Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.98 KB, 12 trang )

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Trang
Lời mở đầu
I. Cơ sở lý luận của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn………..
1. Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng………………………………..
2. Quyền sở hữu nhà ở đối với vợ chồng thuộc sở hữu chung………………..
3. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – nguyên tắc chia
nhà ở là tài sản chung của vợ chồng…………………………………………..
II. Thực tiễn về việc phân chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn……………………………………………………………………………
1. Thực tế chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn………………
2. Đường lối giải quyết tranh chấp về nhà ở của vợ chồng khi ly hôn………..
Kết luận………………………………………………………………………
Danh mục tài liệu tham khảo
3
2
2
5
7
8
7
8
1
Xuất phát từ tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình, đồng thời
cũng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ chồng về vấn đề tài sản, luật hôn
nhân và gia đình quy định các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng. Đó
là: chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; chia tài sản chung
của vợ chồng khi vợ, chồng chết và chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ
chồng ly hôn.
Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là một vấn đề phức tạp, thường có


nhiều tranh chấp giữa vợ chồng khi ly hôn và gặp nhiều vướng mắc trong thực
tiễn xét xử nhiều năm qua ở nước ta. Trong đó, vấn đề chia nhà ở là tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn là phức tạp, rắc rối hơn cả. Tuy không phải là
đề tài mới, nhưng nó vẫn luôn mang ý nghĩa thiết thực lớn trong đời sống xã
hội hiện nay, là vấn đề cần được xem xét và nghiên cứu cụ thể. Chính vì vậy
em đã chọn đề tài: “ Chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly
hôn”.
Do đây là một đề tài lớn và em đã cố gắng trình bày vấn đề này một cách
ngắn gọn, cô đọng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cũng như các bạn. Em xin chân
thành cảm ơn !
I/ Cơ sở lý luận về việc chia tài sản chung của vợ chồng khi
vợ chồng ly hôn:
2
Cuộc sống chung giữa vợ chồng khi quan hệ hôn nhân được xác lập đòi
hỏi phải có một khối tài sản nhằm bảo đảm nhu cầu đời sống của gia đình.
Thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ chồng, nghĩa vụ chăm sóc
lẫn nhau giữa vợ chồng… Kế thừa và phát triển quy định của Luật hôn nhân
và gia đình năm 1986 về tài sản chung và quyền của vợ chồng đối với tài sản
chung (điều 15, 16), Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dự liệu về căn
cứ, nguồn gốc và thành phần các loại tài sản trong khối tài sản chung của vợ
chồng. Các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề tài
sản chung của vợ chồng đã tương đối cụ thể, dễ vận dụng hơn nhiều so với
trước đây.
1. Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng:
Khoản 1 điều 27 Luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung
của vợ chồng. Theo đó, việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải
dựa vào nguồn gốc phát sinh tài sản. Cụ thể, tài sản chung của vợ chồng
bao gồm những tài sản sau:
_ Tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.

_ Thu nhập của vợ chồng do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh.
_ Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo
Nghị quyết số 02 ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao thì “Thu nhập hợp pháp khác” là tiền thưởng, tiền trợ cấp,
tiền trúng thưởng xổ số có được hay những tài sản mà vợ chồng xác lập
quyền sở hữu theo quy định của BLDS năm 2005 như: xác lập quyền sở
hữu với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu (điều 239);
xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy
(điều 240); xác lập quyền sở hữu do người khác đánh rơi, bỏ quên (điều
241); xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc (điều 242); quyền
sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc (điều 243); xác lập quyền sở hữu đối
với vật nuôi dưới nước (điều 244).
_ Tài sản được tặng, cho chung.
_ Tài sản được thừa kế chung.
_ tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà
vợ hoặc chồng được thừa kế riêng hay được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn
nhân nhưng vợ chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung hoặc theo
pháp luật quy định là tài sản chung.
Theo quy định tại điều 219 của BLDS năm 2005 và điều 27 của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000, tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở
hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu
3
chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác
định đối với tài sản chung. Do vậy, bình thường chúng ta không thể xác định
được phần tài sản nào là của vợ, phần tài sản nào là cỉa chồng trong khối tài
sản chung hợp nhất, chỉ khi nào có sự phân chia tài sản chung của vợ chồng
thì mới xác định được phần tài sản của từng người trong khối tài sản chung
đó.
Vì vậy, pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng chỉ
căn cứ vào nguồn gốc, thời điểm phát sinh tài sản mà không căn cứ vào công

sức đóng góp của mỗi người vào việc tạo dựng và phát triển khối tài sản đó.
Có thể do điều kiện sức khỏe, đặc điểm công việc và nghề nghiệp nên sự
đóng góp công sức của vợ chồng vào việc xây dựng khối tài sản chung
không ngang bằng nhau, nhưng quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung
vẫn ngang bằng nhau. Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do
công sức của cả hai vợ chồng trực tiếp tạo ra, có thể chỉ do vợ hoặc chồng
trực tiếp tạo ra, có thể chỉ do vợ hoặc chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân.
2. Quyền sở hữu nhà ở của vợ chồng thuộc sở hữu chung:
Quyền sử dụng nhà ở là loại tài sản mang tính đặc thù riêng. Thông
thường, quyền sử dụng nhà ở là tài sản có giá trị lớn hoặc đem lại thu nhập
chính cho vợ chồng. Vì vậy, để tránh những vướng mắc khi giải quyết các
tranh chấp về việc chia nhà ở, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã khẳng
định quyền sử dụng nhà ở mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng.
Theo Nghị quyết số 02 ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao, những tài sản có giá trị lớn và quan trọng như nhà ở, quyền
sử dụng đất…thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ
và chồng. Đây chính là căn cứ pháp lý để xác định tài sản chung của vợ
chồng khi có tranh chấp. Đối với những tài sản mà vợ chồng đang có tranh
chấp nhưng không chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng của một bên
thì tàu sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Quy định này phù hợp với
nguyên tắc khuyến khích tăng khối tài sản chung nhằm bảo đảm nhu cầu
chung của gia đình và cũng nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của vợ chồng.
Đối với tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt (khoản 2 điều 219
BLDS năm 2005 và khoản 1 điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
Như vậy, về nguyên tắc, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau
trong việc xây dựng, phát triển và duy trì khối tài sản, đồng thời, họ cũng có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.

4
Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong
việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài
sản chung để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn vạc thỏa thuận
(điều 28 Luật hôn nhân và gia đình). Như vậy, mọi giao dịch dân sự có liên
quan đến tài sản có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình thì
vợ chồng cần phải bàn bạc, thỏa thuận với nhau thì những giao dịch đó mới
có giá trị pháp lý. Đối với những giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có
giá trị không lớn hoặc để phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình
thì chỉ cần một bên vợ hoặc chồng thực hiện hoặc đương nhiên coi là có
đồng ý của bên kia. Trong trường hợp vì lý do nào đó mà chỉ có một bên vợ
hoặc chồng thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng nhằm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của gia đình
thì bên kia chịu trách nhiệm liên đới (điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000). Quy định này khẳng định quyền tự chủ của vợ, chồng trong việc thực
hiện các giao dịch dân sự nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày của
gia đình cũng chính là nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, đồng thời cũng
khẳng định trách nhiệm của bên kia đối với các hành vi dân sự hợp pháp do
vợ hoặc chồng mình thực hiện vì lợi ích chính đáng của gia đình.
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý và sử
dụng tài sản chung. Vợ, chồng sử dụng tài sản chung của vợ chồng đương
nhiên được coi là có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng.
Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ bình đẳng của vợ, chồng đối với tài
sản chung là nhằm bảo vệ khối tài sản chung, tránh những trường hợp một
trong hai vợ chồng có hành vi phá tán tài sản chung, hủy hoại tài sản chung
hoặc tự mình thực hiện những giao dịch dân sự làm tổn thất khối tài sản
chung, ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình và của người kia. Đồng thời,
quy định này còn khẳng định quyền bình đẳng về mọi mặt của vợ chồng
trong quan hệ gia đình.

Như vậy, luật hôn nhân và gia đình đã xác định thời điểm hình thành và
nguồn gốc phát sinh tài sản chung của vợ chồng. Kể từ sau khi kết hôn,
những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp của vợ chồng, tài sản
mà vợ chồng mua sắm được từ những thu nhập hợp pháp đều thuộc sở hữu
chung hợp nhất của vợ chồng mà không phụ thuộc vào công sức đóng góp
của vợ, chồng nhiều hay ít, có lao động trực tiếp hay không. Đồng thời, pháp
luật còn quy định các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản
chung và mục đích của việc sử dụng tài sản là nhằm đáp ứng nhu cầu chung
của gia đình, đảm bảo cho vợ chồng cùng nhau xây dựng gia đình và lao
động tạo ra tài sản vì lợi ích chung của gia đình. Những quy định đó còn là
cơ sở trong việc chia tài sản chung của vợ chồng.
5

×