NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KIỂM
TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM
3.1 Nhận xét đối với qui trình kiểm toán thuế GTGT của công ty TNHH
KPMG Việt Nam
3.1.1 Nhận xét chung
Trong quá trình hội nhập toàn cầu của Việt Nam hiện nay, các công ty kiểm
toán đã thật sự phát huy vai trò của mình trong việc kiểm tra kiểm soát và góp
phần đảm bảo tính minh bạch trong hoạt dộng của thị trường. Trong suốt 13 năm
hoạt động, KPMG là một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới có mặt tại
Việt Nam cùng với phương pháp kiểm toán KAM được cập nhật bởi một bộ phận
kỹ thuật quốc tế, đảm bảo cho hoạt động kiểm toán KPMG có tính hệ thống và
hiệu quả.
Mặc dù vậy, từ thực tế môi trường hoạt động kiểm toán tại Việt Nam hiện
nay, ta nhận thấy công ty KPMG cũng gặp những khó khăn nhất dịnh trong quá
trình hoạt động, tạo ra sự hạn chế trong việc phát huy và hoàn thiện phương pháp
kiểm toán của mình.
▪ Từ phía Nhà nước
Sự ra đời của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã góp phần cho hoạt động
kiểm toán nhưng cho tới nay chỉ có 27 chuẩn mực được ban hành. Mặt khác những
qui định, thông tư ban hành về chế độ kế toán thiếu thống nhất và luôn đổi mới,
nhiều trường hợp chưa phù hợp với thực tiễn thậm chí còn chông chéo, trái ngược
nhau. Thực tế trên khiến hoạt động kiểm toán tiến hành chưa đồng bộ và KTV gặp
nhiều khó khăn trong việc áp dụng các chuẩn mực kiểm toán, qui định của Việt
Nam và Quốc tế.
▪ Từ phía doanh nghiệp
Trong thời gian qua, khái niệm kiểm toán đã được nhắc đến thường xuyên
hơn, các doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn vai trò của kiểm toán nhưng nhìn chung các
doanh nghiệp vẫn chưa thấy hết tầm quan trọng và sự cần thiếu của kiểm toán
BCTC đối với hoạt động kinh doanh của mình. Do đó còn nhiều doanh nghiệp
chưa thực hiện việc kiểm toán một cách tự nguyện mà thường được yêu cầu tiến
hành kiểm toán do đặc thù hoạt động kinh doanh và tính chất của doanh nghiệp ví
dụ như các công ty đã niêm yết, công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt
Nam. Điều này dẫn đến một số doanh nghiệp vẫn có thái độ dè dặt, thiếu tin
tưởng, không hợp tác với công ty kiểm toán như che dấu, không cung cấp đầy đủ
tài liệu theo yêu cầu kiểm toán. Mặt khác, mức phí kiểm toán còn cao cũng chưa
khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện thực hiện kiểm toán.
3.2.2 Nhận xét về qui trình kiểm toán thuế GTGT tại công ty KPMG Việt
Nam
3.1.2.1 Ưu điểm
KAM là phương pháp kiểm toán riêng của KPMG nhưng cũng tuân theo lý
thuyết kiểm toán chuẩn, đồng thời phát triển một cách phù hợp và khoa học: Quy
trình kiểm toán trong KAM khác ở hình thức phân chia giai đoạn thực hiện kiểm
toán thành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện thử nghiệm cơ bản.
Các bước kiểm toán trong giai đoạn thực hiện thử nghiệm cơ bản được phân tách
rõ ràng và chi tiết như xác định rủi ro tiềm tàng, đánh giá tính trọng yếu…tạo
thuận lợi cho KTV có thể thực hiện một cách đồng bộ các thủ tục, giảm thiểu các
thiếu sót thủ tục khi kiểm toán.
Mặc dù hệ thống thuế giữa các quốc gia là khác nhau nhưng KAM cũng được
điều chỉnh để phù hợp với hệ thống thuế từng quốc gia. KAM được thiết kế như
vậy để giảm thiểu khó khăn trong quá trình thực hiện kiểm toán thuế nói chung và
thuế GTGT nói riêng sau khi được nghiên cứu và bổ sung dựa trên đặc điểm thuế
của từng quốc gia.
Qua thực tế qui trình kiểm toán thuế GTGT của hai khách hàng có thể thấy
qui trình kiểm toán thuế GTGT có nhiều ưu điểm phù hợp với yêu cầu kiểm toán
thuế GTGT hiện nay:
Thứ nhất, về nhân viên kiểm toán khoản mục thuế: Do thuế là một phần
hành quan trọng và có tính chất phức tạp bao gồm nhiều loại thuế đồng thời đòi
hỏi KTV phải nắm chắc các luật và qui định hiện hành về thuế và chính sách kế
toán liên quan. Vì vậy, KPMG phân công KTV đảm trách khoản mục thuế là
những KTV có ít nhất 2 năm kinh nghiệm và có hiểu biết sâu sắc với các luật thuế
hiện hành. Đồng thời, nhóm kiểm toán thuế của KPMG thường có sự hỗ trợ của
chuyên gia thuế và nhân viên phân tích rủi ro thông tin (IRM) để đảm bảo giải
quyết được những trường hợp phức tạp và tư vấn cho KTV những thông tin cập
nhật nhất về luật thuế hiện hành. Đặc biệt KPMG có hệ thống thông tin nội bộ để
cập nhật đầy đủ và kịp thời tất cả các văn bản thuế mới nhất để đảm bảo sự tiếp
cận của từng nhân viên đối với các luật thuế hiện hành và hỗ trợ tốt quá trình áp
dụng luật thuế vào kiểm toán thuế GTGT. Công ty đặc biệt chú trọng đến việc đào
tạo KTV qua các kì thực tập, các khóa hoc nhằm nâng cao kĩ thuật kiểm toán và
kiến thức chung (như đạo đức nghề nghiệp, công nghệ thông tin,…) và khóa học
ACCA.
Thứ hai, qui trình kiểm toán thuế GTGT kết hợp hiệu quả giữa các phần
hành: Thông thường qui trình kiểm toán được tiếp cận dựa vào các khoản mục
hoặc các chu trình. Qua thực tế kiểm toán của hai khách hàng A và B, KPMG kết
hợp cả hai cách tiếp cận này để phân chia các qui trình kiểm toán thành các phần
hành nhằm đảm bảo cho KTV tiếp cận BCTC nhanh và tốn ít chi phí. Trong quá
trình kiểm toán thuế GTGT, KPMG chú trọng tới sự phối hợp giữa các KTV thực
hiện các phần hành với nhau làm giảm bớt và tránh trùng lặp các thủ tục kiểm tra
chi tiết. KTV phụ trách phần hành này vừa đảm bảo được sự phân tách độc lập của
khoản mục thuế vừa kết hợp với các KTV khác trong nhóm trong việc phân tích
mối quan hệ chặt chẽ giữa thuế GTGT và các khoản mục liên quan như chi phí,
doanh thu, tài sản để kiểm tra được xu hướng và tính toán lại sự biến động của
thuế GTGT.
Thứ ba, qui trình kiểm toán thuế GTGT được thực hiện theo đúng kế
hoạch đã lập và áp dụng linh hoạt cho các khách thể kiểm toán. Qui trỉnh kiểm
toán được xây dựng cụ thể trong chương trình kiểm toán giúp nhóm kiểm toán
thực hiện công việc đúng trình tự, khoa học và rút ngắn thời gian đồng thời đảm
bảo dược sự bao quát của trưởng nhóm đến quá trình làm việc của các thành viên
trong nhóm. Quá trình này được thực hiện theo các giai đoạn sau:
• Giai đoạn lập kế hoạch
Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã nêu
rõ vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch được trong quá trình kiểm toán.Quá
trình này được trình bày chi tiết trên các GTLV nhờ vậy công việc kiểm toán được
thực hiện đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, đặc biệt đối với các khách
hàng lâu năm và khách hàng có quy mô lớn, phức tạp, giai đoạn này giảm thiểu rủi
ro cho bước tiếp theo là thực hiện kiểm toán. Đồng thời trưởng nhóm cũng phân
công người đảm trách các phần việc rõ ràng trong quá trình lập kế hoạch. Trong
giai đoạn này, KTV nắm được các thông tin cơ bản về khách hàng, đánh giá được
rủi ro và tính trọng yếu. Chương trình kiểm toán được triình bày và thực hiện qui
chuẩn cho tất cả các khách hàng. Thực tế cho thấy thông qua việc tìm hiểu hệ
thống kiểm soát nội bộ kết hợp với các đánh giá chung của KPMG, công ty đã
giúp nhiều khách hàng hòan thiện hơn công tác kế toán và nâng cao tính hiệu lực
của hệ thống kiểm soát nội bộ bằng những đề xuất kịp thời thể hiện trong thư quản
lý.
• Giai đoạn thực hiện kiểm toán
KTV thực hiện các thủ tục kiểm tra trong giai đoạn này tuân thủ chặt chẽ
các bước trong giai đoạn lập kế hoạch, có sự đối chiếu giữa các GTLV và dẫn
chiếu tới các chứng từ liên quan. Các GTLV được trình bày một cách qui chuẩn và
có hệ thống, tạo thuận lợi cho trưởng phòng kiểm toán và nhóm trưởng kiểm tra
soát xét lại.Vì mỗi công ty có những đặc thù khác nhau nên KPMG thiết kế thủ tục
kiểm tra chi tiết một cách linh hoạt phù hợp với sự thay đổi về khoản mục thuế
GTGT cũng như họat động kiểm soát nội bộ của khách hàng, mặt khác vẫn đảm
bảo tuân theo các bước của chương trình kiểm toán chung cho thuế GTGT. Trong
giai đoạn này, KTV đã kết hợp kết quả kiểm toán giữa các chu triình liên quan để
những biến động phù hợ và hạn chế sai sót tối đa.
• Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Việc tổng hợp, lập báo cáo và soát xét chất lượng thông qua nhiều cấp kiểm
toán được thực hiện hiệu quả. KTV đảm nhiệm phần hành thuế GTGT trình bày
đầy đủ, rõ ràng kèm theo các bằng chứng kiểm toán lưu trong file – PBC (prepared
by client) gồm các tài liệu được cung cấp bởi khách hàng. Kết thúc quá trình kiểm
toán thuế GTGT, các bút toán điều chỉnh đều được thảo luận kĩ lưỡng trong nhóm
kiểm toán và giám đốc kiểm toán, nhờ vậy quyết định kiểm toán được đưa ra
mang tính chính xác cao. Báo cáo kiểm toán đảm bảo chất lượng về trình bày cũng
như sô liệu và được hoàn thiện đúng thời hạn kiểm toán. Mặt khác, đa số các
khách hàng lớn của KPMG là khách hàng nước ngoài, nên việc ra báo cáo kiểm
toán của KPMG thường phù hợp với 2 hình thức báo cáo là BCTC theo tiêu chuẩn
báo cáo kế toán Việt Nam và IFRS (International Financial reporting standard)
tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế, do vậy KTV tại KPMG luôn yêu cầu vững
kiến thức khi ra báo cáo dưới hai hình thức trên tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Thứ tư, sự linh hoạt của KTV trong việc lựa chọn thủ tục kiểm toán từ
chương trình kiểm toán chọn mẫu. KPMG có sự dụng chương trình kiểm toán
chọn mẫu để hỗ trợ trong việc thực hiện kiểm tra chi tiết. Số lượng mẫu chọn sẽ
phù hợp với từng đặc điểm riêng của khoản mục thuế GTGT của công ty. KTV có
thể tự thiết kế thủ tục các thủ tục kiểm tóan bổ sung nếu nhóm kiểm toán đánh giá
thủ tục đưa ra trong chương trình kiểm toán mẫu chưa bao quát hết các sai sót tiềm
tàng có liên quan hoặc chưa đủ các hướng dẫn cần thiết để phục vụ cho việc kiểm
tra tài khoản này. Mặt khác dựa vào kinh nghiệm của KTV cũng có thể thực hiện
các thủ tục kiểm toán thay thế tùy theo đặc điểm thực tế của từng khách hàng. Ví
dụ như nếu việc tính toán lại khoản mục thuế GTGT gặp khó khăn vì không đủ tài
liệu hoặc mất nhiều thời gian thì KTV có thể tiến hành các bước kiểm tra chi tiết
khác như đối chiếu với các chứng từ liên quan.
Thứ năm, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán đạt hiệu quả. Chất lượng
kiểm toán luôn là mục tiêu hàng đầu của KPMG. Do vậy công việc kiểm soát chất
lượng được tiến hành rất cẩn thận. Qua nghiên cứu qui trình kiểm toán kiểm toán
thuế GTGT trong kiểm toán BCTC có thể thấy việc kiểm soát chất lượng được
thực hiện từ khâu lập kế hoạch đến giai đoạn kết thúc kiểm toán. KTV cao cấp của
nhóm kiểm toán sẽ soát xét chi tiết từng GTLV. Việc kiểm soát này sẽ là cơ sở cho
những lần soát xét tiếp theo để đảm bảo tất cả các GTLV chứa đựng các thông tin
đầy đủ, rõ ràng về các thủ tục kiểm toán và các kết luận đạt được. Quá trình làm
việc của các KTV đều được cấp trên đánh giá và dựa vào đó để xêt khen thưởng
và nâng cấp bậc, vì vậy, bản thân mỗi KTV đều cố gằng thực hiện đạt chất lượng
tốt trong quá trình kiểm toán.
3.1.2.2 Hạn chế
Kiểm toán thuế GTGT luôn là một phần hành phức tạp và đòi hỏi KTV phải
có trình độ chuyên sâu. Mặc dù KPMG đã có nhiều cải tiến trong phương pháp
kiểm toán, tuy nhiên quá trình này không tránh khỏi những khó khăn tạo ra những
mặt hạn chế nhất định.
Quá trình thực hiện thủ tục cơ bản trong kiểm toán thuế GTGT chưa áp
dụng thủ tục phân tích xu hướng và tỉ suất một cách hiệu quả. Thủ tục phân tích
chỉ bao gồm thủ tục tính toán lại thuế GTGT, do đó KTV tập trung nhiều vào thủ
tục kiểm tra chi tiết trong phần hành này.
Kiểm toán thuế GTGT được thực hiện cùng với việc am hiểu rất nhiều văn
bản thuế theo qui đình của Việt Nam. Trong khi đó, hệ thống thuế nước ta hiện nay
đang trong giai đoạn hoàn thiện, hệ thống các văn bản phức tạp và thường xuyên
đổi mới. Cơ chế thuế quá phức tạp và trùng lặp, khung thuế suất quá rộng trong
khi danh mục các đối tượng chịu thuế và các văn bản hướng dẫn không đầy đủ, rõ
ràng; ranh giới giữa các loại thuế, giữa thuế và phí khỏng rõ ràng gây trở ngại cho
công tác hạch toán. Điều đó dẫn tới khó khăn của KTV trong việc cập nhật các
luật thuế mới nhất để áp dụng vào kiểm toán thuế GTGT. Chưa kể tới sự trợ giúp
của chuyên gia thuế đôi khi tốn nhiều thời gian. Luật thuế chưa hoàn thiện cũng
gây cản trở cho kế toán trong việc áp dụng vào hoạt động kế toán của doanh
nghiệp và hạn chế trong việc thay đổi cách ghi nhận của kế toán cho phù hợp với
luật thuế hiện hành.. Đối với kiểm toán BCTC của nhiều năm thì sự phức tạp này
còn thể hiện rõ hơn khi đồng thời áp dụng các luật thuế của các năm trước và năm
nay. Bản thân khách hàng gặp khó khăn trong việc tuân thủ đúng qui định pháp
luật về thuế dẫn đến ghi nhận chưa chính xác và điều chỉnh phức tạp.
Công ty gặp khó khăn trong vấn đề nhân sự. Trong khi phần hành thuế
thường được giao cho KTV kinh nghiệm thực hiện thì số nhân viên có kinh
nghiệm ít nhất hai năm kiểm toán lại ra đi nhiều do những nguyên nhân khách
quan và chủ quan, dẫn đến nguồn nhân lực của KPMG luôn thiếu, KTV thường
xuyên phải làm việc gấp nhiều lần để kịp tiến độ, đôi khi làm ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm toán. Thực tế, trưởng nhóm vẫn phải giao cho những KTV ít năm kinh
nghiệm hơn để thực hiện kiểm toán phần hành thuế cũng vì nguyên nhân trên.
Mặt khác, đôi khi giám đốc kiểm toán chỉ quan tâm về mặt số lượng các
hợp đồng kiểm toán, thiếu sự cân nhắc khi lựa chọn khách hàng để kiểm toán. Nên
khối lượng công việc của KTV là quá lớn, cuộc kiểm toán của khách hàng trước
chưa kết thúc đã phải đồng thời thực hiện kiểm toán của khách hàng tiếp theo để
kịp với thời hạn ra báo cáo. Đồng thời do chính sách nhân sự chưa tốt làm giảm
chất lượngvà hiệu quả kiểm toán cũng như gây áp lực cho các KTV.
Khó khăn cũng xuất phát từ phía khách hàng như năng lực của kế toán và
nhận thức về tầm quan trọng của kiểm toán đối với doanh nghiệp. Do không hiểu
được mục đích của công việc kiểm toán nên còn nhiều doanh nghiệp thiếu hợp tác
giữa kế toán và KTV. Đồng thời hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng kém
cũng làm hạn chế sự tiếp cận của kiểm toán, và thông tin từ khách hàng đó cũng
thiếu sự tin cậy trong khi kiểm toán chỉ có thể phát hiện được rủi ro và hạn chế
trong việc phát hiện ra những gian lận của khách hàng.
KPMG toàn cấu đã thiết kế phần mềm chọn mẫu MUS để áp dụng trong
việc chọn mẫu kiểm toán. Để sử dụng phần mềm này cần nhập các dữ liệu gồm
mức độ trọng yếu - SMT, rủi ro kiểm soát, qui mô tổng thể và các thông số khác
liên quan. Tất cả những dữ liệu này đều phải ở dạng file máy tính. Tuy nhiên, đối
với một số khách hàng có hệ thống kế toán thủ công, việc thực hiện chọn mẫu
bằng chương trình MUS gặp khó khăn vì không có dữ liệu đầu vào dạng file mềm,
khi đó KTV buộc phải thực hiện chọn mẫu theo nhận định chủ quan làm thiếu tính
chính xác và hiệu quả. Đôi khi KTV phải dựa vào các dữ liệu trên giấy mà khách
hàng cung cấp để tạo ra các file dữ liệu phù hợp với phương pháp kĩ thuật kiểm
toán gây tốn kém nhiều chi phí và giảm tiến độ hoàn thiện kiểm toán. Mặt khác,
kết quả chọn mẫu thường KTV chỉ trình bày số lượng mẫu chọn trên GTLV mà
chưa trình báy quá trình sử dụng phương pháp chọn mẫu, các phần tử mẫu chọn
như thế nào. Như vậy khiến việc soát xét hồ sơ kiểm toán sẽ thiếu căn cứ để xem
xét đối với việc kiểm tra mẫu chọn cũng như trong đánh giá độ tin tưởng của công
việc kiểm tra chi tiết và trình độ chuyên môn của người thực hiện.
Mặc dù KPMG có phương pháp kiểm toán KAM chỉ thiết kế với những qui
trình kiểm toán chung và những cách thức chuẩn để hỗ trợ thực hiện kiểm toán.
Tuy nhiên KAM không hướng dẫn kiểm toán cho từng khách hàng cụ thể. Vì vậy
đòi hỏi KTV phải tự bổ sung những thủ tục kiểm toán cần thiết và linh hoạt đối
với từng đặc thù của khách hàng khác nhau, đặc biệt đối với những khách hàng
thuộc những quốc gia khác nhau dẫn đến hệ thống thuế cũng phức tạp và mang
đặc điểm riêng, trong khi kiến thức về thuế của nhân viên đảm trách khoản mục
này chưa sâu rộng, điều này thật sự gây khó khăn cho việc tiến hành kiểm toán.
KPMG vẫn chưa thiết kế được một phần mềm kiểm toán riêng nên công
viêc kiểm toán còn thực hiện thủ công và tốn kém nhiều công sức, chi phí cũng
như thời gian kiểm toán. Khi một GTLV sai sẽ dẫn đến phải chỉnh sửa lại toàn bộ
các GTLV trong cuộc kiểm toán do không có phần mềm riêng tạo ra sự liên kết
giữa các giấy tờ trên máy, công viêc này hoàn toàn thực hiện thủ công. Và gây khó
khăn trong việc kiểm tra soát xét lại.
Hệ thống các file làm việc và hồ sơ kiểm toán chưa mang tính hệ thống và
việc lưu giữ không được quan tâm đúng mức dẫn đến việc khó khăn khi tìm kiếm
các tài liệu và gây thất lạc và mất mát các GTLV quan trọng, ảnh hưởng đến tiến
độ kiểm toán và đến chính khách hàng kiẻm toán khi thông tin bảo mật bị lộ ra
ngoài. Sự rò rỉ thông tin và GTLV của kiểm toán còn do hệ thống các kết quả kiểm
toán lưu trữ trên máy tính rất dễ để truy cập, tính bảo mật thấp khiến cho rủi ro bị
mất thông tin cao.
Đứng trước những khó khăn và hạn chế trên, KPMG vẫn không ngừng cải
thiện về mọi mặt để có thể cải thiện và nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả
kiểm toán. Từ thực tế này, đề tài xin được đưa ra những định hướng nhằm hoàn
thiện khoản mục thuế GTGT.
3.2 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán thuế GTGT của
KPMG
3.2.1 Tính tất yếu của việc hoàn thiện kiểm toán thuế GTGT do công ty
KPMG Việt Nam thực hiện
Với cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề thuế GTGT trở nên đặc
biệt quan trọng, với những sai phạm nghiêm trọng về gian lận thuế, gây thiệt hại
cho Nhà nước hàng trăm tỉ đồng. Xét trên góc độ kiểm toán, KTV không có trách
nhiệm phát hiện và xử lý tất cả những sai sót, gian lận của khách hàng, trong đó có
khoản mục thuế GTGT, mà chỉ tiến hành các thủ tục kiểm toán phù hợp để thu
thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp cho ý kiến đánh giá của mình về những
thông tin được trình bày trên BCTC. Song xét trên khía cạnh vai trò của kiểm toán
trong nền kinh tế quốc dân thì kiểm toán độc lập không thể đứng ngoàii cuộc trong
vấn đề này.
Năm 1999 Luật thuế GTGT có hiệu lực thi hành trên cả nước, đây là luật
thuế tiên tiến, qui trình và vận hành khoa học nhưng nó cũng đòi hỏi một trình độ
quản lý vĩ mô và vi mô tương đối đồng bộ, cộng với trách nhiệm phải được nâng
cao của đối tượng nộp thuế. Nhà nước ta không chờ có đủ các điểu kiện mới ban
hành hệ thống thuế GTGT, mà ngược lại dựa vào nguyên tắc vận hành và đặc điểm
về tính cưỡng chế của luật thuế này để hoàn thiện, đưa các hoạt động kinh tế, các
quá trình quản lí vào nề nếp. Khi các điều kiện mới đã xuất hiện nhưng các
phương thức cũ chưa bị xoá bỏ hoàn toàn, thì các gian lận trong nền kinh tế vẫn có
chiều hướng gia tăng. Trong điều kiện đó, việc tăng cường và sử dụng đồng bộ các
công cụ như thanh tra, kiểm tra và kiểm toán càng trở nên hơn bao giờ hết.
Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho công ty kiểm toán nói chung và KPMG nói
riêng là giải quyết hài hòa lợi ích của khách hàng với lợi ích của Nhà nước trong
vấn đề thu thuế cũng như lợi ích của chính công ty. Lợi ích của Nhà nước được
hiểu là kết quả kiểm toán có thể trở thành cơ sở để cơ quan thế dựa vào đó xác
định thu nhập và chi phí cũng như số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Đứng trên
góc độ quan điểm của công ty kiểm toán xét cho cùng cũng là vì lợi ích của khách
hàng. Với chi phí bỏ ra cho cuộc kiểm toán, khách hàng có thể nắm được tương
đối chính xác số thuế mà mình sẽ phải nộp trong kì chứ không bị động khi có kết
quả quyết toán thuế của cơ quan thuế.
Một số trường hợp số liệu kết luận của cơ quan thuế và kiểm toán có sai
lệch khá lớn, qua thực tế kiểm toán cho thấy sự thiếu thống nhất thường do các
nguyên nhân sau:
- Áp dụng sai văn bản pháp luật hoặc sử dụng văn bản đã hết hiệu lực
- Hiều sai nội dung hướng dẫn của các văn bản
- Đưa ra các văn bản khác nhau để làm căn cứ kết luận và xử lí
- Sự tính toán sai về mặt số học do bộ phận kiểm tra kiểm toán, rủi ro kiểm toán
cũng là nguyên nhân sai lệch
- Các tổ công tác, các ngành có quan điểm khác nhau mà không thống nhất theo
chuẩn mực chung đã qui định.
Để hạn chế những tác động không tốt trên, việc hoàn thiện kiểm toán thuế
GTGT là ưu tiên hàng đầu nhằm chống thất thu cho NSNN, tư vấn cho các doanh
nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán thuế GTGT.
3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT của
công ty
Hoàn thiện qui trình kiểm toán thuế là một quá trình phức tạp, cần sự kết
hợp từ phía doanh nghiệp, công ty kiểm toán cố gắng hoàn thiện cũng như cần sự
hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước.
* Đối với chính sách thuế
Hệ thống chính sách pháp luật trong đó có luật và các văn bản thuế luôn là
những vấn đề quan trọng của các quốc gia. Hệ thống chính sách thuế Việt Nam
đang trong quá trình hoàn thiện nên không tránh khỏi những bất cập cần được giải
quyết. Việc ban hành các chính sách thuế cần phù hợp với mỗi quốc gia và nền
kinh tế thị trường trong quá trình Việt Nam đã gia nhập WTO. Quá trình hoàn
thiện hệ thống thuế cần tập trung vào các vấn để sau: Hoàn chỉnh hệ thống sắc
thuế; soát xét lại việc miễn giảm thuế; tăng cường công tác quản lý thu thuế. Hệ
thống thuế được hoàn thiện có tác động trực tiếp tới chất lượng của quá trình kiểm
tóan thuế GTGT, giúp cho KTV cũng như những nhân viên kế toán cố nền tảng
kiến thức vững về thuế để tránh những nhầm lẫn trong quá trình thực hiện kiểm
toán. Đối với hệ thống thuế GTGT, cần phân định đối tượng chịu từng mức thuế
suất rõ ràng để tránh nhầm lẫn khi kế toán viên, KTV tính toán từ việc áp dụng
mức thuế suất thuế GTGT cho từng mặt hàng của doanh nghiệp. Đồng thời trong
quá trình làm việc, KTV vf cơ quan thuế nên có sự kết hợp đồng bộ để trao đổi và
cung cấp thông tin về thuế GTGT của doanh nghiệp chính xác, kịp thời và đầy đủ.
* Về chính sách nhân sự
Nhân sự vẫn luôn là vấn đề nan giải của KPMG do số lượng KTV có kịnh
nghiệm hàng năm vẫn ra khỏi công ty nhiều. Do vậy, công ty cần phải có những
chính sách nhân sự phù hợp về đãi ngộ, chế độ khen thưởng chưa mang tính dộng
viên đối với các nhân viên. Bộ phận nhân sự và bộ phận quản lý nên quan tâm đến
khối lượng công việc đối với từng KTV, tránh tình trạng quá tải như hiện nay.
Đồng thời công ty đã chuyên môn hóa các KTV về ba bộ phận kiểm toán là kiểm
toán ngân hàng, kiểm toán các công ty sản xuất và kiểm toán dự án. Tuy nhiên
KTV của các phòng vẫn chưa được chuyên môn hóa vào lĩnh vực của mình mà
thường xuyên phải đi kiểm toán cho nhiều phòng một lúc. Vì vậy, công ty nên
phân chia một cách hợp lí nhân viên từng phòng và chuyên môn hóa vào đặc thù
công việc của mỗi phòng như vậy chất lượng kiểm toán sẽ được đảm bảo hơn. Mặt
khác, các nhóm làm viêc cần xen kẽ job lớn và job nhỏ để giảm bớt sự căng thẳng
cho KTV.
*Về hợp đồng kiểm toán
KPMG cần đánh giá và lựa chọn kĩ lưỡng khách hàng trước khi đồng ý ký
hợp đồng kiểm toán để đảm bảo về hệ thống kế toán và kiểm soát của khách hàng
không chứa đựng nhiều gian lận, rủi ro tiềm tàng. Hệ thống kế toán của khách
hàng phải là hệ thống kế toán máy để phù hợp với các kĩ thuật kiểm toán tiên tiến
của KPMG. Việc đánh giá và tìm hiểu ban đầu về khách hàng đặc biệt quan trọng
và ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán cũng như danh tiếng và chiến lược marketing
của công ty. Đồng thời việc lựa chọn khách hàng tốt sẽ giúp cân bằng số lượng
hợp đồng với nguồn nhân lực hiện có của công ty, tránh sự quá tải khi làm viêc
của nhân viên để đáp ứng số lượng lớn các hợp đồng.
* Về thủ tục kiểm toán
Đối với khoản mục thuế GTGT, KTV nên áp dụng thủ tục phân tích xu
hướng và tỉ suất để nắm được sự thay đổi trên tổng thể của thuế GTGT. Từ đó
KTV đảm nhiệm phần hành thuế tập trung vào những thay đổi lớn và bất thường
để giảm công việc kiểm tra chi tiết. Trong thủ tục phân tích, nên áp dụng sơ đồ thể
hiện xu hướng bằng các phần mềm kĩ thuật kiểm toán tiên tiến.
* Về phương pháp chọn mẫu kiểm toán
Quá trình chọn mẫu trong kiểm toán thuế GTGT hiện nay chưa được trình
bày trên GTLV làm hạn chế khi bộ phận soát xét tiến hành kiểm tra qui mô mẫu
chọn và cách thức chọn mẫu MUS. Nếu hệ thống số liệu kế toán của khách hàng
không phù hợp với kĩ thuật chọn mẫu này, KPMG nên tạo ra một phương pháp
chọn mẫu chuẩn mực chung có thể áp dụng trong những trường hợp này. Do vậy,
trên GTLV cần trình bày thêm phương pháp chọn mẫu được sử dụng và cơ sở để
lựa chọn phương pháp đó; các thủ tục kiểm tra mẫu chọn và các phát hiện khi chọn
mẫu, các bước đánh giá mẫu chọn và kết luận về tổng thể nếu kiểm tra theo mẫu
đại diện. Cần chú ý đến tổng sai sót mà KTV có thể chấp nhận được, khi tổng sai
sót này lớn thì qui mô mẫu chọn sẽ nhỏ hơn.
* Về hệ thống kiểm soát nội bộ
Thủ tục kiểm soát hay quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cần
được mô tả trên giấy tờ làm việc chi tiết hơn vì đây là một thủ tục kiểm tra rất
quan trọng, quyết định các thủ tục kiểm tra tiếp theo. Ngoài việc trình bày bảng
câu hỏi là kết quả khi phỏng vấn các nhân viên và ban quản lý của doanh nghiệp,
KTV nên kết hợp với lưu đồ trình bày qui trình hoạt động của hệ thống kiểm soát
của khách hàng giúp cho KTV sẽ hiểu rõ và nhanh hơn toàn bộ qui trình kiểm soát
của doanh nghiệp
* Về giấy tờ làm việc và hệ thống phần mềm của công ty
Hơn bao giờ hết, hệ thống thông tin của công ty KPMG đóng vai trò quan
trọng trong toàn bộ cuộc kiểm toán. Công ty cần tạo ra một phần mềm kiểm toán
riêng để việc kết nối nhằm trao đổi thông tin giữa nội bộ công ty và với KPMG
toàn cầu dễ dàng hơn, đồng thời khối lượng công việc được giảm thiểu mà vẫn đạt
hiệu quả cao. Như vậy, dữ liệu khách hàng cũng được bảo mật tốt, tránh tình trạng
dễ mất cắp thông tin như hiện nay.
Một phần mềm kiểm toán tốt đảm bảo việc tham chiếu giữa GTLV không
phải thực hiện thủ công và không tốn công sức cũng như thời gian khi một GTLV
cần chỉnh sửa, ảnh hưởng đến tổng thể kết quả các GTLV khác. Đồng thời việc
kiểm tra soát xét sẽ dễ dàng hơn khi tất cả hệ thống GTLV được lưu trên cùng một
hệ thống và tự động liên kết với nhau.
Thực tế hiện nay, công ty KPMG đang ngày một hoàn thiện qui trình kiểm
toán BCTC nói chung và kiểm toán thuế GTGT nói riêng. nhằm nâng cao chất
lượng kiểm toán của mình. Trên đây đề tài đã trình bày một số đề suất cụ thể mang
tính định hướng cho việc nâng cao chất lượng qui trình kiểm toán thuế GTGT.