hướng dẫn để tổ chức buổi hướng dẫn cho sinh viên đi
thực tập và hướng dẫn sinh viên làm báo cáo thực tập. Tuy vậy, để đáp ứng việc cho
sinh viên làm quen và trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, gắn lý thuyết
với thực hành, nâng cao chất lượng đào tạo, em xin đề xuất một số giải pháp tổng

thể nhằm nâng cao hiệu quả thực tập của sinh viên nhà trường.
Thứ nhất, nhà trường cần có kế hoạch tổ chức hội nghị khách hàng, các
doanh nghiệp phù hợp với các ngành nghề trường đào tạo để làm cầu nối cho sinh
viên đi thực tập hoặc tìm kiếm việc làm tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ
năng của mình.
Thứ hai, sau khi sinh viên nhận địa điểm thực tập, bộ phận quản lý thực tập
của trường, của đơn vị cần liên hệ thường xuyên với nơi tiếp nhận để tìm hiểu về
tình hình thực tập của sinh viên, từ đó mới theo dõi thường xuyên tình hình thực
tập, nắm bắt kịp thời chất lượng kỳ thực tập của sinh viên, đồng thời có sự can
thiệp, điều chỉnh của nhà trường đối với sinh viên.
Thứ ba, nhà trường nên thường niên tổ chức lấy ý kiến phản hồi bằng nhiều
hình thức như: tổ chức hội thảo, làm feedback bằng bảng hỏi, trao đổi trực tiếp
v.v…của các cơ quan, doanh nghiệp để biết được những hạn chế, chưa phù hợp của
19


chương trình đào tạo. Những ý kiến này thường rất thiết thực, giúp nhà trường hiểu
được nhu cầu của thị trường lao động nhằm trang bị, bổ sung kịp thời kiến thức hữu
dụng cho sinh viên.
Thứ tư, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thực tập đối với sinh viên.
Sinh viên cần phải cố gắng để tích luỹ kiến thức, cập nhật kịp thời yêu cầu công
việc với mục tiêu thu thập kỹ năng, kinh nghiệm để phục vụ công việc trong tương
lai chứ không chỉ để đối phó lấy một bản nhận xét thực tập tốt.
Trên đây là một số giải pháp trên các lĩnh vực có liên quan đến nhiệm vụ thực
tập giữa khóa trong toàn trường. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo, tạo một nền tảng tốt cho sinh viên, em hy vọng rằng đây sẽ là những ý kiến hữu ích
để nhà trường có thể điều chỉnh quá trình triển khai thực tập giữa khóa tốt hơn.

20



KẾT LUẬN
Hy vọng rằng, bằng những kiến thức thu thập và quan sát được của bản thân,
báo cáo thực tập trên đây đã phần nào giúp người đọc hiểu hơn về hoạt động nghiên
cứu và phát triển sản phẩm trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, do những hạn chế
trong kinh nghiệm và kiến thức thực tế, bài Báo cáo thực tập giữa khóa của em
không tránh khỏi còn nhiều điểm thiếu sót và chưa thỏa đáng. Em rất mong nhận
được sự đánh giá, góp ý của các thầy cô để bài thực tập giữa khóa của em được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh Đỗ Xuân Khoa, giám đốc
của Công ty Cổ phần Markus Việt Nam, cũng là giảng viên khóa học Marketing
Thinking, anh Phạm Trung Kiên, chuyên viên quản lý Tài chính cấp cao của Công
ty, cùng các anh chị Leaders đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho
em trong quá trình thực tập 5 tuần của em tại công ty. Em cũng xin chân thành cảm
ơn thầy giáo, TS. Nguyễn Quang Minh – người thầy đã tận tình hướng dẫn, giải đáp
thắc mắc, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập này.

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Website

của

Công ty

TNHH

Markus


Việt

Nam:


2. Fanpage

của

Công

ty

Cổ

phần

Markus

/>3. Công thông tin tuyển dụng:

22

Việt

Nam:


GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP


23



×