Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác vận động quần chúng từ năm 1930 đến năm 1939

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.98 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRẦN XUÂN CHIẾN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG
TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG TỪ NĂM 1930
ĐẾN NĂM 1939.
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Tung

Hà Nội, 2008

1


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử là “quần chúng
nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử nhân loại”. Lịch sử dựng nước và giữ nước
của nhân dân ta cũng chứng minh hùng hồn chân lý đó.
Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý chiến lược quan trọng nên ngay từ thuở
bình minh của lịch sử nhân dân ta đã liên tiếp phải đương đầu với nhiều thế lực
ngoại xâm lớn mạnh hơn mình rất nhiều lần. Để giữ vững được độc lập cho đất
nước và chủ quyền cho dân tộc,` cách duy nhất là phải củng cố khối đoàn kết toàn
dân, huy động toàn thể nhân dân tham gia vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Đại Việt sử ký toàn thư có ghi việc tháng 6 năm 1300, vị tướng già Trần Quốc


Tuấn ốm nặng, vua Trần ngự tới thăm, có hỏi về kế sách giữ nước nếu lại bị nước
ngoài xâm lược, sau khi trình bày kinh nghiệm đánh giặc một cách rõ ràng và tỉ mỉ,
Trần Quốc Tuấn đã khẳng định: khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là
thượng sách giữ nước.
Cũng trên lập trường thân dân, Nguyễn Trãi nhận thức rất rõ về vai trò và sức
mạnh của nhân dân. Thay mặt vua Lê, trong Chiếu răn dạy Thái tử, ông viết: Mến
người có nhân là dân, mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân; thuyền bị lật mới
tin rằng dân như nước.
Những bài học kinh nghiệm của cha ông cũng như những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác – Lênin đã được vận dụng hết sức sáng tạo vào sự nghiệp cách mạng
của Đảng và nhân dân ta do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin ngay từ khi bắt đầu sáng lập ra Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên, Hồ Chí Minh đã nêu ra một nguyên lý có tính chất dẫn
đường cho toàn bộ sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, đây là nguyên nhân của
mọi thắng lợi sau này của cách mạng Việt Nam, nguyên lý này là: công nông là gốc
cách mạng.
Quả thật như vậy, nhìn lại lịch sử cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam
từ khi người Pháp xâm lược cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đặc biệt là
giai đoạn 1930- 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng chúng ta đều phát hiện ra một đặc
điểm nổi trội, một sự khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam với
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác trong khu vực Đông nam Á đó là sự
tham gia đông đảo tích cực của quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cứu nước
chung của toàn dân tộc.
2


Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân vào xâm lược nước ta, chính nhờ sự tham
gia của quần chúng nhân dân vào phong trào kháng chiến đã kìm chân địch và
giáng cho địch những đòn nặng nề tại Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Tây, 3 tỉnh miền Đông
Nam kỳ của những lãnh tụ như Trương Định, Nguyễn Trung Trực... chính là sức

mạnh của quần chúng, tấm lòng cảm khái của quần chúng đã giữ Trương Định lại
để nhận thanh kiếm Bình Tây đại nguyên soái chứ không phải là việc đi nhận chức
lãnh binh ở An Giang, chính cảm khái những tấm gương chiến đấu anh dũng của
quần chúng nhân dân mà Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên những áng văn bất hủ
như Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc hay Văn tế chiến sỹ trận vong lục tỉnh.
Phong trào Cần Vương, do sự tham gia của đông đảo quần chúng nên Nguyễn
Thiện Thuật, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng mới có thể duy trì
được sức bền của cuộc đấu tranh oanh liệt như ở Bãi Sậy, Ba Đình, Hương
Sơn...Chính sự che chở, tham gia tích cực của nhân dân đã giúp cho Hùm thiêng
Yên Thế Đề Thám có thể giằng co với thực dân Pháp suốt 30 năm trời.
Sang đầu thế kỷ XX, phong trào quần chúng đầu tiên đã làm nên một phong trào
cách mạng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình trong nước, đó là phong trào biểu
tình chống thuế của hàng vạn nông dân ở miền Trung, phong trào Duy Tân, Đông
Kinh Nghĩa Thục. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính phong trào cách mạng
của quần chúng đã làm chấn động toàn cõi Đông Dương, đặc biệt ở Việt Nam, đó
là cuộc biểu tình của quần chúng đòi xóa bản án của Phan Bội Châu, đòi để tang
Phan Chu Trinh, bảo vệ nhà chí sỹ yêu nước Nguyễn An Ninh...trong những năm
1925 – 1927 và phong trào đó đã tiến lên một bước mới khi nó được tiếp nhận,
được dẫn đường bởi ánh sáng của của nghĩa Mác- Lê Nin do sự truyền bá của lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam
đã kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa Mác- Lê Nin, thúc đẩy phong trào cách mạng
Việt Nam phát triển ngày một mạnh mẽ hơn, kết quả của nó, một mặt là sự ra đời
của Đảng vào đầu năm 1930, mặt khác là cao trào cách mạng 1930-1931 đỉnh cao
là Xô viết Nghệ Tĩnh. Trải qua một thời kỳ khó khăn đến những năm 1936- 1939
một cao trào vận động với sự tham gia của đông đảo quần chúng đã tạo ra một cao
trào cách mạng duy nhất có ở xứ thuộc địa Việt Nam chứ không có ở xứ thuộc địa
khác, đó là cuộc vận động vì các quyền dân sinh dân chủ, đây là những cuộc tập
dượt lần lượt từ thấp đến cao, tập dượt cho sự hồi sinh mạnh mẽ của toàn dân tộc
khi thời cơ đến đó là Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cách mạng tháng Tám diễn
ra trong một thời gian ngắn với hình thái chủ yếu là biểu tình của hàng vạn quần

chúng đã làm suy sụp chính quyền địch. Một câu hỏi đặt ra: tại sao những chính
đảng khác, những tổ chức yêu nước khác cũng được sự ủng không nhỏ của quần
3


chúng mà không thể duy trì được sức bền của phong trào quần chúng, và cuối cùng
phong trào yêu nước của họ đã thất bại, trong khi Hồ Chí Minh và những người
cộng sản đã thành công trong việc huy động được quần chúng tham gia phong trào
mà còn giác ngộ quần chúng, nhân bội sức mạnh quần chúng đi đến lật nhào ách
thống trị của thực dân Pháp, của Nhật, phong kiến và tạo đà cho toàn dân tộc Việt
Nam vượt qua hai cuộc trường chinh để đến thắng lợi cuối cùng. Đó chính là bí
quyết của Đảng với đường lối lãnh đạo sáng suốt với phương pháp cách mạng khoa
học được chỉnh sửa tùy theo từng thời kỳ của thực tiễn, học được từ chính những
sai lầm của mình để cuối cùng thành công trong cuộc vận động tuyên truyền, vận
động tổ chức quần chúng đấu tranh. Đó chính là những lý do khoa học cũng như
thực tiễn, lý do lý luận cũng như học thuật để tôi chọn đề tài này làm luận văn thạc
sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ đặc biệt mang tính chiến lược
trong các phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo từ khi thành lập đến nay, đặc
biệt trong các giai đoạn cách mạng từ khi thành lập Đảng đến khi cách mạng tháng
Tám thắng lợi, vì vậy, đã có nhiều công trình khoa học và tác phẩm lý luận của
nhiều tác giả, bao gồm cả các nhà khoa học và các nhà lý luận, các nhà chính trị
nghiên cứu về vấn đề này như:
* Nhóm công trình của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà Nước:
- Hồ Chí Minh: Về liên minh công nông, Nxb Sự thật, HN, 1977. Gồm một số
bài viết của Hồ chí Minh về vấn đề Liên minh công nông từ năm 1924 đến năm
1969, chia làm hai phần: Phần thứ nhất: từ năm 1924 đến năm 1954; Phần thứ hai:
từ 1954 đến năm 1969, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến những cơ sở hình

thành liên minh công nông, tầm quan trọng của liên minh công nông trong sự
nghiệp cách mạng dân tộc, những kinh nghiệm xây dựng liên minh công nông
trong các thời kỳ lịch sử…
- Tôn Đức Thắng: Về Mặt trận dân tộc thống nhất, Nxb Sự Thật, HN, 1977.
Tác phẩm trình bày những phát biểu của đồng chí Tôn Đức Thắng về đường lối,
chính sách của Đảng về công tác mặt trận dân tộc thống nhất, trong đó đáng chú ý
là sự nhấn mạnh tầm quan trọng công tác Mặt trận đối với sự nghiệp cách mạng,
quá trình vận động sự tham gia đông đảo quần chúng trong các thời kỳ.
- Võ Nguyên Giáp (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng
Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003. Trong nội dung “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến lược đại đoàn kết và chính sách mặt trận dân tộc thống nhất”, tác giả đã trình
4


bày một cách cơ bản những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, về chính sách Mặt trận dân tộc thống nhất và
khẳng định đây là một chính sách rất quan trọng.
* Nhóm công trình của các tổ chức, nhà nghiên cứu khoa học:
- Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
(Sơ thảo), tập 1, Nxb Sự Thật, HN.1981. Tác phẩm trình bày có cơ bản, có hệ
thống sự ra đời và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam trong chặng đường lãnh đạo
quần chúng đấu tranh từ năm 1920 đến năm 1954. Trong đó trình bày khái quát
mục tiêu, hoạt động cụ thể của công tác vận động quần chúng của Đảng ta qua các
giai đoạn cụ thể như : 1930- 1931; 1936- 1939…
- Tác giả Trần Văn Giàu trong một bộ sách viết về giai cấp công nhân Việt Nam
( Giai cấp công nhân Việt Nam, tập 1. Nxb Sử học Viện Sử Học, HN. 1962. ; Giai
cấp công nhân Việt Nam, tập 2. Nxb Sử học Viện Sử Học, HN. 1962; Giai cấp
công nhân Việt Nam, tập 3. Nxb Sử học Viện Sử Học, HN. 1963; Giai cấp công
nhân Việt Nam - sự hình thành và sự phát triển của nó từ giai cấp” tự mình” đến
giai cấp “cho mình”, Nxb Sự Thật, HN, 1958) đã cung cấp bức tranh sinh động về

quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam từ lúc mới hình
thành, phát triển qua các giai đoạn lịch sử, những đặc trưng chủ yếu, những cống
hiến to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam đối với sự phát triển của phong trào
cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo. Đồng thời, tổng kết kinh nghiệm vận
động, lãnh đạo giai cấp công nhân không chỉ đi đầu trong quá trình đấu tranh cách
mạng mà còn là trụ cột cho sự đoàn kết rộng rãi của dân tộc. Những cuốn sách này
là sự mở đầu tốt đẹp cho những công trình tiếp theo của những nhà khoa học Việt
Nam nghiên cứu về giai cấp công nhân.
- Tác giả Nguyễn Công Bình trong cuốn Mặt trận dân tộc thống nhất (Nxb
Khoa học, Hà Nội, 1963) đã nghiên cứu một cách hệ thống quá trình tập hợp lực
lượng dân tộc trước khi đảng của giai cấp công nhân ra đời, các hình thức mặt trận
dân tộc thống nhất qua các thời kỳ lịch sử từ khi Đảng thành lập, thời kỳ vận động
cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền
Bắc sau năm 1954, kháng chiến chống Mỹ.
- Uỷ Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Lịch sử Mặt trận dân tộc
thống nhất Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, 2007. Gồm ba quyển,
Quyển 1: từ năm 1930 đến năm 1954; Quyển 2: từ năm 1954 đến năm 1975; Quyển
3: từ năm 1975 đến năm 2004. Đặc biệt, trong Quyển 1(1930-1954): trình bày lịch
sử Mặt trận từ khi thành lập (1930) đến khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng với quá
trình đấu tranh gian khổ trong công tác vận động quần chúng cách mạng để thành
5


lập Mặt trận Dân tộc thống nhất, qua các phong trào Mặt trận, tiến tới thành lập
Mặt trận Việt Minh, đoàn kết toàn dân làm Cách mạng tháng Tám thắng lợi, tiến
hành 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng hoàn toàn
miền Bắc, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước sau này.
- Ngoài ra còn nhiều bài viết của nhiều tác giả về công tác vận động quần chúng
của Đảng trên các báo và tạp chí như:
+ Lê Mậu Hãn: Hồ Chí Minh hoàn thiện về đường lối chính trị và tổ chức cho

sự ra đời của Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam, Nghiên cứu lịch sử, số 2,
1992. Tác giả đã trình bày một cách xác đáng những đánh giá của mình về quá
trình Hồ Chí Minh cũng như Đảng ta khẳng định và hoàn thiện về đường lối chính
trị và tổ chức cho sự ra đời của Mặt trận dân tộc thống nhất cho cách mạng Việt
Nam. Tiến trình này, theo tác giả, việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất được
khởi nguồn từ năm 1930 và được hoàn thiện về chính trị và tổ chức vào năm 1941.
+ Lê Mậu Hãn: Chủ nghĩa dân tộc truyền thống và tư tưởng độc lập tự do động lực, mục tiêu đại đoàn kết, đại thành công của cách mạng Việt Nam, Nghiên
cứu lịch sử, số 6, 1995. Tác giả khẳng định độc lập tự do là tư tưởng cách mạng vĩ
đại của Hồ Chí Minh có bệ đỡ của chủ nghĩa dân tộc truyền thống, phản ánh khát
vọng của hiện tại và rọi sáng cả tương lai của dân tộc, chính là chìa khoá vạn năng,
điểm hội tụ thắng lợi của chiến lược “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công,
thành công, đại thành công.” Nội dung và hình thức tổ chức tập hợp lực lượng
trong chiến lược đại đoàn kết của Đảng và Hồ Chí Minh được thực hiện phong phú
qua các thời kỳ cách mạng của nhân dân Việt Nam.
+ Phạm Hồng Tung: Lịch sử cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ ở
Việt Nam(1936- 1939), Nxb. CTQG, HN, 2008. Với nguồn tư liệu phong phú từ
các tài liệu trong nước và nước ngoài, tác giả đã trình bày một cách ngắn gọn
nhưng đầy đủ về tất cả các cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ trong thời
kỳ 1936- 1939, đặc biệt tác giả rất chú trọng trình bày về những diễn biến cách
mạng tại các vùng nông thôn. Công trình mang lại cách nhìn tổng quan nhưng cũng
rất rõ ràng về những thành công cũng như những hạn chế của Đảng Cộng sản Đông
Dương trong công tác vận động quần chúng thời kỳ đấu tranh dân chủ công khai
1936- 1939.
+ Phạm Hồng Tung: Các cuộc vận động bầu cử và tranh cử trong cuộc đấu
tranh vì các quyền dân sinh, dân chủ (1936-1939), Nghiên cứu lịch sử, số 10 (366),
2006, tr. 39-46. Tác giả đã góp phần làm sáng tỏ hơn một loại hình đấu tranh cách
mạng sáng tạo, linh hoạt của Đảng ta, phù hợp của với hoàn cảnh lịch sử trong thời
6



kỳ đấu tranh vì các quyền dân sinh, dân chủ ở Việt Nam từ 1936- 1939, loại hình “
đấu tranh nghị trường”. Chính thông qua các cuộc vận động bầu cử này đã vận
động được sự tham gia của hàng triệu quần chúng vào phong trào do Đảng ta lãnh
đạo. Uy tín chính trị của Đảng do vậy được củng cố và tăng cường thêm.
+ Phạm Hồng Tung: Về quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
Cộng sản Đông Dương trong quá trình lãnh đạo cuộc vận động dân chủ 1936-1939
ở Việt Nam, Nghiên cứu lịch sử, số 2 (358), 2006, tr. 3-14. Tác giả trình bày những
điều kiện khách quan và chủ quan cũng như quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược và sách lược của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam thời kỳ
1936- 1939, từ đó làm sáng tỏ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng, từ những thành công
và cả những hạn chế trong quá trình lãnh đạo cuộc vận động dân chủ sôi nổi, phong
phú, được coi là cuộc “Tổng diễn tập lần thứ hai” cho thắng lợi của cách mạng
tháng Tám năm 1945.
Các tác giả nói trên dù là những nhà lãnh đạo hay những nhà khoa học đều đã cố
gắng trình bày công trình của mình theo những cách thể hiện riêng biệt và để đạt
được những hiệu quả ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, những tác phẩm của
những nhà lãnh đạo thường nặng về chính trị vận động nên tính khoa học chưa thực
sự nổi bật, còn những công trình của những nhà khoa học thường chi tiết hóa trong
những vấn đề nghiên cứu riêng. Mặc dù đã có một số nghiên cứu đề cập ở mức độ
khác nhau nhưng cho đến nay, nhìn chung, chưa có một công trình chuyên khảo
nào nghiên cứu toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần
chúng từ 1930 đến 1939. Trong những năm gần đây, việc công bố bộ Văn kiện
Đảng Toàn tập đã cho phép nghiên cứu đầy đủ, cụ thể hơn về vấn đề này. Đây là
một thuận lợi, một chỗ dựa rất căn bản của Luận văn.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu đó, luận văn sẽ làm rõ công tác vận động
quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta với những thành công và hạn chế trong
giai đoạn từ 1930 – 1939.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
* Mục đích nghiên cứu:

Hệ thống hóa, làm sáng tỏ đường lối, chủ trương và biện pháp của Đảng
trong lĩnh vực tuyên truyền, vận động, tổ chức và hướng dẫn quần chúng đấu tranh.
Trên cơ sở đó rút ra những nhận xét về sự thành công và chưa thành công của Đảng
trong lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn công tác vận động quần chúng trong từng thời kỳ
cách mạng cụ thể, đồng thời rút ra những bài học thiết thực cho công tác vận động
quần chúng của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay của thời kỳ công
nghiệp hóa hiện đại hóa.
7


* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Làm rõ quá trình hình thành quan điểm đường lối và phương pháp vận
động quần chúng của Đảng.
- Làm rõ quá trình hiện thực hóa đường lối và phương pháp đó.
- Trên cơ sở đó đánh giá khách quan những thành công và hạn chế của Đảng
trong lãnh đạo công tác vận động quần chúng thời kỳ này, qua đó rút ra những bài
học kinh nghiệm.

4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài giới hạn nghiên cứu trong quá trình hình thành, phát triển của chủ trương,
quan điểm của Đảng về công tác vận động quần chúng và thực tiễn tổ chức thực
hiện đường lối, chủ trương đó trong giai đoạn 1930- 1939.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1 Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác quần chúng, các văn kiện, nghị quyết về công tác
vận động quần chúng nói riêng và các văn kiện, nghị quyết chỉ đạo cách mạng của
Đảng nói chung trong giai đoạn từ 1930- 1939.
5.2 Đề tài thuộc vấn đề lịch sử nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu là các

phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử và lôgic. Ngoài ra luận văn còn phối
hợp sử dụng các cách tiếp cận khác của khoa học chính trị, phương pháp phân tích,
đồng đại, lịch đại, tổng hợp, so sánh, khái quát, rút ra kết luận để làm rõ hơn hai
phương pháp trên.

6. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có 3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1930 1935.
1.1. Bối cảnh lịch sử và các vấn đề đặt ra đối với công tác quần chúng của
Đảng.
1.2. Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1930 - 1931.
1.3. Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1932 - 1935.
Chương 2: Công tác vận động quần chúng của Đảng những năm 1936-1939.
2.1. Chủ trương của Đảng về công tác vận động quần chúng trong tình hình
mới.
2.2. Quá trình tổ chức thực hiện công tác quần chúng giai đọan 1936 -1939.
Chương 3: Ý nghĩa và kinh nghiệm.
8


3.1 Ý nghĩa.
3.2 Một số kinh nghiệm.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương: Những sự kiện lịch sử Đảng, tập
1( 1920- 1945 ), Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1976.
2. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt

Nam (Sơ thảo), tập 1, Nxb Sự Thật, HN, 1981.
3. Nguyễn Khánh Bật ( Chủ biên ): Những bài giảng về tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb CTQG, HN, 1999.
4. Nguyễn Công Bình: Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt
Nam, Nxb Khoa học, Hà Nội, 1963.
5. Nguyễn Công Bình: Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam,
Nxb Lao Động, Hà Nội, 1974.
6. Nguyễn Công Bình: Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc,
Nxb Văn- Sử- Địa, Hà Nội, 1959.
7. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo: Giáo trình lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
(Dùng trong các trường Đại học), Nxb CTQG, HN, 2006
8. Trường Chinh: Chủ Tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ kính yêu của giai cấp công
nhân và nhân dân Việt Nam, Nxb CTQG, HN, 1980.
9. Trường Chinh: Tiến lên dưới lá cờ của Đảng, Nxb Sự Thật, HN, 1963.
10. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do vì chủ nghĩa xã hội
tiến lên dành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976.
11. Lê Duẩn: Giai cấp công nhân và liên minh công nông, Nxb Sự Thật, HN,
1976.
12. Lê Duẩn: Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam,
Nxb Sự thật, HN, 1965.
13. Lê Duẩn: Toàn tập, Nxb Sự Thật, HN,1987
14. Đảng CSVN: Trích văn kiện Đảng, tập 1, Nxb SGK Mác-Lênin, HN, 1979.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.


Đảng CSVN: Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, HN, 2005.
Đảng CSVN: Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 2005.
Đảng CSVN: Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, HN, 2005.
Đảng CSVN: Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, HN, 1999.
Đảng CSVN: Văn kiện Đảng, toàn tập , tập 5, Nxb CTQG, HN, 2002.
Đảng CSVN: Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, HN, 2000.
Đảng CSVN: Văn kiện Đảng (1920-1945), tập 1, Nxb CTQG, HN, 2000.
Võ Nguyên Giáp ( chủ biên ): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách
10


mạng Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003.
23. Trần Văn Giàu: Giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Sự Thật, HN, 1961.
24. Trần Văn Giàu: Giai cấp công nhân Việt Nam, tập 1. Nxb Sử học Viện Sử
Học, HN. 1962.
25. Trần Văn Giàu: Giai cấp công nhân Việt Nam, tập 2. Nxb Sử học Viện Sử
Học, HN. 1962.
26. Trần Văn Giàu: Giai cấp công nhân Việt Nam, tập 3. Nxb Sử học Viện Sử
Học, HN. 1963.
27. Trần Văn Giàu: Giai cấp công nhân Việt Nam - Sự hình thành và sự phát
triển của nó từ giai cấp” tự mình” đến giai cấp “cho mình”, Nxb Sự Thật,
HN, 1958.
28. Lê Mậu Hãn (Chủ biên): Đảng cộng sản Việt Nam - Các đại hội và hội nghị
Trung ương, Nxb CTQG, HN, 1995.
29. Lê Mậu Hãn: Hồ Chí Minh hoàn thiện về đường lối chính trị và tổ chức cho
sự ra đời của Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam, Nghiên cứu lịch sử,
số 2, 1992
30. Lê Mậu Hãn: Chủ nghĩa dân tộc truyền thống và tư tưởng độc lập tự do động lực, mục tiêu đại đoàn kết, đại thành công của cách mạng Việt Nam ,
Nghiên cứu lịch sử, số 6, 1995.

31. Học Viện CTQG Hồ Chí Minh, Khoa Lịch Sử Đảng: Lịch Sử Đảng Cộng
Sản Việt Nam, tập 2, Chương trình cao cấp, Nxb CTQG, HN, 1997.
32. Học viện Nguyễn Ái Quốc, Khoa Triết học: Triết học Mác- Lê Nin Chủ
nghĩa duy vật lịch sử (Chương trình cao cấp), Nxb Tuyên Huấn, HN, 1988.
33. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn
khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình lịch sử Đảng
Cộng Sản Việt Nam, Nxb CTQG, HN, 2001.
34. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác– Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Lịch sử Đảng
Cộng Sản Việt Nam, Nxb CTQG, HN, 2004.
35. Đinh Xuân Lâm ( chủ biên): Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo
Dục, HN, 2003.
36. V. I. Lê Nin: toàn tập, tập 11, Nxb Tiến Bộ, Mat-xcơ-va, 1977.
37. V. I. Lê Nin: Toàn tập, tập 31, Nxb Sự Thật, HN, 1989.
38. Nguyễn Bá Linh: Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, ngọn cờ độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997.
39. Trần Huy Liệu: Lịch sử tám mươi năm chống Pháp, Quyển thứ hai, tập
11


thượng, Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958.
40. Trần Huy Liệu: Mặt trận Dân chủ Đông Dương, Hồi Ký, Nxb Sử học, HN,
1960.
41. Hồ Tố Lương: Quốc tế Cộng sản với Cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG,
HN, 2007.
42. Các Mác - Ph Ăngghen: toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, HN, 1995.
43. Các Mác – Ph Ăngghen: toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 1995.
44. Các Mác – Ph Ăngghen: toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, HN, 1995.
45. Các Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG , HN, 1994.
46. Hồ Chí Minh: Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng

cho các dân tộc, Nxb Sự Thật, HN, 1967.
47. Hồ Chí Minh: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - thành công, thành công,
đại thành công, Nxb Sự Thật, HN, 1973.
48. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 1 (1919 - 1924 ), Nxb CTQG, HN. 2000.
49. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 2 (1924 - 1930 ), Nxb CTQG, HN. 2000.
50. Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 3 (1930 - 1945 ), Nxb CTQG, HN. 1995.
51. Hồ Chí Minh: Về liên minh công nông, Nxb Sự thật, HN, 1977
52. Hồ Chí Minh: Về mặt trận dân tộc thống nhất, Nxb Sự Thật, HN, 1972.
53. Hồ Chí Minh: Về quan điểm quần chúng, Nxb Sự Thật, HN, 1974.
54. Hồ Chí Minh: Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự Thật, HN,
1970.
55. B. N. Pơ - na ma – rép ( Chủ biên): Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, Nxb
Sự Thật, HN, 1960.
56. Nguyễn Trọng Phúc ( Chủ biên ): Các đại hội đại biểu toàn quốc và hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 1930 – 2006 ),
Nxb CTQG, HN, 2006.
57. PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc: Góp phần tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng Sản
Việt Nam – Hỏi và Đáp, Nxb CTQG, HN, 2005.
58. Dương Trung Quốc: Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919- 1945 ), Nxb
Giáo Dục, HN, 2005.
59. Nguyễn Thành: Cuộc vận động Đông Dương Đại hội năm 1936, Nxb
TPHCM, Thành Phố HCM, 1985.
60. Nguyễn Anh Thái: Lịch sử thế giới hiện đại (1929 – 1945), Quyển I, Tập II,
Nxb Giáo Dục, HN, 1978.
61. Nguyễn Anh Thái ( Chủ biên): Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến1945,
tập 1, Nxb Giáo Dục, HN, 1995.
12


62. Tôn Đức Thắng: Về Mặt trận dân tộc thống nhất, Nxb Sự Thật, HN, 1977.

63. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb
CTQG, HN. 1994.
64. Phạm Hồng Tung: Các cuộc vận động bầu cử và tranh cử trong cuộc đấu
tranh vì các quyền dân sinh, dân chủ (1936-1939), Nghiên cứu lịch sử, số 10
(366), 2006, tr. 39-46.
65. Phạm Hồng Tung: Về quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của
Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình lãnh đạo cuộc vận động dân
chủ 1936-1939 ở Việt Nam, Nghiên cứu lịch sử, số 2 (358), 2006, tr. 3-14.
66. Uỷ Ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam: Lược sử mặt trận dân tộc
thống nhất trong cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, HN, 1995
67. Uỷ Ban Trung ương Mặt rrận Tổ Quốc Việt Nam: Sơ thảo lịch sử công tác
dân vận của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1930-1996), Nxb CTQG, HN, 1999.
68. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí
Minh biên niên tiểu sử, tập 1, Nxb CTQG, HN. 1993.
69. Hoàng Quốc Việt: Chính sách đại đoàn kết và thắng lợi của Cách mạng Việt
Nam, Tạp chí học tập số 3, 1976.
70. Vụ biên soạn Ban Tuyên huấn Trung ương: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt
Nam (trích văn kiện Đảng, tập I (1927 – 1945)), Nxb Sách giáo khoa Mác –
Lê Nin, HN, 1979.
71. Phạm Xanh: Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào
Việt Nam (1921- 1930 ), Nxb CTQG, HN, 2001.

13



×