Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.76 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH THẠC SỸ ĐIỀU HÀNH CAO CẤP - EXECUTIVE MBA

PHẠM VIỆT HẢI

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC YÊN KHÁNH
TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS: BÙI VĂN HƯNG

Hà Nội, tháng 6 năm 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC....4
1.1. Quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua KBNN .........................4
1.1.1. Chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước .......................................................4
1.1.2. Quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước...........................................5
1.2. Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua KBNN .....................8
1.2.1. Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ......................8
1.2.2. Sự cần thiết phải kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước.............9
1.2.3. Yêu cầu đối với kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN............................11
1.2.4. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN .....................................13


1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân
sách Nhà nước qua KBNN ....................................................................................14
1.3.1. Các nhân tố khách quan ..............................................................................14
1.3.2. Các nhân tố chủ quan .................................................................................15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC YÊN KHÁNH TỈNH NINH
BÌNH ..........................................................................................................................17
2.1. Tổng quan về KBNN Yên Khánh ..................................................................17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...............................................................17
2.1.2. Mô hình tổ chức...........................................................................................17
2.1.3. Tình hình thu - chi Ngân sách Nhà nước tại KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình . 19
2.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại
KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2010-2014 ....................................21
2.2.1. Cơ sở pháp lý của công tác kiểm soát chi thường xuyên ............................21
2.2.2. Tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại
KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình .......................................................................22


2.2.3. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại KBNN Yên
Khánh tỉnh Ninh Bình ..........................................................................................22
2.2.4. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại KBNN Yên
Khánh ...................................................................................................................24
2.3. Đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua
KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình....................................................................... 37
2.3.1. Kết quả đạt được......................................................................................... 37
2.3.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện ....................................................39
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ...........................................................................43
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC YÊN KHÁNH TỈNH
NINH BÌNH............................................................................................................... 46

3.1 Phương hướng, mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách
Nhà nước tại KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình ................................................46
3.1.1. Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
tại KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình ..................................................................46
3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại
KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình .......................................................................47
3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại
KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình .......................................................................48
3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách và quy trình thủ tục kiểm soát chi thường
xuyên Ngân sách Nhà nước tại KBNN Yên Khánh tỉnh N.Bình ..........................48
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực kiểm soát chi
thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại KBNN Yên Khánh-Ninh Bình.................51
3.2.3. Nhóm giải pháp về hoàn thiện phân cấp quản lý, đổi mới hình thức và áp
dụng phương thức chi trả thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại KBNN Yên
Khánh tỉnh Ninh Bình.......................................................................................... 52
3.2.4. Nhóm giải pháp phụ trợ ..............................................................................54
3.3. Điều kiện thực hiện..........................................................................................55
3.3.1. Hoàn thiện mục tiêu chiến lược phát triển Hệ thống KBNN đến năm 2020.....55
3.3.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực KBNN ..................................................56


3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, chế độ trách nhiệm
của thủ trưởng tại các đơn vị sử dụng NSNN....................................................... 57
3.3.4. Tăng cường công tác thông tin truyền thông ..............................................57
3.4. Kiến nghị .........................................................................................................57
3.4.1. Đối với KBNN Ninh Bình ..........................................................................57
3.4.2. Đối với chính quyền địa phương ................................................................59
3.4.3. Đối với đối tượng thụ hưởng NSNN ...........................................................59
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 61



DANH MỤC VIẾT TẮT
1. KBNN

Kho bạc Nhà nước

2. NSNN

Ngân sách Nhà nước

3. KSC

Kiểm soát chi

4. TX

Thường xuyên

5. UBND

Ủy ban nhân dân

6. XDCB

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG

Bảng 2.1:

Thu NSNN qua KBNN Yên Khánh giai đoạn 2010 - 2014 ....................19

Bảng 2.2:

Chi thường xuyên NSNN các cấp tại KBNN Yên Khánh...................... 20

Bảng2.3:

Số liệu dự toán các cấp ngân sách...........................................................25

Bảng 2.4:

Tình hình chi khác khoản thanh toán cá nhân Ngân sách Trung ương ...30

Bảng 2.5:

Tình hình chi các khoản thanh toán cá nhân Ngân sách tỉnh ..................30

Bảng 2.6:

Tình hình chi các khoản thanh toán cá nhân Ngân sách huyện .............31

Bảng 2.7:

Tình hình chi các khoản thanh toán cá nhân Ngân sách xã.....................31

Bảng 2.8:


Chi nghiệp vụ chuyên môn Ngân sách Trung ương, Ngân sách tỉnh .....32

Bảng 2.9:

Chi nghiệp vụ chuyên môn Ngân sách huyện, Ngân sách xã .................33

Bảng 2.10: Chi mua sắm, sửa chữa Ngân sáchTrung ương, tỉnh, huyện, xã .............34
Bảng 2.11: Từ chối thanh toán các món chi không đúng chế độ...............................39
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1:

Quy trình cấp phát các khoản chi thường xuyên NSNN theo hình thức dự toán .....21

Sơ đồ 2.2:

Quy trình cấp phát bằng lênh chi tiền trực tiếp...................................... 22

Sơ đồ 2.3:

Quy trình cấp phát NSNN bằng lệnh chi tiền gián tiếp ..........................22


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình trạng khủng hoảng nợ công của các nước trên thế giới trở thành vấn đề
nóng toàn cầu, điều này đã khiến Đảng, Nhà nước ta liên tục đưa ra các quyết sách
mới với mục tiêu giảm chi Ngân sách Nhà nước (NSNN), trong tình hình nước ta luôn
đối mặt với tình trạng bội chi NSNN như hiện nay. Vì vậy, Kiểm soát chi thường

xuyên NSNN được đánh giá là một quyết sách ưu tiên hàng đầu và có vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo an toàn ngân khố quốc gia, đảm bảo an sinh xã hội và an
ninh quốc phòng của đất nước, đồng thời vẫn tạo được các điều kiện kiến thiết, điều
kiện tiền đề để phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
Những năm qua, kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN của nước ta
nói chung và trên địa bàn huyện Yên Khánh nói riêng đã có những chuyển biến tích
cực. Đặc biệt từ khi có Luật NSNN được áp dụng, các khoản chi đã dần đi vào nề nếp
theo đúng chính sách, chế độ quy định.
Mặc dù vậy, quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN vẫn còn những kẽ hở, hạn chế, bất cập như: Công tác KSC còn phân ra
nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức khác nhau; nhiều khoản chi kiểm soát chưa có đủ
cơ sở để KBNN kiểm soát đến khâu cuối cùng; chưa có quy định trách nhiệm trong
thực hiện một số nghiệp vụ chi cụ thể; chưa có quy định tổng thể và thống nhất để
kiểm soát giá mua sắm một số hàng hóa dịch vụ một cách chặt chẽ và có hiệu quả
nhất. Cán bộ kế toán chi Ngân sách tại các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước còn
yếu và chưa được đào tạo đồng đều. Việc phân công nhiệm vụ KSC trong hệ thống
KBNN còn bất cập, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
Việc thực hiện chế độ công khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách của những đơn
vị sử dụng ngân sách còn hạn chế. Kết quả là việc sử dụng NSNN ở một số đơn vị và
ở huyện Yên Khánh vẫn còn kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát, và dễ phát sinh tiêu
cực. Do vậy, công tác Kiểm soát chi (KSC) thường xuyên NSNN qua KBNN nếu
không được hoàn thiện sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng NSNN, trực tiếp
là dào cản của mục tiêu phát triển quốc gia trong thời gian tới. Vì vậy, một yêu cầu
cấp thiết hiện này là tổ chức và hoạt động kiểm soát chi tại hệ thông KBNN nói


2
chung và KBNN Yên Khánh nói riêng cần được hoàn thiện một cách có hệ thống và
khoa học hơn.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài

“Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh
Bình” để làm đề tài tốt nghiệp.
2. Tổng quan nghiên cứu
Đây là một đề tài mang tính thực tiễn, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ cải
cách và phát triển ngành KBNN. Đến nay, hiện đã có một số công trình khoa học
nghiên cứu về đề tài trên trong hệ thống KBNN. Như Luận văn “Hoàn thiện cơ chế
kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Việt Nam” (lấy ví dụ tại KBNN tỉnh
Nam Định) của tác giả Vũ Văn Yên; Luận văn “Nâng cao vai trò quản lý của KBNN
về chi Ngân sách” (lấy ví dụ ở KBNN Thái Nguyên) của tác giả Nguyễn Mạnh Tiến;
Luận văn “Hoàn thiện kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua KBNN Phú Thọ” của
tác giả Nguyễn Đức Dũng; Luận văn “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân
sách Nhà nước qua KBNN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” của tác giả Đào Văn Hiền,
v.v... Nhìn chung các luận văn này đều là những công trình khoa học có giá trị thực
tiễn gắn với từng địa bàn cụ thể và đã đưa ra một cái nhìn toàn diện, đa chiều phản ánh
tình hình thực tế với công tác thu chi NSNN. Tuy nhiên, tại mỗi giai đoạn khác nhau
lại đặt ra cho chúng ta nhu cầu, mục tiêu và giải pháp phù hợp với thời kỳ đó, nghiên
cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2015 –
2020.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN, nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết để phân tích thực tế.
Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN
Yên Khánh, nhằm tìm ra những hạn chế, yếu kém từ đó rút ra những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu hoàn thiện, đề xuất giải pháp giải quyết những hạn chế, yếu kém, bất
cập.
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
tại KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các công tác về kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN.



3
Phạm vi nghiên cứu: Kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Yên Khánh
tỉnh Ninh Bình. Số liệu và thực tế thực hiện tại KBNN Yên Khánh trong thời gian từ
năm 2010 đến năm 2014, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2015 – 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng khung lý thuyết về kiểm soát chi thường xuyên NSNN để
phân tích và đánh giá công tác kiểm soát tại KBNN Yên khánh, tỉnh Ninh Bình
Các tư liệu được thu thập bao gồm Luật NSNN, các Thông tư, Nghị định hướng
dẫn thực hiện Luật NSNN; các văn bản quy định về kiểm soát chi NSNN và kiểm soát
chi thường xuyên NSNN.
Các số liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu chủ yếu được thu thập tại KBNN
Yên Khánh từ các báo cáo quyết toán hàng năm.
Các số liệu sau khi tập hợp được sử lý và thể hiện qua các sơ đồ, bảng biểu.
Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn chủ yếu là phương pháp tổng hợp,
phân tích và so sánh để tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Về lý luận, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kiểm soát
chi thường xuyên NSNN tại KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.
Về thực tiễn, luận văn phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp hoàn
thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình, từ đó
giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận đúng về kiểm soát và vận dụng vào quản lý chi
NSNN, góp phần thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong chi tiêu NSNN.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên Ngân
sách Nhà nước qua KBNN
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại
KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà
nước tại KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh Bình

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1. Quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua KBNN
1.1.1. Chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng một phần vốn NSNN


4
để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước
về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà nhà nước vẫn
phải cung ứng.
Quá trình phân phối thực chất là xác lập dự toán kinh phí và phân bổ kinh phí
chi thường xuyên của NSNN cho các cấp, các ngành, các đơn vị thụ hưởng.
Quá trình sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN thực chất là việc cấp
kinh phí chi thường xuyên của Ngân sách các cấp, các ngành, các đơn vị để các cấp
các ngành các đơn vị trang trải các chi phí thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về
quản lý kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng đã được giao.
1.1.1.2. Đặc điểm của chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Thứ nhất, chi thường xuyên là những khoản chi mang tính chất liên tục. Xuất
phát từ tồn tại của Nhà nước, từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kinh tế xã hội làm
nảy sinh các khoản chi thường xuyên và đòi hỏi phải có tạo lập nguồn lực tài chính
thường xuyên để trang trải.
Với đặc điểm trên, lựa chọn phương thức cấp phát như dự toán, hay cấp bằng
lệnh chi tiền, việc theo dõi các khoản chi đạt ra yêu cầu không để ngân sách bị tồn
đọng, phân khúc, gây tình trạng nơi thừa nguồn nơi thiếu nguồn, gây căng thẳng giả tại

khiến cho các khoản chi bị giám đoạn ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc đôi
khi còn gây những thiệt hại to lớn có thể đếm được và không thể đo đếm được.
Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối
cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN có hiệu
lực tác động trong thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Chi thường
xuyên đáp ứng cho các nhu cầu chi để thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước về quản lý
kinh tế, quản lý xã hội ngay trong năm ngân sách hiện tại.
Theo cơ cấu chi NSNN mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát được
phân loại các khoản chi thành hai nhóm: Chi tích luỹ và chi tiêu dùng. Theo tiêu thức
này thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên được xếp vào chi tiêu dùng bởi vì chi
thường xuyên chủ yếu trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính nhà nước; về
an ninh, quốc phòng; về các hoạt động sự nghiệp; các hoạt động xã hội khác do Nhà
nước tổ chức. Tuy nhiên có một số khoản chi thường xuyên mà người ta có thể coi nó
như là những khoản chi có tính chất tích lũy đặc biệt.


5
Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ
chức của bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng hàng
hoá công cộng.
Với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, tất yếu quá trình phân
phối và sử dụng vốn NSNN luôn phải hướng vào việc đảm bảo sự hoạt động bình
thường của bộ máy Nhà nước đó. Nếu bộ máy quản lý Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động
có hiệu quả thì số chi thường xuyên cho nó giảm bớt và ngược lại. Quy định của Nhà
nước trong việc lựa chọn phạm vi mức độ cung ứng các hàng hoá công cộng cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến phạm vi mức độ chi thường xuyên của NSNN.
1.1.2. Quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
1.1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
a. Nguyên tắc quản lý theo dự toán
Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Những khoản chi thường

xuyên đã được ghi vào trong dự toán và được cơ quan có quyền lực Nhà nước phê
duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh. Xét trên giác độ quản lý, số chi thường xuyên đã
được ghi trên dự toán thể hiện sự cam kết của các cơ quan chức năng về quản lý tài
chính công với các đơn vị thụ hưởng NSNN. Quản lý chi thường xuyên theo dự toán là
cơ sở để đảm bảo cân đối NSNN, hạn chế tính tùy tiện của các đơn vị sử dụng NSNN.
Cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc này là:
Thứ nhất, hoạt động của NSNN, đặc điểm là cơ cấu thu chi NSNN phụ thuộc sự
phán quyết của cơ quan quyền lực Nhà nước, đồng thời phải chịu sự kiểm tra kiểm
soát của các cơ quan này. Do đó, mọi khoản chi từ NSNN chỉ có thể trở thành hiện
thực khi đã nằm trong cơ cấu chi theo dự toán đã được cơ quan quyền lực Nhà nước
duyệt và thông qua.
Thứ hai, phạm vi của NSNN rất đa dạng liên quan tới nhiều loại hình đơn vị
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mức chi cho mỗi loại hoạt động được xác định theo
đối tượng riêng, định mức riêng, thậm chí trong cùng một lĩnh vực hoạt động nhưng
giữa các cơ quan có điều kiện khác nhau về trang bị cơ sở vật chất, về quy mô, tính
chất hoạt động thì các mức chi từ NSNN cho chúng cũng có sự khác nhau.
Thứ ba, có sự quản lý theo dự toán mới đảm bảo được yêu cầu cân đối NSNN,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành ngân sách, hạn chế được tính tùy tiện ở các
đơn vị thụ hưởng ngân sách có sự quản lý theo dự toán mới đảm bảo được yêu cầu cân
đối NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành ngân sách.


6
Nguyên tắc quản lý theo dự toán đòi hỏi:
Một là, mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến cho năm kế hoạch nhất thiết phải
được xác định từ cơ sở, thông qua các bước xét duyệt của các cơ quan quyền lực Nhà
nước từ thấp tới cao và Quốc hội là người quyết định cuối cùng, chỉ sau khi Quốc hội
thông qua, dự toán chi mới trở thành căn cứ chính thức để phân bổ số chi thường
xuyên cho mỗi cấp, mỗi ngành.
Hai là, trong quá trình tổ chức thực hiện, mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị phải

căn cứ vào dự toán kinh phí được duyệt mà phân bổ và sử dụng các khoản mục đó và
phải hoạch toán theo đúng mục lục NSNN đã quy định.
Ba là, định kỳ theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định, mỗi ngành, mỗi
cấp, mỗi đơn vị phải lấy dự toán làm căn cứ để đối chiếu, so sánh, phân tích đánh giá
kết quả thực hiện của kỳ báo cáo. Quyết toán chi phải lập theo đúng các chỉ tiêu,
khoản, nhóm mục của dự toán chi.
b. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý tài chính. Chúng được đặt
ra dựa trên các cơ sở sau:
Thứ nhất, các nguồn lực vật chất thì luôn có giới hạn trong khi các nhu cầu sử
dụng lại vô hạn, do đó, trong khi phân bổ và sử dụng các nguồn lực phải tính toán sao
cho chi phí thấp nhất và có hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, hoạt động của NSNN diễn ra trên phạm vi rất rộng, đa dạng và phức
tạp, do đó, nhu cầu chi NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi nguồn thu vào
ngân sách lại có hạn. Vì thế trong quản lý chi thường xuyên của NSNN phải tôn trọng
nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
Nguyên tắc này đòi hỏi:
- Xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng hay
tính chất công việc, đồng thời phải có tính thực tiễn cao. Có như vậy các định mức,
tiêu chuẩn chi của NSNN mới trở thành căn cứ pháp lý xác đáng phục vụ cho quá trình
quản lý chi.
- Thiết lập các hình thức cấp phát đa rạng và lựa chọn hình thức cấp phát phù
hợp với mỗi loại hình cơ quan, đơn vị hoặc phù hợp với yêu cầu quản lý của từng
nhóm mục chi.
- Lựa chọn thứ tự yêu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm mục chi
sao cho tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất
lượng cao.
- Khi đánh giá tính hiệu quả của chi thường xuyên NSNN phải xem xét mức độ



7
ảnh hưởng của mỗi khoản chi tới các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội và phải tính
đến khoảng thời gian phát huy tác dụng của nó.
c. Nguyên tắc chi trả trực tiếp qua KBNN
Một trong những chức năng quan trọng của KBNN là quản lý quỹ NSNN.
KBNN vừa có quyền vừa có trách nhiệm kiểm soát các khoản chi NSNN, đặc biệt là
các khoản chi thường xuyên.
Nguyên tắc đòi hỏi:
Một là, Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong
và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi này phải có trong dự toán được
duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức quy định đã được thủ trưởng đơn vi sử dụng
NSNN ra lệnh chuẩn chi.
Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cấp
phát thanh toán. Các khoản chi NSNN phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện đã quy
định trong luật NSNN (sửa đổi): đó là, khoản chi phải có trong dự toán được duyệt;
đúng chế độ tiêu chuẩn định mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy
định hoặc mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và được thủ trưởng đơn vị
thực hiện chế độ tự chủ hoặc người ủy quyền quyết định chi.
Mọi khoản chi NSNN được hoạch toán bằng đồng Việt Nam, theo niên độ ngân
sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN hiện hành. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ,
hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hoạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ
giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quy định.
Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi NSNN, các khoản chi sai
phải được thu hồi. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi cho NSNN.
Hai là, tất cả các cơ quan đơn vị, các chủ đầu tư, …. sử dụng NSNN phải mở
tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm soát của cơ quan Tài chính, KBNN trong quá trình
lập dự toán, phân bổ kế hoạch, cấp phát, thanh toán, hoạch toán, quyết toán NSNN.
Ba là, cơ quan Tài chính có trách nhiệm xem xét ngân sách của cơ quan, đơn vị

cùng cấp; kiểm tra phương án phân bổ và giao dự toán của các đơn vị cấp trên cho các
đơn vị dự toán cấp dưới. Trong trường hợp không đúng dự toán ngân sách được giao,
không đúng chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức thì yêu cầu chỉnh lại.
Bốn là, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ chứng từ, điều kiện chi và
thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định; tham


8
gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra
tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơn vị.
d. Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN
Đây là nguyên tắc bắt nguồn từ nguyên tắc hiệu quả thể hiện qua việc các cơ
quan, đơn vị chủ động việc xây dựng dự toán phù hợp với nhu cầu và nhiệm vụ của cơ
quan, đơn vị. Đối với cơ quan hành chính Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp thực hiện
tự chủ về tài chính thì cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền và áp dụng quy chế trong việc sử dụng kinh phí
và nguồn thu của đơn vị mình.
1.2. Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua KBNN
1.2.1. Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là việc KBNN tiến hành thẩm
định, kiểm tra các khoản chi thường xuyên NSNN phù hợp với các chính sách, chế độ,
định mức chi tiêu do nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương
pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN.
1.2.2. Sự cần thiết phải kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước là quá trình những cơ quan có
thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi Ngân sách nhà
nước theo các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định và trên cơ
sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng giai
đoạn.
Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

bởi xuất phát từ những lý do sau đây:
Thứ nhất, do yêu cầu của công cuộc đổi mới, trong quá trình đổi mới cơ chế
quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước nói riêng đòi
hỏi mọi khoản chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước phải bảo đảm tiết kiệm và có
hiệu quả.
Điều này là một tất yếu khách quan, bởi vì nguồn lực của Ngân sách nhà
nước bao giờ cũng có hạn, trong đó chủ yếu là tiền của và công sức lao động do nhân
dân đóng góp do đó không thể chi tiêu một cách lãng phí. Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ
các khoản chi thường xuyên Ngân sách nhà nước thực sự trở thành mối quan tâm hàng
đầu cảu Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Thực hiện tốt


9
công tác này sẽ có ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi
nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu
lãng phí, góp phần lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm
phát. Đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huy được vai trò của các
ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng
NSNN. Đặc biệt theo Luật Ngân sách nhà nước quy định, hệ thống KBNN chịu trách
nhiệm chính trong việc kiểm soát thanh toán, chi trả trực tiếp từng khoản chi thường
xuyên NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã
được Nhà nước giao, góp phần lập lại kỷ cương, kỷ luật tài chính.
Thứ hai, do hạn chế của bản thân cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN, Cơ
chế quản lý, cấp phát thanh toán tuy đã được thường xuyên sửa đổi và từng bước hoàn
thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy định được những vấn đề chung nhất, mang tính
nguyên tắc. Vì vậy, nó không thể bao quát hết được tất cả những hiện tượng nảy sinh
trong quá trình thực hiện chi thường xuyên NSNN. Cũng chính từ đó cơ quan tài chính
và KBNN thiếu cơ sở pháp lý cụ thể cần thiết để thực hiện kiểm tra, kiểm soát từng
khoản chi thường xuyên NSNN. Như vậy, cấp phát chi thường xuyên NSNN đối với
cơ quan Tài chính chỉ mang tính phân bổ NSNN, còn đối với KBNN thực chất chỉ là

xuất quỹ NSNN, chưa thực hiện được việc chi trả trực tiếp đến từng đơn vị sử dụng
kinh phí, chưa phát huy hết vai trò kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN. Hơn nữa,
cùng với sự phát triển mạng mẽ của các hoạt động kinh tế xã hội, công tác chi NSNN
cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều này cũng làm cho cơ chế quản lý chi
NSNN nhiều khi không theo kịp với sự biến động và phát triển của hoạt động chi
NSNN, trong đó một số nhân tố quan trọng như: hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu
còn xa vời với thực tế, thiếu đồng bộ, thiếu căn cứ để thẩm định; chưa có một cơ chế
quản lý chi phù hợp và chặt chẽ đối với một số lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực chi
đầu tư xây dựng cơ bản đã tạo ra môi trường tham nhũng lý tưởng cho những kẻ thoải
hóa biến chất. Mặt khác, công tác kế toán, quyết toán cũng chưa được thực hiện
nghiêm túc, chặt chẽ đã tạo ra những kẽ hở trong cơ chế quản lý chi NSNN. Từ đó,
một số không ít đơn vị và cá nhân đã tìm cách lợi dụng, khai thác những kẽ hở đó của
cơ chế quản lý để tham ô, trục lợi, chia trác với nhau, gây lãng phí tài sản và công quỹ
của nhà nước. Từ thực tế trên, đòi hỏi những cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc


10
kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện
tượng tiêu cực của những đơn vị sử dụng kinh phí NSNN; đồng thời phát hiện ra kẽ hở
trong cơ chế quản lý để từ đó có những giải pháp và kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung
kịp thời những cơ chế, chính sách hiện hành, tạo nên một cơ chế quản lý và kiểm soát
chi NSNN ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện.
Thứ ba, do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp. Một thực tế khá
phổ biến là các đơn vị thụ hưởng kinh phí được NSNN cấp thường có chung một tư
tưởng là tìm mọi cách sử dụng hết số kinh phí được cấp, không quan tâm đến việc
chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán đã được duyệt. Các đơn vị này thường
lập hồ sơ, chứng từ thanh toán sai chế độ quy định như không có trong dự toán chi
NSNN đã được phê duyệt, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; thiếu các
hồ sơ, chứng từ pháp lý có liên quan,… Vì vậy, vấn đề đạt ra là cần thiết phải có một
bên thứ ba - cơ quan chức năng có thẩm quyền, độc lập và khách quan, có kỹ năng

nghề nghiệp, có vai trò pháp lý và uy tín cao – để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và
đưa ra những nhận xét, kết luận chính xác đối với khoản chi của đơn vị có nằm trong
dự toán được duyệt hay không; việc sử dụng các khoản chi này có đúng chế độ, định
mức, tiêu chuẩn được duyệt hay không; có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo đúng
quy định hay chưa, qua đó có giải pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời các gian lận, sai
sót, ngăn chặn các sai phạm và lãng phí có thể sảy ra trong việc sử dụng kinh phí
NSNN của các cơ quan, đơn vị , bảo đảm mọi khoản chi của NSNN được tiết kiệm và
có hiệu quả.
Thứ tư, do tính đặc thù của các khoản chi thường xuyên NSNN đều mang tính
chất không hoàn trả trực tiếp
Tính chất cấp phát trực tiếp không hoàn lại của các khoản chi thường xuyên
NSNN là một ưu thế cực kỳ to lớn đối với các đơn vị thụ hưởng Ngân sách nhà nước.
Trách nhiệm của họ là phải chứng minh được việc sử dụng các khoản kinh phí bằng
các kết quả công việc cụ thể đã được Nhà nước giao. Tuy nhiên, việc dùng những chỉ
tiêu định tính và định lượng để đánh giá và đo lường kết quả công việc trong nhiều
trường hợp là thiếu chính xác và gặp không ít khó khăn. Vì vậy, cần phải có một cơ
quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của
Ngân sách nhà nước, bảo đảm tương xứng giữa khoản tiền Nhà nước đã chi ra với kết


11
quả công việc mà các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN thực hiện.
Thứ năm, do yêu cầu mở cửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới.
Theo kinh nghiệm quản lý Ngân sách nhà nước của các nước và khuyến nghị của các
tổ chức tài chính quốc tế, việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên Ngân
sách nhà nước chỉ thực hiện có hiệu quả trong điều kiện thực hiện cơ chế chi trả trực
tiếp từ cơ quan quản lý quỹ Ngân sách nhà nước đến từng đối tượng sử dụng ngân
sách, kiên quyết không chuyển kinh phí của Ngân sách nhà nước qua các cơ quan quản
lý trung gian. Có như vậy mới có thể bảo đảm đề cao kỷ cương, kỷ luật quản lý tài
chính Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí của Ngân sách nhà

nước.
1.2.3. Yêu cầu đối với kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN
Công tác kiểm soát chi NSNN đối với các cơ quan quản lý tài chính nhà nước
nói chung, mà trực tiếp là cơ quan Tài chính và KBNN nói riêng phải đáp ứng được
các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, chính sách và cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN phải làm
cho các hoạt động của tài chính nhà nước đạt hiệu quả cao, có tác động kích thích các
hoạt động kinh tế xã hội, không để cho quỹ NSNN bị cắt khúc, phân tán, gây căng
thẳng giả tạo trong quá trình điều hành NSNN.
Vì vậy, chính sách và cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN phải quy định
rõ điều kiện và trình tự cấp phát, thanh toán theo hướng: Khi cấp phát kinh phí, cơ
quan tài chính cấp dự toán NSNN và khả năng ngân sách theo từng quý, đồng thời
xem xét, bố trí mức chi hàng quý cho từng đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện. Về
phương hướng thanh toán phải đảm bảo mọi khoản chi NSNN phải được chi trả trực
tiếp cho các đơn vị, đối tượng thực sự là các chủ nợ của quốc gia trên cơ sở dự toán
được duyệt. Trong quá trình sử dụng NSNN phải được thủ trưởng đơn vị chuẩn chi,
phù hợp với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu của Nhà nước quy định.
Thứ hai, công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN là một quy trình phức tạp,
bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn (lập dự toán ngân sách, phân bổ và thông báo
kinh phí, cấp phát thanh toán cho các đơn vị thủ hưởng ngân sách, kế toán và quyết
toán NSNN), đồng thời nó có liên quan đến tất cả các bộ, ngành, địa phương. Vì vậy,
kiểm soát chi thường xuyên NSNN cần phải được tiến hành thận trọng, thực hiện
từng bước. Sau mỗi bước cần tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm để cải tiến quy


12
trình, thủ tục kiểm soát chi cho phù hợp với tình hình thực tế. Có như vậy công tác
kiểm soát chi thường xuyên NSNN mới có tác dụng đảm bảo tăng cường kỷ cương,
kỷ luật tài chính. Mặt khác công tác kiểm soát chi cần phải tôn trọng những thực tế
khách quan, không nên quá máy móc, khắt khe, gây ách tắc, phiền hà cho các đơn vị

sử dụng kinh phí NSNN
Thứ ba, tổ chức bộ máy kiểm soát chi phải gọn nhẹ theo hướng cải cách hành
chính, thu gọn các đầu mối quản lý, đơn giản hóa quy trình và thủ tục hành chính;
đồng thời phải phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản
lý ngân sách, quản lý tài chính nhà nước, đặc biệt là thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử
dụng kinh phí NSNN trong quá trình lập dự toán, cấp phát và sử dụng kinh phí,
thông tin, báo cáo và quyết toán chi NSNN để tránh sự trùng lập, trồng chéo trong
quá trình thực hiện. Mặt khác tạo điều kiện để thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn
nhau giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trách nhiệm trong quá trình kiểm soát chi
thường xuyên NSNN.
Thứ tư, kiểm soát chi thường xuyên NSNN cần được thực hiện đồng bộ, nhất
quán và thống nhất với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân
sách đến khâu quyết toán NSNN. Đồng thời phải có sự phối hợp thống nhất với việc
thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, phí và lệ
phí, chính sách khuyến khích đầu tư, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp có thu, các đơn vị thực hiện cơ chế khoán chi, ….
1.2.4. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN
Nội dung kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói
riêng thể hiện qua ba giai đoạn kiểm soát: Kiểm soát trước khi chi, kiểm soát trong khi
chi và kiểm soát sau khi chi.
Kiểm soát trước khi chi là kiểm soát việc lập, quyết định, phân bổ dự toán chi
NSNN. Đây là khâu đầu tiên trong chu trình kiểm soát chi. Nó giúp nâng cao chất
lượng dự toán, tránh tình trạng giao dự toán quá thấp không đủ kinh phí hoạt động cho
đơn vị hoặc giao dự toán quá cao rễ dẫn đến lãng phí trong sử dụng NSNN.
Kiểm soát trong khi chi là kiểm soát quá trình thực hiện dự toán nhằm đảm bảo
các khoản chi phải đủ điều kiện theo quy định trước khi xuất quỹ NSNN chi trả cho
đối tượng thụ hưởng NSNN. Kiểm soát trong khi chi là khâu chủ yếu của chu trình
kiểm soát chi và cũng như là nhiệm vụ quan trọng nhất của KBNN trong việc quản lý



13
quỹ NSNN. Kiểm soát trong khi chi giúp ngăn chặn kịp thời những khoản chi không
đúng chế độ quy định, tránh lãng phí và thất thoát tiền và tài sản của nhà nước.
Kiểm soát sau khi chi là kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị sử dụng
ngân sách nhà nước sau khi KBNN đã xuất quỹ NSNN. Kiểm soát sau khi chi do các
cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán, cơ quan kiểm toán và cơ quan tài chính
đảm nhiệm.
1.2.5. Tổ chức thực hiện kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN
Luật NSNN mới được Quốc hội khoá XI thông qua, theo Luật NSNN mới thì
KBNN được đặt ở vị trí trung tâm của khâu chấp hành NSNN với vai trò kiểm soát
cấp phát thanh toán các khoản chi trước khi thực hiện cấp phát thanh toán theo các
quyết định chi của cơ quan Tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN.
Luật NSNN quy định mọi khoản chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc
thanh toán trực tiếp qua KBNN đồng thời tất cả các đơn vị sử dụng NSNN phải mở tài
khoản tại KBNN chịu sự kiểm tra kiểm soát của KBNN và cơ quan Tài chính trong
quá trình cấp phát thanh toán. Trong thực tế vai trò của KBNN rộng lớn hơn, có mặt
xuyên suốt trong quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN. Thông qua
hoạt động của mình KBNN cung cấp các thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc lập dự
toán, phân bổ Ngân sách cho các cơ quan, đơn vị và địa phương; đồng thời là nơi lưu
giữ các chứng từ tài liệu phục vụ kiểm tra kiểm soát và quyết toán NSNN. Về chi
NSNN, sau khi có quyết định chi của thủ trưởng đơn vị thụ hưởng, KBNN có trách
nhiệm kiểm tra, đối chiếu và tiến hành thanh toán cấp phát hay chi trả.
Qua việc thực hiện kiểm soát cấp phát thanh toán chi NSNN, KBNN góp phần
tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của cơ quan Tài chính trong lĩnh vực NSNN,
tăng cường kỷ luật tài chính, đổi mới và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên
Ngân sách Nhà nước qua KBNN
Chi thường xuyên NSNN là hoạt động liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực, nhiều cấp, nhiều đơn vị, cá nhân trong xã hội. Do vậy, việc kiểm soát chi thường
xuyên NSNN chịu sự tác động của nhiều nhân tố với mức độ và phạm vi khác nhau.

Tuy nhiên, những nhân tố ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến hoạt động
quản lý chi thường xuyên qua KBNN có những nhân tố sau:
1.3.1. Các nhân tố khách quan


14
- Dự toán: Đây là căn cứ đầu tiên, bước đầu tiên để KBNN tiến hành kiểm soát
hay cấp phát bất cứ một khoản chi thường xuyên nào. Dự toán ngân sách đảm bảo
được tiến độ, chất lượng thì việc kiểm soát chi của KBNN càng có hiệu quả bấy nhiêu.
Các khoản chi nếu đủ điều kiện sẽ được ghi chi ngân sách ngay, không để tồn đọng
tạm ứng ngân sách. Trong năm việc điều chỉnh dự toán càng giảm thiểu thì tính chất,
bản chất các khoản chi, cũng như tình hình sử dụng NSNN vào các mục tiêu sẽ phản
ánh chính xác hơn qua các báo cáo sử dụng ngân sách định kỳ.
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật là cơ sở để thực
hiện và đánh giá việc thực hành quản lý chi tiêu công đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm
chống lãng phí. Căn cứ vào hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ do cơ quan có thẩm
quyền như Bộ trưởng, cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, quy định các đơn vị sử
dụng ngân sách xây dựng dự toán và thực hiện chi tiêu theo các mức, tiêu chuẩn, chế
độ, … Các chế độ, tiêu chuẩn có hợp pháp, khoa học theo kịp với các điều kiện kinh
tế, xã hội, sự tiến bộ về khoa học công nghệ thì việc xây dựng dự toán mới chính xác,
đầy đủ, là cơ sở để các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện có hiệu quả, đúng luật, cơ
quan tài chính, KBNN có cơ sở thẩm định và kiểm soát các khoản chi một cách đầy đủ
và chính xác, tránh tạo khe hở cho việc sử dụng ngân sách một cách lãng phí, không
đúng chế độ. Một mặt tạo cho đơn vị không gặp khó khăn, xoay sở tìm cách hợp pháp
hóa các khoản chi không đủ tiêu chuẩn, định mức.
- Sự phối hợp với các cơ quan liên quan: Việc phối hợp với các các quan liên
quan như : Tài chính, UBND, … có sự ảnh hưởng khá lớn trong công tác kiểm soát
chi. Trước hết phải nói tới công tác quản lý dự toán, việc các cơ quan có trách nhiệm
thông báo dự toán cho KBNN đúng thời hạn, hạn chế việc bổ sung, sửa đổi làm cho

công tác kiểm soát chi trở nên tốt hơn.
Trong quá trình kiểm soát căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan, cơ
quan tài chính và KBNN cùng kết hợp để theo dõi, kiểm soát các khoản chi của đơn vị,
nhưng cũng tránh việc ‘lấn sân’, gây phiền hà cho các đơn vị, đồng thời tránh việc cơ
quan kiểm soát này chủ quan, ỷ lại vào cơ quan kiểm soát kia tạo sơ hở trong quá trình
kiểm soát.
-Ý thức chấp hành Luật ngân sách của các đơn vị sử dụng NSNN: Hiện nay,
Chính phủ đã tạo sự tự chủ trong việc sử dụng cho các đơn vị hành chính,… ngay từ


15
cái tên đơn vị sử dụng ngân sách thay cho đơn vị thụ hưởng ngân sách như trước kia
đã nói lên điều đó. Các đơn vị có ý thức được việc mình sử dụng ngân sách như thế
nào sao cho đúng luật, đúng quy trình chịu sự kiểm soát của các đơn vị chức năng như
KBNN, tài chính thì việc kiểm soát chi NSNN mới có chất lượng cao. Sự hợp tác của
các đơn vị làm cho cán bộ làm công tác kiểm soát chi hiểu rõ bản chất các khoản chi,
đặc điểm tình hình hoạt động đặc thù của đơn vị thì việc thì việc kiểm soát chi mới
thực sự có chiều sâu. Để có được ý thức chấp hành kỷ luật tài chính, thủ trưởng đơn vị,
kế toán trưởng của mỗi đơn vị phải có hiểu biết và chế độ kế toán, điều đó là nền tảng,
cơ sở để công tác chi ngân sách mới có hiệu quả và đảm bảo yêu cầu.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
- Chức năng nhiệm vụ của KBNN: Việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN đòi
hỏi phải có một vị thế, vai trò to lớn hơn. Vì vậy, việc quy định rõ chức năng, nhiệm
vụ của KBNN một cách rõ ràng, cụ thể sẽ tăng cường được vị thế, vai trò của KBNN;
đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ: Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm soát
chi đòi hỏi có trình độ, am hiểu và nắm vững nghiệp vụ là cơ sở kiểm soát các khoản
chi một cách chặt chẽ, nhưng không của quyền, hách dịch. Thủ trưởng KBNN phải có
cơ chế quản lý cán bộ tránh gây sách nhiễu, lợi dụng việc công nhằm tư lợi cá nhân.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Hoàn thiện thệ thống kế toán và quyết toán NSNN;

hiện đại hóa công nghệ thanh toán trong nền kinh tế và của KBNN, hệ thống thông tin
phải nhanh mạnh, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách ngày càng minh bạch, đầy
đủ, kịp thời.


16

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC YÊN KHÁNH TỈNH NINH BÌNH
2.1. Tổng quan về KBNN Yên Khánh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Huyện Yên Khánh nằm ở phía đông nam tỉnh Ninh Bình, là huyện đồng bằng
được phù sa bồi đắp của sông Đáy. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 137,9 km2, dân số
143.131 người, mật độ dân số 1.038 người/km 2. Gồm có 01 Thị trấn và 18 xã. Kinh tế
thế mạnh chủ yếu của huyện là nông nghiệp, cơ sở vật chất còn yếu và thiếu.
KBNN Yên Khánh được thành lập theo Quyết định số 1128/QĐ/BTC ngày 14
tháng 8 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
03/9/1994. Đến nay bộ máy nhân sự của KBNN Yên Khánh gồm 15 cán bộ, công
chức, trong đó có 13 cán bộ nghiệp vụ, lãnh đạo, 2 cán bộ bảo vệ. Cùng với sự phát
triển của hệ thống KBNN, chức năng nhiệm, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN
Yên Khánh không ngừng được hoàn thiện.
2.1.2. Mô hình tổ chức
Theo Quyết định số 163/ QĐ-KBNN ngày 17/3/2010 của Tổng Giám đốc KBNN
Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với KBNN Yên Khánh có:
+ Cơ cấu tổ chức các phòng(bộ phận)được tổ chức theo mô hình sau:

Ban Giám đốc


Bộ Phận

Bộ phận

Bộ Phận

THHC

Kế toán

Kho quỹ

KBNN không ngừng lớn mạnh và vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao, hiện
nay KBNN huyện Yên Khánh bao gồm 15 cán bộ trong đó bao gồm:
+ Giám đốc: chịu trách nhiệm chung, trực tiếp phụ trách bộ phận THHC.


17
+ Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc, trực tiếp phụ trách bộ phận kế toán, kho quỹ.
+ Tổ kế toán: 7 người.
+ Tổ kho quỹ: 2 người.
+ Tổ THHC: 4 người
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Yên Khánh
1. Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn, hạch toán
các khoản thu cho các cấp ngân sách.
KBNN huyện có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp
NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định
của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa
bàn theo quy định của pháp luật.

Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các
điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được giao; quản lý các
khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản, các loại chứng chỉ
có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN huyện.
4. Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.
5. Quản lý ngân quỹ KBNN huyện theo chế độ quy định.
6. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN huyện.
7. Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng
chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN
huyện.
8. Mở, quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN huyện tại ngân hàng thương mại
trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.
9. Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên KBNN tại KBNN
huyện.
10. Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước: hạch toán kế toán về thu, chi
NSNN, các quỹ tài chính do KBNN huyện quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký
cược, ký quỹ, tiền, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và các đơn


18
vị, cá nhân gửi tại KBNN huyện, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ theo quy
định của pháp luật; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN huyện.
11. Thực hiện công tác điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công
tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; thống kê, báo cáo, quyết toán
các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN huyện.
12. Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN
huyện.
13. Thực hiện công tác tiếp công dân tại KBNN huyện theo quy định.

14. Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ,
hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN huyện theo quy định.
15. Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; Thực hiện
nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai
hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ
khách hàng.
16. Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN huyện theo quy định.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN tỉnh giao.
2.1.3. Tình hình thu - chi Ngân sách Nhà nước tại KBNN Yên Khánh tỉnh Ninh
Bình
2.1.3.1. Thu Ngân sách địa phương
Huyện Yên Khánh được tái lập tháng 9/1994 tách ra từ huyện Tam Điệp nên kinh
tế vẫn là một huyện còn nghèo, lao động chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cơ sở vật chất
còn yếu và thiếu vì thế số thu ít, chủ yếu hàng năm vẫn phải dựa vào thu bổ sung
NSNN của cấp trên để cân đối thu-chi NSNN của toàn huyện.
Bảng 2.1: Thu NSNN qua KBNN Yên Khánh giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị: Triệu đồng

Cấp ngân sách
Trung ương:
Tỉnh:
Huyện:
- Thực thu
- Bổ sung từ NS cấp trên
Xã:
- Thực thu
- Bổ sung từ NS cấp trên

2010
124

4.586
235.993
63.983
172.010
79.389
42.343
37.046

2011
81
4.779
258.948
56.181
202.767
72.763
25.428
47.335

2012
174
3.511
379.052
66.599
312.453
110.668
25.317
85.351

2013


2014

93
6.995
445.243
68.756
376.487
123.031
21.043
101.988

100
16.063
417.877
58.300
359.577
133.158
23.061
110.097

(Nguồn: số liệu KBNN Yên Khánh)


19
Từ việc phân tích số liệu thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Yên
Khánh qua các năm từ 2010-2014 cho thấy thu Ngân sách địa phương tăng đều qua
các năm, tuy nhiên số thu đó chỉ đáp ứng được một phần trong cơ cấu chi NSNN.
2.1.3.2. Chi Ngân sách địa phương
Luật NSNN (sửa đổi năm 2002) có hiệu lực từ năm 2004, đã góp phần quan
trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, tăng cường khả năng và tiềm lực cho đất

nước. Luật ngân sách ra đời, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN đã từng bước
đi vào nề nếp, chủ động và hiệu quả hơn, đã bước đầu phân định trách nhiệm, quyền
hạn của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong việc thành lập, chấp hành, kế toán và
quyết toán NSNN. Việc quy định hệ thống NSNN gồm 4 cấp ngân sách với những
nguồn thu và nhiệm vụ chi tương đối cụ thể giữa ngân sách trung ương và ngân sách
địa phương, đã tạo điều kiện cho địa phương chủ động hơn trong điều hành NSNN.
Các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu được ban hành, cùng với thực hiện quy trình
kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN đã từng bước góp phần quản
lý chi tiêu có hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế khác khoản chi sai chế độ.
Chi thường xuyên NSNN tại KBNN Yên Khánh từ năm 2010 đến năm 2014
không ngừng gia tăng, điều này thể hiện rõ theo số liệu báo cáo như sau:
Bảng 2.2: Chi thường xuyên NSNN các cấp tại KBNN Yên Khánh
Đơn vị: Triệu đồng

Cấp ngân sách

2010

2011

2012

2013

2014

Trung ương

73.384


81.192

99.080

108.959

114.857

Tỉnh

17.502

20.462

28.795

41.168

42.583

Huyện

109.290

181.670

225.659

242.289


249.745



42.501

51.660

88.731

97.592

112.518

(Nguồn: số liệu KBNN Yên Khánh)


×