LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ HIỆN NAY
ESTABLISH SOCIALIST POLITICAL CONSCIOUSNESS
FOR CURRENT SAO DO UNIVERSITY STUDENTS
Trần Thị Hồng Nhung, Phạm Xuân Đức
Email:
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 21/7/2017
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 17/9/2017
Ngày chấp nhận đăng: 26/9/2017
Tóm tắt
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh việc trang bị cho sinh viên có kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ vững chắc, thì xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa là việc rất cần thiết. Tuy nhiên,
trước những thách thức của hội nhập kinh tế thế giới, một bộ phận sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ
chưa nhận thức được tầm quan trọng của ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa nên đã ảnh hưởng đến kết
quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải
pháp cơ bản nhằm xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Từ khoá: Ý thức; chính trị; ý thức chính trị; ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa; xây dựng ý thức chính trị
xã hội chủ nghĩa; sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ.
Abstract
In the process of industrialization and modernization of the country, besides equipping students
with solid professional knowledge, building social consciousness is very necessary. Faced with the
challenges of world economic integration, a part of the students of Sao Do University was not aware of
the importance of socialist political consciousness that influenced the learning outcomes of students.
Based on the analysis of the situation, the author has proposed some basic solutions to build socialist
political consciousness for students of Sao Do University to improve the quality of training of the school.
Keywords: Consciousness; politics; political consciousness; socialist political consciousness; socialist
political consciousness construction; students of Sao Do University.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa có vai trò hết sức
quan trọng đối với sinh viên Việt Nam nói chung
và sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng
2. Ý THỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ
VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH
TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỐI VỚI SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
trong việc hình thành, phát triển phẩm chất chính
2.1. Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa
trị, đạo đức và năng lực chuyên môn. Tuy nhiên,
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo
thế giới khách quan vào bộ óc người thông qua
chủ thể. Còn chính trị “là sự tham gia vào các công
việc của nhà nước, việc quyết định những hình
thức nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước,
quản lý đất nước, lãnh đạo các giai cấp, vấn đề
đấu tranh đảng phái… Những lợi ích căn bản của
vẫn còn không ít sinh viên có nhận thức chính trị
lệch lạc: coi nhẹ các môn lý luận chính trị, có lối
sống thực dụng, thiếu tích cực trong học tập và
rèn luyện, không chịu phấn đấu, thiếu niềm tin, lý
tưởng sống. Vì vậy cần phải xây dựng ý thức chính
trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại học
Sao Đỏ trong giai đoạn hiện nay.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 115
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
các giai cấp và những quan hệ qua lại của các giai
cấp biểu hiện ra trong chính trị, chính trị cũng biểu
hiện những quan hệ giữa các dân tộc và giữa các
quốc gia (chính sách đối ngoại)” [9].
Thuật ngữ ý thức chính trị đã được C. Mác,
Ph. Ăngghen, đặc biệt là V.I. Lênin nhắc đến khá
nhiều lần trong những công trình nghiên cứu của
mình, nhưng các ông không đưa ra một định nghĩa
hoàn chỉnh về ý thức chính trị. Tuy nhiên, trên cơ
sở khái quát những đặc trưng cơ bản của ý thức
và chính trị, theo tác giả ý thức chính trị được hiểu
như sau: Ý thức chính trị là một hình thái ý thức
xã hội trong xã hội có giai cấp và nhà nước, là hệ
thống quan điểm, lý luận phản ánh các quan hệ
chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân
tộc và các quốc gia, cũng như thái độ của một giai
cấp, tầng lớp về địa vị lịch sử, nhiệm vụ chính trị,
chiến lược, sách lược của giai cấp đó trong tiến
trình phát triển của lịch sử nói chung, trong phát
triển của quốc gia của dân tộc mình nói riêng cũng
như thái độ với quyền lực nhà nước. Ý thức chính
trị được cấu thành trong sự thống nhất, tác động
qua lại của ba thành tố cơ bản: tri thức chính trị, tình
cảm chính trị, niềm tin chính trị.
Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa chính là sự
giác ngộ về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân. Nó được cụ thể hóa trong cương lĩnh,
đường lối, chủ trương, chính sách của các đảng
cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa; thể hiện
ở niềm tin, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động; ở kết quả
hành động thực tiễn chính trị - xã hội, tham gia vào
các vấn đề liên quan đến nhà nước, bảo vệ thành
quả cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước.
Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh viên
Trường Đại học Sao Đỏ với tính cách là một hình
thái ý thức quan trọng nhất trong nhân cách, đó
chính là sự hiểu biết ngày càng sâu sắc đối với lĩnh
vực chính trị như: các vấn đề liên quan đến Nhà
nước, đến việc bảo vệ, quản lý và phát triển xã hội,
đất nước. Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh
viên Trường Đại học Sao Đỏ là tổng hoà tri thức,
tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị đối với chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, với chế độ được biểu hiện ra qua hành động
học tập, rèn luyện và trong đời sống xã hội.
Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh viên
Trường Đại học Sao Đỏ không phải là tự nhiên
mà có, mà nó chính là sản phẩm của quá trình tác
động giữa sinh viên với Nhà trường, các tổ chức
đảng, các phòng - khoa quản lý đào tạo, giáo viên
chủ nhiệm, các câu lạc bộ, Đoàn Thanh niên, các
tổ chức quần chúng và sự nỗ lực học tập, rèn luyện
của sinh viên. Sự tác động đó đã hình thành nhận
thức, tư tưởng, tình cảm chính trị về chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, nội quy, quy định của Nhà trường, từ đó quyết
tâm khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập và
góp sức xây dựng đất nước.
Xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh
viên ở Trường Đại học Sao Đỏ là quá trình tác động
của chủ thể đến sinh viên nhằm tạo dựng cho họ tri
thức, tình cảm, niềm tin và ý chí ngày càng đầy đủ,
đúng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước,
góp phần tạo động lực chính trị thúc đẩy hành động
học tập và rèn luyện đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào
tạo của Nhà trường.
2.2. Vai trò của việc xây dựng ý thức chính trị
xã hội chủ nghĩa đối với sinh viên Trường Đại
học Sao Đỏ
Thứ nhất, giúp cho sinh viên định hướng chính
trị và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
với nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, Nhà trường
và xã hội. Đây là quá trình hình thành thế giới
quan, nhân sinh quan, niềm tin lý tưởng, tình
cảm trách nhiệm chính trị của sinh viên. Mặt
khác, những yếu tố đó lại quy định, chi phối toàn
bộ hoạt động của sinh viên. Đó là mối quan hệ
giữa sinh viên với các hoạt động chính trị - xã
hội của Nhà trường. Toàn bộ sự định hướng
chính trị và điều chỉnh hành vi nhân cách trong
hoạt động của sinh viên tuân theo cơ chế tự ý
thức, tự điều chỉnh. Do đó, thực chất quá trình
định hướng chính trị và điều chỉnh hành vi là
quá trình tự định hướng, tự điều chỉnh từ bên
trong theo phương hướng chính trị đã xác định.
Thứ hai, giúp sinh viên phát triển toàn diện các
phẩm chất tinh thần của họ, nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động trên mọi lĩnh vực: Ý thức chính trị
xã hội chủ nghĩa tác động mạnh mẽ tới quá trình
tâm lý, tinh thần của sinh viên Trường Đại học
Sao Đỏ trong quá trình học tập, cũng như hoạt
động thực tiễn. Nó là hạt nhân để phát triển toàn
diện các phẩm chất tinh thần và làm cho quá
trình tâm lý của họ ở trạng thái ổn định, vững
vàng nhất. Nhân tố tinh thần ở đây chính là sự
kiên định vững vàng và niềm tin của sinh viên.
Khi sinh viên có niềm tin, có lý tưởng, nhận thức
được mục đích và nhiệm vụ của bản thân, thì
sẽ tạo nên động lực thúc đẩy việc hoàn thành
nhiệm vụ. Mặt khác, nếu sinh viên được xây
116 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa, họ sẽ có
bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm bắt được quy
luật vận động, phát triển của chính trị, có niềm
tin vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Nhờ đó, sinh
viên sẽ luôn giữ được ý thức cảnh giác cách
mạng trước mọi âm mưu và thủ đoạn của các
thế lực thù địch, chống phá chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, giúp sinh viên vươn lên, khắc phục mọi
khó khăn để đạt được thành công trong học tập và
trong hoạt động thực tiễn: Ý thức chính trị xã hội
chủ nghĩa có mục đích làm tăng thêm khả năng
và sức chịu đựng khó khăn, nâng cao bản lĩnh
kiên cường cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ
trong quá trình học tập và hoạt động thực tiễn, từ
đó ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với
gia đình, nhà trường và xã hội. Ý thức chính trị xã
hội chủ nghĩa còn khơi dậy ý chí phấn đấu, lập
thân, lập nghiệp, vươn lên làm chủ cuộc sống, làm
chủ đất nước.
3. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG Ý THỨC
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ HIỆN NAY
Trong những năm gần đây, công tác giáo dục ý
thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường
Đại học Sao Đỏ đã được Đảng ủy, Ban Giám hiệu,
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên nhà trường quan
tâm chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc với nhiều hình
thức đa dạng, phong phú như: tuần sinh hoạt công
dân đầu khóa, tham gia các lớp bồi dưỡng Đảng
viên mới, hoạt động tình nguyện, các cuộc thi tìm
hiểu về các vấn đề chính trị xã hội do Nhà trường
phát động... nên đa số sinh viên trường Đại học
Sao Đỏ đã hiểu biết tương đối đầy đủ những tri
thức các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, tin tưởng vào đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Điều này được thể
hiện rõ trong kết quả học tập các môn khoa học
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong năm học
2016 - 2017 với tỷ lệ khá, giỏi là 48,7% [6], kết quả
rèn luyện của sinh viên trong năm học xếp loại rèn
luyện từ khá trở lên là 86%, đạt chỉ tiêu Nhà trường
đề ra từ đầu năm học [7].
Bên cạnh đó, sinh viên tích cực tham gia các phong
trào hoạt động do Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh phát động như: Phong
trào sinh viên tình nguyện, Sinh viên 5 tốt, “Ngày
chủ nhật xanh”, Hiến máu nhân đạo,... “Năm học
2016 - 2017 đã có 1652 sinh viên tham gia hiến
máu đã ủng hộ được 632 đơn vị máu” [8], có 200
sinh viên góp mặt trong phong trào sinh viên tình
nguyện như: Tiếp sức mùa thi, tình nguyện viên
bóng chuyền nữ VTV cúp, tình nguyện hè tập
chung [5]. Tất cả điều này nhằm khẳng định sinh
viên Trường Đại học Sao Đỏ đang cống hiến sức
lực, tích cực học tập, rèn luyện và tu dưỡng bản
thân để lập thân, lập nghiệp đáp ứng yêu cầu của
xã hội.
Tuy nhiên, cùng với những ưu điểm thì sinh viên
Trường Đại học Sao Đỏ hiện nay còn những hạn
chế sau:
Một là: Một bộ phận sinh viên chưa tích cực học
tập, không muốn học hoặc ngại học các môn lý
luận chính trị. Họ thấy các môn khoa học này trừu
tượng, khó hiểu và nhàm chán. Phỏng vấn sinh
viên Đinh Thị Thu Trang khóa 04 lớp Công nghệ
May và Thời trang 1, sinh viên này đã chia sẻ: “Bản
thân em cũng không thích học các môn chính trị vì
các môn này rất khó lại còn trừu tượng”. Sinh viên
Nguyễn Vũ Hoàng, lớp Công nghệ Kỹ thuật hóa
học khoá 04 cũng chia sẻ: “Học thì khó, nhưng
một số bài giảng liên hệ với thực tiễn còn ít, chúng
em không thấy rõ được mối liên hệ của nó với các
môn học khác và cuộc sống”. Một bộ phận sinh
viên thì lại đồng nhất lý luận Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh với các môn học chính trị đầu khóa.
Theo báo cáo về kết quả học tập các môn khoa
học Mác - Lênin năm học 2016 - 2017 của khoa
Giáo dục Chính trị và Thể chất có 7,7% sinh viên bị
điểm trung bình yếu và kém, ý thức học tập chưa
cao, còn mất trật tự trong giờ học, chưa tích cực
phát biểu ý kiến xây dựng bài… Từ thái độ học tập
không đúng đắn, dẫn đến động cơ học tập không
tốt, sinh viên không thích môn học nên dẫn đến hiện
tượng bỏ giờ hay đi học chỉ để điểm danh. Điều này
đã ảnh hưởng đến chất lượng môn học và tâm lý
giảng dạy của giảng viên.
Ngoài ra, khi tác giả tiến hành thăm dò trực tiếp
300 sinh viên hệ đại học về tầm quan trọng của
việc học tập các môn khoa học Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy, có
141/300 = 47% sinh viên được hỏi trả lời rất quan
trọng, có 97/300 = 32,3% sinh viên được hỏi trả
lời quan trọng, 39/300 = 13% sinh viên được hỏi
trả lời không quan trọng, 23/300 = 7,7% sinh viên
được hỏi trả lời không biết hoặc không trả lời.
Điều này đã khẳng định một số sinh viên do chưa
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 117
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học
tập môn học, nên đã hoài nghi tính đúng đắn của
học thuyết này.
Hai là: Một bộ phận sinh viên đang ngày càng xa
rời lý tưởng và niềm tin cách mạng, không tích
cực phấn đấu và rèn luyện. Theo kết quả phiếu
thăm dò 300 sinh viên hệ đại học cho thấy: 4/300
= 1,3% sinh viên được hỏi trả lời chưa tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
54/300 = 18% sinh viên được hỏi trả lời ý thức chính
trị của sinh viên còn nhiều biểu hiện lệch lạc; Khi
được hỏi về việc có thường xuyên đọc các nghị
quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam không thì có
178/300 = 59,3% sinh viên được hỏi trả lời có đọc
một số nội dung các nghị quyết của Đảng liên quan
khi cần; 38/300 = 12,45% sinh viên được hỏi trả lời
không quan tâm lắm; 8/300 = 2,6% sinh viên được
hỏi trả lời không đọc bao giờ và chỉ có 51/300 = 17%
sinh viên thường xuyên đọc nghị quyết của Đảng
Cộng sản Việt Nam, còn 25/300 sinh viên không trả
lời. Như vậy, họ ít chú ý đến tình hình chính trị đất
nước, đến vận mệnh dân tộc và tương lai của chủ
nghĩa xã hội, có biểu hiện lệch lạc, hoài nghi sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoài nghi
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta,
ít hoặc không nghiên cứu các nghị quyết của Đảng.
Bộ phận sinh viên này cũng chưa xác định được
vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp đổi
mới, họ thụ động, ỷ lại, trông chờ vào thế hệ cha
anh, chưa hăng hái tham gia các phong trào xã
hội, thiếu ý thức tự lực, tự cường, sống thực dụng,
ngại tham gia các sinh hoạt đoàn thể, họ chỉ quan
tâm đến vấn đề kinh tế, vấn đề làm giàu. Cũng
qua thăm dò thấy rằng, có 14/300 = 4,6% sinh
viên được hỏi trả lời học tập và rèn luyện ở trường
không có ích mấy khi ra làm vệc; 18/300 = 6% sinh
viên cho rằng trên lớp còn nhiều bạn lười học;
13/300 = 4,3% sinh viên không rõ tình hình học tập
của lớp mình; có 37/300 = 12,3% sinh viên được
hỏi trả lời thời gian dành cho tự học, tự nghiên
cứu ở nhà hầu như không có chỉ khi thi mới học;
và có 14/300 = 4,66% sinh viên được hỏi trả lời
không biết làm gì ngoài thời gian học tập. Có thể
thấy, một bộ phận sinh viên Trường Đại học Sao
Đỏ chưa xác định rõ mục đích học tập của mình,
chưa tích cực, tự giác trong học tập, chưa đáp ứng
được các yêu cầu của quá trình giảng dạy.
Ba là: Một bộ phận sinh viên còn vi phạm các tệ
nạn xã hội. Theo kết quả thăm dò 300 sinh viên
hệ đại học thì số sinh viên chơi lô đề chiếm 7,4%;
game với 21,2%, rượu chè chiếm 13,7%. Với tỷ
lệ như vậy, chứng tỏ tệ nạn này đang tồn tại, điều
đáng quan tâm là nó lại xuất hiện ở một tầng lớp
có trình độ học vấn cao (sinh viên). Tệ nạn này đã
làm sa sút việc học tập của sinh viên, ảnh hưởng
xấu đến việc hình thành nhân cách chính trị của
họ. Do đó, việc tìm hiểu và có những biện pháp
điều chỉnh hành vi lệch chuẩn này là một trong
những vấn đề cấp thiết đặt ra trong xây dựng
ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên
Trường Đại học Sao Đỏ.
Những hạn chế trên chính là biểu hiện hạn chế
về ý thức chính trị của sinh viên, nó ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng giáo dục - đào tạo
của Nhà trường và sự ổn định, phát triển của địa
phương. Đây chính là vấn đề cấp bách cần được
giải quyết khi thực hiện công tác xây dựng ý thức
chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường
Đại học Sao Đỏ hiện nay.
4. GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG Ý THỨC
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ HIỆN NAY
4.1. Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư
tưởng, đạo đức cho sinh viên
Một là, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư
tưởng cho sinh viên
Xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa phải
chú trọng đến việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên. “Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011)
đã khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động” [3]. Do đó, công tác giáo
dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
cho sinh viên là rất quan trọng, nhằm nâng cao
nhận thức chính trị góp phần thực hiện mục tiêu
giáo dục.
Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng
cần chú ý đến hai khía cạnh: nội dung và phương
pháp giáo dục
- Về nội dung giáo dục: Các môn khoa học
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tri
thức khoa học về thế giới và cải tạo thế giới, về
sự nghiệp giải phóng triệt để con người khỏi áp
bức bóc lột, bất công, đưa con người từ địa vị nô
lệ lên làm chủ đất nước, xây dựng một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Thấm nhuần tư tưởng ấy,
sinh viên mới xác định được lập trường giai cấp, có
phương pháp luận khoa học để tiếp cận đánh giá
các vấn đề chính trị - xã hội một cách phù hợp. Thiếu
lập trường ấy, sinh viên dễ mất phương hướng trong
tiếp cận thông tin, không đủ khả năng để phân biệt
118 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
đúng - sai, thật - giả, nhất là các vấn đề chính trị - xã
hội phức tạp đang diễn ra hiện nay, dẫn tới không đủ
sức đề kháng về chính trị, sớm hay muộn sẽ hoang
mang, dao động.
- Về phương pháp giáo dục: Muốn thực hiện tốt
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên
cần phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả lực
lượng trong Nhà trường. Phải kết hợp chặt chẽ
giữa giáo dục theo chương trình đào tạo chính
khóa với tổ chức các hoạt động ngoại khóa như:
tọa đàm, hội thảo, sáng tác, văn nghệ, tham quan,
xem phim tư liệu, thi tìm hiểu,... Phải coi trọng lựa
chọn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ
giảng viên nhằm tăng khả năng truyền đạt, “tiếp
lửa” cho sinh viên; đồng thời, chú trọng việc thảo
luận và thi, kiểm tra đánh giá kết quả môn học,
bằng hoạt động thực tiễn tiến hành nêu vấn đề
định hướng, gợi mở cho sinh viên tự soi, tự ngẫm
để điều chỉnh những nhận thức, hành vi “lệch
chuẩn”, biểu dương, khen thưởng kịp thời những
tập thể, cá nhân có thành tích cao trong thực hiện
phong trào, nhằm nhân rộng các điển hình tiên
tiến trong sinh viên.
Hai là, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
cách mạng cho sinh viên.
Để giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên
Trường Đại học Sao Đỏ đạt kết quả tốt, cần phải:
- Thường xuyên tọa đàm về lý tưởng và lối sống
của tuổi trẻ hôm nay, thảo luận về mối quan hệ
đạo đức và kinh tế thị trường; tổ chức cho sinh
viên đi thực tế, tham gia các phong trào hoạt động
mang tính chất văn hóa, xã hội, tham quan các di
tích lịch sử văn hóa, hướng về cội nguồn, về cách
mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng
dân tộc, đền ơn đáp nghĩa, phát động phong trào
thanh niên, sinh viên tình nguyện hè, chiến dịch
ánh sáng văn hóa, mùa hè xanh, hiến máu nhân
đạo, phòng chống HIV, AIDS và tệ nạn xã hội, bảo
vệ môi trường,...
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục sâu
rộng cho sinh viên về ý nghĩa, sự cần thiết của
việc “tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” [4]
làm cho họ nhìn nhận, tiếp cận vấn đề này như
một xu thế khách quan, tạo cơ sở trong xây dựng
động cơ, tính tích cực để chủ động học tập tư
tưởng và làm theo tấm gương đạo đức, phong
cách sinh hoạt, làm việc của Người một cách có
hiệu quả. Nêu gương đạo đức cách mạng trong
sáng, cao thượng trên tất cả các lĩnh vực: chiến
đấu, lao động, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh
doanh,... để sinh viên học tập và noi theo. Bên
cạnh đó, cần trang bị cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về các giá trị đạo đức của dân tộc
để khi nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh,
sinh viên có điều kiện hiểu sâu hơn và biết biến
những tri thức kinh nghiệm thành tri thức lý luận,
niềm tin đạo đức.
4.2. Xây dựng và phát huy môi trường chính
trị, điều kiện kinh tế, xã hội để xây dựng ý thức
chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh viên
Đối với sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ, môi
trường là điều kiện quan trọng để phát triển nhân
cách và ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của họ.
Xây dựng môi trường chính trị lành mạnh, trong
sạch chính là điều kiện cơ bản, thuận lợi cho việc
phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh
viên. Vì vậy, trong những năm tới, Trường Đại học
Sao Đỏ cần thực hiện tốt một số giải pháp:
Thứ nhất, xây dựng môi trường học tập, thi đua lành
mạnh trong Nhà trường tạo điều kiện giáo dục ý
thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh viên
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người
dân, đặc biệt là sinh viên về sự cần thiết phải
xây dựng môi trường lành mạnh từ gia đình, nhà
trường và khu phố trong việc giáo dục ý thức
chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh viên, sử dụng
thống nhất, có hiệu quả các phương tiện thông tin
đại chúng nhằm điều chỉnh dư luận xã hội, điều
chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi sinh viên
trong quá trình giáo dục ý thức chính trị xã hội
chủ nghĩa.
Phát động các phong trào người tốt, việc tốt; xây
dựng, giáo dục các truyền thống văn hóa tốt đẹp
của dân tộc và truyền thống văn hóa riêng của địa
phương, tổ chức các phong trào thi đua trong Nhà
trường theo các chủ đề có ý nghĩa giáo dục tích
cực như: thi tìm hiểu về truyền thống của các khoa,
của trường, tìm hiểu về truyền thống cách mạng
của dân tộc,… nhằm giáo dục ý thức giữ gìn các
giá trị văn hóa tốt đẹp của Nhà trường, dân tộc
trong sinh viên.
Quy định cụ thể về môi trường học tập trong sạch,
lành mạnh như: nền nếp kỷ luật, nền nếp ăn nghỉ,
sinh hoạt tại ký túc xá, phong cách ứng xử để tạo
nên nét đẹp truyền thống của Nhà trường. Ngoài
ra, Trường Đại học Sao Đỏ cần phối hợp với các
cơ quan hữu quan làm trong sạch địa bàn, bài trừ,
phòng chống các tệ nạn xã hội như: ma túy, mại
dâm, cờ bạc, bạo lực, tham nhũng,… Xây dựng
các quy định có tính nghi thức như: phù hiệu,
trang phục, giao tiếp, sinh hoạt đoàn thể chuyên
môn,… Tổ chức các phong trào để sinh viên có
thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động xã hội,
cùng với các lực lượng xã hội đấu tranh chống
các hiện tượng tiêu cực, góp phần xây dựng địa
bàn trong sạch, phát triển.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 119
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thứ hai, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong sinh viên.
Để làm được điều này cần thường xuyên phát
thanh thông tin nội bộ để sinh viên nắm vững tình
hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, những
sự kiện, nhiệm vụ có liên quan đến Nhà trường,
định hướng chính trị cho sinh viên trong nhận thức
để xem xét, đánh giá đúng tình hình, không hoang
mang, dao động hoặc thờ ơ với tình hình chính trị,
xã hội đang xảy ra.
Thông qua các tổ chức chính trị, đoàn thể trong
Nhà trường đảm bảo phản ánh và thu nhận đầy
đủ những ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng
của sinh viên về quá trình học tập, rèn luyện, cũng
như giải quyết các mối quan hệ trong trường. Mặt
khác, Trường Đại học Sao Đỏ cũng cần chỉ đạo
tốt quá trình dân chủ hóa, đảm bảo dân chủ phải
có kỷ cương, kỷ luật, dân chủ phải có tập trung,
hướng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ và sự
nghiệp giáo dục đào tạo của Nhà trường, chống
những khuynh hướng lợi dụng dân chủ để tự do
cá nhân, vi phạm kỷ luật, dân chủ quá trớn, thiếu
tập trung.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ
chức chính trị trong Nhà trường để xây dựng ý thức
chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh viên.
Bài học rút ra trong hoạt động tuyên truyền giáo dục
tư tưởng chính trị cho sinh viên là ở đâu Hội Sinh
viên, Đoàn Thanh niên quan tâm, thì ở đó công tác
giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên có hiệu
quả sâu rộng và bền vững. Vì vậy, để nâng cao hoạt
động của các tổ chức này cần tập trung vào một số
vấn đề sau:
- Tổ chức và hoàn thiện hệ thống bộ máy các tổ
chức chính trị, đoàn thể để đảm trách công tác tư
tưởng trong Nhà trường, đặc biệt là phòng Công
tác sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên dưới
sự lãnh đạo chặt chẽ và toàn diện của Đảng bộ.
- Phát động phong trào rèn luyện nhân cách,
phong trào nói lời hay làm việc tốt, phong trào sinh
viên sống và làm việc theo pháp luật,… Tiếp tục
vận động sinh viên tham gia tích cực các cuộc
thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin do Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn phát
động. Bên cạnh đó, thầy, cô giáo cũng phải là
những người gương mẫu, có phẩm chất đạo đức
tốt, tạo được lòng tin cho sinh viên trước khi có
thể định hướng tư tưởng và quan điểm chính trị
cho họ.
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Sao Đỏ
cũng cần chỉ đạo, tổ chức các đợt học tập Nghị
quyết của Đảng, nói chuyện chuyên đề về tình
hình kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó
cần đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng chi
bộ, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, hướng sinh
viên phấn đấu theo mục tiêu lý tưởng của Đảng.
Tiếp tục tổ chức tốt các tuần sinh hoạt công dân
cho sinh viên chắc chắn sẽ tạo được môi trường
lý tưởng cho công tác giáo dục ý thức chính trị xã
hội chủ nghĩa, ý thức tự giác chấp hành quy chế
và đặc biệt là ý thức rèn luyện nếp sống mới cho
sinh viên.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội
Sinh viên phải có những cán bộ có năng lực, nhiệt
tình, sôi nổi, năng động, sáng tạo, có uy tín. Vì
vậy, cần tăng cường mở các lớp tập huấn, hướng
dẫn nghiệp vụ công tác cho Đoàn, Hội; tổ chức thi
cán bộ Đoàn giỏi, trẻ hóa đội ngũ cán bộ Đoàn;
quan tâm hơn nữa tới quyền lợi, chế độ đối với cán
bộ Đoàn, Hội,… Nội dung, chương trình hoạt động
phải đi vào chiều sâu, thiết thực, phù hợp với điều
kiện Nhà trường và xã hội. Đặc biệt, Đoàn Thanh
niên và Hội Sinh viên phải tích cực hướng sinh viên
vào xây dựng các giá trị chuẩn mực xã hội, đấu
tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tạo môi trường
phấn đấu và rèn luyện lý tưởng cho phong trào
“Học tập hôm nay, lập nghiệp ngày mai”.
4.3. Nâng cao ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện
để xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa
của sinh viên
Quá trình giáo dục sẽ chỉ đem lại hiệu quả cao
khi chủ thể tích cực, tự giác, tự giáo dục trong rèn
luyện, phấn đấu không ngừng. Tuy nhiên, việc
nâng cao tính tự giác trong học tập các môn khoa
học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là điều khó
khăn. Điều đó đã gây những trở ngại lớn cho việc
giáo dục ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho sinh
viên Trường Đại học Sao Đỏ hiện nay.
Vì vậy, để nâng cao tính tích cực học tập, rèn
luyện của sinh viên, Trường Đại học Sao Đỏ cần
thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Tăng cường giáo dục cho sinh viên về vị trí, vai
trò và ý nghĩa của việc tự học trong quá trình giáo
dục, đào tạo tại trường, cũng như sau này khi ra
ngoài xã hội. Từ đó giúp sinh viên có ý thức đầy đủ
về việc tự học, tự rèn luyện và ý thức được vai trò
của mình trong quá trình học tập, rèn luyện. Giảng
viên phải hình thành và phát triển nhu cầu nhận
thức, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hành động, nhu
cầu tự hoàn thiện ở sinh viên,... và tiến tới hình
thành nhu cầu học tập, nhu cầu tự giáo dục, rèn
luyện. Có như vậy mới khơi dậy và phát huy được
tính tích cực, tự giác của sinh viên trong quá trình
120 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
học tập và rèn luyện. Đồng thời, động viên họ tận
dụng thời gian học ngoài giờ, tích cực nghiên cứu
sách, báo và những tài liệu có liên quan đến nội
dung học tập nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức.
- Tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động
ngoại khóa, trực tiếp góp phần giải quyết những
vấn đề an sinh xã hội tại địa phương; tiếp tục phát
động các phong trào như “Khi tôi 18”, “Sinh viên 5
tốt” để góp phần xây dựng hành trang vững chắc
cho sinh viên bước vào lập thân, lập nghiệp, đồng
thời đóng góp sức mình cho công cuộc phát triển
đất nước.
- Coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức,
lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho sinh
viên thông qua hoạt động thực tiễn, các phong trào
thi đua, cần thường xuyên tổ chức cho sinh viên
tham gia lao động dưới hình thức lao động công
ích, thông qua đó rèn luyện cho họ tinh thần yêu lao
động, hăng hái lao động vì cộng đồng, phối hợp với
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, khoa Giáo
dục Chính trị và Thể chất triển khai các hoạt động
ngoại khóa, các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ
năng sống.
- Khuyến khích, biểu dương hoạt động tự học tập,
tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của sinh
viên. Sinh viên là những người đầy sự nhiệt tình
hăng say, hứng thú với cái mới. Vì vậy, khuyến
khích hoạt động tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức,
lối sống sẽ giúp sinh viên nhanh chóng tiến bộ,
trưởng thành. Bên cạnh đó, sinh viên cần phải tự
ý thức, tự xây dựng lý tưởng, hoài bão, khát khao
vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người
biết vượt qua những cám dỗ, lôi kéo và tiêu cực
xã hội, loại bỏ những biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân, ích kỷ, thực dụng. Những tấm gương sáng
trong học tập, rèn luyện và hoạt động phong trào
của sinh viên được nêu gương, khen thưởng kịp
thời sẽ khuyến khích, giúp sinh viên có thêm động
lực để tiếp tục học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân.
5. KẾT LUẬN
Xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của
sinh viên ở Trường Đại học Sao Đỏ là yêu cầu
khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và
lâu dài trong mục tiêu, yêu cầu giáo dục - đào tạo
của Nhà trường. Qua đánh giá thực trạng ý thức
chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh viên Trường
Đại học Sao Đỏ hiện nay, tác giả đề xuất những
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quá
trình này đó là: nâng cao chất lượng giáo dục
chính trị, đạo đức cho sinh viên; xây dựng và phát
huy môi trường chính trị, kinh tế - xã hội để xây
dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sinh
viên; nâng cao ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện
để xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho
sinh viên. Đây là những giải pháp có ý nghĩa thiết
thực, cần thực hiện nhất quán và đồng bộ mới có
thể xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của
sinh viên ở Trường Đại học Sao Đỏ hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Lương Bằng (2008). Giáo dục ý thức chính
trị cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Tạp chí Lý luận chính trị, 12/2008.
[2]. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995). Toàn tập. tập
22. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 215.
[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật, Hà Nội.
[5]. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Chấp
hành Đoàn Trường Đại học Sao Đỏ (2017). Báo
cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh
niên Trường Đại học Sao Đỏ năm học 2016 - 2017.
Hải Dương.
[6]. Khoa Giáo dục chính trị và Thể chất, Trường Đại
học Sao Đỏ (2017). Báo cáo tổng kết năm học
2016 - 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm học
2017 - 2018. Lưu hành nội bộ, Hải Dương.
[7]. Phòng Công tác học sinh - sinh viên, Trường Đại
học Sao Đỏ (2017). Báo cáo kết quả rèn luyện đạo
đức của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ năm học
2016 - 2017. Lưu hành nội bộ, Hải Dương.
[8]. Phòng Công tác học sinh - sinh viên, Trường Đại
học Sao Đỏ (2017). Báo cáo tổng kết công tác
quản lý giáo dục sinh viên năm học 2016 - 2017
và phương hướng nhiệm vụ năm học 2017 - 2018.
Lưu hành nội bộ, Hải Dương.
[9]. Từ điển Triết học (1975). NXB Tiến bộ, Matxcơva,
tr. 85.
[10].Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (2007). Định
hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay,
NXB Thanh niên.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 121