Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tieu luan cao học môn CTH văn hóa từ chức ở các quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.12 KB, 21 trang )

A. MỞ ĐẦU
Từ chức dù không phải là việc làm dễ dàng nhưng là cần thiết và nên làm.
Nó đã trở thành một nét văn hóa trong đời sống chính trị tại nhiều
nước.Việc từ chức, tự nguyện rời bỏ những chức quyền có lương cao, bổng lộc
nhiều, riêng hành động đó đã là một hành động cho thấy cách ứng xử có văn hóa,
không tham quyền cố vị, nhất là khi thấy mình không còn thích hợp với cương vị
được nhân dân giao phó, tạo điều kiện cho việc bổ nhiệm người khác có triển vọng
gánh vác nhiệm vụ tốt hơn mình.Nói đến từ chức thì phổ biến nhiều nhất phải là ở
các nước trên thể giới, chỉ vì một câu nói hớ, hay đạo văn, điều hành kém thì
những cá nhân lãnh đạo đều sẵn sàng từ chức và được xem là chuyện bình thường
một khi mà sự tín nhiệm của cử tri không còn, uy tín giảm sút. Họ lựa chọn từ chức
hay đợi cách chức là sự lựa chọn sáng suốt, có tính toán kỹ lưỡng trong hoạt động
chính trị của mình. Ở nhiều nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển có văn
hóa từ chức. Người ta coi từ chức là chuyện bình thường, nhẹ nhàng. Nhiều khi
như là chút bỏ gánh nặng, là để giữ thể diện, để có thể vẫn ngẩng cao đầu giữa bàn
dân thiên hạ. Có người từ chức vì muốn chuyển sang làm công việc khác mà mình
yêu thích. Có người từ chức để nhường chỗ cho người trẻ có tài, từ chức vì nhận rõ
trách nhiệm của mình khi không làm tốt chức vụ đang giữ, từ chức để tránh búa rìu
dư luận, từ chức để khỏi bị cách chức vv...Vậy, thực tế, văn hóa từ chức ở một số
nước trên thế giới đã và đang diễn ra như thế nào, bài học nào cho Việt Nam để
hình thành và phát triển văn hóa đó? Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài : “ Văn hóa tư
chức ở các quốc gia trên thế giới” của mình, do còn nhiều hạn chế nên bài tiểu
luận không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy, cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

1


B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về văn hóa từ chức


1. 1. Khái niệm văn hóa từ chức
"Văn hóa" là thứ đến muộn nhất sau khi người ta đã học đủ mọi thứ rồi.
Muốn có "Văn hóa từ chức" thì trước hết phải học xong văn hóa làm người như
các cụ thường dạy đơn giản như: văn hóa ăn, văn hóa nói, văn hóa đi, văn hóa
đứng, văn hóa ngồi, văn hóa cười... Trong một cung bậc văn hóa Không còn gì và
chưa có gì đã mấy ai được học hành hay dạy dỗ những văn hóa cơ bản đâu mà đòi
hỏi thứ cao cấp như "Văn hóa từ chức"?Hiện nay, vấn đề văn hóa từ chức đang
được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Từ chức chỉ được xem là một hành vi có
văn hóa khi người ta tự nguyện và mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội. Ở các nước
phát triển, từ chức là văn hóa hành xử của những người có chức, có quyền và đã
trở thành trách nhiệm của người có chức, có quyền, được dư luận xã hội chấp
nhận.Từ chức tức là tự mình tự nguyện xin từ bỏ chức vụ của mình. "Từ chức”
không phải là vấn đề thuộc phạm trù luật pháp. Luật pháp cấm người ta làm điều
ác, chứ không cấm người ta làm điều thiện. Chẳng có tội phạm nào gọi là "Tội từ
chức”... Từ chức là một nét văn hóa đẹp và cần thiết trong đời sống xã hội, là một
trong những cơ chế xã hội tự điều chỉnh mình.
Tuy nhiên không phải hành động từ chức nào cũng được coi là văn hóa từ
chức. Chỉ có từ chức một cách tự nguyện, tự giác, có thái độ trung thực với chính
mình, biết xấu hổ khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại nguyện vọng của cơ
quan, tổ chức và cộng đồng mới được gọi là văn hóa từ chức.
Những người lãnh đạo luôn phải tự biết, tự thấy trách nhiệm của mình trên
hết là vì cái chung. Khi họ nhận thấy việc mình nắm giữ vị trí đó không có lợi cho
cái chung của xã hội nữa, mà chỉ có lợi cho bản thân mình thôi, thì tự nguyện xin
2


từ chức, rời khỏi vị trí mà mình đang nắm giữ. Cách ứng xử ấy đã được nâng lên
thành tầm văn hoá, và được gọi là văn hóa từ chức.
1. 2.Văn hóa từ chức và văn hóa chính trị
Văn hóa từ chức và văn hóa chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có

địa vị chính trị, có chức, có quyền mới có việc từ chức. Như vậy văn hóa từ chức
luôn gắn liền với văn hóa chính trị.
Nếu việc biết từ chức là một thứ văn hóa thể hiện thái độ trách nhiệm cá
nhân của quan chức đối với việc làm sai trái hoặc chỉ là không đúng mực của chính
mình hoặc của thuộc cấp trong hệ thống do mình phụ trách thì ngược lại, việc
không biết hoặc không dám từ chức gắn liền với một thứ văn hóa chính trị trong đó
trách nhiệm cá nhân không được đề cao, mọi sai trái, yếu kém đều được đổ cho tập
thể, mặc dù khi có thành tích thì người ta vẫn có thể vơ vào cho riêng mình để tiếp
tục thăng quan tiến chức.
Đó là một thứ văn hóa chính trị gắn liền với cơ chế trong đó quan chức chủ
yếu chỉ phải chịu trách nhiệm trước tổ chức, trước cấp trên đã cất nhắc, đề bạt, bổ
nhiệm họ chứ không phải trước người dân. Trong thứ văn hóa chính trị ấy, người
dân nhiều lúc cảm thấy mình đứng ngoài những quá trình chính trị chính thức mà
họ không sao tác động tới được. Sự bất bình của họ, nếu có, cũng không tác động
gì được tới sự vận hành của những quá trình ấy. Hệ quả là, nói theo ngôn ngữ lý
thuyết văn hóa chính trị, tính tham dự của người dân và lòng tin của họ vào hệ
thống chính trị, nhân tố chủ yếu trong văn hóa chính trị, dựa trên sự thỏa mãn ngày
càng nhiều các giá trị vật chất (như sự an toàn kinh tế và thân thể) và hậu vật chất
(như sự bình đẳng xã hội) ngày càng suy giảm.

3


“Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị”, “Cần sự góp sức của toàn xã
hội”… Thường nghe các quan chức của ta phát biểu như vậy khi xảy ra những vụ
việc, sai phạm nghiêm trọng khiến công luận bức xúc. Và rồi bắt đầu kịch bản đổ
lỗi: ngành dọc đổ cho địa phương, cấp trên đổ cho cấp dưới, bộ đổ cho sở, sở đổ
cho phòng. Trái bóng trách nhiệm cứ thế lăn, ngày càng mù mờ, thậm chí cuối
cùng trách nhiệm không còn biết là của ai, mà là của “toàn xã hội”.
Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, xã hội có thể có tác động lên hành xử của

con người trong bộ máy công quyền. Nhưng xã hội là một khái niệm quá rộng để
có thể nói là phải chịu trách nhiệm về hành xử của một con người trong bộ máy.
Bởi khi được tuyển dụng vào làm việc trong bộ máy, được đặt để vào một vị trí nào
đó, họ đã được giao nhiệm vụ, với quyền hạn và trách nhiệm tương đối rõ ràng, với
những điều phải làm và những điều phải tránh, không được làm.
Như vậy, việc thiếu dũng cảm nhận lãnh trách nhiệm cá nhân, thiếu văn hóa
từ chức của quan chức trước những sai phạm nghiêm trọng cuối cùng chỉ làm tổn
hại cho văn hóa chính trị của cả hệ thống. Để có được lòng tin của người dân, một
hệ thống với văn hóa chính trị lành mạnh phải dám đối diện và nhận lãnh trách
nhiệm đối với những yếu kém, sai phạm của chính mình.

II. Thực trạng văn hóa từ chức ở một số quốc gia trên thế giới
Còn rất nhiều ví dụ về chuyện các quan chức trên thế giới tự nguyện từ chức. Có
thể kể đến Tổng thống Hungary Pal Schmitt (vì đạo văn), Bộ trưởng Quốc phòng
Đức Guttenberg (cũng vì đạo văn). Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Hee-tae (vì
bị tố cáo tham nhũng), Bộ trưởng Công vụ Pháp Georges Tron (vì bê bối tình dục),
nữ Ngoại trưởng Pháp Michele Alliot-Marie (vì đề nghị dập tắt cuộc nổi dậy ở
Tunisia.
4


Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Vassilios Rapanos (vì sức khỏe), Phó Tổng thống
Myanmar Tin Aung Myint Oo (cũng vì sức khỏe).
Thị trưởng Bắc Kinh Quách Kim Long (vì để thủ đô ngập lụt), Tổng thống
Đức Horst Koehler (vì bình luận về vai trò quân sự của Đức trên thế giới), Bộ
trưởng Phụ nữ-Gia đình và Cộng đồng Malaysia Shahrizat Abdul Jalil (vì dùng
ngân sách tậu nhà, xe và du lịch); Cảnh sát trưởng Hàn Quốc Cho Hyun-oh (chỉ vì
cấp dưới khống đáp ứng cầu cứu của một phụ nữ trước khi bị sát hại !
Tổng thống Ai Cập Hosni Hubarak (vì bị dân phản kháng), Bộ trưởng Kinh tếThương mại -Công nghiệp Nhật Bản Yoshio Hachiro (vì phát biểu nhạy cảm với cư
dân bị ảnh hưởng của khủng hoảng hạt nhân), Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam

Fox (chỉ vì quan hệ với người bạn đã giả làm cố vấn Chính phủ)...
Trong các trường hợp đó, tất cả đều cùng chung một quan điểm: Nếu không
đảm đương được công việc hoặc để xảy ra những hậu quả, làm mất lòng dân thì vì
lợi ích của người dân và cũng vì lòng tự trọng của một người đã được tin tưởng, họ
sẵn sàng từ chức. Cũng người từ chức vì nhận thấy rằng sự việc đáng tiếc xảy ra,
dù chỉ liên quan một phần rất nhỏ, nhưng mình phải chịu trách nhiệm với tư cách
lănh đạo cao nhất. Từ chức dù không phải là việc làm dễ dàng nhưng đối với họ là
cần thiết và nên làm. Nó đã trở thành một nét văn hóa trong đời sống chính trị tại
nhiều nước.
2.1 Văn hóa từ chức ở Nhật Bản
* Một số đặc điểm trong văn hóa Nhật Bản
Nền văn hóa Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi
dào giàu bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại. Có nhiều cách
giải thích khác nhau về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật. Có người cho rằng, do
quần đảo Nhật Bản ở xa khơi, đất nước Nhật chưa hề bị một đạo quân xâm lược
5


nào chiếm đóng, kể từ trước 1945. Những điều kiện tự nhiên và xã hội đó dễ tạo
cho dân tộc phát triển thuần nhất, phẩm chất của dân tộc thấm sâu và tạo thành
truyền thống lâu bền, phong tục tập quán thành nếp sống bền vững, sở thích trong
cuộc sống trở thành thị hiếu thẩm mỹ. Lại có ý kiến cho rằng, chính điều kiện thiên
nhiên khắc nghiệt và thơ mộng là một thử thách lớn lao và nguồn nuôi dưỡng vô
tận cho sức sống của dân tộc Nhật Bản. Đất trồng trọt nghèo nàn chiếm 13% diện
tích, còn lại là rừng núi hiểm trở hoang dại. Dân tộc Nhật Bản phải tiến hành cuộc
đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống, thực tế gay gắt
ấy tạo cho con người ở nơi đây sự cần cù, bền bỉ.
Văn hóa Nhật Bản trong hàng ngàn năm đã tạo nên những nghi lễ, những tập
quán trong văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn uống. Người Nhật quý khách
nhưng không quá vồ vập tay bắt mặt mừng mà vẫn giữ nghi lễ trong cách cúi chào,

trong lời mời mọc. Từ người dân trong đời sống hàng ngày đến vị nguyên thủ quốc
gia trong cuộc họp lớn của nhà nước vẫn cúi mình đáp lễ như phong tục tập quán
không thể khác đi của dân tộc.
Tóm lại, văn hóa Nhật Bản là một mô hình mẫu mực của văn hóa truyền
thống và văn hóa hiện đại. Nền văn hóa đó đã tạo động lực cho sự phát triển chung
của xã hội về vật chất cũng như tinh thần.
* Văn hóa từ chức ở Nhật Bản
Nhật Bản là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Từ một quốc gia nghèo
khổ ở Đông Á, từ một nước thất trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản
đã nhanh chóng khôi phục đất nước tan hoang, hồi sinh và trở thành một trong
những nước công nghiệp hàng đầu của thế giới. Trong sự phát triển đất nước, văn
hóa Nhật Bản là một yếu tố nội sinh, một động lực tích cực thúc đẩy sự đổi thay
của đất nước. Đặc biệt, hiện nay, khi đang gồng mình khắc phục hậu quả của thiên
tai, bất chấp những cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần, nước Nhật đã
tạo được uy tín lớn bởi sự kiên cường, đoàn kết và trật tự của người Nhật.
6


Từ trước giờ giới lãnh đạo Nhật Bản đã có nhiều tấm gương tự ý thức khả
năng của mình hay có một chút sai lầm nhứt thời nào đó là từ chức nhường chỗ
cho người khác tài đức hơn để đảm trách việc dân, việc nước ngay mà không có
một chút đắn đo. Thậm chí nếu có sai phạm đáng kể khó tha thứ là tự xử theo tinh
thần "Võ sĩ đạo" nữa là khác.
Mới đây ngày 28/9/2012 bộ trưởng GTVT Nhật Bản Nariaki Nakayama đã
đệ đơn xin từ chức chỉ vì một câu nói hớ là đã chỉ trích công đoàn giáo dục Nhật
Bản là một "tổ chức ung thư" trong ngành giáo dục vì có những vấn đề lớn đi
ngược lại đạo đức nghề giáo. Dù gì lời phát biểu trên cũng có tác dụng tiêu cực cho
xã hội. Do đó ông xin từ chức.
Ở đất nước Nhật Bản, chỉ trong vòng 5 năm qua mà có tới 6 vị thủ tướng.
Gần đây nhất, vào tháng 8/2011, Thủ tướng Naoto Kan đã từ chức vì những chỉ

trích rằng ông đã chỉ đạo sai lầm trong thảm họa kép động đất - sóng thần hồi
tháng 3, gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ ở Fukushima.
Tháng 9/2011, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản
Yoshio Hachiro, đã từ chức vì các bình luận không đúng mực liên quan tới vụ rò rỉ
phóng xạ ở tỉnh Fukushima. Báo chí Nhật nói rằng ông Yoshio Hachiro, người
mới được bổ nhiệm cách nay một tuần vào nội các của tân Thủ tướng Yoshihiko
Noda, đã gây phẫn nộ khi gọi các khu vực xung quanh nhà máy điện Fukushima
Daiichi đang gặp sự cố là "shi no machi" (thị trấn chết). Các nhân chứng còn nói
rằng sau chuyến thăm nhà máy điện hạt nhân, ông Hachiro còn làm bộ như đang
quẹt chiếc áo khoác của ông vào một phóng viên và dọa rằng sẽ khiến anh này
nhiễm phóng xạ. Tuyên bố và hành động của Hachiro được xem là thiếu nhạy cảm.
Vài năm trước, sau khi xảy ra một vụ tai nạn đường sắt, Bộ trưởng Giao thông
Nhật Bản đã nhận lỗi và xin từ chức. Hoặc cao hơn nữa là cựu Thủ tướng Nhật Bản
Yukio Hatoyama đã phải từ chức vì không thực hiện được cam kết di dời căn cứ
7


quân sự Futenma của Mỹ ở đảo Okinawa. Và còn rất rất nhiều ví dụ về chuyện các
quan chức trên thế giới tự nguyện từ chức.
Ở Nhật, một vị lãnh đạo cao cấp dù đã làm việc hết sức nhưng trong mắt
người dân không thấy hiệu quả thì vẫn phải tự từ chức, để nhường chỗ cho người
khác lên thay. Một ông bộ trưởng chỉ vì một câu nói hớ hênh chưa ảnh hưởng đến
ai nhưng không hợp lý cũng phải từ chức vì cảm thấy xấu hổ. Quan chức luôn phải
xin lỗi người dân một cách công khai vì những việc người dân phản ánh mà mình
chưa làm tốt... Dù quan chức to lớn nhưng có những rắc rối liên quan, dính dáng
đến tên tuổi mình một cách trực tiếp hay gián tiếp cũng tự cảm thấy xấu hổ mà từ
chức và công khai xin lỗi. Xã hội luôn không thiếu người tài, không có người này
thì ắt sẽ có người khác, đừng biện minh rằng chỉ có tôi mới làm được, nếu ai làm
được hơn tôi thì tôi sẽ xuống sau khi hết nhiệm kỳ hay về hưu. Như thế thì có vẻ là
không ổn? Anh không rời ghế thì ai có thể lên mà làm việc anh đang làm? Khi

không có chế tài khiến người có chức, có quyền phải sợ thật sự thì có gì đảm bảo
cho sự phấn đấu và gìn giữ nghiêm chỉnh đạo đức của họ?
Cách đây vài năm, sau khi xảy ra một vụ tai nạn đường sắt, Bộ trưởng Giao
thông Nhật Bản đã nhận lỗi và xin từ chức.Hoặc cao hơn nữa là cựu Thủ tướng
Nhật Bản Yukio Hatoyama đã phải từ chức vì không thực hiện được cam kết di dời
căn cứ quân sự Futenma của Mỹ ở đảo Okinawa.
2.2 Văn hóa từ chức ở Mỹ
* Đặc điểm văn hóa Mỹ:
Mỹ là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, được hình thành từ các nhóm
cộng đồng khác nhau (sắc tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội, khu vực cư trú). Và so với
nhiều quốc gia có lịch sử hình thành hàng nghìn năm như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy

8


Lạp… thì Hoa Kỳ chỉ là một quốc gia non trẻ. Nhưng điều nổi bật ở đây lại được
xây dựng trên một nền văn hóa.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Mỹ đã xây dựng một hệ thống
chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển, cùng với đó là một nền văn hóa vô
cùng phong phú…Việc hiểu được những nhân tố đã tập hợp các nhóm cộng đồng
bất chấp mọi khác biệt để hình thành nước Mỹ cũng quan trọng không kém việc
hiểu được tính đa dạng của chính những nhân tố đó. Mọi người có thể đề cao hoặc
phán những yếu tố góp phần làm cho Mỹ trở thành một quốc gia giàu có, từng
khiến Mỹ có những hành động phi đạo lý, hay khiến cho Mỹ phải chịu những thất
bại đau đớn. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận hoặc bỏ qua những yếu tố đó
khi nghiên cứu lịch sử, văn hóa Mỹ vì đó là nét đặc trưng riêng tạo nên bản sắc
mang tên Hoa Kỳ.Văn hóa Mỹ là kết quả của mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản
với đạo đức luận Tin Lành.
Văn hóa Mỹ là kết quả của mối quan hệ trao đổi giữa 2 lực lượng lớn “Thế
giới mới” và “Thế giới cũ”. Những con người của thế giới cũ đã mang đến thế giới

mới thói quen, sức mạnh, giá trị, sự đa dạng, cả những mâu thuẫn để từ đó tiếp
nhận, sửa đổi, loại bỏ và đơm hoa kết trái. Văn hóa Mỹ còn là sự kế thừa của văn
hóa châu Âu với ảnh hưởng mạnh của đạo Thiên Chúa.
Trong thời kỳ lập quốc, nước Mỹ là một nền kinh tế với doanh nghiệp tư
nhân là thành phần chủ đạo nên chính quyền các tiểu bang dành khu vực phúc lợi
cho những sáng kiến tư nhân hoặc địa phương. Nhìn chung, Chính phủ Hoa Kỳ
chấp nhận một hệ thống các doanh nghiệp tư và chống lại chủ trương chi tiêu rộng
rãi nhằm hỗ trợ người dân, mặc dù những kinh nghiệm có được từ cuộc Đại Suy
thoái thách thức cả hai quan điểm này. Kết quả là, về mặt ý thức hệ, nước Mỹ có
khuynh hướng thiên về chủ nghĩa tư bản dân chủ, đối nghịch với các nền văn hoá
thiên về khuynh hướng dân chủ xã hội ở Âu châu và Canada.
9


Trước Đệ Nhị Thế chiến, Hoa Kỳ theo đuổi chính sách cô lập trong các vấn đề đối
ngoại bằng cách không đứng về phe nào khi xảy ra các cuộc tranh chấp. Mặc dù đã
từ bỏ chủ trương này sau khi trở nên một siêu cường, người Mỹ vẫn tỏ ra hoài nghi
với chủ nghĩa quốc tế. Ý thức hệ của tổng thống đương nhiệm và các cố vấn của
ông là yếu tố quyết định cho thái độ của chính quyền trong lĩnh vực ngoại giao.
* Văn hóa từ chức ở Mỹ
Ở các nước phát triển, việc từ chức là khá dễ dàng, vì văn hóa từ chức đã trở
thành một phần của đời sống công. Văn hóa này lại được nuôi dưỡng trong một
môi trường xã hội thuận lợi. Không làm quan, thì người ta có thể làm rất nhiều việc
khác. Cựu Tổng thống Mỹ B.Clinton- khi còn đương chức- lương bình quân chỉ
khoảng 200.000USD/năm. Nhưng khi thôi chức, ông có thể kiếm tới
300.000USD/giờ bằng cách làm diễn giả.
Như vậy, một giờ làm việc bằng lương tổng thống trong cả một năm rưỡi.
Một vị bộ trưởng của Nhật từ chức cũng không có vấn đề gì quá lớn, vì vị này có
thể ra làm chủ tịch cho một tập đoàn nào đó hoặc tham gia giảng dạy. Thực ra, kinh
tế thị trường tạo ra muôn vàn những cơ hội cho những người có năng lực thật sự.

Tháng 6/2012, Bộ trưởng Thương mại Mỹ John Bryson đã đệ đơn xin từ
chức lên Tổng thống Mỹ Barack Obama.Ông đưa ra quyết định này sau khi xảy ra
vụ tai nạn ôtô liên hoàn ở California hồi đầu tháng mặc dù vụ tai nạn này không có
bất cứ một nạn nhân nào ngoài chính “thủ phạm”. Ông Bryson ý thức khó hoàn
thành tốt công việc khi sức khỏe không đảm bảo vì vậy cần phải để cho những
người Vụ từ chức bất ngờ của ông Dương diễn ra sau khi một nhà lập pháp từ phe
đối lập đảng Dân chủ tiến bộ cáo buộc ông đạo văn trong một bài viết in trong có
sức khỏe hơn, năng lực để gánh trên vai trọng trách của quốc gia
2.3 Văn hóa từ chức ở Trung Hoa
10


Đọc lịch sử thì thấy thói hám danh, hám lợi ở Trung Hoa xưa cũng rất sâu
sắc, trầm trọng và đã ảnh hưởng lớn đến nước ta. Nhưng ngày nay, ở Trung Quốc
tình trạng đó đã đỡ đi rất nhiều bởi họ cương quyết hơn, triệt để hơn, hạn chế tối đa
các nhóm lợi ích hoành hành. Hãy nghe một cán bộ công an Trung Quốc nói trong
một bộ phim hình sự: "Phải làm sao để mọi người công chức Nhà nước không cần,
không muốn, không thể và không dám tham ô của công"! Trung Quốc đang củng
cố sức mạnh và xây dựng văn hóa từ chức theo cách dễ hiểu như vậy!
2.4 Văn hóa từ chức ở Hàn Quốc
Ngày 9/4/2012 người đứng đầu ngành cảnh sát Hàn Quốc Cho Hyun Oh,
người tương nhiệm với ông Trần Đại Quang, bộ trưởng bộ công an CSVN đã xin
từ chức vì một vụ án mạng xảy ra cho một cô gái 28 tuổi. Ở đây người đứng đầu
ngành cảnh sát nhận thức rằng trong đó có một phần tắc trách của nhân viên cảnh
sát dưới quyền là xử lý chậm trễ thông tin để xảy ra sự việc đáng tiếc kể trên. Lỗi
này có phần của người đứng đầu, do đó ông xin từ chức, thể hiện tinh thần trách
nhiệm và lòng tự trọng cao, thể hiện văn hoá tôn trọng nhân dân, xã hội.
Chỉ trong vòng hơn một tháng mà Tổng Thống Hàn Quốc Lee-Myung-Bak
phải cúi đầu xin lỗi nhân dân hai lần vì các nguyên nhân sau:
- Ngày 25/7/2012 Tổng Thống Hàn Quốc cúi đầu xin lỗi nhân dân trên truyền hình

và các phương tiện truyền thông đại chúng vì người anh trai của ông có dính liếu
đến một vụ bê bối tài chính. TT nói "Tất cả đều là lỗi của tôi. Tôi xin sẵn sàng
nhận mọi lời phê phán".
Ngày 31/8/2012 Tổng Thống phải một lần nữa nói lời xin lỗi nhân dân vì
trong nước đã để xảy ra vụ một bé gái bị bắt cóc và hãm hiếp!
Với nét văn hoá "Từ Chức" và "xin lỗi" của giới lãnh đạo Hàn Quốc vừa nêu trên
là một điều xa lạ đối với tập đoàn lãnh đạo CSVN từ trước giờ. Một vụ án mạng
11


như ở Hàn Quốc ư? Ở VN hơn mấy chục năm qua những vụ án mạng rùng rợn
luôn xảy ra mà tôi phải dùng từ "tràn ngập". Còn nói về trách nhiệm của ngành
công an và lãnh đạo ư? Các bạn hãy quên đi! Chẳng những chúng vô cảm mà còn
có những vụ hình như là đám công an còn đảng còn tiền này còn là đồng loã hay
chính chúng là thủ phạm nữa! Gần đây chính tay công an giết chết người dân ngay
tại đồn công an một cách công khai và tiếp diễn gia tăng một cách kinh khủng.
Tại Hàn Quốc, cựu Ngoại trưởng Yu Myung-hwan đã công khai xin
lỗi và quyết định từ chức sau khi bị tố cáo đã tuyển con gái vào một vị trí được trả
lương cao trong Bộ Ngoại giao....
Cảnh tượng một cựu Tổng Thống Hàn Quốc như ông Roh-Moo-Hyun nhiệm
kỳ 2003-2008 đã tự xử bằng cách lấy cái chết để chứng minh và tự làm trong sạch
cho mình vào ngày 23/5/2009 khi ông đã về hưu. Lúc này tai tiếng về vụ một
doanh nhân đã đưa tiền cho vợ ông, sau đó đã được xác minh rằng doanh nhân đó
đưa tiền cho bà chỉ là giúp cho bà thanh toán nợ nần! Trong đó tất nhiên không
tránh khỏi động cơ tiêu cực. Nhưng dù gì cũng là một tai tiếng không thể chối cãi ở
một đất nước văn minh.
2.5 Văn hóa từ chức ở Thái Lan
Văn hóa Thái Lan là một khái niệm bao hàm những niềm tin và các đặc
trưng văn hóa bản địa trên vùng đất mà ngày nay được biết đến như là đất nước
Thái Lan hiện đại, cùng với những ảnh hưởng văn hóa đến từ Ấn Độ, Trung

Quốc, Campuchia và ảnh hưởng từ các nền văn hóa sơ sử của các quốc gia láng
giềng Đông Nam Á khác. Chủ yếu, đó là những ảnh hưởng đến từ Phật Giáo, Ấn
Độ Giáo, vật linh giáo và từ các nhóm dân di cư gần đây đến từ Trung Quốc và
miền nam Ấn Độ. Văn hóa người Thái chịu ảnh hưởng lớn của phật giáo và nền
dân chủ lập hiến chính vì vậy khi giao tiếp với người cần lưu ý một số tập quán của
họ. Người Thái là những người rất lịch sự và tử tế, đặc biệt, họ luôn tôn trọng và
đòi hỏi sự tôn trọng của những người xung quanh.
12


Ngày 28/9/2012 phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ nội vụ Thái Lan Yongyuth
Wichaidit đã đệ đơn xin từ chức vì bị cáo buộc nghi vấn có liên quan đến việc phê
chuẩn trái phép trong việc bán lô đất thuộc sỡ hữu của Hoàng gia cho một nhà phát
triển sân Golf vào năm 2000, lúc đó ông chỉ là phó thư ký bộ nội vụ. Ông phản bác
trước cáo buộc nhưng vì lòng tự trọng cao và không muốn ảnh hưởng đến uy tín
của chính phủ và ông đã đệ đơn xin từ chức.Lúc này ông đang đảm nhiệm quyền
Thủ Tướng vì bà Thủ Tướng Yinluck Shinawatra đi dự kỳ họp đại hội đồng LHQ
tại Mỹ cho nên đơn từ chức của ông sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2012.
Chỉ vì có liên quan đến việc phê chuẩn bán một lô đất thôi và đã 12 năm qua, hơn
nữa vụ việc chỉ là nghi vấn, thế mà với nét văn hoá của một xã hội văn minh vị phó
Thủ Tướng đã sẵn sàng tự nguyện ra đi để giữ uy tín cho chính phủ. Hành động
này có phải từ ý thức và tinh thần trách nhiệm vì dân, vì nước? Nếu chức tước
phục vụ cho tư lợi thì việc từ chức là không bao giờ có.
III. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
3.1 Thực tế văn hóa từ chức ở Việt Nam
TS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: "Từ chức là
chuyện văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài ở đây chính là lương tri. Nếu có một
văn hoá chính trị dựa trên lương tri thì việc từ chức khi không hoàn thành nhiệm
vụ là điều gần như bắt buộc... Nước Việt ta từ xưa, các nhà nho, những người có tri
thức, phẩm giá treo ấn từ quan rất nhiều, như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh

Khiêm... Tất nhiên việc từ chức ấy phần nhiều là do không đồng ý với quan điểm
của vua. Nhưng dù lý do gì thì rõ ràng Việt Nam cũng đã có lịch sử về văn hoá từ
chức. Việt Nam không những có văn hóa từ chức mà còn có cả “văn hóa nhường
ngôi, thoái vị” từ thời Lý, thời Trần và cả các thời về sau này nữa! Nguyễn Trãi,
Trần Nguyên Hãn, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến… đều là
những ông quan lần lượt từ chức trong những thời điểm khác nhau của lịch sử chế
độ phong kiến. Không hiểu từ đâu, từ khi nào chúng ta đã không coi việc từ chức
13


là một thái độ ứng xử có văn hóa, ngược lại, chúng ta gán ghép nó với tư tưởng bất
bình, bất mãn chính trị để rồi từ đó không ai còn dám từ chức cả! Khi không còn
ai dám từ chức thì chúng ta lại nói gàn dở rằng Việt Nam không có “văn hóa từ
chức”! Thật là một cái vòng luẩn quẩn. Vậy thì bây giờ, muốn có văn hóa từ chức,
trước tiên chúng ta phải coi từ chức là chuyện bình thường, chuyện lành mạnh
trong ứng xử văn hóa hành chính. Người từ chức phải được nhân dân đánh giá là
người có phẩm chất, có nhân cách, đáng được tôn vinh và quý trọng. Quan chức
Việt Nam không phải ai cũng tham quyền cố vị cả đâu! Nếu cái nhìn của xã hội
thay đổi, chúng ta có thể tin rằng thái độ ứng xử của các quan chức sẽ có nhiều
thay đổi trong việc thực thi văn hóa từ chức, bởi vì văn hóa từ chức không xa lạ gì
với truyền thống văn hóa ưu việt của chúng ta.
Trước đây, trong cơ chế quan liêu bao cấp, cơ hội của đời người chỉ tập
trung vào một dãy ghế, cơ hội nhiều hơn ở những ghế cao hơn. Chúng ta đang
chuyển sang cơ chế thị trường nhưng giai đoạn đầu, cơ hội do thị trường mang lại
chưa nhiều. Chức tước vẫn đưa lại nhiều cơ hội hơn. Do vậy, họ cố bám lấy cái ghế
đến suốt đời, rồi quyền lợi đi theo. Hiện nay, không ít trường hợp cán bộ chỉ có kỹ
năng hoạt động chính trị chuyên nghiệp, khi lên vị trí cao thì chỉ có kỹ năng làm
quan. Nếu anh ra ngoài xin việc đâu có dễ vì không có chuyên môn giỏi, từ chức
xong lấy gì để sống. Nếu là kỹ sư hoặc có chuyên môn giỏi về một lĩnh vực thì
không làm quan anh cũng sẽ có công việc tốt.

- Tại nhiều nước, những nhân vật có tiềm năng kinh tế sau đó mới đi vào con
đường chính trị ví dụ Thủ tướng Italy, Thủ tướng Thái Lan... Với họ việc làm chính
trị như một sự thôi thúc chứ không phải lẽ kiếm sống. Họ đã có nền tảng kinh tế rất
tốt, chuyện từ chức với họ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

14


Còn ở Việt Nam, không khéo người ta làm chính trị vì mục đích kinh tế, điều
đó dẫn tới tệ tham nhũng. Ban đầu anh là lãnh đạo tốt nhưng quyền lực có thể làm
tha hoá con người. Khi lên hàm Thứ trưởng anh có ôtô. Ngoài ra còn chuyện ơn
huệ, lại quả.
Ở nước ngoài cũng không có chuyện anh đứng đầu chịu trách nhiệm vô tận.
Nhưng cái khác của họ với ta là sự phân định rất rõ chức trách từng người. Như
vậy, khi xảy ra vụ việc rất dễ phân định trách nhiệm. Ví dụ, khi cần giấy phép kinh
doanh tôi chỉ cần đến ông A trực tiếp giải quyết công việc này, không phải đến ông
to hơn vì ông này không có quyền can thiệp.
Ở Thuỵ Điển, nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới, ông bộ trưởng
gọi điện xuống can thiệp là thành chuyện tày trời. Còn ở ta, việc phân định trách
nhiệm không rõ, đôi khi cấp trên lại có bút phê yêu cầu cấp dưới làm thế này thế
kia.
Văn hóa từ chức tồn tại, sống và phát triển ở rất nhiều nước trên thế giới và
dường như trừ Việt Nam. Đã có những ông bộ trưởng giao thông từ chức vì một
cây cầu gẫy, có ông lại từ chức vì một tai nạn nào đó bất ngờ xảy ra trên đường. Sự
việc xảy ra chưa ai quy trách nhiệm, nhưng tự những người đó đã lập tức cho rằng
trách nhiệm ấy thuộc về mình, thuộc về người đang đứng ở cương vị lãnh đạo.
Câu chuyện ông thủ tướng Hàn Quốc từ chức còn nóng hổi, đã đến lượt ông
thủ tướng Thái Lan phải cân nhắc việc từ chức trước áp lực của dân chúng. Việc
của thủ tướng Thái là một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài, còn ông thủ tướng
Hàn Quốc lại từ chức chỉ vì đã đi đánh golf vào một ngày nghỉ lễ, vì ông đã không

dùng ngày nghỉ lễ đó để làm thêm ngoài giờ giữa lúc việc “ trị quốc của ông đang
gặp phải một sự cố nhỏ”.
15


Hôm nay, ông đã không còn là thủ tướng nữa, nhưng chắc chắn người dân
Hàn Quốc nào cũng sẽ vẫn kính trọng ông như một người đã sống và hoàn thành
trách nhiệm sống của mình với xã hội. Và chắc chắn rằng nếu có dịp bầu cho ông
trên một cương vị mới, họ cũng không cần phải suy xét đến mức độ tin tưởng.
Nếu…” nếu” và “giá như” là hai từ mà người ta thường khuyên: đừng hoặc
hãy cố mà hạn chế sử dụng trong cuộc sống. Vậy mà trong những chuyện “ trông
người mà ngẫm đến ta”, người ta vẫn cứ phải thở dài “ nếu” và ước “ giá như”…
Nếu mang vụ đình công hôm 1-3 ở Hàn Quốc áp dụng vào Việt Nam, thì
đừng nói gì tới thủ tướng, chỉ một ông bộ trưởng hay giám đốc liên quan cũng đã
chẳng ai biết ở đâu, làm gì trong lúc đó và chắn chắn cũng chẳng bao giờ có
chuyện ông nào đó đứng ra nhận trách nhiệm và từ chức. Người ta có thể khẳng
định chắc chắn điều đó mà không sợ bị coi là võ đoán bởi thực tế đã cho quá nhiều
luận cứ để chứng minh
Một trong những đề tài được đề cập nhiều là chúng ta cần phải có "văn hóa
từ chức". Đó là những ai, những cán bộ Nhà nước nào nếu trong thời gian dài
không hoàn thành tốt công việc được giao phó cần nhìn nhận rõ và đủ trách nhiệm
cá nhân của mình và nên tự nguyện từ chức, để người khác lên làm thay và nhất là
để công việc chung tiến triển tốt hơn.
Tuy nhiên, một vấn đề không kém phần quan trọng là chúng ta cần phải có
cả văn hóa ứng xử với vấn đề từ chức và với những người từ chức nữa. Nhiều dẫn
chứng thường được đưa ra, chẳng hạn ở các nước phát triển, một quan chức dù ở
cương vị rất cao, nếu bản thân hoặc nhân viên dưới quyền hay cơ quan mình phụ
trách bị phát hiện làm không đúng chức năng hoặc không hoàn thành nhiệm vụ thì
thường phải phân trách nhiệm về mình và từ chức khi thấy cần thiết. Còn ở ta,
những việc như vậy hiện khá hiếm.

16


Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng ở các nước kể trên, những quan chức sau
khi từ chức ( hoặc sau khi hết hạn nhiệm kì hay khi một chính phủ mới được thành
lập sau một cuộc bầu cử) thường trở lại công việc trước kia của mình ( kinh doanh,
hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa- nghệ thuật hay giảng dạy…). Tất nhiên cũng
có những người bắt tay vào làm những việc mới dựa trên những mối quan hệ được
tạo dựng, các kinh nghiệm thu được trên chính trường, trong quản lý công…Trong
mọi trường hợp, họ vẫn thường có “ công ăn việc làm” đàng hoàng và nhiều người
vẫn có thể quay lại hoạt động chính trường, tham gia chính phủ khi thời cơ đến.
Ở Việt Nam ta, những quan chức mất chức ( rất hiếm khi là do từ chức) vì
nhiều lí do thường không tiếp tục làm việc, hoạt động nữa, cuộc sống thường ngày
của họ và gia đình cũng bị ảnh hưởng và hay gặp khó khăn hơn. Trong một thời
gian khá dài, dư luận xã hội thường quen nhìn một chiều và hay có những đánh giá
thái quá. Ca ngợi hay phê phán thường là đơn giản một chiều, chỉ là hoặc tốt hoặc
xấu. Khi khen thì khen hết lời, cái gì cũng ngợi ca là tốt đẹp. Khi chê thì cũng “
nhiệt tình” chẳng kém, phê phán dìm xuống tận bùn đen tất thảy..Trong nhiều
trường hợp, danh tiếng, sinh mạng chính trị của những người mất chức, đôi khi kể
cả của một số người thân của họ, bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Theo một cách
nói khá thông dụng hiện nay, trong nhiều trường hợp có vẻ như việc từ chức
thường tìm mọi cách “ giữ ghế” và kèm theo đó là bổng lộc béo bở của mình bằng
mọi giá. Đối với nhiều người trong số họ, việc từ nhiệm, từ chức khi cần thiết là
một điều thật xa lạ. Nhiều người dù có khuyết điểm, sai phạm hay thiếu năng lực
nhưng lại được thuyên chuyển sang công tác khác với khác với cấp bậc tương
đương, thậm chí còn được đá lên.

3.2 Giải pháp để nâng cao văn hóa từ chức

17



Chúng ta đừng quên lới nhắc nhủ của Bác Hồ: “Đảng phải luôn luôn xét lại
những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy
thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin
cậy của nhân dân đối với Đảng"
Dư luận đúng đắn của xã hội, nhận xét đúng và công bằng của số đông. Số
đông it ra có hàng vạn con mắt, vạn cái tai để nhìn, để xem, để nghe, để biết và
hiểu rõ nhân cách của người có quyền lực... Từ đó họ sẽ tạo thành dư luận xã hội một phương tiện hết sức quan trọng tạo nên sức ép buộc người ta tự điều chỉnh
hành vi sai trái.
3.2.1 Xây dựng luật pháp về từ chức và tạo luồng dư luận mạnh mẽ
trong xã hội
- Luật pháp nghiêm minh làm chỗ dựa cho đạo đức, cho dư luận xã hội.phải
có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng vị trí, nhất là
đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý. Xây dựng các quy định về từ chức của
cán bộ, công chức phải dựa trên nền tảng cải cách, xây dựng được quy chế công
chức thật chuẩn về tiêu chuẩn của từng chức vụ, từng vị trí công tác.
- Cung cấp những thông tin đúng đắn của báo chí và các phương tiện truyền
thông tạo dư luận xã hội.
3.2.2 Làm tốt công tác tuyển chọn cán bộ
Việc lựa chọn cán bộ cũng cần xem xét cả về mặt phẩm chất, lương tâm, có
lòng tự trọng, biết tự hổ thẹn, biết tôn trọng dư luận xã hội đúng đắn.Muốn có văn
hóa từ chức, cần chọn những cán bộ có tài, có tâm vào các cơ quan công quyền,
khắc phục tình trạng chạy chức, chạy quyền... suy thoái về tư tưởng chính trị, về
lối sống... mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra trong bài phát biểu tại Hội
nghị Trung ương 4 và Hội nghị cán bộ toàn quốc mới đây
18


Dân thương và chia sẻ với những cán bộ có tâm khi mắc khuyết điểm thiếu

sót bất khả kháng nhất thời. Đã làm, tất khó tránh có khuyết điểm. Bác có lần nói:
Chỉ có ông Bụt và người nằm trong quan tài mới không có khuyết điểm. Những
người như thế, không nên vì lòng tự trọng quá cao, mặc cảm vì khuyết điểm nhất
thời mà vội vã xin từ chức.
3.2.3 Thực hiện quyết liệt trước hết từ những người lãnh đạo
Từ chức cũng vậy, cần phải thể hiện tính gương mẫu, làm gương của cấp
trên đối với cấp dưới thì mới có thể thực hiện được và đương nhiên khi đó việc từ
chức là chuyện bình thường. Một vần đề đặt ra là xuất phát từ chuyện từ chức thì
việc bố trí quản lý cán bộ từ chức như thế nào? Có thể chuyển công tác sang cơ
quan khác; hoặc khi từ chức xuống làm nhân viên cũng trong một cơ quan đó hay
về nghỉ hưu, mặc dù chưa đến tuổi. Vấn đề này thì cũng cần phải bàn thận trọng và
cần thiết phải có văn bản pháp luật điều chỉnh về trường hợp bố trí, sắp xếp công
tác cán bộ sau khi từ chức.Thiết nghĩ, việc từ chức cần được xem là chuyện đương
nhiên trong lộ trình cải cách hành chính trong thời gian tới, đặc biệt là cải cách nền
công vụ ở nước ta. Nhưng để mạnh dạn từ chức trước hết cần phải có người làm
gương; ý thức trách nhiệm đối với nhà nước và nhân dân của bản thân những người
đứng đầu bộ, ngành và địa phương là yếu tố quyết định.Riêng việc bố trí, sắp xếp,
cán bộ sau khi từ chức thì vấn đề cần nghiên cứu và cần thiết phải có văn bản quy
phạm pháp luật điều chỉnh vừa có tình, vừa có lý để động viên, khuyến khích việc
từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ, có hành vi tiêu cực hoặc thiếu trách nhiệm
để xảy ra các hành vi tiêu cực của những cá nhân lãnh đạo, đứng đầu cơ quan đơn
vị ở nước ta hiện nay.
KẾT LUẬN

19


Văn hóa nói chung và văn hóa từ chức nói riêng là không phải tự nhiên mà có, hơn
nữa đó lại là thứ văn hóa đặc biệt quý giá. Văn hóa nói chung và văn hóa từ chức
nói riêng là không phải tự nhiên mà có, hơn nữa đó lại là thứ văn hóa đặc biệt quý

giá. Dân tộc ta có một "nền văn hiến đã lâu" như Nguyễn Trãi đã khẳng định trong
Bình Ngô đại cáo. Từ chức là một nét văn hóa đẹp, đáng kính trọng, thể hiện sự tự
trọng và nhân cách của con người. Thiếu vắng hiện tượng từ chức đích đáng không
phải chỉ đáng tiếc mà là đáng buồn và xấu hổ.Để có một xã hội thực sự tốt đẹp thì
danh dự, lòng tự trọng cần phải luôn được đặt ở vị trí cao nhất trong thang giá trị
làm người. Văn hoá "Từ Chức" là một nền văn hoá đặc thù chỉ có ở những nước
văn minh, tự do, dân chủ và ý thức trách nhiệm lẫn lòng vị tha, tự trọng cao của
mọi quan chức trong đó thể hiện đúng mức tinh thần "Vì nước quên thân - Vì dân
phục vụ". Thông qua bài học về văn hóa từ chức ở các quốc gia khác trên thế giới,
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu cao nhất là vì con người, tạo
điều kiện cho con người được phát triển toàn diện, chúng ta cần đưa ra những giải
pháp phù hợp với thực tiễn kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở Việt Nam. Có như
vậy, đất nước mới có thể phát triển bền vững và mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” mới có thể trở thành hiện thực như toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta mong đợi

Tài liệu tham khảo
20


1. Giáo trình Chính trị học nâng cao, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà
Nội 2013
2. Nguyễn Văn Tế: Thể chế chính trị một số nước ASEAN, Nxb
CTQG,1999.
3. Vũ Hồng Anh: Tổ chức và hoạt động của chính phủ một số nước trên thế
giới, Nxb CTGG, Hà Nội, 1997.

21




×