Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.55 KB, 13 trang )

CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
2.1. Một số khái niệm về hệ thống thông tin và công nghệ phần mềm
2.1.1. Khái niệm về hệ thống thông tin
Định nghĩa về hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng,
phần mềm, dữ liêu… thực hiện nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối
thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường.
Hệ thống thông tin của mỗi tổ chức là khác nhau nhưng đều tuân thủ theo
nguyên tắc sau: nó được thể hiện bởi con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị
tinhọc.Đầu vào (inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ nguồn và được xử lý
bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử
lý được chuyển đến các đích hoặc được cập nhật và các kho dữ liệu.
Nguồn
Thu thập
Xử lý và lưu trữ
Phân phát
Đích
Kho dữ liệu
2.1.2. Tầm quan trọng của hệ thống thông tin hoạt động tốt
Quản lý có hiệu quả của một tổ chức dựa phần lớn vào chất lượng thông tin do
các hệ thống thông tin chính thức sản sinh ra. Sự hoạt động kém của một hệ
thống thông tin sẽ là nguồn gốc gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Hình 2.1 Mô hình hệ thống thông tin
Hoạt động tốt hay xấu của một hệ thống thông tin được đánh giá thông qua
chất lượng của thông tin mà nó cung cấp. Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin
như sau:
• Độ tin cậy: thể hiện các mặt về độ xác thực và độ chính xác
• Tính đầy đủ: thể hiện sự bao quát các vấn đề đáp ứng các yêu cầu của
nhà quản lý
• Tính thích hợp và dễ hiểu
• Tính được bảo vệ: thông tin là một nguồn lực quý báu của tổ chức do


vậy nó phải được bảo vệ, những người có quyền mới được tiếp cận
• Tính kịp thời: thông tin nhanh nhạy, gửi tới người sử dụng vào lúc cần
thiết.
2.1.3. Khái niêm công nghệ phần mềm (CNPN)
Công nghệ phần mềm:
CNPN là một tổ hợp các công cụ, phương pháp, thủ tục làm cho người quản trị
viên dự án nắm được xu thế tổng quát phát triển phần mềm và giúp cho kỹ sư lập
trình có một nền tảng để triển khai các định hướng của phần mềm.
Công nghệ phần mềm
Thành phần
Công cụ
Phương pháp
Thủ tục
Chức năng
Quản trị viên dự án
Kỹ sư phần mềm
Quá trình phát triển của một dự án phần mềm đều trải qua 3 giai đoạn
Hình 2.2 Sơ đồ cấu trúc công nghệ phần mềm
• Giai đoạn 1:
Trả lời cho câu hỏi “Cái gì ?”. Tức là nhóm sản xuất phần mềm phải xác
định cụ thể và chi tiết sản phẩm phần mềm mà mình cần tạo ra. Đây là công đoạn
cực kỳ quan trọng trong sản xuất phần mềm ở quy mô công nghiệp, vì chỉ có xác
định rõ ràng phạm vi của sản phẩm và các ràng buộc liên quan ta mới có thể xác
định được kết quả của các công đoạn sau.
Giai đoạn 1 phải giải quyết 3 vấn đề mấu chốt là tiến hành phân tích hệ
thống một cách toàn diện theo quan điểm một phần mềm là một thành phần của hệ
thống quản lý do đó nó phải được đặt trong tổng thể hệ thống đó và xem xét mối
quan hệ ràng buộc các yếu tố quản lý khác.
• Giai đoạn 2:
• Trả lời cho câu hỏi “Thế nào ?”. Tức là định hướng phần mềm sẽ phát

triển thế nào trong đó có 3 công việc cơ bản cần làm: thiết kế, mã hóa,
kiểm thử. Mã hóa trong công nghệ phần mềm là viết mã chương trình: biên
dịch chương trình từ ngôn ngữ thiết kế sang một ngôn ngữ mà máy tính có
thể hiểu.
• Giai đoạn 3 :
Trả lời cho câu hỏi “Thay đổi ra sao ?”. Có ba loại hình bảo trì là : bảo trì sửa
đổi, bảo trì thích nghi và bảo trì hoàn thiện hay bảo trì nâng cao.
Bảo trì sửa đổi là sửa lỗi phần mềm, thông thường là lỗi chi tiết, đơn giản,
không phải là lỗi hệ thống.
Bảo trì thích nghi là làm cho phần mềm hoàn thiện trong môi trường của người
sử dụng.
Bảo trì hoàn thiện: làm cho phần mềm có thể hoạt động tốt trong các môi
trường khác nhau.
Xác định
Phát triển
Bảo trì
• Phân tích hệ thống
• Kế hoạch
• Phân tích yêu cầu
• Thiết kế
• Mã hóa
• Kiểm thử
• Bảo trì sửa đổi
• Bảo trì thích nghi
• Bảo trì hoàn thiện
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Khái niệm phần mềm (PM):
Theo Roger Pressman PM là một tập hợp gồm 3 yếu tố là: các chương trình

máy tính, cấu trúc dữ liệu và hệ thống tài liệu hướng dẫn.
2.2. Các công cụ mô hình hóa hệ thống thông tin
2.2.1. Sơ đồ luồng thông tin
Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức
động, tức là việc mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế
giới vật lý bằng các sơ đồ.
Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau:
- Xử lý
Thủ công
Giao tác người - máy
Tin học hoá hoàn toàn
Hình 2.3 Các giai đoạn của quy trình phát triển phần mềm
- Kho lưu trữ dữ liệu
Thủ công
Tin học hoá
- Dòng thông tin - Điều khiển Tài liệu
Lưu ý
+ Dòng thông tin vào ra với kho dữ liệu không cần phải có mũi tên chỉ
hướng.
+ Có thể dùng thêm một số ký tự khác như màn hình, đĩa từ.
Hình 2.4 Các ký pháp của IFD

×