Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận XHH những yếu tố dẫn đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.56 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Sự phát triển lành mạnh của mỗi
gia đình là cơ sở cho sự phát triển bền vững và ổn định của xã hội .Gia đình
chính là tổ ấm thân thương để mỗi thành viên được chăm sóc và bảo vệ, là nơi
để chia sẻ mọi niềm vui cũng như nỗi buồn. Gia đình còn là nơi thỏa mãn
những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên. Gia đình trở thành
“thiên đường trong thế giới không tim” (Ch.Lash). Thế nhưng có phải gia
đình nào cũng là thiên đường không khi mà bạo lực gia đình đang là vấn đề
mang tính chất toàn cầu, nó xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bước
sang thế kỉ XXI bạo lực gia đình vẫn lan rộng và trở thành vấn đề xã hội
nghiêm trọng và phổ biến.
Bạo lực đối với phụ nữ là hiện tượng xảy ra ở mọi quốc gia, mọi nền
văn hóa và mọi tầng lớp trong xã hội. Đây là một vấn đề “không có biên
giới”. Trong số các dạng bạo lực đối với phụ nữ thì bạo lực gia đình là dạng
bạo lực phổ biến nhất trong xã hội. Đối với họ, gia đình không còn là mái ấm
mà thực sự là “địa ngục trần gian”. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, bạo
lực gia đình ngày càng gia tăng và phát triển theo chiều hướng trầm trọng. Nó
đã trở thành bệnh dịch lan tràn khắp các vùng cả thành thị lẫn nông thôn.
Người có hành vi bạo lực không phân biệt lứa tuổi, trình độ học vấn, địa vị.
Bạo lực gia đình xảy ra đồng nghĩa với việc người bị hại bị người ruột thịt,
bạn thân, bạn đời của mình đánh đập, hành hạ, cưỡng hiếp, thậm chí giết chết.
Nhiều thế kỷ đã trôi qua nhưng không ít phụ nữ nói chung và phụ nữ
Việt Nam nói riêng vẫn phải chịu sự bất bình đẳng với người chồng, người có
khả năng coi vợ như một thứ tài sản. Bạo lực gia đình diễn ra dưới rất nhiều
hình thái như bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế, bạo lực tình
dục… và nó diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng và quy mô rộng
khắp. Hậu quả mà bạo lực gia đình gây ra cũng rất đáng thương tâm, mà nạn
nhân chủ yếu là những người phụ nữ. Hậu quả của bạo lực được nhìn thấy
1



như một nguyên nhân gây tử vong, bệnh tật cho phụ nữ cũng như sự gia tăng
của các vụ ly hôn. Mặc dù vậy tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ vẫn
còn tương đối phổ biến. Đây thực sự là vấn đề bức thiết đang đặt ra nhằm
thực thi và nâng cao quyền của phụ nữ. Tình trạng bạo lực gia đình đối với
phụ nữ xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Có thể đó là nguyên nhân kinh tế, có
thể là do trình độ học vấn thấp, vấn đề tình dục, tệ nạn xã hội…Tất cả đều ảnh
hưởng lớn đến tinh thần, sức khỏe cũng như cuộc sống của người phụ nữ.
Để có được cái nhìn toàn diện, nhiều chiều và sâu sắc hơn về những
yếu tố dẫn đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam, tôi sẽ tiến hành
điểm luận những tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học đi trước về đề tài
này.

2


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (ĐIỂM LUẬN)
Để nghiên cứu về “Các yếu tố tác động đến bạo lực gia đình đối với
phụ nữ ở Việt Nam” trước tiên ta cần hiểu “Bạo lực gia đình” là gì? và “Bạo
lực gia đình đối với phụ nữ” là gì?
Theo UNESCO: “Gia đình là nơi sinh ra và trú ngụ của con người, là
thiết chế có trật tự tôn ti có thể không làm hài lòng một số người nhưng đem
lại cảm giác an toàn cho tất cả”.
Từ điển xã hội lại mang đến một cái nhìn khác về gia đình: “Gia đình
là một nhóm người liên kết lại với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, huyết
thống hay nhận con nuôi có thể được xã hội thừa nhận hoặc chỉ do họ tự
nguyện đến sinh sống với nhau”.
E.W.Burgess và H.Jlocke lại cho rằng: “Gia đình là một nhóm người
liên kết với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nhận con
nuôi tạo thành một đơn vị riêng biệt tác động qua lại với nhau thông qua các
vai trò xã hội của mỗi người tạo nên một nền văn hóa chung gọi là văn hóa

gia đình”.
Có thể hiểu khái niệm về gia đình như sau: Gia đình là đơn vị xã hội có
hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân
và các quan hệ huyết thống tức là quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và
con cái, giữa anh chị em và những người than thuộc khác cùng chung sống
và co kinh tế chung.
Bạo lực gia đình cũng có rất nhiều những định nghĩa:
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối
với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng
người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn
hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát (WHO).
Ở Việt Nam, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 tại Điều 1
khoản 2 định nghĩa “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình
3


gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối
với các thành viên khác trong gia đình”.
Có thể nói bạo lực gia đình là một khái niệm rộng bao gồm các hình
thức bạo lực khác nhau mà một thành viên hay một nhóm thành viên trong gia
đình gây ra cho một hoặc một nhóm thành viên khác trong gia đình. Dạng bạo
lực phổ biến nhất là bạo lực đối với phụ nữ do chồng hoặc bạn tình gây ra
thường được nhắc đến như là “đánh vợ” hoặc “ngược đãi vợ”.
Thuật ngữ “bạo lực trên cơ sở giới” được sử dụng để phân biệt bạo lực
thông thường với bạo lực nhằm vào các cá nhân hoặc nhóm cá nhân trên cơ
sở phân cấp quyền lực do những khác biệt giới gây nên và ngoài phụ nữ thì
nam giới và trẻ em trai cũng có thể trở thành nạn nhân. Cao ủy Liên hợp quốc
về người tị nạn (UNHCR 2003) sử dụng thuật ngữ bạo lực trên cơ sở giới dựa
trên Điều 1 và 2 của Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về xóa bỏ bạo
lực đối với phụ nữ năm 1993 và Đề xuất thứ 19, đoạn 6 của kỳ họp thứ II hội

đồng CEDAW. Theo đó bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực nhằm vào một
người dựa trên cơ sở giới tính của người đó. Nó bao gồm các hành động gây
ra những tổn hại về thể chất, tâm lý và tình dục, những đe dọa dẫn đến những
hành động nói trên, sự ép buộc và những hình thức khác nhằm tước bỏ tự do
của người đó… Bạo lực thể chất, tình dục và tâm lý xảy ra trong gia đình bao
gồm đánh đập, bóc lột tình dục, lạm dụng tình dục trẻ em trong gia đình, bạo
lực liên quan đến của hồi môn, cưỡng hiếp trong hôn nhân, làm tổn thương
đến bộ phận sinh dục phụ nữ, và những phong tục truyền thống khác tổn hại
đến người phụ nữ, bạo lực ngoài mối quan hệ vợ chồng và bạo lực liên quan
đến sự bóc lột.
Mặc dù nam giới và trẻ em trai cũng là nạn nhân song chủ yếu phụ nữ
và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới. Bạo lực đối với phụ nữ
là một trong các hình thức bạo lực trên cơ sở giới. Tuy nhiên, vì cho đến nay
phụ nữ và trẻ em gái là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất và bị tác động
nặng nề nhất do bạo lực trên cơ sở giới gây ra cho nên thuật ngữ “Bạo lực đối
4


với phụ nữ” và “Bạo lực trên cơ sở giới” thường được sử dụng như nhau
trong nhiều tài liệu. Cho đến nay, trong văn bản chính thức ở Việt Nam chưa
đưa ra định nghĩa về bạo lực trên cơ sở giới . Luật Bình đẳng giới năm 2006
đã đề cập đến thuật ngữ “Bạo lực trên cơ sở giới”. Tuy nhiên, hành vi này
không được định nghĩa trước đó. Bên cạnh đó, các hành vi bạo lực giới trong
gia đình cũng được quy định tại Điều 41 Luật Bình đẳng giới 2006. Cho dù
không nêu ra định nghĩa chính thức, về cơ bản, trong các chính sách sử dụng
ở Việt Nam, khái niệm bạo lực giới được hiểu như định nghĩa mà Liên hợp
quốc đã nêu ra.
Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đưa ra một định nghĩa toàn diện
hơn như sau: “Bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực giữa nam giới và phụ nữ,
trong đó phụ nữ thường là nạn nhân và điều này bắt nguồn từ các mối quan

hệ quyền lực bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Bạo lực thường nhằm
vào phụ nữ vì họ là phụ nữ, hoặc ảnh hưởng lớn đến phụ nữ. Bạo lực trên cơ
sở giới bao gồm những tổn hại về thân thể, tình dục và tâm lý ( bao gồm cả
sự đe dọa, gây đau khổ, cưỡng bức, và/hoặc tước đoạt sự tự xảy ra trong gia
đình hoặc trong cộng đồng), nhưng nó không hạn chế chỉ ở những dạng này.
Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm cả bạo lực do Nhà nước gây ra hoặc bỏ
qua.”
Tuyên bố của Liên hợp quốc về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ do Đại
hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1993 đã định nghĩa Bạo lực trên cơ sở
giới như sau: “Bất kì hành động nào dựa trên cơ sở giới dẫn đến hoặc có khả
năng dẫn đến những tổn thất về thân thể, tình dục hay tâm lý hay những đau
khổ của phụ nữ bao gồm cả những lời đe dọa có những hành động như vậy,
sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do dù nó xảy ra ở nơi
công cộng hay đời sống riêng tư”.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là vấn đề được rất nhiều nhà khoa học
cũng như các tổ chức xã hội quan tâm, nghiên cứu trong một vài năm gần đây.
Có rất nhiều những lý thuyết, công trình nghiên cứu cũng như các tạp chí, các
5


bài báo đề cập đến vấn đề này. Nó nhận được sự quan tâm của nhiều ngành
khoa học khác nhau như tâm lý học, nhân học, khoa học về giới, xã hội học…
Chúng cung cấp một cái nhìn rõ nét hơn về bạo lực gia đình nói chung và bạo
lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng ở Việt Nam. Nghiên cứu này hướng sự
tiếp cận theo góc nhìn của xã hội học với những quan điểm lý thuyết quan
trọng là lý thuyết cơ cấu chức năng, lý thuyết xung đột, lý thuyết học tập xã
hội, lý thuyết: vai trò của chất cồn / rượu và lý thuyết vi mô: thuyết nữ quyền.
Có nhiều lý thuyết xã hội học khác nhau khi xem xét vấn đề bạo lực gia
đình.
Theo các nhà chức năng luận, họ có xu hướng xem xung đột và sự phá

vỡ gia đình như một hiện tượng biểu hiện sự lệch lạc. Họ xem gia đình hiện
đại là một thực thể tĩnh, thụ động và cân bằng với các thiết chế xã hội khác.
Thuyết cơ cấu chức năng là quan điểm về sự nhất trí và hội nhập cho rằng bạo
lực, sự thay đổi bất bình thường , căng thẳng là sự lệch lạc và không bình
thường. Quan điểm này khuyến khích sự lảng tránh xung đột và sự căng thẳng
vì chúng được xem là làm hỏng sự cố kết của nhóm.
Khác với việc nhấn mạnh đến trật tự cân bằng hay duy trì hệ thống
của thuyết chức năng , lý thuyết xung đột dường như có tính khả thi hơn trong
việc giải thích hiện tượng bạo lực trong gia đình khi nó tập trung vào việc
nghiên cứu, kiểm soát và giải quyết các xung đột. Theo các nhà xung đột,
mâu thuẫn là tự nhiên và không thể tránh khỏi trong tất cả các quan hệ tương
tác của con người. Vì vậy, mâu thuẫn không phải là có ảnh hưởng tiêu cực,
phá vỡ hệ thống xã hội và sự tương tác kể cả trong quan hệ hôn nhân và gia
đình. Điều này không có nghĩa là các nhà xung đột tán thành bạo lực trong gia
đình mà nó nhấn mạnh rằng bạo lực gia đình xảy ra và là một bộ phận của đời
sống. Vì vậy nó cần được nghiên cứu để giải quyết những mâu thuẫn trong
gia đình và khi những mâu thuẫn đó được tháo gỡ thì nó sẽ củng cố các mối
quan hệ, tạo sự biến đổi và kết quả là cải thiện các mối quan hệ đó. Các nhà
kinh điển như K.Marx thường gắn những mâu thuẫn trong xã hội với những
6


mâu thuẫn bắt nguồn từ những “mâu thuẫn về lợi ích do sự phân phối bất bình
đẳng về nguồn lực trong xã hội”. Trong cuốn “Các nguồn gốc của gia đình
của chế độ tư hữu và nhà nước”, F.Ăngghen cho rằng “Nền tảng về mặt quan
hệ đối với sự phụ thuộc của phụ nữ nằm ở gia đình, một thể chế mà tên của nó
theo nghĩa thích hợp của từ Latinh là sự giúp việc bới vì gia đình khi tồn tại
trong các xã hội phức hợp là một hệ thống của các vai trò thống trị và lệ
thuộc”.
Những mâu thuẫn trong xã hội là vốn có và những mâu thuẫn trong gia

đình thường tập trung là những mâu thuẫn giữa vợ chồng do “vai trò thống
trị” của người chồng và “vai trò lệ thuộc” của người vợ chi phối, đó là những
bất bình đẳng giới có từ xưa, và những bất bình đẳng ấy được tạo thành do
“sự bại trận mang tính chất lịch sử của nữ giới”. Đó là sự thay đổi của nền
kinh tế, cụ thể là sự thế chỗ cho nền kinh tế săn bắn hái lượm với vai trò của
người phụ nữ được đề cao bằng nền kinh tế chăn nuôi trồng trọt, là nền kinh
tế mà nam giới bắt đầu trở thành lực lượng chiếm ưu thế hơn. Sự thay đổi
hình thức kinh tế này đã đánh dấu một sự chuyển biến quyền lực, đây là
nguyên nhân của sự bất bình đẳng giới trong gia đình. Các nhà lý thuyết xung
đột theo quan điểm bình đẳng của phụ nữ không phủ nhận sự bất bình đẳng về
kinh tế do K.Marx đã chỉ ra mà hơn thế nữa họ cho rằng nguồn gốc dẫn đến
xung đột giữa hai giới trong gia đình chính là do sự bất bình đẳng trong quan
hệ giữa nam giới và nữ giới. Người phụ nữ không chỉ đảm nhận công việc
ngoài xã hội mà công việc nội trợ trong gia đình cũng được đặt lên vai họ
khiến cho họ có ít cơ hội hơn so với nam giới trong các lĩnh vực xã hội khác.
Theo Chafetz, phụ nữ chịu sự bất lợi thấp nhất khi họ có thể cân bằng
giữa các trách nhiệm nội trợ với vai trò quan trọng và độc lập trong nền sản
xuất thị trường. Chỉ khi phụ nữ tăng tính độc lập của họ với đàn ông, có được
những nguồn lực (quyền lực, tiền bạc, học vấn, cơ hội việc làm) thì địa vị của
họ sẽ được nâng lên, nếu không gia đình không bao giờ là một thiết chế bình
đẳng. Murray A.Straus đã giải thích cho sự phổ biến của nạn bạo lực gia đình
7


bằng sáu yếu tố: mức độ giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình, số
lượng các hoạt động gối lên nhau và những lợi ích mà các thành viên chia sẻ,
độ mạnh của sự gắn kết các quan hệ giữa các thành viên, sự bất bình đẳng
giới, sự riêng tư của gia đình và sự liên kết chặt chẽ giữa bạo lực trong vai trò
của gia đình với bạo lực trong những vai trò khác của gia đình. Straus lí luận
rằng “khi bạo lực trong xã hội tăng lên bạo lực trong gia đình cũng có xu

hướng tăng lên và khi bạo lực gia đình tăng lên có xu hướng bạo lực xã hội
cũng tăng lên”.
Nghiên cứu tích lũy của Steinmetz và Straus cho thấy rằng bạo lực gia
đình là phổ biến, mức độ bạo lực trong gia đình và độ mạnh của nó cho thấy
rằng bạo lực giữa các thành viên là một vấn đề xã hội. Ông cũng chỉ ra rằng
bạo lực trong hôn nhân ngay cả ở mức độ thường xuyên và nghiêm trọng có
thể không dẫn tới li hôn và li thân. Del Martin gợi ý rằng sự sợ hãi có thể giải
thích cho những người vợ bị đánh còn ở lại trong li hôn. Sự sợ hãi có thể làm
cho họ bất động và chi phối hoạt động, quyết định chính đời sống của họ.
Mâu thuẫn và sự căng thẳng trong quan hệ vợ chồng trong đời sống hôn nhân
và gia đình xảy ra cũng có thể do sự không phù hợp giữa những kì vọng và sự
thực hiện các vai trò. Dana Vanoy và Wiliam Philliber đã chỉ ra rằng “những
thành kiến giới truyền thống gợi ý rằng người chồng là trụ cột về kinh tế, còn
người vợ là nội trợ. Khi người vợ tham gia vào lực lượng lao động và đặc biệt
khi người vợ đóng góp phần thu nhập gia đình, hình ảnh về người chồng và
người vợ phụ thuộc vào thành kiến giới này đe dọa. Trong hoàn cảnh đó quan
hệ vợ chồng có thể xuất hiện những xung đột”. Rueben Hill và Jean Lipman
Blumen có cùng quan điểm về những sự kiện căng thẳng hoặc gây ra khủng
hoảng. Khi xuất hiện những sự kiện này, các thành viên trong gia đình hầu
như không được chuẩn bị để đối phó và tùy vào từng gia đình có những cách
giải quyết sự kiện căng thẳng này khác nhau.
Những sự kiện bên trong gia đình được xác định là căng thẳng có thể
là những sự kiện dẫn đến phá vỡ gia đình khi chúng xuất hiện từ những khó
8


khăn phản ánh tình trạng nghèo nàn bên trong gia đình. Một sự kiện tạo ra
khủng hoảng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống hoặc một phần hệ thống.
Nó có thể xảy ra dần dần hoặc đột biến, mạnh hoặc yếu, có thể là một vấn đề
có ảnh hưởng lâu dài hoặc ngắn hạn, có thể chờ đợi và dự báo hoặc ngẫu

nhiên… Bản thân của các sự kiện khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến những phản
ứng cụ thể của từng cá nhân và hệ thống gia đình. Những mâu thuẫn trong gia
đình có thể nảy sinh khi mà những sự kiện căng thẳng này không được giải
quyết một cách tích cực.
Lý thuyết học tập xã hội cũng là một trong những lý thuyết quan trọng,
là cái sườn khi nghiên cứu về đề tài này. Ở khía cạnh gia đình là cái nôi nuôi
dưỡng bạo lực phát triển, Bandura (1978) cho rằng bạo lực có thể được tiếp
cận ở 3 khía cạnh chủ yếu, đó là: gia đình, văn hóa- sự hỗn tạp văn hóa và
truyền thông. Ông cho rằng vai trò chủ yếu của truyền thông là đặc biệt quan
trọng bởi vì mọi người có thể lặp lại hành vi bạo lực thông qua các hành động
được xem qua truyền hình. Những nhà phê phán lý thuyết này lại phản bác
bằng cách cho rằng lý thuyết này đã không lý giải được hiện tượng bạo lực
gia đình. Họ cho rằng lý thuyết này không đủ vì không phải tất cả mọi người
chứng kiến bạo lực từ bé đều có hành vi bạo lực khi lớn lên. Một nghiên cứu
cho thấy rằng tỉ lệ bạo lực xảy ra trong các thế hệ là 30%, chiếm 2/3 số người
có kiến thức về bạo lực mà không có hành động dẫn đến bạo lực. Một số
nghiên cứu khác lại tìm ra chỉ có một phần trăm rất nhỏ số người gây ra bạo
lực là trẻ em. Người khởi xướng của lý thuyết này đã chống lại ý kiến phản
bác trên. Họ cho rằng có thể lý thuyết của họ không giải thích được hết tất cả
các bạo lực nhưng nó chứa đựng nhân tố nguy hiểm quan trọng đó là khi một
người nhìn thấy hành vi bạo lực khi là một đứa trẻ thì sẽ tăng hoặc gây ra
hành vi bạo lực khi lớn lên. Lý thuyết này cũng được sử dụng để kiểm soát
những hành động xảy ra giữa nạn nhân và người có hành động bạo lực.
Walker (1984) đã sử dụng từ ngữ “không tìm kiếm sự giúp đỡ” để thảo luận

9


về việc tại sao những người phụ nữ lại không tự mình thoát khỏi sự lăng mạ
cũng như sỉ nhục của nam giới.

Mặt khác bạo lực được nhận thức bởi những người phụ nữ diễn ra
ngoài tầm kiểm soát của họ. Do đó họ thường suy sụp và mất khả năng tự bảo
vệ mình. Không được giúp đỡ làm cho phụ nữ mất khả năng thoát khỏi mối
quan hệ bạo lực. Và không có sự giúp đỡ làm cho người phụ nữ bị động trở
nên bền chặt hơn với các hành động đó và mọi người tự đặt ra câu hỏi: “Tại
sao cô ta vẫn tiếp tục chung sống?”. Kết quả là hình ảnh người phụ nữ tự than
trách số phận của chính mình. Phản hồi ngay sau đó, những nhà hoạt động
trên lĩnh vực này cùng các học giả về nữ quyền đã chuyển đổi việc than trách
đó lên chế độ nam quyền gia trưởng thay vì cá nhân người phụ nữ. Thuật ngữ
“không tìm kiếm sự giúp đỡ” như để miêu tả về những người phụ nữ bị động
hơn là những cá nhân tự tìm kiếm con đường cho mình để giải thoát.
(Bowker,1993). Lý thuyết này đã giải thích cho 2 nguyên nhân rất quan trọng
là xã hội hóa trẻ em và nguyên nhân nhận thức. Họ cho rằng những người
chứng kiến bạo lực từ nhỏ sẽ có nguy cơ tái diễn hành vi bạo lực đó khi lớn
lên. Cùng với đó họ đưa ra một luận điểm khá mới mẻ: không phải tất cả
những người chứng kiến hành vi bạo lực từ bé đều trở thành bạo lực khi lớn
lên. Vấn đề thứ hai mà lý thuyết này đề cập đến đó là việc lý giải tại sao
người phụ nữ lại có thể âm thầm chịu đựng trong cô đơn những hành vi bạo
lực về thể chất cũng như tinh thần của nam giới. Và họ đã giải thích được
rằng đó là do chế độ gia trưởng trong mỗi gia đình. Điều đó lý giải vì sao mà
do nhận thức có thể dẫn đến bạo lực gia đình. Tư tưởng phong kiến lạc hậu,
nam giới đóng vai trò quyết định trong gia đình. Họ có quyền làm tất cả
những gì họ muốn và phụ nữ chỉ có quyền chịu đựng kể cả những trận đòn vô
cớ. Cái tư tưởng ăn sâu vào mỗi con người cùng với quan niệm phụ nữ phải
dịu dàng, phải biết giữ cho gia đình trong ấm ngoài êm khiến cho biết bao
người phụ nữ đã phải âm thầm chịu đựng không có người chia sẻ mỗi khi
những áp lực về thể chất và tinh thần đè nặng.
10



Lý thuyết: vai trò của chất cồn/rượu cũng đề cập đến nguyên nhân dẫn
đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Chất cồn là một tác nhân gây nên hành vi
bạo lực ( Fagan, 1990-1993) và nó được tìm thấy trong tiểu sử của những
người đàn ông có hành vi bạo lực. Ước tính có từ 6% đến 85% vụ bạo lực đều
dính đến chất cồn. Bạo lực trong gia đình được giải thích bằng nhiều cách
khác nhau nhưng quan trọng là do sự tác động của xã hội và chất cồn. Thêm
vào đó những nghiên cứu khác cho thấy rằng những dấu hiệu của bạo lực xảy
ra do lịch sử gia đình có bạo lực, sử dụng chất cồn và những vụ bạo lực đối
với vợ. (Kaufman kantor, 1990-1993).
Chất cồn cũng làm dẫn đến cưỡng đoạt tình dục. Abbey (1991) cho
rằng mối liên hệ giữa lượng cồn được sử dụng với cưỡng đoạt là kết quả của
một số lượng lớn các nhân tố bao gồm sự mong đợi về hiệu quả của cồn, sự
không nhận thức của ý định tình dục, lời bào chữa cho hành vi không phù hợp
và hình mẫu về những người phụ nữ uống rượu. Chỉ riêng việc tập trung vào
chất cồn như là một nhân tố quan trọng cho bạo lực tuy nhiên có chiều hướng
làm giảm trách nhiệm của người gây ra bạo lực và thay thế việc đổ lỗi lên
chất cồn. Lạm dụng bia rượu khiến cho những ông chồng mất hết nhân tính,
có những hành vi ngược đãi vợ rất tàn nhẫn. Việc sử dụng chất kích thích sẽ
làm tăng tính côn đồ trong người, người sử dụng mong muốn giải quyết
những khó khăn của mình bằng những hành vi bạo lực. Đã có rất nhiều
trường hợp chồng đi uống rượu say về rồi sinh ra đánh đập vợ. Đối với những
ông chồng như thế này thì vợ con có thể nhịn ăn nhưng họ thì không thể nhịn
rượu. Có rất nhiều ông chồng bình thường thì tỉnh táo, chăm sóc cho vợ con
rất chu đáo nhưng khi uống rượu say thì lại đánh đập vợ con. Điều đó cho
thấy sự ảnh hưởng của rượu bia đối với cuộc sống gia đình, là nguyên nhân
gây ra bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói
riêng.
Thuyết nữ quyền tập trung chủ yếu vào chế độ nam quyền ( Dobash,
1979) và cấu trúc xã hội mà giúp duy trì nó. Bạo lực trở thành một phương
11



pháp mà ở đó có thể duy trì sự kiểm soát xã hội và đặt quyền lực của nam giới
lên trước phụ nữ. Một số nghiên cứu cho thấy là bạo lực bắt nguồn từ nguyên
nhân gia đình và các mối quan hệ giống như gia đình (Schelecter, 1988).
Cùng với việc giải thích cho việc cưỡng đoạt tình dục, các nhà nữ quyền cho
rằng cưỡng đoạt là kết quả của việc diễn ra lâu dài của chế độ nam quyền.
Mặt khác cưỡng đoạt như là sự đáp trả của nam giới trong xã hội bất bình
đẳng giữa phụ nữ và nam giới.
Thuyết nữ quyền giải thích cho bạo lực chống lại phụ nữ thường tập
trung vào chế độ nam quyền như là một nhân tố chính thức chịu trách nhiệm
cho tình trạng bạo lực. Đó là cách giải thích dựa trên cơ sở giới. Hơn thế nữa,
Dutton (1994) cho rằng bởi vì các nhà nữ quyền khẳng định chế độ nam
quyền gây ra bạo lực nhưng cách giải thích về sức mạnh này bị giới hạn. Đó
là bởi vì lập luận sai lầm của sinh thái học cho rằng hệ thống thuyết vĩ mô có
thể tiên đoán được ý nghĩ và hành động của cá nhân. Thêm vào đó không hề
có bằng chứng xác thực về mối quan hệ của sự bất bình đẳng. Lý thuyết này
đã lý giải cho nguyên nhân vì sao mà phụ nữ chịu đựng tất cả những hành vi
bạo lực của chồng kể cả trong tình dục. Vị trí thấp hèn của phụ nữ khiến cho
họ không tự mình làm được việc gì, không tự mình có thể quyết định, không
được đòi hỏi mà phải chấp nhận một cách vô điều kiện. Phụ nữ bị lệ thuộc
vào nam giới trong tất cả mọi việc.
Đã có rất nhiều cuộc phỏng vấn đối với những người phụ nữ bị bạo lực
nhưng những gì các cuộc nghiên cứu nhận được cũng chỉ là những lời than
thân trách phận chứ không phải là cần đến sự giúp đỡ, can thiệp của các cơ
quan, đoàn thể, các tổ chức có thẩm quyền khi bị bạo lực. Ngay cả trong
chuyện tình dục, rất nhiều phụ nữ đã bị bắt phải quan hệ tình dục ngay cả khi
họ không muốn. Và cũng rất nhiều người trong số họ đã để im cho chồng
muốn làm gì thì làm. Nếu có phản ứng lại thì họ sẽ bị chửi mắng cũng như
đánh đập một cách tàn bạo. Chính vì vậy nhận thức và tình dục lại trở thành

nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình.
12


Những quan điểm và lý thuyết trên đây sẽ là những cơ sở lý luận cho đề
tài nghiên cứu này. Cùng với đó là những công trình nghiên cứu tiêu biểu về
vấn đề này, những tạp chí khoa học về phụ nữ, tạp chí Xã hội học, tạp chí Sức
khỏe, những bài báo…Nguyên nhân của bạo lực gia đình đối với phụ nữ là do
đâu? Những công trình nghiên cứu đi trước, những tạp chí hay những bài báo
nói gì về điều này???
Trong xã hội phong kiến xưa, khi những tiêu chuẩn về “tam tòng tứ
đức” bắt đầu trói buộc người phụ nữ, buộc họ phải phục tùng trước nam giới,
địa vị và vai trò của họ không được thừa nhận trong xã hội, họ bị coi là đám
ăn bám không có quyền gì cả thậm chí bản thân họ cũng phải chịu sự áp đặt
của nam giới…thì “bạo lực gia đình giữa vợ và chồng được xã hội chấp nhận
dễ dàng như một biện pháp giáo dục hợp lý” (Đặng Thanh Lê,1996).
Xã hội ngày càng phát triển thì mục tiêu phát triển con người ngày
càng trở thành một mục tiêu trọng tâm và khi con người đánh giá được mức
độ nguy hiểm của bạo hành thì đã có không ít những nghiên cứu đã tìm ra
những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Quan hệ
tình dục trước hôn nhân cũng là một trong những yếu tố có tác động xấu đến
sự hòa thuận của cuộc sống gia đình. Mặc dù tỷ lệ nữ quan hệ tình dục trước
hôn nhân ít hơn nam, thế nhưng quan niệm bất bình đẳng về trinh tiết làm cho
họ chịu nhiều thiệt thòi. Rõ ràng bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ của
vấn nạn bạo hành cũng như sự thiệt thòi của phụ nữ trong đời sống tình dục.
Một điều nữa được rút ra là nếu quan hệ tình dục trước hôn nhân với chính vợ
chồng mình thì tỷ lệ bạo hành ít hơn so với nếu từng làm chuyện này với
người khác. Đặc biệt hơn, việc nam giới quan hệ tình dục trước khi kết hôn
với gái mại dâm hay một người quen tình cờ… được các bà vợ dễ dàng tha
thứ hơn là họ đã từng làm chuyện ấy với người yêu cũ. Bên cạnh đó, hài lòng

về đời sống tình dục cũng là một thước đo sự hòa thuận của cuộc sống vợ
chồng. Ở những gia đình mà người ta ít phải phàn nàn về sinh hoạt tình dục
thì tỉ lệ vợ chồng đánh nhau xảy ra ít hơn so với những trường hợp còn lại.
13


Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng nam giới thường hài lòng về đời sống tình
dục nhiều hơn phụ nữ vì bản thân họ thường là người được thỏa mãn nhu cấu
sinh lý ngay cả khi người phụ nữ không có cảm xúc này. Người gợi ý trước
trong quan hệ tình dục thể hiện sự chủ động trong sinh hoạt vợ chồng. Ở
những gia đình cả hai người đều chủ động ngang nhau trong chuyện ấy, tỷ lệ
bạo lực xảy ra ít hơn nếu chỉ có người vợ hoặc người chồng làm chuyện này.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rằng, những quan niệm về trinh tiết, về đạo
đức, về đức hạnh của người phụ nữ đã hạn chế họ tiếp cận với sự chủ động
trong tình dục và buộc họ phải kìm nén, phải im lặng ngay cả khi không
muốn.
Bạo lực gia đình chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau: kinh tế,
văn hóa, xã hội. Đây là vấn đề văn hóa đồng thời cũng là vấn đề kinh tế, chính
trị, xã hội.
Bài viết “Một số quan điểm lý thuyết giới trong nghiên cứu gia đình”
của Vũ Mạnh Lợi đăng trên Tạp chí Xã hội học số 4 năm 2000 trình bày các
quan điểm cùng với các cách tiếp cận khác nhau của các tác giả thuộc nhiều
trường phái và của các nhà nghiên cứu Việt Nam xung quanh vấn đề giới
trong nghiên cứu gia đình hiện đại. Bài viết là những suy nghĩ có tính phê
phán của tác giả về các quan điểm của các trường phái đồng thời tác giả cũng
đưa ra những phân tích về những cống hiến và những đóng góp của các học
giả trong việc đi sâu tìm hiểu bản chất của gia đình và sự vận hành của nó.
Luận điểm quan trọng được tác giả nhắc lại nhiều lần trong bài viết là các
quan hệ gia đình bị chi phối bởi các yếu tố xã hội và văn hóa. Theo đó bất
bình đẳng giới trong gia đình có nguồn gốc chủ yếu từ vẫn đề văn hóa.

Công trình nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới: trường hợp Việt Nam”
của các tác giả Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh và Jenifer
Clement ( năm1999) đã đưa ra những nguyên nhân về bạo lực gia đình đối
với phụ nữ, biểu hiện như khó khăn về kinh tế, học vấn, lạm dụng rượu, cờ
bạc và nợ nần, các mối quan hệ gia đình mở rộng, vấn đề tình dục cùng với
14


những nguyên nhân sâu xa của sự tồn tại bạo lực trong gia đình. Tác giả nhận
định: “Xung đột gia đình thường xảy ra trong các gia đình nghèo đang phải
đương đầu với tình cảnh không có cửa trước cửa sau”. Nói cách khác, khi
đầu óc rối bời thì không tìm ra lối thoát, khi đó dễ xảy ra xung đột gia đình.
Kết luận quan trọng mà nghiên cứu trình bày là bạo lực gia đình chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố song “cái làm nền cho mọi yếu tố tác động đến bạo
lực gia đình là các giá trị, vai trò và trách nhiệm về giới truyền thống”. Bởi
vậy, mặc cho nỗ lực của các tổ chức, các cấp chính quyền, bạo lực gia đình
đến nay vẫn được duy trì và được cộng đồng chấp nhận như một phần “bình
thường” trong quan hệ vợ chồng.
Hội Liên hiệp Phụ nữ và Trung tâm nghiên cứu thị trường và phát triển
với công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ (năm 2001) đã
chỉ rõ nguyên nhân gây ra bạo lực là: kinh tế, mâu thuẫn trong nuôi dạy con
cái, say rượu, cờ bạc, nghiện hút và vì quá nóng tính.
Nghiên cứu “Xung đột vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh
hưởng” của tác giả Vũ Tuấn Huy ( năm 2003) đã chỉ ra rằng: mâu thuẫn giữa
vợ và chồng trong gia đình là một hiện tượng phổ biến. Tác giả đã phân biệt
sự khác nhau giữa mâu thuẫn và “xung đột mang tính bạo lực” trong gia đình.
Theo tác giả, trong cuộc sống vợ chồng không phải mâu thuẫn nào cũng trở
thành xung đột mang tính bạo lực mặc dù nguyên nhân chính của bạo lực
trong gia đình trong nhiều trường hợp lại là nguyên nhân gây mâu thuẫn vợ
chồng. Bản thân hành vi bạo lực cũng làm cho mức độ mâu thuẫn vợ chồng

tăng lên do tình cảm của hai bên đã bị tổn thương đáng kể.
Tác giả Lê Thị Quý trong tác phẩm “Nỗi đau thời đại” đã chỉ ra những
nguyên nhân của bạo lực gia đình bao gồm những nguyên nhân về kinh tế,
nhận thức, vấn đề xã hội và sức khỏe.
Trong năm 2003, tác giả Vũ Tuấn Huy trong nghiên cứu về “Mâu
thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng” đã khẳng định
rằng: “những nguyên nhân của bạo lực gia đình trong nhiều trường hợp cũng
15


là nguyên nhân của mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình. Bản thân hành vi bạo
lực cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng hơn” và
“mức độ xảy ra thường xuyên và mức độ nghiêm trọng của các mâu thuẫn
này khác nhau theo đặc điểm kinh tế của hộ gia đình, giới tính và nhóm tuổi”.
Ngoài ra trong nghiên cứu này tác giả cũng chỉ ra rằng những lĩnh vực khác
của đời sống như thu nhập, chi tiêu, nuôi dạy con cái, ứng xủa, vấn đề tình
dục và trong những mối quan hệ họ hàng đều có thể dẫn tới việc vợ chồng
mâu thuẫn và nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết hợp lý thì bạo
lực gia đình rất có khả năng xảy ra.
Một nghiên cứu khác của Thạc sĩ Lê Thái Thị Băng Tâm “Xã hội hoá
tại cộng đồng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình” đã đưa ra những
nguyên nhân chủ yếu là do tệ nghiện hút, cờ bạc, kinh tế gia đình sút kém và
“vợ cãi lại chồng”.
Nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới cho rằng: nguyên nhân dẫn đến
bạo lực thường là do những xung đột trực tiếp, những mâu thuẫn liên quan tới
kinh tế (thất nghiệp, đóng góp chênh lệch vợ chồng, thiếu tin tưởng, không
thống nhất trong làm ăn, nợ nần, nghèo đói, ốm đau), những mâu thuẫn liên
quan tới tình cảm (ngoại tình, sinh con một bề), những mâu thuẫn liên quan
đến thói quen bia rượu, nạn nghiện hút, cờ bạc, mâu thuẫn liên quan đến việc
dạy dỗ con cái và những mâu thuẫn liên quan đến quan hệ họ hàng.

Đề tài Độc lập cấp Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ năm
2003 lại có sự tổng hợp về nguyên nhân theo 4 yếu tố: cờ bạc rượu chè
(81,1%), gia đình nghèo đói không có việc làm (75,7%), gia đình coi nhẹ việc
giáo dục gia phong (69,7), ngoại tình (69,5%).
Đề tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn Quản lý Nhà nước về gia
đình” do Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em (2003) tiến hành đã chỉ ra các
nguyên nhân dẫn đến bức xúc trong gia đình. Nguyên nhân được đánh giá cao
nhất là kinh tế-xã hội chiếm 59,5%, môi trường văn hóa giáo dục và lối sống

16


tiêu cực chiếm 48,2%, nền tảng gia đình không vững chắc chiếm 21,6%, và
một vài nguyên nhân khác chiếm 0,5%.
Một nghiên cứu gần đây về bạo lực gia đình của đồng tác giả Lê Thị
Quý và Đặng Vũ Cảnh Linh cũng nêu lên khá rõ bức tranh về bạo lực gia đình
“Bạo lực gia đình-một sự sai lệch giá trị”. Nghiên cứu đã chỉ ra những
nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn, xung đột gia đình: coi nhẹ nề nếp gia phong
(69,7%), nghèo đói thiếu việc (75,7%), không quan tâm lẫn nhau (61,8%),
ông bà cha mẹ chưa gương mẫu (60,9%), vợ hay nói nhiều (57,6), con cái
không hiếu thảo (63,5%0, tư tưởng trọng nam khinh nữ (53,9%), cờ bạc rượu
chè (81,9%), con cái bỏ bê học hành (56,9%), ngoại tình (69,4%), ghen tuông
thái quá (62,5%), học vấn không phù hợp (38,2%), thói quen đàn ông
(36,5%), sức khỏe không phù hợp (31,3%), tình dục không phù hợp (33,6%).
Nghiên cứu này có một sự bao quát khá rộng và chính xác khi nhận định rằng
bạo lực gia đình xảy ra cũng có nguyên nhân từ phía phụ nữ khi mà “do
những yếu tố về mặt tâm lí và nhận thức mà sự phản kháng của phụ nữ đối
với bạo lực gia đình nhìn chung là yếu ớt” (Lê Thị Quý,2007).
Công trình nghiên cứu “Bạo lực gia đình trên cơ sở giới ở Việt Nam”
của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Minh, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Thị Mai Hoa và

Trần Thị Các yếu tố được đề cập rất rõ ràng ở đây là: khung pháp lý và chính
sách, các chủ thể liên quan, tình trạng nghèo khổ, yếu tố văn hóa, định kiến
giới và các yếu tố khác bao gồm: rượu, cờ bạc, ngoại tình.
Theo Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD), nguyên nhân dẫn đến
bạo lực gia đình đối với phụ nữ gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân
khách quan:
 Nguyên nhân chủ quan:
• Do nhận thức về giới



sự

bình

đẳng

giới

còn

hạn

chế.

Do quan niệm phong kiến “trọng nam khinh nữ”, tư tưởng gia trưởng, gia
quyền còn nặng.
• Do sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước nạn bạo hành gia đình còn
hạn chế, thiếu thẳng thắn, thiếu tự tin, còn cam chịu.
 Nguyên nhân khách quan:

17




Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh lệch về
nghề nghiệp giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố khách quan gây nên

nạn bạo hành trong gia đình.
• Năng lực tự chủ tài chính của người đàn ông trong gia đình bị hạn chế, hình
thành ở họ tư tưởng tự ty, hẹp hòi. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nạn bạo
hành gia đình đối với người phụ nữ.
• Tác động của các chất kích thích, của men bia, rượu, ma túy, của thói trăng
hoa...
Bạo lực gia đình có thể xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ gia đình nào,
bao gồm quan hệ vợ - chồng, vợ cũ - chồng cũ; cha dượng/mẹ kế với con
riêng của vợ/chồng, cha mẹ và con cũng như quan hệ giữa những người cùng
chung sống. Tuy nhiên, thực tế là nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu là nữ
giới. Mặc dù số liệu về bạo lực gia đình rất đa dạng, nhưng các nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng số vụ việc mà nạn nhân là phụ nữ chiếm khoảng 95% tổng số
vụ bạo lực gia đình.
Theo “Chuyên đề nghiên cứu về bạo lực trên cơ sở giới của Liên Hợp
quốc, 5/2010” thì: Bạo lực gia đình đối với phụ nữ thường được gọi là “bạo
lực trên cơ sở giới” vì nó phần nào xuất phát từ tình trạng phụ thuộc về giới
tính của phụ nữ trong xã hội. Trong hầu hết các xã hội, mối quan hệ bất bình
đẳng giữa nam giới và nữ giới được tạo lập và duy trì bởi quan niệm bất di bất
dịch về giới là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực đối với phụ nữ.
Nguyên nhân sâu xa chính là sự bất bình đẳng giới. Bạo lực gia đình
xuất phát từ hành vi và thái độ kéo dài hàng thế kỷ của xã hội mà trong đó
phụ nữ bị cho là thấp kém hơn đàn ông và so với đàn ông thì họ không xứng

đáng để kiểm soát cuộc sống của chính họ hay đưa ra các quyết định. Sự bất
bình đẳng giới được duy trì và phản ánh trong quan niệm bất di bất dịch về
giới. Suy nghĩ sai lầm đó đã củng cố niềm tin rằng đàn ông có quyền dạy dỗ
vợ của họ thông qua những hành động có tính bạo lực để bảo vệ thanh danh
của gia đình. Bạo lực đối với phụ nữ thường bị coi nhẹ như thể nó là điều hết

18


sức bình thường trong xã hội, ngay cả đối với chính những nạn nhân bạo lực
gia đình.
Kết quả nghiên cứu quốc gia phản ánh nhận thức của người phụ nữ về
vai trò họ như sau:


27% đồng ý với ý kiến “một người vợ tốt là người luôn biết vâng lời ngay cả

khi chị ta không đồng ý”.
• Cùng tỷ lệ như trên đồng ý với ý kiến “mọi quyết định quan trọng của gia
đình phải do người chồng quyết định”.
• Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ muốn chồng chia sẻ công việc gia đình với họ khi
họ đi làm (97.7%)
Hiện nay, nhiều xã hội được xây dựng trên cơ sở hệ thống mà ở đó
người đàn ông có nhiều quyền lực về tài chính và chính trị hơn phụ nữ.
Những xã hội này được gọi là “xã hội gia trưởng”. Trong xã hội này, người
đàn ông giữ vị trí thống trị về chính trị, kinh tế và được xem là người đứng
đầu, đại diện cho gia đình. Sức mạnh của nam giới được củng cố bởi niềm tin
rằng người đàn ông luôn mạnh mẽ và có khả năng lãnh đạo hơn là phụ nữ.
Điều này đã dẫn đến sự tiếp cận không bình đẳng của phụ nữ đối với giáo
dục, đào tạo các kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp và các nguồn lực tài chính từ đó

tiếp tục duy trì thậm chí củng cố mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng giữa
đàn ông và phụ nữ. Mục đích của bạo lực gia đình là phát triển, củng cố
quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác.
Những nhận thức sai lầm có thể duy trì bất bình đẳng. Về thi hành pháp
luật, các quy định của pháp luật không được tuân thủ một cách nghiêm túc và
toàn diện. Một số cơ quan, cá nhân có thẩm quyền không nhận thức được vai
trò và trách nhiệm của họ trong việc phòng, chống bạo lực gia đình. Về quan
niệm và thái độ của xã hội, bạo lực gia đình chưa được nhận thức đầy đủ và
chưa được xã hội lên án một cách mạnh mẽ. Gia đình vẫn được xem là một
đơn vị tách biệt và do người đàn ông trong gia đình kiểm soát. Phụ nữ thường
bị buộc phải chấp nhận việc sử dụng bạo lực của chồng là cách giải quyết

19


những mâu thuẫn nảy sinh. Về kinh tế phụ nữ thường lệ thuộc vào đàn ông.
Họ dành phần lớn thời gian để chăm sóc gia đình và làm việc nhà, do đó khả
năng họ làm những công việc khác hoặc tham gia học tập, bồi dưỡng nâng
cao năng lực bị hạn chế.
Theo nghiên cứu quốc gia, những tình huống dẫn tới bạo lực theo nhận
thức của phụ nữ từng bị bạo lực thể xác do chồng gây ra như sau:






Khi chồng say rượu (33.7%)
Khi nảy sinh các vấn đề gia đình (27.8%)
Khi có khó khăn về tài chính (24.7%)

Khi vợ không nghe theo chồng (22.6%)
Không có lý do nào cụ thể (11%)
Thứ nhất, rượu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực gia
đình. Mặc dù rượu và ma túy thường gắn liền với các vụ bạo lực gia đình,
nhưng nó không phải là nguyên nhân của bạo lực. Như đã khẳng định, bạo lực
gia đình xuất phát từ mối quan hệ bất bình đẳng về quyền lực tồn tại lâu đời
giữa đàn ông và phụ nữ. Nó thường được sử dụng để đạt được quyền lực và
sự kiểm soát đối với người khác. Nhiều người đàn ông không uống rượu
nhưng vẫn đánh vợ. Có người chỉ uống rượu và đánh vợ chứ không đánh bất
kỳ người nào khác (một người bất kỳ, cha mẹ hoặc sếp của anh ta). Điều đó
có nghĩa là anh ta xác định việc sử dụng bạo lực chỉ đối với người vợ. Trong
những trường hợp này, đàn ông vẫn tiếp tục đánh vợ ngay cả khi anh ta không
uống rượu. Đàn ông cho rằng rượu là lý do khiến họ mất tự chủ và gây ra bạo
lực, tuy nhiên rượu không phải là nguyên nhân dẫn đến điều đó. Bạo lực gia
đình và việc lạm dụng các chất kích thích phải được nhìn nhận và xử lý như
những vấn đề độc lập.
Thứ hai, hành vi bạo lực của người chồng đối với vợ không chứng tỏ
anh ta yêu vợ mà chỉ là anh ta muốn kiểm soát cô ấy. Hành vi bạo lực không
thể được biện minh bởi những gì người vợ làm hay nói. Phụ nữ bị đánh đập
chỉ vì lý do vô lý như để thức ăn nguội lạnh. Người chồng luôn có lý do giận
dữ còn họ thì không có quyền thể hiện sự giận dữ của mình. Quan niệm người
20


vợ cũng góp phần dẫn đến hành vi bạo lực của người chồng và phải thay đổi
cách cư xử để không phải chịu cảnh bạo lực là một quan niệm sai lầm bởi vì
chỉ có người gây ra bạo lực mới có khả năng chấm dứt hành vi bạo lực.
Thứ ba, người chồng không có quyền sử dụng bạo lực để “dạy vợ”.
Lầm tưởng này phản ánh rõ nét quan niệm lâu đời trong nhiều xã hội, nơi mà
người đàn ông được cho là giỏi hơn phụ nữ và có quyền sử dụng bạo lực để

phạt vợ,con họ. Với quan niệm này, người vợ trở thành “tài sản” của chồng và
gia đình nhà chồng. Và việc dạy dỗ vợ bắt đầu ngay sau khi kết hôn như câu
tục ngữ “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Quan niệm
này không còn đúng nữa. Ngay từ Hiến pháp 1946, Việt Nam đã quy định và
bảo vệ quyền bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ. Phụ nữ không còn bị xem là
“tài sản” của người đàn ông.
Thứ tư, khó khăn về tài chính không dẫn đến bạo lực gia đình. Bạo lực
gia đình diễn ra ở mọi tầng lớp trong xã hội, bất kể giàu nghèo, có học thức
hay không có học thức, thành thị hay nông thôn. Các nghiên cứu về vấn đề
này cho thấy bạo lực diễn ra đối với mọi gia đình bất kể thu nhập, nghề
nghiệp, tôn giáo, dân tộc hay trình độ học vấn. Bạo lực không xuất phát từ
nguyên nhân nghèo đói hay không có học thức mà nó xuất phát từ mối quan
hệ bất bình đẳng về quyền lực tồn tại lâu đời giữa đàn ông và phụ nữ. Tuy
nhiên, có thể vì nguyên nhân kinh tế mà phụ nữ lựa chọnviệc sống chung với
bạo lực vì không có nơi nào để đi hoặc không thể tự nuôi sống bản thân cũng
như con cái họ.
Có thể dễ dàng nhận thấy nhiều lầm tưởng về bạo lực gia đình. Những
lầm tưởng này nhằm củng cố quan niệm bất di bất dịch về giới. Khi giải thích
về nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, những lầm tưởng này tập trung vào
phê phán phụ nữ hoặc đổ lỗi cho các nguyên nhân khác như say rượu, thiếu
giáo dục. Kết quả là, những lầm tưởng này đã loại trừ trách nhiệm của người
gây ra bạo lực đối với chính hành vi của anh ta. Việc nhận thức đúng đắn rằng
bạo lực gia đình là hành vi có mục đích nhằm đạt được quyền lực và sự kiểm
21


soát đối với người khác là rất quan trọng. Một người chồng bạo lực thường sử
dụng bạo lực hoặc đe dọa dùng bạo lực và duy trì những biện pháp dụ dỗ hoặc
ép buộc khác để bảo đảm rằng vợ anh ta sẽ hành xử theo cách anh ta mong
muốn.

Ngoài các công trình nghiên cứu về nguyên nhân của bạo lực gia đình
nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng kể trên thì còn có
những tạp chí, những bài báo hay những báo cáo về lực gia đình. Tạp chí
Khoa học và Phụ nữ và Báo Gia đình là 2 tờ báo tập trung về bạo lực gia đình
khá nhiều: Tiêu biểu có thể kể đến:
Tạp chí Khoa học và Phụ nữ số 2/2001 với bài “Bạo lực đối với phụ nữ
là nguyên nhân hạn chế sự tiến bộ và phát triển” chỉ ra nhưng nguyên nhân
của vấn đề này là: do kinh tế, nghiện ngập, học vấn thấp và sự giáo dục của
gia đình.
Bài báo “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” của tác giả Phùng Thị Kim Anh
in trên báo Khoa học và Phụ nữ (2003) đã khái quát chung được tình hình bạo
lực gia đình ở Việt Nam, những nguyên nhân chính gây ra bạo lực trong gia
đình rút ra từ các nghiên cứu trước đây. Đó là: kinh tế, nhận thức, văn hóa-xã
hội, tình dục.
Tạp chí Khoa học và Phụ nữ (2003) của tác giả Phạm Kiều Oanh và
Nguyễn Thị Khoa với bài viết “Bạo lực trong gia đình từ góc nhìn của người
dân nghèo” đã nêu lên một cách cô đọng nhất các nguyên nhân dẫn tới bạo
lực trong gia đình, đó là: kinh tế, tệ nạn xã hội,ngoại tình, phong tục lạc hậu,
bất bình đẳng giới.
Bên cạnh đó, Báo Gia đình hàng ngày đều có những bài báo liên quan
đến vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Trong đó có đề cập đến khá
nhiều nguyên nhân gây ra bạo lực nhưng chủ yếu là do uống rượu, ghen
tuông, ngoại tình, do bất bình đẳng giới.
“Báo cáo chuyên đề về Bạo lực trên cơ sở giới của Liên hợp quốc tại
Việt Nam năm 2010 của Gardsbane và các tác giả khác” đã khẳng định lại
22


những phát hiện về mức độ bạo lực gia đình với phụ nữ cao và những tập
quán, quan niệm bất bình đẳng về giới là nguồn gốc của bạo hành. Họ cho

rằng những quan niệm truyền thống về giới, về nam quyền và những mối
quan hệ của nó với rượu và bạo lực đã góp phần hình thành quan niệm thông
thường rằng bạo lực gia đình là kết quả của rượu chè và đói nghèo và phụ nữ
phải chịu trách nhiệm cho việc bị ngược đãi chứ không phải người đàn ông đã
gây ra hành động đó.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là vấn đề rất phức tạp và có rất nhiều
nguyên nhân gây ra. Tổng hợp những ý kiến trên, nghiên cứu này xin đi theo
hướng phân tích các nguyên nhân: kinh tế, tư tưởng truyền thống về mối quan
hệ vợ chồng, trình độ học vấn, văn hóa-xã hội.
Tóm lại, bên cạnh những công trình nghiên cứu, những bài báo, tạp chí
và những báo cáo tiêu biểu kể trên còn rất nhiều những nghiên cứu khác nữa
về vấn đề các yếu tố tác động đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói chung
và bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam nói riêng. Những nghiên cứu kể
trên là nguồn tư liệu quý giá, làm cơ sở và nền tảng cho tôi để hoàn thành
điểm luận cho đề cương nghiên cứu về vấn đề này. Tôi mong muốn những
nghiên cứu này sẽ gợi mở cho tôi nhiều vấn đề, ý tưởng hay và độc đáo.

23


QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN
Ở cõi vô thường này mấy ai còn lạ lẫm với khái niệm “bạo lực gia
đình”, nó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính cuộc sống của mỗi
chúng ta. Thật đau đớn biết bao cho những cảnh tượng mà ta đã và đang được
chứng kiến. Và tôi nghĩ, có hay không ? Ở đâu? Cho tôi xin hai chữ công
bằng. Chuyện của những người phụ nữ bị chồng hành hạ, ngược đãi chỉ là
một nốt trầm trong bản nhạc bạo lực bay bổng, còn những nốt cao luôn vút
lên với biết bao bi kịch. Sinh ra với thân phận phụ nữ ai không mong muốn
lấy được người chồng yêu thương mình. Cuộc sống hạnh phúc viên mãn luôn
là niềm ước ao đối với mỗi người phụ nữ nhưng có rất nhiều người khi lập gia

đình đã rơi vào “địa ngục trần gian” đầy tăm tối, tủi nhục.
Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần cũng như
thể xác, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Vậy những yếu tố
nào dẫn đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ? Bản thân tôi cũng chưa thể hiểu
hết những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này vì đây là một vấn nạn
hết sức phức tạp, nhức nhối của toàn xã hội nên mỗi người có một cách nhìn
khác nhau. Nhưng tôi thiết nghĩ suy cho cùng nó là hệ quả của vòng xoáy tình
yêu, lòng hận thù, sự khốn khó của cuộc sống. Bởi vậy xin những ai đang
sống và đang mắc trong vũng bùn tội lỗi thì hãy bước ra khỏi, gạt bỏ hết
những lỗi lầm, hãy sống vị tha bằng tình yêu thương cao cả để xây dựng một
cuộc sống mới tràn đầy niềm vui và tiếng cười hạnh phúc.
Trong thâm tâm mình, tôi rất phẫn nộ và muốn lên án vấn nạn bạo lực
gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng. Tôi muốn
chung tay với cộng đồng tìm lại hai tiếng công bằng cho cuộc sống của những
con người đang bị hành hạ, ngược đãi đồng thời ngăn chặn và xoá bỏ vấn nạn
này trong xã hội. Và điều cuối cùng tôi mong muốn là dù cho những người
gây ra tội lỗi họ đã từng là ai, họ đã từng có những lỗi lầm gì thì khi quay trở

24


lại với cuộc sống xin mọi người hãy đón nhận để họ được sống trong tình yêu
thương, để hoàn lương làm một người tốt.
Tôi được trải lòng mình sau những thực hư ẩn trong nhiều bài báo,
những câu chuyện được nghe và những cảnh tượng được chứng kiến. Qua
mỗi câu chuyện là một bài học kinh nghiệm, là nỗi khát khao sự bình yên
trong cuộc sống. Tôi chợt nhận ra rằng mình cần gạt đi sự ích kỷ trong chính
bản thân mình, hãy yêu thương nhiều hơn nữa để cuộc sống luôn có những
màu sắc của tình thương và tình người. Khép lại nỗi đau còn hằn sâu trong
tâm trí và thể xác của những nạn nhân bạo lực gia đình, gạt đi những màu

buồn của sự sợ hãi. Xin hãy chung tay thắp lên những ngọn lửa tin yêu trong
lòng mỗi người để xua tan vấn nạn này, để mỗi ngày chúng ta được sống
trong niềm vui, hạnh phúc, để tương lai sáng rực trong đôi mắt trẻ thơ và để
đạo lý làm người mà cha ông ta đã dạy mãi được lưu truyền theo thời gian.

25


×