Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tieu luan cao học kỹ thuật và công nghệ trong phát triển nền báo chí hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.18 KB, 26 trang )

ĐỀ TÀI: KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển rộng rãi của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay
đã làm thế giới thay đổi nhanh chóng trên nhiều phương diện, trong đó có
lĩnh vực báo chí và truyền thông. Ứng dụng công nghệ trong các hoạt động
báo chí, truyền thông là một xu thế tất yếu và chúng ta đang chứng kiến sự
thay đổi nhanh chóng ở các cơ quan báo chí hiện đại. Tất cả đều có xu
hướng vận dụng các thế mạnh của công nghệ. Bên cạnh tờ báo giấy, một cơ
quan báo chí thường kèm theo sản phẩm báo điện tử. Không chỉ có thế, các
cơ quan truyền thông khác nhau đều có mong muốn hướng tới một mô hình
tổng hợp bao gồm hầu hết các sản phẩm từ ấn phẩm in giấy, sản phẩm điện
tử, phát thanh, truyền hình. Thuật ngữ multimedia - truyền thông đa phương
tiện ra đời để chỉ hiện tượng đó.
Ngày nay yêu cầu đa chức năng đối với nhà báo hiện đại đã trở thành
đòi hỏi bình thường. Chẳng có gì lạ nếu người ta hình dung về một nhà báo
hiện đại là người vừa sử dụng máy tính bảng, trong lúc dùng điện thoại di
động có định vị vệ tinh, bên người sẵn sàng một máy ảnh và một camera
quay phim... Cách thức mà các nhà hoạt động báo chí và truyền thông nhập
cuộc và thực hiện sự tương tác với cộng đồng đã thay đổi căn bản.
Những tiến bộ vượt bậc về công nghệ của thời đại đã làm cho hoạt
động báo chí và truyền thông có thêm nhiều lợi thế rất lớn trong việc đáp
ứng những nhu cầu phức tạp và đa dạng của công chúng, không chỉ đơn
thuần là cung cấp thông tin, các loại hình giải trí mà đòi hỏi sự trực quan và
tương tác cao. Nhờ công nghệ họ có thể có được những sản phẩm sáng tạo


thỏa mãn xã hội ở những khu vực khác nhau nhất một cách nhanh chóng, kịp
thời và thuận tiện nhất.
Truyền thông đa phương tiện là một phương thức hoạt động báo chí
mới, và nhiều phần chắc chắn sẽ là chủ đạo trong tương lai rất gần. Không


chỉ ở các nước phát triển, cuộc cạnh tranh để vươn lên trong nghề nghiệp đối
với các nhà báo ở mọi khu vực hiện nay và tới đây sẽ rất gay gắt. Nhà báo bị
buộc đòi hỏi không thể chỉ chuyên vào một lĩnh vực như phóng viên ảnh,
phóng viên viết bài. Trường hợp phóng viên ảnh ngoài việc cung cấp phóng
sự ảnh, họ còn có thể phỏng vấn, ghi âm, quay phim, hiệu đính âm thanh,
hình ảnh video và thậm chí cả thiết kế đồ họa. Cũng không có gì là quá
phóng đại nếu như tự bản thân một người có thể trở thành một “cơ quan”
cung cấp sản phẩm truyền thông đa phương tiện cho cộng đồng nhờ biết ứng
dụng các loại máy móc và công nghệ.
Như vậy, sự phát triển công nghệ đem lại cơ hội chưa từng có để giúp
mở rộng khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Bản thân những người hoạt
động báo chí, truyền thông thời đa phương tiện là người có những kỹ năng
tổng hợp trên cơ sở việc ứng dụng sáng tạo các thành tựu công nghệ thông
tin. Vì vậy, em chọn đề tài kỹ thuật và công nghệ trong phát triển nền báo
chí hiện đại.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới
Những thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong các
lĩnh vực in ấn tạp chí, báo, sự phát triển của phát thanh truyền hình, đặc biệt
là internet đã cho phép thông tin được xuyên suốt ở mọi quốc gia trên thế
giới. Quá trình toàn cầu hóa thông tin được gắn với những thành tựu mới
nhất trong kỹ thuật thông tin liên lạc và điện tử. Thông tin trong khoảnh
khắc được truyền tải tức thời cho người xem, người đọc. Xu hướng chung


của báo chí thế giới hiện nay là thành lập những tập đoàn báo chí truyền
thông lớn có quy mô hoạt động, tạo ra sức ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới
quốc gia.
Tình hình trong nước
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn

bản cuộc sống của con người ở mọi nơi trên thế giới, trong đó lĩnh vực báo
chí và truyền thông là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ nhanh
và nhạy nhất. Những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và truyền thông
đứng trước cơ hội rất lớn để nâng cao và mở rộng các năng lực sáng tạo của
mình, đáp ứng đòi hỏi phát triển của công chúng cũng trong môi trường mà
tốc độ và sự thay đổi đòi hỏi nhanh chưa từng thấy.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về kỹ thuật và công
nghệ và những hệ lụy khó tránh khỏi tác động đến hiệu quả báo chí, đề tài
đưa ra những những giải pháp khắc phục giúp báo chí phát triển.
Nhiệm vụ: đề tài đánh giá chính xác vai trò của kỹ thuật và công nghệ
đối với sự phát triển báo chí truyền thông. Những yếu tố quyết định sự phát
triển của báo chí truyền thông hiện đại, từ đó đưa ra những đề xuất giúp báo
chí phát triển đúng hướng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển kỹ thuật và công nghệ trong nền
báo chí Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Kỹ thuật và công nghệ trong sự nghiệp phát
triển báo chí từ 2010 đến 2014
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác
– Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về sự nghiệp báo
chí Cách mạng Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp nội dung
Trên cơ sở mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đã xác định
như trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài
bao gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận về kỹ thuật và công nghệ

1.1 Một số khái niệm về kỹ thuật và công nghệ
1.2 Thành tựu khoa học công nghệ với sự phát triển báo chí
Chương II: Kỹ thuật và công nghệ đối với sự phát triển báo chí
hiện đại
2.1 Một số kết quả nổi bật trong sự nghiệp cách mạng báo chí Việt
Nam
2.2 Những hạn chế
Chương III: Một số giải pháp giúp báo chí phát triển trong nền
khoa học công nghệ hiện đại
3.1 Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp
báo chí cách mạng Việt Nam
3.2 Một số giải pháp giúp báo chí phát triển trong thời đại kỹ thuật
số


Chương I: LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
1.1 Một số khái niệm về kỹ thuật và công nghệ
1. KỸ THUẬT
a. Khái niệm: Kỹ thuật (tiếng Anh: engineering), có khi còn gọi
là ngành kỹ sư, là việc ứng dụng kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội, và thực
tiễn để thiết kế, xây dựng, và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ
thống, vật liệu, và quá trình. Kỹ thuật có thể bao gồm việc sử dụng sự hiểu
biết sâu sắc để tìm ra, tạo mô hình, và thay đổi quy mô một giải pháp hợp lý
cho một vấn đề hay một mục tiêu. Ngành kỹ thuật vô cùng rộng, nó bao gồm
một loạt các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù hơn, mỗi lĩnh vực nhấn mạnh đến
những lĩnh vực công nghệ và những kiểu ứng dụng riêng.
Tổ chức ECPD của các kỹ sư Hoa Kỳ định nghĩa "kỹ thuật" là "Việc
ứng dụng một cách sáng tạo những nguyên lý khoa học vào việc thiết kế hay
phát triển các cấu trúc, máy móc, công cụ, hay quy trình chế tạo, hay những
công trình sử dụng chúng một cách riêng lẻ hay kết hợp với nhau; hay vào

việc xây dựng hay vận hành những đối tượng vừa kể với sự ý thức đầy đủ về
thiết kế của chúng; hay để dự báo hoạt động của chúng dưới những điều kiện
vận hành nhất định; tất cả những việc vừa kể với sự chú ý đến chức năng đã
định, đặc điểm kinh tế của sự vận hành, hay sự an toàn đối với sinh mạng và
của cải".
Trong tiếng Việt, các từ "khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi
khi được dùng với nghĩa tương tự nhau hay được ghép lại với nhau (chẳng
hạn "khoa học kỹ thuật", "kỹ thuật công nghệ"). Công nghệ là tổng thể nói
chung các phương tiện kĩ thuật, các phương pháp tổ chức, quản lí được sử
dụng vào quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ.


b. Ưu điểm
Sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ ngày nay đang làm cho hoạt
động báo chí, truyền thông có thêm nhiều lợi thế. Thời đại truyền thông đa
phương tiện giúp cho những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền
thông mở rộng và phát triển khả năng nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu phức
tạp và đa dạng của công chúng, của xã hội.
c. Hạn chế
Sự phát triển những kỹ năng tổng hợp nhờ các phương tiện kỹ thuật,
bên cạnh những mặt tích cực dễ nhận thấy cũng không phải không còn có
những hệ lụy nếu như thay vì làm chủ kỹ thuật và công nghệ thì chúng ta
lại trở nên lệ thuộc vào nó. Chính điều này làm cho những người hoạt động
trong lĩnh vực báo chí, truyền thông cần phải tỉnh táo để không bị cơn lốc
của thời đại đa phương tiện nuốt chửng, dẫn đến làm thui chột các năng lực
tự nhiên của con người.
2. CÔNG NGHỆ
a. Khái niệm: Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự tạo ra, sự biến
đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng
nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn

đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một
chức năng cụ thể. Công nghệ cũng có thể chỉ đến một tập hợp những công
cụ như vậy, bao gồm máy móc, những sự sắp xếp, hay những quy trình.
Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con
người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.
b. Ưu điểm:
- Sự phát triển của công nghệ truyền thông đã tạo ra sự bùng nổ của
Internet. Quá trình này đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của báo chí
thế giới, hình thành xu thế vận động mới trong hoạt động báo chí - truyền


thông: Tích hợp các phương tiện truyền thông. Đó là quá trình các phương
tiện truyền thông, các thiết bị truyền thông và các kênh thông tin đại chúng,
các loại hình báo chí, được tích hợp lại trên nền internet. Internet vừa là
phương tiện truyền thông thứ tư (sau báo in, truyền hình, phát thanh), vừa là
sự tích hợp của cả ba phương tiện trên. Sự tích hợp các loại hình truyền
thông trên nền Internet đã tạo ra nhu cầu mới trong tiếp nhận thông tin của
công chúng, cho phép công chúng thu nhận thông tin bằng cả hình ảnh, âm
thanh, và văn bản.
- Những tiến bộ vượt bậc về công nghệ của thời đại đã làm cho hoạt
động báo chí và truyền thông có thêm nhiều lợi thế trong việc đáp ứng
những nhu cầu phức tạp và đa dạng của công chúng, không chỉ đơn thuần là
cung cấp thông tin, các loại hình giải trí mà đòi hỏi sự trực quan và tương
tác cao.
- Tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản một người có thể
sẵn sàng làm quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa
sách… Tại các hãng truyền hình, hãng sản xuất phim, một người có thể là
quản lý, biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử
lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình,
hay làm các kỹ xảo điện ảnh... Tại các xưởng sản xuất phim hoạt hình một

người có thể thiết kế, xây dựng phim hoạt hình, thiết kế nhân vật, thiết kế
kịch bản... Tại các công ty quảng cáo, PR một người có thể thiết kế bao bì,
nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo... hoặc một hệ thống
nhận dạng thương hiệu. Tại các công ty phát triển phần mềm, xây dựng
website một người có thể làm thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây
dựng nội dung các website… Tại các công ty về thiết kế đồ họa một người
có thể thiết kế đồ họa, mô phỏng ứng dụng trong y học, công nghiệp, du
lịch, dịch vụ, giáo dục...


- Với sự trợ giúp của công nghệ, một người có thể thích ứng với nhiều
vị trí công việc và cùng lúc có thể thực hiện nhiều công việc ở những vị trí
khác nhau.
- Nhờ công nghệ, độc giả có thể có được những sản phẩm sáng tạo
thỏa mãn xã hội ở những khu vực khác nhau nhất một cách nhanh chóng, kịp
thời và thuận tiện nhất. Từ đó xuất hiện lớp cư dân mạng. Với những đặc
trưng mới, trong môi trường giao tiếp hiện đại, phạm vi giao tiếp không giới
hạn, có thể tham gia trực tiếp trên các Forum, diễn đàn để bày tỏ chính kiến;
và tham gia tích cực vào sáng tạo các sản phẩm truyền thông. Một người
bình thường có thể chỉ với máy tính cá nhân nối mạng Internet, được các
công cụ hỗ trợ chỉ trong nháy mắt có thể phát biểu thông điệp của mình với
toàn thế giới.
VD: Những thước phim đầu tiên quay cảnh cuộc tấn công khủng bố
váo các tòa nhà cao ốc của Mỹ ngày 11/9/2001 là của các tay chơi nghiệp
dư được hãng truyền hình mua lại và phát rộng rãi cho toàn thế giới. Vụ
động đất và gây ra sóng thần ở Nhật Bản tháng 3 năm… đã chứng tỏ vai trò
của mạng xã hội đối với đời sống con người, nhất là những lúc thiên tai xảy
ra (Twitter, Facebook…)
- Một người, một nhà báo có thể trở thành một “cơ quan” cung cấp
sản phẩm truyền thông đa phương tiện cho cộng đồng nhờ biết ứng dụng các

loại máy móc và công nghệ. Sự phát triển công nghệ mở rộng khả năng sáng
tạo của mỗi cá nhân. Bản thân những người hoạt động báo chí, truyền thông
thời đa phương tiện là người có những kỹ năng tổng hợp trên cơ sở việc ứng
dụng sáng tạo các thành tựu công nghệ thông tin.
- Phương thức tiếp nhận thông tin của người dân đã và đang thay đổi
nhanh chóng, do khả năng kết nối dễ dàng vào mạng Internet toàn cầu, với
lượng thông tin khổng lồ được chuyển tải trên hàng trăm kênh truyền hình


quốc tế, hàng ngàn kênh phát thanh và hàng triệu websites … Đã có sự dịch
chuyển, thay đổi lớn ở nơi người dân, trong cách thức, mục đích và nội dung
tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông.
c. Một số hạn chế
- Sự ra đời của phương tiện kỹ thuật đã thay thế cơ bản các hoạt động
con người từ lao động cơ bắp đến năng lực giác quan hay trí não. Chính sự
phát triển vượt bậc về khoa học và công nghệ, máy móc không chỉ làm cho
con người lười đi, mà còn làm con người bị phụ thuộc. Nhưng điều quan
trọng hơn cả là con người dường như đến lúc tin vào máy móc hơn là tự tin
vào bản thân mình.
- Công nghệ có thể giúp cá nhân thích ứng và mở rộng các kỹ năng
trong những điều kiện nhất định. Song nó có nguy cơ làm thui chột các năng
lực tự nhiên ở con người.
- Môi trường truyền thông kỹ thuật số đang là vấn đề thời sự “nóng
bỏng” hiện nay. Những khối lượng thông tin lớn được chuyển tải tức từng
giây phút qua mạng Internet khiến con người không còn đủ khả năng kiểm
soát thông tin. Hiện tượng thiếu trung thực, bóp méo sự thật, lèo lái thông tin
theo những ý đồ xấu xuất hiện khắp nơi. Sự phát tán thông tin một cách hỗn
độn và sai lệch làm cho nhiều người mất niềm tin, dẫn đến hậu quả là những
thông tin tốt đẹp cũng có thể bị loại trừ, tẩy chay theo. Những tệ nạn mới
nảy sinh như việc lừa đảo, đe dọa qua các phương tiện truyền thông, môi

giới mại dâm, buôn người, buôn bán ma tuý và hàng lậu, phát tán những
hình ảnh khiêu dâm, các trò chơi kích thích bạo lực và những tài liệu đồi
truỵ không thể kiểm duyệt nội dung hoặc loại thông tin khích bác, bôi nhọ,
hạ phẩm giá và uy tín của người khác... đang là nỗi lo của nhiều người có
trách nhiệm trong xã hội.


- Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo nên
một môi trường thông tin hiện đại, không còn biên giới quốc gia. Không cần
được đào tạo bài bản về báo chí và không nhất thiết phải làm việc tại một cơ
quan báo chí nào đó, một người dân bình thường vẫn có thể tự nhận mình
hoạt động báo chí và viết những bài viết về các vấn đề của đời sống cho
đông đảo người đọc – như một nhà báo thực thụ.
- Trong môi trường truyền thông hiện đại, thông tin trên mạng xã hội
đa chiều, khó kiểm chứng đúng sai. Bên cạnh đó, việc mọi người có thể giấu
kín danh tính thật trên Internet khiến cho việc truyền tải, tiếp nhận và xử lý
thông tin ngày càng khó kiểm soát hơn. Một thực trạng xấu khác đang tồn tại
là những gì không được luật pháp hay đạo đức xã hội thừa nhận lại được
ngầm phát tán trên các phương tiện truyền thông mới, nhất là Internet, điện
thoại di động, các loại thiết bị lưu trữ xử lý dữ liệu gọn nhẹ có dung lượng
ngày càng cao.
- Nhiều tin đồn, tin từ mạng xã hội không được kiểm chứng được
nhiều phóng viên khai thác và biến thành tin chính thức trên kênh báo chí.
Những thông tin sai sự thật đó đã gây ảnh hưởng xấu hoặc xúc phạm uy tín,
danh dự của tổ chức, nhân phẩm của công dân, làm rối loạn thông tin, gây
bức xúc trong dự luận xã hội.
- Trong môi trường truyền thông Internet, việc sao chép, “đạo văn”
cũng đang trở nên một vấn đề báo động, vì chưa bao giờ việc đạo văn lại dễ
dàng như hiện nay, chỉ bằng các thao tác đơn giản ‘Ctr a”, “Ctr c” và “Ctr
v”. Hiện tượng phổ biến là sao chép nguyên văn nội dung tin, chỉ biên tập lại

tít. Thứ hai là sử dụng tin bài có biên tập lại. Thứ ba, đạo ý tưởng. Thứ tư, sử
dụng tin, bài hoặc đoạn văn không đề rõ nguồn gốc.
VD: Năm 2012, báo giới ngỡ ngàng, xấu hổ trước việc phóng viên
Nguyễn Chu Trinh bịa đặt tin giật gân câu khách về câu chuyện ‘Bố chồng


dính chặt nàng dâu” ở Tiền Giang (đăng trên báo mạng điện tử VOVNews).
Ngay lập tức, hàng chục báo điện tử, trang thông tin điện tử, diễn đàn…
đăng lại tin này. Một số báo điện tử khác “ăn theo” bịa tiếp câu chuyện
phỏng vấn người hàng xóm của nhân vật trong câu chuyện. Trên báo mạng
điện tử hiện nay có đủ loại thông tin đáp ứng nhu cầu đa dạng của đủ loại
người nhưng nhiều nhất, phong phú nhất là những thông tin “lộ hàng”,
“sốc, sex, sến”, những vụ giết người với những tình tiết dã man…. Hiện
tượng này không chỉ xuất hiện trên những trang báo mạng điện tử mới ra
đời mà có ở cả những tờ báo mạng điện tử đã có chỗ đứng, khẳng định được
vị trí của mình trong lòng độc giả.
- Thời công nghệ số, gia tăng hiện tượng chỉnh sửa ảnh. Công nghệ kỹ
thuật số và phần mềm photoshop đang khiến cho nhiều người lo ngại về độ
chân thực của các bức ảnh báo chí. Trong khi một trong những yêu cầu quan
trọng của ảnh báo chí là phải phản ánh trung thực, sinh động thực tế khách
quan, lưu lại khoảnh khắc có ý nghĩa cô đọng của lịch sử, thì với công nghệ
kỹ thuật số, nhằm mục đích thu hút độc giả, rất nhiều ảnh báo chí đã được
chỉnh sửa, khiến thông tin trở nên sai lệch. Công chúng báo chí đã từng lên
tiếng phản đối việc ảnh báo chí được dựng lại bằng photoshop, trong đó,
nhiều bức ảnh làm sai lệch hoàn toàn sự thật và tác giả bức ảnh có âm mưu
đánh lừa công chúng.
- Đáng lẽ một nhà báo có thể trở thành một cây bút viết phóng sự sắc
sảo và chỉ cần như thế là đủ thì anh ta lại trở thành một nhà báo đa phương
tiện. Thay vì tập trung mọi năng lực để sáng tạo những tác phẩm có tầm cỡ
thì anh ta lại chỉ có thể viết được những phóng sự kha khá bởi còn phải phân

phối khả năng cho việc xử lý những công việc khác như chụp ảnh, quay
phim, ứng dụng phần mềm công nghệ để xử lý sản phẩm. Bởi vì anh ta càng


ngày càng phải tăng năng suất làm việc để kịp thời phục vụ công chúng đang
đòi hỏi rất cao trong hưởng thụ.
- Sự phát triển mạnh mẽ này của hệ thống truyền thông Internet
khiến việc quản lý báo điện tử trở nên khó khăn hơn, vì đây là loại hình
mới phát sinh, chế tài quản lý báo điện tử còn đang hoàn thiện.
1.2 Thành tựu khoa học công nghệ với sự phát triển báo chí
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,
báo chí Việt Nam đã có nhiều đổi mới. Báo chí không những là chiến sĩ trên
mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng mà còn là phương tiện khai trí, đáp ứng
nhu cầu văn hóa đa dạng của công chúng. Báo chí không những là công cụ
tuyên truyền tư tưởng định tuyến mà còn là diễn đàn của nhân dân, là nơi
giao lưu, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, là nơi thông tin đa tuyến
của xã hội. Ngày nay, báo chí cũng tham gia hoạt động kinh tế như những
doanh nghiệp, sản phẩm báo chí trở thành hàng hóa đặc biệt đáp ứng nhu
cầu thông tin của xã hội. Báo chí có xu hướng không chỉ là hoạt động văn
hóa tinh thần mà nó còn là một ngành kinh tế - ngành "công nghiệp báo chí".
Một nền báo chí lành mạnh dù có tiếp nhận, tiếp biến những yếu tố mới của
báo chí - truyền thông thế giới với thành tựu công nghệ vượt bậc thế nào đi
nữa thì cũng được hội tụ bởi 3 yếu tố cơ bản, đó là: Văn hóa báo chí lành
mạnh và hấp dẫn; các giá trị cốt lõi về chính trị mà báo chí ủng hộ; giá trị
đạo đức cơ bản của con người được thể hiện trong tác phẩm báo chí, dù chỉ
là một cái tin, ảnh. Có thể tách biệt các yếu tố này nhưng thông thường sự
kết hợp hài hòa các yếu tố sẽ tạo nên sự lành mạnh của nền báo chí cách
mạng.



Chương II: KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI
2.1 Một số kết quả nổi bật trong sự nghiệp cách mạng báo chí Việt
Nam
Báo chí nước ta đã khẳng định những truyền thống cách mạng nổi bật.
Đó là truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân, trung thành tuyệt đối với
Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân và sự nghiệp cách mạng. Đây là phẩm chất
đáng tự hào của các thế hệ người làm báo trước đây và hơn 22 nghìn hội
viên nhà báo hiện nay, đang ngày đêm tác nghiệp trên khắp mọi miền đất
nước trong tâm thế vững vàng về bản lĩnh chính trị. Đội ngũ nhà báo cách
mạng luôn luôn tiên phong, có mặt nơi đầu sóng ngọn gió và sẵn sàng xả
thân vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, theo lý tưởng và con đường mà
Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Tiếp nối các thế hệ nhà báo đi
trước, thế hệ nhà báo ngày nay được đào tạo hệ thống, cơ bản, có khả năng
làm chủ công nghệ mới, ngoại ngữ tốt, chủ động bắt kịp xu thế phát triển đa
phương tiện của báo chí khu vực và thế giới. Báo chí Cách mạng Việt Nam
luôn luôn sáng tạo, tự đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh
đất nước còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đội ngũ nhà báo nước ta đã nhanh
chóng trưởng thành về chính trị, nghiệp vụ...
Hệ thống báo chí ngày nay lớn mạnh với 4 loại hình báo chí: báo in,
phát thanh, truyền hình và báo điện tử đang hàng ngày, hàng giờ, thậm chí
hàng phút cung cấp luồng thông tin khổng lổ, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu
thông tin hàng ngày của nhân dân. Hiện nay, mạng lưới báo chí ở Việt Nam
khá đa dạng, phong phú cụ thể có 812 cơ quan báo in với 1084 ấn phẩm, 67
đài phát thanh - truyền hình địa phương, 3 đài quốc gia, phát sóng 172 kênh
chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá. Mạng lưới này đã và đang


thực hiện nhiệm vụ tối quan trọng là cầu nối đưa thông tin đến người dân, và
ngược lại, đưa ý kiến, quan điểm, đánh giá và kiến nghị của người dân đến

các cơ quan quản lý.
Ngày nay kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin đang là đòi hỏi bắt
buộc đối với mỗi nhà báo để có thể khai thác và làm chủ được thông tin trên
mạng toàn cầu và trong nước. Vấn đề không phải chỉ là kĩ năng sử dụng
công nghệ mới vào làm báo, không phải chỉ là hiện đại hoá thiết bị, mà quan
trọng hơn, khi vận dụng những kĩ năng này, buộc chúng ta phải thay đổi
cách nghĩ, cách tư duy, cách làm việc, hình thức hoạt động và hiệu quả của
nó. Tính phổ cập, tính đa chiều của thông tin mạng ngày càng chiếm lĩnh đời
sống tinh thần, buộc nhà báo phải hoà nhập trước, thích nghi trước, với
những kĩ năng mới.
Truyền thông đa phương tiện là một phương thức hoạt động báo chí
mới, và chắc chắn sẽ là chủ đạo trong tương lai. Không chỉ ở các nước phát
triển, cuộc cạnh tranh để vươn lên trong nghề nghiệp đối với các nhà báo ở
mọi khu vực hiện nay sẽ rất gay gắt. Đòi hỏi các nhà báo không thể chỉ
chuyên vào một lĩnh vực như phóng viên ảnh, phóng viên viết bài. Phóng
viên ngoài việc cung cấp phóng sự ảnh, họ còn có thể phỏng vấn, ghi âm,
quay phim, hiệu đính âm thanh, hình ảnh video và thậm chí cả thiết kế đồ
họa và flash.
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn
bản cuộc sống của con người ở mọi nơi trên thế giới, trong đó lĩnh vực báo
chí và truyền thông là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ nhanh
và nhạy nhất. Những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và truyền thông
đứng trước cơ hội rất lớn để nâng cao và mở rộng các năng lực sáng tạo của
mình, đáp ứng đòi hỏi phát triển của công chúng.


Những năm qua, các mạng xã hội như Facebook, Twitter... ồ ạt ra đời
và phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, đem lại cho cộng đồng cư dân
mạng một không gian giao lưu tự do, rộng rãi hơn, đồng thời cũng tạo ra
cách thức và “công cụ” mới để các cơ quan báo chí hội tụ thực hiện nhiệm

vụ truyền thông của mình. Hiện nay, tại Mỹ, một số cơ quan báo chí truyền
thông đã thiết lập các vị trí chuyên biệt chuyên quản lý mạng xã hội; các học
viện, trường đại học báo chí lớn đã chủ động xây dựng một số môn học
tương ứng để đào tạo sinh viên có thể thông qua truyền thông xã hội sản
xuất và đưa tin bài, giúp họ thích nghi với sự phát triển của các phương tiện
truyền thông mới.
Sự chuyển đổi từ kỷ nguyên in ấn sang thời đại số khiến hoạt động
cạnh tranh của báo chí truyền thông không chỉ bó hẹp trong phạm vi thu thập
và đưa tin, mà còn thông qua việc hợp nhất các sản phẩm truyền thông để
nâng cao chất lượng và giá trị thông tin, từ đó tạo ra sản phẩm truyền thông
mới, hình thành các chuỗi sản phẩm và chuỗi giá trị trong các cơ quan báo
chí - truyền thông. Nếu xét từ ý nghĩa đó, trình độ và kỹ năng tác nghiệp
hiện nay của nhà báo đang trở nên lạc hậu, đòi hỏi nhà báo phải “đa kỹ
năng”, hiểu về truyền thông, biết lập kế hoạch, viết, biên tập tốt, quay phim
và chụp ảnh giỏi... Mặt khác, nhà báo “đa kỹ năng” cần phải hiểu công
chúng và kiểm chứng thông tin từ truyền thông xã hội. Một trong những sợi
chỉ quan trọng kết nối giữa nhà báo với công chúng là có thể thu thập được
rất nhiều kiến thức và giá trị từ công chúng và công chúng luôn sẵn sàng
chia sẻ những giá trị đó
2.2 Những hạn chế
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn
bản cuộc sống của con người ở mọi nơi trên thế giới, trong đó lĩnh vực báo
chí và truyền thông là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ nhanh


và nhạy nhất. Những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và truyền thông
đứng trước cơ hội rất lớn để nâng cao và mở rộng các năng lực sáng tạo của
mình, đáp ứng đòi hỏi phát triển của công chúng cũng trong môi trường mà
tốc độ và sự thay đổi đòi hỏi nhanh chưa từng thấy. Tuy nhiên, sự phát triển
những kỹ năng tổng hợp của những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí

truyền thông, bên cạnh những mặt tích cực dễ nhận thấy cũng không phải
không còn có những điều hệ lụy. Bản thân những hệ lụy này nằm ngay trong
chính sự phát triển những kỹ năng tổng hợp để đáp ứng đòi hỏi của mô hình
hoạt động đa phương tiện ngày nay.
Sự ra đời của phương tiện kỹ thuật đã thay thế cơ bản các hoạt động
con người từ lao động cơ bắp đến năng lực giác quan hay trí não. Máy móc
không chỉ làm cho con người lười đi, mà còn làm con người phụ thuộc.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là con người dường như đến lúc tin vào máy
móc hơn là tự tin vào bản thân mình. Chính sự phát triển vượt bậc về khoa
học và công nghệ đã làm ra điều đó. Nói về quan hệ giữa con người và sự
phát triển của công nghệ thông tin chúng ta đã nói đến nhiều giá trị mang lại
hạnh phúc cho con người. Đó là những năng lực vượt trội, những tiện ích,
những ứng dụng kỳ diệu, là những sáng tạo vô tận nhờ sự trợ giúp công
nghệ…
Công nghệ có thể giúp cá nhân thích ứng và mở rộng các kỹ năng
trong những điều kiện nhất định, song cũng vì thế, nó rất có nguy cơ làm
thui chột các năng lực tự nhiên ở con người. Đáng lẽ một nhà báo có thể trở
thành một cây bút viết phóng sự sắc sảo và chỉ cần như thế là đủ thì lại trở
thành một nhà báo đa phương tiện. Thay vì tập trung mọi năng lực để sáng
tạo những tác phẩm có tầm cỡ thì Nhà báo lại chỉ có thể viết được những
phóng sự kha khá bởi còn phải phân phối khả năng cho việc xử lý những
công việc khác như chụp ảnh, quay phim, ứng dụng phần mềm công nghệ để


xử lý sản phẩm. Bởi vì Nhà báo càng ngày càng phải tăng năng suất làm
việc để kịp thời phục vụ công chúng đang đòi hỏi rất cao trong hưởng thụ.
Tuy nhiên đây là công chúng (mà nhu cầu hưởng thụ phần lớn cũng bị tha
hóa) vốn chỉ quen xài những sản phẩm thiên về thỏa mãn giác quan trực tiếp
và không phải động não nhiều. Điều đáng nói ở đây là dường như ở cả hai
phía, công chúng và những nhà hoạt động truyền thông dần trở nên tương

hợp trong cùng một môi trường, cùng những tiêu chí.
Và như vậy, dường như không có cách nào khác, chúng ta đang trong
tình trạng không thể cưỡng lại xu thế chung. Cái xu thế mà tất cả mọi sản
phẩm phục vụ đời sống đều phải thỏa mãn được đòi hỏi nhanh, nhiều, tốt, rẻ.
Tuy thế những năng lực được hay buộc phải phát triển trong tương quan với
sự phát triển của thời đại công nghệ cũng cần được xem như một yếu tố làm
giảm sự tập trung năng lực tự nhiên ở con người. Cũng có thể nói như vậy
về công chúng của thời truyền thông đa phương tiện. Đó là công chúng mà
sẽ đến lúc phần lớn những nhu cầu của họ không còn dấu vết của tâm hồn
truyền thống nữa. Đối với họ sản phẩm truyền thông ngày càng phải nhanh
hơn, nhiều hơn, ngắn hơn, trực tiếp với giác quan hơn và ít phải động não
hơn.
Trong thời đại ngày nay, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, tất
cả mọi người đều có cơ hội để học hỏi và phát triển rất nhanh chóng. Nếu
muốn, một cá nhân có thể đồng thời phát triển những năng lực tưởng chừng
hết sức khác nhau để phục vụ những nhu cầu và đòi hỏi của cuộc sống hiện
đại. Và như vậy nếu như một người trẻ tuổi hoạt động trong lĩnh vực báo
chí, truyền thông mà không đáp ứng những đòi hỏi của công chúng đa
phương tiện thì có lẽ không hẳn là người đó không thể thích ứng với thời
đại. Họ hoàn toàn có thể lựa chọn đi theo một con đường riêng để bảo tồn và
phát triển những năng lực tự nhiên và thiên bẩm của mình khỏi bị cơn lốc


của thời đại đa phương tiện nuốt chửng! Có phải chăng chúng ta càng ngày
càng hiếm hoi những năng lực chuyên biệt trong thời đại truyền thông đa
phương tiện?!


Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP BÁO CHÍ PHÁT TRIỂN
TRONG NỀN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

3.1 Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp
báo chí cách mạng Việt Nam
Ngày nay, báo chí cách mạng Việt Nam là một hệ thống các cơ quan
thông tin đại chúng gồm đủ các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện
tử, báo ảnh, phát triển từ Trung ương đến địa phương, do nhiều cơ quan, tổ
chức, đoàn thể chủ quản, hướng tới nhiều đối tượng và sử dụng nhiều công
nghệ hiện đại khác nhau, xuất bản và lưu hành cả trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ cơ bản của báo chí ngày nay là phục vụ mục tiêu độc lập dân tộc
gắn với chủ nghĩa xã hội, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”, thúc đẩy phát triển xã hội, mở rộng giao lưu, hội nhập
quốc tế.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa ngày nay, báo chí nước ta đã thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn
luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần
chúng và là diễn đàn rộng rãi của nhân dân, góp phần kiến tạo bầu không khí
dân chủ trong đời sống xã hội.
Thực hiện tốt chức năng tư tưởng, báo chí nước ta đã chủ động, tích
cực và có nhiều sáng tạo, góp phần vào việc truyền bá, bảo vệ và phát triển
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa đường lối, quan điểm
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; khẳng định
những thành tựu to lớn, toàn diện của sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng
lãnh đạo trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh, đối ngoại; góp phần quan trọng vào công tác tổng kết thực tiễn, làm
sáng tỏ các vấn đề lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên


chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Báo chí đã thông tin, tuyên truyền sinh động về
nhiều tấm gương “người tốt, việc tốt”, điển hình tiên tiến trong các phong
trào thi đua yêu nước; phản ánh trung thực tâm tư, nguyện vọng chính đáng
của nhân dân; đồng thời tích cực tham gia đấu tranh phản bác các thông tin,

quan điểm sai trái, thù địch. Nhìn chung, báo chí nước ta đã phát huy được
vai trò, vị thế trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội
trước những sự kiện quan trọng, phức tạp và nhạy cảm trong nước và trên
thế giới; xử lý tốt mối quan hệ giữa tính định hướng chính trị, tư tưởng và
việc đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.
Trong thực tiễn đổi mới đất nước, báo chí cách mạng Việt Nam hiện
nay thể hiện rõ nét hơn chức năng giám sát, phản biện, giúp Đảng, Nhà
nước, các cơ quan, đoàn thể Trung ương và địa phương xây dựng, điều
chỉnh, bổ sung nhiều chủ trương, chính sách, cơ chế, quy định pháp lý và
triển khai các chương trình, dự án kinh tế - xã hội. Tiếp tục thể hiện rõ nét
tính chiến đấu, đi tiên phong trong việc đấu tranh chống tiêu cực, tham
nhũng, lãng phí, báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần củng cố niềm tin
của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Cùng với việc nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của
nhân dân, báo chí cách mạng Việt Nam có tác động tích cực trong việc giáo
dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, góp
phần bảo vệ và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Nhiều cơ quan báo chí có sáng kiến tổ chức các hoạt động xã hội, từ
thiện, nhân đạo, tích cực tham gia phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, giúp đỡ
đồng bào vùng lũ lụt, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó...
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới,
nhất là tình hình Biển Đông hiện nay, báo chí cách mạng Việt Nam đã đi đầu
trong công tác thông tin, tuyên truyền, khẳng định cơ sở pháp lý, bằng chứng


lịch sử về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích chính
đáng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng
biển của Việt Nam; phê phán, phản đối hành động sai trái, phi pháp của
Trung Quốc; khơi dậy lòng yêu nước, ý thức chủ quyền lãnh thổ, lợi ích
chính đáng của dân tộc; khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước ta

giải quyết các vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp
quốc tế; quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ
quốc gắn với giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực để xây
dựng và phát triển đất nước.
Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại trên mặt trận báo chí cũng
được chú trọng, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam trên trường quốc tế; củng cố, mở rộng quan hệ của Việt Nam với các
nước và tổ chức quốc tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư và du
khách nước ngoài đến với Việt Nam; tăng cường gắn kết, vận động cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát
triển đất nước. Nhiều cơ quan báo chí đã phát huy tốt ưu thế của các ấn
phẩm, chương trình bằng tiếng nước ngoài; đồng thời, đưa thông tin lên
internet để phục vụ đối tượng khán giả là người Việt Nam ở nước ngoài,
người nước ngoài ở Việt Nam. Nội dung tuyên truyền bám sát sự chỉ đạo,
định hướng của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin đối ngoại trong
tình hình mới. Chủ động, tích cực hội nhập với báo chí thế giới trên cơ sở
giữ vững bản sắc dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của nền báo chí cách
mạng, Hội Nhà báo Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức quốc tế
các nhà báo (OIJ), Liên đoàn báo chí ASEAN (CAJ), Đài Tiếng nói Việt
Nam, Đài Truyền hình Việt Nam mở rộng phạm vi phủ sóng phát thanh,
truyền hình ra nhiều khu vực trên thế giới. Thông tấn xã Việt Nam, báo
Nhân Dân và một số báo, đài đã mở văn phòng đại diện, cử phóng viên


thường trú hoặc lưu động ở các địa bàn quan trọng, tham gia phản ánh các
sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội của khu vực và thế giới.
3.2 Một số giải pháp giúp báo chí phát triển trong thời đại kỹ
thuật số
Trong tình hình hiện nay, báo chí cách mạng Việt Nam cần giữ vững
và phát huy hơn nữa bản chất cách mạng, là công cụ tư tưởng, văn hóa của

Đảng, là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Báo chí
hoạt động theo định hướng của Đảng, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta; phát
huy tính tiên phong của báo chí trong việc tập hợp, đoàn kết, cổ vũ các tầng
lớp nhân dân tích cực tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
Yêu cầu khách quan đó đòi hỏi công tác báo chí phải hướng vào mục
tiêu giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, từng bước
xây dựng hệ giá trị của con người mới, lối sống mới, làm cho những nguyên
lý cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Đứng trước những
yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, báo chí nước ta cần kiên định mục
tiêu, lý tưởng của Đảng, thực hiện tốt chức năng báo chí là cơ quan ngôn
luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức
nghề nghiệp, là diễn đàn rộng rãi của nhân dân. Do vậy, thời gian tới, công
tác báo chí cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo
chí cách mạng trong những người làm công tác báo chí và toàn xã hội. Nền
báo chí cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là bộ phận của công
tác tư tưởng, văn hóa của Đảng, có sứ mệnh cao cả cùng toàn Đảng, toàn
dân thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam


xã hội chủ nghĩa. Việc quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của báo chí cách mạng giúp những người làm báo vững vàng trước
mọi thử thách, nâng cao trách nhiệm chính trị của người làm báo trước Đảng
và nhân dân.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí việc
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI và hướng tới Đại hội XII của
Đảng; tập trung thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn

hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân; đẩy mạnh cải
cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường quốc
phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bảo đảm an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; mở rộng hoạt động đối ngoại và hội
nhập quốc tế; phát huy tốt vai trò là diễn đàn phản ánh, thảo luận và đề xuất,
kiến nghị với Đảng, Nhà nước các biện pháp giải quyết những vấn đề kinh tế
- xã hội của đất nước.
Thứ ba, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh chống “diễn biến hòa
bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, lý luận; đấu tranh phản bác những
thông tin, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, đối tượng cơ hội chính
trị chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta. Báo
chí cần tỉnh táo, thận trọng trong xử lý thông tin, có sự nhạy cảm chính trị
tốt trước những thông tin xấu, độc, tác động tiêu cực đến nhận thức và dư
luận xã hội.
Thứ tư, tiếp tục khẳng định vị thế, chiếm lĩnh được công chúng và giữ
vững được vai trò, chức năng định hướng dư luận trong điều kiện các mạng
xã hội và các phương tiện truyền thông khác trên internet đã, đang và sẽ còn
phát triển rất mạnh mẽ, tác động lớn đến xã hội và cạnh tranh với báo chí cả
về thông tin, tài chính, nhân lực, công chúng. Báo chí cần phải thường xuyên
đổi mới, nâng cao chất lượng, sức hấp dẫn, hiệu quả thông tin; xử lý tốt mối


quan hệ giữa việc đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng
với bảo đảm định hướng chính trị, tư tưởng của nội dung thông tin. Do đó,
các cơ quan báo chí và những người làm báo phải nỗ lực, cố gắng, không
ngừng đổi mới cả về phương thức quản lý và tác nghiệp báo chí để đưa đến
công chúng những thông tin chuẩn xác, nhanh, sinh động, hấp dẫn.
Thứ năm, trên cơ sở thực hiện Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về
thực hiện Đề án quy hoạch báo chí toàn quốc đến năm 2025 và các văn bản
quy định của Chính phủ về quy hoạch hệ thống báo chí toàn quốc, các cơ

quan báo chí cần chủ động rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, sản phẩm báo
chí, khẩn trương xây dựng kế hoạch đổi mới, sắp xếp lại các cơ quan báo
chí, sản phẩm báo chí theo hướng hợp lý, tinh gọn, thiết thực và hiệu quả, để
báo chí thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân.


KẾT LUẬN
Thực tiễn cho thấy, hiện nay, tính năng hội tụ của các phương tiện
truyền thông trên mạng Internet không ngừng nâng cao, cách thức, hình thức
tiếp nhận và truyền phát thông tin ngày càng đa dạng và phong phú. Sự xuất
hiện của thời đại 3G khiến báo chí mobile, online trên điện thoại di động,
truyền hình mobile... đã thúc đẩy MP4, ipad, laptop, màn hình ngoài trời
không dây... phát triển mạnh mẽ. Có thể thấy, mạng Internet và điện thoại di
động đã làm thay đổi cuộc sống của con người, đồng thời cũng làm thay đổi
“môi trường sinh thái” của các phương tiện truyền thông, khiến cách thức tổ
chức của các phương tiện truyền thông mới và cũ có nhiều thay đổi. Sự thay
đổi về hình thức và phương thức truyền thông mới khiến cách thức hợp nhất
và tái tạo nội dung truyền thông ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt,
các phương tiện truyền thông mới đã phá bỏ “biên giới cứng” về thời gian,
không gian của các phương tiện truyền thông truyền thống vốn tồn tại đơn lẻ
trước đây như báo in, phát thanh và truyền hình.


×