Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư GIÁO dục và PHÁT TRIỂN NGUỒN lực QUỐC tế PASAL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING

----o0o----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC
QUỐC TẾ PASAL
CHUYÊN NGÀNH: MARKETING QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

Giáo viên hướng dẫn:
- Họ và tên: Ths. Nguyễn Thị Khánh
Quỳnh
- Bộ môn: Quản trị chất lượng

HÀ NỘI - 2019

Sinh viên thực hiện:
- Họ và tên: Phan Thị Ánh
- Lớp: K52T3
- Mã SV: 16D220128


TÓM LƯỢC
Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội và sự hội nhập kinh tế thế giới, con
người không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh. Nhu cầu
học tiếng Anh đã trở lên cấp thiết và là xu thế chung của toàn xã hội hiện nay. Trong
những năm gần đây, thị trường đào tạo ngoại ngữ vẫn được xem là miếng bánh thị phần


béo bở để các nhà đầu tư tiếp tục rót vốn. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, công ty
Cổ phần đầu tư giáo dục và phát triển nguồn lực quốc tế Pasal đã gặt hái được những
thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình.
Sau hơn 3 tháng thực tập, làm việc và tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công
ty nói chung, em nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát chất lượng truyền
thông có vai trò ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu
của công ty. Vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Kiểm soát chất lượng hoạt động
truyền thông nhằm tăng cường khả năng nhận biết thương hiệu công ty Cổ phần Đầu tư
Giáo dục và Phát triển Nguồn lực Quốc tế Pasal” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình. Nội dung khóa luận tốt nghiệp gồm 4 phần:
Phần mở đầu: Đưa ra tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, tổng quan tình hình
nghiên cứu, xác lập và tuyên bố mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chất lượng hoạt động truyền
thông
Chương này đưa ra các khái niệm, thuật ngữ cơ sở, những lý luận cơ bản về kiểm
soát chất lượng hoạt động truyền thông.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông thương hiệu
của công ty cổ phần đầu tư giáo dục và phát triển nguồn lực quốc tế Pasal.
Chương 2 bao gồm các nội dung: đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh và tình
hình các yếu tố nội bộ liên quan đến kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông, thực
trạng hoạt động kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông của công ty, đưa ra kết
luận và đánh giá.
Chương 3: Một số giải pháp kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông nhằm
tăng cường khả năng nhận biết thương hiệu của công ty cổ phần đầu tư giáo dục và phát
triển nguồn lực quốc tế Pasal.
1


Từ việc phân tích các thực trạng ở chương 2, tác giả đề xuất các giải pháp giúp

tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông nhằm tăng cường khả năng
nhận biết thương hiệu của công ty.

LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian ngồi trên ghế giảng đường đại học, được sự giúp đỡ, chỉ
bảo của các thầy các cô, bản thân em đã tích lũy được rất nhiều kiến thức bổ ích. Đó
không chỉ đơn thuần là những kiến thức chuyên ngành mà còn cả những kiến thức về kĩ
năng sống. Đặc biệt hơn, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, em đã hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này. Đối với bản thân em, đây như một dấu mốc quan trọng trong cuộc
sống, giúp em có thể phát triển công việc trong tương lai.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường cùng các thầy cô
trong khoa Marketing đã dành sự quan tâm cũng như tạo điều kiện thuận lợi để em tích
lũy thêm rất nhiều kiến thức trong thời gian học tập tại trường.
Tiếp đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo và toàn thể anh chị
nhân viên của công ty Cổ phần đầu tư giáo dục và phát triển nguồn lực quốc tế Pasal đã
giúp đỡ em trong công việc và thu thập số liệu để có thể hoàn thành tốt bài khóa luận
của mình.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn: Ths.
Nguyễn Thị Khánh Quỳnh, giảng viên bộ môn Quản trị Chất lượng, khoa Marketing đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Kiểm soát chất lượng
hoạt động truyền thông nhằm tăng cường khả năng nhận biết thương hiệu công ty Cổ
phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực Quốc tế Pasal”, mặc dù bản thân đã cố
gắng nhưng do lượng kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên bài
khóa luận của em sẽ khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được những
đánh giá, ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo.

2



3


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
MỤC LỤC..................................................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.........................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...............................................................................2
3. Những câu hỏi nghiên cứu trong đề tài....................................................................3
4. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................3
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
7. Kết cấu của bài khóa luận.........................................................................................5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG................................................................6
1.1. Khái quát về kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông...............................6
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến kiểm soát chất lượng hoạt động truyền
thông ............................................................................................................................ 6
1.1.2 Khái niệm về hoạt động truyền thông......................................................................7
1.1.3 Kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông.........................................................9
1.2 Phân định nội dung kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông....................10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ GIÁO
DỤC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ PASAL.....................................21

4



2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh và tình hình các yếu tố nội bộ liên
quan đến việc kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông của công ty Cổ phần
Đầu tư Giáo dục và phát triển nguồn lực quốc tế Pasal............................................21
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty................................................................21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty....................................................................................22
2.1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty...................................................23
2.1.4 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty.........................................23
2.1.5 Tình hình các yếu tố nội bộ của công ty................................................................24
2.2 Tác động của các yếu tố môi trường đến kiểm soát chất lượng hoạt động
truyền thông của công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực Quốc
tế PASAL....................................................................................................................... 26
2.2.1 Môi trường vĩ mô...................................................................................................26
2.2.2 Môi trường ngành.................................................................................................27
2.3 Kết quả phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông
của công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực Quốc tế PASAL. . .28
2.3.1 Chất lượng hoạch định truyền thông.....................................................................28
2.3.2 Chất lượng triển khai............................................................................................37
2.3.3 Chất lượng hoạt động đo lường, phân tích nâng cao.............................................43
2.3.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng...........................45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT THƯƠNG
HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN LỰC QUỐC TẾ PASAL...............................................................................47
3.1 Định hướng phát triển ngành và các phương hướng hoạt động của công ty đến
năm 2020....................................................................................................................... 47
3.1.1 Định hướng phát triển ngành đào tạo ngoại ngữ của công ty trong giai đoạn tới. 47
3.1.2 Phương hướng hoạt động kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông..............47
3.2 Các đề xuất nâng cao kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông..............48
3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên................................................................48
3.2.3 Đề xuất nâng cao chất lượng hoạt động triển khai...............................................48

3.2.4 Đề xuất nâng cao hoạt động đo lường phân tích nâng cao....................................49

5


3.3 Các kiến nghị chủ yếu với kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông của
công ty cổ phần đầu tư giáo dục và phát triển nguồn lực quốc tế PASAL...............49
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................50
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu
Bảng

Danh sách các chuyên gia được phỏng vấn

Bảng

Quy trình hoạt động truyền thông

1
2
Bảng

Biểu

Mô hình phân định nội dung nghiên cứu cho hoạt động
truyền thông trên fanpage
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 20162018
Kết quả hoạt động truyền thông của chiến dịch “Chào tân

sinh viên 2019”
Căn cứ thực hiện chiến dịch truyền thông

Biểu

Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2016-2018

Biểu

Mức độ quan trọng của các mục tiêu truyền thông trong
chiến dịch “Chào Tân sinh viên 2019”
Mức độ hiệu quả của thông điệp truyền thông

3
Bảng
4
Bảng
5
đồ 1
đồ 2
đồ 3
Biểu
đồ 4
Biểu
đồ 5
Biểu
đồ 6
Biểu
đồ 7
Biểu

đồ 8

Mức độ hiệu quả của nhóm nội dung dùng để chạy truyền
thông trên facebook
Mức độ phù hợp của tần suất đăng tải bài truyền thông trên
fanpage
Mức độ chính xác của thông tin được tư vấn viên cung cấp
đến khách hàng
Đánh giá tỷ lệ khách hàng đăng kí tham gia học trải nghiệm
sau khi được tư vấn qua facebook

6


DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

Hình

Tên sơ đồ hình vẽ
Cơ cấu tổ chức công ty năm 2019

1

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận và bỏ qua tầm
quan trọng của tiếng Anh bởi nó được xem là ngôn ngữ chung trên toàn thế giới. Đối với

các nước đang phát triển như Việt Nam, việc đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy
ngay từ bậc tiểu học là một việc làm vô cùng thiết thực. Nhiều người trẻ đã nhận thức
được tầm quan trọng của tiếng Anh trong học tập, lao động và giải trí. Nhờ có môn
ngoại ngữ này, họ dễ dàng tìm kiếm được công việc có mức lương cao, thu nhập ổn
định, mở ra nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp. Đó cũng là lý do nhiều trường
đại học, cao đẳng đã tổ chức giảng dạy và quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (phổ biến là
tiếng Anh) như một tiêu chuẩn cần thiết để sinh viên tốt nghiệp ra trường.
Tuy nhiên, theo kết quả của một cuộc khảo sát diễn ra vào tháng 11 năm 2018 do
nhóm nghiên cứu đến từ viện Thông tin Kinh tế và Phát triển thực hiện trên 600 sinh
viên (cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ tư) tại 3 trường là Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – ĐHQG Hà Nội, Đại học Vinh và Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn –
ĐHQG TP.HCM đã chỉ ra rằng gần 90% sinh viên phải học thêm tiếng Anh ở ngoài
trường Đại học. Như vậy, có thể thấy chỉ xấp xỉ 11% sinh viên hoàn toàn học tiếng Anh
theo chương trình giảng dạy của nhà trường. Số còn lại đã tìm đến các phương pháp học
bổ sung như tìm đến trung tâm đào tạo tiếng Anh, học qua Internet,... bởi mối lo ngại
không đáp ứng được đầu ra của trường cũng như nhà tuyển dụng.
Nắm bắt được nhu cầu học ngoại ngữ của phần lớn giới trẻ hiện nay, các trung tâm
đào tạo tiếng Anh mọc lên ngày càng nhiều, đặc biệt là đào tạo Tiếng Anh giao tiếp. Tại
các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ với số lượng
dân cư đông đúc, mật độ các trường đại học, cao đẳng dày đặc thì không khó để tìm
kiếm một địa chỉ đào tạo tiếng Anh.
Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực Quốc tế Pasal được
thành lập vào năm 2015. Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, công ty đã dần khẳng định
được vị trí của mình trong hoạt động đào tạo tiếng Anh giao tiếp với thương hiệu Trung
tâm Tiếng Anh giao tiếp PASAL. Với hệ thống cơ sở trải dài, PASAL tự hào cung cấp
đến người học chất lượng giảng dạy tốt nhất với phương pháp học độc quyền của 2
chuyên gia là tiến sĩ A.J Hoge và giáo sư Paul Gruber.
Trong quá trình thực tập tại phòng kinh doanh của công ty, với nhiệm vụ nghiên
cứu và phát triển các kênh truyền thông của thương hiệu Trung tâm tiếng Anh Giao tiếp
Pasal. Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn, em nhận thấy hoạt động truyền thông là một

trong các yếu tố quan trọng quyết định mức doanh thu mà công ty đạt được. Tuy nhiên,
việc kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông công ty thực hiện còn tồn tại một số
1


hạn chế. Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “ Kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông
nhằm tăng cường khả năng nhận biết thương hiệu công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục
và Phát triển Nguồn lực Quốc tế Pasal” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhận thức được vai trò của hoạt động truyền thông trong xây dựng và phát triển
thương hiệu của một doanh nghiệp nên đã có không ít các đề tài của các cử nhân các
trường đại học, cao đẳng nói chung và trường đại học Thương mại nói riêng đã lựa chọn
đề tài liên quan đến “hoạt động truyền thông”, “Kiểm soát chất lượng” để làm đề tài
nghiên cứu khóa luận cho mình. Dưới đây là một số đề tài em đã tham khảo qua như:
[1] Bùi Thị Diệu, 2018, LVTN “ Kiểm soát chất lượng hệ thống phân phối của
dòng sản phẩm đồ gia dụng trên địa bàn Hà Nội nhằm phát triển thương hiệu của công
ty TNHH GOLDDAY Việt Nam”, Khoa Marketing trường Đại học Thương mại. Bài khóa
luận này dựa trên cơ sở lý thuyết về quản trị chất lượng sản phẩm, kênh phân phối . Tác
giả đã phân tích thực trạng mô hình kiểm soát chất lượng theo mô hình kết hợp TC ISO
9000- 2007, 9001- 2015 và quy tắc 4M+1I+1E, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tối ưu
hóa chất lượng hệ thống phân phối của của công ty.
[2] Nguyễn Phương Thảo, 2019, LVTN “ Kiểm soát chất lượng hoạt động PR
nhằm phát triển thương hiệu VINAPHONE của tổng công ty dịch vụ viễn thông”, khoa
Marketing trường Đại học Thương mại. Bài khóa luận dựa trên cơ sở lý thuyết về quản
trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và mô hình quản trị chất lượng theo
nguyên tắc tiếp cận quá trình để đánh giá chất lượng hoạch định và triển khai hoạt động
PR . Từ đó đề ra các giải pháp tăng cường hoạt động kiểm soát chất lượng.
[3] Phan Thị Thu Trang, 2015, LVTN “ Tăng cường kiểm soát chất lượng ngành
hàng thực phẩm tươi sống của trung tâm phân phối Metro Thăng Long tại Hà Nội”,
Khoa Marketing trường Đại học Thương mại. Bằng việc đưa ra các mô hình quản lý

chất lượng kết hợp TC ISO 9000- 2007 và quy tắc 4M+1I+1E , tác giả đã đưa ra đánh
giá khách quan về chất lượng ngành hàng thực phẩm tươi sống của Metro Thăng Long.
Qua đó, đề ra các biện pháp giúp tăng cường hoạt động quản lý chất lượng tại hệ thống
trung tâm phân phối này.
Qua các công trình nghiên cứu này đã phần nào cho ta thấy được vai trò của kiểm
soát chất lượng và hoạt động truyền thông trong xây dựng và phát triển thương hiệu của
một doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, công ty Cổ phần đầu tư giáo
dục và phát triển nguồn lực quốc tế Pasal vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về
kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông trong công ty mặc dù hoạt động này còn
nhiều hạn chế cần khắc phục. Bằng việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài các năm trước và
thực trạng đang gặp phải ở công ty, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiểm soát chất
2


lượng hoạt động truyền thông nhằm tăng cường khả năng nhận biết thương hiệu
công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực Quốc tế Pasal”.Vì vậy đề
tài này là duy nhất, khộng bị trùng lặp, cần thiết để nghiên cứu ở góc độ lý luận và thực
tế, phù hợp với chuyên ngành Marketing Quản trị Thương hiệu.
3. Những câu hỏi nghiên cứu trong đề tài
- Cơ sở lý luận về kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông trong doanh
nghiệp?
- Tại sao phải kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông ?
- Các yếu tố cần kiểm soát trong hoạt động truyền thông thương hiệu?
- Thực trạng hoạt động truyền thông thương hiệu của trung tâm tiếng Anh giao
tiếp Pasal nói riêng và của công ty nói chung?
- Giải pháp nào giúp tăng cường hiệu quả của hoạt động truyền thông đó?
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chất lượng hoạt động
truyền thông.
- Đánh giá thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông thương hiệu

Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Pasal của công ty.
- Đề xuất giải pháp kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông nhằm tăng
cường khả năng nhận biết thương hiệu trung tâm tiếng Anh giao tiếp Pasal của công ty
cổ phần đầu tư giáo dục và phát triển nguồn lực quốc tế Pasal.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông nhằm
tăng cường khả năng nhận biết thương hiệu Trung tâm tiếng Anh giao tiếp Pasal của
công ty Cổ phần đầu tư giáo dục và phát triển nguồn lực quốc tế Pasal
- Phạm vi nghiên cứu: Hiện nay, trung tâm tiếng anh giao tiếp Pasal nói riêng và
công ty cổ phần đầu tư giáo dục và phát triển nguồn lực quốc tế Pasal nói chung đang
kinh doanh trên 2 thị trường là 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên, do nguồn lực có hạn, em tập trung nghiên cứu đề tài tại thị trường Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp được thu thập từ thời
gian thực tập 01/07/2019 đến nay
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu của tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính. Sử
dụng 2 loại dữ liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
6.1 Dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài này được tổng hợp từ các nguồn sau:
 Trong nội bộ công ty:
3


+ Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của các cơ sở
và của toàn công ty.
+ Các kế hoạch truyền thông trong trong 3 năm từ 2016 đến 2018 của phòng
marketing, phòng kinh doanh và ngân sách cho hoạt động truyền thông
+ Báo cáo đánh giá, đo lường hiệu quả truyền thông thông đã được thực hiện của
các phòng ban liên quan.
 Bên ngoài công ty:

+ Tổng cục Thống kê
+ Các báo cáo về kinh tế xã hội hàng năm
+ Các bài báo về mảng giáo dục đào tạo ngoại ngữ
6.2 Dữ liệu sơ cấp:
Trong bài nghiên cứu này, dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng 2 phương pháp là
phỏng vấn chuyên gia và điều tra bằng bảng câu hỏi khảo sát:
6.2.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:
- Đối tượng: 4 chuyên gia bao gồm giám đốc công ty, trưởng phòng Marketing,
trưởng phòng Kinh doanh và trưởng nhóm kinh doanh. Đây là những người tham gia
trực tiếp và chỉ đạo các hoạt động truyền thông nên sẽ có kinh nghiệm và thực tế triển
khai với chất lượng của hoạt động truyền thông mà công ty đã và đang thực hiện.
- Kích thước mẫu: 4 phiếu
STT Họ tên

Bộ phận

Chức vụ

1

Lê Thanh Tùng

Ban giám đốc

Giám đốc

2

Nguyễn Văn Đại


Phòng Marketing

Trưởng phòng

3

Lê Hữu Lực

Phòng kinh doanh

Trưởng phòng

Trưởng nhóm kinh doanh cơ sở
Cầu Giấy
Bảng 1: Danh sách các chuyên gia được phỏng vấn trong công ty
- Xây dựng bảng câu hỏi để phỏng vấn: Xem xét lại kế hoạch truyền thông của
công ty qua việc xác định vấn đề công ty gặp phải, cơ hội của chiến dịch truyền thông?
Phân tích các nguồn lực, môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, ngân
sách dành cho hoạt động truyền thông? Hoạch định kế hoạch thực hiện cụ thể? Cách
thức tiến hành hoạt động truyền thông? Hoạt động quản trị rủi ro và kiểm soát chất
lượng được xây dựng và triển khai như thế nào?
4

Đỗ Đăng Duy

Phòng kinh doanh

4



(Chi tiết bảng câu hỏi được trình bày ở phụ lục 1: bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên
gia)
- Cách thức phỏng vấn: tác giả thực hiện nghiên cứu tại bàn, phỏng vấn trực tiếp
từng người. Người phỏng vấn đặt ra các câu hỏi đã được chuẩn bị và ghi chép lại câu trả
lời thu được.
- Phương pháp xử lý: Tổng hợp các câu trả lời dưới bản Word, sử dụng phương
pháp quy nạp để phân tích từng câu trả lời.
(Chi tiết bảng kết quả được trình bày ở phụ lục 2: Bảng kết quả phỏng vấn chuyên
gia)
6.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi khảo sát
- Đối tượng: Nhân viên phòng Marketing, phòng kinh doanh, phòng dịch vụ
khách hàng.
- Kích thước mẫu: 15 phiếu
- Xây dựng bảng câu hỏi điều tra trắc nghiệm, đánh giá của các nhân sự đối với
kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông của công ty: Nhân viên công ty đánh giá
thế nào về kế hoạch và thực trạng kết quả hoạt động truyền thông mà công ty đã thực
hiện ? Cách thức thực hiện đã thực sự phù hợp hay cần sửa đổi, bổ sung? Các tiêu chí
đánh giá hiệu quả truyền thông ? Hoạt động quản trị rủi ro và kiểm soát chất lượng diễn
ra như thế nào?
( Chi tiết bảng câu hỏi được trình bày ở phụ lục 3 : Bảng câu hỏi điều tra ý kiến
của nhân viên tham gia trực tiếp vào hoạt động truyền thông của công ty)
- Cách thức điều tra: Phát phiếu điều tra trực tiếp cho các đối tượng trên.
- Phương thức xử lý: các dữ liệu trả về được tổng hợp trong bảng tính EXCEL
sau đó tiến hành phân tích, xử lý để lấy thông tin.
( Kết quả thu được trình bày ở phụ lục 4: Kết quả điều tra ý kiến của nhân viên
tham gia trực tiếp vào hoạt động truyền thông của công ty)
7. Kết cấu của bài khóa luận
Nội dung chính của bài khóa luận gồm 3 phần:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chất lượng hoạt động truyền
thông

Chương 2: Thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông thương hiệu
của công ty cổ phần đầu tư giáo dục và phát triển nguồn lực quốc tế Pasal.
Chương 3: Một số giải pháp kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông nhằm
tăng cường khả năng nhận biết thương hiệu của công ty cổ phần đầu tư giáo dục và phát
triển nguồn lực quốc tế Pasal.

5


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
1.1. Khái quát về kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến kiểm soát chất lượng hoạt động
truyền thông
1.1.1.1. Khái niệm về kiểm soát chất lượng:
 Theo TCVN 9000- 2007:
Kiểm soát chất lượng là một phần của quản lý chất lượng, tập trung vào việc thực
hiện các yêu cầu chất lượng. Kiểm soát chất lượng là việc kiểm soát các quy trình tạo ra
sản phẩm thông qua hoạt động kiểm soát các yếu tố như con người , máy móc, nguyên
vật liệu , phương pháp, thông tin và môi trường làm việc (4M+1I+1E)
- Con người (Men): là lực lượng lao động trong doanh nghiệp, thực hiện các
công việc ảnh hưởng đến sự phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm. Bao gồm tất cả các
thành viên trong doanh nghiệp , từ cán bộ lãnh đạo cấp cao nhất cho đến mọi nhân viên
thừa hành. Là những người có năng lực trên cơ sở giáo dục, đào tạo kĩ năng và kinh
nghiệm thích hợp. Năng lực, trí tuệ, phẩm chất của mỗi thành viên và mối liên hệ giữa
các thành viên ấy có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng.
- Máy móc, thiết bị (Machine): bao gồm nhà cửa, không gian làm việc và các
phương tiện kèm theo; các trang thiết bị quá trình (cả phần cứng và phần mềm) ; dịch vụ
hỗ trợ nhằm vận chuyển và trao đổi thông tin. Nó còn thể hiện khả năng công nghệ máy
móc , thiết bị của doanh nghiệp có tác động nâng cao những tính năng kĩ thuật của sản

phẩm cũng như nâng cao năng suất lao dộng.
- Nguyên vật liêu ( Material): là một trong những yếu tố đầu vào cấu thành nên
sản phẩm và trực tiếp hình thành nên các thuộc tính chất lượng của sản phẩm. Đặc điểm
và chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đầu ra
của sản phẩm. Nguồn nguyên vật liệu được lựa chọn kĩ lưỡng, được cung cấp đúng số
lượng, đúng thời hạn phù hợp với các yêu cầu sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản
phẩm.
- Phương pháp ( Method): là một yếu tố rất quan trọng để đạt chất lượng, đảm
bảo các chỉ tiêu chất lượng, đảm bảo độ an toàn, độ tin cậy cho các sản phẩm cũng như
quá trình và quyết định yếu tố cạnh tranh của tổ chức. Việc áp dụng các phương pháp
công nghệ thích hợp, trình độ tổ chức quản lý sản xuất tốt tạo điều kiện cho doanh
nghiệp có thể khai thác tốt các nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm.

6


- Thông tin ( Information) : thông tin phải luôn được nắm bắt kịp thời, nhạy bén
và chính xác. Biết chọn lọc, tách biệt thông tin đúng và thông tin sai lệch.
- Môi trường làm việc (Enviroment): Tổ chức phải xác định và quản lý môi
trường làm việc cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với các yêu cầu của sản phẩm. Môi
trường làm việc liên quan đến các điều kiện tiến hành công việc bao gồm các yếu tố vật
lý môi trường và các yếu tố khác.
1.1.1.2. Tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát chất lượng
- Kiểm soát chất lượng có vai trò quan trọng trong việc đo lường hiệu quả kinh
doanh của tổ chức. Bên cạnh đó, kiểm soát chất lượng còn giúp việc đánh giá mức độ
thành công trong việc triển khai hệ thống quản trị chất lượng.
- Kiểm soát chất lượng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Kiểm soát chất lượng giúp tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
1.1.2 Khái niệm về hoạt động truyền thông

1.1.2.1 Khái niệm truyền thông
Truyền thông (communication) được hiểu là quá trình chia sẻ thông tin, là một
kiểu tương tác xã hội, trong đó có ít nhất 2 tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy
tắc và tín hiệu chung.
1.1.2.2 Vai trò của hoạt động truyền thông trong phát triển doanh nghiệp
- Là hoạt động không thể thiếu để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và sự
phát triển của doanh nghiệp
Gia tăng nhận thức về thương hiệu trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy quá trình
mua của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
Tạo dựng hình ảnh thương hiệu bền vững hơn trong nhóm khách hàng mục
tiêu và cộng đồng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.1.2.3 Các công cụ truyền thông chủ yếu
- Quảng cáo: là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm dịch vụ không có mục đích
sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ
tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân. ( Điều 2, khoản 1, Luật quảng cáo
2012). Một số phương tiện của quảng cáo bao gồm:
+ Quảng cáo trên báo chí
+ Quảng cáo truyền hình, phát thanh
+ Quảng cáo ngoài trời
+ Quảng cáo qua Internet
+ Quảng cáo qua ấn phẩm
+ Các hoạt dộng quan hệ công chúng
7


+ Truyền thông tích hợp
+ Quảng cáo tại điểm bán
+ Quảng cáo hội chợ triển lãm
+ Các phương tiện khác.

- Quan hệ công chúng: Quan hệ công chúng là hệ thống các nguyên tắc và các
hoạt động có liên hệ một cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh; một ấn
tượng; một quan niệm, nhận định; hoặc một sự tin cậy nào đógiúp doanh nghiệp xây
dựng và duy trì mối quan hệ cùng có lợi giữa doanh nghiệp với công chúng.
Các phương tiện của hoạt động quan hệ công chúng (PR) bao gồm:
+ Marketing sự kiện và tài trợ
+ Quan hệ báo chí và các phương tiện truyền thông
+ Các hoạt động vì cộng đồng
+ Đối phó xử lý với rủi ro và xử lý các tình huống
+ Ấn phẩm của công ty
+ Hội chợ triển lãm
+ Các hoạt động phi thương mại với khách hàng.
- Các công cụ truyền thông khác:
+ Marketing trực tiếp
+ Bán hàng cá nhân
+ Product Placement
1.1.2.4 Mô hình truyền thông căn bản

1.1.2.5 Quy trình hoạt động truyền thông

8


Bước 1

Phân tích, xác định
các nhân tố ảnh
hưởng
-


Bối cảnh thị trường
Đối thủ cạnh tranh
Tập khách hàng
Mục tiêu Marketing của doanh nghiệp
Ngân sách cho hoạt động truyền

thông

Bước 2

- Xác định mục tiêu truyền thông :
Mục tiêu thông tin, mục tiêu thuyết phục, mục tiêu
nhắc nhở
- Xác định ý tưởng truyền thông thông qua:
Mục tiêu truyền thông
ý tưởng định vị
Xác định mục tiêu, ý
Các liên kết kết nối bộ nhớ khách hàng với thương
tưởng và thông điệp
hiệu
truyền thông
- Xác định thông điệp truyền thông căn cứ vào:
Đối tượng truyền thông
Mục tiêu truyền thông
Đối tượng tiếp nhận thông điệp truyền thông
Cách thức truyền thông
Thời điểm truyền thông

Bước 3


Tiến hành truyền - Kiểm soát sự kết hợp của nhiều công cụ truyền
thông qua các công thông khác nhau
cụ khác nhau
- Kiểm soát chi phí

- Đo lường sự biết đến thương hiệu của khách hàng
- Đo lường hiệu quả của hoạt động truyền thông
Đánh giá kết quả hoạt
Bước 4
thương hiệu
động truyền thông
- Đưa ra các phương án điều chỉnh hợp lý và hiệu quả
hơn cho các hoạt động truyền thông tiếp theo
Bảng 2: Quy trình hoạt động truyền thông
1.1.3 Kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông
1.1.3.1 Khái niệm kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông
- Kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông là quá trình kiểm tra, đánh giá các
hoạt động tương tác, chia sẻ thông tin về thương hiệu sản phẩm giữa doanh nghiệp với
người tiêu dùng và cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau nhằm
đảm bảo thực hiện các kế hoạch, mục tiêu và yêu cầu chất lượng đề ra.
1.1.3.2 Tầm quan trọng của kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông

9


- Kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông có vai trò quan trọng trong việc đo
lường hiệu quả kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Đây là hoạt động không thể thiếu
để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
- Kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông giúp không ngừng cải tiến nâng cao
chất lượng hoạt động truyền thông của tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó tạo dựng hình ảnh

thương hiệu bền vững hơn trong nhóm khách hàng mục tiêu và cộng đồng, nâng cao
năng lực cạnh tranh.
- Kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu
khách hàng của doanh nghiệp.
1.2 Phân định nội dung kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông
Mô hình kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông theo cách tiếp cận của tác
giả dựa trên quy trình hoạt động truyền thông gồm 10 bước như sau:
1. Xác định vấn đề hay cơ hội:
Khi bắt đầu lên ý tưởng cho một chiến dịch truyền thông, điều đầu tiên doanh
nghiệp cần xác định được nhóm các nhân tố ảnh hưởng, chi phối đến chiến dịch truyền
thông đó. Từ đó, công ty dễ dàng xác định được đâu là vấn đề, đâu là cơ hội. Đối với
công ty kinh doanh trong mảng giáo dục như PASAL, việc xác định thời gian cao điểm
để lên kế hoạch hoạt động truyền thông được xem là yếu tố then chốt quyết định sự
thành công của chiến dịch.
Xác định vấn đề hay cơ hội trong hoạt động truyền thông được phòng Marketing
chịu trách nhiệm thực hiện thông qua việc nghiên cứu doanh thu của các tháng trong
năm và việc quan sát tình hình thực tiễn, tình hình hoạt động và kết quả truyền thông
của các đối thủ cạnh tranh.
2. Phân tích môi trường bên trong, bên ngoài doanh nghiệp và mô hình
SWOT
Sau khi xác định được vấn đề và cơ hội của doanh nghiệp trong việc lên ý tưởng
cho hoạt động truyền thông thì đến bước này, nhiệm vụ của người làm truyền thông là
nghiên cứu các yếu tố môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh,.... Từ đó, có thể đưa
ra ma trận phân tích SWOT, tìm ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của chính
doanh nghiệp mình.
Đây là khâu quan trọng trước khi xây dựng chiến dịch truyền thông, người làm
truyền thông cần được xem xét kĩ lưỡng, lập báo cáo phân tích trước khi trình lãnh đạo
để đưa ra quyết định cuối cùng.
3. Xác định mục đích của chương trình truyền thông


10


Trước khi xây dựng bản kế hoạch, việc đầu tiên cần là phải xác định được mục
đích của chương trình truyền thông. Mục đích của chương trình truyền thông chính là
câu trả lời cho 2 câu hỏi: chương trình truyền thông nhằm giải quết vấn đề nào và kết
quả doanh nghiệp mong muốn đạt được là gì?
Xác định mục đích của chương trình truyền thông được xem là khâu quan trọng
nhất trong giai đoạn hoạch định. Mục đích của chương trình truyền thông cần đạt được
sự thống nhất từ cấp lãnh đạo đến nhân viên thừa hành để đảm bảo thực hiện phối hợp
theo quy trình đã được công ty đề ra trước đó.
4. Lựa chọn chiến lược truyền thông
Chiến lược truyền thông là một phần của chiến lược thị trường. Một chiến lược
truyền thông cụ thể tạo ra một định hướng cần thiết cho mọi hoạt động truyền thông, nó
giúp doanh nghiệp chuyển thông điệp của mình tới khách hàng mục tiêu một cách nhanh
chóng và hiệu quả, qua đó tạo ra một vị trí vững chắc trong suy nghĩ và nhận thức của
khách hàng.
Có nhiều kiểu chiến lược truyền thông khác nhau như: truyền thông trực tiếp và
truyền thông gián tiếp. Hoạt động truyền thông trực tiếp (mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ
bán hàng) và truyền thông gián tiếp (sử dụng hoạt động thúc đẩy thương mại, quảng
cáo, truyền thông điện tử hay các vật dụng trưng bày tại điểm bán). Trên thực tế, qua
thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và phát triển nguồn lực quốc tế
PASAL, tác giải nhận thấy, công ty sử dụng tích hợp nhiều chiến lược truyền thông khác
nhau. Tuy nhiên, chiến lược truyền thông gián tiếp qua mạng xã hội đạt được nhiều
thành công nhất.
5. Lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp
Có thể nói một chiến dịch truyền thông có thành công hay không phụ thuộc rất
nhiều vào kênh để doanh nghiệp khai thác và phương tiện truyền thông mà doanh
nghiệp sử dụng. Các phương tiện truyền thông phù hợp với hoàn cảnh giúp doanh
nghiệp tiếp cận và thu lại phản hồi tích cực từ khách hàng của mình. Có rất nhiều

phương tiện truyền thông khác nhau như: quảng cáo trên Internet, báo chí, truyền hình,
mạng xã hội (phổ biến hiện nay), điện thoại trực tiếp,... Phương tiện truyền thông được
lựa chọn cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Độ bao phủ cao: tiềm năng tiếp cận đén thông điệp
- Nhiều điểm tiếp xúc: phần trăm thực sự được tiếp cận
- Tần suất: số lần xuất hiện trung bình trong một khoảng thời gian xác định
- Mức độ ảnh hưởng: sự nổi bật tương đối, sự chú ý tiềm năng khi đưa ra.
6.

Xây dựng mục tiêu, ý tưởng và thông điệp truyền thông
11


 Xây dựng mục tiêu truyền thông
Mục tiêu cơ bản của truyền thông thương hiệu chính là xây dựng và duy trì được
hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Căn cứ vào từng giai đoạn
trong chu kì sống của sản phẩm mà doanh nghiệp cần xác định cho mình những mục
tiêu truyền thông khác nhau. Cụ thể như:
- Mục tiêu thông tin (sản phẩm mới, tính năng, công dụng,...)
- Mục tiêu thuyết phục ( thay đổi nhận thức của người mua về thương hiệu)
- Mục tiêu nhắc nhở (sự có mặt của thương hiệu; duy trì mức độ nhận biết
thương hiệu)
 Xây dựng ý tưởng truyền thông
Ý tưởng truyền thông là yếu tố mấu chốt, định hướng cho mọi hoạt động và nguồn
lực để thực hiện chương trình truyền thông thương hiệu. Một chương trình truyền thông
nếu muốn triển khai được thì phải xuất phát từ ý tưởng truyền thông. Nững căn cứ để
xác định ý tưởng truyền thông bao gồm:
- Mục tiêu truyền thông
- Ý tưởng định vị thương hiệu cuiar doanh nghiệp
- Các liên kết kết nối bộ nhớ của khách hàng với thương hiệu.

 Xây dựng thông điệp truyền thông
Căn cứ để xác định thông điệp truyền thông thương hiệu:
- Đối tượng truyền thông (cho doanh nghiệp hay cho sản phẩm, sản phẩm mới
hay sản phẩm cũ,...)
- Mục tiêu truyền thông ( thông tin / thuyết phục / nhắc nhở)
- Đối tượng tiếp nhận thông điệp truyền thông (độ tuổi, giới tính, tôn giáo, khu
vực địa lý, trình độ,...)
- Cách thức truyền thông
- Thời điểm truyền thông
7. Hoạch định kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông cụ thể
Sau 5 công đoạn trên, đến bước này, người làm truyền thông sẽ hoạch định được
bản kế hoạch chi tiết về các nội dung công việc cần thực hiện, phân bổ nguồn lực hợp lý
nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó:
- Xác lập nhiệm vụ và công việc: nêu chi tiết các hoạt động cần thực hiện, thời
gian hoàn thành, thứ tự các công việc,...
- Phân bổ các nguồn lực, quản lý nhân sự : Phân chia thành các giai đoạn dự án,
nội dung công việc, ai là người chịu trách nhiệm thực hiện, thời gian thực hiện và thời
điểm phải hoàn thành là ngày nào?

12


- Phân bổ ngân sách và quản lý tài chính: lập bảng phân bổ ngân sách chi tiết.
Ngân sách chi cho chi phí nhân sự, chi phí trang thiết bị, chi phí trực tiếp, chi phí dự trù
phát sinh,...
- Phương thức đánh giá kết quả triển khai dự án truyền thông được xác lập dựa
trên căn cứ đánh giá kết quả triển khai dự án:
+ Kế hoạch của dự án
+ Mục tiêu muốn đạt được trong một giai đoạn cụ thể
Chỉ tiêu đánh giá bao gồm:

+ Đo lường thông qua chỉ tiêu định lượng (chỉ tiêu tài chính): doanh số, lợi
nhuận, thị phần, hiệu quả chi phí,...
+ Đo lường thông qua chỉ tiêu định tính (phi tài chính): mức độ nhận biết và ghi
nhớ thương hiêu,tần suất bắt gặp thương hiệu, thái độ của khách hàng trước và sau khi
tiếp nhận thông điệp truyền thông, sự hài lòng, quyết định tiêu dùng, phản ứng đáp lại
của công chúng mục tiêu sau một thời gian thực hiện chương trình truyền thông.
8. Tiến hành chiến lược hành động
8.1 Thông điệp nào cần được truyền thông để đạt được kết quả đã tuyên bố trong
mục tiêu
- Thông điệp truyền thông cần đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, bám sát ý tưởng cần
truyền tải.
- Thông điệp đảm bảo sự phù hợp với đối tượng tiếp nhận
- Đảm bảo tính văn hóa và phù hợp với phong tục
- Độc đáo và có tính thuyết phục cao, có tác động tức thì.
8.2 Những thay đổi cần thực hiện để đạt được kết quả tuyên bố trong mục tiêu
- Điều hành giám sát quá trình triển hoạt động truyền thông. Bằng việc nhận
dạng các phát sinh có thể gặp phải, từ đó phân tích tình huống và xác định phương án
giải quyết phù hợp.
- Để đạt được mục tiêu đề ra, cần có những thay đổi linh hoạt với từng trường
hợp cụ thể về chính sách bán hàng, sản phẩm và dịch vụ,...
9. Đánh giá và kiểm soát chất lượng hoạt động truyền thông
Một chiến lược truyền thông tốt đối với một doanh nghiệp giáo dục được đánh giá
bởi các yếu tố: mức độ nhận biết đến thương hiệu, sự lan tỏa các thông tin tích cực về
doanh nghiệp, tần suất nhắc đến của thương hiệu và số lượng khách hàng sử dụng dịch
vụ,.... Cụ thể như sau:
9.1 Đánh giá bên trong
- Đánh giá hiệu quả trên website
+ Lượt ghé thăm
13



+ Lượt đăng kí
- Đánh giá hiệu quả tương tác trên Fanpage chính thức và fanpage của các cơ sở
+ Lượng người thích
+ Lượng người theo dõi
+ Lượt tương tác
+ Tỷ lệ phản hồi
+ Tỷ lệ khách hàng đăng kí trang fanpage
- Đánh giá hiệu quả tương tác trên kênh Youtube:
+ Lượt xem, lượt thích
+ Lượt đăng kí kênh
+ Lượt chia sẻ
9.2 Đánh giá bên ngoài
- Đánh giá mức độ nhận diện thương hiệu
- Độ phủ sóng của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh
- Hiệu quả sử dụng chi phí và nguồn lực với kết quả đạt được
10. So sánh mục tiêu và kết quả đạt được, đề xuất giải pháp
Phòng Marketing lập báo cáo kết quả hoạt động truyền thông đạt được so với
mục tiêu đề ra, chỉ ra mặt tích cực và hạn chế.
- Phân tích nguyên nhân gây ra mặt hạn chế từ đó đề ra giải pháp cho các
chương trình truyền thông tiếp theo

14


Bảng 3: Mô hình phân định nội dung nghiên cứu cho hoạt động truyền thông trên Fanpage

Giai đoạn

Nội dung công việc cần triển khai


(1)
P

(2)
Xác định vấn đề, cơ hội
1

Yêu cầu công
việc đạt được
(3)
Đưa ra vấn đề,
cơ hội tại sao
lại thực hiện
chiến lược

Phương pháp
đo lường kết
quả so với yêu
cầu
(4)
Bảng báo cáo
phân tích có sự
tham kiến của
các bên liên
quan

Thời
gian
thực

hiện

Bộ phận
thực hiện
Trách
nhiệm

Biểu mẫu/ hồ
sơ/ báo cáo ghi
Ghi chú
chép kết quả
thực hiện

(5)
1
tháng

(6)
(7)
Lãnh đạo BM.
công ty
BCVĐCHTT2019

2

Phân tích môi trường bên trong, bên ngoài ảnh hưởng tới việc thực hiện chiến lược truyền thông

2.1

Phân tích môi trường bên trong liên Hoàn

thành
quan đến tài chính, năng lực đội ngũ, bản báo cáo
trang thiết bị, tình trạng, tình trạng phân tích
doanh thu, lợi nhuận và nhu cầu thực
hiện chiến dịch truyền thông

15

Số liệu báo cáo 1
đảm bảo sự tháng
chính xác lấy
từ nguồn của
công ty

Phòng
BM.BCMTBTkinh
2019
doanh và
phòng kế
toán

(8)


2.2

3

4


Phân tích môi trường bên ngoài ảnh Hoàn
thành Số liệu báo cáo
hưởng đến chiến lược
bảng báo cáo đảm bảo sự
phân tích
chính xác từ
nguồn ngành
hoặc công ty
phân tích thị
trường
Xác định mục đích của chương trình Trả lời câu
truyền thông
hỏi:chương
trình
truyền
thông
nhằm
giải quết vấn
đề nào và kết
quả
doanh
nghiệp mong
muốn đạt được
là gì?
Lựa chọn chiến lược truyền thông
Đưa ra chiến Hoàn
thành
lược
truyền bảng báo cáo
thông mà công phân tích ưu

ty lựa chọn
nhược
điểm
của từng loại
chiến
dịch
truyền thông

16

1
tháng

Thuê
ngoài

BM.BCMTBN2019

1
tuần

Phòng
BM.BCXĐMĐ
marketing TT- 2019

2
tuần

Phòng
maketing


BM.BCLCCLT
T-2019

Ưu tiên
công ty
nghiên
cứu kinh
nghiệm
và chi phí
thấp


Lựa chọn phương tiện truyền thông

5

6
6.1

6.2

6.3
7

7.1

Phân tích ưu
nhược
điểm

của
phương
tiện
truyền
thông
được
chọn
Xây dựng mục tiêu, ý tưởng và thông điệp truyền thông
Xây dựng mục tiêu truyền thông
Đưa ra mục
tiêu công ty đề
ra

Phương
tiện 1
truyền thông tuần
được lựa chọn
cần đảm bảo
các tiêu chí mà
công ty đề ra

Hoàn
thành 1
bản báo cáo có tháng
sự tham kiến
Xây dựng ý tưởng truyền thông
Đưa ra ý tưởng nhất trí của các
truyền thông bên liên quan
cho chiến dịch
Xây dựng thông điệp truyền thông

Đưa ra thông
điệp
truyền
thông được xây
dựng
Hoạch định kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông
Xác lập nhiệm vụ và công việc
Liệt các công Bảng kế hoạch 1
việc cần thực công việc có sự tuần
hiện
tham kiến của
các bên liên
quan

17

Phòng
HS.KHLCPTT
marketing T-2019

Phòng
BM.BCXDMT
marketing YTTDTT- 2019

Phòng
BM.KHNVCV
marketing - 2019



×