Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Một số đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Nhà xuất bản Bản đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.03 KB, 9 trang )

Một số đề xuất kiến nghị góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại Nhà xuất bản Bản đồ
Nhà xuất bản Bản đồ là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động vì mục
đích công ích tiến hành sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm bản đồ và các
ấn phẩm có liên quan đến ngành địa chính. Hàng năm doanh nghiệp được
Nhà nước đặt hàng khoảng 30% doanh thu, phần còn lại do Nhà xuất bản Bản
đồ tự cân đối. Vì lẽ đó, để trụ vững trong nền kinh tế thị trường mà quy luật
đào thải luôn diễn ra khắc nghiệt, mặt khác xuất phát từ đặc điểm sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nên đơn vị đã tự mình tìm hướng ra để phát
triển sản xuất kinh doanh bằng cách nhận thêm các đơn đặt hàng về sản
phẩm ngành in như : các loại lịch, sách báo, tạp chí, nhận quảng cáo trên các
sản phẩm truyền thống của đơn vị...
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã đạt một số thành tích
nhưng bên cạnh đó Nhà xuất bản còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh , đề tài sẽ tập trung đưa ra một số giải
pháp góp phần thực hiện mục tiêu đó.
3.1 Những vấn đề rút ra từ việc phân tích tài chính của Nhà xuất bản Bản đồ
3.1.1 Những ưu điểm đạt được
Nhìn chung các mặt hoạt động của Nhà xuất bản được quản lý tương đối
chặt chẽ, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt, phục
vụ kịp thời cho công tác của đơn vị.
Mặc dù việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước giao còn có khó khăn
nhưng với sự phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp
, Nhà xuất bản đã điều độ sản xuất, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm nhằm góp
phần thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất và các nhiệm vụ mà Nhà nước
giao phó.
Thị trường in ấn năm 2000 có sự cạnh tranh quyết liệt, song các đơn vị
trực thuọc Nhà xuất Bản đã có những cố gắng để thu hút một khối lượng sản
phẩm in lớn, giảm chi phí sản xuất đem lại lợi nhuận cho Nhà xuất bản Bản
đồ.


Trang thiết bị máy móc phục vụ cho tác chế bản in ấn còn chưa có sự đầu
tư đông bộ song với sự cố gắng của đội ngũ công nhân kỹ thuật nên sản phẩm
bản đồ và các sản phảm in khác đều được đảm bảo chất lượng.
Xét riêng về mặt tài chính Nhà xuất bản có những ưu điểm sau:
Thứ nhất: Công tác kế toán được thực hiện trên máy vi tính đồng thời kế
toán viên được thường xuyên nâng cao trình độ sử dụng. Chính việc cơ giới
hoá công tác kế toán này đã giúp cho công tác kế toán được gọn nhẹ,và việc
khai thác số liệu kế toán thuận tiện hơn rất nhiều. Đây là tiền đề để tiến hành
phân tích hoạt động tài chính trong doanh nghiệp
Thứ hai: Lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp
là 1200000 đồng / tháng- đạt mức độ khá so với các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh khác.
Thứ ba: Nhà xuất bản đã huy động kịp thời một lượng vốn lớn góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà không phải sử
dụng đến khoản vay ngắn hạn ngân hàng.
Thứ tư : Doanh nghiệp đã tiến hành các biện pháp trong công tác thu hồi
các khoản phải thu, đặc biệt là các khoản phải thu nội bộ. Các xí nghiệp thành
viên đã tích cực hoàn thành việc thanh toán với Nhà xuất bản, tạo điều kiện
cho doanh nghiệp có một lượng vốn tiền mặt lớn đáp ứng nhu cầu thanh toán
chi trả cho các hợp đồng kinh tế được thực hiện trong năm.
Thứ năm : Xuất phát từ mô hình của một doanh nghiệp sản xuất và dịch
vụ, tài sản cố định và tài sản lưu động đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài
sản, Nhà xuất bản Bản đồ luôn chú trọng đầu tư nâng cấp nhà xưởng thiết bị,
điều kiện làm việc. Ngoài ra doanh nghiệp còn tăng cường sử dụng các biện
pháp bảo toàn vốn. Với tài sản cố định, công tác khấu hao được tiến hành linh
hoạt đảm bảo cho giá trị thu hồi của tài sản cố định đủ tái sản xuất . Với tài
sản lưu động, đơn vị đánh giá lại theo phương pháp kê khai thường xuyên, vật
tư hàng hóa được kế toán tổng hợp lại, đưa lên bảng nhập xuất tồn đồng thời
phòng tài vụ kiểm tra số thực tế ở kho cả về số lượng và chất lượng.
Tuy vậy doanh nghiệp vẫn còn những tồn tại đòi hỏi phải nhanh chóng

khắc phục trong thời gian tới.
3.1.2 Những mặt hạn chế và tồn tại
Đánh giá chung về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà xuất
bản ta thấy nổi lên những vấn đề sau;
Việc triển khai kế hoạch xuất bản , kế hoạch tự cân đối về bản đồ còn
chậm. Giá trị sản lượng của lĩnh vực này chưa cao so với tỷ trọng doanh thu
mà đơn vị đạt được.
Việc chấp hành các quy chế, quy định quản lý nhất là việc quản lý tài
chính và kỷ luật lao động tại một số đơn vị còn chưa chấp hành đầy đủ như ; Xí
nghiệp in số 2, Trung tâm phát hành.
Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các đơn vị thành viên chưa đồng đều .
Năm 2000, Xí nghiệp in số 2, chi nhánh Nhà xuất bản tại thành phố Hồ Chí
Minh đã có những cố gắng cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa khắc phục
khó khăn về công ăn việc làm, thu nhập của người lao động, hay thanh toán
các khoản nợ cũ còn tồn đọng...
Doanh nghiệp chưa lập được các quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho,
dự phòng khoản phải thu khó đòi.
Như vậy , nhìn nhận lại những ưu điểm và hạn chế trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng của Nhà
xuất bản Bản đồ là bước đi quan trọng và cần thiết trước khi đưa ra các biện
pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhưng trong giới hạn của một chuyên đề tốt nghiệp, đề tài chỉ đưa ra
một số ý kiến phục vụ cho mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
thông quan công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp.
3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ công tác quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Bản đồ .
3.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh từ công tác quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Bản đồ.
Thứ nhất: Hoạt động tài chính luôn luôn gắn liền với hoạt động sản xuất
kinh doanh trong mỗi đơn vị, do đó công tác quản trị kinh doanh phải đi kèm
với công tác quản trị tài chính doanh nghiệp

Thứ hai: Quản trị tài chính doanh nghiệp không chỉ là việc lựa chọn và
đưa ra các quyết định tài chính mà còn tổ chức thực hiện các quyết định đó
nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp mà để thực hiện
được các mục tiêu đó doanh nghiệp cần từng bước nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.
Thứ ba : Xét riêng tình hình thực tế của Nhà xuất bản Bản đồ ta thấy có
một số điểm chính sau:
Là một doanh nghiệp công ích của Nhà nước nhưng hàng năm Nhà nước
chỉ đặt hàng khoảng 30% doanh thu, 70% còn lại phải do Nhà xuất bản tự cân
đối.
Dưới Nhà xuất bản còn có 7 đơn vị thành viên được sáp nhập từ cuối
năm 1996 , các đơn vị này không hoàn toàn tập trung thống nhất trên cùng
một địa bàn như chi nhánh của Nhà xuất bản nằm tại thành phố Hồ Chí Minh,
do đó việc tập trung quản lý còn gặp phải nhiều hạn chế. Mặt khác sau quá
trình sáp nhập , Nhà xuất bản còn phải giải quyết thanh toán số nợ tồn đọng
từ trước của các đơn vị.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2000 còn những hạn chế.
Như vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ công tác quản trị tài
chính doanh nghiệp là rất cần thiết.
Nhưng công tác quản trị tài chính doanh nghiệp tại Nhà xuất bản đồ nên
tổ chức như thế nào để đạt được mục tiêu đó?
3.2.2 Những giải pháp cần thiết trong công tác quản trị
tài chính doanh nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
3.2.2.1 Thực hiện các giải pháp cân đối cơ cấu vốn

Vốn bằng tiền là một nhu cầu cần thiết trong công tác thanh toán việc
mua bán hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp
nên đầu tư vào việc mua sắm máy móc thiết bị , nâng cấp sửa chữa lại nhà
xuởng, cải thiện điều kiện sản xuất trong từng phân xưởng từng bước nâng

cao năng lực sản xuất. Hoặc Nhà xuất bản Bản đồ nên tiến hành đầu tư tài
chính ngắn hạn bằng cách bỏ vốn mua các chứng khoán có giá trị hoặc góp
vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật có thể thu hồi trong thời hạn không quá một
năm hoặc một chu kỳ kinh doanh ( như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân
hàng... ) nhưng đồng thời doanh nghiệp cần phải lập quỹ dự phòng giảm giá
đầu tư ngắn hạn để tránh được những rủi ro tài chính bất ngờ.
Để lượng hàng hoá tồn kho của Nhà xuất bản trong kỳ giảm đi. Nhà xuất
bản có thể tìm biện pháp quảng cáo sản phẩm hay đem hàng hoá đi gửi bán ở
các bạn hàng quen thuộc, tính toán lại các khoản chi phí sản xuất, bán hàng,
quản lý doanh nghiệp để có thể hạ thấp giá hàng bán với một tỷ lệ thích hợp,
nhanh chóng thu hồi lợi nhuận thanh toán các khoản nợ cũ.
3.2.2.2 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử
dụng vốn sản xuất kinh doanh
a: Xây dựng kế hoạch huy động vốn
Để tránh tình trạng bị động vì thiếu vốn sản xuất Nhà xuất bản Bản đồ
nên chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và tập trung vào những vấn đề
sau:
Thứ nhất :Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh
trong kỳ kế hoạch.
Thứ hai: Trên cơ sở tính toán ở trên , doanh nghiệp chủ động xây dựng kế
hoạch huy động vốn bằng cách xin bổ sụng thêm vốn ngân sách cấp, bổ sung
từ các quỹ của doanh nghiệp. Nếu Nhà xuất bản thấy cần thiết phải vay vốn
ngân hàng thì nên tính toán lại các chính sách tín dụng sao cho phù hợp để
đảm bảo có khả năng trả nợ mà doanh nghiệp vẫn thu được lợi nhuận.
b: Tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Nguồn vốn có được chỉ là tiền đề phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Muốn hoạt động này được trôi chảy đòi hỏi các nhà
quản trị doanh nghiệp nói chung và các nhà quản trị tài chính nói riêng phải
có cách thức tổ chức sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Mặt khác, sau khi xem xét đánh giá tình hình tài chính tại Nhà xuất bản

Bản đồ ta thấy Nhà xuất bản nên tìm kiếm biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn sản xuất kinh doanh với phương hướng chung là : căn cứ vào kế
hoạch huy động và sử dụng vốn đã lập làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với
thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Cụ thể các biện pháp đó là:
Thứ nhất: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định đóng vai trò quan trọng với việc sản xuất của Nhà xuất bản.
Năm 2000, Nhà xuất bản Bản đồ đã chú trọng đầu tư mua sắm mới một số tài
sản, cho tiến hành xây dựng nhà sản xuất chính góp phần thúc đẩy tiến độ sản
xuất. Nhưng thực tế cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định là chưa tốt. Doanh
nghiệp cần phải có những hướng thích hợp để đạt được mục đích của mình
như:
Nâng cao doanh thu sao cho phù hợp với quy mô vốn hiện có là việc làm
đầu tiên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định .
Một mặt doanh nghiệp nên huy động triệt để tài sản cố định vào sản xuất
kinh doanh. Một mặt doanh nghiệp nên thực hiện đúng chế độ khấu hao tài
sản cố định của Nhà nước và kịp thời xử lý các tài sản cố định không cần dùng
và chờ thanh lý nhằm giải phóng vốn đầu tư đưa vào kinh doanh.
Nhà xuất bản Bản đồ thường xuyên cho bảo dưỡng tài sản cố định, và
định kỳ sửa chữa lớn. Nhưng đối với những tài sản đã có thời gian sử dụng
lâu dài, không còn phù hợp với quy trình sản xuất thì đơn vị nên xem xét cân
nhắc chi phí dự kiến bỏ ra để sửa chữa lớn là bao nhiêu hay đem thanh lý,
nhượng bán phù hợp hơn.
Là một doanh nghiệp sản xuất nên tài sản cố định của Nhà xuất bản có
giá trị lớn. Do đó việc chủ động đề phòng các rủi ro tổn thất bất ngờ trong

×