Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Lý LUậN chung Về kinh DOANH DịCH Vụ GIAO NHậN HàNG HóA QUốC Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.42 KB, 26 trang )

Lý LUậN chung Về kinh DOANH DịCH Vụ GIAO NHậN HàNG HóA QUốC Tế
I. DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
1. Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
1.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
Đặc điểm của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở những nước
khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc
giao hàng, tức là hàng hóa được vận chuyển từ người bán sang người mua. Để
cho quá trỡnh vận chuyển đó được bắt đầu - tiếp tục - kết thúc, tức là hàng hóa
đến tay người mua, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan
đến quá trỡnh chuyờn chở như bao bỡ, đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng,
làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, vận tải hàng hóa đến cảng đích, dỡ
hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận hàng… Những công việc đó được gọi
là giao nhận vận tải hàng hóa.
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) về
dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch
vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay
phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch
vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập
chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Theo Luật Thương mại Việt Nam "Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ
người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bói, làm cỏc thủ tục giấy tờ và cỏc
dịch vụ khỏc cú liờn quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của
chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi
chung là các khách hàng)".
Như vậy, giao nhận hàng hóa quốc tế là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục
có liên quan đến quá trỡnh vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng húa từ
nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng (giữa hai quốc gia khác nhau).
1.2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
Trừ phi chính người gửi hàng hoặc người nhận hàng muốn trực tiếp tham


gia vào bất cứ khâu thủ tục hoặc chứng từ nào, cũn thụng thường người giao
nhận thay mặt chủ hàng lo liệu quỏ trỡnh vận chuyển qua cỏc giai đoạn khác
nhau. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông
qua đại lý hoặc thuờ dịch vụ của người thứ ba khác. Dịch vụ giao nhận hàng
hóa quốc tế bao gồm bốn loại thông dụng trên thế giới hiện nay là:
1.2.1. Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ thực hiện
các nhiệm vụ sau đây:
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.
- Lưu cước với người chuyên chở đó chọn.
- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận hàng
của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận…
- Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ
của Chính phủ áp dụng vào việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập
khẩu cũng như ở bất kỳ nước quá cảnh nào, và chuẩn bị tất cả những
chứng từ cần thiết.
- Đóng gói hàng hóa (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao
hàng cho người giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản
chất của hàng hóa và những luật lệ áp dụng nếu có ở nước xuất khẩu, nước
quá cảnh và nước gửi hàng đến.
- Lo liệu việc lưu kho hàng hóa nếu cần.
- Cân, đo hàng hóa.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu.
- Vận tải hàng hóa đến cảng, thực hiện việc khai báo hải quan, các thủ tục chứng
từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.
- Thực hiện việc giao dịch ngoại hối, nếu có.
- Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước.
- Nhận vận đơn đó ký của người chuyên chở giao cho người gửi hàng.
- Thu xếp việc chuyển tải trên đường nếu cần thiết.
- Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường gửi tới người nhận hàng thông qua

những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước
ngoài.
- Ghi nhận những tổn thất của hàng hóa, nếu có.
- Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất
hàng hóa, nếu có.
1.2.2. Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)
Theo những chỉ dẫn giao hàng của khách hàng, người giao nhận sẽ:
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận tải hàng hóa khi người nhận
hàng lo liệu vận tải hàng hóa.
- Nhận và kiểm tra tất cả những chứng từ liên quan đến việc vận chuyển
hàng hóa…
- Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần thỡ thanh toỏn cước.
- Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho Hải
quan và những cơ quan khác.
- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần.
- Giao hàng đó làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
- Giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về tổn
thất hàng hóa nếu cần.
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần.
1.2.3. Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
Người giao nhận thường thực hiện việc giao nhận hàng bách hóa bao
gồm nhiều loại thành phẩm, bán thành phẩm, hay hàng sơ chế và những hàng
hóa khác giao lưu trong buôn bán quốc tế. Ngoài ra tùy theo yêu cầu của khách
hàng, người giao nhận cũng có thể làm những dịch vụ khác có liên quan đến
các loại dịch vụ hàng hóa đặc biệt như:
-Vận chuyển hàng cụng trỡnh
Việc này chủ yếu là vận chuyển máy móc nặng, thiết bị... để xây dựng
những công trỡnh lớn như sân bay, nhà máy hóa chất, nhà máy thủy điện, cơ
sở lọc dầu... từ nơi sản xuất đến công trường xây dựng. Việc di chuyển những
hàng hóa này cần phải có kế hoạch cẩn thận để đảm bảo giao hàng đúng thời

hạn và có thể cần phải sử dụng cần cẩu loại nặng, xe vận tải ngoại cỡ, tàu chở
hàng loại đặc biệt... Đây là một lĩnh vực chuyên môn hóa của người giao nhận.
-Dịch vụ về vận chuyển quần áo treo trên mắc
Những quần áo may mặc được chuyên chở bằng những chiếc mắc áo
treo trên giá trong những container đặc biệt, và ở nơi đến được chuyển trực
tiếp từ container vào cửa hàng để bày bán. Cách này loại bỏ được việc phải
chế biến lại quần áo nếu đóng nhồi trong container và đồng thời tránh được
ẩm ướt, bụi bẩn…
-Triển lóm ở nước ngoài
Người giao nhận thường được người tổ chức triển lóm giao cho việc
chuyờn chở hàng đến nơi triển lóm ở nước ngoài. Người giao nhận phải tuân
thủ những chỉ dẫn đặc biệt của người tổ chức triển lóm về phương thức
chuyên chở được sử dụng, về nơi cụ thể làm thủ tục hải quan ở nước đến khi
giao hàng triển lóm, về những chứng từ cần lập…
1.2.4. Dịch vụ khác
Ngoài những dịch vụ nêu trên, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng,
người giao nhận cũng có thể làm những dịch vụ khỏc phỏt sinh trong quỏ
trỡnh chuyờn chở và cả những dịch vụ đặc biệt như gom hàng, có liên quan
đến hàng công trỡnh, cỏc dự ỏn chỡa khúa trao tay…
Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mỡnh về nhu
cầu tiờu dựng, những thị trường mới, tỡnh hỡnh cạnh tranh, chiến lược xuất
khẩu, những điều khoản thích hợp cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại
thương và nói chung là tất cả những vấn đề liên quan đến công việc kinh
doanh của khách hàng.
2. Người giao nhận hàng hóa trong thương mại quốc tế
2.1. Khái niệm về người giao nhận hàng hóa quốc tế
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là "Người giao nhận - Freight
Forwader". Người giao nhận có thể là:
- Chủ hàng.
- Chủ tàu.

- Công ty xếp dỡ hay kho hàng.
- Người giao nhận chuyên nghiệp.
- Bất kỳ một người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Theo Luật Thương mại Việt Nam thỡ đó là thương nhân có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng húa.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất được quốc tế chấp nhận về
thuật ngữ "Người giao nhận". Ở nhiều nước khác nhau người kinh doanh giao
nhận được gọi tên khác nhau như: Đại lý hải quan, Môi giới hải quan, Đại lý
thanh toán, Đại lý gửi hàng và giao nhận, Người chuyên chở chính... Nhưng tất cả
đều mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là "Người giao nhận hàng hóa
quốc tế" (International Freight Forwarder) mà nhiệm vụ chủ yếu của người giao
nhận là bán dịch vụ giao nhận.
Đặc biệt trong những năm gần đây, người giao nhận thường cung cấp
dịch vụ VTĐPT, đóng vai trũ là người kinh doanh VTĐPT (MTO) và phát hành
cả vận đơn vận tải.
Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh cỏc loại dịch vụ giao
nhận hàng húa trong xó hội. Sản phẩm của doanh nghiệp giao nhận chớnh là
cỏc dịch vụ trong giao nhận mà doanh nghiệp giao nhận đóng vai trũ người
giao nhận.
2.2. Vai trũ của người giao nhận hàng hóa trong thương mại quốc tế
Trước đây, người giao nhận chỉ làm đại lý thực hiện một số cụng việc do
cỏc nhà xuất nhập khẩu ủy thỏc như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm thủ tục
giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng... Song cùng với sự
phát triển của thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong ngành vận tải mà
dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn. Ngày nay người giao nhận đóng
vai trũ rất quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Người giao nhận
không chỉ làm đại lý, người nhận ủy thác mà cũn cung cấp cỏc dịch vụ trọn gúi
về toàn bộ quỏ trỡnh vận tải, phõn phối hàng húa và đóng vai trũ như một bên
chính - Người chuyên chở. Vai trũ này thể hiện qua cỏc chức năng sau đây:
2.2.1. Môi giới hải quan/ Người giao nhận tại biên giới

Thuở ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động ở trong nước với nhiệm vụ
là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu. Sau đó, mở rộng hoạt động
phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc
lưu cước với các hóng tàu theo sự ủy thỏc của người xuất khẩu hoặc người
nhập khẩu tùy thuộc vào quy định của hợp đồng mua bán. Trên cơ sở được
Nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, người nhập
khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan hay môi giới hải quan.
2.2.2. Làm đại lý
Trước đây, người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người
chuyên chở, mà chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người
chuyên chở như một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng.
Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực
hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ
tục hải quan, lưu kho… trên cơ sở hợp đồng ủy thác.
Người giao nhận khi là đại lý:
- Nhận ủy thác từ người chủ hàng để lo những công việc giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa
người gửi hàng với người vận tải, người vận tải với người nhận hàng, người
bán với người mua.
- Hưởng hoa hồng và khụng chịu trỏch nhiệm về tổn thất của hàng húa, chỉ chịu
trỏch nhiệm về hành vi của mỡnh chứ khụng chịu trỏch nhiệm về hành vi của
người làm thuê cho mỡnh hoặc cho chủ hàng.
2.2.3. Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa
Khi hàng hóa phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người
giao nhận sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa từ
phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác, hoặc giao hàng đến
tay người nhận.
2.2.4. Lưu kho hàng hóa
Trong trường hợp phải lưu kho hàng hóa trước khi xuất khẩu hoặc sau
khi nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mỡnh

hoặc thuờ người khác và phân phối hàng hóa nếu có yêu cầu.
2.2.5. Người gom hàng
Dịch vụ này đó xuất hiện rất sớm ở chõu Âu chủ yếu phục vụ cho vận tải
đường sắt. Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng
là không thể thiếu nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên container
(FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải. Khi là
người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trũ là người chuyên chở
hoặc chỉ là đại lý.
2.2.6. Người chuyên chở
Trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trũ là người chuyên
chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu
trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Người
giao nhận đóng vai trũ là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier) nếu
anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở. Nếu người giao nhận trực
tiếp chuyên chở thỡ anh ta là người chuyên chở thực tế (Performing Carrier).
Dù là người chuyên chở gỡ thỡ vẫn chịu trỏch nhiệm về hàng húa. Trong
trường hợp này, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong
suốt hành trỡnh khụng những về hành vi lỗi lầm của mỡnh mà cả những
người anh ta sử dụng và có thể phát hành vận đơn.
2.2.7. Người kinh doanh vận tải đa phương thức ( MTO/CTO)
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hay
cũn gọi là "Vận tải từ cửa đến cửa" thỡ người giao nhận đó đóng vai trũ là
người kinh doanh VTĐPT. MTO thực chất là người chuyên chở, thường là
chuyên chở theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa.
Với nhiều chức năng như vậy, người giao nhận thường được coi là "Kiến
trúc sư của vận tải" vỡ người giao nhận có khả năng tổ chức quá trỡnh vận tải
một cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất.
3. Các tổ chức giao nhận quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam
3.1. Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận - FIATA
Ngay từ năm 1552, hóng giao nhận đầu tiên trên thế giới đó xuất hiện ở

Badiley, Thụy Sĩ, với tờn gọi E. Vansai. Hóng này kinh doanh cả vận tải, giao
nhận và thu phớ giao nhận rất cao, khoảng 1/3 giỏ trị của hàng húa.
Cùng với sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế, giao nhận được
tách khỏi vận tải và buôn bán, dần trở thành một nghành kinh doanh độc lập.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty giao nhận dẫn đến sự ra đời các Hiệp
hội giao nhận trong phạm vi một cảng, một khu vực hay một nước. Trên phạm
vi quốc tế hỡnh thành cỏc Liờn đoàn giao nhận như: Liên đoàn những người
giao nhận Bỉ, Hà Lan, Mỹ… đặc biệt là "Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao
nhận", gọi tắt là FIATA.
Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA), thành lập năm 1926 là
một tổ chức giao nhận, vận tải lớn nhất thế giới. FIATA là một tổ chức phi
chính trị, tự nguyện, là đại diện của 35.000 công ty giao nhận ở 130 quốc gia
trên thế giới. Thành viên của FIATA là các hội viên chính thức và hội viên hợp
tác. Hội viên chính thức là Liên đoàn giao nhận của các nước, cũn hội viờn hợp
tỏc là cỏc cụng ty giao nhận riờng lẻ.
FIATA được sự thừa nhận của các cơ quan thuộc Liên hợp quốc như: Hội
đồng kinh tế - xó hội Liờn hợp quốc (ECOSOC), Hội nghị của Liờn hợp quốc về
thương mại và phát triển (UNCTAD), Ủy ban châu Âu của Liên hợp quốc (ECE)
và ESCAP…
FIATA cũng được các tổ chức liên quan đến buôn bán và vận tải như:
Phũng thương mại quốc tế, Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế (IATA),
các tổ chức của người chuyên chở và chủ hàng thừa nhận.
Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và tăng cường lợi ích của người giao
nhận trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, liên kết
nghề nghiệp, tuyên truyền dịch vụ giao nhận vận tải, xúc tiến quá trỡnh đơn
giản hóa và thống nhất chứng từ và các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nhằm
cải tiến chất lượng dịch vụ của hội viên, đào tạo nghiệp vụ ở trỡnh độ quốc tế,
tăng cường các quan hệ phối hợp giữa các tổ chức giao nhận với chủ hàng và
người chuyên chở. Phạm vi hoạt động của FIATA rất rộng, thông qua hoạt động
của hàng loạt Tiểu ban:

- Tiểu ban về cỏc quan hệ xó hội.
- Tiểu ban nghiên cứu về kỹ thuật vận chuyển đường ô tô, đường sắt, đường
hàng không…
- Ủy ban về vận chuyển đường biển và vận tải đa phương thức.
- Tiểu ban luật pháp, chứng từ và bảo hiểm.
- Tiểu ban về đào tạo nghề nghiệp.
- Ủy ban về đơn giản hóa thủ tục buôn bán.
- Tiểu ban về hải quan.
Hiện nay nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đó trở thành hội viờn hợp
tỏc của FIATA.
3.2. Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam - VIFFAS
Những năm 60 thế kỷ XX, các tổ chức giao nhận quốc tế ở Việt Nam mang
tính chất phân tán. Các đơn vị xuất nhập khẩu tự đảm nhận việc tổ chức
chuyên chở hàng hóa của mỡnh, vỡ vậy cỏc cụng ty xuất nhập khẩu đó thành
lập riờng phũng kho vận, chi nhỏnh xuất nhập khẩu, trạm giao nhận ở cỏc
cảng, ga đường sắt liên vận.
Để tập trung đầu mối quản lý, chuyên môn hóa khâu vận tải, giao nhận,
năm 1970 Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại) đó thành lập hai tổ chức
giao nhận:
- Cục Kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận ngoại thương, trụ sở ở Hải
Phũng.
- Công ty giao nhận đường bộ, trụ sở tại Hà Nội.
Năm 1976, Bộ Ngoại thương đó sỏp nhập hai tổ chức trờn thành lập một
cụng ty giao nhận thống nhất là Tổng cụng ty giao nhận và kho vận ngoại
thương (Vietrans). Trong thời kỳ bao cấp, Vietrans là cơ quan duy nhất được
phép tiến hành tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở ủy thác
của các đơn vị xuất nhập khẩu.

×