Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận cao học môn ngôn ngữ báo chívấn đề sử dụng ngôn ngữ trong bản tin thế giới của báo tuổi trẻ online”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.95 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay với sự phát triển của xã hội loại người, báo chí đang phát triển
với một tốc độ chóng mặt. Bắt đầu với tờ báo chỉ là bản chép tay, đến những
bản báo in; sau đó đã xuất hiện thêm các loại hình báo chí mới như: báo phát
thanh, truyền hình, báo mạng điện tử...
Mỗi loại hình báo chí đưa đến cho công chúng một cách tiếp cận thông
tin khác nhau: báo in đưa thông tin qua chữ viết và hình ảnh trên mặt giấy; báo
phát thanh truyền thông tin đến tai người nghe; truyền hình đưa tin bằng cả
hình ảnh lẫn âm thanh; còn báo mạng có thể đăng được những thông tin bằng
cả chữ viết, âm thanh, hình ảnh tĩnh và động nhờ vào Internet. Chính cách đưa
thông tin đa chiều này đã giúp báo chí dần trở thành “quyền lực thứ tư” ( xã hội
tư bản) trong xã hội, sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Chúng ta có thể khẳng định rằng ảnh hưởng của báo chí trong xã hội
hiện đại là vô cùng lớn. Chính vì vậy, trách nhiệm của nó cũng không hề nhỏ.
Ngoài khả năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận, báo chí còn có
trách nhiệm góp phần định hình ngôn ngữ, đặc biệt là những tờ báo được viết
cho giới trẻ.
Ngôn ngữ báo chí không phải là một vấn đề mới, nó đã được đào sâu
nghiên cứu theo từng góc cạnh, từng thời kỳ phát triển. Nhưng trong thời đại
bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, đây lại là một vấn đề nóng cần có
quan tâm của toàn xã hội. Tiếng Việt đang dần bị ăn mòn bởi thứ ngôn ngữ lai
căng, thiếu trong sáng, pha tạp của một bộ phận người trẻ. Do đó, báo chí
phải đóng vai trò như một người dẫn đường trong công cuộc bảo tồn vào phát
triển tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn.
Báo “ tuoitre.vn” hoặc còn gọi là “ tuổi trẻ online” là một trong những
tờ báo mạng điện tử có nhiều độc giả đặc biệt là giới trẻ, thanh niên… nên


đây là một tờ báo hết sức quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc nước ta, bởi giới trẻ là nguồn nhân lực trong tương lai. Với lý do này em
quyếtđịnh chọn đề tài “Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong bản tin thế giới của


Báo Tuổi trẻ online” làm đề tài tiểu luận.


NỘI DUNG
I.

TÍNH CHẤT CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRÊN MẢNG TIN
THẾ GIỚI CỦA BÁO TUỔI TRẺ ONLINE
Tin thế giới có vai trò quan trọng nhằm thông tin về các nước, vùng

lãnh thổ, khu vực khác. Nó vừa mang tính tổng hợp, vừa mang tính bình luận,
nhằm phản ánh các sự kiện thời sự quan trọng đã, đang và sắp xảy ra trên thế
giới. Nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi mặt đời sống của một cộng
đồng quốc tế, một khu vực hoặc toàn thế giới.
Do đặc thù của tiểu thể loại tin này nên trên mảng tin thế giới của báo
Tuổi trẻ Online chủ yếu là lấy nguồn thong tin từ các hãng thông tấn lớn như:
CNN, AP, UPI, Reuters, AFP…. Chính các cơ quan thông tấn này là nhà cung
cấp các nguồn thông tin cho của một số quốc gia khác, trong đó có các quốc
gia thuộc thế giới thứ ba và các quốc gia đang phát triển. Các bài đăng không
mấy đồng đều có những ngày đăng 3-4 tin, bài, nhưng lại có một số ngày chỉ
đăng 1 tin, bài.
Ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ. Trên
cơ sở nhận thức rằng " phong cách là những khuôn mẫu trong hoạt động lời
nói, được hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền
thống và chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu ". Ngôn
ngữ báo chí có những nét đặc thù, cho phép nó có vị thế ngang hàng với các
phong cách chức năng khác trong ngôn ngữ như phong cách khoa học, phong
cách hành chính - công vụ, phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính
luận.
Chức năng cơ bản, có vai trò quan trọng hàng đầu của báo chí là thông

tin. Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập các sự kiện. Không có
sự kiện thì không thể có tin tức báo chí. Do vậy, nét đặc trưng của ngôn ngữ
báo chí là tính sự kiện. Chính tính sự kiện đã tạo nên cho ngôn ngữ báo chí
mang tính chất cụ thể như:


I.1.

Chính xác

Đối với ngôn ngữ báo chí, chính xác hết sức đặc biệt quan trọng. Vì
báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất nhỏ
nhất cũng có thể làm cho độc giả hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra
những hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được.
Ngôn ngữ trên mảng tin thế giới (TTG) cuả báo Tuổi trẻ Online
(TTO) thì tình chính xác khá cao, bởi những thông tin đều có nguồn trích
rõ ràng và chủ yếu là trích nguồn từ những tờ báo uy tín của những quốc
gia liên quan sự kiện luôn.
Ví dụ : Bắc Kinh cảnh báo Úc “cẩn thận” khi nói về Biển Đông
(đăng ngày 14/4/2016), tác giả trích nguồn thông tin từ Tờ Financial
Review của Úc về vấn đề này.
- Triều Tiên phóng tên lửa thất bại (đăng ngày 16/4/2016)
Tác giả đã lấy nguồn thông tin từ hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc và
Reuters của Mỹ..v.v
Dây là những hãng thông tấn thường đưa những thông tin rất chính xác.
I.2.

Cụ thể

Ngôn ngữ báo chí trên TTG của TTO thường đi sâu vào từng chi tiết

nhỏ cụ thể và có những tin tức có liên quan sự kiện ấy khá rõ rang khiến cho
gười đọc có thể hiểu rõ hiểu sâu về những sự kiện ấy.
Ví dụ: Nỗi thống khổ của những bé gái bị Boko Haram bắt cóc (đăng
ngày 13/4/2016) bài này đi sâu vào những sự kiện liên quan đến nội dung
thông tin. Bài có 3 tít phụ, nội dung thông tin liên quan thể hiện ở ở tít phụ
thứ 2 : Sở thích quái dị của Boko Haram, đây đi sâu vào những sở thích
thông qua những sự việc mà Boko Haram đã từng làm trong quá khứ để bổ
trợ thông tin khiến cho người đọc có thể hiểu ngày về Boko Haram…v.v.
I.3.

Đại chúng


Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã
hội, không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa
tuổi, giới tính..., đều là đối tượng phục vụ của báo chí: đây vừa là nơi họ tiếp
nhận thông tin, vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình. Chính vì thế,
ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có
tính phổ cập rộng rãi.
Nhưng với ngôn ngữ báo chí TTG của TTO thì tính đại chúng thường
chỉ dành riêng cho những đối tượng người có học vấn và có phải có trình độ
Tiếng Anh nhất định bởi nội dung thong tin các tác phẩm thường có sử dụng
vốn từ Tiếng Anh, nhất là những từ chỉ tên, địa chỉ…
I.4.

Ngắn gọn

Ngôn ngữ báo chí trên TTG của TTO rất ngắn gọn, súc tích, khiến cho
người đọc có thể dễ hiểu, và cách đặt tít cũng rất ngắn khiến chô người đọc
có thể hiểu ngay khi đọc tít rằng nội dung thong tin của bài báo đó nói về vấn

đề gì... ngoài ra còn có những tin, bài có nội dung video.
I.5.

Định lượng

Các tác phẩm báo chí trên TTG của báo TTO chủ yếu chỉ viết từ 200
chữ đến 600 , ngoài tít và sapo thì thường có 4-5 đầu dòng và mỗi đàu dòng
không quá 4 dòng. Vì thế, việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ khá
hợp lý và phản ánh được đầy đủ lượng thong tin của sự kiện.
I.6.

Bình giá

Các tác phẩm báo chí không chỉ đưa thông tin về các sự kiện, mà còn
phải thể hiện công khai thái độ của tác giả đối với sự kiện thông qua sự bình
giá, nhưng trên mảng tin thế giới trên báo Tuổi trẻ Online dù chủ yếu là thể
loại tin, tin vắn...thì cũng thường có những bài bình luận, phiếm luận.
Ví dụ: Ba khách Trung Quốc đầu tiên bị liệt vào danh sách đen (đăng
ngày 13/4/2016) tác giả thể hiện sự bình giá ở phần cuối của tác phẩm như:
Những “hành xử không văn minh” khác có thể khiến một người bị đưa
vào danh sách đen gồm: cản trở, tấn công hoặc đe dọa nhân viên; bịa đặt


hoặc cố ý reo rắc tin khủng bố giả; đánh nhau hoặc gây ầm ĩ trên máy bay
hoặc tại sân bay; mở cửa thoát hiểm khi không được phép.
Thực tế cho thấy những hành xử nóng nảy của hành khách đi máy bay
đều sẽ phải trả giá đắt. Nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp tương tự để
phòng ngừa và răn đe các hành vi gây rối trong ngành vận tải hàng không.
I.7.


Biểu cảm

Nguồn gốc của sự biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí là vô cùng phong
phú và đa dạng. Đó có thể là việc dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao..., là sự
vay mượn các hình ảnh, từ ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học nghệ
thuật…
Tính biểu cảm gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, giàu
hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó sinh động hấp dẫn hay ít nhất cũng
gây được ấn tượng đối với độc giả. Nhưng theo khảo sát trên tin thế giới của
báo Tuổi trẻ Online thì tính biểu cảm chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ sự kiện và
viết theo dạng phóng sự ngắn.
ví dụ: Nỗi thống khổ của những bé gái bị Boko Haram bắt cóc(đăng
13/4/2016), đâylà một bài phóng sự ngắn viết về những nỗi khổ của những cô
gái bị Boko Haram bắt cóc sau khi đã thoát khỏi tay của Boko Haram. Và kể
lại những gì mà nhân vật đã trải qua.
Nội dung thông tin tác giả sử dụng những đoạn như: “…..cô gái nhỏ
nhắn 16 tuổi tên Fati vẫn nhớ rõ….., khi những tay súng Boko Haram đến
làng của em…..”
I.8.

Tính khuôn mẫu

Khuôn mẫu là những công thức ngôn từ có sẵn, được sử dụng lặp đi lặp
lại nhằm tự động hoá quy trình thông tin, làm cho nó trở nên nhanh chóng,
thuận tiện hơn. Khuôn mẫu bao giờ cũng đơn nghĩa và mang sắc thái biểu
cảm trung tính. Chúng bao gồm nhiều loại và có mặt trong nhiều phong cách
chức năng của ngôn ngữ.


Ví dụ: Bộ trưởng Tây Ban Nha từ chức vì tài liệu Panama (đăng ngày

15/4/2016)
- Theo Spain Report, ông José Manuel Soria, …..sáng nay 15-4, sau
một tuần bị hàng loạt báo chí trong nước tố cáo những quan hệ khuất ….v.v.
Nên TTG của TTO thường tiết kiệm thời gian và công sức cho chủ thể
sáng tạo, và thích ứng với việc đưa tin cập nhật, tức thời.
Song, khác với khuôn mẫu trong văn bản hành chính và văn bản khoa
học, khuôn mẫu báo chí không cứng nhắc, bất di bất dịch mà rất linh hoạt,
uyển chuyển. Chẳng hạn, một thông tin trên báo về nguyên tắc phải thoả mãn
6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao? nhưng thứ tự
trả lời cho các câu hỏi đó có thể được sắp xếp khác nhau tuỳ thuộc vào từng
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Bên cạnh đó, các thành tố khuôn mẫu lại luôn kết hợp hài hoà với các
thành tố biểu cảm cho nên ngôn ngữ báo chí thường rất mềm mại, hấp dẫn
chứ không khô khan.
II.

DÙNG TỪ TRÊN TIN THẾ GIỚI CỦA TUỔI TRẺ ONLINE
II.1. Viết tắt
Dể đảm bảo sự hài hòa, cân xứng giữa các thành tố ngôn ngữ…trên

TTG của TTO thường thấy những kiểu viết tắt sau :
Ví dụ: WTO (Word Trade Organization) , FBI (Federal Bureau of
Investigation), CIA (Central Intelligence Agency) …v.v. Kiểu viết tắt này
chỉ được dùng cho các tên gọi được cấu tạo bởi các từ cùng một thứ tiếng,
chủ yếu là tiếng Anh.
Ngoài ra, ngôn ngữ báo chí TTG của TTO còn sử dụng luôn những từ
viết tắt trong tít luôn để tránh cách đặt tít một cách dài nhưng trong sapo lại
có những lời giải thích rõ ràng để cho người đọc có thể hiểu hoặc viết tắt
những từ tiếng Việt ngay trên tít :
Ví dụ : Ông Obama thảo luận với CIA về IS ( đăng ngày 09/04/2016 )



Sapo : Nhà Trắng ngày 8-4 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ
triệu tập cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia vào tuần sau tại trụ sở
Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) để xem xét cuộc chiến chống IS
- LHQ lên án vụ thử tên lửa thất bại của Triều Tiên (đăng ngày
16/4/2016)
II.2. Sử dùng ngôn ngữ quốc tế
Trên tin thế giới của Tuổi trẻ Online sử dùng ngôn từ khá đa dạng
phong phú, dễ hiểu, cụ thể, nhưng cách sử dụng ngôn ngữ quốc tế của TTO
giữ nguyên dạng theo tiếng Anh.
Trong tất cả các tin, bài đều có sự đan xen giữa tiếng Việt và Tiếng
Anh khá nhiều, đặc biệt là những từ dùng đề chỉ tên (nhân vật, tổ chức..),
địa chỉ,… khá phổ biến. Trong mỗi tin, bài đều xuất hiện ít nhất 5 từ trở
lên, và đều có những lời giải thích rất rõ ràng trong ngoặc.
Cách sử dùng từ quốc tế của tờ báo khá chuyên nghiệp và có sư
thống nhất giữa các bài không chỉ ở mảng tin thế giới mà tàn bộ các mảng
trên trang web của tờ báo.
III. NGÔN NGỮ TÁC GIẢ VÀ NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TIN
THẾ GIỚI CỦA BÁO TUỔI TRẺ ONLINE
Ngôn ngữ báo chí, nếu xét từ góc độ chủ thể phát ngôn, tồn tại dưới hai
dạng chính. Đó là ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật.
III.1. Ngôn ngữ tác giả trên tin thế giới của báo tuổi trẻ online
Ngôn ngữ tác giả chủ yếu là ngôn ngữ sự kiện, tác giả tường thuật các
sự kiện một cách khách quan như chúng vốn có trong thực tiễn, không để lộ
rõ thái độ, tình cảm của mình. Sắp xếp các thành tố ngôn ngữ theo một trật tự
nào đó để tạo ra những điểm nhấn khác nhau.
Ngôn ngữ tác giả chủ yếu gặp trong thể loại tin, sự hấp dẫn nằm ở ngay
trong sự kiện chứ không phải ở cách thức biểu đạt bằng ngôn từ của tác giả.
III.2. Ngôn ngữ nhân vật trên tin thế giới của báo tuổi trẻ online



III.2.1.

Ngôn ngữ nhân vật gián tiếp

Thường thấy sử dụng nhiều trên mảng tin thế giới của Tuổi trẻ Online,
tác giả dùng lời của mình diễn đạt nội dung lời nói, các phát ngôn của nhân
vật trong tác phẩm.
Ví dụ : 29 người chết trong vụ động đất thứ 2 tại Nhật Bản (đăng ngày
16/4/2016)
Có đoạn lời nhân vật gián tiếp : Các nhân chứng tại đây cho biết
họ nhìn thấy vệt đất nâu cuốn thành dòng dọc theo sườn đồi chảy xuống hệt
như một dòng sông bùn.
III.2.2.

Ngôn ngữ nhân vật trực tiếp

Ngôn ngữ nhân vật trực tiếp thường mang dấu ấn cá nhân rất rõ nét. Nó
thể hiện khá đầy đủ các đặc điểm của chủ thể phát ngôn: từ giới tính, tuổi tác,
quê quán cho đến trình độ, nghề nghiệp, tính cách,... Ngôn ngữ nhân vật khi
xuất hiện trên báo đã mất đi cái dáng vẻ nguyên sơ như nó vốn có trong đời
thực vì nó đã trải qua sự nhào nặn dưới ngòi bút tác giả hoặc biên tập viên.
Ví dụ : LHQ lên án vụ thử tên lửa thất bại của Triều Tiên (đăng ngày
16/4/2016)
….. Hội đồng bảo an LHQ cho biết “sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình và áp
dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn phù hợp với sự cương quyết đã thể hiện
trước đó”.
- Nỗi thống khổ của những bé gái bị Boko Haram bắt cóc (đăng ngày
13/4/2016) dẫn lời trực tiếp của nhân vật

“Họ (Boko Haram) đến làng của em, tay lăm lăm súng rồi bảo rằng muốn
lấy chúng em làm vợ. Mọi người bảo “Không, chúng nó còn quá nhỏ”. Vậy
là họ dùng vũ lực để bắt em và nhiều bạn khác về làm vợ”
IV. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT TRÊN BÁO

CHÍ


Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh tiếp thụ và Việt hóa
được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong
sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực.
Các phương tiện thông tin đại chúng luôn có rất nhiều người sử dụng;
thêm vào đó, chúng vẫn thường được coi là mẫu mực trong việc dùng ngôn
từ. Chính vì thế các sai sót về mặt này của các phương tiện thông tin đại
chúng rất nhanh chóng trở thành sai sót chung của toàn xã hội. Và từ đây,
nảy sinh một vấn đề khá quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức:
vấn đề trách nhiệm của nhà báo trong việc nói đúng và viết đúng, nhằm góp
phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, và cũng có nghĩa là góp phần giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan lẫn chủ
quan, mà không ít nhà báo mới chỉ chú trọng phần nội dung chứ chưa để ý
nhiều tới hình thức diễn đạt thông tin. Bởi vậy, họ bỏ qua khá nhiều lỗi về
ngôn từ ở mọi cấp độ: từ, câu, đoạn văn, thậm chí ở cả bố cục toàn văn bản.
Vậy nhà báo phải làm gì đây để có thể hoàn thành được trách nhiệm
nặng nề của mình trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Về vấn đề
này, chúng tôi có vài ý kiến nhỏ như sau:

* Trách nhiệm của người làm báo trong việc giữ gìn sự trong sáng
của Tiếng Việt:
Nhà báo cần nắm vững những kiến thức cơ bản liên quan tới việc sử dụng

tiếng Việt, bao gồm: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách. Chỉ khi nắm
bắt được, hiểu được những kiến thức về ngôn ngữ tiếng Việt, nhà báo mới có
thể viết đúng, nói đúng; chưa viết đúng, nói đúng thì cũng chưa thể viết hay
được. Chẳng hạn, quan hệ ngữ đoạn trong ngôn ngữ là một vấn đề hoàn toàn
không khó, nhưng do không được trang bị kiến thức cần thiết, nhiều nhà báo
thường xuyên ngắt đoạn sai khi nói, khi đọc. Ấy là còn chưa kể đến những
mảng đầy " gai góc " thuộc phần ngữ pháp mà nếu không đầu tư thời gian và


công sức để nghiên cứu và rèn luyện, chúng ta khó có thể làm chủ được hoạt
động ngôn từ của mình.
Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng Việt đúng với chuẩn mực không đồng
nghĩa với sự phủ nhận hoàn toàn những sáng tạo riêng của cá nhân. Có điều,
những sáng tạo ấy phải tuân thủ những quy luật nhất định, nghĩa là có cơ sở
khoa học. Chẳng hạn, khi tạo ra từ mới, người ta phải dựa vào những từ đã có
sẵn nào đó mà có quan hệ trực tiếp với nó về phương diện âm thanh hay ý
nghĩa.
- Nhà báo cần hạn chế tối đa việc vay mượn những từ ngữ nước ngoài. Nó không
chỉ gây cản trở đối với đối tượng độc giả không biết ngoại ngữ mà còn làm cho
bài báo trở nên khó hiểu khi dùng sai nghĩa của từ.
Có thể nói, qua khảo sát thì những vốn từ vay từ nước ngoài xuát hiện
trên báo chí tiếng Việt khá nhiều. Người ta sử dụng chúng khá tuỳ tiện, bất
chấp người đọc có hiểu được hay không. Thật phi lý khi nhà báo là người
Việt Nam, mà để hiểu được ngôn từ của họ, nhiều lúc chúng ta phải mở từ
điển song ngữ ra tra cứu. Phải chăng tiếng Việt của chúng ta nghèo nàn tới
mức phải vay mượn tràn lan như vậy? Hoàn toàn ngược lại! Tiếng Việt của
chúng ta vô cùng phong phú, và trong tuyệt đại đa số các trường hợp, có thể
tìm thấy các từ tương đương với các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài ( thậm
chí nhiều từ tiếng Việt còn có khả năng diễn đạt khái niệm tinh tế hơn, rõ
ràng hơn ). Sở dĩ một số nhà báo không dùng từ tiếng Việt vì có lẽ họ muốn

làm phong phú thêm ngôn từ của mình hoặc muốn tăng cường tính biểu cảm.
Đây là dự định tốt nhưng cách làm chưa hợp lý. Sự phong phú của một chỉnh
thể không thể được tạo bởi các thành tố mới lạ nhưng lại phá vỡ tính thống
nhất của nó. Tương tự, tính biểu cảm không thể được tạo bởi các phương tiện
cản trở quá trình nhận thức.
Các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài càng trở nên khó chấp nhận
hơn khi bị dùng sai, do người dùng chưa hiểu thấu đáo ý nghĩa cũng như


cách đọc, cách viết chúng. Vì lúc này chúng không chỉ gây nên những hậu
quả như: làm giảm sút hiệu quả tiếp nhận tác phẩm, tuyên truyền cho cái sai;
mà còn hạ thấp uy tín của tác giả và bằng việc đó, hạ thấp uy tín của chính cơ
quan báo chí là nơi tác giả làm việc.
- Nhà báo cần có một trình độ ngoại ngữ nhất định. Nó mang đến cho họ rất nhiều
lợi ích, nhất là trong thời kỳ đa phương hoá, toàn cầu hoá như hiện nay. Bên
cạnh đó, khi đã có ngoại ngữ, nhà báo có thể quy chiếu một cách chính xác
những từ, tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Các ngoại ngữ phổ biến như Anh,
Pháp, Nga... đều có tính khoa học và chính xác cao. Học được điều này sẽ giúp
cho nhà báo sử dụng tiếng Việt một cách khúc chiết, mạch lạc, tránh sự dài dòng,
cầu kỳ không cần thiết.


KẾT LUẬN
Hiện nay, ngôn ngữ báo chí đang có xu thế được xem là một phong
cách chức năng trong ngôn ngữ. Trên cơ sở nhận thức rằng phong cách là
những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói, được hình thành từ những thói
quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống và chuẩn mực trong việc
xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu.
Vấn đề ngôn ngữ trên tin thế giới của Tuổi trẻ Online luôn được coi
mẫu mực trong việc dùng ngôn từ, cách sử dụng từ ngữ khá chuyên nghiệp

nhằm góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, và cũng góp phần giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Ngôn ngữ của một dân tộc là ngôn ngữ đa bản sắc, đặc trưng cho văn hoá
của đất nước. Cho nên, người ta vẫn luôn quan niệm việc sử dụng ngôn ngữ bao
giờ cũng bộc lộ tầm vóc văn hoá của một dân tộc. Báo chí lại là môi trường rộng
lớn nhất và được xem là mẫu mực nhất để ngôn ngữ dân tộc có thể phát huy
nhiệm vụ cao cả của nó. Vì thế, người làm báo luôn phải ý thức được trách
nhiệm của mình trong công cuộc bảo tồn và phát triển tiếng Việt.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào, Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Nam,
NXB. Văn hoá - Thông tin, H., 2000.
2. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB. Đại học quốc gia, H., 2001.
3. Nguyễn Văn Hằng, Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại,
NXB. Khoa học xã hội, H., 1999.
4. Nguyễn Văn Nở, Đôi điều mong muốn về tiếng Việt trên báo Văn nghệ,
Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 10, 11 / 1998.
5. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên ), Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng Việt thực
hành, NXB. Giáo dục, H., 1997.
6. Hoàng Tuệ, Ngôn ngữ và đời sống xã hội - văn hoá, NXB. Giáo dục,
H., 1996.
7. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, 2001.
8. Viện Ngôn ngữ học, Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí
Minh, NXB. Khoa học xã hội, H., 1980.
9. Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, T.s
Hoàng Anh, NXB ĐHQG Hà Nội., 2011.




×