Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu luận cao học THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ SINGAPORE và GIÁ TRỊ THAM KHẢO đối với VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.51 KB, 31 trang )

THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ SINGAPORE VÀ GIÁ TRỊ THAM
KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Singapore là một quốc đảo nhỏ nằm ở phía nam bán dảo Malaysia, tiếp giáp
tiểu bang Johor của Malaysia về phía Bắc và đối diện đảo Riau của Indonesia về
phía Nam. Những ngày đầu tách ra với tư cách là một quốc gia độc lập,
Singapore lúc ấy chỉ là một nước nhỏ nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, khó
khăn về mọi nguồn lực và gần như không có gì cả. Trải qua hơn 50 năm xây
dựng và phát triển đất nước, Singapore đã tạo nên những thành công vang dội
mà ít quốc gia nào trên thế giới sánh kịp. Các chỉ số phát triển kinh tế, xã hội, ít
tham nhũng Singapore luôn đứng đầu. Câu chuyện từ thế giới thứ ba vươn lên
thứ nhất của Singapore là một thành tựu khiến tất cả mọi quốc gia trên thế giới
phải ngả mũ thán phục. Để có được những bước phát triển thần kì như vậy đó là
do vai trò tích cực của cả hệ thống chính trị Singapore.
Hệ thống chính trị Singapore nổi tiếng về sự trong sạch, tổ chức gọn nhẹ, hoạt
động hiệu quả, là mô hình tốt cho các nước trên thế giới học tập. Việt Nam và
Singapore là hai quốc gia không giống nhau về bản chất chế độ, tuy vậy những
bài học về sự thành công và phát triển của Singapore như ngày nay chứa đựng
rất nhiều giá trị tích cực không chỉ cho Việt Nam mà các quốc gia khác cũng có
thể tham khảo và học hỏi.
Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Thế chế chính trị Singapore và giá trị
tham khảo đối với Việt Nam” làm đề tài tiểu luận môn Thể chế chính trị thế giới
đương đại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
*Nguyễn Huy Vũ, Nguyễn Minh Thọ: “Đảng PAP và chính trị Singapore”,
báo Văn hóa Nghệ An. Trong bài viết này hai tác giả tập trung phân tích quá
trình hình thành và nắm giữ quyền lực của đảng Nhân dân Hành động (PAP) ở
1



Singapore, nhu cầu về ý thức hệ thực dụng, tham nhũng ở Singapore và một số ý
thức hệ.
*Lê Văn Đính(chủ biên,2012), “Về hệ thống chính trị Singapore”, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội. Qua phân tích của tác giả cho thấy cái nhìn khái quát nhấ
vềhệ thống chính trị Singapore, cách thức tổ chức, vận hành bộ máy nhà nước
của đất nước này.
*Trần Khánh(1995), “Cộng hòa Singapore 30 năm xây dựng và phát triển”,
Nxb KHXH, Hà Nội. Tài liệu làm rõ quá trình xây dựng phát triển của đất nước
Singapore trong 30 năm kể từ khi thành lập.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
*Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về thể chế chính trị thế giới đương đại, tiểu luận
nghiên cứu và làm rõ quá trình hình thành và phát triển của thể chế chính trị
Singapore, nghiên cứu hiến pháp, qui định bản chất, đặc trưng của thể chế nhà
nước, thể chế đảng phái của Singapore. Đưa ra nhận xét về thể chế Singapore, từ
đó rút những bài học kinh nghiệm, giá trị tích cực có thể tham khảo đối với thể
chế chính trị Việt Nam.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày một số vấn đề lý luận về thể chế chính trị thế giới đương đại.
- Phân tích thể chế chính trị Singapore: hiến pháp, thể chế nhà nước, đảng chính
trị.
- Đưa ra nhận xét về nền thể chế Singapore.
- Phân tích các giá trị tích cực của thể chế Singapore à rút ra kinh nghiệm đối
với Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng
- Lý luận tổng quan về thể chế chính trị thế giới đương đại
- Thể chế chính trị Singapore: Hiến pháp, thể chế nhà nước( lập pháp, hành
pháp, tư pháp), đảng chính trị…
* Phạm vi nghiên cứu

2


-Thể chế nhà nước, hiến pháp, đảng chính trị Singapore từ khi thành lập đến nay.
5. Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Phương pháp bình luận, diễn giải, phân tích được sử dụng trong khi nghiên
cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về tham nhũng.
- Phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp phân tích, tổng
hợp, thống kê…
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu đã làm rõ được tổng quan thể chế chính trị thế giới đương đại,
phân tích rõ mô hình thể chế ở Singapore, đưa ra nhận xét tổng quát và rút ra giá
trị tham khảo, kinh nghiệm học tập đối với Việt Nam và các quốc gia khác trên
thế giới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung của đề tài được kết
cấu với 3 chương.

B. NỘI DUNG
3


CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm thể chế
Thể chế là hệ thống những quy định, luật lệ, giá trị phản ánh mặt tinh thần và là
hình thức biểu hiện các thành tố của một cấu trúc xã hội hay của một lĩnh vực

nào đó của các quan hệ xã hội.
1.1.2. Khái niệm thể chế chính trị
Hệ thống chính trị là các định chế, các giá trị tạo thành những nguyên tắc tổ
chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, là hình thức thể hiện
các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc, bao gồm các cấu
trúc tổ chức, các bộ phận chức năng cấu thành của hệ thống chính trị nhất định à
vai trò, ảnh hưởng lẫn nhau của chúng trong hệ thống chính trị đó.
1.2. ĐẶC TRƯNG THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI

1.2.1. Thể chế quân chủ
Là thể chế qui định và đảm bảo quyền lực tối cao của của nhà nước tập trung
toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc kế
thừa. Thể chế quân chủ được phân ra thành các loại: thể chế quân chủ tuyệt đối,
thể chế quân chủ nhị nguyên và thể chế quân chủ đại nghị.
1.2.1.1. Thể chế quân chủ tuyệt đối
Thể chế quân chủ tuyệt đối là thể chế chính trị mà ở đó quyền chuyên chế, độc
tài, không hạn chế thuộc về nhà vua. Trong xã hội đương đại, thể chế này hầu
như không tồn tại.
1.2.1.2. Thể chế quân chủ nhị nguyên
Với thể chế chính trị này quyền lực chia đều cho nhà vua và nghị viện. Tuy
nhiên, nhà vua thường lấn át nghị viện, trong nhiều trường hợp giải tán nghị iện
vô thời hạn để độc quyền quyền lực nhà nước. Hiện nay, thể chế này chỉ còn tồn
tại ở một số nước như Brunay, A rập xê út, Tiểu vương quốc A rập…
1.2.1.3. Thể chế quân chủ đại nghị
4


Thể chế này vua đứng đầu nhà nước nhưng quyền lực lại tập trung trong tay
nghị viện, cơ quan do nhân dân bầu. Nhà vua chỉ tồn tại chủ yếu là hình thức, trị
vì nhưng không cai trị.

Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền thành lập và giải tán chính
phủ. Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện. Song trên thực tế quyền lực
tập trung vào người đứng đầu của cơ quan hành pháp.
Tiêu biểu là thể chế chính trị vương quốc Anh, Nhật Bản, Úc, Thái Lan…
1.2.2. Thể chế chính trị cộng hòa
Thể chế chính trị cộng hòa là thể chế xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân, chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế ở các nước tư
bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền
phân lập” và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản
chủ nghĩa, thể chế cộng hòa có 3 loại: cộng hòa tổng thống, cộng hòa lưỡng tính
và cộng hòa đại nghị.. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ
chức theo mô hình cộng hòa xô viết như Liên xô trước đây.
1.2.2.1. Thế chế cộng hòa tổng thống
Hệ thống cộng hòa tổng thống áp dụng lý thuyết tam quyền phân lập một cách
triệt để nhất. Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp được tổ chức theo cơ
chế “kiềm chế và đối trọng” nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực của các
nhánh quyền lực nói chung và của những người cầm quyền nói riêng.
Trong hệ thống tổng thống, nguyên thủ quốc gia đồng thời là người đứng đầu
hành pháp. Sự phân quyền giữa các nhánh quyền lực được áp dụng một cách
triệt để. Quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về tổng
thống, và quyền tư pháp thuộc về toà án. Cách phân chia như vậy dựa trên cơ sở
hệ thống uỷ quyền: quốc hội và tổng thống được bầu theo những cách thức khác
nhau.
Nghị viện được tổ chức thành thượng viện và hạ viện. Trong tương quan quyền
lực giữa hai viện, ngoại trừ trường hợp Mỹ - hai viện có quyền lực ngang nhau ở các quốc gia còn lại, thượng viện thường có quyền lực thấp hơn so với hạ
viện.
5


Trong hệ thống này, tổng thống do người dân bầu trực tiếp, hoặc gián tiếp. Vì

không do quốc hội bầu, nên tổng thống không thể bị quốc hội phế truất. Mặc dù
vậy, tổng thống vẫn có thể bị luận tội nếu cố ý làm sai, hoặc có các hành động vi
hiến.
Nhánh thứ ba trong bộ máy nhà nước là cơ quan tư pháp. Cơ quan này có các
nhiệm vụ chủ yếu, như bảo vệ hiến pháp thông qua hoạt động xét xử các vi
phạm; giải thích hiến pháp và pháp luật; kiềm chế các thiết chế khác trong hệ
thống chính trị.
Hệ thống tư pháp bao gồm cả tòa án tối cao và hệ thống tòa án các cấp. Thông
thường, trong hệ thống này, tòa án tối cao vừa là tòa bảo hiến vừa là tòa phúc
thẩm tối cao. Các thẩm phán của tòa tối cao được nghị viện phê chuẩn và tổng
thống bổ nhiệm tuân theo các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và có nhiệm
kỳ suốt đời, hoặc bổ nhiệm lâu dài, để đảm bảo sự độc lập, khách quan, chỉ tuân
theo pháp luật trong quá trình xét xử.
Quốc gia đầu tiên xây dựng mô hình cộng hoà tổng thống là Mỹ. Các ý tưởng
thiết kế chính của mô hình này được đặt ra tại Hội nghị lập hiến ở Philadelphia
vào mùa hè năm 1787. Trên cơ sở phân tích các thể chế chính trị hiện có trên thế
giới, các đại biểu tham dự hội nghị đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng
mô hình và chỉ ra những điểm thích hợp mà nước Mỹ cần kế thừa. Kể từ thời
điểm đó, một thể chế cộng hoà tổng thống đã được hình thành và phát triển cho
đến ngày nay.
1.2.2.2. Thể chế cộng hoà lưỡng tính
Thể chế cộng hòa lưỡng tính (còn gọi là thể chế hỗn hợp) bao hàm đặc điểm của
cả thể chế cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị. Quốc gia đầu tiên áp dụng
mô hình này là Pháp. Nếu như mô hình đại nghị được xem là phân quyền mềm
dẻo, mô hình tổng thống được xem là phân quyền cứng rắn, thì mô hình cộng
hoà lưỡng tính chính là sự kết hợp của cả hai, đem lại một sắc thái chính trị
riêng biệt...
Trên thế giới, ngoài Pháp, còn có các quốc gia như Phần Lan, Ba Lan, Sri Lanca,
Môdămbich... hiện đang áp dụng mô hình này.
6



Trong thể chế cộng hoà lưỡng tính, cơ quan lập pháp chính là quốc hội, thường
gồm 2 viện: thượng viện và hạ viện. Hạ viện đại diện cho dân cư tại các đơn vị
Điểm đặc trưng của hệ thống cộng hòa lưỡng tính là sự chia sẻ quyền hành pháp
giữa thủ tướng và tổng thống. Tổng thống do người dân trực tiếp bầu ra, còn thủ
tướng thường là người của đảng chiếm đa số trong hạ viện. Sự phân bổ quyền
lực giữa hai chức danh này ở mỗi quốc gia có thể có sự khác biệt.
1.2.2.3. Thể chế cộng hòa đại nghị
Về mặt lý luận, thể chế cộng hoà đại nghị được thiết kế dựa trên lý thuyết tam
quyền phân lập, theo đó, giữa các cơ quan quyền lực nhà nước có sự phân công
và kiểm soát lẫn nhau. Tuy nhiên, sự phân quyền giữa các nhánh được tổ chức
dưới hình thức mềm dẻo.
Trong bộ máy nhà nước ở những quốc gia theo mô hình cộng hoà đại nghị,
người đứng đầu nhà nước (tổng thống) và người đứng đầu hành pháp có sự tách
biệt. Người đứng đầu nhà nước không có thực quyền, không nhận được sự uỷ
quyền trực tiếp từ dân, mà thường do quốc hội, hoặc đại cử tri từ các khu vực
bầu cử bầu ra, tuỳ theo quy định của từng nước.
Ở các nước này, cơ quan lập pháp thường là quốc hội lưỡng viện. Hạ viện đại
diện cho người dân, do dân bầu ra trực tiếp tại các đơn vị bầu cử. Thượng viện
có vị thế quyền lực kém hơn, vì thường đại diện cho các tiểu bang, hoặc các
vùng lãnh thổ.
Trong hệ thống cộng hoà đại nghị, người đứng đầu chính phủ là thủ tướng, do hạ
viện bầu và tổng thống phê chuẩn. Nói cách khác, sau cuộc bầu cử hạ viện, thủ
lĩnh của đảng đa số trong hạ viện sẽ đứng ra thành lập chính phủ. Đảng kiểm
soát nhánh lập pháp, đồng thời sẽ kiểm soát luôn cả nhánh hành pháp.
Hạ viện cũng là cơ quan phê chuẩn các thành viên của chính phủ. Do đó, chính
phủ phải chịu trách nhiệm tập thể trước nghị viện, thường xuyên chịu sự giám
sát và phải giải trình trước nghị viện.
Trong mô hình này, sự phân lập giữa các nhánh quyền lực không triệt để, vì

chính phủ và quốc hội đều do một đảng kiểm soát. Thường thì trước khi trở
thành bộ trưởng trong chính phủ, một người phải là nghị sỹ quốc hội. Do đó
7


nhân sự của nhánh lập pháp và nhánh hành pháp thường trùng với nhau. Mức độ
kiểm soát của nhánh lập pháp đối với nhánh hành pháp do vậy cũng bị hạn chế.
Xét về mặt lịch sử, thể chế cộng hoà đại nghị có nguồn gốc từ thể chế quân chủ
đại nghị của Anh. Hệ thống này hiện được áp dụng tương đối phổ biến trên thế
giới. Ngoài những quốc gia vốn là thuộc địa của Anh, như Singapore, Ấn Độ thì
nhiều quốc gia khác cũng áp dụng mô hình này, chẳng hạn như Đức, Tây Ban
Nha…
1.2.2.4. Thể chế cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Ở thế chế này, quyền lực của nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan quốc hội, chính phủ, toà án nhân dân và viện kiểm sát
nhân dân, quyền lực tối cao thuộc về Quốc Hội.
Quốc Hội có quyền thành lập chính phủ, bầu chủ tịch nước, bầu cơ quan tư
pháp, hội đồng quân sự trung ương, có quyền quyết định những vấn đề hệ trọng
của đất nước, như tuyên bố chiến tranh hay hòa bình, có quyền giám sát việc thi
hành pháp luật.
Chính phủ là cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm trước quốc hội thực thi vai trò
quản lý hành chính và đảm bảo sự thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Trong thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa có thể có chế đô đa đảng, song trên thực
tế vẫn duy trì chế độ một đảng( Đảng cộng sản) lãnh đạo.
Một số quốc gia thuộc nền thể chế này hiện nay có Việt Nam, Lào, Triều Tiên,
Cuba.

CHƯƠNG 2: THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ SINGAPORE
2.1.


KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ LỊCH SỬ THỂ CHẾ
CHÍNH TRỊ SINGAPORE

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên

8


-Tổng diện tích là 682,3 km2. Singapore là tên một hòn đảo lớn (604,2 km2)
nằm cách bán đảo Mã Lai một eo biển nhỏ (eo Johor) như một con sông. Có hai
cây cầu bắc qua eo biển này nối liền Singapore với Malaysia. Ngoài ra còn một
số đảo nhỏ khác nằm ở phía đông bắc và nam đảo chính.
-Tọa độ: Singapore nằm trong vùng từ 1º09′ đến 1º29′ vĩ độ Bắc và từ 103º36′
đến 104º25′ kinh độ Đông.
-Khí hậu là một khí hậu nhiệt đới ôn hòa, nhiệt độ không dao động nhiều giữa
các tháng. Nhiệt độ trung bình hàng ngày là 26.8ºC – 31ºC. Nằm ven đại dương
nên độ ẩm cao và lượng mưa vừa đủ, trung bình 2,345 mm. Mùa mưa thường từ
tháng 11 đến tháng 1.
-Dân số Singapore là 5,399 triệu người (2013), tốc độ tăng dân số (không kể
những người nhập cư không thường xuyên) là 1,8% (2000-2001).
-Thành phần dân tộc: người Hoa chiếm đa số (76.5%); tiếp theo là người Malay
(13.8%), Ấn Độ(8.1%) và các dân tộc khác (1.6%).
-Ngôn ngữ, tiếng Anh được chọn làm ngôn ngữ chính. Các thứ tiếng khác là
tiếng Hoa (phổ thông), tiếng Malay và tiếng Tamil.
- Tỷ lệ tôn giáo ở Singapore như sau: đạo Phật (42.5%); đạo Lão (8.5%); đạo
Hồi (14.9%); đạo Thiên chúa (14.6%); đạo Ấn (4.0%); các tôn giáo khác (0.6%);
không tôn giáo (14.8%).
2.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên
ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt;

đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông
nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng
nhu cầu ở trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngànhcông
nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp
đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi.
Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn.
Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu
9


nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi
sang nền kinh tế tri thức.
Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp
Jurong. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng
bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở
Châu Á.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu
nhập quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng
trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ
cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị
mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ
1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm
2000 đạt hơn 9%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế
thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề:
Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt
1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm
2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2 % do tác
động của khủng hoảng kinh tế.
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế

tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore
thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong
nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh
doanh.
2.1.3. Lịch sử thể chế chính trị
Cộng hòa Singapore (tiếng Anh: Republic of Singapore ; Hán Việt: Tân Gia Ba
Cộng hòa quốc) là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á, nằm phía nam của bán
đảo

Malaysia,

phía

nam

bang Johor của Malaysia và

phía

bắc đảo

Riau của Indonesia. Singapore nằm cách xích đạo chỉ 137 km về hướng bắc.
Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia (hay tiếng Malay),
vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố).
10


Từ đó Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử . Tên gọi này bắt
nguồn từ một vị hoàng tử tên là Sang Nila Utama. Theo truyền thuyết, vị hoàng
tử này nhìn thấy một con sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên hòn đảo và do đó

đặt tên cho hòn đảo là Thành phố Sư Tử (Singapura).
Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của hòn đảo được tìm thấy trong những
văn bản của Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3. Hòn đảo là nơi chiếm đóng của đế chế
Sumatran Srivijaya và khởi đầu có tên theo tiếng Java là Temasek . Temasek
phát triển thành một thành phố thương mại thịnh vượng nhưng sau đó dần dần
suy tàn. Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, Singapore là một phần của Vương quốc
Johor.
Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của công ty East
India (của Anh), đã kí một thỏa thuận với vua của Johor. Ông đồng thời thiết lập
Singapore trở thành một trạm thông thương buôn bán và nơi định cư, sau này đã
nhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiều chủng tộc khác nhau.
Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh năm 1867. Sau một chuỗi các
hoạt động mở mang lãnh thổ, Đế quốc Anhnhanh chóng đưa Singapore trở thành
một trung tâm tập trung và phân phối dựa vào vị trí rất quan trọng của nó trên
con đường biển nối giữa châu Âu và Trung Quốc.
Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Malaya và những
vùng lân cận trong Cuộc chiến Malaya, lên đến cực điểm tại Cuộc chiến
Singapore. Quân Anh không được chuẩn bị và nhanh chóng thất thủ mặc dù có
lực lượng đông hơn. Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật vào ngày 15 tháng
2 năm 1942. Người Nhật đổi tên Singapore sang tiếng Nhật thành Syonan-to ,
nghĩa là “Ánh sáng Miền Nam”, và chiếm đóng nó cho đến khi quân Anh trở lại
chiếm hòn đảo một tháng sau sự đầu hàng của Nhật vào tháng 9 năm 1945.
Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu nhà
nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu sau
cuộc bầu cử năm 1959. Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào
Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành một thành
viên của liên bang Mã Lai cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như là một bang
11



có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị tách ra khỏi liên bang vào
ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của
bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore được độc lập 2 ngày
sau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành ngày Quốc
khánh của Singapore. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của
Singapore.
Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăn
trong giai đoạn này, bao gồm nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyên
thiên nhiên như dầu mỏ. Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Đồng Minh, trong nhiệm
kỳ của mình từ năm 1959 đến 1990, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng bước
kiềm chế thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống và thực hiện một chương trình
nhà ở công cộng với quy mô lớn. Các cơ sở hạ tầngkinh tế của đất nước được
phát triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống
phòng vệ quốc gia được thiết lập. Singapore từ một nước đang phát triển trở
thành một nước phát triển vào cuối thế kỷ 20.
Năm 1990, Goh Chok Tong kế nhiệm chức thủ tướng, đối mặt với nhiều khó
khăn bao gồm ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á
năm 1997, sự lan tràn của SARS năm 2003 cũng như những đe dọa khủng bố từ
Jemaah Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các vụ đánh bom ở Bali. Năm2004, Lý Hiển
Long, con trai cả của Lý Quang Diệu, trở thành thủ tướng thứ ba.
2.2.

HIẾN PHÁP

Hiến pháp là một từ xa lạ đối với Singapore cách đây ba thế kỉ. Song đến
nay hiến pháp được coi là biểu tượng chính trị-pháp lý của nhà nước. Hiến pháp
Singapore ra đời gắn liền với lịch sử phát triển thăng trầm của xã hội và nhà
nước Singapore.
Trong những năm 1963-1965 Singapore là một bang trong liên bang Malaysia.
Do những khác biệt lớn về chế độ chính trị, Singapore tách ra khỏi bang từ ngày

9/8/1965 và trở thành một nước cộng hòa độc lập. Singapore theo hiến pháp
1963 là nước cộng hòa nghị viện với chế độ chính trị cực quyền. Từ lúc tuyên bố
độc lập đến nay, Đảng nhân dân hành động liên tục cầm quyền.
12


Năm 1984, hiến pháp sửa đổi nhằm đảm bảo một sự đại diện tối thiểu của những
đảng chính trị hay những đảng không thành lập chính phủ. Theo đó, những ứng
cử viên không trúng cử nhưng có số phiếu cao nhất trong cuộc tổng tuyển cử
được mời giữ ghế trong nghị viện như những thành viên không đại diện cho đơn
vị bầu cử. Những thành viên này có mọi quyền như những thành viên chính thức
khác nhưng không có quyền dự thảo sửa đổi hiến pháp, tiền tệ hay chi phí hành
chính của nghị viện hay vận động tín nhiệm chính phủ.
Năm 1988, có sự sửa đổi hiến pháp quan trọng, đó là việc đưa ra khu tuyển cử
đại diện theo nhóm. Theo đó, mỗi khu tuyển cử theo nhóm có ít nhất một ứng cử
viên từ nhóm thiểu số người Mã Lai hay người Ấn Độ.
Năm 1990, hiến pháp đã sửa đổi, bổ sung thêm một loại thành viên mới của nghị
viện, thành viên bổ nhiệm.
Năm 1991, Hiến pháp đã sửa đổi về việc bầu cử phổ thông nguyên thủ quốc gia.
Tổng thống được trao quyền phủ quyết việc bổ nhiệm các quan chức cấp cao
trong bộ máy nhà nước, quyền ra lệnh cấm, chống lại hiện tượng tôn giáo quá
khích. Hiến pháp trước quy định rõ chế độ đại nghị, tổng thống do nghị viện bầu
ra, nhiệm kỳ 4 năm, xác định rõ quyền của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp.
Từ năm 1993, lần đầu tiên tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với
nhiệm kỳ 6 năm. Hiến pháp quy định cơ quan lập pháp bao gồm nghị viện một
viện và tổng thống. Nghị viện thông qua dự luật còn thổng thống phê
chuẩn.Nghị viện Singapore có quyền lực rất lớn. Theo quy định của Hiến pháp:
“cơ quan lập pháp có thể xác định, quy định những đặc quyền, quyền miễn trừ
hay những quyền hạn của nghị viện”.

Cơ quan lập pháp ban hành luật gọi là: Các Đạo luật của Nghị viện. Để ban hành
các đạo luật mới hoặc sửa đổi bổ sung các đạo luật hiện hành các Dư luật được
đưa ra thảo luận tại Quốc hội. Dự luật phải được thảo luận qua ba phiên họp tại
Nghị viện và được sự đồng ý của Tổng thống trước khi trở thành luật và được
gọi là Đạo luật, các Đạo luật phải phù hợp (không được trái) với Hiến pháp (đạo
luật tối cao).
13


Hiến pháp ở Singapore là đạo luật tối cao của nhà nước Singapore. Nó có lịch sử
phát triển hết sức đặc biệt, phù hợp với lịch sử phát triển của đất nước, đồng thời
tạo cơ sở pháp lý của nhà nước, công dân và xã hội phát triển một cách hết sức
toàn diện.
2.3.

THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC

2.3.1. Lập pháp
Singapore là nước có chính thể cộng hòa nghị viện (parliamentary republic),
tổng thống do dân bầu và có nhiệm kỳ 6 năm nhưng chỉ đóng vai trò nghi lễ,
thực quyền nằm trong tay Thủ tướng. Nghị viện Singapore là nghị viện một viện
(unicameral parliament) với 87 ghế do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm
(ngoài ra có một số ghế được cơ cấu mang tính chất chỉ định).
Nghị viện Singapore chỉ có một viện. Nghị viện Singapore được xây dựng theo
mô hình hệ thống nghị viện dân chủ của British Westminster, theo đó các nghị
sĩ được bầu vào thông qua các cuộc tổng tuyển cử thường xuyên. Tổng thống sẽ
đề nghị lãnh đạo của chính đảng có đa số trong nghị viện làm Thủ tướng. Sau đó
Thủ tướng sẽ lựa chọn các Bộ trưởng trong số các nghị sĩ để thành lập Nội các.
Các Bộ trưởng đứng đầu các Bộ cùng điều hành Chính phủ.
Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước, do nhân dân bầu ra. Tổng thống có

quyền hạn và chức năng do Hiến pháp và một số bộ luật thành văn khác trao
cho, vai trò của Tổng thống chủ yếu mang tính chất nghi lễ.
Theo Hiến pháp, quyền lập pháp của Singapore được trao cho cơ quan lập pháp.
Cơ quan lập pháp bao gồm: Tổng thống và nghị viện. Cơ quan lập pháp ban
hành luật gọi là: Các Đạo luật của Nghị viện. Để ban hành các đạo luật mới hoặc
sửa đổi bổ sung các đạo luật hiện hành các Dư luật được đưa ra thảo luận tại
Quốc hội. Dự luật phải được thảo luận qua ba phiên họp tại Nghị viện và được
sự đồng ý của Tổng thống trước khi trở thành luật và được gọi là Đạo luật, các
Đạo luật phải phù hợp (không được trái) với Hiến pháp (đạo luật tối cao).
14


Quyền lập pháp ở Singapore thuộc về Nghị viện với 83 nghị sỹ và Tổng thống.
Nghị viện được bầu bằng hình thức phổ thông trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm.
Nghị viện chỉ có thể được giải tán bởi Tổng thống theo đề nghị của Thủ tướng.
Ngoài thủ tục bầu cử Nghị sỹ thông thường còn có thủ tục bầu cử theo nhóm đại
diện cho nhóm gồm từ ba đến sáu người trong đó bắt buộc phải có một đại diện
dân tộc thiểu số, trước hết là người Malay. Từ năm 1990 Nghị viện Singapore có
thêm 10 Nghị sỹ đề cử với nhiệm kỳ 2 năm được Chủ tịch Nghị viện đề cử từ
những công dân có nhiều công lao, đóng góp với đất nước và được Tổng thống
thông qua. Các Nghị sỹ đề cử này có đầy đủ các quyền, đặc quyền và nghĩa vụ
của Nghị sỹ trừ quyền bỏ phiếu sửa đổi Hiến pháp, tuyên bố bất tín nhiệm và
thông qua ngân sách. Ở Singapore cũng có quy định về Nghị sỹ không qua bầu
cử cho phép bốn đại diện của các đảng đối lập có số phiếu cao nhất qua bầu cử
Nghị viện (nhưng không đủ điều kiện để có số ghế trong Nghị viện) trở thành
Nghị

sỹ.

Nghị viện Singapore họp một năm 2 kỳ, ở kỳ họp thứ hai xem xét thông qua

ngân sách quốc gia trong năm tới. Các dự thảo luật được thảo luận ba lần và
được thông qua bằng bỏ phiếu đa số thông thường (quá ½ số Nghị sỹ). Dự thảo
luật được Nghị viện thông qua có hiệu lực khi được Tổng thống xem xét, công
bố. Các dự thảo luật còn được xem xét bởi Hội đồng Tổng thống về quyền của
người thiểu số về tính đảm bảo nguyên tắc bình đẳng đối với các cộng đồng
thiểu số và tôn giáo, về các đảm bảo Hiến pháp nói chung. Hội đồng này gồm 21
thành viên do Tổng thống chỉ định theo đề nghị của Chính phủ (10 thành viên
được chỉ định suốt đời, 10 thành viên và Chủ tịch Hội đồng có nhiệm kỳ 3 năm).
Nếu Hội đồng không chấp nhận, dự thảo Luật phải được thay đổi hay phải được
Nghị viện thông qua với đa số tuyệt đối (quá 2/3 số Nghị sỹ). Thẩm quyền của
Hội đồng không gồm việc xem xét các dự thảo luật liên quan đến tài chính, an
ninh và trật tự xã hội, các dự thảo luật được Thủ tướng công bố là “Khẩn”.
2.3.2. Hành pháp
Trước đây, Singapore theo chế độ cộng hòa đại nghị, tổng thống do Quốc hội
bầu ra. Nhưng từ năm 1993, theo hiến pháp sửa đổi(1991) tổng thống do nhân
15


dân bầu ra, trực tiếp nắm quyền hành pháp. Đứng đầu chính phủ là thủ tướng do
tổng thống bổ nhiệm. Thủ tướng là thành viên của nghị viện và cũng là người
đứng đầu nội các. Dưới thủ tướng là các bộ trưởng do tổng thống bổ nhiệm có
sự tham khảo ý kiến của thủ tướng, các bộ trưởng này đều là thành viên của nghị
viện.
Tổng thống sẽ bổ nhiệm tổng chưởng lý trong số những người có đủ tiêu chuẩn
như một thẩm phán của Toàn án tối cao và phải thống nhất với ý kiến của thủ
tướng.
Tổng chưởng lý (Attoney General) là cố vấn pháp lý cho Chính phủ, Văn phòng
Tổng chưởng lý là cơ quan giúp việc của Tổng chưởng lý. Tổng Chưởng lý
không phải là thành viên được bầu của Nghị viện hoặc là thành viên của Nội
các. Thủ tướng Chính phủ chỉ định Tổng chưởng lý và nhiệm kỳ của các người

này được đảm bảo. Các bộ có trách nhiệm điều hành công tác lập pháp có thể
tìm kiếm sự tư vấn từ Văn phòng Tổng chưởng lý để xem xét liệu việc thi hành
chính sách được đề nghị có đòi hỏi sửa đổi các văn bản pháp luật đang có hiệu
lực hay không hoặc có cần ban hành một văn bản mới.
Nội các chịu trách nhiệm về việc điều hành chính sách tham mưu cho tổng thống
về việc thực thi quyền lực của mình, bổ nhiệm các công chức cao cấp và công
chức ngành tư pháp. Nội các chịu trách nhiệm tập thể trước tổng thống nghị
viện.
Chính phủ Singapore có 14 bộ và 55 ban. Các ban này được thành lập theo pháp
luật của nhà nước và chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể như phát
triển các hoạt động kinh tế hay cơ sở hạ tầng…Những người làm cho các ban
này không phải công chức nhà nước.
2.3.3. Tư pháp
Hệ thống tư pháp của Singapore dựa trên thông luật Anh, song có các khác biệt
địa phương đáng kể. Việc bồi thẩm đoàn xử án bị bãi bỏ vào năm 1970, các phán
quyết tư pháp sẽ hoàn toàn nằm trong tay các thẩm phán được chỉ định.
Singapore có các hình phạt bao gồm cả trừng phạt thân thể tư pháp dưới dạng
đánh đòn hoặc phạt roi nơi công cộng, có thể áp dụng đối với các tội hình như
16


hiếp dâm, gây rối loạn, phá hoại, và các vi phạm di trú nhất định. Tổ chức Ân xá
Quốc tế cho rằng một số điều khoản pháp lý của Singapore xung đột với quyền
được cho là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội, và rằng Singapore “có
thể có tỷ lệ hành quyết cao nhất trên thế giới so với dân số của quốc gia”. Chính
phủ Singapore bất đồng ý kiến với các tuyên bố của Tổ chức Ân xá Quốc
tế.Trong một nghiên cứu vào năm 2008, Singapore và Hong Kong xếp hàng đầu
về chất lượng hệ thống tư pháp tại châu Á.
Nhìn chung các chế định hình thành nền luật pháp Singapore cũng tương tự như
ở nhiều quốc gia khác và chia thành 2 loại (1)luật thành văn và (2)luật bất thành

văn.
(1)Luật thành văn, do các cơ quan quyền lực lập pháp ban hành, xếp theo thứ tự
quyền năng pháp lý gồm, Hiến pháp, Văn bản pháp luật, Văn bản dưới luật.
Hiến pháp (1992) là Đạo luật cao nhất của Quốc gia, nó đề ra những nguyên tắc
cơ bản, khung pháp lý gốc của Nhà nước, chính quyền và quyền cơ bản của cá
nhân. Bất kỳ đạo luật nào của Nghị viện ban hành, trái với Hiến pháp sẽ bị coi là
vô hiệu hoặc tuỳ mức độ, sẽ bị toà án tuyên huỷ.
Văn bản pháp luật, gồm tất cả các đạo luật do Nghị viên Singapore ban hành và
một số đạo luật Anh quốc đã được Singapore tiếp nhận, cho áp dụng. Tại
Singapore, Văn bản pháp luật được phổ biến rộng rãi, thường xuyên được xem
xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội.
Văn bản dưới luật, cũng như ở nhiều quốc gia khác, các Văn bản pháp luật (quy
chế, quy định, nghị định, thông tư v. v. . ) do các Bộ trưởng, Cơ quan ngang Bộ,
các Cơ quan thẩm quyền của Chính phủ ban hành đều được coi là những văn
bản dưới luật
Cũng như Toà án ở nhiều quốc gia khác, các Toà án tại Singapore có thẩm quyền
giải quyết tất cả các vấn đề dân sự, hình sự và tranh chấp hành chính (tranh chấp
liên quan đến một Cơ quan Chính phủ).
Hệ thống Toà án Singapore có thể chia ra như sau :
1. Toà án tối cao, gồm Toà đệ nhất cấp và Toà Phúc thẩm.
17


(1)Toà đệ nhất cấp thực hiện việc xét xử ban đầu và xét xử phúc thẩm cả dân sự
và hình sự. Tức là Toà này có thẩm quyền xét xử trực tiếp và xét xử những
kháng cáo từ các Toà cấp dưới. Ngoài ra, theo điều 100 Hiến pháp Singapore,
Tổng thống có quyền đưa bất kỳ vấn đề hiến pháp nào ra để làm rõ tại một Toà
án hiến pháp đặc biệt gồm ít nhất 3 thẩm phán của Toà án tối cao. Toà đệ nhất
cấp là Toà án duy nhất có thẩm quyền chung, tức là nó là toà sơ thẩm duy nhất ở
Singapore có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ dân sự và hình sự và ở mọi mức

độ. Tuy nhiên, do phân cấp trong hệ thống Toà án, thường chỉ những vụ tranh
chấp dân sự, hình sự lớn thì Toà đệ nhất cấp mới tiến hành xét xử, các mức khác
do các Toà cấp dưới giải quyết. Các Toà sơ thâm khác đều là toà trực thuộc có
thẩm quyền hạn chế hoặc đặc biệt chỉ để xét xử một vụ dân sự, hình sự nào đó
hoặc xét xử những vụ tranh chấp với trị giá nào đó do pháp luật quy định .
Thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Toà đệ nhất cấp bao gồm việc giải quyết các
kháng cáo dân sự từ các Toà cấp Quận, địa hạt hoặc toà tiểu hình vi cảnh. Trong
các vấn đề hình sự, Toà đệ nhất cấp giải quyết kháng cáo từ toà cấp quận, hạt
hoặc toà tiểu hình vi cảnh và có thẩm quyền bác kháng cáo;thay đổi hoàn toàn
phán quyết hoặc lệnh, thay đổi thời hạn hoặc tính chất của hình phạt; lệnh xử lại
hoặc lệnh thu thập thêm chứng cứ. Tuy nhiên, quyền bác kháng cáo chỉ được
thực hiện khi Toà đệ nhất cấp chứng minh được rằng, phán quyết; tuyên bố vô
tội, hình phạt hoặc lênh của Toà án cấp dưới là không đúng pháp luật, mâu thuẫn
với chứng cứ hoặc mức hình phạt vượt giới hạn. Ngoài thẩm quyền xét xử phúc
thẩm và sơ thẩm nói trên, Toà đệ nhất cấp còn có quyền xem xét lại các thủ tục
dân sự và hình sự và giám sát việc xét xử tại các Toà án trực thuộc, đồng thời
đôn đốc các Toà trực thuộc ghi chép, lưu trữ đầy đủ biên bản về thủ tục tiến
hành các vụ xét xử để đảm bảo tính chính xác, đúng đắn và hợp pháp trong việc
ra quyết định ở tất cả các vụ xét xử.
(2)Toà phúc thẩm có quyền năng cao nhất, nó có thẩm quyền xét xử phúc thẩm
đối với các vấn đề dân sự và hình sự, tức là giải quyết các kháng cáo từ Toà đệ
nhất cấp và các toà trực thuộc. Tuy vậy, trong các vấn đề dân sự, Toà phúc thẩm
chỉ giải quyết kháng cáo những vụ tranh chấp dân sự theo mức luật định, không
18


phải giải quyết tất cả (ví dụ, tranh chấp dân sự trị giá trên USD30. 000). Thẩm
quyền giải quyết các vấn đề hình sự tại Toà phúc thẩm bao gồm, các kháng cáo
từ toà đệ nhất cấp trong xét xử sơ thẩm của toà này và những vấn đề mà pháp
luật bảo lưu trước Toà đệ nhất cấp. Toà phúc thẩm cũng có thể giải quyết kháng

cáo từ các toà trực thuộc, trong trường hợp kháng cáo đã được cấp toà đệ nhất
cấp xét xử nhưng còn có nội dung pháp lý nào đó được bảo lưu, toà đệ nhất cấp
không thể quyết định.
2. Các toà án trực thuộc, gồm 6 cấp Toà án sau :
(1)Toà án quận, hạt có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp dân sự có thể tới
mức SGD100. 000; tới SGD3. 000. 000 nếu là chúc thư hoặc là án hành chính.
Nhìn chung thẩm quyền của Toà án này giới hạn trong việc xét xử những tội chỉ
bị phạt tiền (không quá SGD10. 000) hoặc phạt giam tối đa không quá 10 năm
và phạt không quá 12 roi.
(2)Toà tiểu hình vi cảnh, chỉ xét xử nhưng vụ khiếu kiện đòi tiền và mức giải
quyết không quá USD30. 000 hoặc những tội mức phạt giam không quá 3 năm
và phạt không quá 6 roi.
(3)Toà xử các vụ án mạng, toà này xét xử các vụ tử vong mà qua điều tra, xác
minh có dấu hiệu đó là vụ tử vong không tự nhiên. Các vụ án này được giải
quyết theo một trình tự tố tong riêng.
(4)Toà vị thành niên, giải quyết tội phạm vị thành niên. Sở dĩ phải lập riêng Toà
án cho loại hình tội phạm này, vì mục đích của nó là dùng những biện pháp
nhằm cải tạo, giáo dục những phạm nhân vị thành niên để đưa họ tái hoà nhập
xã hội hơn là dùng những hình phạt.
(5)Toà sử những vụ khiếu kiện nhỏ, loại toà này nhằm giảm bớt lượng các khiếu
kiện phải đưa ra các Toà tiểu hình vi cảnh. Toà này giải quyết những khiếu kiện
về hợp đồng hàng hoá, dịch vụ hoặc những bồi thường tài sản có giá trị nhỏ,
không quá SGD5. 000-10. 000. Phương thức hoà giảI, nếu hai bên nhất trí, sẽ
được Toà án công nhận kết quả hoà giải đó, ngược lại, hoà giải thất bại, vấn đề
sẽ được đưa ra các trọng tài.
19


(6)Toà gia đình, giải quyết những vấn đề về hôn nhân và những quan hệ khác
trong gia đình. Mục đích giảm nhẹ, giải quyết theo hướng đơn giản hoá những

bất đồng trong các mối quan hệ gia đình và bằng 2 vòng hoà giải, nếu qua 2
vòng hoà giải thất bại, sự vụ mới được đưa ra xét xử tại toà án.
2.4.

ĐẢNG CHÍNH TRỊ

Singapore là một nước Cộng hòa nghị viện có hệ thống chính trị tập trung vào
chế độ dân chủ. Đảng Nhân Dân Hành Động (PAP) là đảng cầm quyền hiện tại
trong Chính phủ, nắm ảnh hưởng lớn đến đường lối chính trị từ khi nhà nước tự
chủ được thành lập vào năm 1959.
Singapore có tới 22 đảng phái và tổ chức chính trị-xã hội: đảng Nhân dân hành
động(PAP) là đảng cầm quyền. Các tổ chức đối lập là: mặt trận XHCN, Liên
minh dân tộc người Mã Lai Singapo, Mật trận nhân dân thống nhất, Đảng Công
nhân, Đảng Dân chủ…
PAP là đảng của các nghiệp đoàn, nhà báo, đa số là người Mã Lai do Lý Quang
Diệu thành lập. Đảng cẩm quyền suốt từ khi thành lập đến nay, độc chiếm tất cả
các ghế trong quốc hội từ năm 1968-1981. Hiện nay Đảng có hơn 30.000 đảng
viên, được tổ chức rất chặt chẽ thành 3 cấp: trung ương, quận và 81 chi bộ. Có
hai loại đảng viên: đảng viên thường và đảng viên cao cấp.Chỉ đảng viên cao
cấp mới có quyền bầu cử ban chấp hành trung ương.
PAP đầu tiên đại diện cho phe dân chủ - xã hội, là đảng quần chúng. Sau này,
đảng trở thành dảng của một tầng lớp nhất định, không theo nguyên tắc bầu cử
từ cơ sở đến trung ương, phân biệt trên dưới rõ rang. Hơn 40 năm qua, PAP đã
thiết lập ở Singapore nền chuyên chính của một đảng trong hình thức dân chủ
đại nghị.
Các tổ chức chính trị xã hội lớn ở Singapore là: Đại hội công đoàn toàn quốc,
Ủy ban tư vấn công dân(do PAP thành lập từ năm 1965 ở cả 79 khu vực bầu cử)
có nhiệm vụ thông tin về tình hình quần chúng đến chính phủ, do văn phòng
chính phủ chỉ đạo hoạt động, các ủy ban dân phố tăng cường các quan hệ láng
giềng, giáo dục tình cảm hòa hợp, giúp chính phủ hiểu những yêu cầu của quần

20


chúng, Hiệp hội nhân dân thành lập năm 1960, có 133 trung tâm xã hội, trong đó
có ủy ban phụ nữ, ủy ban thanh niên, viện dân tộc.

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM
3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ SINGAPORE

1). Singapore là một nước cộng hòa nghị viện, có chính phủ nghị viện nhất viện
theo hệ thống Westminster đại diện cho các khu vực bầu cử(là hệ thống nhà
nước dân chủ nghị viện theo mô hình chính trị của Anh). Mô hình này đã quy
định hệ thống đa đảng(nghị viện đối lập).
21


2). Singapore có chế độ đa đảng đối lập nhưng thực tế từ khi thành lập đến nay,
chỉ có một đảng duy nhất luôn cầm quyền hơn 50 năm qua đó là đảng Nhân dân
hành động(PAP) do Lý Quang Diệu thành lập. Hiện nay có khoảng hơn 20 đảng
phái chính trị hoạt động ở Singapore. Các đảng đối lập hoạt động rất yếu ớt và
không có sự đồng nhất. Cương lĩnh của PAP ghi nhận hệ tư tưởng của mình là
phong trào toàn quốc để phục vụ đất nước và thúc đẩy sự thịnh vượng của người
dân. PAP áp dụng hình thức tập trung quyền lực cao độ. Mức độ tập trung cao
này tương đối thuận tiện đối với một đất nước nhỏ gọn và ít dân. Hệ thống đa
đảng nhưng chỉ một đảng lớn liên tục cầm quyền vừa ổn định vừa tạo được sự
cạnh tranh. Bởi PAP không phải là một đảng mang tính quần chúng mà là đảng
của tầng lớp tinh hoa trong xã hội Singapore với số lượng hạn chế và có quy
định, điều lệ chặt chẽ. Hệ thống đảng viên cốt cán nhưng chất lượng là chìa khóa
để xây dựng quyền lực chính trị trong đảng. Trong quá trình lãnh đạo đất nước
PAP luôn tỏ ra là một chính đảng được lòng dân, là một đảng thống nhất, trong

sạch, thân dân. PAP là một đảng chính trị thành công trong việc lãnh đạo đất
nước.
3). Singapore vận hành một bộ máy nhà nước gọn nhẹ tiên tiến, không cồng
kềnh nhưng lại rất trong sạch, hiệu quả. Trong hệ thống chính trị Singapore, ban
lãnh đạo PAP nắm giữ những cương vị chính trong bộ máy nhà nước như: tổng
bí thư trở thành thủ tướng, hầu hết các ủy viên trung ương đều thuộc nội các.
Trên thực tế công tác của đảng và của chính phủ là một. Điều này tạo thuận lợi
trong việc đưa ra các chính sách, việc quản lý minh bạch, không chồng chéo
trách nhiệm giữa các cơ quan. Nền hành chính Singapore cũng được coi là tiên
tiến, trong sạch nhất trên thế giới hiện nay bởi chính phủ liên tục đưa ra các
chính sách cải cách, đổi mới nền hành chính công để phục vụ nhu cầu của dân
chúng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Ngoài ra Singapore còn là quốc
gia có chỉ số tham nhũng gần như thấp nhất thế giới. Đây chính là môi trường vô
cùng hấp dẫn cho các nhà đầu tư vì không phải lo lắng các trở ngại về hối lộ, bôi
trơn…
22


Không những vậy, chính sách lương bổng và thu hút nhân tài của Singapore
cũng là một điểm khác biệt nổi trội so với các quốc gia khác. Chế độ tiền lương
của lãnh đạo và các công chức Singapore được xếp vào mức cao nhất trên thế
giới. Vì dân số nhỏ bé nên Singapore luôn muốn thu hút nhân tài khắp thế giới
về làm việc, họ có một chính sách thu hút nhân tài vô cùng bài bản và chuyên
nghiệp.
Để có được những thành công như ngày nay không thể không kể tới sự đóng
góp của giới lãnh đạo, những người đứng đầu chính phủ, đặc biệt là thủ tướng
Lý Quang Diệu-người được coi là cha đẻ của nền kinh tế Singapore.
4). Văn hóa chính trị của Singapore là sự kết hợphài hòa giữa văn hóa chính trị
truyền thống và văn hóa chính trị hiện đại. Singapore trở thành quốc gia kiểu
mẫu cho quá trình chuyển đổi mô hình chính trị từ độc tài sang dân chủ hóa. Văn

hóa chính trị giữ một vai trò quan trọng đối với cấu trúc của hệ thống chính trịxã hội của Singapore, góp phần tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc và phát triển
bền vững của đảo quốc này.
3.2. GIÁ TRỊ THAM KHẢO CỦA THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ SINGAPORE ĐỐI VỚI
VIỆT NAM
3.2.1. Xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh về chính

trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức
Việt Nam và Singapore tuy khác nhau về bản chất chế độ chính trị nhưng sự
thành công từ cách thức tổ chức mô hình nhà nước của Singapore có nhiều điểm
rất đáng để chúng ta tham khảo và học hỏi. Trước khi có một nền chính trị ổn
định như ngày nay, cả Singapore và Việt Nam đều đã phải trải qua một thời kì
dài bị các nước thực dân chiếm đóng. Tuy vậy, chỉ sau 30 năm thì Singapore đã
vươn từ thế giới thế ba đến thế giới thứ nhất. Từ những thành công của
Singapore, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm tham khảo đối với thể chế
Việt Nam như sau:
Xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày càng lớn mạnh, trong sạch, hiệu quả,
thân dân, tạo được tiếng nói, lòng tin, sự tín nhiệm và tin yêu của quần chúng
23


nhân dân. Việt Nam là nước thuộc chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa, bản chất
của thể chế này quy định một đảng lớn duy nhất cầm quyền, lấy chủ nghĩa MácLênin và làm tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo
nhân dân giành nhiều thắng lợi trên mọi lĩnh vực. Tuy vậy, bất kỳ đảng phái nào
cũng luôn cần hoàn thiện và đổi mới để phù hợp với tình hình và xu hướng thế
giới.
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập quốc tế trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến
phức tạp với nhiều thách thức khó lường, để Đảng ta xứng đáng là đội tiên
phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, củng cố địa vị

và nâng cao năng lực cầm quyền, muốn vậy cần thực hiện tốt một số giải pháp
sau:
Trước hết, Đảng phải nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững và tăng cường bản
chất giai cấp công nhân của Đảng.
Thứ hai, nâng tầm trí tuệ, không ngừng phát triển tư duy lý luận và tổng kết thực
tiễn của Đảng.
Thứ ba, đổi mới, chỉnh đốn Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới.
Thứ tư, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trọng tâm là phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Thứ năm, đổi mới công tác tổ chức, công tác cán bộ trọng tâm là đội ngũ cán bộ
chủ chốt các cấp.
Thứ sáu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát quyền lực hiệu quả.
3.2.2. Đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng chính phủ trong sạch,
gọn nhẹ, hiệu quả.
Bộ máy tổ chức nhà nước ta còn nhiều điểm hạn chế, chức năng, nhiệm vụ của
bộ máy vẫn rất nhiều, rất nặng, còn đang làm thay nhiều việc của thị trường và
của xã hội. Về cơ cấu, bộ máy chưa tinh gọn, chồng chéo về nhiệm vụ, thẩm
quyền giữa các bộ, cơ quan ngang bộ cũng như giữa Trung ương và địa phương.
24


Quan hệ chỉ đạo theo chiều dọc và phối hợp theo nhiều nảy sinh những bất hợp
lý. Từ đó, vai trò trách nhiệm cá nhân người đứng đầu và từng thành viên chính
phủ và ủy ban nhân dân các cấp chưa được xác định rõ ràng. Tính thống nhất,
thông suốt trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước chưa được đảm
bảo, còn bị cắt khúc, thiếu ăn khớp cả theo chiều dọc và chiều ngang. Nhận thức
về tổ chức quyền lưc nhà nước chậm được đổi mới. Trong một thời gian dài
chúng ta chịu sự ảnh hưởng của mô hình Nhà nước tập quyền. Vì vây chưa phân
định được rõ ràng, khoa học về quyền lực lập pháp, quyền lực hành pháp, quyền
lực tư pháp và do đó trong phân công nhiệm vu, quyền hạn giữa các cấp chính

quyền, giữa các thiết chế nhà nước còn những hạn chế, thiếu khoa học; còn có
sự mô phỏng với mô hình của chính quyền trung ương khi quy định về vị trí,
chức năng cũng như nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương... …
Những hạn chế này đang là một lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
nước ta. Có thể đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng bộ máy nhà
nước trên cả ba mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp như sau:
1) Lập pháp
-Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, phải bảo đảm cho Quốc hội có đầy đủ
năng lực thực hiện quyền quyết định ngân sách Nhà nước, xem xét quyết định
một cách thực chất các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình
quốc gia, các dự án đầu tư lớn cũng như các vấn đề quan trọng về tổ chức bộ
máy và nhân sự.
-Nâng cao năng lực và chất lượng giám sát của Quốc hội, xác định rõ cơ chế
giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ; đổi mới
việc xem xét báo cáo công tác và việc trả lời chất vấn của Chính phủ, của Toà án
nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
- Cần đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, phải chuyển từ một Quốc hội
bán chuyên trách, hoạt động theo kỳ họp ngắn ngày sang một Quốc hội chuyên
trách, họp thường xuyên, dài ngày; từ một Quốc hội tham luận sang một Quốc
hội tranh luận, tức là phải nâng cao chất lượng các kỳ họp Quốc hội. Hiện nay,
tổ chức bộ máy của Quốc hội gồm có Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng
25


×