Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

ĐIỀU TRA TỶ LỆ RỐI LOẠN GLUCOSE MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TRẺ EM LỨA TUỔI 1114 TOÀN QUỐC NĂM 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TW

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐIỀU TRA TỶ LỆ RỐI LOẠN GLUCOSE MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TRẺ EM LỨA TUỔI 11-14 TOÀN QUỐC NĂM 2018

Đồng chủ nhiệm đề tài: 1. TS. BS. Phan Hướng Dương
2. PGS. TS. Hoàng Văn Minh

HÀ NỘI, 2019

2


BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TW

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐIỀU TRA TỶ LỆ RỐI LOẠN GLUCOSE MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TRẺ EM
LỨA TUỔI 11-14 TOÀN QUỐC NĂM 2018

Thành viên đề tài: 1. ThS. Đoàn Tuấn Vũ
2. BSCKI. Nguyễn Quang Chúy
3. TS. Nguyễn Trọng Hưng
4. CN. Nguyễn Đức Thành

HÀ NỘI, 2019


3


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................... 6
Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................8
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................16
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................26
Chương 4. BÀN LUẬN..................................................................................................37
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 40
KIẾN NGHỊ.................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................43
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 48

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA
BFP
BMI
BMR
CDC
ĐTĐ
ĐTNC
HA
HATT
HATTr

IDF
NCHS
NHBPEP
NPDNG
PPS
RLDNG
RLGLĐ
TĐTĐ
THA
THCS
WHO
WHR
YTNC

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
Tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể
Chỉ số khối cơ thế
Mức chuyển hóa cơ bản
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ
Đái tháo đường
Đối tượng nghiên cứu
Huyết áp
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế
Quần thể tham khảo
Chương trình giáo dục phòng chống tăng huyết áp trẻ em
Nghiệm pháp dung nạp glucose
Chọn mẫu tương ứng kích thước quần thể
Rối loạn dung nạp glucose

Rối loạn đường huyết lúc đói
Tiền đái tháo đường
Tăng huyết áp
Trung học cơ sở
Tổ chức Y tế thế giới
Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông
Yếu tố nguy cơ

5


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường týp 2 là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế
giới, đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan
tâm, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới
(IDF), năm 2017 số người bị đái tháo đường trên toàn thế giới là 425 triệu người trong độ
tuổi 20-79 tuổi, dự đoán số người mắc bệnh sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045.
Riêng khu vực tây Thái Bình Dương, IDF ước tính năm 2017 có 159 người độ tuổi 20
-79 mắc bệnh Đái tháo đường, con số này sẽ tăng lên 183 triệu người vào năm 2045 [20].
Theo IDF, 80% người mắc đái tháo đường đang sống ở các nước đang phát triển
do sự tăng lên nhanh chóng của việc tiêu thụ thực phẩm giầu năng lượng, của lối sống ít
vận động và sự đô thị hóa. Tại các nước này, tỷ lệ người béo phì, đái tháo đường ngày
càng tăng lên, trong khi đó lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Đây thực sự là hồi
chuông báo động đối với các nước đang phát triển [28].
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng nhanh của quá trình đô
thị hóa, lối sống ít vận động, tiêu thụ thực phẩm giầu năng lượng, mô hình bệnh tật đang
thay đổi, từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm. Tỷ lệ đái tháo đường
cũng đang gia tăng nhanh chóng. Theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung
ương, trong vòng 10 năm từ năm 2002 đến 2012 tỷ lệ đái tháo đường ở đối tượng 30-69
tuổi đã tăng 200% từ 2,7% lên 5,4%, tiền đái tháo đường từ 7,3% lên 13,7% [1],[2],[8].

Theo IDF, năm 2017 ước tính Việt Nam có hơn 3,5 triệu người trong độ tuổi 20 - 79 mắc
ĐTĐ tương đương tỷ lệ 6% [20].
Không chỉ gia tăng nhanh tỷ lệ mắc bệnh, lứa tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ
hóa do sự gia tăng của tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy
cơ cao của bệnh ĐTĐ típ 2. Trong hơn 2 thập kỷ qua, bệnh ĐTĐ týp 2, được coi là rối
loạn chuyển hóa thường gặp ở người trưởng thành, đã trở nên thường xuyên hơn ở thanh
thiếu niên bị béo phì. Có đến 85% trẻ em bị bệnh là trẻ thừa cân, béo phì khi chẩn đoán
ĐTĐ týp 2.. Sự tiến triển thành ĐTĐ týp 2 ở trẻ em béo phì kháng insulin nhanh hơn ở
người trưởng thành. Bên cạnh đó, ĐTĐ týp 2 thường kèm theo rối loạn chuyển hóa quan
trọng ở nhóm tuổi này [16].
Một nghiên cứu mới đây tại Hoa Kỳ, sử dụng mô hình dự báo với tỷ lệ tăng hàng
năm là 2,3% trong tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 2 và ước tính năm 2010 Hoa Kỳ có 22.820 người
trẻ tuổi <20 tuổi bị ĐTĐ, năm 2050 số mắc sẽ tăng gấp 4 lần [25].
Hiện nay, tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu quy mô toàn quốc về đái tháo đường,
tiền đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ ở trẻ em, đặc biệt lứa tuổi học sinh
trung học cơ sở là lứa tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển nhanh, tiềm ẩn nhiều
nguy cơ bắt đầu mắc các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm như: tiêu thụ thực
phẩm giầu năng lượng, ít vận động, thừa cân, béo phì…, thậm chí đã có thể mắc ĐTĐ và
6


tiền ĐTĐ.
Để có cơ sở khoa học về thực trạng các YTNC của bệnh ĐTĐ ở trẻ em, giúp Bộ Y tế,
Dự án Phòng chống đái tháo đường xây dựng các kế hoạch can thiệp và dự phòng phòng
phù hợp nhằm ngăn chặn sự gia tăng của bệnh ĐTĐ, bảo vệ thế hệ tương lai của đất
nước; Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành nghiên cứu “Điều tra tỷ lệ rối loạn
glucose máu và các yếu tố nguy cơ đái tháo đường ở trẻ em lứa tuổi 11 – 14 toàn quốc
năm 2018” với các mục tiêu sau:
1.


Xác định tỷ lệ rối loạn glucose máu ở trẻ em lứa tuổi 11-14 trên toàn quốc năm
2018.

2. Mô tả các yếu tố nguy cơ của Đái tháo đường typ 2 ở trẻ em lứa tuổi 11-14

7


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa và chẩn đoán bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường
Theo Tổ chức Y tế thế giới (Wortd Health Organization-WHO) thì đái tháo đường
(ĐTĐ) là: Một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của
việc thiếu/ hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do liên quan đến sự suy giảm trong bài tiết và
hoạt động của insulin [6].
Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (Americain Association of Diabetes - ADA) đã đưa ra định
nghĩa về ĐTĐ: Là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau: (1) tăng glucose máu;
(2) kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein; (3) bệnh
luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các
bệnh tim mạch khác [6].
1.1.2. Định nghĩa tiền đái tháo đường:
Tiền đái tháo đường là tình trạng glucose máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa
đến mức chẩn đoán bệnh ĐTĐ khi làm xét nghiệm glucose máu lúc đói hoặc nghiệm
pháp dung nạp glucose. Tiền ĐTĐ bao gồm rối loạn glucose máu lúc đói và suy giảm
giảm dung nạp glucose [6],[10].
1.1.3. Chẩn đoán đái tháo đường và tiền đái tháo đường
Dựa trên khuyến cáo chẩn đoán ĐTĐ của ADA năm 1997 và những báo cáo của
WHO về nguy cơ bệnh lý võng mạc ở nhiều mức đường huyết khác nhau; năm 1999,
WHO đã công bố tiêu chuẩn chẩn đoán mới ĐTĐ dựa vào glucose máu lúc đói và
glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) (uống 75 g đường).

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường và tiền đái tháo đường theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế
giới [5], [6].

Chẩn đoán
Đái tháo
đường

Suy giảm
dung nạp
glucose
Rối loạn
glucose máu
lúc đói*

Nồng độ glucose huyết tương tĩnh mạch
Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (125 mg/dl)
Hoặc
Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl)
Hoặc
Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) và bệnh nhân có các
triệu chứng tăng glucose máu: gầy sút cân, khát nước, đi tiểu nhiều.
Glucose máu lúc đói < 7,0 mmol/l (126 mg/dl);

Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp ≥ 7,8 và < 11,1 mmol/l (110-125
mg/dl)
Glucose máu lúc đói: 6,1 - 6,9 mmol/l (100-125 mg/dl);

Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp: < 7,8 mmol/l (140 mg/dl)

* Năm 2003, ADA khuyến cáo mức glucose máu lúc đói từ 5,6 - 6,9 mmol/l

1.1.4. Phân loại đái tháo đường
8


1.1.4.1. Đái tháo đường tip 1
Đái tháo đường típ 1 do tế bào beta bị phá hủy nên bệnh nhân không còn hoặc còn rất ít
insulin, 95% do cơ chế tự miễn (típ 1 A), 5% vô căn (típ1 B). Bệnh nhân bị thiếu hụt
insulin, tăng glucagon trong máu, không điều trị sẽ bị nhiễm toan ceton. Bệnh có thể xảy
ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh nhân cần insulin để
ổn định glucose huyết. Người lớn tuổi có thể bị ĐTĐ tự miễn diễn tiến chậm còn gọi là
Latent Autoimmune Diabetes of Adulthood (LADA), lúc đầu bệnh nhân còn đủ insulin
nên không bị nhiễm toan ceton và có thể điều trị bằng thuốc viên nhưng tình trạng thiếu
insulin sẽ nặng dần với thời gian. ĐTĐ típ 1 tự miễn thường có các tự kháng thể (KT)
trong máu trước khi xuất hiện bệnh, lúc mới chẩn đoán: kháng thể kháng Glutamic acid
decarboxylase 65 (GAD 65), KT kháng Insulin (IAA), KT kháng tyrosine phosphatase IA
2(ICA 512), KT kháng Zinc transpoeter 8 (ZnT8). Khi bệnh kéo dài, các kháng thể sẽ
giảm dần. Những người thân trong gia đình cũng có thể mang các kháng thể này.
Dấu ấn di truyền của ĐTĐ típ 1: Mẹ bị ĐTĐ típ 1 nguy cơ con bị là 3%, nguy cơ tăng
đến 6% nếu cha bị ĐTĐ. Tỷ lệ cùng mắc ĐTĐ típ 1 ở hai trẻ sinh đôi cùng trứng là 2550%. Gen mã hóa nhóm phù hợp tổ chức lớp II DR DQ có liên quan đến tăng nguy cơ
ĐTĐ típ 1.
Yếu tố môi trường của ĐTĐ típ 1: virus quai bị, rubella bẩm sinh, thuốc diệt chuột Vacor,
hydrogen cyanide ở rễ cây sắn có liên quan đến ĐTĐ típ 1.
1.1.4.2. Đái tháo đường típ 2
Đái tháo đường típ 2 trước kia được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ không phụ
thuộc insulin, chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ. Thể bệnh này bao gồm nhưng người
có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin. Ít nhất ở giai đoạn đầu hoặc có khi
suốt cuộc sống bệnh nhân ĐTĐ típ 2 không cần insulin để sống sót. Có nhiều nguyên
nhân của ĐTĐ típ 2 nhưng không có 1 nguyên nhân chuyên biệt nào. Bệnh nhân không
có sự phá hủy tế bào beta do tự miễn, không có kháng thể tự miễn trong máu. Đa số bệnh
nhân có béo phì hoặc thừa cân và/hoặc béo phì vùng bụng với vòng eo to. Béo phì nhất là

béo phì vùng bụng có liên quan với tăng acid béo trong máu, mô mỡ cũng tiết ra một số
hormon làm giảm tác dụng của insulin ở các cơ quan đích như gan, tế bào mỡ, tế bào cơ
(đề kháng insulin tại các cơ quan đích). Do tình trạng đề kháng insulin, ở giai đoạn đầu tế
bào beta bù trừ và tăng tiết insulin trong máu, nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài
hoặc nặng dần, tế bào beta sẽ không tiết đủ insulin và ĐTĐ típ 2 lâm sàng sẽ xuất hiện.
Tình trạng đề kháng insulin có thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng
không bao giờ hoàn toàn trở lại bình thường.
Nguy cơ ĐTĐ típ 2 gia tăng với tuổi, béo phì, ít vận động. Bệnh cũng thường xuất hiện ở
phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ, những người có tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và ở
một số sắc tộc nhạy cảm như Mỹ da đen, Mỹ bản địa, người Mỹ Gốc La tinh, Mỹ gốc Á,
dân châu Mỹ La tinh, người gốc Nam Á, một số đảo vùng Thái Bình Dương. Yếu tố di
truyền ảnh hưởng mạnh trong bệnh ĐTĐ típ 2, tỷ lệ cùng bị ĐTĐ của hai người sinh đôi
cùng trứng là 90%, hầu hết người ĐTĐ típ 2 đều có thân nhân bị ĐTĐ. Có thể bệnh do
ảnh hưởng của nhiều gen chi phối. Nếu tìm được một gen cụ thể gây tăng glucose huyết,
bệnh nhân sẽ được xếp vào thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ.
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến gia tăng tỉ lệ ĐTĐ típ 2 liên quan đến béo phì, ăn các
loại thực phẩm giàu năng lượng, giàu carbohydrat, ít vận động. Do đó tỷ lệ này gia tăng
nhanh chóng ở các nước có sự chuyển dịch nhanh chóng về kinh tế, người dân thay đổi
lối sống từ lao động nhiều sang ít vận động, ăn các loại thức ăn nhanh giàu năng lượng
9


bột đường làm gia tăng tỷ lệ béo phì. Ở các quốc gia này, người bị ĐTĐ típ 2 có thể xuất
hiện bệnh ở lứa tuổi trẻ hơn 40.
1.1.4.3. Đái tháo đường thai kỳ
ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và
không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó. Nếu phụ nữ có thai 3 tháng đầu được
phát hiện tăng glucose huyết thì chẩn đoán là ĐTĐ chưa được chẩn đoán hoặc chưa
được phát hiện và dùng tiêu chí chẩn đoán như ở người không có thai.
1.1.4.4. Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ-Đái tháo đường thứ phát

a) Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen trội tại tế bào beta. ĐTĐ
đơn gen thể MODY (Maturity Onset Diabetes of the Young)
- MODY 1 (Protein đột biến Hepatocyte nuclear factor 4α- gen HNF4A)
- MODY 2 (Protein đột biến Glucokinase- gen GCK)
- MODY 3 (Protein đột biến Hepatocyte nuclear factor 1α- gen HNF1A)
- MODY 4 (Protein đột biến pancreatic duodenal homeobox-1-gen PDX1)
- MODY 5 (Protein đột biến Hepatocyte nuclear factor 1β-gen HNF1Beta)
- MODY 6 (Protein đột biến Neuro D1 -gen Neuro D1)
- MODY 7: (Protein đột biến Kruppel-like factor 11-gen KLF 11)
- MODY 8: (Protein đột biến Carboxyl ester lipase -gen CEL)
- MODY 9: (Protein đột biến Paired homeobox4 -gen PAX4)
- Insulin hoặc proinsulin đột biến: (Protein đột biến preproinsulin-gen INS)
- Đột biến kênh KATP (Protein đột biến: kênh chỉnh lưu Kali 6,2-gen KCNJ11; Protein đột
biến: Thụ thể sulfonylurea 1-gen ABBC8)
b) Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen lặn tại tế bào beta: Hội
chứng Mitchell-Riley, Hội chứng Wolcott-Rallison, Hội chứng Wolfram, Hội chứng thiếu
máu hồng cầu to đáp ứng với thiamine, ĐTĐ do đột biến DNA ty thể. Các thể bệnh này
hiếm gặp và thường gây ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ ở trẻ em.
c) Khiếm khuyết gen liên quan đến hoạt tính insulin
- Đề kháng insulin típ A
- Leprechaunism
- Hội chứng Rabson-Mendenhall
- ĐTĐ thể teo mỡ
d) Bệnh lý tụy: viêm tụy, chấn thương, u, cắt tụy, xơ sỏi tụy, nhiễm sắc tố sắt...
e). ĐTĐ do bệnh lý nội tiết: to đầu chi, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, cường
giáp, u tiết glucagon
f). ĐTĐ do thuốc, hóa chất: interferon alpha, corticoid, thiazide, hormon giáp, thuốc
chống trầm cảm, antiretroviral protease inhibitors
g). Các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác (Hội chứng Down, Klinefelter, Turner..)
đôi khi cũng kết hợp với ĐTĐ.

1.1.5. Phân biệt Đái tháo đường típ 1 và típ 2
10


Bảng 1.2: Phân biệt ĐTĐ típ 1 và típ 2
Đặc điểm

Đái tháo đường típ 1

Đái tháo đường típ 2

Tuổi xuất hiện

Trẻ, thanh thiếu niên

Tuổi trưởng thành

Khởi phát

Các triệu chứng rầm rộ Chậm, thường không rõ triệu
chứng

Biểu hiện lâm sàng

- Sút cân nhanh chóng. - Bệnh diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng
- Đái nhiều.

- Thể trạng béo, thừa cân

- Uống nhiều


- Tiền sử gia đình có người mắc
bệnh đái tháo đường típ 2.
- Đặc tính dân tộc, có tỷ lệ mắc
bệnh cao.
- Dấu gai đen (Aeanthosis
nigricans)
- Hội chứng buồng trứng đa nang

Nhiễm ceton, tăng ceton trong Dương tính
máu, nước tiểu

Thường không có

C-peptid

Thấp/không đo được

Bình thường hoặc tăng

Kháng thể:

Dương tính

Âm tính

Kháng đảo tụy (ICA)
Kháng Glutamic acid
decarboxylase 65 (GAD 65)
Kháng Insulin (IAA)

Kháng Tyrosine phosphatase
(IA-2)
Kháng Zinc Transporter 8
(ZnT8)
Điều trị

Bắt buộc dùng insulin Thay đổi lối sống, thuốc viên và/
hoặc insulin

Cùng hiện diện với với bệnh Có
tự miễn khác

Hiếm

Các bệnh lý đi kèm lúc mới Không có
Thường gặp, nhất là hội chứng
chẩn đoán: tăng huyết áp, rối Nếu có, phải tìm các chuyển hóa
loạn chuyển hóa lipid, béo phí bệnh lý khác đồng mắc

1.2. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường týp 1 ở trẻ em
11


Đái tháo đường týp 1 là một bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch tiêu
diệt các tế bào beta sản xuất insulin của tuyến tụy giúp điều chỉnh lượng đường trong
máu[54]. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) , Đái tháo đường týp 1 (đôi khi được gọi là
bệnh đái tháo đường phụ thuộc vào insulin, vị thành niên hay trẻ sơ sinh) xảy ra khi
tuyến tụy không sản sinh đủ insulin, một loại hoocmon điều hoà lượng đường trong
máu. Nó được cho là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.
Hiện nay, không có cách nào để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường týp 1 [67].

Các yếu tố môi trường đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành
bệnh đái tháo đường typ 1, nhiều yếu tố mới đã được khám phá mặc dù đã có nhiều
nghiên cứu. Một nghiên cứu bệnh chứng đã được tiến hành để xác định các yếu tố nguy
cơ tiềm ẩn của mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh đối với bệnh đái tháo đường týp 1 ở trẻ em
và thanh thiếu niên ở Basrah, Du Bai năm 2006 – 2007. Từ nghiên cứu này, các nhà
nghiên cứu kết luận rằng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ môi trường trong giai đoạn sơ
sinh (suy hô hấp, vàng da và nhiễm trùng) và những năm đầu đời được coi là đóng vai trò
quan trọng trong việc kích hoạt quá trình miễn dịch dẫn đến sự phá hủy tế bào β và sự
phát triển của ĐTĐ typ 1. Thêm vào đó, thói quen của người mẹ (uống trà trong thai kỳ),
các bệnh về mẹ (tiền sản giật, đái tháo đường thai nghén và các bệnh truyền nhiễm trong
thai kỳ) cho thấy có liên quan mật thiết với ĐTĐ typ 1 của con [32].
1.3. Dịch tễ học bệnh Đái tháo đường týp 1 ở trẻ em
Bệnh Đái tháo đường týp 1 chiếm khoảng 5% trong số tất cả các trường hợp đái
tháo đường được chẩn đoán, nhưng chiếm tỷ lệ hàng đầu của bệnh đái tháo đường ở trẻ
em thuộc mọi lứa tuổi. Bệnh đái tháo đường loại 1 chiếm gần như tất cả các bệnh đái
tháo đường ở trẻ em dưới 10 tuổi. Theo IDF năm 2017 trên thế giới có 586.000 trẻ dưới
15 tuổi bị Đái tháo đường typ 1. Khoảng 96.100 trẻ em mắc bệnh đái tháo đường týp 1
mỗi năm và khi không có insulin thời gian sống của trẻ sẽ rất ngắn. [47].
Nhiều quốc gia đang ghi nhận số lượng cao hơn các trường hợp mới được chẩn
đoán về bệnh đái tháo đường typ 1, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Một số mô hình bệnh tật ở trẻ em
giống với dịch bệnh truyền nhiễm. Tuy chưa có số liệu cụ thể, nhưng Bệnh viện Nội tiết
Trung ương tiếp nhận ngày càng nhiều bệnh nhi tuổi từ 11-15 bị ĐTĐ, có em chỉ số
đường huyết lên tới 20mmol/l, 90% các ca bệnh ĐTĐ ở trẻ em là týp 1 - bệnh di truyền
và mãn tính từ nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều bệnh nhi bị ĐTĐ týp
2 - bệnh trước nay chỉ người trên 45 tuổi mới mắc.
1.4. Các yếu tố nguy cơ bệnh Đái tháo đường týp 1
Sự kết hợp các yếu tố di truyền và môi trường làm cho người ta có nguy cơ mắc
bệnh đái tháo đường týp 1. Các nhà nghiên cứu đã xác định nhiều yếu tố và tiếp tục làm
việc để các phương pháp điều trị có mục đích có thể được thiết kế để ngăn chặn quá
trình tự miễn dịch mà phá hủy các tế bào beta tuyến tureat [54].

Theo Tổ chức y tế thế giới, Đái tháo đường týp 1 xảy ra khi tuyến tụy không sản
sinh đủ insulin, một loại hoóc môn điều hoà lượng đường trong máu. Nó được cho là kết
quả của sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Hiện nay, không có cách nào
để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường týp 1 [67].
12


1.5. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường týp 2 ở trẻ em
Trong vài thập kỷ gần đây, sự gia tăng trẻ em béo phì đã gây ra sự tăng nhanh của
tỷ lệ đái tháo đường týp 2 ở người trẻ tuổi. Béo phì, đặc biệt béo bụng kết hợp mạnh với
kháng insulin ở trẻ em. Kháng insulin được bù trừ bởi tuyến tụy tăng bài tiết insulin dẫn
đến cường insulin ở trẻ béo phì. Những đối tượng có nguy cơ cao bị ĐTĐ týp 2 là những
đối tượng bị suy giảm sự bù trừ này dẫn tới suy giảm chức năng tế bào bê ta, kết quả gây
ra rối loạn dung nạp glucose hay tiền ĐTĐ, nguy cơ cao tiến triển thành ĐTĐ týp 2 nếu
không có sự can thiệp kịp thời. ĐTĐ týp 2 cả ở trẻ em và thiếu niên, là sự tương tác giữa
yếu tố gen với môi trường, xã hội, văn hóa và lối sống gây ra béo phì và các bệnh lý đi
kèm [25].
Những nghiên cứu mới đây cho thấy chức năng tế bào bê ta liên quan đến sự nhạy
cảm insulin, cao nhất ở những trẻ bị dung nạp glucose bình thường, thấp hơn ở trẻ có rối
loạn dung nạp glucose và thấp nhất ở trẻ bị ĐTĐ týp 2.
Ở người trẻ tuổi bị béo phì, rối loạn glucose máu lúc đói hoặc rối loạn dung nạp
glucose, bài tiết phase sớm của insulin bị suy giảm khoảng 40-50% trong khi ở người trẻ
tuổi bị ĐTĐ týp 2, tỷ lệ này này là 75% [23]. Nghiên cứu TODAY cho thấy rằng chức
năng tế bào bê ta suy giảm 2-35% hàng năm ở người trẻ bị ĐTĐ týp 2, báo trước nhu cầu
sớm phải điều trị bằng insulin [25],[27].
1.6. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường týp 2 ở trẻ em
Kết quả điều tra NHANES 2007 - 2008 cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thiếu niên
lứa tuổi 2-19 tuổi tại Hoa Kỳ là 16,9%. Kết quả số liệu năm 2010 cho thấy tỷ lệ béo phì
lứa tuổi 6-11 tuổi là 19,6% và 18,1% lứa tuổi 12-19 tuổi. Một nghiên cứu mới đây tại
Hoa Kỳ, sử dụng mô hình dự báo với tỷ lệ tăng hàng năm là 2,3% trong tỷ lệ mắc ĐTĐ

týp 2, ước tính năm 2010 Hoa Kỳ có 22.820 người trẻ tuổi <20 tuổi bị ĐTĐ và năm 2050
số mắc sẽ tăng gấp 4 lần [25].
Nghiên cứu SEARCH về ĐTĐ ở người trẻ tuổi đã ước tính khoảng 3.700 ngưởi trẻ
tuổi<20 tuổi tại Hoa Kỳ được chẩn đoán sớm ĐTĐ týp 2 và tỷ lệ cao nhất ở các dân tộc
thiểu số [25].
Tại Hoa Kỳ, mặc dù tỷ lệ ĐTĐ týpe 2 cao nhất ở nhóm chủng tộc không phải người
da trắng (người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Tây Ban Nha) nhưng tỷ lệ
mắc ĐTĐ týpe 2 gặp ở tất cả các chủng tộc. Nghiên cứu SEARCH, tính tỷ lệ mới mắc
ĐTĐ týpe 2/100.000 người-năm ở trẻ em và thiếu niên cho thấy tỷ lệ thay đổi lớn giữa
các chủng tộc với tỷ lệ cao nhất ở lứa tuổi 15-19 tuổi nhóm dân tộc thiểu số. Báo cáo tỷ lệ
mới mắc là 49,4 đối người Mỹ bản địa, 22,7 đối với người gốc Châu Á, 19,4 đối với
người Mỹ gốc Phi, 17 đối với người gốc Tây Ban Nha và 5,6 đối với người da trắng
không phải gốc Tây Ban Nha [15].
Tại Nhật Bản 80% những trường hợp mới mắc ở trẻ em và thiếu niên là ĐTĐ týpe 2.
Tương tự, tại Đài Loan là 54,2% [26].
Sự tăng lên của tỷ lệ bệnh ĐTĐ týpe 2 ở trẻ béo phì song song với sự tăng lên của tỷ
lệ tiền ĐTĐ. 25% trẻ em và 21% thiếu niên bị béo phì nghiêm trọng, không phân biệt
chủng tộc, mắc rối loạn dung nạp glucose [13].
13


1.7. Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường týp 2 ở trẻ em
ĐTĐ týp 2 là hậu quả của sự tác động qua lại phức tạp giữa yếu tố gen và các yếu tố
lối sống (life-style factors). Các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ týp 2 bao gồm các yếu tố
không thay đổi được và các yếu tố có thể thay đổi được.
1.7.1. Béo phì
Béo phì được định nghĩa như là sự thái quá mô mỡ của cơ thể dẫn đến ảnh hưởng bất
lợi đối với sức khỏe. Béo phì được coi như là bệnh lý vì nó có thể gây ảnh hưởng tới tâm
sinh lý và cuộc sống xã hội của người béo phì. Trên lâm sàng, chỉ số khối cơ thể BMI
(Body Mass Index) đã được sử dụng phổ biến nhất để chẩn đoán béo phì [30].

Ở người lớn, béo bụng kết hợp với những biến chứng chuyển hóa và tim mạch. Vòng
bụng là chỉ số đơn giản nhất để đánh giá tầm quan trọng của khối mỡ nội tạng [30].
Béo phì chiếm 80-85% số người có nguy cơ phát triển ĐTĐ týp 2. Nguy cơ bị bệnh
tăng khi BMI > 24 kg/m2, còn đối với người Châu Á, nguy cơ bị bệnh xuất hiện ở mức
BMI thấp hơn [].
Béo phì, do sự kết hợp với suy giảm tác động của insulin hoặc kháng insulin, là
YTNC cao của bệnh ĐTĐ týpe 2 ở người trẻ tuổi. Bên cạnh mỡ toàn cơ thể, mỡ nội tạng
và mỡ lạc chỗ có quan hệ chặt chẽ với kháng insulin trẻ em [25].
1.7.2. Yếu tố gen
Mối liên quan giữa bài tiết insulin và nhậy cảm insulin, mặc dù còn chưa biết rõ ràng,
phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm genes và môi trường. Đã có những bằng chứng xác định
gen đóng vai trò quan trọng trong tiến triển bệnh ĐTĐ týp 2. Hầu hết những người trẻ
tuổi, không tính đến yếu tố dân tộc, có người thân thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai bị ĐTĐ
týp 2. Người trưởng thành có bố hoặc mẹ bị ĐTĐ thì có nguy cơ 30-40% mắc bệnh ĐTĐ
trong suốt cuộc đời và người có cả bố và mẹ mắc ĐTĐ có nguy cơ 70%. Những người có
anh, chị em ruột bị ĐTĐ thì tăng nguy cơ 2-4 lần bị ĐTĐ so với cộng đồng bình thường
[25].
1.7.3. Dân tộc:
Tại Hoa Kỳ, những cộng đồng dân tộc bao gồm người Mỹ gốc Châu Phi, người Da
đỏ, các đảo Thái Bình Dương và người gốc Tây Ban Nha là những cộng đồng có trẻ em
bị ĐTĐ týp 2 cao. Nghiên cứu SEARCH cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở trẻ 15-19 tuổi tại Hoa
Kỳ cao nhất ở những người gốc Ấn Độ, sau đó là những người ở đảo Châu Á/Thái Bình
Dương, người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha [25].
1.7.4. Tăng đường huyết ở người mẹ mang thai:
Sự phơi nhiễm với tăng đường huyết ngay từ khi bào thai làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ
sau này. Mối liên quan này lần đầu tiên được mô tả ở những người da đỏ. Những người
con của người mẹ bị ĐTĐ trong thời kỳ mang thai mắc béo phì và ĐTĐ cao hơn trong
thời thơ ấu. Nghiên cứu SEARCH cho thấy có đến 47,2% trẻ em bị ĐTĐ týp 2 đã có phơi
nhiễm trong tử cung ở những bà mẹ ĐTĐ và béo phì [25].
1.7.5. Tình trạng dinh dưỡng, vận động:

Ngày nay, lối sống ít vận động, tiêu thụ nhiều thực phẩm giầu năng lượng như đồ ăn
nhanh, đồ uống có giá trị dinh dưỡng thấp.Năng lượng dư thừa này sẽ được tích lũy thành
14


mỡ làm dẫn đến béo phì. Do vậy, thay đổi lối sống là mục tiêu đầu tiên của dự phòng
ĐTĐ [22], [31].
1.7.6. Các yếu tố nguy cơ khác:
Tuổi dậy thì, Hội chứng buồng trứng đa nang, Hội chứng chuyển hóa, tất cả đều liên
quan đến kháng insulin ở tuổi trẻ. Kháng insulin thấp hơn 30% ở tuổi dậy thì so với trẻ em
tiền dậy thì. Có thể kháng insulin ở lứa tuổi thiếu niên là do sự mất cân bằng giữa hoạt động
và bài tiết insulin ở những đứa trẻ có xu hướng bị mắc bệnh ĐTĐ týp 2. Tỷ lệ IGT (30%)
và ĐTĐ (3,7%) cao hơn ở trẻ gái bị Hội chứng buồng trứng đa nang [25].

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Trẻ em từ 11 đến 14 tuổi tại các trường trung học cơ sở trên toàn quốc.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Đối tượng trong độ tuổi được lựa chọn, có khả năng giao tiếp để trả lời phỏng vấn.
15


- Phụ huynh và học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đối tượng nằm ngoài độ tuổi lựa chọn tiến hành nghiên cứu.
- Đang mắc bệnh cấp tính: sốt cao, viêm phổi… hoặc mắc các bệnh mạn tính nguy
hiểm: bệnh lý tim mạch, bệnh lý gan, thận…
- Đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến glucose máu như: corticoid, salbutamol…
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian nghiên cứu:

Triển khai 9 tháng, từ tháng 4 đến tháng 12/2018:
- Viết đề cương, tìm hiểu thực tế địa điểm nghiên cứu, bảo vệ đề cương nghiên cứu:
tháng 4 đến tháng 8/2018
- Điều tra thu thập số liệu: từ tháng 9 đến tháng 11/2018
- Xử lý số liệu, viết và báo cáo đề tài: tháng 11 đến tháng 12/2018
2.3. Địa điểm nghiên cứu:
Tiến hành trên phạm vi toàn quốc, gồm ba khu vực địa lý tự nhiên: Miền Bắc (các tỉnh
thuộc Trung du, miền núi phía Bắc và đồng bằng Sông Hồng), Miền Trung (các tỉnh
thuộc Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên), Miền Nam (các tỉnh thuộc
Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long).
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4.1. Cỡ mẫu:[3]
Công thức tính cỡ mẫu:
Các tham số:







n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
z: Hệ số tin cậy 95% = 1,96
p: Giá trị ước đoán tỷ lệ trẻ em rối loạn đường máu (tham khảo tỷ lệ rối loạn
đường huyết lúc đói trẻ em Thái Lan lứa tuổi 6-14 theo nghiên cứu tỷ lệ mắc
hội chứng chuyển hóa trẻ em Thái Lan năm 2009 ) p = 8,9 % [9]
d : Độ chính xác mong muốn chọn = 0,015
DE : Hiệu quả thiết kế cụm, lấy = 2


Cỡ mẫu tính được theo công thức là 2.768. Thêm dự phòng các trường hợp bỏ cuộc và
làm tròn số, cỡ mẫu tiến hành nghiên cứu là 2.880.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu, các bước tiến hành:
Thực hiện chọn mẫu phân tầng nhiều giai đoạn.
- Chọn khu vực nghiên cứu:
16


Nghiên cứu được thực hiện tại ba khu vực địa lý: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
- Chọn cụm nghiên cứu:
Mỗi miền chọn 30 cụm nghiên cứu. Đơn vị cụm nghiên cứu là xã/phường/thị trấn
hoặc đơn vị hành chính tương đương. Tổng số toàn quốc tiến hành nghiên cứu tại 90
cụm.
Sử dụng phương pháp chọn cụm ngẫu nhiên tương ứng với kích thước quần thể
PPS (Probability proportionate to size) cho từng miền:
+ Lập danh sách tên và dân số của toàn bộ các xã/phường/thị trấn tại mỗi miền ( số liệu
Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam gần nhất năm 2009) và danh sách cộng dồn dân
số tương ứng.
+ Chọn ngẫu nhiên hệ số k và chọn 30 cụm (xã/phường/thị trấn) điều tra tại mỗi miền
theo phương pháp PPS.
- Chọn trường trung học cơ sở:
Mỗi cụm tiến hành chọn 01 trường Trung học cơ sở (THCS). Nếu cụm có nhiều
trường THCS thì chọn trường có đông học sinh nhất. Trường hợp xã/phường đó không có
trường THCS thì chọn trường THCS ở xã/phường kế bên.
- Chọn đối tượng nghiên cứu:
Chọn lớp: Mỗi khối từ lớp 6 đến lớp 9 chọn ngẫu nhiên 01 lớp. Tổng số mỗi trường
chọn 04 lớp.
Từ danh sách học sinh của mỗi lớp học chia 2 danh sách học sinh nam và học sinh nữ.
Mỗi lớp học chọn theo phương pháp ngẫu nhiên 8 học sinh để tiến hành điều tra gồm 4
học sinh nam và 4 học sinh nữ .

Tổng số học sinh điều tra tại mỗi trường là 4 x 8 = 32 học sinh (16 nam, 16 nữ)
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá:
2.5.1. Nhóm thông tin chung:
- Tuổi: Hiện tại phương pháp tính tuổi của đối tượng điều tra trong đánh giá tình trạng
dinh dưỡng theo cách quy tuổi về tháng hay năm gần nhất. Ví dụ, học sinh sinh ngày
15/06/2006 thì trẻ được coi là 12 tuổi từ ngày 15/06/2018 đến ngày 14/06/2019.
- Giới tính: Nam, nữ.
- Dân tộc: Kinh, các dân tộc khác
2.5.2. Nhóm thông tin về nhân trắc:
- Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) [30]
BMI =

Cân nặng (kg)
[Chiều cao (m)] 2

Sau khi tính kết quả BMI, sử dụng bảng tham khảo để so sánh chỉ số BMI theo
tuổi và giới của từng trẻ so với quần thể tham khảo NCHS/WHO
17


Lưu ý, các giá trị bình thường hay “chuẩn” đều dựa trên các mẫu ngẫu nhiên của các
quần thể khỏe mạnh đã được xác định, ở đây quần thể tham khảo là quần thể
NCHS/WHO.
Ở trẻ em (từ 5 - 19 tuổi) có thể đánh giá tình trạng thừa cân béo phì dựa trên BMI theo
tuổi và giới. Sử dụng quần thể tham khảo của WHO với các điểm ngưỡng thừa cân, béo
phì như sau :
+ 1 SD ≤ BMI < + 2 SD: Thừa cân
+ BMI > + 2 SD: Béo phì
- Đo vòng eo, vòng hông tính bằng cm.
Chỉ số vòng eo/vòng mông (Waist - Hips - Ratio: WHR) theo khuyến cáo của WHO

đề nghị cho Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2002) cao khi WHR ≥ 0,9 đối với
nam và WHR ≥ 0,80 đối với nữ [7].
- Mức chuyển hóa cơ bản BMR ( Basal Metabolic Rate): cân nặng (kg) x 24
- Tỷ lệ phần trăm mỡ của cơ thể BFP ( Body Fat Percentage): theo nguyên lý đo trở
kháng sinh học cơ thể.
2.5.3. Nhóm thông tin về tiền sử và bệnh tật hiện tại:
Tiền sử gia đình bị ĐTĐ, tiền sử mẹ ĐTĐ thai kỳ, tiền sử bố/mẹ bị tăng huyết áp,
bố/mẹ thừa cân, béo phì; cân nặng khi sinh, tiền sử các bệnh bản thân… Các bệnh lý khác
được phát hiện trong quá trình khám lâm sàng.
1.4.1. Huyết áp:
Chương trình giáo dục phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ (NHBPEP) đã đưa ra báo
cáo lần thứ 4 (2004) cập nhật định nghĩa, chẩn đoán và điều trị THA ở trẻ em và bảng trị
số huyết áp trẻ em theo tuổi và giới với các mức bách phân vị 50th, 90th, 95th, 99th của
trị số HATT và HATTr.
Bảng 1.4. Phân loại THA theo NHBPEP [4]
Huyết áp bình thường
th
HATT và HATTr < 90 bách phân vị theo
tuổi, giới và chiều cao
Huyết áp bình thường – cao
(Được coi như tiền THA)

HATT trung bình và/hoặc HATTr trung bình ≥
th
th
90 nhưng < 95 bách phân vị
≥ 120/80mmHg và < 95
và thanh thiếu niên

Tăng huyết áp


th

bách phân vị ở trẻ lớn

HATT trung bình và/hoặc HATTr trung bình ≥
th
95 bách phân vị theo tuổi, giới, chiều cao ở ít
nhất 3 lần đo khác nhau

18


Tăng huyết áp áo choàng
trắng

Trị số HA ≥ 95

th

bách phân vị ở bệnh viện/ phòng
th
khám nhưng < 90
bách phân vị ở ngoại viện

* HATT: Huyết áp tâm thu; HATTr: Huyết áp tâm trương
2.5.5. Kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống bệnh đái tháo đường:
Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên cứu dựa vào phỏng
vấn theo bộ câu hỏi được chuẩn bị sẵn.
- Kiến thức:

+ Kiến thức về khái niệm, dự phòng và điều trị bệnh Đái tháo đường
+ Kiến thức về yếu tố nguy cơ gây bệnh Đái tháo đường
+ Tác hại của bệnh Đái tháo đường
+ Biện pháp phòng chống bệnh Đái tháo đường.
- Thái độ: Tin tưởng về việc phòng chống bệnh đái tháo đường.
- Thực hành: có kiến thức về dinh dưỡng, tập luyện và thực hành hàng ngày để phòng
chống bệnh.
Đánh giá đối tượng có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng, chống bệnh
đái tháo đường khi đối tượng trả lời đúng từ 30% tổng số các câu hỏi về kiến thức, thái
độ và thực hành phòng chống bệnh trở lên theo theo mẫu câu hỏi chuẩn bị sẵn.
2.5.6. Hoạt động thể lực:
- So sánh mức độ hoạt động thể lực: chơi thể thao, tập thể dục hoặc vận động hàng
ngày có cường độ trung bình (đi bộ nhanh, đạp xe đạp, bơi lội, cầu lông...) thời gian ≥ 60
phút/ngày theo khuyến cáo của CDC [21].
- Đánh giá mức độ hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi
được thiết kế sẵn cùng với phỏng vấn về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống các
bệnh đái tháo đường.
- Các thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Chơi game, xem tivi, truy cập internet,
mạng xã hội… (thời gian/ngày, số ngày/tuần).
2.5.7. Thói quen ăn uống :
Tần suất, thói quen ăn uống: ăn vặt, bữa phụ, số lần ăn vặt/ngày, loại thực phẩm, thói
quen ăn đêm, uống nước ngọt…
2.5.8. Rối loạn glucose máu
19


Rối loạn glucose máu bao gồm đái tháo đường và tiền đái tháo đường. Vì vậy
nghiên cứu này dựa trên chẩn đoán đái tháo đường, tiền đái tháo đường (bao gồm rối loạn
glucose lúc đói và rối loạn dung nạp glucose) theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA năm
2018 [12]:

- Đái tháo đường:
+ Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (126 mg/dl)
Hoặc
+ Glucose máu 2 giờ sau NPDNG ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl)
- Rối loạn glucose máu lúc đói:
+ Glucose máu lúc đói từ 5,6 - 6,9 mmol/l (100-125 mg/dl)
- Rối loạn dung nạp glucose:
+ Glucose máu 2 giờ sau NPDNG từ 7,8 - <11,1 mmol/l (140-200 mg/dl)
2.6. Phương pháp thu thập số liệu:
2.6.1. Đo chỉ số nhân trắc:
Đầu tiên các đối tượng nghiên cứu được đánh giá các chỉ số nhân trắc: cân nặng,
chiều cao, tính BMI, đo vòng eo, đo vòng mông.
Các kỹ thuật, dụng cụ đánh giá các chỉ số nhân trắc bao gồm:
- Đo cân nặng: bằng cân TANITA cân phân tích trở kháng sinh học. Ấn nút nhập dữ
liệu: Tuổi, giới, chiều cao (máy lưu được 4 người). Khi màn hình hiển thị 0,0 kg.
Bước cả hai chân lên. Khi màn hình hiển thị trọng lượng cơ thể (BW) và thông báo
sẵn sàng đo. Trong 5 giây máy tự động đo và màn hình hiển thị chỉ số BFP, việc đo
hoàn tất. Tiếp tục ấn nút thiết lập, sau 3 giây màn hình hiển thị chỉ số BMI, BMR. Việc
đo hoàn tất, bước xuống, cân tự động tắt nguồn.
Lưu ý: Kết quả được ghi theo kilogam (kg) với 1 số lẻ. Ví dụ: 39,5 kg…
- Đo chiều cao: sử dụng thước Microtoise có độ chính xác 0,1cm. Để thước đo theo
chiều thẳng đứng sát tường, vuông góc với mặt đất nằm ngang. Đối tượng được bỏ
giày dép, đứng quay lưng vào thước đo sao cho 2 gót chân, 2 bắp chân, 2 mông, 2 bả
vai và đỉnh chẩm theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn theo một
đường thẳng nằm ngang, hai tay buông thõng tự nhiên theo thân mình. Kết quả
được ghi theo centimet (cm) với một số lẻ. Ví dụ 145,5 cm…
- Đo vòng bụng, vòng mông: Trẻ đứng thẳng, tư thế thoải mãi, tay buông lỏng, thở
bình thường, đo sau lúc cân và lấy chiều cao.
 Vòng bụng (wait): Đo bằng thước dây không bị co dãn, ghi theo đơn vị centimet,
khi đo đứng thẳng, tư thế thoải mãi, tay buông, thở bình thường, đo sau khi cân và đo


20


chiều cao. Đo vòng bụng tại vị trí lớn nhất đi qua điểm giữa bờ dưới xương sườn và đỉnh
mào chậu theo mặt phẳng ngang.
 Vòng mông (hip): bằng thước dây không dãn, đo vòng lớn nhất đi qua mông theo
mặt phẳng ngang.
Sau đó tính ghi kết quả với 1 số lẻ.
Tiếp theo các đối tượng được phỏng vấn khai thác các tiền sử bệnh của bản thân và
gia đình liên quan đến bệnh ĐTĐ.
2.6.2. Phỏng vấn:
- Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống ĐTĐ: Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng
nghiên cứu thông qua bộ câu hỏi KAP đã được thiết kế sẵn bao gồm các thói quen vận
động, thói quen dinh dưỡng, chơi game…
- Điều tra một số yếu tố liên quan liên quan đến phụ huynh: Gửi phiếu thu thập thông
tin để bố/mẹ điền các thông tin cần thu thập.
2.6.3. Đo huyết áp
Đối tượng được ngồi nghỉ ngơi trước khi đo 15 phút, đo huyết áp 3 lần cách nhau
2 phút. Kết quả ghi theo đơn vị mmHg. Số đo huyết áp của đối tượng sẽ được tính là
kết quả trung bình của 3 lần đo. Dụng cụ sử dụng là huyết áp kế đồng hồ của Nhật.
2.6.4. Xét nghiệm glucose máu
- Xét nghiệm glucose máu mao mạch: Xét nghiệm glucose máu mao mạch lúc đói và
2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose máu bằng máy đo đường huyết cá nhân của
Công ty Johnson & Johnson (Hoa Kỳ). Đây là máy đã được Bệnh viện Nội tiết, Dự án
Đái tháo đường Quốc gia sử dụng nhiều năm nay trong các nghiên cứu điều tra dịch tễ
học cũng như các nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống : (Oral Glucoza Tolerance Test)
[6]. Do lượng kinh phí thực hiện điều tra hạn chế. Vì vậy nghiệm pháp chỉ được thực
hiện ở những đối tượng bị rối loạn đường huyết lúc đói (Đường huyết lần 1 từ 5,6 -6,9

mmol/l)
- Chuẩn bị đối tượng :
 Không thực hiện nghiệm pháp khi đối tượng đang có bệnh cấp tính, mạn tính hoặc
đang dùng các thuốc như Corticoid, Thiazid, chẹn beta giao cảm, thuốc ngừa thai có
Ostrogen, các axít nicotinic…
 Không vận động quá sức trước khi làm nghiệm pháp, tối trước ngày làm nghiệm
pháp không ăn gì thêm sau 20 giờ.
- Kỹ thuật :

Pha cho đối tượng với liều glucose liên quan đến cân nặng là
1,75g/kg trọng lượng cơ thể (anhydrous glucose) : tối đa là 75g. Với lượng nước tương
ứng có phụ lục kèm theo (phụ lục 4)
21



phút.

Test máu mao mạch xác định glucose máu ở thời điểm 0 và 120

2.7. Tổ chức thực hiện:
2.7.1. Thành phần tham gia nghiên cứu:
Thành phần tham gia nghiên cứu : Cán bộ phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Nội tiết
Trung ương, Đại học Y tế công cộng, Viện dinh dưỡng Quốc gia, Cán bộ trưng tập từ một
số đơn vị đầu mối tuyến tỉnh và các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện, xã thuộc địa bàn
nghiên cứu.
2.7.2. Các bước tiến hành nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu lập kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện với các bước tiến hành
như sau:
Bước 1: Thử nghiệm bộ công cụ thu thập số liệu trước khi tiến hành nghiên cứu.

Chuẩn bị các dụng cụ, trang thiết bị, cho cuộc điều tra như: cân, thước đo, máy đo huyết
áp, máy thử đường huyết mao mạch, kim que thử, đường làm nghiệm pháp dung nạp.
Bước 2: Chọn địa bàn nghiên cứu
Tại mỗi miền địa lý tự nhiên, nhóm nghiên cứu chọn ra 30 cụm nghiên cứu
(xã/phường/thị trấn) theo phương pháp chọn mẫu nói trên. Sau đó nhóm nghiên cứu liên
hệ với cán bộ đầu mối tuyến tỉnh có cụm được chọn để xác nhận thông tin về trường
Trung học cơ sở tại cụm điều tra đó. Nếu có nhiều trường THCS thì lấy trường đông học
sinh nhất. Trường hợp xã/phường đó không có trường THCS thì lấy trường THCS ở
xã/phường kế bên.
Bước 3: Chọn và tập huấn cho các điều tra viên
Điều tra viên là các nghiên cứu viên có kinh nghiệm của Bệnh viện Nội tiết TW, cán
bộ trưng tập của một số BVNT tuyến tỉnh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Tất cả các thành
viên tham gia nghiên cứu (nghiên cứu viên) đều được tập huấn về mục đích, ý nghĩa và
các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu, các quy trình đạo đức khi giao tiếp với đối tượng
nghiên cứu, chức trách, nhiệm vụ của mỗi thành viên tham gia nghiên cứu.
Bước 4: Lập danh sách đối tượng nghiên cứu
Trước khi tiến hành thu thập số liệu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương sẽ có công văn
hướng dẫn điều tra cho các đơn vị mạng lưới tuyến tỉnh có cụm được điều tra. Trong đó
Đơn vị y tế tuyến tỉnh có nhiệm vụ thông báo cho đơn vị y tế tuyến quận/huyện số lượng
và tên các cụm được chọn trên địa bàn. Và thông báo cho đơn vị y tế tuyến quận/huyện
có cụm được điều tra phối hợp với phòng Giáo dục - Đào tạo quận/huyện, trạm y tế tuyến
xã/phường, trường THCS để chọn mẫu, lập danh sách đối tượng điều tra. Đồng thời phải
giám sát cán bộ y tế tuyến quận/huyện và cán bộ y tế tuyến xã/phường/thị trấn lập danh
sách và chọn đối tượng điều tra và thu thập danh sách đối tượng đã được chọn. Tiếp theo
cán bộ tuyến xã/phường thị trấn gửi giấy mời khám phát hiện bệnh cho đối tượng với các
nội dung yêu cẩu cụ thể về thời gian, địa điểm, nội dung khám bệnh. Trong đó ghi rõ yêu
22


cầu đối tượng nhịn ăn sáng. Đồng thời gửi phiếu tự điền cho phụ huynh của đối tượng

nhằm thu thập thông tin một số yếu tố liên quan đến bệnh Đái tháo đường týp2 của trẻ.
Bước 5: Tổ chức điều tra.
Quá trình tổ chức điều tra được thực hiện tại các trường THCS của các xã/phường/thị
trấn tham gia nghiên cứu. Các đối tượng đến khám được thực hiện theo quy trình sau:
- Đối tượng đến bàn tiếp đón được kiểm tra lại các thông tin tự khai báo, giải thích cụ thể
về quá trình tham gia nghiên cứu. Khi đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu, đồng ý
tham gia nghiên cứu thì được phát phiếu và ghi mã số vào phiếu.
- Tiếp theo, đối tượng nghiên cứu được cân đo các chỉ số nhân trắc: đo cân nặng, chiều
cao, vòng eo, vòng mông, tính BMI, tính BMR, tính BFP.
- Phỏng vấn đối tượng theo mẫu câu hỏi thiết kế sẵn về thông tin cá nhân, các yếu tố
nguy cơ liên quan đến bệnh Đái tháo đường của trẻ em.
- Khám lâm sàng: đo huyết áp, đo đường huyết, đối tượng được làm test glucose mao
mạch, uống đường glucose đã được pha sẵn trong các cốc nước (nếu phải làm nghiệm
pháp dung nạp). Bệnh nhân được dặn và ghi lại thời gian sẽ làm test glucose máu lần
2 sau 2 giờ để bệnh nhân biết quay lại phòng xét nghiệm thực hiện.Ngoài ra bác sỹ của
đoàn nghiên cứu còn khám phát hiện triệu chứng một số bệnh lý liên quan.
- Bác sỹ của đoàn nghiên cứu sẽ thông báo đối tượng kết quả khám, tư vấn hướng dẫn đi
khám và điều trị tại các cơ sở y tế phù hợp nếu phát hiện các trường hợp bệnh lý.
2.7.3. Theo dõi, giám sát và hỗ trợ thực hiện:
Tại trường học, trưởng đoàn điều tra cân đo kiểm tra ngẫu nhiên đối với điều tra
viên, cứ 10 học sinh cân đo lại 2 học sinh (20%) theo thứ tự trên xuống và dưới lên.
Trưởng đoàn điều tra có trách nhiệm phải kiểm tra tất cả các số liệu của các mẫu phiếu
điều tra trong ngày, nếu phát hiện các số liệu bất thường, phiếu sẽ được gửi trả lại
điều tra viên để điều tra viên kiểm tra lại tính xác thực của số liệu.Số liệu được làm
sạch trước khi nhập vào máy tính.
2.8. Các biện pháp khống chế sai số
- Khi đo các chỉ số nhân trắc:
Các điều tra viên cố định cân, đo với việc sử dụng cùng loại cân, cùng loại thước và
trẻ được cân, đo trong cùng một thời gian. Sử dụng các loại cân, thước đo với kỹ
thuật chuẩn, tuân theo phương thức thường quy và thống nhất phương pháp điều tra đã

được tập huấn cho điều tra viên nhằm loại trừ khả năng sai số do điều tra viên hoặc do
dụng cụ cân, đo.
- Khi phỏng vấn chúng tôi cố gắng đảm bảo nguyên tắc sau:
+ Tôn trọng người được phỏng vấn, không bình luận
+ Tạo nên sự cởi mở tin cậy ở đối tượng.
+ Không bình luận về câu trả lời của họ, không tác động làm ảnh hưởng đến sự trung
thực của câu trả lời, các vấn đề được đề cập sâu dần một cách có trình tự.

23


+ Thái độ luôn kiên nhẫn trung thành, chân tình luôn tỏ ra chăm chú trong khi trò
chuyện.
- Khi lấy máu xét nghiệm:
Chỉ lấy máu xét nghiệm những học sinh đã được xác định là chưa ăn sáng theo
hướng dẫn ghi trên giấy mời. Do bệnh nhân nhịn đói, nên thời gian lấy máu xét nghiệm
được triển khai từ đầu giờ sáng lúc học sinh vừa đến trường. Đảm bảo thời gian nhịn
đói của đối tượng nghiên cứu ít nhất phải 8 tiếng.
- Đảm bảo chất lượng số liệu điều tra :
Tiến hành kiểm tra kết quả cân đo ngẫu nhiên đối với điều tra viên, cứ 10 học sinh
cân đo lại 2 học sinh lần (20%) để phát hiện sai số. Trưởng đoàn điều tra có trách nhiệm
phải kiểm tra tất cả các số liệu của các mẫu phiếu điều tra trong ngày, nếu phát hiện
các số liệu bất thường, phiếu sẽ được gửi trả lại để điều tra viên kiểm tra lại tính xác
thực của số liệu. Số liệu được làm sạch trước khi nhập vào máy tính
2.9. Xử lý số liệu:
- Làm sạch số liệu: Các phiếu phỏng vấn và phiếu cân đo sau khi thu thập xong,
được kiểm tra và bổ sung nếu có thiếu sót.
- Sử dụng phần mềm EpiData 3.1 để nhập liệu và phần mềm SPSS 22.0 để phân tích
số liệu
- Trước khi sử dụng các phép thống kê, số liệu được kiểm định phân bố chuẩn

- Phân tích số liệu:
+ Số liệu được phân tích theo tuổi, giới, đơn vị trường học, miền địa lý.
+ Tỷ lệ đái tháo đường, rối loạn đường huyết lúc đói, tăng huyết áp, thừa cân béo
phì của học sinh tại thời điểm nghiên cứu.
+ Mô tả mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và bệnh đái tháo đường týp2 trẻ
em: thừa cân béo phì, thói quen ăn uống, hoạt động thể lực của trẻ, yếu tố gia đình bằng
test X2, OR, giá trị p chọn ngưỡng < 0,05
+ Kiến thức, thái độ, thực hành của trẻ về bệnh Đái tháo đường týp2. Mỗi câu hỏi
có nhiều tình huống trả lời (nhiều lựa chọn), cách đánh giá mức độ đạt yêu cầu như sau:
Nếu học sinh trả lời đúng được < 30% số câu hỏi: Chưa đạt yêu cầu, ≥ 30% : Đạt yêu
cầu.
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu:
Bệnh viện Nội tiết có công văn gửi hướng dẫn điều tra cho đơn vị y tế tuyến tỉnh về
công tác chuẩn bị, cử cán bộ phối hợp, theo dõi giám sát tuyến quận/huyện lập danh sách
và gửi giấy mời cho các đối tượng, phổ biến nội dung cho các trạm y tế và trường trung
học cơ sở tiến hành nghiên cứu
- Các ĐTNC đã được giải thích rõ ràng về mục đích của nghiên cứu và tự nguyện
tham gia vào nghiên cứu. Tôn trọng ý kiến của ĐTNC

24


- Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang tính riêng tư, các vấn đề nhạy cảm nên
không ảnh hưởng gì đến tâm lý hay sức khoẻ của ĐTNC.
- Các số liệu này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được
đề xuất sử dụng vào mục đích nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, không sử dụng cho các
mục đích khác.
- Cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực trong việc công bố kết quả nghiên
cứu.


25


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Trong số 2880 người tham gia, 70 bộ phiếu điều tra (2,43%) được phát hiện có
thông tin không đầy đủ về tuổi tác (41 trường hợp), giới tính (11 trường hợp), cân nặng
(12 trường hợp) và chiều cao (10 trường hợp). Do đó, chỉ có 2810 học sinh được đưa vào
phân tích.
Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Thông tin hành chính
Nhóm tuổi
11 tuổi, n (%)
12 tuổi, n (%)
13 tuổi, n (%)
14 tuổi, n (%)
Dân tộc
Kinh, n (%)
Khác, n (%)
Vùng
Bắc, n (%)
Trung, n (%)
Nam, n (%)
Nơi cư trú
Đô thị, n (%)
Nông thôn, n (%)
Chỉ số nhân trắc
Chiều cao
Trung bình (SD)
Trung vị (IQI)


Nam (n=1405)

Nữ (n=1405)

Tổng (n = 2810)

1405 (100)
345 (24.6)
340 (24.2)
364 (25.9)
356 (25.3)
1403 (100)
1181 (84.2)
222 (15.8)
1405 (100)
468 (33.3)
458 (32.6)
479 (34.1)
1405 (100)
582 (41.4)
823 (58.6)

1405 (100)
349 (24.8)
346 (24.6)
348 (24.8)
362 (25.8)
1402 (100)
1178 (84.0)

224 (16.0)
1405(100)
469 (33.4)
472 (33.6)
464 (33.0)
1405(100)
569 (40.5)
836 (59.5)

2810 (100)
694 (24.7)
686 (24.4)
712 (25.3)
718 (25.6)
2805 (100)
2359 (84.1)
446 (15.9)
2810 (100)
937 (33.3)
930 (33.1)
943 (33.6)
2810 (100)
1151 (41.0)
1659 (59.0)

1405 (100)
1405(100)
2810 (100)
153.46 (10.65)
150.58 (7.51)

152.02 (9.33)
154.00
151.00
152.00
(146.00; 161.50)
(146.00; 156.00)
(146.00; 158.00)
Cân nặng
1405 (100)
1405(100)
2810 (100)
Trung bình (SD)
46.25 (13.08)
43.34 (10.29)
44.79 (11.85)
Trung vị (IQI)
45.00 (36.40; 53.80) 42.10 (36.25; 49.00) 43.20 (36.30; 51.50)
BMI
1405 (100)
1405(100)
2810 (100)
Trung bình (SD)
19.37 (4.02)
18.96 (3.61)
19.17 (3.82)
Trung vị (IQI)
18.50 (16.25; 21.93) 18.35 (16.34; 20.88) 18.42 (16.30; 21.37)
Phần trăm mỡ cơ thể
1404 (100)
1404 (100)

2808 (100)
Trung bình (SD)
17.66 (11.66)
23.66 (8.81)
20.66 (10.76)
Trung vị (IQI)
14.50 (8.10; 24.70)
22.70 (17.30; 29.00) 19.40 (12.40; 27.60)
Giá trị p có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
†Cỡ mẫu cho các đặc điểm cá nhân có thể không bằng tổng do thiếu giá trị
#
Tương đương 23-25 kg / m2 đối với nhóm thừa cân và ≥ 25 kg / m2 đối với nhóm béo phì
a
Giá trị p được lấy từ kiểm định khi bình phương
b
Giá trị p được lấy từ kiểm định t 2 mẫu độc lập
c
Giá trị p được lấy từ kiểm định Wilcoxon

Giá trị p

0.92 a

0.91 a

0.80 a

0.62 a

<0.001 b

<0.001 c
<0.001 b
<0.001 c
<0.001 b
0.07 c
<0.001 b
<0.001 c

Nhận xét: Đại đa số đối tượng nghiên cứu là dân tộc Kinh (84,1%), và hầu hết cư
trú ở khu vực nông thôn (59,0%). Các chí số nhân trắc có sự khác biệt giữa nam và nữ có
ý nghĩa thống kê với p<0,05.
26


×