Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Nâng cao kỹ năng giải thích trong bài văn nghị luận cho học sinh giỏi văn theo định hướng phát triển năng lực người học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.86 KB, 49 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng giải thích trong bài văn nghị luận cho học sinh giỏi văn
theo định hướng phát triển năng lực người học sinh
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ 9/ 2016 đến 5/ 2017
4. Đồng tác giả: ..................., ..................., ...................
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
- Tên đơn vị : Trường THPT ............................
6. Mã Sáng kiến: SK41

1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
1. Xuất phát từ sự đổi mới dạy và học trong nhà trường phổ thông
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực
hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với
những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt
động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giữa giáo
viên và học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã
hội. Để hiện thực hóa định hướng đổi mới này, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều biện
pháp đổi mới khác nhau : từ việc cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống như
thuyết trình, đàm thoại… đến các phương pháp mới như phương pháp dạy học nêu và giải
quyết vấn đề, phương pháp dự án, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp dạy học
nhóm, và các kỹ thuật dạy học hiện đại… nhằm phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo
của người học, hình thành những năng lực chung ( Năng lực làm chủ và phát triển bản
thân: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo và quản lý bản thân; Năng lực xã hội : năng lực


giao tiếp, hợp tác; năng lực công cụ : năng lực tính toán, sử dụng ngôn ngữ, ứng dụng công
nghệ thông tin) và năng lực đặc thù môn Ngữ văn ( năng lực giải quyết vấn đề; năng lực
sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực tự quản bản thân; năng lực giao tiếp Tiếng Việt; năng
lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ) cho người học.
2 Xuất phát từ một trong những năng lực đặc thù cần rèn luyện và đánh giá
trọng sự phát triển năng lực chuyên biệt cho người học văn là tạo lập văn bản. Tạo lập
văn bản (viết) là hoạt động tạo ra một văn bản hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, thể hiện
qua cách tổ chức, xây dựng văn bản đúng quy cách và có ý nghĩa. Văn bản viết phải thể hiện
được sự vận dụng tổng hợp kiến thức (về các kiểu văn bản, về văn học, về văn hóa - xã hội,
…), các kĩ năng tạo lập văn bản theo các hình thức biểu đạt khác nhau và cả cảm xúc, thái
độ, dấu ấn cá nhân của người viết nhằm đáp ứng mục đích giao tiếp. Năng lực tạo lập văn
bản gồm các thành phần sau: - Xác định vấn đề và mục đích văn bản: Lựa chọn chủ đề, loại
văn bản để đáp ứng những mục đích, đối tượng và hoàn cảnh cụ thể; lựa chọn cấu trúc, cách
trình bày. - Lập dàn ý: Tìm kiếm thông tin, phác thảo bài viết, sử dụng chiến lược viết Viết: Triển khai hệ thống luận điểm trong phần dàn ý, tổ chức bài viết cho phù hợp với
phương thức biểu đạt và quan điểm cá nhân. - Tìm kiếm phản hồi: chia sẻ với bạn bè và
giáo viên, đặt câu hỏi, cân nhắc và chọn lựa những phản hồi phù hợp để phát triển bài viết. Xem xét lại và chỉnh sửa: đọc lại văn bản, tự chỉnh sửa, trình bày lại. Học sinh ở cấp THPT
có thể tạo lập được văn bản theo những phương thức khác nhau, viết được các bài văn nghị
2


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

luận (về xã hội hoặc văn học), nêu được quan điểm, tư tưởng riêng của mình về các vấn đề
của đời sống hoặc văn học một cách sâu sắc, có sức thuyết phục. Trong quá trình làm bài,
học sinh cần vận dụng các kiến thức, kĩ năng của các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn
học cũng như kiến thức liên môn (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,...) để giải quyết vấn
đề mà đề bài nêu ra. Cần khuyến khích học sinh sử dụng các thao tác khác nhau trong giải
quyết vấn đề; khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, quan điểm riêng của mình, chấp
nhận nhiều cách hiểu và giải quyết vấn đề khác nhau miễn là tư tưởng của người viết không
đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức và pháp luật mà xã hội đã quy định. Các nhiệm vụ

viết cần tạo cho học sinh cơ hội vận dụng được những điều đã học vào giải quyết những vấn
đề mà thực tiễn đặt ra phù hợp với trình độ của các em. Giống như rèn luyện và đánh giá
năng lực đọc hiểu, việc rèn luyện và đánh giá năng lực tạo lập văn bản của học sinh cũng
phải được tiến hành thường xuyên, trong đó có rèn luyện kĩ năng giải thích
3. Thực tế quá trình rèn luyện kĩ năng giải thích cho học sinh giỏi văn trong bài
văn nghị luận hiện nay
Tuy là những học sinh giỏi, có chất văn, có năng lực cảm thụ văn chương, có khả
năng diễn đạt tốt, nhưng các em vẫn còn yếu về kỹ năng làm bài, trong đó có kỹ năng từng
bước thực hiện các thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, bình luận… trong đó ta
phải kể đến một khâu vô cùng quan trọng là viết phần giải thích. Để làm tốt một đề thi là
nghị luận văn học hay nghị luận xã hội, học sinh trước hết phải thuần thục các thao tác nghị
luận mà đầu tiên là kỹ năng giải thích.
Đề văn những năm gần đây ra theo lối mở theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục
nhằm để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh. Trong đề thường không có chỉ dẫn rõ ràng
về thao tác lập luận, thế nhưng khi làm bài các em cần thiết phải biết phối hợp nhuần
nhuyễn các thao tác nghị luận. Phần giải thích chiếm tỉ lệ điểm khá cao trong một bài văn,
nếu các em không làm tốt phần này sẽ mất đi một cơ số điểm quan trọng và không đạt yêu
cầu của một bài viết.
Với học sinh giỏi không làm tốt bài văn nghị luận có nhiều nguyên nhân cả về khách
quan lẫn chủ quan, nhưng trong đó phải kể đến một thiếu sót đáng tiếc thuộc về phía người
làm bài. Đó là có không ít học sinh quên không giải thích, có học sinh có giải thích nhưng
còn sơ sài chưa sâu sắc thấu đáo, kín cạnh và chưa thể hiện được cái chất của một học sinh
giỏi văn. Hoặc nhiều học sinh không biết cách giải thích cho dù có kiến thức. Có em không
biết viết đoạn giải thích sao cho phù hợp…Có những thiếu sót đó trong bài văn là do các em
học sinh còn thiếu kỹ năng và vận dụng kỹ năng giải thích chưa tốt khi viết bài.Có lẽ còn có
nguyên nhân từ phía người dạy, mải chú trọng đến cung cấp kiến thức mà ít chú ý tới việc
3


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017


rèn kỹ năng cho học sinh và trong đó có kỹ năng giải thích chiếm vị trí quan trọng ảnh
hưởng không nhỏ tới cơ số điểm, kết quả chất lượng bài thi của các em.
II. Thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến
1. Việc rèn luyện kỹ năng giải thích trong bài văn nghị luận của học sinh còn
gặp nhiều khó khăn
Kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi
hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Kĩ năng viết văn gắn liền với chủ thể (học sinh – với tư cách người viết) nhưng lại được
biểu hiện rất cụ thể trong bài văn đặc biệt là bài văn học sinh giỏi.
Đối với học sinh giỏi văn, việc viết được những bài văn nghị luận đặc sắc có sức
thuyết phục cao vẫn luôn là đích đến nhưng cũng là một thử thách to lớn. Suy cho cùng, quá
trình bồi dưỡng năng lực viết văn cho học sinh giỏi là quá trình nâng tầm các em: từ viết
đúng sang viết hay; từ viết bản năng (có gì viết nấy) sang lối viết có kĩ thuật, có tính toán tới
phương án hiệu quả tối ưu. Vì thế, việc rèn giũa một hệ thống kĩ năng trong đó có kĩ năng
giải thích là một điều rất quan trọng. Nếu nói tương lai sẽ thuộc về những người nắm được
phương pháp thì cũng có thể nói tương lai cũng thuộc về những người nắm chắc kĩ năng.
Trong đó, kĩ năng giải thích là điểm cốt yếu mà học sinh cần thực hiện nhuần nhuyễn.
Trong khi làm bài văn nghị luận, học sinh phải thường xuyên đứng trước những câu
hỏi: Là gì? Vì sao? Như thế nào?… Đó chính là lúc học sinh cần phải vận dụng thao tác giải
thích. Kĩ năng giải thích được hiểu như khả năng vận dụng thành thục thao tác lập luận giải
thích ở những vị trí khác nhau với những nhiệm vụ khác nhau trong bài làm văn nghị luận Ở
bất kể vị trí nào của bài văn nghị luận - kể cả nghị luận văn học và nghị luận xã hội - cũng
có sự xuất hiện của giải thích:
- Giải thích có lúc quan trọng như một phần không thể thiếu trong bài văn. Phần này
thường đứng trước phần bàn và thường đứng đầu phần thân bài. Nói một cách chính xác
hơn, thường xuất hiện trước phần bàn cụ thể vào vấn đề. Nhiệm vụ chính là xác định luận
đề (hiểu theo nghĩa là vấn đề nghị luận). Nếu kĩ năng giải thích lúc này không tốt, nghĩa là
không xác định được chính xác vấn đề bàn luận thì toàn bộ phần bàn luận ở phía dưới sẽ
không trúng và không có sức thuyết phục. Bài văn nghị luận từ đó không khác gì con tàu đã

đi lệch đường ray.
- Có lúc giải thích lại góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân của vấn đề. Ví dụ trong kiểu
bài so sánh văn học, một phần không thể thiếu sau khi đã tiến hành nghị luận so sánh là
chúng ta phải chỉ ra nguyên nhân tại sao có sự giống và khác nhau như vậy? Hoặc cũng cần
phải thực hiện thao tác giải thích nguyên nhân hình thành một hiện tượng văn học nào đó để
4


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

cho phần nghị luận thêm sâu hơn như: Những yếu tố nào làm nên vẻ đẹp cổ điển và hiện đại
trong thơ Hồ Chí Minh; Vì sao Thơ mới thường buồn?…
Có thể một bài văn nghị luận hay sẽ thấy rất ít dấu vết của kĩ năng, kĩ xảo. Nhưng có
một sự thật là: Nếu chỉ viết văn theo lối bản năng, không ý thức đầy đủ về nghệ thuật và kĩ
thuật viết thì ít khi có được bài văn hay. Đáng tiếc rằng, đa số học sinh, kể cả học sinh giỏi
văn vẫn chưa thực sự ý thức được điều này. Chính vì thế các em còn mắc khá nhiều lỗi với
kĩ năng giải thích.
Trên thực tế chúng tôi nhận thấy học sinh hay mắc những lỗi như sau:
- Với yêu cầu giải thích để tìm ra vấn đề nghị luận
+ Không giải thích: Học sinh bỏ qua bước giải thích mà đi vào bàn bạc luôn hoặc chỉ
coi việc phân tích, chứng minh hiện tượng là đủ.
+ Giải thích sai: Học sinh thực hiện giải thích nhưng không hiểu đúng khái niệm,
thuật ngữ, hình ảnh, cơ chế chuyển nghĩa tu từ, cách diễn đạt... dẫn tới hiểu sai vấn đề nghị
luận.
+ Giải thích thiếu: Học sinh có tiến hành giải thích nhưng không nhạy cảm, không
xác định được nội dung quan trọng cần giải thích nên giải thích thiếu hoặc rất sơ sài, khái
lược và khái quát không đầy đủ được vấn đề nghị luận.
+ Giải thích thừa, dài dòng: Học sinh đi quá tỉ mỉ vào câu chữ mà không xác định
được từ ngữ nào quan trọng để giải thích. Đó là tình trạng chẻ sợi tóc làm tư khiến cho lối
giải thích trở thành “lẩm cẩm”.

+ Giải thích chung chung: Có cắt nghĩa lí giải nhưng do không bao quát hết vấn đề,
không bám sát từ ngữ, hình ảnh quan trọng nên rút ra vấn đề một cách chung chung, không
sát hợp, không trúng vấn đề.
- Với yêu cầu giải thích để triển khai luận điểm
+ Không có ý thức lí giải, cắt nghĩa: Học sinh chỉ minh hoạ mà không lí giải, cắt
nghĩa nguyên nhân khiến cho vấn đề bàn luận chưa thấu đáo.
+ Lí giải cắt nghĩa chưa đầy đủ: Học sinh giải thích nhưng chưa đầy đủ, giải thích sơ
sài, thiếu thuyết phục.
Mọi sai lầm trên đây đều thể hiện học sinh còn kém về kĩ năng giải thích. Hậu quả để
lại là bài văn nghị luận của học sinh sẽ kém sức thuyết phục, ít phẩm chất “chuyên”, ít
phẩm chất “giỏi”. Đó là lí do để người giáo viên dạy học sinh giỏi văn cần chú ý nhiều hơn
nữa tới việc rèn kĩ năng giải thích cho học sinh.
Với những gì đã đề cập ở trên, chúng tôi thấy rằng: Trau dồi kĩ năng giải thích là
điểm căn cốt nếu không muốn nói là tối quan trọng để học sinh có thể viết được bài văn hay.
5


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

2- Cách dạy và học theo hướng tích cực, phát triển năng lực học sinh, bám sát yêu
cầu đổi mới trong dạy và học và kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục- đào tạo: Cụ thể, chúng
tôi đã đầu tư nhiều hơn về thời gian thực hành, tiến hành có hệ thống một số cách thức rèn
luyện cho học sinh làm tốt kỹ năng giải thích khi tạo lập văn bản nghị luận thể hiện quan
điểm của mình trước một vấn đề xã hội hoặc văn học
- Từ thực tiễn cách học đặc biệt chú ý đến khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết
vấn đề thực tiễn trên, học sinh đã chủ động và thực sự hứng thú hơn, năng lực tư duy được
rèn luyện nhiều hơn. Chất lượng bài viết được cải thiện, khả năng lập luận của người học đã
tăng lên rõ rệt, học sinh tự giác ý thức về tầm quan trọng cũng như cách thức giải thích cho
đến việt được lập luận giải thích nhuần nhuyễn trong bài văn nghị luận
Xin được trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp quý giá của thầy cô đồng

nghiệp.
III. Giải pháp
Xuất phát từ vai trò quan trọng của kĩ năng giải thích trong bài văn nghị luận, từ thực
tế bài làm của học sinh, để nâng cao kĩ năng giải thích trong bài văn nghị luận cho học sinh,
chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
* Về nhận thức tư tưởng
- Nhận thức đúng về mục tiêu dạy học
+ Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là giải thích, thao tác lập luận gải thích
trong bài văn nghị luận
+ Kĩ năng: Học sinh được nhận diện, phân tích, thực hành tạo lập các đoạn giải thích,
bài văn có sử dụng thao tác lập luận giải thích trong sự kết hợp với các thao tác lập luận
khác.
+ Thái độ: Có ý thức thường xuyên và nghiêm túc rèn luyện kỹ năng giải thích trong
quá trình làm bài văn nghị luận
- Nhận thức đúng về dạy học phát triển năng lực của người học sinh: Không phải
là dạy để người học biết kiến thức gì mà dạy cách người học được làm chủ kiến thức, vận
dụng linh hoạt kiến thức trong những tình huống cụ thể như thế nào? Bằng những kỹ năng
nào?
* Giải pháp trọng tâm
6


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

1. Trang bị cho học sinh những hiểu biết chung về lập luận và lập luận giải thích
trong bài văn nghị luận
1.1 Lập luận trong văn nghị luận
- Lập luận: là kết nối, tổ chức các luận cứ, luận điểm thành một mối liên kết lô-gíc,
chặt chẽ, làm cho quan điểm, ý kiến của mình trở nên rõ ràng, nổi bật, thuyết phục được
người đọc (người nghe).

- Vai trò của lập luận: Lập luận chính là thành tố cơ bản thứ ba của bài văn nghị luận,
sau luận điểm, luận cứ. Lập luận có vai trò vô cùng quan trọng, có ý kiến muốn dùng cách
gọi văn lập luận thay cho văn nghị luận.
- Công việc lập luận với các yêu cầu kĩ thuật được gọi là thao tác. Có nhiều loại thao
tác: Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh, bác bỏ. Muốn công việc lập luận
đạt kết quả cao, người viết phải làm chủ được các thao tác đó.
1.2 Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
- Thao tác lập luận phân tích
+ Phân tích là chia tách đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ. Có thể phân chia
một đối tượng theo nhiều tiêu chí. Phải biết phân tích cái gì và phân tích để làm gì thì mới
biết chính xác nên phân chia đối tượng theo tiêu chí cụ thể nào. Nhờ vậy, sự phân tích mới
mạch lạc, không bị rối loạn.
+ Lập luận phân tích thể hiện sự phân tích ở mức cao nhất. Nó làm sáng tỏ một luận
điểm, nghĩa là một ý kiến, quan điểm về sự vật, hiện tượng nào đó chứ không phải bản thân
sự vật. Trong phân tích, có phân chia, nhưng phải luôn nhớ mối liên kết hữu cơ giữa các yếu
tố bộ phận.
- Thao tác lập luận so sánh
+ So sánh là để chỉ ra những sự giống nhau và khác nhau giữa sự vật này với sự vật
khác. So sánh còn giúp con người nhận ra cái chung để có thể khái quát hóa các sự vật, cũng
như những nét riêng làm cho một sự vật trở nên đặc sắc. So sánh là một cách thức không
thể thiếu đối với những ai muốn phát hiện ra giá trị của một sự vật, hiện tượng.
+ Lập luận so sánh: Thể hiện một ý kiến, quan điểm, tư tưởng rõ ràng, nhất quán mà
người viết tự thấy là đúng đắn, mới mẻ. Trong đó, thao tác so sánh phải được sử dụng như
một thao tác chính, có vai trò quan trọng và nổi bật nhất để làm rõ cho luận điểm. Dùng so
sánh nào, lựa chọn đối tượng so sánh nào là sáng tạo của người lập luận, nhưng sáng tạo đó
phải phục vụ đắc lực cho luận điểm và thể hiện, trình bày luận điểm sao cho sáng rõ, thú vị
và hấp dẫn hơn. Lập luận so sánh phải tạo được cảm giác mới mẻ, bất ngờ, khiến luận điểm
hiện ra trong dáng vẻ khác, nhận thức người đọc giàu có hơn lên.
- Thao tác lập luận chứng minh
7



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

+ Chứng minh là đẻ cho người ta tin. Trong văn nghị luận, nhu cầu chứng minh chỉ
xuất hiện khi có ai đó còn hoài nghi trước một vấn đề, một ý kiến, một nhận xét. Chứng
minh đưa người ta đến chỗ tin tưởng hơn, công nhận điều đó là đúng đắn, rõ ràng.
+ Lập luận chứng minh cần phải: Xác định nội dung cần chứng minh, phân chia thành
từng phương diện rồi sắp xếp theo một trình tự khoa học, chặt chẽ, rõ ràng. Sau đó lần lượt
chứng minh từng yếu tố bằng các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) thích đáng, đặc biệt, sức
thuyết phục của chứng minh là ở chứng cứ.
- Thao tác lập luận bác bỏ
+ Bác bỏ là hoạt động đối lập với hoạt động chứng minh ở chỗ: chứng minh có nhiệm
vụ khẳng định, qua đó giúp con người tin tưởng vào điều đúng đắn. Bác bỏ là phủ định, làm
nảy sinh trong con người lòng hoài nghi, ý muốn gạt bỏ, loại trừ, để vượt lên trên một điều
không đúng đắn.
+ Thao tác lập luận bác bỏ: Là cần thực hiện những yêu cầu bác bỏ với mức độ cao
hơn: trình bày trung thực phản đề; bác bỏ phản đề theo một trong các hướng: bác bỏ luận
điểm của đối phương bằng cách chứng minh luận điểm đó trái ngược với chân lí, hoặc bác
bỏ luận cứ của đối phương làm cho người đọc thấy luận cứ đó không thật, không hợp lẽ
phải.
- Thao tác lập luận bình luận
+ Bình luận là bàn và nhận định, đánh giá về một tình hình, một vấn đề nào đó. Bình
luận vốn có nguồn gốc từ trong cuộc sống bởi từ tình hình, vấn đề thực tế có những quan
điểm, ý kiến riêng, không giống, đôi khi còn đối lập gay gắt với ý kiến của một số người
khác. Khi đã đủ tự tin vào sự nhận định người ta tự khắc có nhu cầu phát biểu những ý kiến
đó với mọi người. Đó là những lời bình luận.
+ Thao tác lập luận bình luận là bày tỏ quan điểm, ý kiến về một vấn đề xã hội hoặc
văn học. Bình luận chỉ có ý nghĩa khi người bình luận tin chắc rằng quan điểm, ý kiến của
mình là đúng, có căn cứ trong chân lí và thực tế và tin chắc rằng có thể bảo vệ được quan

điểm.
- Thao tác lập luận giải thích
+ Giải thích là cắt nghĩa một hiện tượng, một sự việc, một khái niệm... để người khác
hiểu rõ, hiểu đúng về điều đó. Giải thích là một công việc mà con người vẫn thường làm
trong thực tế. Nhu cầu giải thích xuất hiện khi có người muốn hiểu một điều nào đó. Hoạt
động giải thích được tiến hành nhằm mục đích đưa người đó từ chỗ chưa hiểu đến chỗ hiểu
ra. Nếu mục đích đó không đạt được, người viết đã hết lời mà người đọc vẫn mù mờ, ngơ
ngác thì sự giải thích phải coi là thất bại.
8


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

+ Lập luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất,
quan hệ... nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
Trong thực tế, không phải bao giờ sự giải thích cũng mang hình thức của một lập luận. Để
trở thành một lập luận giải thích thì điều cần giải thích phải đủ lớn để hiện ra thành một
hoặc nhiều luận điểm, được làm sáng tỏ bởi nhiều luận cứ và việc làm sáng tỏ ấy buộc các
luận điểm, luận cứ phải kết nối lô-gic với nhau trong một quá trình lập luận. Nghĩa là lập
luận giải thích là sự giải thích có quy mô lớn hơn và chặt chẽ hơn.
1.3 Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận
Trong thực tế, không mấy khi các thao tác lập luận tồn tại đơn lẻ, biệt lập. Trong quá
trình nghị luận, các thao tác lập luận không triệt tiêu nhau mà phối hợp với nhau, hỗ trợ
nhau giúp cho người đọc đạt được mục đích đã đề ra. Chứng minh có thể giúp cho phân
tích, so sánh có thể hỗ trợ giải thích, bác bỏ có thể làm một yếu tố của bình luận... Tuy
nhiên, luôn có một thao tác đóng vai trò chủ đạo, là thao tác chính, các thao tác còn lại giữ
vai trò bổ trợ, kết hợp. Song không phải vì thế mà các thao tác kết hợp chỉ có một vị trí
khiêm tốn, trái lại, nếu được dùng đúng chỗ, đó sẽ là những viên gạch vững chắc để xây
dựng lập luận.
2. Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước tiến hành thao tác lập luận giải thích

2.1 Đối với việc giải thích để tìm ra vấn đề nghị luận
2.1.1 Giải thích cái gì?
- Trong đề văn nghị luận, luận đề được nêu dưới nhiều hình thức khác nhau. Có khi
nêu trực tiếp, có khi nêu gián tiếp đòi hỏi người viết phải giải mã ngôn từ, hình ảnh để tìm
ra.
+ Luận đề được nêu trực tiếp
Ví dụ 1: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tác phẩm Chữ người tử tù.
Ví dụ 2: Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đã xây dựng
được một tình huống truyện đặc sắc. Anh/ chị hãy phân tích làm sáng tỏ.
+ Luận đề được nêu dưới dạng 1 nhận định, 1 văn bản ngắn
Ví dụ 1: Có ý kiến cho rằng Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn, thù hận
lên cát và khắc những ân nghĩa lên đá.
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn
đề trên.
Ví dụ 2: Ta hỏi một con chim: “Ngươi cần gì?”. Chim trả lời: “Ta cần bay. Một con
chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng”. Ta hỏi
một dòng sông: “Ngươi cần gì?”. Sông trả lời: “Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy sẽ
trở thành vũng nước khô cạn dần rồi biến mất”. Ta hỏi một con tàu: “Ngươi cần gì?”. Con
9


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

tàu trả lời: “Ta cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi chỉ là vật biết nổi trên mặt
nước và sẽ chìm dần theo thời gian”. Ta hỏi một con người: “Ngươi cần gì?”. Con người
này trả lời: “Ta cần được lao động trong sáng tạo”.
(Những câu hỏi không lãng mạn - Nguyễn Quang Thiều,
Vietnamnet, thứ 5, ngày 7 tháng 1 năm 2010)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề được đặt ra trong đoạn văn trên.
- Đứng trước những cách hỏi khác nhau, để khái quát vấn đề nghị luận chính xác,

học sinh cần phải:
+ Gạch chân dưới từ khóa, hình ảnh, vế câu... cần giải thích
+ Giải thích từ ngữ, thuật ngữ, hình ảnh, cách tổ chức câu văn, văn bản...
++ Giải thích từ ngữ
Ví dụ: Với yêu cầu viết luận về chủ đề Giới hạn, cần hướng dẫn học sinh giải thích
được khái niệm Giới hạn là một ngưỡng nào đó mà con người tự đặt ra cho mình không
được phép bước qua, không được phép vi phạm; Giới hạn có thể chia làm nhiều loại: giới
hạn thuộc qui chuẩn đạo đức con người, giới hạn thuộc phạm vi năng lực con người, giới
hạn là qui định, luật lệ…của xã hội.
+ Giải thích thuật ngữ: thường gặp trong dạng bài nghị luận văn học có đề cập đến các
vấn đề lí luận văn học như tình huống truyện, phong cách nghệ thuật, chất thơ, tính dân tộc,
màu sắc cổ điển - hiện đại...
Ví dụ: Với đề bài “Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đã xây
dựng được một tình huống truyện đặc sắc. Anh/ chị hãy phân tích làm sáng tỏ.”, cần hướng
dẫn học sinh giải thích được khái niệm tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống
chứa đựng những mâu thuẫn giúp cho cốt truyện phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách và tư
tưởng nhà văn được thể hiện dễ dàng.
++ Giải thích hình ảnh: thường gặp trong cách nêu vấn đề gián tiếp thông qua các
phương thức chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh... Người viết cần giải thích được ý nghĩa của
các hình ảnh đó và kết hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác để tìm ra nội dung luận đề.
Ví dụ: Với ý kiến Khi trời đẹp hãy chuẩn bị cho thời tiết xấu, người viết cần phải giải
thích hình ảnh trời đẹp ẩn dụ cho hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi để thực hiện một công việc
nào đó; hình ảnh thời tiết xấu gợi liên tưởng đến hoàn cảnh, điều kiện bất lợi có thể xảy ra.
++ Giải thích cách tổ chức câu văn: trong thực tế, có những vấn đề được phát biểu
thông qua hình thức tổ chức câu văn độc đáo, đòi hỏi người viết phải tìm hiểu, lí giải để
hiểu được nội dung câu nói.
Có thể lí giải hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi
vấn gắn liền với những băn khoăn, trăn trở; câu cảm thán bộc lộ sự chia sẻ hoặc thái độ cảm
10



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

xúc; câu mệnh lệnh thường để thể hiện những đề nghị hoặc lời khuyên...). Ví dụ: Câu nói
Hãy biến mình thành ngọn lửa, ngọn lửa sẽ làm bùng lên ánh sáng của sự thành công được
tổ chức dưới hình thức câu cầu khiến có ý nghĩa như một lời đề nghị, lời khuyên về thái độ
sống tích cực: đam mê, nhiệt huyết, nỗ lực vươn lên để khẳng định bản thân và cống hiến.
Hoặc với câu thơ Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? (Tố Hữu) là một câu hỏi đầy băn khoăn
hướng đến các bạn trẻ để tìm kiếm lời giải đáp về lối sống đẹp.
Có thể lí giải hình thức câu khẳng định, phủ định để tìm ra quan điểm, lập trường của
người nói, người viết thể hiện trong câu văn. Ví dụ: Với lời phát biểu của Nam Cao trong
truyện ngắn Giăng sáng: Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là
ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm
than, học sinh cần nhận thấy ý nghĩa của cách sử dụng câu phủ định, câu khẳng định trong
việc thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn là phủ nhận quan điểm sáng tạo văn chương
thoát li, thi vị hóa hiện thực cuộc đời đồng thời khẳng định quan niệm sáng tác vì cuộc đời
và con người.
Có thể lí giải cách tổ chức và mối quan hệ giữa các vế trong một câu để hiểu rõ nội
dung câu nói cần nhấn mạnh. Ví dụ: Với câu nói Đừng sống bằng thói quen, hãy sống bằng
trải nghiệm, người viết cần quan tâm lí giải mối quan hệ đối lập giữa hai vế của câu nói để
rút ra bài học đúng đắn là cần từ bỏ những nếp sống cũ mòn để khám phá những điều mới
mẻ của hiện thực cuộc sống.
Có thể tìm hiểu hiệu quả của việc sử dụng các phép tu từ cú pháp trong việc biểu đạt
nội dung câu nói. Với câu văn sử dụng phép lặp cấu trúc pháp, ngoài việc tăng sức hấp dẫn
về hình thức ngôn từ còn có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật nội dung luận đề. Với mệnh
đề có sử dụng chêm xen thường làm cụ thể hóa một khía cạnh nào đó của vấn đề. Với
trường hợp sử dụng liệt kê thường thể hiện sự phong phú, đa dạng các phương diện của vấn
đề. Ví dụ: Với câu nói Khi của cải mất, chẳng có gì mất cả. Khi sức khỏe mất, mất một vài
thứ rồi. Khi ý chí mất, chẳng còn lại gì nữa, người viết cần thấy được tác dụng của phép lặp
cú pháp kết hợp với phép liệt kê trong việc nhấn mạnh nội dung nghị luận là vai trò của ý

chí.
- Khái quát vấn đề nghị luận: Từ việc giải thích các yếu tố trên, người viết cần khái
quát rút ra vấn đề nghị luận. Trên thực tế, để hiểu đúng vấn đề nghị luận, người viết thường
phải kết hợp giải thích các yếu tố đã nêu trên một cách linh hoạt.
Ví dụ: Để hiểu được thông điệp từ câu nói Khi của cải mất, chẳng có gì mất cả. Khi
sức khỏe mất, mất một vài thứ rồi. Khi ý chí mất, chẳng còn lại gì nữa, người viết cần các từ
ngữ như của cải, sức khỏe, ý chí; lí giải mối quan hệ điều kiện - kết quả giữa các vế trong
từng câu; ý nghĩa hình thức câu phủ định; thấy được tác dụng của phép lặp cú pháp kết hợp
11


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

với phép liệt kê trong việc nhấn mạnh nội dung nghị luận. Từ đó khái quát lên vấn đề nghị
luận là: câu nói đưa ra ba khả năng xấu có thể xảy ra trong đời sống của con người, qua đó
khẳng định của cải vật chất không quan trọng bằng sức khỏe và ý chí, đặc biệt nhấn mạnh
tầm quan trọng của ý chí.
2.1.2 Giải thích như thế nào?
Để đạt được mục đích đưa người đọc từ chỗ chưa hiểu đến chỗ hiểu, cùng với tìm ra
được vấn đề nghị luận, người viết cần phải nêu chính xác, rõ ràng luận đề một cách tường
minh và biết trình bày những hiểu biết của mình một cách phù hợp. Có thể sử dụng một số
phương pháp như nêu định nghĩa; liệt kê các biểu hiện; so sánh, đối chiếu với các hiện
tượng khác.
- Cách nêu định nghĩa: Dùng khi cần giải thích một khái niệm, một thuật ngữ. Để giải
thích, người viết phải nắm được nội hàm của khái niệm, sử dụng cấu trúc câu A là B để giải
thích.
Ví dụ: Khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường,
luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao
giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng,
nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.

(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
- Cách liệt kê các biểu hiện: Dùng để nêu những phương diện khác nhau của vấn đề.
Ví dụ: Đạo đức gồm cả luân lí mà luân lí chỉ là một phần trong đạo đức mà thôi. Đã
gọi là người thì phải có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cần, kiệm. Nhân là có lòng thương người;
Nghĩa là làm việc phải; Lễ là ăn ở cho có lễ độ; Trí để làm việc cho đúng; Tín là nói với ai
cũng giữ lời cho người ta tin mình mới làm được việc; Cần là làm việc phải siêng năng;
Kiệm là ăn ở dành dụm trong lúc no để phòng lúc đói, lúc có để phòng lúc không...
(Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây – Phan Châu Trinh)
- Cách so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác: Dùng khi cần phân biệt những khái
niệm gần gũi với vấn đề giải thích, tránh gây nhầm lẫn.
Ví dụ: Tự phụ là đánh giá bản thân quá cao, không dựa trên những khả năng thực sự
của mình và luôn xem thường người khác. Những người tự phụ thường lầm tưởng mình là
tự tin nhưng thực sự người tự tin phải là người đánh giá đúng năng lực của mình trong
cuộc sống, lấy đó làm điểm tựa để hành động quyết đoán.
(Bài làm của học sinh)
2.2 Đối với việc giải thích để triển khai luận điểm, luận cứ
Sức thuyết phục của bài văn nghị luận chính là ở hệ thống luận điểm, luận cứ và cách
tổ chức lí lẽ và dẫn chứng. Để đưa người đọc từ chỗ chưa hiểu đến chỗ hiểu đúng, hiểu sâu,
12


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

người viết cần nêu chính xác, rõ ràng luận điểm cần giải thích, tìm đầy đủ các luận cứ để
làm sáng rõ cho các luận điểm. Muốn xây dựng được hệ thống luận cứ, phải biết đặt câu
hỏi. Tương ứng với mỗi câu hỏi, người học sẽ tìm được lí lẽ phù hợp gắn liền với một cách
giải thích tương ứng. Hệ thống câu hỏi có thể đặt ra để tìm lí lẽ là: Vì sao lại thế? Muốn thế
phải thế nào?
2.2.1 Nguyên tắc tìm và tổ chức lí lẽ
- Nguyên tắc tìm lí lẽ: Lí lẽ được dùng để giải thích cần phải

+ Chính xác, phù hợp với chân lí và sự thật khách quan. Không giải thích được là vô
ích. Nhưng giải thích sai còn có hại.
+ Dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Vì không thể giải thích một điều khó hiểu bằng một điều cũng
khó hiểu như thế, thậm chí khó hiểu hơn.
+ Phù hợp với yêu cầu của người cần giải thích. Muốn thế, cách tốt nhất là người viết
cố đặt mình vào vị trí của người đọc để xem cần giải đáp cho họ những điều gì. Đây là cơ
hội để người giải thích vận dụng phương pháp tìm và phát triển ý theo cách đặt ra câu hỏi.
Nhưng không nên vận dụng một cách máy móc. Điều cần giải thích đã khác nhau, đối tượng
giải thích đã khác nhau thì hệ thống câu hỏi nêu ra để tìm luận cứ hoàn toàn có thể khác
nhau.
- Nguyên tắc tổ chức lí lẽ: Sau khi đã tìm được lí lẽ, người viết cần phải sắp xếp chúng
theo một trình tự khoa học, hợp lí, phù hợp với lô-gic của sự giải quyết vấn đề và với tâm lí
tiếp nhận của người đọc. Cụ thể là:
+ Phải đặt ra một quá trình bảo đảm cho sự giải thích được trôi chảy, thông suốt. Ví dụ,
nếu phải giải thích một câu danh ngôn thì thông thường, quá trình ấy phải bắt đầu bằng việc
làm rõ ý nghĩa của câu nói đó. Chừng nào còn chưa vượt qua “cửa ải” đầu tiên là cái nghĩa
thì chừng đó, người viết còn chưa thể làm sáng tỏ cái lí (sự phù hợp với lẽ phải) của câu.
Tương tự như vậy, một khi người cần giải thích đã biết (tri) cái lí của câu rồi thì việc giảng
giải về sự vận dụng cái lí đó vào đời sống (hành) mới diễn ra thuận lợi. Câu hỏi như thế nào
chỉ nên trả lời sau khi đã trả lời các câu hỏi: Là gì? và Tại sao?
+ Luận cứ dùng để giải thích cần đi từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ bình thường đến đặc biệt.
2.2.2 Cách tìm lí lẽ
- Tìm lí lẽ để trả lời cho câu hỏi Vì sao?
Đây là câu hỏi quan trọng nhằm tìm ra lí lẽ để giải thích được nguyên nhân, lí do nảy
sinh sự kiện, vấn đề. Có giải thích được lí do, nguyên nhân thì mới chỉ ra được bản chất vấn
đề để thuyết phục người đọc, người nghe; từ đó có nhận thức và hành động đúng đắn.
13



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

Để trả lời câu hỏi này, người viết phải sử dụng kết hợp các thao tác giải thích, phân
tích, chứng minh nhằm chỉ rõ các mặt lợi, hại của vấn đề; nguyên nhân, hậu quả... một cách
thấu đáo.
Ví dụ 1: Tại sao con người phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc
đua tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là
những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể
đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng
luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
Ví dụ 2: Trong “Truyện Kiều” cái gì quy định sự thể hiện các nhân vật? Cái gì làm
cho sự miêu tả các nhân vật Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Đạm Tiên khác với các nhân vật
như Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh? Phải chăng một đằng đã bước sang chủ nghĩa
hiện thực, còn đằng kia thì chưa thoát khỏi trói buộc của mĩ học phong kiến? Nhưng nếu
như vậy, thì tại sao chỗ này thoát khỏi còn chỗ kia thì bó tay? Ở đây có một quan niệm nghệ
thuật gắn liền với hình thức mô tả đó. Kiều, Kim Trọng... là loại người được mô tả như các
“đấng”, “bậc” trong xã hội (“đấng anh hùng”, “đấng tài hoa”, “bậc tài danh”, “bậc bố
kinh”...). Mà đã là “đấng”, “bậc” thì không thể mô tả như những người phàm tục và phải
tuân thủ theo các mẫu mực có sẵn. Còn bọn Tú, Mã, Sở... thực tế là quân vô loài, mà đã là
quân vô loài thì còn có quy tắc chuẩn mực nào ràng buộc được? Mẫu mực duy nhất để
miêu tả chúng là hiện thực, do tác giả quan sát khái quát trực tiếp.
(Trần Đình Sử)
- Tìm lí lẽ để trả lời câu hỏi Như thế nào?
Đây là câu hỏi quan trọng nhằm tìm ra lí lẽ để tìm ra giải pháp khắc phục hoặc phương
hướng duy trì, phát triển hiện tượng, vấn đề, từ đó có nhận thức và hành động đúng đắn.
Ví dụ 1: Muốn yêu thì phải hiểu, muốn người trẻ yêu âm nhạc dân tộc, hãy dạy cho họ
ý nghĩa của ca từ đặt trong hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm. Tuy nhiên, cái khó khăn
cũng được đặt ra: khoảng cách thời đại, khoảng cách lịch sử và phong cách sống làm dài
thêm chặng đường người trẻ tiếp cận được chữ “hiểu”. Nhưng những nỗ lực tuyệt vời của

nhà sản xuất “Giai điệu tự hào” là ví dụ tiên phong. Được Việt hóa theo bản quyền một
chương trình của Nga, “Giai điệu tự hào” đã tạo ra một nơi gặp gỡ cho thế hệ trẻ và thế hệ
trung niên cùng chia sẻ suy nghĩ về những ca khúc đi cùng năm tháng. Nếu cũng có một sân
khấu cho âm nhạc cổ truyền như chèo, tuồng, có lẽ bài toán khó kia đã tìm được một ẩn số.
(Bài làm của học sinh Vũ Phạm Tuyết Nhung, lớp 12 Anh 2
trường THPT ............................, Nam Định, năm học 2015-2016)
14


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

Ví dụ 2: Như vậy, tiếng nói tri âm giữa người đọc và người viết là điều văn học dân
tộc nào, thời đại nào cũng hướng tới. Điều đó đặt ra yêu cầu với nghệ sĩ phải sáng tác từ
những cảm xúc chân thành nhất, da diết nhất. Và người đọc, hãy sống hết mình với tác
phẩm để hiểu được thông điệp thẩm mĩ của tác giả, để chia sẻ, cảm thông với tác giả. Mỗi
người hãy rung lên khúc đàn Bá Nha như Tử Kì để văn chương mãi tươi đẹp, kì diệu.
(Bài làm của Nguyễn Thị Hải Hậu, giải Nhất Quốc gia năm 2001)
3. Hướng dẫn học sinh tích lũy, hệ thống một số kiến thức nền để thực hiện tốt
thao tác giải thích
Muốn giải thích thành công, người giải thích cần phải hiểu rõ điều cần giải thích. Công
việc giải thích đòi hỏi một vốn kiến thức chính xác, thấu đáo, vững vàng. Muốn giúp người
khác hiểu biết thì trước tiên bản thân mình phải là người hiểu biết. Do vậy, học sinh cần
trang bị, tích lũy và hệ thống những hiểu biết về vốn từ, thuật ngữ, khái niệm, biện pháp tu
từ; những kiến thức nền về lí luận văn học, các hiện tượng đời sống, xã hội, văn hóa.
3.1 Hướng dẫn học sinh đọc để tích lũy kiến thức
- Cần biết lựa chọn đối tượng đọc. Ví dụ các sách từ điển (Từ điển tiếng Việt; Từ điển
văn học; Từ điển thuật ngữ văn học; Từ điển các biểu tượng văn hóa thế giới; Từ điển
thành ngữ, tục ngữ...); các sách nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học; các tạp chí văn học;
các trang web văn học...
- Cần có phương pháp đọc hiệu quả: đọc lướt để nắm nội dung, đọc kĩ để hiểu sâu vấn

đề, đọc có ghi chép với những nội dung thiết thực.
3.2 Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu, đánh giá những hiện tượng đời sống
có tính thời sự trong xã hội
3.3 Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa những kiến thức đã tìm hiểu vào sổ tay ghi
chép một cách khoa học
Trong sổ ghi chép, người học cần phân loại kiến thức thành các lĩnh vực, ở từng lĩnh
vực có thể lập bảng hệ thống để thuận lợi cho việc ghi chép, tra cứu, học tập. Trong đó, cần
tạo khoảng mở cho những mục nêu ý nghĩa, bài học để thường xuyên bổ sung. Học sinh có
thể tham khảo các bảng mẫu sau:
Ví dụ 1: Bảng hệ thống các biện pháp tu từ
Tên biện pháp
STT
1

So sánh

Khái niệm,
đặc điểm
- Đem sự vật này đối
chiếu với sự vật khác
có nét tương đồng.
- Cấu trúc so sánh: cái

Hiệu quả
- Gợi hình ảnh
cụ thể.
- Sinh động, gợi
những cảm xúc

Ví dụ

Con gặp lại
nhân dân như
nai về suối cũ/
Cỏ đón giêng
15


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

2

Ẩn dụ

3

...

so sánh/ Cơ sở so
sánh/ Từ so sánh/ Cái
được so sánh.
- So sánh ngầm (vế so
sánh giảm lược đi chỉ
còn lại vế được so
sánh)
- Trên cơ sở chuyển
nghĩa của một đối
tượng này thay cho
đối tượng khác khi hai
đối tượng có một nét
nghĩa tương đồng nào

đó.

thẩm mỹ.

Tăng tính tạo
hình, hàm súc,
thể hiện một
cách kín đáo, tế
nhị nội dung
biểu đạt.

hai, chim én gặp
mùa...
(Chế Lan Viên)
Thuyền về có
nhớ bến chăng/
Bến thì một dạ
khăng khăng đợi
thuyền.
(Ca dao)

Ví dụ 2: Bảng hệ thống các hiện tượng đời sống xã hội
STT

Hiện tượng
1 Reo hò, cổ vũ, ghi
lại cảnh ẩu đả và
tung lên mạng

2 Một bộ phận người

Việt Nam chen lấn,
xô đẩy tại các tụ
điểm nơi công cộng

Lí giải hiện tượng

Đánh giá hiện
tượng
Sống vô cảm
Hiện tượng tiêu cực
không những không
có hành động can
thiệp mà còn cổ súy
cho sự tàn nhẫn,
khiến hậu quả thêm
trầm trọng.
Văn hóa xếp hàng của Hiện tượng tiêu cực
người Việt Nam hiện làm hình ảnh người
nay
Việt Nam trở nên
xấu xí trong con mắt
của cộng đồng.

Bài học
- Phải biết
lên án cái
xấu.
- Biết yêu
thương, quan
tâm, chia sẻ.

...
- Tôn trọng
những quy
định chung.
- Tôn trọng
lợi ích người
khác.
- Văn hóa
ứng xử nơi
16


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

công cộng.
...
3

...

3.4 Hướng dẫn học sinh thường xuyên có ý thức bổ sung, cập nhật các kiến thức
4. Hướng dẫn học sinh thực hành thao tác lập luận giải thích
4.1 Thực hành nhận diện
- Với bài tập nhận diện, giáo viên cần giúp học sinh nhận biết và phân biệt được giải
thích với các thao tác khác trong quá trình lập luận.
- Để hướng dẫn học sinh nhận diện, giáo viên có thể đưa ra một số văn bản, mỗi văn
bản sử dụng một thao tác khác nhau để học sinh chỉ ra văn bản có sử dụng thao tác giải
thích hoặc đưa ra một văn bản sử dụng kết hợp các thao tác để học sinh chỉ ra thao tác giải
thích trong văn bản. Từ đó, học sinh nêu dấu hiệu nhận biết thao tác giải thích trong văn
bản.

Ví dụ: Đọc đoạn trích sau, chỉ ra thao tác giải thích được sử dụng trong văn bản. Vì
sao em xác định được đó là thao tác giải thích?
Người biết trang điểm cao siêu là tạo được vẻ đẹp tự nhiên, sống động của con người.
Người trang điểm tầm thường là làm cho người ta nhận rõ các dấu vết trang điểm nhằm
che đậy khuyết tật tuổi tác trên khuôn mặt. Điều đó cũng giống như viết văn. Kẻ viết văn tồi
thường dùng từ kiểu cách, khoe chữ, lên gân khiến người đọc nhận thấy rõ anh ta đang làm
văn. Còn người làm văn già dặn là viết văn tự nhiên, khiến người đọc văn cảm thấy được
giao tiếp với tâm hồn thành thực của tác giả.
(Sưu tầm)
Đoạn văn trên có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận như so sánh, giải thích. Với yêu
cầu đề bài, học sinh cần chỉ ra thao tác giải thích được sử dụng trong đoạn văn là nêu các
khái niệm: Người biết trang điểm cao siêu; Người trang điểm tầm thường; Kẻ viết văn tồi;
Người làm văn già dặn. Dấu hiệu nhận biết thao tác giải thích là căn cứ vào cách nêu định
nghĩa theo mô hình cấu trúc câu A là B.
4.2 Thực hành phân tích
- Với bài tập phân tích, giáo viên cần giúp học sinh thấy được hiệu quả của thao tác
giải thích trong bài văn nghị luận, qua đó học tập được cách giải thích để vận dụng vào quá
trình viết văn.

17


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

- Để hướng dẫn học sinh phân tích, giáo viên có thể đưa ra văn bản sử dụng thao tác
giải thích, yêu cầu học sinh chỉ ra đối tượng được giải thích, cách giải thích và tác dụng của
việc sử dụng thao tác giải thích đối với mạch lập luận trong văn bản.
Ví dụ 1: Chỉ ra luận điểm được giải thích, cách giải thích và tác dụng của việc sử dụng
thao tác giải thích trong đoạn văn sau:
Đọc Nguyễn Du tôi vẫn thường dừng lại bồi hồi về những bóng trăng trong thơ ông.

Trăng soi người biệt li “Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”; trăng gợi một kỉ niệm tình
cũ đau buốt “Mày ai trăng mới in ngần”. Lãng đãng trên các trang Kiều, người ta vẫn gặp
những vầng trăng xao xuyến lòng người. Ở nơi khác, trong thơ chữ Hán, Nguyễn Du vẫn
nói về trăng có câu như sau đây:
Lúc cùng đường trăng lại đến thăm ta,
Ba mươi năm trăng theo ta suốt chân trời góc biển.
Đọc hai câu thơ trên tôi bàng hoàng nghiệm ra rằng nếu không có ba mươi năm
“chân trời góc biển” kia thì làm sao có được vầng trăng ấy trong “Truyện Kiều”.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Đoạn văn trên có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, giải
thích. Với yêu cầu đề bài, học sinh cần chỉ ra cách giải thích trong đoạn văn là cắt nghĩa vì
sao trong thơ Nguyễn Du thường có những vầng trăng xao xuyến lòng người. Việc sử dụng
thao tác giải thích giúp người đọc hiểu rõ nguyên nhân là nhờ có ba mươi năm chân trời
góc biển trong cuộc đời Nguyễn Du. Đó cũng là một cách khẳng định mối liên hệ máu thịt
giữa cuộc đời và sáng tác của nhà thơ, những năm tháng lênh đênh, phiêu bạt đó đã trở
thành vốn sống phong phú tạo tiền đề cho sáng tác.
Ví dụ 2: Chỉ ra cách giải thích và tác dụng của việc sử dụng thao tác giải thích trong
đoạn văn sau:
Trong “Truyện Kiều” cái gì quy định sự thể hiện các nhân vật? Cái gì làm cho sự miêu
tả các nhân vật Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Đạm Tiên khác với các nhân vật như Sở Khanh,
Tú Bà, Mã Giám Sinh? Phải chăng một đằng đã bước sang chủ nghĩa hiện thực, còn đằng
kia thì chưa thoát khỏi trói buộc của mĩ học phong kiến? Nhưng nếu như vậy, thì tại sao chỗ
này thoát khỏi còn chỗ kia thì bó tay? Ở đây có một quan niệm nghệ thuật gắn liền với hình
thức mô tả đó. Kiều, Kim Trọng... là loại người được mô tả như các “đấng”, “bậc” trong
xã hội (“đấng anh hùng”, “đấng tài hoa”, “bậc tài danh”, “bậc bố kinh”...). Mà đã là
“đấng”, “bậc” thì không thể mô tả như những người phàm tục và phải tuân thủ theo các
mẫu mực có sẵn. Còn bọn Tú, Mã, Sở... thực tế là quân vô loài, mà đã là quân vô loài thì
còn có quy tắc chuẩn mực nào ràng buộc được? Mẫu mực duy nhất để miêu tả chúng là
hiện thực, do tác giả quan sát khái quát trực tiếp.
18



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

(Trần Đình Sử)
Đoạn văn trên có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận như phân tích, so sánh, giải
thích. Với yêu cầu đề bài, học sinh cần chỉ ra cách giải thích trong đoạn văn là lí giải nguyên
nhân về sự khác biệt trong bút pháp miêu tả các nhân vật chính diện và phản diện của
Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Việc sử dụng thao tác giải thích giúp người đọc hiểu được:
do có một quan niệm nghệ thuật gắn liền với hình thức mô tả nên các nhân vật chính diện
được mô tả bằng bút pháp ước lệ, còn các nhân vật phản diện được mô tả bằng bút pháp tả
thực. Đó cũng là một cách khẳng định bút pháp đa dạng, linh hoạt và tài năng nghệ thuật
bậc thầy của đại thi hào.
4.3 Thực hành tạo lập
4.3.1 Thực hành viết đoạn giải thích
Một bài văn được tạo thành bởi các đoạn văn. Để hướng dẫn học sinh viết tốt kiểu bài
nghị luận có sử dụng thao tác giải thích, giáo viên cho đề bài, yêu cầu học sinh lập dàn ý và
triển khai viết một số đoạn giải thích như: giải thích để khái quát vấn đề nghị luận; giải thích
để triển khai luận điểm, luận cứ; giải thích kết hợp với các thao tác lập luận khác.
Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn giải thích, ngoài những yêu cầu tổ chức đoạn
văn về cả nội dung và hình thức, giáo viên cần lưu ý học sinh vận dụng những hiểu biết về
kĩ năng giải thích vào bài làm. Dưới đây là một số đoạn minh họa bài làm của học sinh.
Ví dụ 1: Đoạn giải thích tìm ra vấn đề nghị luận với đề bài “Trình bày suy nghĩ của
anh/ chị về câu nói Đời có nhiều giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố.” (trích
Nhật kí Đặng Thùy Trâm)
“Giông tố là một biến động mạnh mẽ của thiên nhiên, là một trận mưa lớn bão to, là sự
nổi giận của trời đất… Đó là cảnh gian nan thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội. Giông tố của
đời người là một biến cố lớn không phải là chuyện vui, không phải là hạnh phúc mà là
những khó khăn, thất bại, khổ đau khiến con người ta có thể gục ngã như cây khô trước gió
bão. Người không cúi đầu trước giông tố là người sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thứ

thách, vững bước trên mọi chặng đường đời, không nhụt chí mà vẫn kiên cường giương cao
cánh buồm tâm hồn mình trước bao sóng gió. Với cách nói hình ảnh, câu nói trích trong
Nhật kí Đặng Thùy Trâm đã tái hiện một cách chân thực nếp sống tâm hồn của lớp trẻ trong
thời kì kháng chiến đầy hiểm nguy, gian khổ nhưng vẫn cất cao tiếng hát vượt trên mọi khói
bom, bạo tàn đồng thời khẳng định lối sống cao đẹp, sống ngẩng cao đầu trước mọi bão tố
phong ba, đặt trọn niềm tin vào tương lai tươi sáng.”
(Bài viết của học sinh Trần Hải Yến lớp 12 Văn,
trường THPT ............................, Nam Định)
19


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

Trong đoạn văn trên, người viết đã biết giải thích ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh, cách
diễn đạt để khái quát nội dung của câu nói, tìm ra vấn đề nghị luận. Người viết cũng đã biết
vận dụng phương pháp nêu định nghĩa để giải thích vấn đề.
Ví dụ 2: Đoạn giải thích tìm ra vấn đề nghị luận với đề bài “Từ ý nghĩa văn bản Nơi
dựa, Nguyễn Đình Thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về nơi dựa của mỗi người trong cuộc
sống”.
“Giản dị thôi, văn bản bày ra hai cảnh trái ngược: một người đàn bà trẻ đẹp dắt đứa
con thơ trên đường, đứa con chân lẫm chẫm, tay hoa hoa một điệu múa kì lạ, bé chưa nói rõ
tiếng vậy mà đứa bé còn bước chưa vững chãi lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia.
Thời gian tính bằng đời người trôi qua, em bé lớn lên, thành người chiến sĩ. Người chiến sĩ
đã trải qua những cuộc trường chinh, đã đối mặt với cái chết, anh đỡ bà cụ già lưng còng,
bước run rẩy, khuôn mặt già nua, đã chịu nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời thế nhưng bà cụ
bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
Câu chuyện nhỏ nhưng ngụ ý nhiều chiêm nghiệm sâu xa. Một đứa trẻ vô tư, yếu ớt, một bà
cụ lưng còng, sức yếu lại trở thành chỗ dựa cho người lớn, cho người chiến sĩ - những con
người tưởng như phải mạnh mẽ, vững vàng hơn. Phải chăng, con đường mà họ đang đi
chính là con đường đời mỗi chúng ta phải bước, và những chỗ dựa không phải mang ý

nghĩa vật chất mà toát lên ý nghĩa tinh thần. Thì ra, nơi dựa nhiều khi chẳng phải cái gì lớn
lao, to tát mà có khi ở ngay bên cạnh, song hành cùng cuộc đời ta. Đó là những người thân
thương, bình dị như cha mẹ, như bè bạn, thầy cô… Đó là những người sống cùng ta chia sẻ
ngọt bùi, thấu hiểu tâm hồn ta, biết ta muốn gì, cần gì và luôn vun đắp cho hạnh phúc của ta.
Điểm tựa không phải nơi nào xa lạ mà chính là những người thân thuộc bên ta, chứ không
phải anh hùng hay vĩ nhân nào khác, là người sẵn sàng ghé vai cho ta sự bình yên. Triết lí
giản dị mà thiêng liêng ấy lại càng trở nên thấm thía và sâu sắc vì nó mang đậm tâm sự, suy
ngẫm của đời người.”
(Bài viết của học sinh Bùi Thanh Hoa lớp 12 Văn,
trường THPT ............................, Nam Định)
Trong đoạn văn, người viết đã biết dựa vào các yếu tố ngôn từ như nhan đề, từ ngữ,
hình ảnh, câu văn, biện pháp tu từ, hình tượng... để phát hiện ý nghĩa của văn bản, từ đó
khái quát vấn đề nghị luận. Người viết cũng đã vận dụng kết hợp phương pháp so sánh, đối
chiếu và nêu định nghĩa để trình bày vấn đề.
Ví dụ 3: Đoạn giải thích để triển khai luận điểm với đề bài “Cùng viết về người phụ nữ
dưới chế độ phong kiến thực dân, Kim Lân và Tô Hoài vừa có điểm gặp gỡ vừa có những
khám phá riêng. Anh/ chị hãy làm sáng tỏ qua hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ.”
20


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

“Vậy nguyên do nào dẫn tới sự đồng điệu lẫn riêng biệt của hai nhà văn khi xây dựng
hình tượng người phụ nữ? Yếu tố trước tiên hình thành nét tương đồng là do tác động của
thời đại. Cùng trong bối cảnh giai đoạn phong kiến thực dân nên người phụ nữ trong Vợ
nhặt và Vợ chồng A Phủ đều không tránh khỏi nỗi thống khổ. Tấm lòng thiết tha gắn bó với
nhân dân của một Kim Lân về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống
nông thôn và một Tô Hoài đã từng thốt lên Tây Bắc để thương để nhớ cho tôi nhiều quá
cũng góp phần đưa những người phụ nữ từ trang đời bước vào trang văn chân thật, tự nhiên.
Tuy nhiên, do văn học là hành trình sáng tạo, không cho phép bất cứ một sự khuôn mẫu hay

lặp lại nào nên mỗi nhà văn đều tìm cho mình những khám phá riêng. Ngoài ra, phong cách
riêng của mỗi tác giả cũng in dấu đậm nét trong tác phẩm của họ. Một Tô Hoài sở trường
miêu tả nội tâm nhân vật. Một Kim Lân mạnh về tạo lập các trường đoạn đối thoại. Một Tô
Hoài gắn bó nặng lòng với phong tục, văn hóa vùng cao. Một Kim Lân đã trải nghiệm
những năm tháng cơ hàn và cháo cám thì tôi với vợ tôi cũng từng ăn rồi.”
(Trích bài làm của học sinh Hoàng Mai Anh lớp 12 Anh 2
trường THPT ............................, Nam Định)
Trong đoạn văn trên người viết đã sử dụng thao tác giải thích để lí giải nguyên nhân
của sự gặp gỡ và những khám phá riêng trong cách khai thác đề tài về người phụ nữ dưới xã
hội thực dân phong kiến. Người viết cũng đã huy động những hiểu biết về lí luận văn học,
về thời đại, về phong cách nhà văn; sử dụng hình thức nêu câu hỏi gợi dẫn kết hợp với
phương pháp liệt kê để bàn luận một cách thuyết phục những lí do tạo nên sự sáng tạo riêng
trong mỗi tác phẩm của mỗi nhà văn.
Ví dụ 4: Đoạn giải thích để triển khai luận điểm với đề bài “Bàn về truyện ngắn,
Phong Lê nói: Truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc nhưng đó là khoảnh khắc của ngàn đời.
Nó là giọt sương phản chiếu cả bầu trời, là giọt nước mắt mang chứa cả cõi lòng thiên hạ.
Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu.”
“Tôi có thể khẳng định rằng, bạn khó mà nhớ hết, yêu hết tất cả những mẩu vụn trong
cuốn tiểu thuyết ưa thích nhất của mình. Bởi một cuốn tiểu thuyết hay không nhất định phải
toàn bích, nó chỉ cần tạo được một số điểm nhấn đủ để giữ độc giả lại với trang sách. Nhưng
với truyện ngắn thì khác. Do sự hạn chế về số lượng câu chữ, khoảnh khắc trong truyện
ngắn phải thực sự đắt giá, khoảnh khắc của ngàn đời như một lát cắt trên thân cây cho ta
thấy trăm năm đời thảo mộc. Nói cách khác, khoảnh khắc được lựa chọn trong truyện ngắn
không thể không biết nói hoặc không mang một ý nghĩa khái quát nhất định, để trông thấy
một thế giới trong một hạt cát (W.Blake). Muốn làm được điều này, mỗi khoảnh khắc được
chớp lấy đóng vai trò như giọt sương phản chiếu cả bầu trời - càng có sức gợi và độ căng
21



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

nén thì càng thành công. Từ một khoảnh khắc ngắn ngủi trong truyện ngắn, nhà văn trao cho
độc giả của mình một nhãn quan đủ để cảm nhận và thấu hiểu một trường hiện thực có khi
kéo dài suốt cuộc đời. Julio Cotázar đã rất thấm thía điều này: Nó cắt ra một mảnh nhỏ của
hiện thực, đặt mảnh ấy vào trong những giới hạn nào đó, nhưng nhờ vậy tác phẩm sẽ bung
ra như một cú nổ làm mở toang một hiện thực rộng lớn hơn rất nhiều.”
(Trích bài làm của học sinh Hoàng Mai Anh lớp 12 Anh 2
trường THPT ............................, Nam Định)
Trong đoạn văn trên, người viết đã vận dụng các kiến thức lí luận văn học về thể loại
truyện ngắn, tiểu thuyết; những ý kiến đánh giá về văn học để giúp người đọc hiểu rõ vai trò
và đặc trưng của tình huống truyện với truyện ngắn qua nhận định của Phong Lê. Người viết
đã lựa chọn phương pháp so sánh, đối chiếu kết hợp với sự tổ chức các lí lẽ theo một trình
tự hợp lí để thuyết phục người đọc.
Ví dụ 5: Đoạn văn sử dụng thao tác giải thích kết hợp với các thao tác lập luận khác
với đề bài: Hiện nay nhiều bạn trẻ đang quay lưng lại với âm nhạc dân tộc. Anh/ chị có suy
nghĩ như thế nào về vấn đề này?
“Nhìn ở góc độ khách quan, hiện tượng này là một khó khăn tất yếu trong thời đại mới.
Thế giới đang đẩy mạnh xu hướng toàn cầu hóa đang kêu gọi đổi mới trong mọi lĩnh vực: từ
chính trị đến kinh tế, từ y tế đến giáo dục, từ xã hội đến văn hóa văn nghệ, tất nhiên âm nhạc
cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung. Trong các lĩnh vực đời sống, âm nhạc dễ bắt
bước sóng hội nhập nhất, bởi âm nhạc không câu nệ ngôn từ, không cần cân nhắc đến các
điều khoản, giai điệu rất dễ dàng. Thế kỉ XXI là thời đại công nghệ số, con người đề cao tốc
độ công việc lên hàng đầu. Âm nhạc là đại diện cho cách cảm nhận cuộc sống, vì thế thật dễ
hiểu khi âm nhạc hiện đại coi trọng sôi động, bắt tai, ngôn từ dễ cảm, dễ thấm, suy cho cùng
là thời đại “mì ăn liền” lên ngôi. Ta không thể không kể đến sự phát triển của nền công
nghiệp âm nhạc. Khi âm nhạc không còn là món ăn tinh thần mà đã trở thành một mặt hàng,
lợi nhuận đôi khi còn đi trước giá trị văn hóa và tinh thần. Bài hát muốn được khán giả chú
ý phải làm thế nào, đó là suy nghĩ của người làm nhạc. Ở góc độ một người nghe nhạc, tôi
chỉ thấy âm nhạc Việt đang dần đại trà và bão hòa, âm nhạc dân tộc đang lay lắt đến héo

mòn. Thêm vào đó, người trẻ hiện nay tiếp xúc mạnh mẽ với văn hóa phương Tây và Hàn
Quốc, Trung Quốc. Đó đều là những nền văn hóa ảnh hưởng mạnh mẽ đến âm nhạc Việt. Và
nếu âm nhạc Âu Mĩ, Hàn Quốc... không hay, không thu hút, liệu người trẻ Việt Nam có yêu
thích?”
(Trích bài làm của học sinh Vũ Phạm Tuyết Nhung lớp 12 Anh 2
trường THPT ............................, Nam Định)
22


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

Trong bài văn nghị luận, các thao tác lập luận thường được sử dụng kết hợp với nhau.
Ở đoạn văn trên, để lí giải cho quan điểm về hiện tượng nhiều bạn trẻ đang quay lưng lại với
âm nhạc dân tộc là một khó khăn tất yếu trong thời đại mới, cùng với thao tác giải thích,
người viết còn kết hợp với thao tác bình luận, chứng minh. Trên cơ sở đó, lí lẽ và dẫn chứng
được tổ chức một cách lô-gic, khoa học.
4.3.2 Thực hành viết bài nghị luận có sử dụng thao tác giải thích
Làm văn nghị luận, suy cho cùng là biết tổ chức hệ thống luận điểm, luận cứ để bàn
luận thuyết phục về một vấn đề nào đó. Vì vậy, những hiểu biết và việc rèn kĩ năng về thao
tác giải thích chỉ thực sự có ý nghĩa khi người viết biết vận dụng vào việc viết bài văn nghị
luận. Trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hành lập dàn ý và viết bài nghị luận, để tập
trung rèn tốt kĩ năng giải thích, chúng tôi yêu cầu học sinh xác định rõ: các thao tác lập luận
được sử dụng trong từng phần của bài viết, đâu là những đoạn cần kết hợp các thao tác, thao
tác nào là chính, trong đó đặc biệt chú ý những vị trí thường sử dụng thao tác giải thích.
Dưới đây là một số bài viết tham khảo của học sinh.
Ví dụ 1.
Đề bài: “Tiền là người đầy tớ tốt và là ông chủ tồi.”
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm của mình về vấn đề trên.
Bài làm
Có người đã từng nói: Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi, người khác lại cho rằng:

Tiền bạc là cơ sở, nền tảng của cuộc sống. Đồng tiền từ xưa tới nay đã có bao nhiêu định
nghĩa mà chưa ai dám khẳng định đâu là định nghĩa chính xác. Đồng tiền đem đến lợi ích
cho cuộc sống con người hay gây ra bao đau khổ, uẩn ức, xấu xa? Có người đã đưa ra ý
kiến: Đồng tiền là người đầy tớ tốt và là ông chủ tồi như một cách trả lời cho khái niệm
đồng tiền trong xã hội.
Đồng tiền, về phương diện khoa học lịch sử có thể xem là công cụ trao đổi, biểu hiện
vật chất của nguyên tắc giao dịch thương mại. Đồng tiền là người đầy tớ tốt có nghĩa là nó
sẽ phục vụ đắc lực, hiệu quả cho cuộc sống con người dưới vai trò người đầy tớ trung thành.
Đầy tớ nghĩa là đồng tiền nằm dưới sự kiểm soát, quản lí của con người để đảm bảo mục
tiêu thực hiện. Ngược lại, tiền là ông chủ tồi tức là đồng tiền chi phối con người với vai trò
người làm chủ, điểu khiển, bắt con người phục tùng, có thể đẩy con người sa vào vòng tội
lỗi. Câu nói đã khẳng định đồng thời hai chức danh của đồng tiền người đầy tớ tốt và ông
chủ tồi cùng với thái độ của con người đối với đồng tiền. Nếu như con người biết điều
khiển, sử dụng hợp lí thì nó sẽ sinh lời, làm giàu, làm ích cho cuộc sống; nếu không đồng
tiền sẽ làm đảo lộn cuộc sống, đưa con người vào vòng tội lỗi bằng thứ ma lực chết người.
23


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

Chúng ta đến trường để học cách làm việc cực nhọc nhằm kiếm tiền. Tôi viết sách và
tạo ra những sản phẩm để dạy cho mọi người cách khiến cho đồng tiền phải phục vụ họ
(Robert Kiyosaki). Cùng chung tư tưởng với Kiyosaki, câu nói trên đã khẳng định giá trị to
lớn của đồng tiền dưới cách sử dụng, quản lí của con người. Nếu chúng ta biết điều khiển,
chế ngự đồng tiền với mục đích hợp lí, nó sẽ đem về nguồn thu lớn, làm giàu cho cá nhân và
cho gia đình. Xã hội hiện đại là xã hội mà mọi người cần phải có tiền để giải quyết các nhu
cầu thiết yếu: nhà cửa, trang phục, thực phẩm… Một người chồng làm ăn kinh doanh thành
đạt sẽ biết dùng đồng tiền ấy để sửa lại ngôi nhà, mua một chiếc xe… thì đời sống gia đình
sẽ được cải thiện. Một người vợ biết chi tiêu hợp lí, tiết kiệm sẽ chăm sóc, vun vén được
cho gia đình đầy đủ, hạnh phúc. Nếu con người có ý thức và mục đích rõ ràng cho việc sử

dụng đồng tiền, nó sẽ trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho việc làm giàu chính đáng, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đối với xã hội, đồng tiền là người đầy tớ tốt khi nó được đầu tư, sử dụng hợp lí, có
mục tiêu, phương hướng. Đồng tiền được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống
bệnh viện, trường học, các khu vui chơi giải trí cho trẻ em… sẽ làm tăng chất lượng cuộc
sống cộng đồng. Đồng tiền phúc lợi dành cho người cao tuổi, thương bệnh binh sẽ giảm bớt
khó khăn, lo toan. Đồng tiền cứu trợ cho những em nhỏ lang thang, cơ nhỡ sẽ thay đổi biết
bao số phận con người. Đặc biệt, dưới suy nghĩ và những mục đích cao thượng, đồng tiền sẽ
trở thành phép màu nhiệm: đồng tiền tình nghĩa của người miền xuôi gửi tới sẽ sẻ chia với
đồng bào vùng lũ, đồng tiền bảo trợ dành cho những đứa bé đáng thương nhiễm HIV… Đó
là những đồng tiền không phải được sử dụng bằng những toan tính thiệt hơn mà được trao
đi bởi những tấm lòng, những trái tim luôn biết rung động trước cuộc sống.
Thế nhưng, đồng tiền cũng có những mặt trái của nó. Chưa từng bao giờ đồng tiền lại
có sức mạnh đáng sợ như hiện nay. Con người đã tạo ra tiền bạc với mục đích trao đổi, buôn
bán tiện lợi, nhanh gọn song giờ đây đồng tiền không chỉ còn là một công cụ. Với sức mạnh
và quyền năng lớn lao, nó đã trở thành cả một thế lực chi phối, điều khiển con người. Nhiều
người xem đồng tiền là tất cả để rồi mờ mắt vì lợi nhuận. Đồng tiền “giúp” con người thăng
quan, tiến chức, có được sự nghiệp, danh vọng. Đồng tiền bưng bít, che giấu sự thật, đổi
trắng thay đen. Đồng tiền chi phối hành động của con người, gây ra những hậu quả đau xót.
Năm 2009, đã có 1415 vụ án tham những kinh tế ở khi vực phía Nam với số tiền lên đến
hàng chục tỉ đồng. Thích Quảng Độ nhân danh tôn giáo, tổ chức chống phá Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - chỉ vì một món tiền khổng lồ được nhận từ bọn phản động
ngoại bang. Đồng tiền không chỉ khiến chúng ta hành động sai trái mà còn tước đi cả lương
tâm và nhân phẩm con người.
24


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017

Nói về đồng tiền, những lợi ích và tác hại, chúng ta cũng cần phải suy ngẫm: liệu có

phải đồng tiền là nguyên do của mọi tội lỗi? Không. Từ khi ra đời đến nay, đồng tiền vẫn
đóng vai trò duy nhất là phương tiện vật chất giúp con người thông thương hàng hóa. Đồng
tiền ra đời đáp ứng nhu cầu của con người, phát triển nhờ sức lao động, tiền do con người
tạo ra. Nếu như con người có ý thức sử dụng đồng tiền hợp lí với mục đích trong sáng, rõ
ràng thì nó sẽ phục vụ hiệu quả cho con người, không chỉ đối với cá nhân mà với cả gia
đình, xã hội. Có thể nói, đồng tiền là thước đo giá trị trí tuệ, đạo đức, năng lực và nhận thức
của mỗi con người, là nguồn gốc của mọi điều tốt đẹp khi người ta nhận thức đúng đắn về
giá trị của nó. Ngược lại, nếu vì lợi ích, lòng tham mù quáng mà để đồng tiền điều khiển,
chi phối thì con người sẽ lún sâu vào con đường sai trái thậm chí tội ác.
Đặt ra vấn đề tiền bạc không thể không nhắc tới thái độ của con người đối với đồng
tiền. Trong xã hội với những cám dỗ của vật chất, danh vọng thì làm chủ được đồng tiền là
điều vô cùng khó. Đó không chỉ là sự thông minh, tỉnh táo trong lí trí, nhận thức của con
người mà còn là bản lĩnh để đương đầu với những cám dỗ. Khi con người giữ được cho
mình sự tỉnh táo, sáng suốt thì sẽ điều khiển được đồng tiền, bắt nó phục vụ cho cuộc sống
của con người đồng thời giữ được cái tâm trong sáng. Thế nhưng chỉ cần một chút dục vọng
tầm thường, không biết kiềm chế, đồng tiền vụt “đứng dậy” trở thành thế lực chi phối con
người. Lúc này, nếu con người không tự đứng lên được thì đó chỉ là những cá nhân nhu
nhược, hèn kém, tham lam, chỉ thích hưởng thụ mà không muốn lao động, thậm chí bị cuốn
vào vòng xoáy ma lực, tội lỗi của vật chất.
Vai trò của đồng tiền đương nhiên không thể phủ nhận. Chúng ta không thể sống mà
không có tiền. Tuy nhiên tiền không phải là tất cả. Có những thứ đồng tiền không bao giờ
mua được. Đó là hạnh phúc, tình yêu, tình bạn, lòng tự trọng, danh dự, lòng vị tha… Những
người cả đời nỗ lực để kiếm tiền những mong có được hạnh phúc nhưng đến cuối đời lại tự
hỏi rằng mình đã kiếm được bao nhiêu từ đống gia tài kếch xù ấy? Bên cạnh đó, cũng có
những con người vất vả lam lũ quanh năm vẫn rạng ngời hạnh phúc bởi họ biết rằng gia
đình, bạn bè đã cho họ những thứ mà tiền bạc không mua nổi. Đó là niềm vui sướng, tự hào
của một người cha 20 năm đạp xích lô nuôi con đậu thủ khoa đại học, là niềm xúc động, tin
yêu của một bà mẹ nông dân trong ngày đưa con trai ra sân bay đi tham dự kì thi Toán quốc
tế. Đó là những giá trị vĩnh hằng mà trọn đời con người phải tìm kiếm bằng những trải
nghiệm và bằng cả tâm hồn chứ không phải bằng tiền.

Hơn 200 năm trước, trong xã hội phong kiến, đại thi hào Nguyễn Du đã từng đau đớn
thốt lên:
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
25


×