Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

BÀI GIẢNG LỊCH sử NHÀ nước và PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.75 KB, 48 trang )

BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

1. Các nhân tố tác động đến sự hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt
Nam
1.1. Sự chuyển biến về kinh tế và quá trình phân hóa xã hội:
• Nền kinh tế nông nghiệp phát triển ở mức độ nhất định. Nghề trồng lúa nước,
chăn nuôi, nghề gốm, cũng như sự xuất hiện của nghề luyện kim đồng thau
• Xã hội có những chuyển biến quan trọng, là hệ quả từ sự phát triển của nền KT.
Chế độ mẫu hệ dần dần chuyển sang chế độ phụ hệ. Những gia đình nhỏ trở thành
những đơn vị kinh tế độc lập.
• Công xã thị tộc dần dần tan rã và nhường chổ cho công xã nộng thôn, kết hợp cả
3 quan hệ là láng giềng, địa lý và huyết thống
1.2 Nhân tố trị thủy – thủy lợi và chống chiến tranh xâm lược
• Nền nông nghiệp ngày càng phát triển, yêu cầu về các công trình thủy lợi ngày
càng cấp bách.
• Giặc ngoại xâm từ phương bắc dòm ngó, chuẩn bị xâm lược
• Bắt nguồn từ chỗ nền SX phát triển cao, sản phẩm làm ra nhiều, xã hội phân chia
thành giai cấp, sự bóc lột giữa các giai cấp dẫn đến sự đấu tranh lẫn nhau.
2. Sự hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thời Hùng Vương
2.1 Sự hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc : Nhà nước Văn Lang :
• Việt sử lược – Bộ sử xưa nhất VN cho rằng vào những năm 696 – 681 TCN, tại
bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng
Vương, đóng đô ở Văn Lang, truyền được 18 đời đều được gọi là Hùng Vương.
• Sự ra đời của nhà nước Văn Lang là một quá trình tập hợp các lạc thành các liên
minh bộ lạc chuyển hóa thành nhà nước. Nhà nước Văn Lang ra đời với tính cách
là một nhà nước phôi thai trong lịch sử Việt Nam.
2.1 Sự hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc (tt)


Nhà nước Âu Lạc
• Theo thư truyền, vào năm 241 TCN, nhà Tần xâm lược nước ta, Tây Âu – nơi của


An Dương Vương Thục Phán là địa bàn bị xâm lược đầu tiên. Thục Phán đã lãnh
đạo nhân dân chiến đấu chống xâm lược và được ND suy tôn làm người chỉ huy
cao nhất. 5-6 năm chiến tranh đã thắt chặt quan hệ giữa người Tây Âu và Lạc Việt,
đó là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của NN
Âu Lạc (kết hợp giữa Âu và Lạc) để thay thế cho Hùng Vương.
2.2 Tổ chức nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
Tổ chức nhà nước Văn Lang :
• Đơn sơ, đứng đầu là Hùng Vương, dưới Vua có các Lạc hầu, có thể thay mặt Vua
giải quyết những công việc trong cả nước. Lạc tướng là những người đứng đầu của
mỗi bộ Lạc trong 15 bộ (cơ sở là 15 bộ lạc trước đây)
• Dưới bộ có các Công xã nông thôn, đứng đầu là Bố Chính. Quan hệ giữa NN và
Công xã là QH lưỡng hợp – vừa đại diện cho các CX nhưng NN cũng bóc lột công
xã, cho phép CX tự trị nhưng phải thuần phục NN.
Tổ chức nhà nước Âu Lạc :
• Nhìn chung là kế thừa tổ chức bộ máy NN của Văn Lang, tất nhiên vẫn có sự
tăng cường hơn trước. Điểm nổi bật là quân đội được chú trọng hơn (theo sử sách
thì khoảng hơn 1 vạn), lực lượng nô lệ đông đúc hơn, chủ yếu là nô lệ gia đình.
3. Pháp luật thời Hùng Vương
Tình hình pháp luật. • Nguồn luật: Tập quán pháp: Tập tục, lễ giáo, mệnh lệnh
của nhà vua
• Về HNGĐ: 1 vợ 1 chồng, người nghèo không được lấy người giàu, hôn nhân theo
chế độ phụ hệ
• Về Dân sự: hình thành quy định về chia tài sản cho người chết, nếu không sẽ bị
XH lên án


• Về Hình luật: Chúng ta chưa có tài liệu nào cho thấy sự xuất hiện của Hình luật.
Chỉ có 1 chi tiết là An Dương Vương giết Mị Châu khi biết tin nàng tiếp tay cho
giặc
Nhận Xét

-

-

Tóm lại, với sự ra đời của 2 Nhà nước kế tiếp nhau là Văn Lang và Âu Lạc
đã đánh dấu 1 bước ngoặc có tính lịch sử trong xã hội nước ta trước đây. Từ
chỗ mông muội đi đến thời đại có nhà nước.
Mặc dù vậy nhưng sự tồn tại của Văn Lang – Âu Lạc chỉ trong thời gian
ngắn. Cuộc chiến chống Triệu Đà xâm lược thất bại đã đẩy đất nước lâm vào
thảm họa hơn 1000 năm Bắc thuộc. Lịch sử dân tộc chuyển sang Thời kỳ
Bắc thuộc

Nhà cửa thời văn Lang
CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM THUỘC CHƯƠNG I
1.
Căn cứ vào đâu để khẳng định thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc, chế độ mẫu hệ
đã nhường chổ cho chế độ phụ hệ?
2.

Tại sao nói Nhà nước Văn Lang ra đời là kết quả tất yếu của lịch sử?

3.
Tại sao nói Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời “mang đậm chất Phương
Đông”? 4. Tại sao nói nhà nước Văn Lang tính đại diện cao, tính liên kết mạnh
nhưng tính giai cấp yếu.
5. Trong các tiền đề cho sự ra đời của một nhà nước, theo anh/chị thì tiền đề nào là
đầu tiên? Tiền đề nào quan trọng nhất?
1. Tình hình lịch sử Việt Nam giai đoạn Bắc Thuộc (179 TCN – 938)
• Nhà nước Âu Lạc do An Dương Vương sáng lập, tồn tại trong thời gian ngắn đã
bị Triệu Đà vua nước Nam Việt tiến hành chiến tranh xâm lược, đã nhiều lần tấn

công vũ trang nhưng điều thất bại, Triệu Đà bằng thủ đoạn đưa con trai Trọng Thủy
lấy Mỵ Châu để làm con rể An Dương Vương, Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc
vào năm 179 TCN. Từ năm 179 đến năm 938 nhà nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ
của triều đại phong kiến Trung Quốc.


1. Tình hình lịch sử Việt Nam giai đoạn Bắc Thuộc (179 TCN – 938) (tt) :

Lãnh thổ Âu Lạc chịu sự cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc
khác nhau. Khi triều đại này bị thay thế bởi triều đại khác ở Trung Quốc thì nhà
nước Âu Lạc (lúc này là một nhà nước bị đô hộ) cũng có sự chuyển đổi ít nhiều về
tổ chức bộ máy, con người, chính sách và pháp luật.

Sự cai trị của chính quyền đô hộ trong suốt quá trình 1000 năm này, dân tộc
Âu Lạc đã không ngừng đấu tranh giành lại độc lập cho nước nhà.
2 Tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ :
2.1. Giai đoạn 179 TCN - 39 SCN
Củng cố bộ máy chính quyền nhằm thực hiện chính sách cai trị, bóc lột;

Nhìn chung chính quyền đô hộ vẫn giữ cơ sở chính quyền như trước, chỉ
tăng cường người đứng đầu để
2.2 Giai đoạn sau năm 43
Sau cuộc đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Đông Hán thay đổi căn bản
bộ máy chính quyền đô hộ, đặc biệt là ở cấp Huyện. Các huyện lệnh là người
Trung Hoa. Điều đó chứng tỏ nhà Hán đã thất bại trong chính sách
“dùng người Việt trị người Việt”.
Cấp Châu và Quận vẫn giữ nguyên trong những năm đầu đô hộ, nhưng sau đó,
với mỗi triều đại khác nhau, họ đã có nhiều thay đổi trong bộ máy
chính quyền để thực hiện triệt để chính


Hai Bà Trưng cỡi voi

sách cai trị tấn công giặc Hán
3. Chính sách cai trị và pháp luật của chính quyền đô hộ
3.1 Chính sách cai trị của chính quyền đô hộ : Về chính trị:
- Xóa bỏ chủ quyền của Âu Lạc, sáp nhập vào lãnh thổ của Trung Hoa, những
năm sau thì xóa bỏ hẳn cơ sở chính quyền của Âu Lạc.


- Trấn áp phong trào đấu tranh trong nhân dân - Sau khi dập tắt cuộc khởi
nghĩa HBT, chính quyền áp dụng cùng lúc hai chính sách, giết rất nhiều thủ lĩnh
nhưng đồng thời áp dụng chính sách mua chuộc nhiều quý tộc Lạc Việt.
- Thực hiện triệt để các biện pháp nhằm đồng hóa dân tộc ta.


3.1 Chính sách cai trị của chính quyền đô hộ

Về Kinh Tế :


Du nhập và áp đặt quan hệ sở hữu phong kiến


Chiếm đất đai lập trang trại tư nhân, hình thành tầng lớp địa chủ người Hán
trên lãnh thổ Việt

Áp đặt các chính sách thuế ruộng, lao dịch,…bên cạnh thủ đoạn truyền
thống là cống nạp.

Nói chung là chúng thực hiện chính sách bóc lột nặng nề về kinh tế, thu thuế

bạo ngược đối với cư dân Lạc Việt
Bóc lột nặng nề


3.1 Chính sách cai trị của chính quyền đô hộ

Về văn hóa :

Chúng cho gia nhập, tuyên truyền các luồng tư tưởng, tôn giáo lớn như Đạo
nho, đạo lão, đạo phật…..

Coi những tư tưởng, lễ nghi đó là những công cụ để thực hiện chính sách
đồng hóa về mặt tư tưởng đối với nhân dân ta.


Mở trường dạy học chữ Hán


Tuy nhiên, tất cả những âm mưu, chính sách của chúng đều thất bại trước sự
bài trừ của nhân dân Lạc
Việt


Với các tài liệu ít ỏi và tản mạn, chúng ta không có cơ hội nghiên cứu một cách
toàn diện chính sách pháp luật thời kỳ này. Tuy nhiên, chúng ta có các tư liệu để có
thể hình dung đôi nét về cơ sở pháp luật như sau:
Luật hình sự :
Ba nhóm tội phạm xâm phạm đến lợi ích của chính quyền đô hộ bị điều chỉnh bởi
Luật hình sự, hình phạt nặng nhất là tử hình, trượng, đi đày hoặc thích chữ vào
mặt, cắt mũi. Cụ thể:



Nhóm tội chức vụ như tham ô, ăn hối lộ, tham nhũng



Nhóm tội mua bán nô tỳ



Nhóm tội phạm kinh tế như mua bán muối, sắt

Luật Dân Sự:


Hai hình thức sở hữu là Sở hữu nhà nước và Sở hữu tư nhân



Sở hữu nhà nước chỉ xoay quanh đối tượng quan trọng nhất là đất đai.


Sở hữu tư nhân chỉ liên quan đến 1 số thành phần quan lại và địa chủ người
Hán.


Quyền sở hữu chia làm 3 quyền rõ ràng: Chiếm hữu, Sử dụng và Định đoạt


Như vậy, luật dân sự đã được hình thành và nhằm bảo hộ chủ yếu cho việc

bảo vệ quyền sở hữu đất đai của chính quyền đô hộ.
Luật hôn nhân gia đình :

Quan hệ hôn nhân gia đình chịu nhiều ảnh hưởng của lễ giáo nho giáo. Các
quy định về đồ sính lễ, tuổi tác và các thủ tục tốn kém khác được các Thái Thú
tuyên truyền.

Bên cạnh đó, các qui định về thuế khóa, tài chính của Luật Trung Hoa chắc
chắn đã được du nhập và áp dụng. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ áp dụng vẫn còn
hạn chế, nhân dân Âu Lạc vẫn cố dùng tập tục địa phương để điều chỉnh quan hệ
nội bộ của mình.


4.1 Chính quyền Hai Bà Trưng (40 – 43)

Hai Bà Trưng xưng vương sau khi tiến hành cuộc khởi nghĩa thành công vào
mùa xuân năm 40, lật đổ chính quyền đô hộ nhà Đông Hán.

Với thời gian độc lập ngắn ngủi từ năm 40 – 43 chính quyền Hai Bà Trưng
giành được sau hơn hai thế kỷ bị đô hộ trước đó chưa có đủ điều kiện để xây dựng
một bộ máy cai trị vững chắc, quy củ. Nhà Đông hán quay lại xâm lược Việt Nam
vào năm 43.

Là chính quyền Hai Bà Trưng độc lập tự chủ đầu tiên trong giai đoạn chống
Bắc thuộc. Ra đời mang nhiều ý nghĩa lớn lao chống quân xâm lược
4.2 Nhà nước Vạn Xuân (544 – 602)

Năm 524 cuộc khởi nghĩa do Lý Bí – một hào trưởng địa phương lãnh đạo
và được sự ủng hộ của nhân dân giành được thắng lợi vào năm 544. Lý Bí xưng đế
đặt tên nước là Vạn Xuân.


Sau khi Lý Nam Đế mất Triệu Quang Phục xưng vương, đóng đô ở Long
Biên, sau dời sang Vũ Minh,
Triệu Quang Phục ở ngôi được 23 năm từ năm 548 đến 570.

Tuy tổ chức bộ máy còn đơn giản, nhưng đây là một chính quyền độc lập tự
chủ, đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành độc lập, tự
chủ nước nhà.
4.3 Chính quyền họ Khúc (905 – 930) Năm 905, được sự ủng hộ của nhân dân,
trong lúc triều đình Trung Quốc suy yếu, Khúc Thừa Dụ tổ chức tấn công và giành
thắng lợi. Chính quyền Họ Khúc đã xóa bỏ bộ máy cai trị chính quyền đô hộ, cũng
cố nền độc lập nước nhà, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải phong Khúc
Thừa Dụ làm Tĩnh hải quân
Tiết độ sứ.
Năm 907 Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay, Khúc Hạo đã tiến hành nhiều cải
cách ở các lĩnh vực khác nhau:


Về kinh tế
Sở hữu ruộng đất tập thể chiếm đa số, sở hữu tư nhân có tồn tại nhưng chỉ
chiếm 1 số ít
-

Về quan hệ bóc lột, công xã phải nộp tô thuế cho nhà nước.

Về xã hội
Hệ quả từ các quan hệ kinh tế trên đây nên xã hội hình thành 3 tầng lớp: Qúy
tộc, quan lại, thổ hào giàu có đứng đầu những vùng khác nhau.
-


Nông dân công xã và nô tỳ

Về Tổ chức chính quyền
Tiết độ sứ là quan đứng đầu An Nam
Chia lại các chính quyền địa phương để xây dựng 1 chính quyền độc lập. Các cấp
chính quyền lần lượt là Lộ, Phủ, Châu, Xã và Giáp và đặt thêm nhiều Giáp mới.
Về pháp luật :
oĐã thực hiện một số cải tổ quan trọng nhằm bãi bỏ những chính sách bóc lột nặng
nề của chính quyền đô hộ nhà Đường như : chính sách “Binh quân thuế ruộng”,
“Tha bỏ lục dịch”. Chế độ thuế má, điền tô được sửa đổi góp phần giải phóng sức
lao động của con người.
4.3 Chính quyền họ Dương (931 – 937)
Năm 931, Dương Đình Nghệ giành được độc lập tự chủ cho dân tộc, nhưng chỉ
không bao lâu sau, vào năm 937 ông bị Kiều Công Tiễn giết chết, chính quyền họ
Dương kết thúc, đất nước lại rơi vào ách đô hộ của nhà Nam Hán.
Thời gian tồn tại của Họ Dương rất ngắn ngủi, do đó về cơ bản vẫn duy trì mô hình
tổ chức của chính quyền họ Khúc trước đó.
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đồng thời sự đan xen các chính quyền tự chủ của
nước ta. Cho đến năm 938 chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, nền độc lập
của nước nhà mới thực sự được giữ vững.


Câu hỏi ôn tập chương
-

Thế kỷ thứ X (thời kỳ chuyển tiếp giữa hai giai đoạn khác biệt nhau khá lớn
của lịch sử nước nhà) đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Nhà Ngô : o Với thời gian tồn tại ngắn (bắt đầu từ năm 939 và kết thúc 967), nhà
Ngô lại có nhiều lần biến động lớn về ngôi vua, do vậy tình hình đất nước nhìn

chung nằm trong tình trạng bất ổn định. Năm 938 Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân
đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng. Đầu năm 939 Ngô Quyền xưng vương, giành lại độc lập thật sự cho nước
nhà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc.
Ngô Quyền cai trị đến năm 944 thì mất.
- Nhà Ngô truyền ngôi được hai đời :
- Ngô Xương Ngập (mất năm 954) - Ngô Xương Văn ( mất năm 967).
Ngô Xương Xí con của Ngô Xương Ngập lên ngôi, đất nước rơi vào tình trạng các
tướng lĩnh chiếm cứ các địa phương dẫn đến hỗn loạn, chia thành 12 sứ quân cát
cứ.
Nhà Đinh: o Sau hai năm dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước,
lên ngôi Hoàng đế vào năm 968, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại
Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
oĐến năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và con trưởng là Đinh Liễn bị Chi hậu nội nhân Đỗ
Thích giết chết. Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi, hiệu là Đinh Phế Đế và Thập đạo tướng
quân Lê Hoàn làm phụ chính. oNhà Đinh tồn tại trong 12 năm với 2 đời vua :
-

Đinh Tiên Hoàng (968 – 979)

-

Đinh Phế Đế (979 – 980)

Nhà Lê (tiền Lê) : o Năm 980, trước sự đe dọa xâm lược của nhà Tống Trung
Quốc, được sự suy tôn của quan lại và thái hậu Dương Vân Nga, Lê Hoàn lên ngôi
hoàng đế, lập ra nhà Tiền Lê.


Lê Long Đĩnh là con thứ năm của Lê Hoàn. Ở ngôi được bốn năm thì mất. oNhư

vậy, thời nhà Tiền Lê trải qua 29 năm, với 3 đời vua :
-

Lê Đại Hành (980 – 1005)

-

Lê Long Việt (1005)

-

Lê Long Đĩnh (1005 – 1009)

2.1 Nhà Ngô (939 - 965) : o Dưới triều Ngô, nhà nước được tổ chức theo chế độ
quân chủ, đứng đầu tổ chức bộ máy nhà nước là Vua, nắm toàn bộ quyền lực nhà
nước.
Dưới Vua là đội ngũ quan lại giúp việc.
Với thời gian tồn tại quá ngắn, lại là triều đại đầu tiên thoát khỏi sự đô hộ hơn
1000 năm của kẻ thù xâm lược, nên triều Ngô khó có thể tiến hành nhiều sự thay
đổi về mô hình các cấp chính quyền địa phương. Trước tình hình đó, có thể ở địa
phương, nhà Ngô vẫn giữ nguyên cách thức tổ chức các cấp chính quyền theo mô
hình của họ Khúc trước đó, tức là cả nước được chia làm 5 cấp : lộ - phủ - châu –
giáp – xã.
Tổ chức chính quyền nhà Đinh
2.2 Nhà Đinh (969 - 980) :

Đinh Bộ Lĩnh chia đất nước thành 10 đạo, không có tài liệu nào cho thấy tên
các đạo và cấp chính quyền dưới đạo

Tổ chức quân đội cho mỗi đạo, tăng cường sức mạnh về số lượng cũng như

tổ chức quân đội để tránh khả năng cát cứ địa phương.

Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn bị ám sát, Lê Hoàn lên ngôi vua và
bắt đầu xây dựng chính quyền Tiền Lê
Tổ chức chính quyền Tiền Lê
2.3 Nhà Tiền Lê (980 - 1009) :

Bộ máy chính quyền trung ương, nhà Lê mô phỏng cách bố trí quan lại của
Nhà Tống Trung Quốc




Tổ chức lại quân đội, định quân ngũ, phân tướng hiệu



Các cấp chính quyền: Lộ, phủ, châu, hương, xã


Nhìn chung, qua các đời từ nhà Khúc, đến nhà Lê, bộ máy nhà nước đã từng
bước được kiện toàn, song nhìn chung thì cơ cấu tổ chức và chế độ quan lại vẫn
chưa chặt chẽ.
3. Pháp luật (tt): 3.1 Tình hình xây dựng pháp luật :
Nhà nước Ngô – Đinh – Tiền Lê được xây dựng trong giai đoạn vừa giành được
độc lập tự chủ sau hơn một nghìn năm bị đô hộ bởi phong kiến phương Bắc, phải
đối mặt với nhiều mối đe dọa từ bên trong lẫn bên ngoài, do đó chưa đủ điều kiện
của cố và kiện toàn bộ máy nhà nước và xây dựng hệ thống pháp luật.
Tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tình hình pháp luật thời kỳ này hết sức ít ỏi.
Chủ yếu dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp như Việt sử thông giám cương mục.


3. Pháp luật (tt)
3.2 Nội dung pháp luật : Với nhiều khó khăn và bất ổn về mặt chính trị, kinh tế, xã
hội sau khi giành độc lập bên các biện pháp mà pháp luật đặt ra theo các cứ liệu
này thì các vua thời kỳ này muốn dùng uy lực để trị vì. Thay vì ban hành luật thì
lại công khai dùng những hình phạt hà khắc để trấn áp dân chúng. Các hình thức tử
hình như bỏ vào vạc dầu sôi, chuồng hổ, thiêu sống, xẻo thịt, ….là những hình thức
tiêu biểu nhất.
Mặc dù vậy, đây là giai đoạn của nhà nước và pháp luật độc lập tự chủ, tuy chưa
đạt được nhiều thành tựu nhưng đánh dấu một bước tiến quan trọng.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III
1.
Anh/chị có nhận xét chung về nhà nước và pháp luật các triều đại phong
kiến trong giai đoạn những năm đầu kỷ nguyên độc lập?
2.Vì sao nạn cát cứ và chống cát cứ là một trong những vấn nạn cơ bản đặt ra cho
chính quyền phong kiến giai đoạn này?
1.1 Diễn biến chính trị :


Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn lên ngôi, mở ra thời kỳ xây dựng
chính quyền nhà Lý, thời kỳ cũng cố và phát triển một bước nền quân chủ của nhà
nước phong kiến Việt Nam.
Nhìn chung đầu triều Lý, các vị vua đều có lòng nhân từ, sử dụng chính sách
khoan hồng để cai trị vì vậy rất được lòng tin từ dân.
Từ khi Lý Cao Tông lên ngôi vào năm 1175 thì triều Lý bắt đầu suy yếu. Mọi
quyền hành rơi vào tay của Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ.
1.1 Diễn biến chính trị (tt) :
Năm 1224 Lý Huệ Tông đi tu và nhường ngôi cho công chúa Lý Chiêu Hoàng (7
tuổi). Trần Thủ
Độ đã ép gã vua cho Trần Cảnh để sau đó nhường ngôi cho chồng. Vương triều

nhà Trần bước lên vũ đài chính trị từ sự kiện này.
Ở giai đoạn đầu, các vua thương dân và tài giỏi như Trần Thánh Tông, Trần Nhân
Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông đã lần lãnh đạo chống quân Nguyên –
Mông thành công.
Nhà Trần đã tồn tại trong 175 năm, với 12 đời vua.
1.1 Diễn biến chính trị (tt) :
Với sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly từng bước thâu tóm quyền lực. Năm
1400, Hồ Quý Ly phế truất nhà Trần lập nên nhà Hồ. Cuối năm 1400, Hồ Quý Ly
nhường ngôi cho con là Hồ Hán
Thương, thời gian tồn tại ngắn ngủi là 7 năm, nhưng nhà Hồ thực hiện nhiều chính
sách cải cách tiến bộ: chính sách hạn nô, hạn điền, phát hành tiền giấy, mở mang
giáo dục.
Như vậy, nhà Hồ trị vị đất nước 7 năm với hai đời vua.
Nền kinh tế thế kỷ XI có nhiều bước phát triển so với giai đoạn trước.
-

Kinh tế được chú trọng phát triển

-

Sức lao động và sức kéo được bảo vệ bằng các đạo luật


-

Nông dân được cấp đất để cày cấy - Đê điều được tu bổ, xây dựng.

-

Công thương nghiệp đạt được những tiến bộ mới.


-

Quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở rộng

Hệ thống giao thông được xây dựng tạo điều kiện cho việc đi lại, lưu thông hàng
hóa
Về văn hóa:
Bắt đầu từ nhà Lý, nền văn hóa dân tộc được khôi phục và phát triển.
Giáo dục được chăm lo phát triển, việc học tập và thi cử được coi trọng. Năm 1070
lập nên Văn Miếu và Quốc tử giám – trường Đại học đầu tiên của VN Chữ Nôm
đã được sử dụng phổ biến.


Chính sách “thân dân”



Chính sách này được thực hiện mạnh mẽ dưới thời Lý - Trần.



Mục đích thu phục lòng dân



Thể hiện qua tác phẩm Chiếu dời đô (từ Hoa Lư và Đại La

“Làm như thế để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa làm kế cho con cháu vạn đời,
trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chổ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước

lâu dài, phong tục giàu thịnh”


Năm 1044, sau khi dẫn quân đi đánh Chiêm Thành về, Lý Thái

Tông đã ban chiếu có đoạn như sau:

“Đánh dẹp phương xa, tổn hại việc nông, ngờ đâu mùa đông năm nay lại
được mùa lớn. Nếu trăm họ đã đủ thì trẫm sao không đủ? Vậy xóa cho thiên hạ một
nữa tiền thuế năm nay để úy sự nhọc nhằn lặn lội.

Các vua thời Lý Trần thường gần dân, xuống tận địa phương để thăm hỏi và
động viên nhân dân.
Vua Trần Thái Tông có lần nói:


“Trẫm muốn đi ra ngoài chơi, để được nghe tiếng nói của dân và xem xét lòng dân,
cho biết tình trạng khó khăn của nhân dân”
Trước khi Trần Hưng Đạo từ trần, ông dặn Vua như sau:
“Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước.”
Nói chung, các đời vua Lý Trần đã thực hiện nhiều chính sách cụ thể như giảm tô,
thuế cho dân, đặc biệt là những năm mất mùa.

Với chính sách đối ngoại mềm dẻo nhưng cứng rắn, chính quyền Lý Trần
vừa giữ vững được biên giới phía bắc, vừa mở rộng lãnh thổ phía nam.

Với Trung Quốc, chính quyền thực hiện chính sách mềm dẻo, chịu nộp cống
để kéo dài thời gian củng cố lực lượng để chuẩn bị cho cuộc chiến sau này.

Với cuộc chiến thắng chống quân Tống 1075 – 1077, triều đình Tống chính

thức công nhận nước ta là Vương quốc độc lập.

3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông dưới thời Trần đã chứng tỏ chính sách
đối ngoại đúng đắn của nhân dân ta.
2.1 Nhà Lý (1010 – 1225)


Dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, năm 1025 đổi tên nước thành Đại Việt


Trong cơ cấu tổ chức quan lại triều đình thì có phẩm trật các hàng quan văn,
quan võ, có 9 bậc, dưới quan văn, quan võ có các thượng thư.

Về cơ quan hành chính thì chính quyền chia đất nước thành 24 lộ, dưới lộ là
phủ, huyện, hương, giáp, thôn. Riêng khu vực miền núi thì lãnh thổ chia thành
châu, trại.
2.1 Nhà Lý (1010 – 1225) (tt):

Do nạn ngoại xâm luôn thường trực nên chính quyền nhà Lý một mặt tập
trung cơ sở phát triển kinh tế nhưng một mặt cũng lo cho việc xây dựng lực lượng
quân đội hùng mạnh.

lộ.

Quân đội nhà Lý được tổ chức chặt chẽ, bao gồm quan cấm vệ và quân các



Do vậy, nghĩa vụ binh dịch được đặt ra đối với người dân. Thực hiện chính
sách“Ngụ binh ngư ông”.

2.2 Nhà Trần – Hồ (1225 – 1407)

Năm 1226, sau khi dẹp bỏ được các cuộc nỗi dậy dưới thời Lý, nhà Trần lên
thay thế nhà Lý, xây dựng chính quyền mới.

Về Bộ máy nhà nước, trên cơ sở của thời trước nhưng nhà Trần bổ sung
thêm các quan chức Thẩm hình viện và Tam ty viện, đây là những chức quan tư
pháp. (giống với Tòa Án và Viện kiểm sát hiện nay).


Ngoài ra triều Trần còn đặt thêm các chức quan

2.2 Nhà Trần – Hồ (1225 – 1407) (tt)

Nhà Trần chia lại đơn vị hành chính, năm 1242 đổi 24 lộ thời Lý thành 12
Lộ. Dưới Lộ là Phủ, Châu, Huyện và Xã. Đứng đầu mỗi Lộ là hai viên quan hành
chính và quan tư pháp.

Tùy từng địa phương mà còn có thêm các cơ quan thực hiện các chức năng
kinh tế. Như Hà đê chánh sứ, Đồn điền chánh sứ.

Dưới thời Trần, Hồ các nhà chùa được chính quyền phong kiến lợi dụng triệt
để truyền bá đạo Phật, những tư tưởng có lợi cho phong kiến.
Cũng như nhà Lý, Quân đội được tổ chức thành Cấm vệ quân (quân triều đình) và
quân các lộ (quân địa phương). Tuy nhiên số lượng quân và chế độ tập luyện đươc
tăng cường hơn.
Các quân vệ hiệu thời Trần, Hồ bao gồm:
Thân quân, tức Cấm quân thì bao gồm Thánh dực đô, thần dực đô, hổ dực đô,
phụng nha quân chức Lang
Du quân, tức quân điều động đi khắp nơi, bao gồm Thiết lâm đô, Thiết hạm đô,

hùng hổ và vũ ân đô.
Năm 1397, lợi dụng sự suy yếu của triều Trần, Hồ Qúy Ly đã dành lấy quyền lực
và bắt tay xây dựng triều Hồ, đẩy Vua Trần vào vùng đất Thanh Hóa và năm 1400
thì phế truất hẳn ngôi vua.


Nhà Hồ tiến hành củng cố lại sự suy tàn của nhà Trần để lại. Thực hiện nhiều chính
sách cải cách như hạn điền, hạn nô. Ra sức lấn áp phía Nam và tập trung chuẩn bị
chống quân xâm lược phía bắc.
3.1 Tình hình xây dựng pháp luật :
Hai chính quyền thời Lý Trần đều đạt được những thành tựu nhất định trong công
tác xây dựng pháp luật.
Hai bộ luật Hình thư và Hình luật là vật chứng cho thành tựu đó.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu nội dung hai bộ luật này gặp khó khăn bởi quân Minh
đã cướp mất hai bộ luật này trong cuộc xâm lược VN.
Việc nghiên cứu sau này chủ yếu dựa vào ba bộ sử là Cương mục, Toàn thư và
Lịch triều hiến chương loại chí của sử gia Phan Huy Chú
• Trong tác phẩm Đại việt sử ký toàn thư viết:
“Ban hình thư. Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật
pháp trong nước luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt thêm, thậm chí nhiều người bị
oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm
chước cho thích ứng với thời thế, chia ra môn loại, biến thành điều khoản, làm
thành sách hình thư của một triều đại để người xem dễ hiểu. Sách làm xong xuống
chiếu ban hành, dân lấy làm tiện.”
3.2 Nội dung pháp luật :
Luật hình sự :

Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền áp dụng đối với người già, trẻ em – có tiến
bộ so với thời nay


Nguyên tắc chịu trách nhiệm tập thể (tội giết trâu bò, tội mưu phản) – có mặt
hạn chế nhưng do điều kiện kinh tế.

Hình phạt mang chính tính tàn khốc, hình phạt phụ mang tính nhục mạ, áp
dụng chế độ ngũ hình của phong kiến Trung Quốc (suy, trượng, đồ, lưu, tử).


Hình phạt thường quy định cố định (có điểm tiến bộ so với hiện nay).




Đã sử dụng hình phạt chính và hình phạt bổ sung (thể hiện sự tiến bộ)



Đã phân biệt được lỗi cố ý và vô ý trong tội phạm (tiến bộ)



Đã xuất hiện khái niệm đồng phạm (tiến bộ)

Luật dân sự
Chế định quyền sở hữu – làm rõ được nội hàm của ba quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt
Lần đầu tiên quy định sở hữu cá nhân về ruộng đất, tuy nhiên không loại trừ quyền
sở hữu của Vua đối với toàn bộ đất đai
Nhìn chung nhà nước công nhận các hình thức sở hữu sau: Sở hữu nhà nước, sở
hữu nhà chùa, sở hữu lớn của quý tộc, sở hữu tư nhân nhỏ của nông dân
Cho phép giao dịch ruộng đất giữa nông dân

Chế định hợp đồng
Hợp đồng mua bán đất (tiến bộ vượt bậc so với hiện nay)
Hợp đồng cầm cố, vay mượn
Luật thừa kế thừa nhận thừa kế theo di chúc và quy định hình thức di chúc
Luật hôn nhân gia đình
Đề cao và bảo vệ nguyên tắc gia trưởng
Bảo vệ trật tự luân lý phong kiến và trật tự xã hội
(cấm nô tỳ kết hôn với dân thường)
Luật tài chính
Quy định chế độ thuế khóa, các loại thuế,
Luật tố tụng quy định thủ tục khởi kiện tranh chấp ruộng đất. Cùng với đó là những
hình phạt để ngăn chặn tình trạng tranh chấp đất đai.
Pháp luật nhà Hồ :


Về Pháp luật, do tồn tại trong thời gian ngắn nên thành tựu về Pháp luật trong thời
Hồ không có gì đáng chú ý. Một điểm lưu ý là nhà Hồ là nhà nước đầu tiên khai
sinh ra tiền giấy thay tiền đồng. Pháp luật quy định những hình phạt để bảo vệ tiền
giấy.
Tiền đồng nhà Hồ
Nhận xét

Cũng như Pháp luật Trung Quốc Phong Kiến nói chung và pháp luật VN nói
riêng, Pháp luật thời Lý – Trần mang tính giai cấp công khai, bảo vệ đặc quyền đặc
lợi của giai cấp thống trị.

Chế độ hình phạt trong lĩnh vực hình sự mang tính trả thù, nhục mạ, tàn ác,
chịu nhiều ảnh hưởng của Pháp luật Trung Quốc Phong Kiến.

Chế tài Hình sự được áp dụng trong cả luật dân sự (phân tích mặt tích cực &

tiêu cực của vấn đề này)


Tuy nhiên, pháp luật có những điểm rất tiến bộ.

Câu hỏi ôn tập chương

1. Anh chị có nhận xét gì về các chính sách xây dựng Nhà nước thời kỳ Lý,
Trần? • 2. Hãy dựa vào lịch sử để chứng minh rằng những chính sách xây dựng
Nhà nước thời kỳ Lý, Trần là đúng?


3. Nhận xét về sự phát triển của Pháp luật thời kỳ Lý Trần?


4. Tại sao nói, Pháp luật thời kỳ Lý Trần có ảnh hưởng lớn đối với Pháp luật
hiện nay?
1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
1.1 Diễn biến chính trị :
Năm 1407 cuộc chiến tranh chống nhà Minh xâm lược của nhà Hồ thất bại.
Đất nước rơi vào tay giặc cho đến năm 1428 Lê
Lợi giành chiến thắng trong cuộc chiến giải phóng đất nước, đuổi quân
Minh ra khỏi đất nước ta. Và bắt đầu xây dựng triều đại mới – Triều




1.2 Tình hình kinh tế :

Về kinh tế nhà Lê xóa bỏ chế độ tư hữu về ruộng đất thời Lý Trần, hạn chế

lộc điền (ban đất cho dân)

Thực hiện chính sách quân điền, theo đó Chính quyền chia đất định kỳ cho
Nhân dân cày cấy.

Tạo điều kiện cho kinh tế Nhà nước, tiểu nông phát triển, hạn chế ngoại
thương.

NN thi hành nhiều chính sách để đề phòng và trấn áp tình trạng cát cứ. Củng
cố sức mạnh của chế độ PK trung ương tập quyền.

Về nho giáo: Đạo nho được suy tôn làm quốc giáo bởi tính có lợi cho Nhà
nước phong kiến.


Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân


Sử dụng Nho giáo để tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà
nước.


Xây dựng Nhà nước phong kiến tập quyền tuyệt đối.

Không ngừng giữ vững và mở rộng lãnh thổ về phía nam.
Kiên quyết đối với giặc ở phương Bắc
“Một thước đất, một tấc sông đều được giữ vựng trong suốt thế kỷ XV” bằng
chính sách ngoại giao này.
Thực hiện đường lối đối ngoại cứng rắn. Tuyên truyền tính tự tôn dân tộc, bảo vệ
chủ quyền bằng cả chính sách, đường lối và pháp luật.

1.3 Kết cấu xã hội : Khi phát triển Nho giáo thành hệ tư tưởng chính thống của
xã hội, cùng với việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp thì đồng thời lúc này cấu
trúc xã hội đã thay đổi, hình thành những tầng lớp mới. Có hai đẳng cấp chính:
quan liêu và thứ dân (chia thành 4 tầng lớp: sĩ – nông – công – thương).


Đĩa gốm men
làm trang trí rồng thế kỷ 15
2. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ
2.1 Tổ chức bộ máy nhà nước giai đoạn đầu Lê Sơ :

Năm 1428 Lê Lợi chính thức lên ngôi, đặt tên nước là Đại Việt. Chia vùng
bắc Bộ thành 4 đạo, đứng đầu là các viên tướng võ, dưới đạo là các trấn , châu,
huyện.

Về tổ chức chính quyền địa phương thì năm 1428 Lê Thái Tổ chia cả nước
thành 5 đạo. Dưới đạo là các trấn, lộ, phủ, huyện, châu, xã.

1460 Nghi Dân đặt 6 bộ, Lại, Lễ, Hình, Công, Hộ và 6 khoa. Sau đó Lê Sơ
nhiều lần thay đổi các bộ và khoa này.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ (tt)
2.2 Tổ chức bộ máy nhà nước giai đoạn từ Lê Thánh Tông trở về sau:
Năm 1465, Lê Thánh Tông đổi 6 bộ thành 6 viện, thay đổi chức quan đứng đầu
mỗi viện
Năm 1466, chính vị vua này đã đổi 6 viện thành 6 bộ, đặt thêm 6 tự để giải quyết
những công việc phụ
Đến năm 1466 thì cả nước được chia thành 12 đạo.
Các cấp chính quyền địa phương thì nhiều (8 cấp) nhưng Cơ cấu tổ chức của các
cấp chính quyền địa phương tương đối gọn nhẹ, điều đó thể hiện sự chưa phát triển
trong quan hệ xã hội cũng như chưa có sự chuyên môn hóa trong quản lý nhà nước

nói chung.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ (tt)

Quân đội được chú trọng phát triển, có lúc lên tới 35 vạn, tiếp tục thực hiên
chính sách “ngụ binh ư nông”



Năm 1465 Vua ban hành ra các điều quận lệnh về thủy trận, tượng trận, mã
trận và bộ trận, điều đó cho thấy sự chú ý của Vua trong sự chuẩn bị sức mạnh của
Lực lượng quân đội.

Năm 1466, Lê Thánh Tông tổ chức lại quân đội thành 2 loại là Thân binh và
ngoại binh. Người đứng đầu mỗi đô đốc phủ không được huy động quân đội. Chức
tổng chỉ huy quân đội thuộc về nhà vua.

Bắt đầu từ năm 1467, cứ 3 năm nhà Vua tổ chức 1 lần khảo hạch võ nghệ
quân sĩ.

3. Chế độ quan lại thời Lê sơ
3.1 Tuyển chọn quan lại

Sự vững mạnh, hiệu quả của bộ máy nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào đội
ngũ quan lại, trong đó việc tuyển chọn được người có tài làm quan lại cũng không
phải là việc đơn giản.


Do vậy, mà việc tuyển chọn quan lại thời Lê sơ có thể chia làm 2 loại :

- Một là : lựa chọn quan lại thông qua thi cử. - Hai là : lựa chọn quan lại qua con

đường tiến cử, bảo cử, tập ấm.
3. Chế độ quan lại thời Lê sơ (tt)
3.2 Sử dụng quan lại

Khi đã tuyển chọn được người tài đứng vào đội ngũ quan lại thì việc quan
trọng tiếp theo là làm thế nào để tài năng của các vị quan đó được phát huy, nên
phải có những cơ chế giám sát, kiểm tra, giáo dục, thiết thực nhất.

Vì thế nhà Vua đặt ra khá nhiều phương thức để sử dụng quan lại cho hiệu
quả.
4. Kết luận
• Dưới triều Lê, đặt biệt từ thời Lê Thánh Tông, vai trò quyền lực của nhà nước
trung ương đối với các địa phương rất to lớn. Hồng Đức bản đồ - bộ bản đồ đầu


tiên của nước ta được hoàn thành dưới thời Lê Thánh Tông đã đánh dấu bước tiến
to lớn trong quản lý của nhà nước trung ương. Nhà nước trực tiếp quản lý các địa
phương thông qua hệ thống quan lại
luật nhà Lê
Có thể nói, pháp luật thời kỳ nhà Lê đã đạt được nhũng thành tựu đáng học hỏi:
Năm 1483, Lê Thánh Tông cho xây dựng Bộ
Luật Hồng Đức, tên thật là Lê Triều Hình Luật. Nội dung chính của bộ luật này
như sau:
Cơ cấu: 6 quyển
Quyển 1, 2 quy định chương danh lệ, cấm vệ, vi chế và quân chính.
Quyển 3, 4 quy định về hộ hôn, điền sản, hương hỏa, thông gian.
luật nhà Lê (tt)
1.1 Tập quán pháp
Trong các sinh hoạt chính trị của nhà Lê, các tập quán pháp được thừa nhận như:
tập quán truyền ngôi vua (truyền tử theo dòng trưởng nam), tập quán vua Lê chúa

Trịnh cùng trị vì
(sử cũ gọi là chế độ cai trị lưỡng đầu), tập quán thế tập (tập ấm – cha làm quan con
cái được học hành để cùng làm quan)...
luật nhà Lê (tt)
1.2 Văn bản pháp luật
Hệ thống văn bản pháp luật trong thời kỳ này không những nhiều về số lượng mà
còn đa dạng về tên gọi cũng như phong phú về nội dung. Cụ thể:
Đạo tặc, đấu ẩu
Quyển 5, 6 quy định về Trá nguy, tạp luật, bộ vong, đoán ngục.
Xem thêm Quốc triều hình luật – Viện Đại học Sài Gòn 1956


luật nhà Lê (tt)
1.2 Văn bản pháp luật (tt)
Luật Hồng Đức là bộ luật tổng hợp nhiều ngành luật hình sự, dân sự, hôn nhân
gia đình, quân sự. Được xem là tiến bộ trong các thời kỳ phong kiến Việt Nam.
Tuy nhiên các điều luật thuộc các lĩnh vực khác nhau nằm đan xen nhau. Chưa
được phân định một cách rõ ràng. Nghiên cứu Luật Hồng Đức, chúng ta có thể
phân thành các ngành luật sau đây:
nhà Lê sơ
2.1 Pháp luật hình sự


Nhìn chung kế thừa các quy định của Luật thời nhà Lý Trần


Quy định hình phạt chính và hình phạt bổ sung với các khung áp dụng khác
nhau.

Quy định các nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên tắc miễn trách nhiệm

hình sự, nguyên tắc chiếu cố.

Nguyên tắc lượng hình, phải phân biệt được 2 loại lỗi cố ý và vô ý; phân biệt
đồng phạm.


Nguyên tắc chiếu cố, lượng hình khi áp dụng hình phạt.

2.1 Pháp luật hình sự (tt)
Nguyên tắc vô luật bất hình từ triều Lý,
Trần được tiếp tục hoàn thiện
Nguyên tắc TNHS khi tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội hay tự thú,... (trừ tội
thập ác)
Nguyên tắc miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp phòng vệ chính đáng,
tình thế cấp thiết.
Nguyên tắc thưởng người tố giác tội phạm và xử phạt người che giấu tội phạm
Các hình phạt cụ thể xem thêm giáo trình


2.1 Pháp luật hình sự (tt)
Tiếp tục kế thừa và phát huy các điểm tiến bộ của Luật hình sự thời Lý Trần;
Tiếp tục thể hiện rõ rệt tính giai cấp, công khai bảo vệ lợi ích giai cấp.
Về mặt kỷ thuật làm luật thì các điều luật vẫn chưa có tính bao quát cao, chưa chỉ
rõ dấu hiệu đặt trưng của TP mà đi vào mô tả chi tiết hành vi phạm tội và hậu quả
hành vi đó.
Hình phạt tiếp tục là hình phạt cứng, quy định cụ thể. Vừa tích cực nhưng cũng
vừa hạn chế.
2.1 Pháp luật hình sự (tt)
Luật hôn nhân gia đình


Theo nho giáo, gia đình có vị trí quan trọng cho nền chính trị quốc gia, vì
vậy Luật hôn nhân gia đình trở thành 1 chương quan trọng trong Luật Hôn nhân.

Hôn nhân gia đình trong Luật Hôn nhân xây dựng dựa trên tư tưởng phong
kiến. Bảo vệ trật tự phong kiến. Bất bình đẳng trong quan hệ nam nữ. Cụ thể: - Kết
hôn cần phải có sự đồng ý của cha mẹ - Quy định các trường hợp cấm kết hôn.
-

Hình thức kết hôn là sự đặt và nhận sính lễ của hai bên.

-

Hình sự hoá các vấn đề hôn nhân, chỉ đặt ra nghĩa vụ chung thủy đối với vợ.

2.1 Pháp luật hình sự (tt)
Luật hôn nhân gia đình (tt)


Về tài sản của vợ chồng


Luật công nhận tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và tài sản
riêng của mỗi người trước thời kỳ hôn nhân

Điểm đặc biệt là quyền sở hữu riêng của vợ là quyền sở hữu riêng không
tuyệt đối

Nếu hôn nhân đổ vỡ do lỗi của vợ thì quyền sở hữu tài sản riêng của người
vợ cũng bị tước bỏ




Vợ, chồng là hàng thừa kế thứ 1 của nhau. Người vợ sẽ được sở hữu tài sản
thừa kế khi chồng chết nhưng với điều kiện là không lấy chồng khác. Nếu đi lấy
chồng khác thì phải trả lại phần tài sản đó. Quy định này không áp dụng đối với
chồng.

2.1 Pháp luật hình sự (tt)
Luật hôn nhân gia đình (tt)

Nhìn chung, mặc dù cố thoát khỏi ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, nhưng
cách thể hiện của Luật Hồng Đức vẫn cho thấy quyền của người đàn ông trong gia
đình vẫn được đề cao. Nếu đặt trong thế kỷ XV và so với các triều đại trước thì
Luật Hồng Đức vẫn có nhiều điểm tiến bộ hơn hẳn.

Ví dụ Pháp luật cũng bảo vệ phụ nữ như quy định các trường hợp cho phép
người phụ nữ ly hôn là: - Chồng bỏ vợ, không quan tâm (đi lại) 5 tháng liên tục,
nếu có con thì 1 năm.
- Chồng mắng nhiếc cha mẹ vợ một cách phi lý
2.1 Pháp luật hình sự (tt)
Luật hôn nhân gia đình (tt)

Bên cạnh đó, pháp luật hôn nhân gia đình thời kỳ này đã đặt ra vấn đề nuôi
con nuôi.

Tuy nhiên, vấn đề phân định quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn vẫn không
thấy pháp luật đề cập đến.

Vấn đề nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, nghĩa vụ thủy chung
giửa vợ và chồng, nghĩa vụ để tang ông bà, cha mẹ, vợ chồng, điều đó cho thấy sự

ảnh hưởng rất lớn của Nho giáo đối với pháp luật triều Lê.
2.2 Pháp luật về dân sự
Chế định quyền sở hữu


×