Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với chuyên đề các quốc gia cổ đại trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 79 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm học vừa qua, nhận thức của đội ngũ giáo viên về tính cấp
thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đã thay đổi và có nhiều chuyển biến. Việc
áp dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện, song không
thường xuyên và còn mang nặng tính hình thức vì thế tính hiệu quả khi sử dụng
một số phương pháp còn nhiều hạn chế. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức.
Việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm rèn luyện các kỹ
năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh chưa được
thực sự quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện,
thiết bị dạy chưa được thực hiện rộng rãi (chủ yếu khi có giáo viên dự giờ). Hoạt
động kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng;
việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số
dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối “đọc - chép” thuần
túy, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều giáo
viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn
nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra, đánh giá ngay trong quá
trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách
nghiêm túc và hiệu quả. Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả không rèn luyện được
tính trung thực trong thi, kiểm tra, nhiều học sinh còn thụ động trong việc học tập,
khả năng sáng tạo và vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực
tiễn trong cuộc sống còn nhiều hạn chế. Đặc biệt hiện nay phần lớn giáo viên đã
được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên giáo
viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào phân phối chương trình, tiến trình các bài học được
trình bày trong sách giáo khoa, chưa “dám” chủ động trong việc thiết kế tiến trình
xây dựng kiến thức phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Phần lớn giáo viên, những người có mong muốn sử dụng phương pháp dạy học
mới đều lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị “cháy giáo án” do học sinh không hoàn
thành các hoạt động được giao trong giờ học.
Đặc biệt từ năm học 2015 - 2016 Sở GD&ĐT Nghệ An có tập huấn cho giáo
viên về xây dựng các chuyên đề dạy học nhằm định hướng cho giáo viên trong


việc chủ động sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng
bài/ tiết trong sách giáo khoa như hiện nay.
Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, mỗi nhóm chuyên môn căn cứ vào chương
trình và SGK hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học
phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế
của nhà trường. Sau khi rà soát nội dung chương trình, tôi mạnh dạn nghiên cứu và
thực nghiệm đề tài “Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực
người học với chuyên đề các quốc gia cổ đại trên thế giới” (Lịch sử 10 cơ bản).

0


2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Thiết kế Chương II phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung
đại (Lịch sử 10 cơ bản) thành một chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng
lực người học.
- Làm cho người học phải tích cực hoạt động, được hoạt động, từ đó giúp họ
chủ động, tự giác, biết tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức
để phát triển năng lực cá nhân. Để có được kiến thức mới, học sinh phải được hoạt
động, quan sát, được tự do phát biểu, trao đổi, lựa chọn cách học.
- Người dạy phải hướng tới phát huy tính chủ động, tích cực, hướng vào phẩm
chất, khả năng của người học, phát triển ở người học kĩ năng, năng lực độc lập
trong học tập và giải quyết vấn đề. Muốn đạt được mục đích đó thì phải có sự
tương tác giữa học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học.
- Kiểm tra, đánh giá năng lực người học chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả
ghi nhớ kiến thức sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng
lực vận dụng kiến thức trong quá trình giáo dục, hướng tới phát triển năng lực của
học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động
viên sự cố gắng, hứng thú học tập của học sinh trong quá trình dạy học. Thông qua

kiểm tra, đánh giá giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo
dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học và giáo dục; kịp thời
phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ; phát hiện
những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra
nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh
để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
học tập, rèn luyện của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung liên quan đến chuyên đề và các tư liệu dạy học, các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực áp dụng trong chuyên đề.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Hai bài học trong Chương II phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại
và trung đại (Lịch sử 10 cơ bản). Cụ thể gồm:
- Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
- Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tìm hiểu, tóm tắt và trích dẫn các tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan
phục vụ nghiên cứu đề tài này.

1


5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra thực tiễn: tìm hiểu về thực trạng dạy học nội dung liên
quan đến chuyên đề đang tiến hành theo lối cũ hiện nay.
- Hình thức điều tra: phát phiếu thăm dò và phỏng vấn đối với các giáo viên
và học sinh.
- Dạy thực nghiệm ở một số lớp có mức độ nhận thức khác nhau, có hình ảnh
minh họa kèm theo.


2


PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử THPT hiện hành đang xây dựng
theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng, do đó không tránh khỏi những
nội dung có sự trùng lặp nhau, nhiều chương bài có những nội dung lặp lại, dẫn
đến việc khi GV tổ chức dạy học có những nội dung trùng lặp nhau gây sự nhàm
chán, mất thời gian, kiến thức không có hệ thống, không thấy được mối quan hệ
giữa các nội dung, sự kiện với nhau, không tạo hứng thú trong học tập của HS.
Trong dạy học bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông cần xác định
những nội dung rời rạc, thiếu mối liên hệ, có những điểm tương đồng gần nhau
thành các chuyên đề dạy học nhằm khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức
dạy học hiện nay, phát huy được những ưu thế của việc tổ chức dạy học theo
chuyên đề, giúp học sinh xâu chuỗi, liên hệ, kết nối được các nội dung sự kiện lịch
sử với nhau.
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi - khó khăn
2.1.1. Thuận lợi
Đảm nhận công tác giảng dạy lâu năm, về cơ bản tôi đã nắm được chuẩn kiến
thức kĩ năng cần có của từng bài, từng chương, thấy được ưu điểm cũng như hạn
chế của các bài/ chương được biên soạn trong chương trình SGK, của phương pháp
dạy học truyền thống hay hiện đại, từ đó có thể định hướng lựa chọn nội dung,
phương pháp dạy học phù hợp để biên soạn chuyên đề.
Tôi được nhà trường tạo điều kiện tham gia các đợt tập huấn nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
Nhà trường đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật như phòng
học máy chiếu, tranh ảnh,… tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi áp dụng phương

pháp dạy học mới.
2.1.2. Khó khăn
- Việc biên soạn chuyên đề còn khá mới mẻ với tôi, chỉ ở giai đoạn thử
nghiệm, giáo viên phải tự mày mò là chủ yếu.
- Việc xây dựng chuyên đề khá công phu nên mất rất nhiều thời gian công
sức.
- Đầu vào học sinh trường rất thấp, vì vậy rất nhiều học sinh cảm thấy khó
khăn khi tiếp cận với phương pháp dạy học mới.

3


2.2. Thành công-hạn chế, mặt mạnh-mặt yếu
2.2.1. Thành công (Mặt mạnh)
- Chuyên đề được xây dựng khá công phu, các tư liệu phục vụ cho chuyên đề
rất phong phú, sinh động.
- Các kiến thức trùng lặp trong chuyên đề đã được tinh giản bớt.
- Những nội dung không cần thiết đã được lược bỏ, nội dung ghi chép của học
sinh rất ít nên thuận lợi cho việc nắm kiến thức của các em.
- Áp dụng phương pháp mới, giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng, còn học
sinh đã chủ động hơn trong việc khám phá, lĩnh hội các kiến thức mới.
- Các kiến thức cơ bản được khai thác sâu nên giúp học sinh nắm chắc kiến
thức.
- Chú trọng các năng lực trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực
nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc
sống và nghề nghiệp. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo
viên-học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực
xã hội.
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát

triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông
tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
- Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh
tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức
được sắp đặt sẵn.
- Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để họ biết
cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức
đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Rèn luyện cho
học sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá,
tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của
họ.
- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm
“tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều
hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa
hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức
mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp Thầy-Trò và Trò-Trò nhằm vận dụng
sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các
nhiệm vụ học tập chung.
- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến
trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng
4


phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình
thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có
thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
- Ứng dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin để tạo hiệu quả tốt
trong qua trình dạy và học.
2.2.2. Hạn chế (Mặt yếu)
- Việc dạy học chuyên đề chỉ mới thử nghiệm, chưa tiến hành thường xuyên

nên ít nhiều giáo viên còn lúng túng, chưa thành thục.
- Học sinh học lực không đồng đều, chỉ những lớp có học lực khá mới thích
ứng được với phương pháp mới, còn những lớp học lực yếu việc áp dụng chuyên
đề chưa đạt được kết quả như mong muốn.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Quy trình xây dựng bài học chuyên đề theo định hướng phát triển
năng lực người học trong bộ môn lịch sử
3.1.1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học, tổ/nhóm
chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện một
số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một
chuyên đề dạy học đơn môn. Tùy nội dung kiến thức, điều kiện thực tế của nhà
trường, địa phương; năng lực của giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong
các mức độ sau:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện
cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả
làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết. Học sinh
thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và
học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát
hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thiết, giải pháp và lựa chọn
giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh
cùng đánh giá.
Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình
và cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá
chất lượng, hiệu quả, có ý kiến của giáo viên khi kết thúc.
Ví dụ: Theo sách giáo khoa lịch sử 10 có hai bài là bài 3: Các quốc gia cổ đại
phương Đông; Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma với thời
lượng một bài 2 tiết. Như vậy, nội dung của hai bài đều giải quyết những vấn đề

chung là các quốc gia cổ đại trên thế giới. Vì vậy, cần phải cấu trúc lại nội dung
5


bài học theo chuyên đề: “Các quốc gia cổ đại trên thế giới”. Khi cấu trúc xây dựng
lại thành bài học mới sẽ giúp học sinh học tập một cách thuận lợi hơn. Đó là:
- Tránh được việc học tập rời rạc giữa các nội dung về các quốc gia cổ đại.
- Học sinh nhận thức được những đặc điểm cơ bản của loài người thời cổ đại
qua đó liên hệ được thời kì cổ đại ở Việt Nam có những điểm tương đồng hay khác
biệt so với trên thế giới.
- Tránh tình trạng học sinh phải học nhiều lần cùng một thời kì và qua đó học
sinh có thể dễ dàng so sánh điều kiện tự nhiên, thời gian hình thành, chính trị, xã
hội, văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Mặt khác, nếu tổ chức dạy học cấu trúc xây dựng lại nội dung bài học thành
chuyên đề: “Các quốc gia cổ đại trên thế giới” thì sẽ có nhiều cơ hội phát huy tính
tích cực trong nhận thức và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập lịch sử.
3.1.2. Xây dựng nội dung chủ đề bài học
Căn cứ vào tiến trình sư phạm và phương pháp dạy học tích cực được sử dụng
để tổ chức hoạt động học cho học sinh. Qua đó, nếu có điều kiện giáo viên có thể
định hướng để vận dụng hình thức dạy học tích hợp liên môn thông qua các bài/
tiết trong SGK của bộ môn cùng với các môn học có liên quan để xây dựng thành
chuyên đề.
Ví dụ: Đối với chuyên đề: “Các quốc gia cổ đại trên thế giới”:
- Điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế của các quốc gia cổ đại phương
Đông.
- Điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Những thành tựu về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Những thành tựu về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây.

3.1.3. Xác định mục tiêu bài học
Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các
hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực,
từ đó xác định các năng lực và phầm chất có thể hình thành cho học sinh trong
chuyên đề sẽ xây dựng.
Ví dụ: Đối với chuyên đề “Các quốc gia cổ đại trên thế giới”: Trình bày được
điều kiện tự nhiên, hoạt động kinh tế, thể chế chính trị và những thành tựu văn hóa
của các quốc gia cổ đại trên thế giới. Giải thích được vì sao văn minh cổ đại
phương Tây phát triển cao hơn văn minh cổ đại phương Đông, nét đặc trưng của
văn minh phương Đông, nét đặc trưng của văn minh phương Tây.

6


Về năng lực: Qua việc thực hiện các hoạt động học trong bài học, học sinh
được rèn luyện về năng lực tự học, phát hiện và giải quyết về đề, kĩ năng phân tích,
so sánh, đánh giá, liên hệ thực tiễn.
3.1.4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu
Gồm 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) của mỗi
loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất
của học sinh trong dạy học.
3.1.5. Biên soạn các câu hỏi/bài tập
Cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức
các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng.
Ví dụ: Đối với bài học: “Các quốc gia cổ đại trên thế giới” việc kiểm tra, đánh
giá như sau:
- Đánh giá bằng nhận xét: Thông qua quan sát, trao đổi và các sản phẩm học
tập của học sinh, giáo viên có thể nhận xét, đánh giá được sự tích cực, tự lực và
sáng tạo của học sinh trong học tập.
- Đánh giá tính tích cực, tự lực của học sinh: Mức độ hăng hái tham gia phát

biểu ý kiến của học sinh; Thái độ lắng nghe của học sinh khi giáo viên gợi ý,
hướng dẫn; Mức độ hăng hái thảo luận nhóm của học sinh để giải quyết nhiệm vụ
học tập; Khả năng tập trung, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập của mỗi cá
nhân; Sự tiến bộ về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của học sinh sau mỗi tiết học,
thể hiện từ chỗ giáo viên phải gợi ý từng bước để học sinh trả lời câu hỏi đến việc
giáo viên chỉ đưa các nhiệm vụ hỗ trợ khi thực sự cần thiết; Khả năng ghi nhớ
những điều đã học để có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng và
vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn; Sự tự tin của học sinh khi trình bày,
bảo vệ kết quả hoạt động của nhóm trước lớp một cách chặt chẽ, thuyết phục.
- Khả năng sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh: Trong quá
trình học tập, học sinh được thực tế hoạt động phỏng theo con đường nhận thức
của các nhà khoa học: Đề xuất giả thuyết, dự đoán giải pháp, đề xuất phương án thí
nghiệm...Giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng của học sinh đối với các
hoạt động sáng tạo thông qua quan sát, nhận xét sự trải nghiệm hoạt động nhận
thức sáng tạo và khả năng “luyện tập” tư duy sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn
đề thông qua tiến trình dạy học.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Căn cứ vào mức độ phát triển năng
lực của học sinh ở từng bài học, từng lớp, giáo viên xác định tỷ lệ các câu hỏi/bài
tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù
hợp với đối tượng học sinh.
3.1.6. Thiết kế tiến trình dạy học

7


Tiến trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh gồm 5 hoạt
động cơ bản sau:
- Hoạt động khởi động.
- Hoạt động hình thành kiến thức.
- Hoạt động luyện tập.

- Hoạt động vận dụng.
- Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
3.2. Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với
chuyên đề: “Các quốc gia cổ đại trên thế giới” (Lịch sử 10 cơ bản)
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề sẽ xây
dựng (xác định tên chuyên đề)
- Bài 3, bài 4 – SGK Lịch sử 10 Cơ bản.
- Thời gian dự kiến 4 tiết:
+ Tiết 1: Sự hình thành các quốc gia cổ đại
+ Tiết 2: Tình hình chính trị, xã hội các quốc gia cổ đại
+ Tiết 3,4: Văn hóa các quốc gia cổ đại
Bước 2: Xây dựng nội dung chuyên đề
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
a. Điều kiện tự nhiên (vị trí, thuận lợi, khó khăn)
- Các quốc gia cổ đại phương Đông
- Các quốc gia cổ đại phương Tây
b. Sự phát triển kinh tế
- Các quốc gia cổ đại phương Đông
- Các quốc gia cổ đại phương Tây
2. Tình hình chính trị, xã hội các quốc gia cổ
đại * Thể chế chính trị
- Phương Đông
- Phương Tây
* Cơ cấu xã hội
- Phương Đông
- Phương Tây

3. Văn hóa các quốc gia cổ đại

8



- Phương Đông
- Phương Tây
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học (Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng,
thái độ theo chương trình hiện hành và định hướng phát triển năng lực HS)
Sau khi học xong chuyên đề học sinh cần:
1. Về kiến thức
- Trình bày được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế
dẫn đến quá trình hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Trình bày được thời gian xuất hiện và tên các quốc gia cổ đại phương Đông
và phương Tây.
- Giải thích được cơ sở và nguyên nhân của quá trình hình thành nhà nước cổ
đại ở phương Đông và phương Tây. Sự phát triển kinh tế là nguyên nhân chính dẫn
đến sự hình thành các quốc gia cổ đại.
- Nêu được các tầng lớp xã hội và địa vị của các tầng lớp, giai cấp trong xã
hội cổ đại.
- Đặc trưng kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và
phương Tây.
- Sự phát triển cao hơn của văn minh phương Tây, nguyên nhân của sự phát triển.
- Trình bày và phân tích được một số thành tựu chính của văn hóa cổ đại
phương Đông và phương Tây.
- Sự khác biệt giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội.
- Giá trị của những thành tựu văn hóa cổ đại với đời sống hiện nay.
- Giải thích được tại sao văn minh cổ đại phương Tây phát triển cao hơn văn
minh cổ đại phương Đông.
- Giải thích được tại sao nói: phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, những
hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học.
2. Kĩ năng

- Quan sát lược đồ thấy được vị trí của các quốc gia cổ đại phương Đông,
phương Tây; khai thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề.
- Vẽ sơ đồ các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông.
- So sánh, phân tích giữa các quốc gia phương Đông và phương Tây.
- Đánh giá tầm quan trọng của văn hóa cổ đại đối với ngày nay.
- Thuyết trình một vấn đề.
- Phát triển kĩ năng khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử.
9


- Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức lịch sử văn hóa vào thực tiễn cuộc sống.

3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông
trong đó có Việt Nam, giúp HS có nhận thức đúng đắn về những giá trị văn hóa của
thế giới, dân tộc.
- Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng và có ý thức giữ gìn và bảo tồn di
sản văn hóa của nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ông cha ta.
- Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của văn hóa truyền thống đối với
sự phát triển của đất nước hiện nay.
4. Định hướng năng lực hình
thành * Năng lực chung
- Năng lực tự học: Làm việc với SGK, khai thác lược đồ.
- Năng lực sáng tạo: Phân tích, so sánh giữa những thành tựu văn hóa phương
Đông và phương Tây, rút ra nguyên nhân của sự phát triển vì sao văn minh phương
Tây phát triển cao hơn phương Đông.
- Năng lực giao tiếp: sử dụng ngôn ngữ đề trình bày nội dung kiến thức bài hoc.

* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực thực hành bộ môn

+ Quan sát, khai thác lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây.
+ Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây.
- Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên đến kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Năng lực so sánh, phân tích, liên hệ thực tiễn.
- Năng lực nhận xét và đánh giá về thể chế chính trị và các thành tựu văn hóa
của các quốc gia cổ đại.
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (Xây dựng bảng mô tả các
mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong bài học)
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

TIẾT 1:

Trình bày:

Giải thích: Nét

- Lập bảng so

- Liên hệ những

SỰ HÌNH

THÀNH
CÁC
QUỐC
GIA CỔ

Những cơ
sở dẫn đến
sự hình
thành, hoạt
động kinh

đặc trưng về
kinh tế; Cơ sở ra
đời, sự ra đời
sớm của các nhà
nước phương

sánh sự khác
biệt giữa các
quốc gia cổ đại
phương Đông và
phương Tây về

đóng góp của
Việt Nam trong
lịch sử loài
người thời cổ
đại (về kinh tế).
10



ĐẠI

tế các quốc
gia cổ đại
phương
Đông và
phương
Tây.

Đông cổ đại, sự
ra đời của Thị
Quốc ở Phương
Tây cổ đại.

điều kiện tự
nhiên, sự phát
triển kinh tế.

TIẾT 2:
TÌNH
HÌNH
CHÍNH
TRỊ, XÃ
HỘI CÁC
QUỐC
GIA CỔ
ĐẠI

Trình bày:

Sự ra đời,
thể chế
chính trị,
các tầng
lớp trong
xa hội cổ
đại phương
Đông và
các quốc
gia cổ đại
phương
Tây.

Giải thích: Tính
chất nhà nước
phương Tây cổ
đại – Hy Lạp và
Rô-ma là nền
dân chủ chủ nô;
Các quốc gia cổ
đại phương Tây
– Hy Lạp và Rôma ra đời dưới
hình thức những
thị quốc; Khái
niệm “chế độ
chuyên chế cổ
đại”, “dân chủ
chủ nô”.

So sánh cơ cấu

xã hội, thể chế
chính trị ở
Phương Đông cổ
đại và Phương
Tây cổ đại.

Đánh giá vai trò
của các tầng lớp
trong xã hội cổ
đại phương
Đông và phương
Tây

TIẾT 3,4:
VĂN

Trình bày:
Những
thành tựu
văn hóa các
quốc gia cổ
đại phương
Đông và
phương
Tây

Giải thích: Lịch
và Thiên văn
học là hai ngành
khoa học ra đời

sớm nhất; Cư
dân Lưỡng Hà
giỏi về số học và
cư dân Ai cập
giỏi về hình học;
Kịch là thể loại
văn học được
yêu thích nhất ở
các quốc gia cổ
đại phương Tây.

- So sánh lịch,
chữ viết của cư
dân cổ đại
phương Tây với
cư dân cổ đại
phương Đông.

- Nhận xét được
thành tựu văn
hóa thời cổ đại.

- Ý nghĩa của
việc phát minh
ra hệ thống chữ
cái.

- So sánh hai
nền văn minh cổ góp của Việt
đại.

Nam thời cổ đại
(về văn hóa).

HÓA
CÁC
QUỐC
GIA CỔ
ĐẠI

- Làm sáng tỏ
nhận định “phải
đến thời Hi Lạp
và Rô-ma những
hiểu biết khoa
học mới thực sự
trở thành khoa
học”.

- Rút ra nét đặc
trưng của văn
minh phương
Đông và phương
Tây.
- Những thành
tựu văn hóa nào
của thời kì cổ
đại ngày nay
nhân loại còn kế
thừa.
- Những đóng


11


Bước 5: Biên soạn các câu hỏi, bài tập
I. TRẮC NGHIỆM
1. Nhận biết
Câu 1. Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở
A. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.
B. Vùng ven biển Địa Trung Hải.
C. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
D. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi, ven biển Địa Trung Hải.
Câu 2. Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc
gia cổ đại phương Đông?
A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.
B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
C. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.
D. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.
Câu 3. Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?
A. Trồng trọt, chăn nuôi.
C. Thủ công nghiệp.

B. Thương nghiệp.
D. Nông nghiệp và những ngành kinh tế bổ trợ.

Câu 4. Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã.
C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.

B. Vua, quý tộc, nô lệ.


D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Câu 5. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. Nông dân công xã.

B. Nô lệ.

C. Thợ thủ công.

D. Thương nhân.

Câu 6. Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải chủ yếu là
A. trồng trọt lương thực, thực phẩm.
B. chăn nuôi gia súc, gia cầm.
C. trồng những cây lưu niên có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh,
… D. trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất.
Câu 7. Chữ viết đầu tiên của cư dân cổ đại phương Đông là gì?
A. Chữ tượng hình.

B. Chữ Latinh.

C. Chữ tượng ý.

D. Chữ tượng hình và tượng ý.

Câu 8. Người nước nào đã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày, chia
thành 12 tháng, các tháng lần lượt có 30, 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày?
1
2



A. Ai Cập.

B. Trung Quốc.

C. Hi Lạp.

D. Hi Lạp và Rô Ma.

Câu 9. Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?
A. Hi Lạp.

B. Ai cập.

C. Rô Ma.

D. Hi Lạp và Rô Ma.

2. Thông hiểu
Câu 10. Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia
cổ đại phương Đông là
A. nhu cầu trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi.
B. nhu cầu tự vệ, chống các thế lực xâm lăng.
C. nhu cầu phát triển kinh tế.
D. nhu cầu xây dựng các công trình, lăng tẩm lớn.
Câu 11. Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của
A. nhà nước độc tài quân sự.
B. nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại.
C. nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

D. nhà nước dân chủ tập quyền.
Câu 12. Ngành kinh tế rất phát triển đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ
đại Địa Trung Hải là
B. chăn nuôi gia súc và đánh cá.

A. nông nghiệp thâm

canh. C. làm gốm, dệt vải.
D. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 13. Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là
A. thị quốc.

B. tiểu quốc.

C. vương quốc.

D. bang.

Câu 14. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân hình thành các thị quốc
nhỏ ở vùng Địa Trung Hải?
A. ở vùng ven bờ Bắc biển Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai.
B. không có điều kiện để tập trung dân cư.
C. không có thị quốc đủ lớn mạnh để chinh phục được các thị quốc khác.
D. cư dân sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công, không cần sự tập
trung đông đúc.
Câu 15. Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về
A. quý tộc. B. chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn.

C. nhà vua. D. Đại hội công dân.


Câu 16. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải là
A. chủ nô.

B. nô lệ.

C. người bình dân.

D. nông dân công xã.

1
3


Câu 17. Điền vào chổ trống, để hoàn chỉnh câu sau:
“....là nghành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với sản xuất nông nghiệp”
A. Chữ viết. B. Lịch và Thiên văn học. C. Toán học. D. Chữ viết và Lịch.
Câu 18. Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào
thành thạo về số học? Vì sao?
A. Trung quốc. Vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
B. Ai cập. Vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.
C. Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa.
D. Ấn độ. Vì phải tính thuế.
Câu 19. Vì sao trong thời cổ đại, người Ai Cập giỏi về hình học?
A. Vì đo lại ruộng đất và vẽ các hình trong xây dựng Kim Tự Tháp.
B. Vì phải đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân.
C. Vì phải tính toán trong xây dựng các công trình kiến trúc.
D. Vì phải vẽ các hình để xây dựng Kim Tự Tháp và nhà ở của nhà vua.
Câu 20. Sự ra đời của Thiên văn học và Lịch gắn liền với nhu cầu nào?
A. Sản xuất nông nghiệp.B. Sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp.


C. Việc tính thời lịch cho chính xác. D. Sản xuất nông nghiệp và đi biển.
3. Vận dụng
Câu 21. “Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình
phương hai cạnh góc vuông”. Đó là định lí của ai?
A. Ta-lét.

B. Pi-ta-go.

C. Ơ-clit.

D. Ac-si-mét.

Câu 22. Những công trình kiến trúc tao dáng vẻ oai nghiêm, đồ sộ, hoành
tráng và thiết thực. Đó là đặc điểm nghệ thuật kiến trúc của quốc gia nào?
A. Rô Ma.

B. Hi Lạp.

C. Ai Cập.

D. Trung Quốc.

Câu 23. Giá trị của các công trình kiến trúc phương Tây thời cổ đại
A. tài năng lao động, óc sáng tạo của con người cổ đại.
B. thể hiện quy quyền của các vị vua.
C. thể hiện tài năng của các nghệ nhân.
D. Thể hiện sự giàu có của người phương Tây.
Câu 24. Nhật xét nào sau đây đúng nhất khi nói về các thành tựu văn hóa
phương Tây thời cổ đại?
A. Cư dân phương Tây cổ đại đã phát minh ra hệ chữ cái đơn giản, linh hoạt.


1
4


B. Cư dân phương Tây cổ đại đã phát triển khoa học đạt đến trình độ khái
quát hóa, trừu tượng hóa.
C. Cư dân phương Tây cổ đại đã xây dựng nền văn hóa rực rỡ, thể hiện tài
năng trí tuệ, sức lao động của con người.
D. Cư dân phương Tây cổ đại đã xây dựng nền văn hóa phong phú, đa dạng,
đậm đà bản sắc dân tộc.
II. TỰ LUẬN
1. Nhận biết
Câu 1. Trình bày những điều kiện hình thành, hoạt động kinh tế các quốc gia
cổ đại phương Đông và phương Tây – Hy Lạp và Rô-ma.
Câu 2. Liệt kê những nhà nước ra đời sớm ở phương Đông và phương Tây cổ đại.
Câu 3. Xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây gồm những tầng lớp nào?

Câu 4. Thị quốc là gì?
Câu 5. Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào?
Câu 6. Trình bày thành tựu của lịch pháp và thiên văn học của các quốc gia cổ
đại phương Đông và phương Tây.
Câu 7. Trình bày thành tựu về toán học của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Câu 8. Trình bày những hiểu biết về lịch của cư dân cổ đại phương Tây.
Câu 9. Trình bày những thành tựu về chữ viết của cư dân cổ đại phương Tây.
Câu 10. Trình bày thành tựu về điêu khắc, kiến trúc của cư dân cổ đại phương Tây.

2. Thông hiểu
Câu 1. Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại?
Câu 2. Tại sao nói nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước quân chủ

chuyên chế?
Câu 3. Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các
con sông lớn ở châu Á và châu Phi?
Câu 4. Tại sao nói thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy
Lạp và Rô-ma là nền dân chủ chủ nô?
Câu 5. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rô-ma ra đời
dưới hình thức những thị quốc?
Câu 6. Tại sao nền văn minh cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rô-ma lại phát
triển cao hơn nền văn minh phương Đông cổ đại?
Câu 7. Vì sao chữ viết xuất hiện sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
Thời gian xuất hiện, loại chữ, nguyên liệu để viết chữ?
Câu 8.Vì sao người Ai Cập giỏi về hình học, người Lưỡng Hà giỏi về số học?
1
5


Câu 9. Tại sao nói, phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô Ma, những hiểu biết về
khoa học mới thực sự trở thành khoa học?
Câu 10. Tính chất dân chủ của nhà nước phương Tây cổ đại được biểu hiện
như thế nào trong chính trị và kiến trúc khu vực?
Câu 11.Vì sao kịch là thể loại được yêu thích nhất?
Câu 12. Tình chất điển hình của xã hội chiếm nô ở Hy Lạp- Rô- ma thể hiện
như thế nào? Vì sao chế độ chiếm nô khủng hoảng?
3. Vận dụng
Câu 1. Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên tới sự phát triển các ngành
kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
Câu 2. Lập bảng so sánh sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị,
cơ cấu giai cấp, thể chế chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương
Tây. Rút ra nhận xét.
Câu 3. Phân tích điểm tiến bộ về thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại

phương Tây so với phương Đông.
Câu 4. Phân tích sự phát triển cao hơn của văn minh cổ đại phương Tây so
với phương Đông. Giải thích nguyên nhân tại sao có sự phát triển cao đó?
Câu 5. Tìm và phân tích những thành tựu văn hóa cổ đại được áp dụng đến
ngày nay. Hiện nay chúng ta đã tiếp thu và phát triển những thành tựu này như thế
nào?
Câu 6. So sánh với Lịch của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây?
Câu 7. So sánh với Chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông với phương
Tây? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?
Câu 8. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy làm rõ ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế, hình thành nhà nước, phân hóa xã hội
và phát triển văn hóa của các quốc gia cổ đại.
Câu 9. Viết một đoạn văn khoảng 200 từ bày tỏ quan điểm của bản thân về
việc bảo tồn và phát huy các thành tựu văn hóa của Hy Lạp và Rôma thời cổ đại.
Câu 10. Hãy làm rõ nhận định “văn hóa cổ đại phương Đông và Địa Trung
Hải mang đậm dấu ấn của điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực
đó”. Ngày nay nhân loại còn kế thừa những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại?
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề thông qua các
hoạt động học TIẾT 1
SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
1
6


- Trình bày những điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và
phương Tây – Hy Lạp và Rô-ma.
- Nêu được các nghành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông và
phương Tây.

- Liệt kê những nhà nước ra đời sớm ở phương Đông và phương Tây cổ đại.
- So sánh điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế của các quốc gia cổ đại phương
Đông và phương Tây, rút ra nhận xét chung.
- Nhu cầu phát triển kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến đời sống chính trị mỗi
khu vực.
- Liên hệ sự hình thành các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (Văn Lang
- Âu Lạc, Cham Pa, Phù Nam) hình thành trên các lưu vực sông lớn (quốc gia Văn
Lang - Âu Lạc hình thành ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả).
2. Kỹ năng
Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của các
điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Đông.
3. Thái độ
Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân
tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; Giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ;
đọc - viết; Làm việc nhóm; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin – truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Khai thác nội dung cơ bản, phân tích điều kiện tự
nhiên, hoạt động kinh tế thông qua lược đồ, tranh ảnh, tư liệu.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ các quốc gia cổ đại.
- Bản đồ thế giới hiện nay.
- Tranh ảnh: Kim tự tháp, đấu trường Rô ma, nghề dệt, gặt lúa, chăn nuôi.
- Tài liệu: SGK, Lịch sử văn minh thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu nội dung chuyên đề.
- Bút dạ, nam châm.
- Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy và học

1
7


A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu
- Tạo ra tình huống nhận thức của HS về xã hội cổ đại bằng hình ảnh, từ đó
giúp HS có hứng thú tìm hiểu những tư liệu, kiến thức có liên quan đến xã hội cổ
đại.
2. Phương thức
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức tranh, ảnh và thảo luận
một số vấn đề dưới đây.

Yêu cầu HS
1, Cho biết tên của những hình ảnh này?
2, Các bức tranh, ảnh trên đề cập thành tựu trong lĩnh vực gì? Trong thời kì
nào của nhân loại?
3, Những thành tựu đó có đóng góp gì cho lịch sử nhân loại hiện nay?
- Tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, cả lớp.
3. Gợi ý sản phẩm
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 1
sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ
đại 1.1. Mục tiêu
- Trình bày những điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và
phương Tây – Hy Lạp và Rô-ma.
1
8



- Hiểu được thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
Phương Đông, Phương Tây.
- Liệt kê những nhà nước ra đời sớm ở Phương Đông và phương Tây cổ đại.
- Nhận xét về thời gian hình thành các quốc gia Phương Đông và phương Tây
cổ đại.
- Liên hệ được điều kiện tự nhiên sự hình thành các quốc gia cổ đại trên đất
nước Việt Nam.
1.2. Phương thức
- Giáo viên cho học sinh bắt cặp, giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.
Yêu cầu từng cặp đọc đoạn tài liệu sách giáo khoa và quan sát hình ảnh dưới đây
+ Thông tin 01 : quan sát hình ảnh

Lược đồ các quốc gia cổ đại trên thế giới

1
9


Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Tây
+ Thông tin 02: Tư liệu
“Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như
sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rat và Ti-gơ –rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng
ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và sông Trường Giang ở Trung Quốc ... ngày càng
đông. Ở đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi như: Đồng bằng ven sông rộng, đất
đai phì nhiêu, khí hậu ấm nóng, ...Điều kiện trên thích hợp cho việc gieo trồng
các loại cây lương thực. Do gần sông nên cư dân phải đương đầu với thiên tai ,
lũ lụt. Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN, những quốc gia cổ
đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung
Quốc ngày nay.

Nhìn trên bản đồ thế giới, ta sẽ thấy ở miền Nam Âu có 2 bán đảo nhỏ
vươn dài ra Địa Trung Hải, đó là bán đảo Ban căng và I ta li a. Địa hình được
tạo nên bởi các ngọn núi bao quanh các cánh đồng nhỏ hẹp. Phần lớn lãnh thổ
là đồi núi, đất đai khô cằn khó thao tác. Vào khoảng TK III TCN, các quốc gia
cổ đại Hi Lạp, Rô ma đã ra đời”.
+ Phiếu học tập
Đặc điểm

Phương Đông cổ đại

Phương Tây cổ đại

Điều kiện tự nhiên
Thời gian hình thành

20


Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn và trả lời các câu hỏi để điền
thông tin vào phiếu học tập số 1.
+ Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây hình thành nhà nước ở
địa bàn nào?
+ Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại có những thuận lợi và khó khăn
ra sao?
+ Thời gian nào hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
- Trong hoạt động này, GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm sau đó trao đổi
đàm thoại.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc
trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
1.3. Gợi ý sản phẩm: Kiến thức hoạt động ở phiếu học tập

Đặc điểm

Phương Đông cổ đại

Điều kiện
tự nhiên

Những quốc gia cổ đại phương
Đông đầu tiên hình thành ở lưu
vực các dòng sông lớn.
+ Thuận lợi: Đồng bằng rộng

Hy Lạp, Rô ma nằm ở ven biển
Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất
canh tác ít và khô cứng.
+ Thuận lợi: Có biển, hải cảng,

lớn, đất phù sa màu mỡ, lượng
mưa phân bố đều, khí hậu nóng
ẩm (trừ Trung Quốc)
+ Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán

khí hậu ấm áp, nên giao thông
thuận lợi, sớm phát triển nghề
hàng hải, ngư nghiệp, thương
nghiệp biển.

thường xuyên xãy ra

+ Khó khăn: Đất xấu, ít, thích

hợp trồng cây lưu niên như nho,
ô liu, cam chanh. Lương thực
thiếu phải mua lúa mì, lúa mạch
của người Ai Cập, Tây Á.

Khoảng thiên niên kỉ IV TCNđến thiên niên kỉ III TCN.

Khoảng đầu thiên niên kỷ I
TCN,

Thời gian
hình thành

Phương Tây cổ đại

- GV nhận xét phần hoạt động của học sinh, và chốt lại những ý chính về điều
kiện tự nhiên, thời gian hình thành sau đó đặt câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về thời gian hình thành và sự phân bố của các quốc gia
cổ đại phương Đông và Phương Tây?
+ Công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa như thế nào?

2
1


+ Ở Việt Nam các quốc gia cổ đại Văn Lang - Âu Lạc hình thành nhà nước ở
khu vực nào của nước ta?
+ Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm hơn các quốc gia cổ đại
phương Tây?
- Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét chôt ý:

+ Thời gian hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hơn và phân bố
tập trung trên lưu vực các con sông lớn; Còn các quốc gia cổ đại phương Tây ra
đời muộn hơn và phân bố rãi rác dọc theo ven bờ Địa Trung Hải.
+ Công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa: Giúp cho công cuộc khai hoang đất làm
màu của người dân trở nên dễ dàng hơn, diện tích trồng trọt được mở rộng đồng
thời mở ra một trình độ kĩ thuật cao hơn và toàn diện hơn trong nền kinh tế.
+ Ở Việt Nam các quốc gia cổ đại Văn Lang - Âu Lạc hình thành nhà nước ở
khu vực ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả của nước ta.
+ Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm hơn các quốc gia cổ đại
phương Tây vì do yếu tố tự nhiên (Lưu vực các con sông lớn đất đai phù sa màu
mỡ, dễ canh tác, yêu cầu làm thủy lợi cho nên họ gắn bó, ràng buộc với nhau trong
tổ chức công xã…).
- Giáo viên chuyển ý:
Điều kiện tự nhiên của các gia cổ đại chính là yếu tố quyết định dân đến sự
hình thành nhà nước đồng thời tác động rât lớn đến hoạt động kinh tế.
2. Hoạt động kinh tế của các quốc gia cổ đại
2.1. Mục tiêu
- Học sinh nắm được các hoạt động kinh tế chủ yếu các quốc gia cổ đại
phương Đông và phương Tây, từ đó rút ra được điểm khác biệt về hoạt động kinh
tế ở hai khu vực.
2.2. Phương thức
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu tài liệu và đưa thông tin cho học sinh
bằng hình ảnh.
+ Thông tin 01: quan sát hình ảnh, mô tả cảnh lao động của cư dân các quốc
gia cổ đại.

2
2



Hình ảnh: Gặt lúa

Hình ảnh: Mô tả cuộc sống lao động thường ngày của cư dân Ai Cập

23


Hình ảnh: Hải cảng PIRÊ ở Hy Lạp

Hình ảnh: Nghề thủ công ở Hy Lạp

24


×