Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình tràn xả lũ hồ chứa nước đạ lây, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Hà Thanh Bình, tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sỹ “Nghiên cứu giải
pháp nâng cao chất lượng thi công Công trình tràn xả lũ Hồ chứa nước Đạ Lây,
tỉnh Lâm Đồng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS
.TS Nguyễn Trọng Tư.
Các thông tin, số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình
nghiên cứu nào trước đây.
Lâm Đồng, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Hà Thanh Bình

năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình nghiên cứu, đến nay Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu giải
pháp nâng cao chất lượng thi công Công trình tràn xả lũ Hồ chứa nước Đạ Lây,
tỉnh Lâm Đồng” đã được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các
Thầy, Cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Tác giả xin Trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Thuỷ lợi cùng toàn
thể các Thầy, Cô giáo trong bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng đã truyền đạt
kiến thức mới trong quá trình học tập cũng như giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá
trình làm Luận văn tại trường.
. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn thầy PGS.TS.Nguyễn Trọng Tư đã hết lòng động
viên giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn theo đúng tiến độ đề ra.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Sở NN và PTNT Lâm Đồng, Trung tâm quản lý đầu tư


và khai thác thuỷ lợi Lâm Đồng, Ban quản lý dự án Đạ Lây, các bạn bè đồng nghiệp
và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có điều kiện học tập, nghiên cứu
chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm hoàn thành tốt hơn nữa
nhiệm vụ trong lĩnh vực đang công tác.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm Luận văn.
Đây là lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, với thời gian và kiến thức có hạn, chắc chắn
không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý
của các Thầy Cô giáo, các Cán bộ khoa học và đồng nghiệp để Luận văn được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Lâm Đồng, ngày

tháng

Tác giả

Hà Thanh Bình

năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài: .......................................................................................... 1
2. Mục đích của luận văn: ............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... 2

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 3
7. Kết quả đạt được ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ................................... 4
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ........................................................................................ 4

1.1 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình........................................................... 4
1.1.1 Nội dung quản lý chất lượng ................................................................................. 4
1.1.2 Hoạt động QLCL công trình xây dựng tại Việt Nam ............................................. 5
1.1.2.1 Thực trạng hoạt động QLCL công trình xây dựng tại Việt Nam ........................ 5
1.2.2 Một số vấn đề quản lý CLCTXD thuỷ lợi tại Lâm Đồng ....................................... 6
1.1.3 Mục tiêu quản lý chất lượng công trình ................................................................. 8

1.2. Đặc điểm, tính chất và nguyên tắc thi công công trình thuỷ lợi ở Việt Nam. ........... 9
1.2.1 Đặc điểm: ............................................................................................................... 9
1.2.2 Tính chất của việc thi công các công trình thuỷ lợi: .............................................. 9
1.2.3 Những nguyên tác cơ bản trong thi công công trình thuỷ lợi: ............................. 10

1.3 Tình hình quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng thủy lợi hiện nay ....... 12
1.3.1. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng nói chung và xây dựng
thuỷ lợi nói riêng ........................................................................................................... 12
1.3.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng của các chủ thể trực tiếp tham gia xây
dựng công trình ............................................................................................................. 14
1.3.2.1 Chủ đầu tư - Ban quản lý .................................................................................. 14
1.3.2.2 Tổ chức tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết . ........................................................ 15
1.3.2.3 Tổ chức tư vấn giám sát : (của chủ đầu tư hoặc thuê tổ chức tư vấn giám sát
độc lập) ........................................................................................................................ 15
1.3.2.4 Nhà thầu thi công xây lắp .................................................................................. 16
i



1.3.2.5 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn bảo trì .... 17

1.4 Các mô hình QLCL tại các nước tiên tiến ..................................................................... 17
1.4.1 Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Nga ................................................ 17
1.4.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Pháp ............................................... 18
1.4.3 Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Mỹ ................................................. 19
1.4.4 Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Singapore ...................................... 19
1.4.5 Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Australia ........................................ 20
1.4..6 Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Nhật Bản ...................................... 21

1.5 Kết luận Chương I .............................................................................................................. 21
CHƯƠNG 2 :................................................................................................................ 23
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC ................................... 23
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG ............................................ 23

2.1. Cơ sở lý luận quản lý chất lượng xây dựng công trình ............................................... 23
2.1.1 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [1] ................................................................... 23
2.1.2 Một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng CTXD ..................... 26
2.1.2.1 Nghị định số 46/2015/ NĐ - CP [2] .................................................................. 26
2.1.2.2 Nghị định số 59/2015/NĐ - CP [3] .................................................................. 29
2.1.2.3 Nghị định số 42/2017/NĐ - CP [4] .................................................................. 30

2.2 Thực tiễn về công tác Quản lý chất lượng công trình xây dựng ................................ 31
2.2.1 Một số nội dung về quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng ................. 31
2.2.1.1 Quản lý CLCTXD trong giai đoạn thực hiện đầu tư ......................................... 31
2.2.1.2. Quản lý CLCTXD trong giai đoạn kết thúc đầu tư .......................................... 33
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thi công công trình xây dựng................... 34
2.2.2.1 Các yếu tố khách quan ..................................................................................... 34
2.2.2.2 Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 35


2.3 Các mô hình quản lý chất lượng công trình. .................................................................. 37
2.3.1 Các mô hình quản lý ở Việt Nam .......................................................................... 37
2.3.1.1 Các hình thức và mô hình tổ chức quản lý chất lượng của chủ đầu tư ở Việt
Nam .............................................................................................................................. 38
2.3.1.2 Mô hình quản lý chất lượng công trình của các nhà thầu tư vấn xây dựng thủy
lợi ở Việt Nam .............................................................................................................. 39
ii


2.3.1.3 Mô hình quản lý chất lượng thi công của nhà thầu xây dựng ở Việt Nam ...... 40
2.3.3 Một vài nhận xét đánh giá ................................................................................... 41

2.4. Vai trò chủ đầu tư tham gia quản lý chất lượng công trình xây dựng. ................... 43
2.4.1 Khái niệm : ........................................................................................................... 43
2.4.2 Vai trò của chủ đầu tư tham gia quản lý chất lượng công trình xây dựng: ........ 43

2.5. Những nguyên tắc chung công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công
trình thuỷ lợi................................................................................................................................ 43
2.5.1 Công trình xây dựng ............................................................................................. 43
2.5.2 Trình tự đầu tư xây dựng công trình .................................................................... 44
2.5.3 Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng ....................... 44

2.6. Những yêu cầu vật liệu, bê tông , kỹ thuật thi công công trình thuỷ lợi nói chung
và công trình Tràn xả lũ Hồ chứa nước Đạ Lây nói riêng................................................. 45
2.6.1 Yêu cầu vật liệu trong quá trình thi công:............................................................ 45
2.6.2 Yêu cầu kỹ thuật thi công, nghiệm thu công trình thuỷ lợi: ................................. 55

2.7 Kết luận chương 2 ................................................................................................................ 57
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 58
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG TRÀN

XẢ LŨ HỒ CHỨA NƯỚC ĐẠ LÂY ......................................................................... 58

3.1. Giới thiệu chung về công trình Tràn xả lũ thuộc dự án Hồ chứa nước Đạ Lây. ... 58
3.1.1 Tên dự án, vị trí địa lý vùng công trình, khu hưởng lợi ...................................... 58
3.1.2 Mục tiêu đầu tư xây dựng: .................................................................................... 58
3.1.3 Các thông số kỹ thuật: .......................................................................................... 58
3.1.4 Đặc điểm kết cấu công trình Tràn xã lũ: .............................................................. 59
3.1.5 Các điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng có liên quan đến xây dựng dự án. ............... 60
3.1.6 Điều kiện thi công ................................................................................................. 60

3.2. Thực trạng quản lý chất lượng thi công công trình Tràn xả lũ thuộc dự án Hồ
chứa nước Đạ Lây. ..................................................................................................................... 62
3.2.1. Trình tự thi công và yêu cầu về quản lý chất lượng thi công tràn xả lũ Hồ chứa
nước Đạ Lây: ................................................................................................................. 69
3.2.2. Vai trò và các hoạt động của Chủ đầu tư (Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác
thủy lợi Lâm Đồng) tại dự án Hồ chứa nước Đạ Lây. .................................................. 75

iii


3.2.3. Vai trò và các hoạt động của Nhà thầu thi công trong quá trình thực hiện triển
khai và quản lý chất lượng công trình. .......................................................................... 76
3.2.4. Vai trò và các hoạt động của các Nhà thầu Tư vấn trong quá trình thực hiện
triển khai và quản lý chất lượng công trình. ................................................................. 77

3.3. Đánh giá về công tác quản lý chất lượng thi công công trình Tràn xả lũ thuộc dự
án Hồ chứa nước Đạ Lây. ......................................................................................................... 79
3.3.1 Đối với Tư vấn khảo sát thiết kế .......................................................................... 79
3.3.2 Giám sát tác giả của Tư vấn thiết kế .................................................................... 80
3.3.3 Giám sát thi công xây dựng .................................................................................. 80

3.3. 4 Nhà thầu thi công xây dựng ................................................................................ 80
3.3. 5 Đối với chủ đầu tư .............................................................................................. 81
3.3.6 Nhà thầu kiểm định ............................................................................................... 81

3.4 Ưu và nhược điểm trong công tác quản lý chất lượng thi công Tràn xả lũ Hồ chứa
nước Đạ Lây ................................................................................................................................ 82
3.4.1 Ưu điểm: ............................................................................................................... 82
3.4.2 Nhựợc điểm: ........................................................................................................ 82

3.5 Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng thi công công
trình Tràn xả lũ thuộc Dự án Hồ chứa nước Đạ Lây , tỉnh Lâm Đồng. ......................... 83
3.5.1. Cải tiến công tác lựa chọn nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng nói chung .. 83
3.5.2. Nâng cao năng lực hoạt động của chủ đầu tư (Ban QLDA) ............................... 84
3.5.3. Nâng cao năng lực hoạt động của đơn vị TVGS ................................................. 87
3.5.4. Nâng cao năng lực hoạt động của đơn vị thi công xây lắp:................................ 87
3.5.5 Tăng cường công tác giám sát tác giả: ................................................................ 88
3.5.6 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thi công công trình của các
bên ................................................................................................................................. 88
3.5.7 Tăng cường, bổ sung thêm cốp pha vào công trình ............................................. 88
3.5.8 Nâng cao tinh thần tự giác và trách nhiệm của nhà thầu thi công, tư vấn giám
sát tại công trình ............................................................................................................ 88
3.5.9 Nâng cao sự phối hợp trong công tác quản lý chất lượng thi công tại công trình
giữa các bên................................................................................................................... 89
3.5.10 Nâng cao tinh thần tự giác và trách nhiệm của các bên .................................... 89

3.6 Những biện pháp cụ thể cho từng vấn đề khắc phục .................................................. 89
3.7 Kết luận Chương 3 .............................................................................................................. 89
iv



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 91
1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 93

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Mặt tràn xả lũ Hồ chứa nước Đạ Lây Năm 2016 ............................................ 8
Hình 2.1. Các bước trong quản lý chất lượng công trình .............................................. 31
Hình 2.2 Sơ đồ mô hình QLCL CTTL của chủ đầu tư .................................................. 39
Hình 2.3. Sơ đồ mô hình QLCL CTTL của nhà thầu tư vấn ......................................... 40
Hình 2.4. Sơ đồ mô hình QLCL CTTL của nhà thầu thi công ...................................... 41
Hình 3.1. Thi công tường cánh và tường biên Tràn xả lũ ............................................. 62
Hình 3.2. Thi công hoàn thiện sân trước và mái thượng lưu tràn ................................. 63
Hình 3.3. Thi công ngưỡng tràn xả lũ ........................................................................... 63
Hình 3.4. Thi công hoàn thiện các tường cánh và tường biên tràn ............................... 64
Hình 3.5. Thi công các mố trụ cầu qua tràn xả lũ ......................................................... 64
Hình 3.6. Thi công hoàn thiện mặt tràn và bể tiêu năng tràn xả lũ ............................. 65
Hình 3.7. Bổ sung 45 m rọ đá bờ phải hạ lưu tràn ........................................................ 66
Hình 3.8. Mặt bằng gia cố cọc xi măng tràn xả lũ ........................................................ 67
Hình 3.9. Mặt tràn xả lũ thi công xong lúc chưa xử lý gia cố ....................................... 67
Hình 3.10 Thi công cầu qua tràn ................................................................................. 68
Hình 3.11. Trạm trộn bê tông tại công trình ................................................................. 68
Hình 3.12. Mô hình tổ chức Ban QLDA cho 1 dự án .................................................. 86

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
1. ATLĐ
:An toàn lao động

2. BQLDA
:Ban Quản lý dự án
3. NNPTNT
:Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
4. CBKT
:Cán bộ kỹ thuật
5. CBVC
:Cán bộ viên chức
6. CBCC
:Cán bộ công chức
7. CĐT
:Chủ đầu tư
8. CTXD
:Công trình xây dựng
9. ĐTXD
:Đầu tư xây dựng
10. QLCL
:Quản lý chất lượng
11. QLDA
:Quản lý dự án
12. QLNN
:Quản lý Nhà nước
13. QPKT
:Quy phạm kỹ thuật
14. QCVN
:Quy chuẩn Việt Nam
15. TCVN
:Tiêu chuẩn Việt Nam
16. QPPL
:Quy phạm pháp luật

17. TVGS
:Tư vấn giám sát
18. GSTG
:Giám sát tác giả
19. TVTK
:Tư vấn thiết kế
20. TKBVTC-DT:Thiết kế bản vẽ thi công – dự toán công trình
21. UBND
:Ủy ban nhân dân
22. QLĐT
: Quản lý đầu tư
23. KTTL
:Khai thác thuỷ lợi
24. CTTL
:Công trình thuỷ lợi

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài:
Công tác quản lý chất lượng trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình được Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm. Cụ thể, Quốc hội đã ban hành Luật xây dựng, Chính phủ,
Bộ xây dựng, Bộ quản lý công trình chuyên ngành đã ban hành thông tư và các văn
bản hướng dẫn dưới Luật để các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng áp dụng thực
hiện từ bước phê duyệt quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến bước
chủ trương đầu tư, lập dự án đầu tư, thiết kế xây dựng đến quá trình thực hiện thi công
xây dựng; song song với tăng cường công tác thanh, kiểm tra thường xuyên, đột xuất
nhằm đưa hoạt động đầu tư xây dựng vào nền nếp, tránh gây thất thoát lãng phí chi phí
đầu tư, sớm đưa công trình vào khai thác vận hành hiệu quả góp phần phát triển kinh

tế xã hội của đất nước.
Từ nhiệm vụ bản thân được giao trong những năm qua tại đơn vị nhận thấy, giai đoạn
thi công xây dựng là giai đoạn đặc biệt quan trọng, sử dụng nhiều tài nguyên của xã
hội nhất từ vật liệu, nhân công, thiết bị thi công đến các vấn đề phát sinh khác như ảnh
hưởng đến đời sống nhân dân liền kề công trình. Ngoài yếu tố năng lực, kinh nghiệm
của các nhà thầu thì yếu tố con người giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quản lý
chất lượng thi công xây dựng công trình. Tuy nhiên, thực tế trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng, công tác quản lý chất lượng thi công một số công trình vẫn còn bộc lộ nhiều bất
cập, chưa phù hợp trình tự quy định. Hậu quả, khi vận hành khai thác không phát huy
năng lực thiết kế của công trình và phải mất nhiều chi phí sửa chữa thường xuyên.
Do yêu cầu công tác ngày càng đòi hỏi cao hơn về năng lực, kinh nghiệm. Bản thân
học viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong thực hiện công tác quản lý chất
lượng thi công xây dựng công trình. Để không ngừng trau dồi và vận dụng những kiến
thức chuyên môn đã học tập tại nhà trường, đặc biệt thiết thực cho bản thân là công tác
quản lý chất lượng thi công các dự án thuỷ lợi mà cụ thể là công trình Tràn xả lũ Hồ
chứa nước Đạ Lây do Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác thuỷ lợi Lâm Đồng làm
chủ đầu tư. Với nguyện vọng nêu trên, học viên đã chọn cho mình đề tài: “Nghiên cứu
giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình tràn xã lũ hồ chứa nước Đạ Lây, tỉnh
Lâm Đồng”.

Trang 1


2. Mục đích của luận văn:
Đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
của Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi Lâm Đồng và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng thi công Tràn xả lũ thuộc Dự án Hồ
chứa nước Đạ Lây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Công tác quản lý chất lượng thi công Tràn xả lũ thuộc Dự án Hồ chứa nước Đạ Lây
của chủ đầu tư.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng quan công tác quản lý chất lượng thi công các dự án đầu tư xây dựng
thuộc lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đi sâu nghiên cứu công tác quản lý
chất lượng thi công Tràn xả lũ thuộc Dự án Hồ chứa nước Đạ Lây, đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng cho dự án, là tiền đề để bản thân
hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Thời đoạn nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích hoạt động quản lý
chất lượng thi công các dự án thuỷ lợi do Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác thủy
lợi Lâm Đồng thực hiện từ năm 2013 đến nay.
4. Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quản lý chất
lượng thi công xây dựng công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công Tràn xả
lũ thuộc Dự án Hồ chứa nước Đạ Lây
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu;
- Phương pháp hệ thống hóa;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp chuyên gia.
Trang 2


- Một số phương pháp có liên quan khác.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1.Ý nghĩa khoa học:
Luận văn sẽ góp phần tổng kết và cập nhật các cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý trong
quản trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình Thủy lợi trong giai đoạn thi công
công trình.

6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ ứng dụng phù hợp với công tác quản lý chất lượng
xây dựng tại Ban quản lý Đạ Lây và Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác thuỷ lợi
Lâm Đồng.
7. Kết quả đạt được
Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất lượng
xây dựng tại Ban quản lý Đạ Lây và Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác thuỷ lợi
Lâm Đồng.
Từ đó đưa ra đề xuất mốt số đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý chất
lượng thi công tràn xả lũ thuộc dự án Hồ chứa nước Đạ Lây, Đạ Tẻh, Lâm Đồng.
.

Trang 3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
1.1.1 Nội dung quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là hoạt động phối hợp với nhau để điều hành và kiểm soát một tổ
chức về mặt chất lượng.
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và
mỹ thuật của công trình phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định
trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia
các hoạt động xây dựng như: Nhà thầu, CĐT, các cơ quan chuyên môn về xây dựng và
pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công
trình và khai thác sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an
toàn của công trình.
Căn cứ vào điều 23, nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Thủ tướng Chính

phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì các nội dung
QLCL thi công xây dựng công trình như sau:
1) Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công
trình xây dựng.
2) Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
3) Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công
việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
4) Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình.
5) Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi
công xây dựng công trình.
6) Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng
(nếu có).
7) Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử
dụng.
8) Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Trang 4


9) Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao
công trình xây dựng.
Phương pháp và công cụ QLCL công trình: dùng thước, máy thuỷ bình và các máy
móc, thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra và đánh giá chất lượng của một công việc hoặc
hạng mục công việc nào đó có đạt yêu cầu hay chưa để triển khai công việc tiếp theo
hay cho sửa chữa lại cho đạt yêu cầu thiết kế đề ra.
1.1.2 Hoạt động QLCL công trình xây dựng tại Việt Nam
1.1.2.1 Thực trạng hoạt động QLCL công trình xây dựng tại Việt Nam
Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh
mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu
tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Chính vì vậy, trong hoạt

động đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay, công tác xây dựng thể chế cho công tác quản
lý chất lượng xây dựng công trình được Đảng và Nhà nước quan tâm và chỉ đạo quyết
liệt, thể hiện rõ ràng nhất là Quốc hội đã ban hành Luật xây dựng số 50/2014/QH13;
Trên cơ sở Luật này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý
dự án đầu tư xây dựng và Nghị định 46/2015/NĐ – CP về quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng, giúp cho người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người
quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan
quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng có cơ sở để áp dụng thực hiện.
Văn bản quy phạm kỹ thuật, hệ thống tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra để tạo pháp lý
cho mối quan hệ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng hướng tới việc hình
thành công trình có chất lượng cao làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Nghĩa là:
Nhà nước kiểm soát các điều kiện “phù hợp” vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của toàn xã
hội. Mô hình cho công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình được xây dựng
thống nhất từ Trung ương đến địa phương và cho từng hình thức quản lý.
Vấn đề còn lại là việc triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá và cải tiến nâng cao hiệu
quả của công tác quản lý của các đơn vị có trách nhiệm như Sở quản lý chuyên ngành,
chính quyền địa phương các cấp, cũng như CĐT công trình. Tuy nhiên, đánh giá
chung về công tác quản lý chất lượng công trình của các đơn vị có trách nhiệm còn
khá nhiều vấn đề. Tình trạng tồn tại về chất lượng công trình, lãng phí, đặc biệt các dự
án vốn ngân sách Nhà nước.
Trong những năm gần đây, diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của
nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng
Trang 5


lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đó là việc đời sống kinh tế của người
dân ngày càng được cải thiện, nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển.Tất
nhiên cùng với sự phát triển và nâng cao không ngừng của các loại hình kinh tế, các

lĩnh vực khác của đời sống, bộ mặt đất nước ngày càng thay đổi; đó là sự mọc lên của
các công trình nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Theo các chuyên gia xây dựng, kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và trong khu
vực là vấn đề đảm bảo chất lượng xây dựng phải luôn gắn liền với đảm bảo an toàn thi
công xây dựng. Nhưng ở nước ta hiện nay, chưa có sự quản lý thống nhất trong lĩnh
vực này. Do đó, khi công trình xảy ra sự cố liên quan đến an toàn trong thi công, chất
lượng có vấn đề thì việc phân định trách nhiệm xử lý vụ việc đối với các bên liên quan
không rõ ràng. Bản thân Luật Xây dựng, Nghị định hướng dẫn về sự cố công trình khi
điều chỉnh về vấn đề này cũng có khá nhiều điểm thiếu rõ ràng. Mặt khác, trong khâu
lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành, cơ quan chủ
quản không đủ thông tin để đánh giá năng lực, kinh nghiệm nhà thầu khi tham gia xây
dựng các công trình. Lực lượng quản lý xây dựng nói chung và quản lý chất lượng
công trình xây dựng nói riêng từ tỉnh, đến cơ sở còn mỏng, trình độ không đồng đều
và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành xây dựng; còn có sự chồng chéo
và tính phối hợp chưa cao trong thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa
tổ chức thanh tra và cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, năng lực, trách nhiệm của
CĐT theo quy định của pháp luật cũng bị xem nhẹ; chưa chấp hành đúng trình tự thủ
tục xây dựng, phó mặc cho tư vấn, nhà thầu thi công; Với việc thực thi pháp luật trong
thực tế còn hạn chế, đặc biệt đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, chủ đầu tư vẫn còn
dễ bị hiểu là “Ông chủ hờ”. Họ chưa bị ràng buộc thật sự chặt chẽ về pháp luật và
chưa thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý chất lượng, biết nhưng vẫn làm (cố tình lựa
một số đơn vị tư vấn không đủ điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng để
ký kết hợp đồng; tìm những nhà thầu thi công không đảm bảo điều kiện năng lực tài
chính, chuyên môn...vì lợi ích cá nhân nào đó).
1.2.2 Một số vấn đề quản lý CLCTXD thuỷ lợi tại Lâm Đồng
Theo số liệu báo cáo về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ năm 2015-2018 của Sở Nông Nghiệp
và PTNT, mỗi năm trên địa bàn đầu tư xây dựng hơn 12 công trình lớn nhỏ, chủ yếu
các công trình vốn ngân sách nhà nước.


Trang 6


Kết quả kiểm tra tại các công trường xây dựng trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến nay
cho thấy, tuy mức độ có khác nhau, nhưng nhìn chung các chủ đầu tư đều tuân thủ
khá nghiêm túc quy định, có ý thức trong việc thực hiện những quy trình nhằm bảo
đảm chất lượng công trình, nhất là công trình vốn ngân sách Nhà nước. Các chủ thể
tham gia hoạt động xây dựng nắm khá rõ, cập nhật tốt những quy định pháp luật về
quản lý chất lượng công trình; quan tâm đến bộ phận lập, quản lý hồ sơ chất lượng
công trình, làm cơ sở nghiệm thu chất lượng nội bộ và giám sát thi công xây dựng
công trình.
Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo, nâng cao, kiểm soát chất
lượng công trình và cũng đã đạt được một số thành tích đáng kể. Tuy nhiên, số lượng
công trình kém chất lượng hoặc vi phạm về chất lượng vẫn còn xảy ra, làm tốn kém về
nguồn kinh phí khắc phục, thậm chí tính mạng con người và gây nhiều bức xúc trong
xã hội.
Những sai sót chủ yếu được phát hiện như: Nhà thầu không có cán bộ kỹ thuật, không
có chỉ huy trưởng công trình theo quy định, hoặc bố trí cán bộ chỉ huy trưởng công
trường không đúng với hồ sơ dự thầu, sự lơ là, yếu kém về chuyên môn của cán bộ tư
vấn giám sát chưa quản lý chặc chẽ việc thi công tại công trình...lập phương án thi
công thiếu chi tiết, chưa phù hợp thực tế; chưa có quy trình bảo trì công trình xây
dựng; mua bảo hiểm không đầy đủ; Tài liệu khảo sát địa chất thủy văn, địa chất công
trình chưa đầy đủ, công trình thi công kéo dài…Ngoài ra, nhiều CĐT không chấp
hành việc báo cáo định kỳ về chất lượng công trình cho cơ quan quản lý nhà nước
theo quy định, mặc dù chỉ một lần mỗi năm, chỉ khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chức
năng mới có được các thông tin về tình hình thi công, chất lượng công trình.
Một số sự cố công trình thuỷ lợi điển hình trong năm 2015 trên địa bàn tỉnh: Dự án Hồ
chứa nước Đạ Lây được Bộ NN & PTNT phê duyệt dự án đầu tư ngày 16/12/2008, là
công trình trọng điểm nhằm tạo nguồn cấp nước tưới cho 1.411 ha đất canh tác, cấp

nước sinh hoạt cho 7.000 người vùng hạ lưu dự án đồng thời cải thiện môi trường sinh
thái trong khu vực. Dự án Hồ chứa nước Đạ Lây được khởi công ngày 15 tháng 01
năm 2015. Trong quá trình thi công, do chủ đầu tư và các nhà thầu tư vấn không làm
hết trách nhiệm kiểm soát chất lượng công trình đúng quy định, không phát hiện và đề
xuất biện pháp thi công cho đúng với hồ sơ thiết kế của dự án, dẫn đến khi thi công đã
gây sự cố mặt tràn xả lũ không bằng phẳng, bê tông có những chỗ chưa đủ bề dày như
thiết kế được duyệt dẫn đến phải thiết kế thêm một lớp bê tông cốt thép dày 20cm để
công trình đảm bảo về mặt chất lượng, khối lượng cũng như mỹ thuật công trình, ước
tính thiệt hại về vật chất khoảng hơn 7 tỷ đồng. Ngoài ra cũng còn m,ột số công trình
Trang 7


chậm thời gian thi công do thay đổi thiết kế hoặc vốn chưa bố trí đủ đế thực hiện
….dẫn đến gây thiệt hại không nhỏ cho nhà nước và xã hội.

Hình 1.1 Mặt tràn xả lũ Hồ chứa nước Đạ Lây năm 2016
Trong năm 2016, Bộ NN & PTNT, Sở NN & PTNT cùng cơ quan quản lý
chuyên ngành đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, thường xuyên kiểm tra các công trình
thuỷ lợi và có đề xuất xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là vi phạm về trình
tự, thủ tục trong quản lý chất lượng công trình.
Như trên, chúng ta thấy công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thuỷ lợi trên
địa bàn tỉnh nói chung còn khá nhiều vấn đề cần phải xem xét. Đặc biệt cần xem xét
tới chất lượng các công trình có vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tỉnh.
1.1.3 Mục tiêu quản lý chất lượng công trình
Quản lý chất lượng có vai trò quan trọng bởi một mặt đời sống xã hội, làm cho chất
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng, mặt khác nâng
cao hiệu quả của hoạt động quản lý. Đó là cơ sở để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường,
tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường. Riêng trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản,
Quản lý chất lượng có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Công trình xây dựng được đảm bảo an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật và phù

hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan và phát huy hiệu quả vốn đầu tư.
- Tăng cường quản lý chất lượng sẽ giúp cho việc xác định đầu tư đúng hướng, khai
thác quản lý sử dụng công trình có hiệu quả hơn. Đây là lý do vì sao quản lý chất
lượng đầu tư xây dựng được đề cao trong những năm gần đây.
Trang 8


- Về phía Nhà thầu: Cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng các mặt hạn chế,
khuyết điểm trong tổ chức bộ máy quản lý chất lượng;cần cải tiến, thích hợp với
những mong đợi của CĐT; Việc quản lý chất lượng tốt sẽ tạo ra sản phẩm có lợi cho
người thụ hưởng và giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao.
- Về phìa Nhà nước: Việc quản lý chất lượng là nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm
xây dựng, sự tăng trưởng ngành xây dựng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
và lao động.
1.2. Đặc điểm, tính chất và nguyên tắc thi công công trình thuỷ lợi ở Việt Nam.
1.2.1 Đặc điểm:
Khác với việc xây dựng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Công tác
thi công công trình có những đặc điểm như sau:
- Các công trình thuỷ lợi phần nhiều mang tính chất lợi dụng nguồn nước như phương
tiện, vận tải, nuôi cá, tưới,...mỗi công trình thì có nhiều công trình đơn vị như đập,
cống, kênh mương, âu tàu, trạm thuỷ điện …mỗi công trình lại có nhiều loại, nhiều
kiểu làm bằng các loại vật liệu khác nhau như đất, đá, bê tông, gỗ, sắt thép…với khối
lượng rất lớn.
- Công trình thuỷ lợi yêu cầu phải ổn định, bên lâu an toàn tuyệt đối trong quá trình
khai thác. Do đó phải thoả mãn các yêu cầu sau: chống lật, lún, nứt nẻ, chống thấm,
chống xâm thực tốt, xây lắp với đô chính xác cao…
- Công tác thi công công trình thuỷ lợi tiến hành trên các lòng sông, suối, địa hình
chật, mấp mô, địa chất xấu và chịu ảnh hưởng của nước mưa, ngầm, thấm do đó thi

công rất khó khăn, xa dân cư, điều kiện kinh tế chưa phát triển.
- Công trình thuỷ lợi thường phải xây dựng lòng dẫn sông suối ngoài yêu cầu lợi dụng
tổng hợp nguồn nước còn phải hoàn thành công trình trong mùa khô hay hoàn thành
căn bản với chất lượng cao do đó thời gian thi công hạn chế.
1.2.2 Tính chất của việc thi công các công trình thuỷ lợi:
- Tính phức tạp vì:
+ Thi công trong điều kiện rất khó khăn.
+ Liên quan nhiều bộ môn khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kinh tế quốc dân, nhiều địa
phương, nhiều người.
+ Phải đảm bảo lợi dụng tổng hợp và thi công trên khô.
Trang 9


- Tính khẩn trương: Do chất lượng đòi hỏi cao, khối lượng lới, thi công trong điều kiện
khó khăn, thời gian thi công ngắn, trong tình trạng thiếu vật tư trang thiết bị và yêu cầu
đưa công trình vào sử dụng sớm do đó phải khẩ trương.
- Tính khoa học:
+ Trong thiết kế đảm bảo vững chắc, thoả mãn các điều kiện của nhiệm vụ thiết kế,
tiện lợi cho quản lý khai thác.
+ Trong thi công sử dụng các loại vật tư máy móc nhân lực và phải xử lý giải quyết
những vấn đề kỹ thuật.
Vì vậy nhiệm vụ của người thi công là phải tổ chức quản lý thi công tốt, giải quyết các
vấn đề kỹ thuật tốt, kịp thời. Bởi thế thi công còn mang tính chất khoa học.
- Tính quần chúng:
Công tác thi công công trình thuỷ lợi yêu cầu khối lượng lớn phạm vi xây dựng rộng
(Đầu mối +kênh mương…) nên phải sử dụng lực lượng lao động to lớn vì vậy Đảng
đưa ra chủ trương “Phải kết hợp chặc chẽ những công trình hạng nhỏ do nhân dân làm
với công trình hạng vừa, lớn do nhà nước hoặc nhân dân cùng làm”. Do vậy công tác
thi công mang tính chất quần chúng.
1.2.3 Những nguyên tác cơ bản trong thi công công trình thuỷ lợi:

* Thống nhất hoá trong thi công:
- Để đảm bảo nhanh nhiều, tốt rẻ phải thống nhất hoá trong thi công trên cơ sở các tính
chất kỹ thuật, quy trình, quy phạm của nhà nước.
+ Ưu điểm thống nhất hoá trong thi công :
o Cân đối được nhu, cần và sản xuất;
o Giảm bớt các khâu trung gian;
o Giảm bớt sự phức tạp trong sản xuất;
o Giảm thời gian thiết kế và tổ chức đơn giản việc quản lý;
o Phù hợp công xưởng hoá và cơ giới hoá thi công.
* Công xưởng hoá thi công: Là tổ chức sản xuất các chi tết kết cấu, các bộ phận công
trình theo quy định đã thống nhất sau đó lắp ráp ở thực địa.
+ Ưu điểm:
o Rút ngắn thời gian xây dựng, giảm nhẹ việc thi công tại công trình;
o Chất lượng các chi tiết được đảm bảo tốt;
o Máy móc và các khâu sản xuất được chuyên môn hoá tận dụng được khả năng làm
việc máy móc, thời gian làm việc của công nhân → Giá thành sản phẩm nhỏ;
Trang 10


o Do làm việc tập trung nên có điều kiện nâng cao trình độ nhân công.
* Cơ giới hoá trong thi công: Là máy móc để sử dụng thi công công trình nếu tất cả
các khâu được cơ giới hoá gọi là cơ giới hoá đồng bộ.
+ Ưu điểm:
o Giảm bớt sự lao động nặng nhọc của con người, tăng tốc độ thi công, giảm thời
gian xây dựng, sớm đưa công trình vào sản xuất;
o Tiết kiệm về mặt quản lý , tổ chức nhân lực đơn giản, giá thành công trình.
o Chất lượng thi công công trình cao hơn khắc phục khó khăn mà con người không
đảm nhiệm được.
* Thực hiện thi công dây chuyền: Trong dây chuyền công nghệ sản xuất các khâu dây
chuyền do mỗi công nhân hay nhóm phụ trách.

+ Ưu điểm:
o Giảm thời gian chết do chờ đợi;
o Phân công nhân công cụ thể → nâng cao năng suất lao động , phát huy sang kiến,
cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ công nhân.
o Để đảm bảo các khâu dây chuyền thi công liên tục nhịp nhàng phải thường xuyên
kiểm tra các khâu yếu để điều chỉnh kịp thời.
* Thực hiện thi công liên tục:
+ Ưu điểm:
o Bảo đảm cho công tác thi công không được gián đoạn;
o Giảm bớt được phụ phí trong thi công;
o Tăng cường tiến độ thi công sớm đưa công trình vào sản xuất.
+ Biện pháp thực hiện:
Nghiên cứu kỹ càng tiến độ thi công, nắm bắt tình hình khó khăn để có kế hoạch toàn
diện, chủ động khác phục khó khăn đó;
Những công trình, bộ phận bị thiên nhiên uy hiếp nên tiến hành vào mùa khô.
* Tôn trọng đồ án thiết kế:
Công trình xây dựng xong phải đảm bảo đúng theo đồ án thiết kế như kích thước, hình
dạng kế cấu, cao độ. Nếu sai sót phải nằm trong phạm vi sai số cho phép.
Trong quá thi công nếu phát hiện thiết kế sai sót phải báo cáo cơ quan chủ quản công
trình xin phương hướng giải quyết, không được tự tiện thay đổi.
* Làm tốt công tác tổ chức và kế hoạch thi công:
Thi công các công trình thuỷ lợi đòi hỏi hoàn thành khối lượng lớn trong thời gian
ngắn lại gặp điều kiện thi công khó khăn phức tạp và phải bảo đảm chất lượng cao, giá
thành hạ do đó phải làm tốt công tác tổ chức và kế hoạch thi công bằng cách:
Lập kế hoạch tiến độ thi công hợp lý ;
Trang 11


Tranh thủ mủa khô, chú trọng công trình trọng điểm;
Kế hoạch phải cụ thể toàn diện có biện pháp đối phó những trường hợp bất lợi có thể

xảy ra;
Các bộ phận công trình phải phối hợp chặc chẽ với nhau hướng tập trung vào việc
hoàn thành tiến độ kế hoạch đề ra.
1.3 Tình hình quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng thủy lợi hiện nay
1.3.1. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng nói chung và xây dựng
thuỷ lợi nói riêng
Chất lượng công trình xây dựng là vấn đề hết sức quan trọng, nó có tác động trực tiếp
đến hiệu quả kinh tế, đời sống của con người và sự phát triển bền vững. Đặc biệt ở
nước ta vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân chiếm tỷ trọng
rất lớn trong thu nhập quốc dân, cả nước là một công trình xây dựng. Vì vậy, để tăng
cường quản lý dự án, chất lượng công trình xây dựng (bao gồm công trình thuỷ lợi),
các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đã:
- Ban hành các văn bản pháp quy như Luật, Nghị định, Thông tư, các tiêu chuẩn, quy
phạm xây dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức thực hiện quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
- Đề ra các chủ trương chính sách khuyến khích đầu tư thiết bị hiện đại, sản xuất vật
liệu mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học trong xây dựng, đào tạo cán bộ,
công nhân nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng nói
chung và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng.
- Tăng cường quản lý chất lượng thông qua các tổ chức chuyên lo về chất lượng tại các
Hội đồng nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng, phòniện và dây chuyền sản xuất phải tiên tiến, phù hợp với tính chất công việc theo đúng
hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu đã được phê duyệt và phải phù hợp với tiêu chuẩn
chất lượng do Nhà nước quy định. Đối với mỗi loại thiết bị, phương tiện đưa vào công
trường xây dựng phải thực hiện kiểm định thiết bị, phương tiện theo đúng yêu cầu của
chủ đầu tư và Tổng cục đo lường;
Xây dựng phòng thí nghiệm hợp chuẩn hoặc đăng ký một phòng thí nghiệm hợp chuẩn
để kiểm định chất lượng vật liệu, chất lượng các cấu kiện thi công trên công trường;
Lập kế hoạch, tiến độ thi công chi tiết:
Căn cứ biện pháp kỹ thuật thi công được duyệt, BCH công trường thống nhất phân
chia tiến độ cho từng giai đoạn thi công (thể hiện rõ thời điểm bắt đầu, thời điểm kết

thúc) hoặc phân chia khối lượng công việc theo từng tháng (xác định rõ khối lượng
đầu tháng, khối lượng cuối tháng) tuỳ trường hợp cụ thể. Đồng thời tính toán số lượng
nhân lực + thiết bị + nguyên vật liệu chính cần thiết cho từng giai đoạn, từng tháng.
Nội dung này phải được thể hiện theo biểu mẫu bảng tiến độ giai đoạn hoặc tháng.
Tổ chức thi công:
Việc thực hiện thi công phải theo đúng trình tự, biện pháp chi tiết của chỉ dẫn kỹ thuật
đã được phê duyệt;
Việc kiểm tra khối lượng chất lượng công việc phải được thực hiện và báo cáo hàng
ngày bằng các cập nhật vào sổ theo dõi công việc “nhật ký thi công”. Đồng thời phải
có sự theo dõi, giám sát của chủ đầu tư và ký xác nhận vào nhật ký thi công;
Kết thúc mỗi công việc, bộ phận, hạng mục đều phải được nghiệm thu đánh giá chất
lượng giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có sự chứng kiến của giám sát tác giả.
Trước khi các bên nghiệm thu nhà thầu phải tự nghiệm thu nếu đạt yêu cầu về chất
lượng mới được mời các thành phần tham gia nghiệm thu. Quá trình tự nghiệm thu
được thực hiện liên tục song song với công tác thi công của công nhân trên công trình.
Cán bộ kỹ thuật thi công có trách nhiệm đo đạc, kiểm tra, nhắc nhở sửa chữa (nếu có
sai sót) trong suốt quá trình thao tác thi công của công nhân;
Cụ thể tại công trình Tràn xả lũ đạ Lây: Nhà thầu thi công muốn đổ bê tông lót hố
móng ngưỡng tràn thì phải tổ chức nghiệm thu hố móng ngưỡng tràn trước bao gồm:
các kích thước hình học thực tế thi công; địa chất nền móng so sánh với thiết kế…nếu
đảm bảo chất lượng mới được phép tổ chức thi công các bước tiếp theo. Ban chỉ huy
công trường chỉ được cho phép thi công công việc tiếp theo khi có biên bản nghiệm
Trang 70


thu đã được các bên ký xác nhận đảm bảo chất lượng và cho phép chuyển tiếp thi
công;
Khối lượng của công việc hoàn thành phải lấy mẫu để kiểm nghiệm chất lượng kỹ
thuật của công việc hoàn thành hoặc số lượng, quy cách mẫu sản phẩm và được lưu
giữ tại công trường;

Công trình chỉ được đưa vào vận hành khai thác khi cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành nghiệm thu đánh giá đủ điều kiện về chất lượng về môi trường an toàn phòng
chống cháy nổ…mới được đưa vào vận hành khai thác. Tài liệu hoàn công công trình
được lưu giữ theo tuổi thọ của công trình để đề phòng quá trình vận hành có vấn đề về
kỹ thuật các cơ quan chức năng mới có đủ tài liệu để xử lý theo luật định.
2) Các yêu cầu về chất lượng thi công công trình Tràn xả lũ Hồ chứa nước Đạ Lây
Để công trình Tràn xả lũ Hồ chứa nước Đạ Lây thi công đảm bảo chất lượng thì cần
các yêu cầu sau:
 Xử lý hố móng
CBKT thi công phải tiến hành định vị kích thước, cao độ hố móng theo bản vẽ tại vị trí
đang đào móng (chiều dài, rông, cao và cao độ đỉnh, cao độ đáy hố móng) và định
hướng cho máy đào nên đào theo hướng nào trước, hướng nào sau, công tác vận
chuyển cách nào để nhanh nhất …Đồng thời kết hợp với đào thủ công như vét hố
móng, san gạt mái hố móng những chỗ mà máy đào không thể đào đạt 100%.
Khi hố móng đã đào xong thì các kích thước hình học thực tế thi công; địa chất nền
móng phải đảm bảo đúng với bản vẽ thiết kế được duyệt trước khi yêu cầu TVGS
kiểm tra, nghiệc thu công việc. Nếu kiểm tra hố móng đạt yêu cầu thì đơn vị thi công
được phép tổ chức thi công các bước tiếp theo và ngược lại.
Ví dụ : Đào móng ngưỡng tràn xả lũ hồ chứa nước Đạ Lây có chiều rộng là 13m, chiều
dài 85m, cao 1,8m thì CBKT thi công phải tiến hành định vị vị trí hố móng, chiều dài,
rộng, cao và dùng máy đào 2 m3 để đào hố móng. Khi đào xong CBKT kiểm tra trước
nếu đúng theo bản vẽ thiết kế được duyệt thì làm phiếu yêu cầu TVGS kiểm tra,
nghiệm thu hố móng để đơn vị thi công thực hiện công việc tiếp theo và ngược lại.
 Công tác thi công bê tông
Tràn xả lũ Hồ chứa nước đạ lây là một trong những tràn xả lũ lớn nhất Việt Nam, với
khối lượng bê tông rất lớn khoảng 20.264 m3 bê tông các loại, Vì vậy để công tác
quản lý công tác đổ bê tông cho từng hạng mục của tràn đảm bảo yêu cầu chất lượng
ta cần chú ý một số yêu cầu sau:
Trang 71



1- Trước khi đổ bê tông móng (lót, lớp bê tông tiếp theo) phải nghiệm thu phần nền
móng, phần bê tông đổ trước đúng như yêu cầu của các bản vẽ thiết kế.
2- Vật liệu (cát, đá, xi măng, thép, nước …) phải được kiểm định về chỉ tiêu cơ lý và
thành phần hạt mà đơn vị mà đơn vị thi công nhập vào công trình đúng theo yêu cầu
của hồ sơ thiết kế để đổ bê tông phải đảm bảo đúng theo hồ sơ thiết kế được duyệt.
3- Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra cốt thép, cốp pha của hạng mục có đúng yêu cầu
về: khoảng cách giữa các thanh, chủng loại các loại thép,độ phẳng của cốp pha, kích
thước (chiều dài, rộng, cao) có đúng với thiết kế chưa? Nếu đúng thì nghiệm thu công
tác cốt thép, cốp pha và cho phép triển khai công tác đổ bê tông.
4- Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra thành phần cấp phối bê tông có đảm bảo đúng
theo kết quả kiểm định cấp bê tông mà đơn vị kiểm định đã kiểm định chưa? Nếu đúng
thì cho đổ bê tông và nếu chưa thì phải đơn vị thi công phải thực hiện lại cho đúng mới
bắt đầu triển khai. Tuỳ theo từng hạng mục công việc mà yêu cầu đơn vị thi công phải
thực hiện cho đảm bảo chất lượng như bê tông lót M100, bê tông lõi ngưỡng tràn
M150, bê tông mái tràn M200, bê tông tường M250 và bê tông áo tràn M300.
5- Phân khoảnh, phân lớp đổ bê tông phải đúng theo yêu cầu hồ sơ thiết kế và phải có
khớp nối giữa 2 khoảnh đổ, cụ thể như đổ bê tông ngưỡng tràn mỗi khoảnh đổ là
11,8m, cao 2m, chiều rộng nhỏ dần từ dưới đáy lên thì yêu cầu mỗi khoảnh đổ phải
dung khớp nối, khớp nối phải được định vị chặt để khi đầm khớp nối không bị xê dịch,
nứt gãy, méo mó.
6- Trước khi đổ bê tông lên mặt nằm ngang giữa các khối bê tông đã đổ trước phải làm
sạch rác, bùn, bụi và những màng mỏng trên mặt. Dùng bàn chải máy hoặc bàn chải
sắt chải sạch lớp màng mỏng xi măng để trơ đá ra độ 1,5cm, và sau đó dùng vòi phun
nước rửa sạch.
7- Công tác đầm bê tông: Sử dụng đầm dùi kết hợp đầm bàn để đầm bê tông. Khi đầm
không để vòi của đầm xuyên qua lớp bê tông cũ đã đầm rồi, không để đầm chạm vào
thép và ván khuôn, rút vòi từ từ tránh để lại những lỗ rỗng do vòi đầm tạo lên, hướng
phát triển của bê tông tuân thủ phải tuyệt đối theo thiết kế.
8- Công tác dưỡng hộ bê tông: Thường xuyên tưới ẩm, vào mùa nắng cần che đậy vào

ban ngày và dỡ ra vào ban đêm để bê tông bốc hơi nước
 Yêu cầu về vật liệu: Cát, đá, xi măng, nước, thép, thiết bị
Trong mục 2.6 của chương 2, tác giả cũng đã đưa ra yêu cầu về vật liệu (Cát, đá, xi
măng, nước, phụ gia..) được đưa vào quá trình xây lắp để công trình được đảm bảo

Trang 72


chất lượng. Vì vậy trong chương này tác giả chỉ nêu một số yêu cầu chính về vật liệu
tập kết vào công trình như sau:
1- Đá dăm
- Đá dăm tập kết vào công trình phải có nguồn gốc địa chỉ rõ ràng, về số lượng cũng
như chất lượng phải đảm bảo đúng theo hồ sơ thiết kế được duyệt và kết quả kiểm
định của nhà thầu kiểm định.
- Đá dăm dùng để đổ bê tông phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 1171 1987 và 14TCN 70 - 2002, 14TCN 71 - 2002. Toàn bộ đá dăm dùng làm cốt liệu cho
Bê tông có mác  150 trong công trình dùng loại dăm (1x2) cm và (2x4)cm, riêng bê
tông lót móng tràn xả lũ dùng cỡ (4x6)cm
- Đă dăm để đổ bê tông phải đáp ứng:
+ Giới hạn bền nén bão hoà không nhỏ hơn 1 000 kg/cm2
+ Hàm lượng hạt thỏi dẹt không quá 25% và hạt mềm yếu không quá 10% khối lượng.
+ Độ nén dập khi thí nghiệm mẫu bê tông M200 không lớn hơn 18% và bê tông
M300 không lớn hơn 14%
+ Số lượng hạt thoi dẹt không lớn hơn 15%, hạt mềm yếu không vượt quá 10% theo
khối lượng .
2- Cát
- Cát tập kết vào công trình phải có địa chỉ nguồn gốc địa chỉ rõ ràng, về số lượng
cũng như chất lượng phải đảm bảo đúng theo hồ sơ thiết kế được duyệt và kết quả
kiểm định của nhà thầu kiểm định.
- Cát để đổ bê tông phải đạt các yêu cầu của TCVN 7570:2006 và 14TCN 68- 2002,
14TCN 69-2002.

- Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cát được tiến hành theo các tiêu chuẩn từ TCVN
7572 - 1:2006  TCVN 7572 -20:2006.
- Hàm lượng bùn, bụi sét và các tạp chất khác không được vượt quá các trị số trong
TCVN 7570:2006
- Trong cát không cho phép lẫn những hạt sỏi và đá dăm có kích thước lớn hơn 10
mm, những hạt có kích thước từ (510) mm cho phép lẫn trong cát nhưng không vượt
quá 5% khối lượng.
3- Xi măng

Trang 73


- Xi măng tập kết vào công trình phải có nhà cung cấp uy tín có địa chỉ rõ ràng, có
đăng ký chất lượng hàng hoá. Kho tàng đạt tiêu chuẩn, về số lượng cũng như chất
lượng phải đảm bảo đúng theo hồ sơ thiết kế được duyệt .
- Các bao xi măng phải kín, không rách, thủng.
- Ngày, tháng, năm sản xuất, số hiệu xi măng phải được ghi rõ trên các bao. Đối với
mỗi lô xi măng nhất thiết phải có lý lịch của nhà máy sản xuất.
- Việc kiểm tra xi măng tại hiện trường phải tiến hành trong các trường hợp sau:
+ Khi thiết kế thành phần cấp phối bê tông
+ Có sự nghi ngờ về chất lượng xi măng
+ Lô xi măng bảo quản quá 3 tháng kể từ ngày sản xuất hoặc chưa quá 3 tháng nhưng
xi măng trong bao đã bị vón cục
4- Nước
- Phải dùng nước trong, không được dùng nước thải, nước bẩn, không lẫn bùn, dầu
mỡ, dầu thực vật để trộn và dưỡng hộ bê tông.
- Nước dùng để trộn vữa dùng nước suối hoặc nước giếng khoan, nhưng trong nước
không lẫn các tạp chất như dầu mỡ, rong rêu, các hóa chất ... nước quá đục không
được dùng để trộn bê tông.
5- Thép

- Thép tập kết vào công trình phải phải có nguồn gốc rõ ràng và phải có giấy chứng
nhận của nhà máy về chất lượng thép và phải được đơn vị có tư cách pháp nhân kiểm
tra chất lượng theo từng lô hàng, về số lượng cũng như chất lượng phải đảm bảo đúng
theo hồ sơ thiết kế được duyệt .
- Sạch sẽ, không có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám ... không gỉ, không có vảy sắt.
- Cốt thép bị bẹp giảm diện tích mặt cắt > 5% không được dùng hoặc nếu dùng phải thí
nghiệm lực kéo, uốn nguội. Nếu đảm bảo mới được dùng .
- Cốt thép phải uốn nguội tuyệt đối không được uốn nóng khi gia công.
- Các thanh cốt thép chịu lực khi nối thép phải dùng phương pháp nối hàn. Phương
pháp hàn và chiều dài hàn phải theo đúng quy phạm qui định. Vị trí nối không đặt ở
chỗ mà thanh thép phải chịu lực lớn .
- Vị trí, khoảng cách và độ dày lớp bảo vệ phải thực hiện theo đúng đồ án thiết kế.
7- Về máy móc thiết bị:
Trang 74


- Máy móc thiết bị, phương tiện ( máy đào, máy ủi, ô tô tải…) đưa vào công trình thi
công phải phù hợp với tính chất công việc theo đúng hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu
đã được phê duyệt và phải phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước quy định.
- Đối với mỗi loại thiết bị, phương tiện đưa vào công trường xây dựng phải thực hiện
kiểm định thiết bị, phương tiện theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư và Tổng cục đo
lường;
- Phải có đầy đủ dụng cụ thí nghiệm hiện trường, dụng cụ lấy mẫu và các thiết bị
chuyên dụng để phục vụ cho công tác thí nghiệm tại hiện trường, lấy mẫu bê tông, vật
liệu đất, cát sỏi …
 Yêu cầu công nghệ kỹ thuật thi công, thời gian khởi công, hoàn thành
Công nghệ kỹ thuật thi công tại công trình Tràn xả lũ Hồ chứa nước Đạ Lây, tỉnh Lâm
Đồng như sau:
1- Công tác đào móng và vận chuyển đất ra bãi thải: dung máy đào (1,6 – 2,3) m3, kết
hợp thủ công đúng theo yêu cầu hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu đã được phê duyệt.

2- Công tác lắp dựng cốt thép, cốp pha: Gia công, lắp đặt cốt thép, cốp pha bằng thủ
công kết hợp cơ giới cẩu cốp pha để lắp ghép đối với những hạng mục trên cao như thi
công cầu qua tràn, ngưỡng tràn, sàn cầu công tác cửa van tràn tự do.
3. Công tác trộn, đổ, đầm và đánh xờm bê tông:
- Công tác trộn: Phải có trạm trộn bê tông tại công trình, trộn hỗn hợp bê tông dùng
trạm trộn có công suất 50m3/h .
- Công tác đổ bê tông: Dùng các xe bồn 7m3 vận chuyển từ trạm trộn đến vị trí các
hạng mục đổ bê tông của tràn như phải đảm bảo đúng khoảng cách theo yêu cầu thiết
kế để tránh kéo dài thời gian làm chất lượng bê tông kém đi.
- Công tác đầm và đánh xờm bê tông: Sử dụng công việc bằng thủ công.
4- Thị công rọ đá: Phải kết hợp cơ giới và thủ công.
5- Thờ gian khở công, hoàn thành
- Khởi công: ngày 15 tháng 01 năm 2015
- Hoành thành: ngày 30 tháng 4 năm 2019
3.2.2. Vai trò và các hoạt động của Chủ đầu tư (Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác
thủy lợi Lâm Đồng) tại dự án Hồ chứa nước Đạ Lây.
Chủ đầu tư (Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi Lâm Đồng) trực tiếp quản
lý dự án và thành lập Ban Quản lý dự án Đạ Lây. Ban Quản lý dự án Đạ Lây thuộc
Trang 75


×